HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAMHOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAMHOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAMHOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAMHOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAMHOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAMHOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAMHOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAMHOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAM
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG
TẠI VIỆT NAM
(Khảo sát Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn giai đoạn từ 1/1/2014 đến 31/12/2017)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI - 2019
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG
TẠI VIỆT NAM
(Khảo sát Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn giai đoạn từ 1/1/2014 đến 31/12/2017)
Ngành : Báo chí học
Mã số : 9 32 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Đinh Thị Thúy Hằng
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Hệ thống dữ
liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Minh Hiền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
tới Ban lãnh đạo và toàn thể Quý thầy cô Học viện Báo chí và Tuyên truyền
(AJC) đã tận tình chỉ bảo, động viên, quan tâm sát sao đối với việc thực hiện
luận án của tôi trong suốt thời gian qua
Tôi xin đặc biệt chân thành bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối
với PGS,TS Đinh Thị Thuý Hằng, người đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, ủng
hộ và giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
luận án này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với gia đình, bố mẹ, anh chị
em cùng chồng và các con của tôi đã luôn yêu thương, chăm sóc và giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt công việc
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Minh Hiền
Trang 5: : : : : : : : : : : : : : : : : : : : :
Báo chí - Tuyên truyền
Cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương
Cơ quan hành chính Trung ương
Cơ quan nhà nước
Cơ quan quản lý nhà nước Cổng thông tin điện tử Giáo dục sức khỏe Hoạt động truyền thông
Mô hình truyền thông Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nhà xuất bản
Phó giáo sư Phỏng vấn sâu Tuyên giáo Trung ương Thạc sĩ
Tiến sĩ Thông tin báo chí Thông tin đại chúng Thông tin điện tử/Bộ Tài chính Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ Trung ương Truyền thông tổ chức
Truyền thông và Thi đua, khen thưởng Thông tin truyền thông
Quan hệ công chúng Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Khung lý thuyết 9
Biểu đồ 3.1: Số lƣợng chuyên mục và mục trên các trang báo ngành 94
Biểu đồ 3.2: Phân bố tỷ lệ các bài viết theo mức độ liên quan trên các tờ báo ngành 95
Biểu đồ 3.3: Số lƣợng bài viết đƣợc phân tích trong 3 năm (từ 2015 – 2017) trên các báo ngành 96
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ tất cả kết quả tìm kiếm và kết quả tin bài 105
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ tin bài đƣa tin mỗi năm 106
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ tin bài mỗi Bộ 106
Biểu đồ 3.7: Số lƣợng tin bài về mỗi Bộ trong mỗi năm 107
Biểu đồ 3.8: Tổng số tin mỗi báo trong 3 năm 108
Biểu đồ 3.9: Số lƣợng tin bài từng Bộ trên mỗi báo năm 2016 108
Biểu đồ 3.10: Những vấn đề nổi bật trên báo của Bộ Tài chính năm 2016 109
Biểu đồ 3.11: Những vấn đề nổi bật trên báo của Bộ Y tế năm 2016 110
Biểu đồ 3.12: Những vấn đề nổi bật trên báo của Bộ NNPTNT năm 2016 111
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các lĩnh vực đƣợc đề cập trên Báo điện tử của Bộ Tài chính 100
Bảng 4.1: Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động theo dõi và thông tin báo chí của CQHCNNTW 154
Bảng 4.2: Kế hoạch các khóa đào tạo của Phòng TTĐC, Bộ VHTT&DL Hàn Quốc năm 2016 157
Bảng 4.3: Kế hoạch các khóa đào tạo, tập huấn trong năm cho các CQHCNNTW 157
Trang 7DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 2.1: Mô hình truyền thông của Lasswell 53
Mô hình 2.2: Mô hình truyền thông của Shanon và Weaver 54
Mô hình 2.3: Mô hình truyền thông đa bậc của Lazarsfeld 55
Mô hình 2.4: Mô hình truyền thông tổ chức của Gerald M.Goldhaber 60
Mô hình 2.5: Mô hình quản lý QHCC chiến lược 61
Mô hình 2.6: Mô hình thể hiện mức độ và các bước đánh giá chương trình truyền thông và QHCC 64
Mô hình 3.1: Mô hình bộ phận truyền thông VPCP 86
Mô hình 3.2: Mô hình bộ phận truyền thông Bộ Tài chính & Bộ NNPTNT 87
Mô hình 3.3: Mô hình bộ phận truyền thông Bộ Y tế 88
Mô hình 4.1: Mô hình bộ phận truyền thông Chính phủ Hàn Quốc 135
Mô hình 4.2: Mô hình bộ phận truyền thông của Bộ VH,TT&DL Hàn Quốc 135
Mô hình 4.3: Mô hình bộ phận truyền thông của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc 136
Mô hình 4.4: Mô hình cơ chế quản lý hoạt động truyền thông của Phòng Truyền thông công, Bộ VH,TT&DL Hàn Quốc 137
Mô hình 4.5: Mô hình giải đáp các thắc mắc, tiếp nhận ý kiến của Phòng Thông tin công chúng, Hạ Nghị viện Nhật Bản 139
Mô hình 4.6: Nhóm tác chiến giải quyết khủng hoảng truyền thông 158
Mô hình 4.7: Mô hình chu trình truyền thông ra bên ngoài CQHCNNTW 161
Mô hình 4.8: Mô hình chu trình quản lý thông tin bên trong CQHCNNTW 165
Mô hình 4.9: Mô hình tổ chức bộ máy truyền thông của CQHCNNTW 167
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 20
1.1 Tình hình nghiên cứu về truyền thông và truyền thông đại chúng 20
1.2 Tình hình nghiên cứu về truyền thông tổ chức 29
1.3 Tình hình nghiên cứu về hoạt động truyền thông của cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương tại việt nam 35
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM 40
2.1 Một số khái niệm cơ bản 40
2.2 Cơ sở lý luận hoạt động truyền thông 48
2.3 Cơ sở thực tiễn hoạt động truyền thông 71
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAM 83 3.1 Giới thiệu các cơ quan trong diện khảo sát 83
3.2 Mô hình hoạt động truyền thông của các cơ quan trong diện khảo sát 85
3.3 Hoạt động truyền thông của các cơ quan trong diện khảo sát 94
3.4 Đánh giá kết quả khảo sát 125
Chương 4: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAM 133
4.1 Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài 133
4.2 Những vấn đề đặt ra 141
4.3 Những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông của các CQHCNNTW tại Việt Nam 146
4.4 Những đề xuất nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông của các CQHCNNTW tại Việt Nam 158
KẾT LUẬN 170
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 174
TÀI LIỆU THAM KHẢO 175
PHỤ LỤC 189
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới hiện nay có nhiều biến động lớn, hầu hết các quốc gia và khu vực đang gặp khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế, củng cố ổn định và tăng cường an ninh, đối phó với khủng hoảng tài chính, nợ công và giải quyết các vấn đề xã hội Nằm trong xu thế toàn cầu hóa của toàn thế giới, là một quốc gia mới gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã và đang đối mặt với những tác động của bối cảnh thế giới lên tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước
Đứng trước những khó khăn, thách thức đó, bên cạnh việc triển khai các giải pháp cấp bách, Đảng và Nhà nước rất chú trọng trong việc kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước để có thể điều hành đất nước một cách hiệu quả nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế bền vững và giữ vững sự ổn định chính trị và xã hội của đất nước Để thực hiện chức năng quản lý điều hành của mình, các chủ trương chính sách muốn đi vào cuộc sống cần phải được tuyên truyền một cách sâu rộng, hệ thống tới toàn thể người dân, có như vậy người dân hiểu và ủng hộ các chính sách của Nhà nước Do đó, nhà nước cần phải cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác đến người dân để không những đáp ứng quyền được thông tin của nhân dân mà còn phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc tham gia vào các vấn đề xã hội của đất nước
Về vai trò của thông tin, PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng (2010) cũng chỉ ra rằng thông tin, mà cụ thể là thông tin báo chí về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thông tin về chính sách hay các hoạt động thuộc chức năng quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả nhà nước và nhân dân Thông tin nói chung và thông tin báo chí nói riêng vừa là phương tiện điều hành của nhà nước, vừa là phương tiện để người dân theo dõi, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện quyền dân chủ, vừa là công cụ thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác với bạn bè quốc tế [14]
Tuy nhiên, để thông tin đến với người dân một cách có hiệu quả, các cơ quan hành chính nhà nước cần chú trọng đến cách thức và chất lượng của thông tin Các cơ quan hành chính nhà nước cần phải xác định cụ thể phương hướng và nội dung truyền thông để thông tin không đi vào những khẩu hiệu chung chung
mà phải truyền thông một cách rõ ràng, cụ thể để người dân hiểu được quyền lợi
Trang 10và trách nhiệm của mình khi tham gia vào các hoạt động trong phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước đó Việc nâng cao chất lượng công tác thông tin, thông tin có phân tích và việc cung cấp thông tin kịp thời góp phần giúp cơ quan hành chính nhà nước tránh bị dư luận đưa ra những phân tích theo nhiều hướng khác nhau Việc phản biện kịp thời các vấn đề mà dư luận quan tâm cũng như xử
lý những đối tượng tung tin đồn thất thiệt hoặc xuyên tạc tình hình để trục lợi cũng góp phần ngăn chặn và đấu tranh với nguồn thông tin có tính chất phản động, kích động và gây tâm lý hoang mang, hoài nghi về hoạt động điều hành quản lý của nhà nước [3]
Báo chí, bao gồm cả cơ quan báo chí ngành và ngoài ngành, được xem như một kênh thông tin chính thống và hiệu quả để thông tin và tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của cơ quan hành chính nhà nước đến với người dân Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sự xuất hiện đa dạng của các phương tiện truyền thông đã gây
ra sự nhiễu loạn thông tin Do đó, vấn đề cấp bách đặt ra là các cơ quan hành chính phải có cách thức quản lý thông tin bài bản và chuyên nghiệp để không những nâng cao tính minh bạch, dân chủ và uy tín của cơ quan nhà nước đối với nhân dân mà còn kịp thời định hướng dư luận xã hội và đảm bảo sự đồng thuận cũng như an ninh xã hội
Thực tế, vụ ―Cà phê Xin chào‖ gây xôn xao dư luận trong thời gian qua (cuối
2015 đầu 2016) là một ví dụ điển hình thể hiện vai trò của báo chí, truyền thông, mạng xã hội trong việc lên tiếng phản ánh sự những nhiễu của cơ quan công quyền đối với doanh nghiệp nói riêng và người dân nói chung Cụ thể, ông chủ quán cà phê Xin chào bị cơ quan cảnh sát điều tra và cơ quan chức năng huyện Bình Chánh (TP HCM) khởi tố vì tội: ―Kinh doanh trái phép‖ theo điều 159 Bộ luật hình sự Sau khi báo chí phản ánh, các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra kết luận: ngành nghề kinh doanh của ông Nguyễn Văn Tấn pháp luật quy định không cần có giấy phép riêng theo điều
159 Bộ luật hình sự và không bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh
an toàn thực phẩm [27] Theo đó, việc Công an H.Bình Chánh qua hai lần kiểm tra đều xác định ông Nguyễn Văn Tấn vi phạm kinh doanh khi chưa có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và cho rằng ông Tấn kinh doanh không có giấy phép riêng nên đã khởi
tố ông về tội ―kinh doanh trái phép‖ là không có căn cứ Cơ quan chức năng sau đó đã phải ra quyết định đình chỉ vụ khởi tố chủ quán cà phê Xin chào và phục hồi các quyền hợp pháp của ông Đồng thời, những cá nhân liên quan tới việc khởi tố ông Tấn đã bị cấp trên ra quyết định tạm đình chỉ công tác, chờ xử lý theo luật định [20]
Trang 11Vụ việc này cho thấy, báo chí, công luận đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sự vi, phản ánh kịp thời, sâu sát và toàn diện về vụ việc, góp phần giúp cơ quan chức năng thực thi công lý và mang lại niềm tin cho công chúng, giúp người bị oan sai được phục hồi danh dự ―Điển hình như nhà báo Hàn Ni (Báo Sài Gòn Giải phóng) đã "nổ phát súng đầu tiên", đưa vụ quán cà phê Xin Chào lên công luận "Phát súng đầu tiên" đó đã tạo sự lan tỏa lớn đến mức truyền thông cả nước nhập cuộc một cách mau lẹ‖.[23] Chính sự tham gia của cơ quan báo chí, truyền thông, mạng xã hội đã giúp Người đứng đầu Chính phủ nhanh chóng vào cuộc, kịp thời chỉ đạo để giải quyết vấn đề một cách triệt để
Vụ việc này cũng cho thấy sự phát triển cũng như vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí và truyền thông mạng xã hội đối với một xã hội hiện đại trong việc cung cấp thông tin khách quan và đầy đủ về sự việc đến với nhân dân cũng như phản ánh tiếng nói của nhân dân đến với các cấp chính quyền Từ đó, ―Chính phủ sẽ phải lắng nghe dân chúng trước khi đưa ra các quyết định cuối cùng cho các tình huống, các vấn đề của đời sống xã hội‖[115] Ngược lại, sự vào cuộc kịp thời của Thủ tướng Chính phủ và các cấp ngành để giải quyết vụ việc cũng cho thấy, Người đứng đầu Chính phủ và các cơ quan chức năng đã sử dụng hiệu quả công cụ báo chí truyền thông là kênh thông tin quan trọng để truyền đi nhanh chóng, chính xác các kết luận, chỉ đạo và phát ngôn Nói cách khác, báo chí, truyền thông chính là công
cụ đắc lực giúp Người đứng đầu Chính phủ truyền tải thông điệp về một môi trường kinh doanh lành mạnh và một Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động
Có thể nói, dù ở cấp chính quyền nào hay ở bất kỳ cơ quan nào cũng cần thiết phải đề cao vai trò của truyền thông trong hoạt động của tổ chức góp phần thông tin hiệu quả đến người dân và giúp giải quyết các vấn đề một cách kịp thời
và nhận được sự đồng tình trong dư luận xã hội ―Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới từng mang đến Việt Nam thông điệp về việc Chính phủ cần phải coi trọng truyền thông như thế nào để có thể giảm thiểu được các rủi ro kinh tế, chính trị và huy động được sự ủng hộ của công chúng‖ [115]
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, không phải ban lãnh đạo nào của các cơ quan hành chính nhà nước cũng nhận thức được rõ vai trò của hoạt động báo chí, truyền thông của tổ chức Đối với việc quản lý các cơ quan báo chí ngành của các cơ quan nhà nước, vẫn xảy ra tình trạng thiếu quy hoạch, thiếu chiến lược và bài bản Không
ít đơn vị báo chí ngành còn hoạt động theo cơ chế được bao cấp, chưa có khả năng tự
Trang 12chủ tài chính, tờ báo hoạt động thiếu tính cạnh tranh, thông tin chưa hấp dẫn và đa dạng dẫn đến chưa thu hút được độc giả Về vấn đề quản lý báo chí ngoài ngành (bao gồm cả việc cung cấp thông tin, quản lý thông tin, theo dõi báo chí, quan hệ báo chí,
xử lý khủng hoảng truyền thông trên báo chí…), vẫn xảy ra tình trạng thiếu chiến lược và chủ động khi cung cấp thông tin cho báo chí Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, bên cạnh việc đón nhận các cơ hội mới, hoạt động quản lý thông tin
và truyền thông của cơ quan hành chính nhà nước ngày càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn bao giờ hết
Trong khi đó, ngoài một số cơ quan đã có bộ phận truyền thông riêng, đa phần các cơ quan nhà nước ở Việt Nam đều chưa có cơ cấu tổ chức và nhân sự phụ trách truyền thông cho tổ chức một cách chuyên biệt Hoạt động truyền thông thường chưa được đánh giá đúng tầm, do vậy các bộ phận truyền thông thường được nằm trong các bộ phận hành chính tổng hợp, bộ phận báo chí tuyên truyền, thông tin tuyên truyền, tiếp dân hay bộ phận quản lý website và công nghệ thông tin của tổ chức Chính điều này khiến hoạt động quản lý thông tin của tổ chức còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiểm soát và không có chiến lược rõ ràng Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin và mạng xã hội phát triển chóng mặt, thì vấn đề quản lý thông tin của Chính phủ và các cơ quan chức năng gặp phải nhiều khó khăn hơn hết Những hình ảnh người dân ném đá, biểu tình, bạo loạn để phản đối Luật Đặc khu hay các ý kiến phản đối Luật An ninh mạng được chia sẻ trên mạng xã hội của đã tạo ra một cuộc khủng hoảng truyền thông nghiêm trọng đe dọa vấn đề trật tự trị an, an ninh quốc gia
và vấn đề đoàn kết dân tộc Cuộc khủng hoảng này cũng cho thấy sự lúng túng của cơ quan chức năng trong việc dự báo, ngăn chặn hay giải quyết vấn đề
Một vấn đề nữa đối với cơ quan nhà nước là khi sự việc xảy ra tổ chức thường rất khó khăn trong việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác và thống nhất Không ít
cơ quan hành chính nhà nước phải đối mặt với sự bức xúc trong dư luận do các thông điệp, phát ngôn hay trả lời báo chí và dư luận còn chậm, không nhất quán, gây cảm giác thiếu minh bạch thông tin Không ít các vị lãnh đạo hay đại diện các cơ quan hành chính nhà nước vướng phải những vụ ―vạ miệng‖ khi phát ngôn với báo chí và
dư luận, dẫn đến hậu quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của cơ quan nhà nước và đồng thời gây hoang mang, mất niềm tin trong dân chúng
Trong bối cảnh, hoạt động truyền thông nói riêng và ngành truyền thông nói chung ở Việt Nam đang từng bước trưởng thành, mục tiêu đi vào chuyên
Trang 13nghiệp hóa để theo kịp xu hướng phát triển truyền thông thế giới, góp phần là công cụ đắc lực để quản lý bộ máy nhà nước một cách hiệu quả theo hướng dân chủ và minh bạch, việc xây dựng một hệ thống truyền thông trong các cơ quan hành chính nhà nước là việc làm cấp bách và có tính chất lâu dài Trước những lý
do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoạt động truyền thông của các cơ quan
hành chính nhà nước cấp Trung ương tại Việt Nam” làm để tài luận án tiến sĩ
ngành truyền thông đại chúng của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là hệ thống lại những nội dung, yêu cầu lý thuyết về truyền thông, truyền thông đại chúng, truyền thông tổ chức và hoạt động truyền thông của cơ quan nhà nước, tác giả nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương tại Việt Nam Trên cơ sở
đó, tác giả đưa ra các đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích, cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu dưới đây:
- Thứ nhất, hệ thống hóa các khái niệm cơ bản và đưa ra hệ thống: lý luận về truyền thông, truyền thông đại chúng và truyền thông tổ chức; mô hình truyền thông và truyền thông đại chúng, mô hình quản lý hoạt động truyền thông của tổ chức; vai trò, nhiệm vụ, các công cụ truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước tại Việt Nam
- Thứ hai, nghiên cứu nhằm đánh giá chung về hoạt động truyền thông ở Việt Nam, phân tích các đặc điểm truyền thông ở các cơ quan hành chính cấp Trung ương ở Việt Nam, nêu ra các hình thức truyền thông được sử dụng chủ yếu, các kênh truyền thông và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông để từ đó rút ra những đánh giá khái quát nhất về những thành tựu và những mặt hạn chế đối với hoạt động truyền thông trong cơ quan nhà chính nhà nước cấp Trung ương tại Việt Nam
- Thứ ba, tập trung nghiên cứu và khảo sát bộ phận truyền thông tại Văn phòng Chính phủ và ba cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương ở Việt Nam để tìm hiểu cơ cấu tổ chức, mô hình và nhân sự bộ phận truyền thông và việc thực hiện các nhiệm vụ truyền thông của các tổ chức này
Trang 14- Thứ tư, tiến hành khảo sát tại Văn phòng Chính phủ và các bộ để tìm hiểu các hoạt động thông tin trên báo chí ngành và báo chí ngoài ngành, các hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông, tổ chức sự kiện và các hoạt động khác Các phương pháp nghiên cứu báo gồm khảo sát thực địa các cơ quan đã nêu, nghiên cứu trường hợp bộ phận truyền thông của các cơ quan nhà nước của một
số quốc gia trên thế giới, phân tích nội dung các tin bài trên báo chí ngành và ngoài ngành, phỏng vấn các chuyên gia truyền thông, các lãnh đạo, cán bộ truyền thông, nhà báo nhằm tìm hiểu xem báo chí đưa tin và đánh giá như thế nào về hoạt động truyền thông Từ đó đánh giá thực trạng, chỉ ra những mặt làm được và chưa làm được, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho hoạt động truyền thông tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương ở Việt Nam
- Thứ năm, đề xuất và luận chứng cho một hệ các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông trong đó có việc đề xuất mô hình hoạt động truyền thông và các giải pháp cụ thể cho hoạt động thông tin báo chí
và các hoạt động truyền thông khác của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động truyền thông (HĐTT) của các
cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương (CQHCNNTW) tại Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các HĐTT của các CQHCNNTW tại Việt Nam, khảo sát trong giai đoạn từ 1/1/2014 đến 31/12/2017 Nói cách khác, nghiên cứu HĐTT tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các hoạt động thông tin báo chí, các hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông, tổ chức sự kiện và các hoạt động truyền thông khác của bộ phận truyền thông của tổ chức
Đề tài tập trung vào nghiên cứu tại các CQHCNNTW, các cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) cấp địa phương không phải là trọng tâm nghiên cứu của đề tài này
Theo Hiến pháp 2013, hệ thống các cơ quan nhà nước gồm có:
- Các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương);
- Các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
Trang 15- Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác do Luật định);
- Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân
sự, Viện kiểm sát nhân dân địa phương)
- Chủ tịch nước là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lạ p pháp, hành pháp và
tu pháp ne n kho ng xếp vào bất kỳ mọ t loại co quan nào
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào Văn phòng Chính phủ và các cơ quan Bộ (chứ không phải là các cơ quan ngang bộ), trong đó tác giả không chọn các cơ quan ngoại giao và cơ quan an ninh, quốc phòng làm mẫu nghiên cứu do đây là các cơ quan quản lý các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia cần tính bảo mật thông tin
Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn Văn phòng Chính phủ là mẫu nghiên cứu do đây là cơ quan giúp việc quan trọng của Chính phủ, giúp điều phối và tham mưu các hoạt động quản lý của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tới các bộ Tác giả chọn 3 cơ quan bộ là Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do đây là các CQHCNN quản lý các lĩnh vực dân sinh xã hội - những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Do vậy, HĐTT của các cơ quan này có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả thông tin cho người dân về các chính sách, pháp luật về các vấn đề liên quan
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào HĐTT ra bên ngoài, tức là công chúng bên ngoài của các tổ chức này Ranh giới phân định giữa HĐTT bên ngoài và bên trong, công chúng bên ngoài và công chúng nội bộ của tổ chức sẽ được phân tích rõ trong phần cơ sở lý luận Khi nói HĐTT ra bên ngoài có thể bị hiểu nhầm là HĐTT đối ngoại Công tác đối ngoại thường chủ yếu hướng tới nhóm công chúng nước ngoài Như vậy, HĐTT đối ngoại cũng nằm trong HĐTT ra bên ngoài tổ chức Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ tập trung vào nhóm công chúng là người dân Việt Nam đang sinh sống trong nước, được hưởng lợi hoặc chịu ảnh hưởng từ các chính sách của các CQHCNNTW tại Việt Nam Do vậy, tác giả chỉ tập trung tiến hành khảo sát đội ngũ lãnh đạo cũng như bộ phận truyền thông, chịu trách nhiệm thực hiện các HĐTT ra bên ngoài tổ chức, chứ không khảo sát các bộ phận khác như bộ phận nhân sự - tổ chức cán bộ,
bộ phận công đoàn hay bộ phận đối ngoại
Trang 164 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, bước đầu tiên tác giả đặt ra những câu hỏi nghiên cứu, sau đó bước tiếp theo là đưa ra các giả thiết nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu Quá trình nghiên cứu sau đó chủ yếu là đi chứng minh cho giả thiết mà tác giả đã đặt ra Cụ thể như sau:
i Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và việc quản lý bộ máy truyền thông của các CQHCNNTW tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Tác giả sẽ nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhân sự và nhiệm vụ của bộ phận truyền thông, về chủ trương, quan điểm, chính sách truyền thông của CQHCNNTW tại Việt Nam
ii Nghiên cứu thực trạng các HĐTT của các CQHCNNTW tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Tác giả sẽ xem xét việc quản lý và tổ chức thông tin đến với công chúng qua các kênh báo chí và các kênh truyền thông của tổ chức
iii Tìm kiếm và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng HĐTT của các CQHCNN cấp Trung ương tại Việt Nam?
Tác giả sẽ nghiên cứu các giải pháp chung và cụ thể nhằm nâng cao chất lượng HĐTT của các CQHCNN cấp Trung ương tại Việt Nam
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Bằng quan sát và phân tích tài liệu, có thể nhận định rằng, HĐTT của cơ quan nhà nước ngày càng có vai hết sức quan trọng trong việc đưa chính sách của Đảng và Nhà nước đến với công chúng
Trong những năm gần đây các CQHCNNTW đã có bộ phận truyền thông, tuy nhiên, bộ phận truyền thông hoạt động chưa chuyên nghiệp do các HĐTT chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan
Các CQHCNNTW đã tổ chức các hoạt động một cách thường xuyên tuy nhiên cũng chưa được đầy đủ và đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghệ như hiện nay, HĐTT vẫn chưa sử dụng tối ưu các kênh truyền thông và chưa khai thác hiệu quả các đề tài để cung cấp thông tin trên báo chí tới độc giả
CQHCNNTW cần nhận thức đúng vai trò quan trọng của HĐTT và cần phải có
cơ chế và mô hình để cung cấp thông tin cho công chúng được thường xuyên và liên tục để tạo sự ủng hộ của công chúng và tăng tính dân chủ trong đời sống xã hội
Trang 17bộ phận truyền thông
HĐTT của tổ chức:
thông tin báo chí (thể hiện trên các nội dung tin bài báo chí trong
và ngoài ngành,
đánh giá của nhà báo)
khác như xử lý khủng hoảng, tổ chức sự kiện,…
Đề xuất và giải pháp nâng cao chất lượng HĐTT của tổ chức:
- Đề xuất mô hình chức năng về quản lý HĐTT của tổ chức
- Đề xuất quy trình truyền thông gồm: Chủ thể truyền thông, báo chí, công chúng truyền thông, ấn phẩm và kênh truyền thông trực tiếp
- Giải pháp xây dựng các nguyên tắc thông tin báo chí, quan hệ với báo chí, xử lý khủng hoảng và quy định về phát ngôn và người phát ngôn
- Giải pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả HĐTT
- Các giải pháp khác
Biến số can thiệp:
Trang 18Giải thích khung lý thuyết:
- Các biến số độc lập: Là các chỉ báo về tổ chức bộ máy nhà nước, cơ cấu tổ
chức của CQHCNN tại Việt Nam, các chủ trương, chính sách, văn bản quy định của Đảng, nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ về HĐTT của CQHCNN Các biến số này được phân tích rõ trong phần cơ sở lý luận của đề tài
- Các biến số phụ thuộc: Là các chỉ báo về bộ phận truyền thông của tổ
chức bao gồm: Mô hình của bộ phận truyền thông như cơ cấu tổ chức, các kênh truyền thông tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các quy dịnh về Người phát ngôn và
bộ máy nhân sự Các nhiệm vụ hoạt động truyền thông (Quản lý báo chí, quản lý khủng hoảng, quản lý sự kiện và các hoạt động khác) Từ các chỉ báo về HĐTT, dẫn đến việc xem xét chỉ báo về HĐTT của tổ chức được đánh giá qua nội dung hoạt động thông tin báo chí thể hiện trên các nội dung tin bài báo chí trong và ngoài ngành, thể hiện trên đánh giá của nhà báo và các hoạt động truyền thông khác như xử lý khủng hoảng, tổ chức sự kiện,…
- Các biến số can thiệp: Là các biến số về Hệ thống chính trị, Điều kiện
kinh tế - văn hoá - xã hội bao gồm cả quá trình hội nhập của đất nước, Báo chí và các phương tiện truyền thông mới như mạng xã hội, Dư luận xã hội, Nhận thức về tầm quan trọng của truyền thông của chủ thể truyền thông, Năng lực, trình độ, kỹ năng truyền thông của chủ thể truyền thông Biến số này được làm rõ trong phần cơ
sở thực tiễn và phần khảo sát thực địa và PVS của đề tài Xem xét sự ảnh hưởng trực tiếp của biến số này đối với quá trình truyền thông, hiệu quả truyền thông…
- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất xây dụng dựng mô hình chức năng về quản
lý HĐTT của tổ chức Đề xuất quy trình truyền thông gồm: chủ thể truyền thông, báo chí, công chúng truyền thông, ấn phẩm và kênh truyền thông trực tiếp Các giải pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả HĐTT Các giải pháp xây dựng các nguyên tắc thông tin báo chí, quan hệ với báo chí, xử lý khủng hoảng và quy định về phát ngôn và người phát ngôn Các giải pháp nâng cao chất lượng HĐTT của các cơ quan này
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và truyền thông Cơ sở lý luận của đề tài còn là những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về truyền thông trong tổ chức Ngoài ra, những nội dung về hệ
Trang 19thống luật pháp, các văn bản hiện hành quy định và quản lý HĐTT cũng là căn cứ khoa học để tác giả thực hiện đề tài Hệ thống lý thuyết, các mô hình về truyền thông, truyền thông đại chúng và truyền thông tổ chức là những nội dung khoa học làm cơ
sở lý luận cho đề tài
6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở lý luận ấy, tác giả sẽ lựa chọn và sử dụng những phương pháp
cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được dùng với mục đích để khảo cứu
các công trình khoa học, sách, tài liệu chuyên khảo liên quan đến đề tài làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống lý thuyết về truyền thông, truyền thông đại chúng, truyền thông tổ chức, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu sẵn có; làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá các kết quả khảo sát, tìm ra những giải pháp khoa học cho vấn đề cần nghiên cứu Phương pháp này góp phần làm cơ sở lý luận giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án
- Phương pháp khảo sát thực địa: Được sử dụng với mục đích tìm hiểu
thực trạng HĐTT tại các tổ chức trong diện khảo sát thông qua đó có cái nhìn khái quát về thực trạng HĐTT của các CQHCNNTW ở Việt Nam hiện nay Phương pháp này góp phần trả lời câu hỏi nghiên cứu về thực trạng, giúp làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu rằng các CQHCNNTW đã có bộ phận truyền thông nhưng chưa hoạt động chuyên nghiệp, chưa khai thác tối ưu hiệu quả HĐTT, từ
đó đề xuất giải pháp cho luận án
Đối tượng khảo sát thực địa là 4 cơ quan gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT/Bộ Nông nghiệp) Trong quá trình chọn mẫu khảo sát, tác giả giới hạn mẫu ở một số các cơ quan bộ và Văn phòng Chính phủ chứ không đề cập đến các cơ quan ngang bộ khác Ngoài ra, như đã giải thích ở phần phạm vi nghiên cứu, tác giả không chọn các cơ quan ngoại giao và cơ quan an ninh, quốc phòng làm mẫu nghiên cứu do đây là các cơ quan có đặc thù về chức năng quản lý riêng, quản lý các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia cần tính bảo mật thông tin nên đây không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài Trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả làm việc với các phòng ban phụ trách truyền thông, trao đổi và thu thập văn bản, quy định, báo cáo về HĐTT của tổ chức Tác giả tham gia các cuộc họp báo, các sự kiện của tổ chức để quan sát, đánh giá HĐTT, quan hệ báo chí của tổ
Trang 20chức Thông qua khảo sát thực địa, tác giả cũng nắm bắt được các thông tin khái quát về cơ cấu hoạt động, tổ chức nhân sự và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệm vụ của cán bộ, nhân việc trực tiếp và gián tiếp làm việc trong lĩnh vực truyền thông trong tổ chức
- Phương pháp phân tích nội dung: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích
nội dung trên 2 nhóm báo chí (4 báo ngành và 5 báo ngoài ngành) Mục đích là để tìm hiểu tình hình thông tin trên báo ngành và báo ngoài ngành hiện nay của các CQHCNNTW tại Việt Nam Phương pháp này giúp giải đáp câu hỏi nghiên cứu thực trạng, làm sáng tỏ cho giả thuyết nghiên cứu về thực trạng hoạt động đưa tin trên báo chí còn chưa đầy đủ, chưa khai thác hiệu quả các kênh thông tin, từ đó đề xuất giải pháp cho hoạt động này ở các CQHCNNTW tại Việt Nam Cụ thể:
1) Với 4 tờ báo ngành bao gồm: Báo điện tử Chính phủ, Thời báo Tài
chính Việt Nam, Nông nghiệp Việt Nam, Sức khoẻ và Đời sống của các CQHCNNTW thuộc Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục đích khảo sát (trong thời gian từ 1/1/2015-31/12/2017) nhằm tìm hiểu hoạt động thông tin trên báo chí ngành của CQHCNNTW
+ Lý do chọn báo: Các tờ báo ngành được lựa chọn phân tích nội dung đều
là các tờ báo đại diện, là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản Do vậy, các thông tin báo chí trên các báo này có vai trò là tiếng nói chính thức của CQHCNNTW
+ Về các bước tiến hành:
Để nhận diện được thông tin báo chí của các tờ báo ngành, đề tài luận án
sử dụng phương pháp phân tích nội dung và phương pháp phân tích văn bản đối với các tin bài được đăng tải trên các tờ báo ngành trong thời gian từ 2015 –
2017 Do sự đa dạng về chuyên mục/ mục, nội dung, hình thức thông tin, tần suất đăng tải các tin bài trên các tờ báo ngành, tác giả luận án đã phải tiến hành các bước như sau:
Đầu tiên, chọn ngẫu nhiên mỗi tờ báo 3 ngày trong 3 năm khác nhau:
2015, 2016, và 2017 Với mỗi ngày, lập danh sách tất cả các bài viết được đăng trên tờ báo được chọn với các thông tin: ngày đăng tải, chuyên mục và mục (nếu có), tên bài viết, tác giả, đường link bài viết trong phần mềm excel Sau đó đọc nội dung của từng bài được chọn để hình dung về cách thức đưa tin, những
Trang 21nội dung đưa tin (được phân loại thành 2 nhóm: bài viết có liên quan đến những vấn đề của ngành và bài viết đề cập đến những vấn đề chung) Thống kê tần suất đăng tải tin bài trung bình/ 1 ngày/ 1 tờ báo Việc thống kê số lượng tin bài này cho phép tác giả hình dung về tần suất xuất hiện các bài liên quan trên một
tờ báo ngành 1 ngày là bao nhiêu và những nội dung đó chủ yếu nằm ở chuyên mục nào để quyết định lựa chọn các chuyên mục để phân tích và số lượng mẫu khảo sát Qua khảo sát thử cho thấy, tần suất đăng tải bài viết trung bình trên mỗi tờ báo ngành là dao động từ 25 - 40 bài/1 ngày, trong đó số bài liên quan đến những vấn đề của ngành là 10 - 18 bài
Để xác suất có thể chọn được khoảng 100 tin bài liên quan đến vấn đề của ngành của mỗi tờ báo ngành, tác giả đã chọn ngẫu nhiên 6 ngày/ 1 tờ báo/1 năm Với tờ Sức khỏe và Đời sống do số lượng tin bài liên quan thấp nhất nên chọn số ngày gấp đôi so với các tờ báo khác Tổng số tin bài trên 4 tờ báo ngành được thống kê theo các ngày đã chọn là 1061 bài Các bài này được lập danh sách trong phần mềm excel với những thông tin tương tự như trong phần khảo sát thử ở trên cộng với thông tin về mã tin bài (được đánh lần lượt từ 1 đến 1061)
Trong quá trình đọc các tin bài trên các tờ báo trong mẫu thử trên, tác giả luận án đồng thời xây dựng một bảng mã (thực chất là một bảng hỏi bán cấu trúc với các câu hỏi có sẵn các phương án trả lời vạch ra trước được mã hóa bằng các con số để khai thác thông tin theo kiểu định lượng và các câu hỏi mở nhằm khai thác các thông tin định tính) Nội dung của bảng mã tập trung vào ba khía cạnh: (1) thông tin về tờ báo ngành, chuyên mục, ngày đăng tải, thể loại thông tin,…; (2) những nội dung, hình thức thông tin về ngành nói chung; và (3) những lĩnh vực cụ thể của mỗi ngành (Chi tiết xem phần Phụ lục 8)
Chỉ những tin bài đề cập đến những vấn đề của ngành mới được phân tích với sự hỗ trợ của bảng mã Các bảng mã được in ra phục vụ cho quá trình đọc và
mã hóa thông tin, mỗi bảng mã được sử dụng để mã hóa thông tin cho 01 tin bài Các thông tin này sau đó được nhập vào phần mềm SPSS 20 để xử lý
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng công cụ tìm kiếm theo chủ đề với những vấn
đề nóng, bất cập của mỗi ngành để tìm, đọc và phân tích cách thức thông tin về chủ đề đó của các tờ báo ngành
2) Việc khảo sát 5 tờ báo ngoài ngành bao gồm 3 tờ báo in có lượng tia
ra phát hành lớn ở Việt Nam gồm Báo Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ và 2 tờ
Trang 22báo điện tử có lượng truy cập lớn gồm Vietnamnet.vn và Vnexpress.net trong thời gian từ 1/1/2014-31/12/2016 Mục đích để tìm hiểu các nội dung đưa tin về các Bộ (Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên các báo
+ Phương pháp lấy mẫu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu (phân tích nội dung) các bài viết có nội dung thông tin về các Bộ được đăng tải trên các báo in gồm: Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ; báo mạng điện tử gồm VnExpress và Vietnamnet Các bài báo được thu thập trong thời gian 1 năm từ tháng 1/1/2016- 31/12/2016)
Tác giả lựa chọn các báo để đưa vào nghiên cứu theo các tiêu chí: các báo
có số phát hành lớn, đại diện cho các đối tượng khác nhau trong xã hội và có nhiều người đọc
Cụ thể, 5 tờ báo được chọn để đưa vào nghiên cứu như sau:
Nhân dân (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, phát hành hàng ngày)
Lao động (cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, phát hành hàng ngày)
Tuổi trẻ (cơ quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TPHCM, phát hành hàng ngày)
Vnexpress.net (cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học và Công nghệ, vận hành bởi FPT từ 26/2/2001, báo điện tử tiếng Việt nhiều người xem nhất, trang web có lưu lượng truy cập thứ 6 Việt Nam, luôn giữ vững vị trí là báo tiếng Việt
Bước 2: Lọc kết quả tìm kiếm nâng cao bằng việc kích chuột vào thanh công cụ mục News (Tin tức báo chí) Sở dĩ có thể lọc được kết quả này là do công
Trang 23cụ tìm kiếm thông minh cho phép hiển thị các kết quả tìm kiếm ở các chuyên mục nội dung được phân loại như sau: 1) All - Tất cả các kết quả, 2) News - Tin bài báo chí, 3) Maps - Bản đồ, 4) Images - Ảnh, 5) Videos - Các clip hình ảnh, 5) More - các kết quả khác Do đó, chỉ cần kích chuột vào mục News, công cụ sẽ lọc
ra kết quả là các tin bài báo chí trên tờ báo trong vùng tìm kiếm và thời gian đã cài đặt Kết quả lọc cho thấy, tổng số tin bài lọc ra bằng ¾ tổng số kết quả tìm kiếm lúc ban đầu (38426 tin bài)
Bước 3: Khảo sát sơ bộ tiêu đề và chủ đề của các tin bài trong mục News trên thanh công cụ từ đó xây dựng Bộ từ khóa cấp 2 về Các chủ đề/vấn đề nổi bật của các Bộ thường xuyên được phản ánh trên báo chí Xây dựng bộ mã hóa nội dung tin bài trên báo chí về hoạt động thông tin và truyền thông của các bộ (xem chi tiết phần phụ lục) dựa trên danh sách từ khóa
Bước 4: Tiến hành tìm kiếm, thu thập tin bài dựa vào danh sách từ khóa trong khoảng thời gian từ 1/1/2016-31/12/2016 Phương pháp tìm kiếm kết hợp cả
2 Bộ từ khóa cấp 1 và cấp 2, ví dụ, tìm kiếm các tin bài bàn về vấn đề/chủ đề ―Nợ công‖ của ―Bộ Tài chính‖, tác giả sẽ gõ từ khóa cấp 1 ―Bộ Tài chính‖ ở mục Find pages with all these words (tìm trang với tất cả các từ này), và gõ từ khóa cấp 2 ở mục Find pages with this exact word or phrase (tìm trang với từ hoặc cụm từ chính xác này) Xem mô tả cách tìm kiếm trong phụ lục 3
Bước 5: Tổng hợp, lập biểu đồ và phân tích kết quả tìm kiếm và kết quả mã hóa
- Phương pháp phỏng vấn sâu (PVS): Tổng số cuộc PVS là 21 trường hợp,
thuộc 2 nhóm khác nhau Cụ thể:
+ Nhóm 1: gồm 10 trường hợp (6 trong nước và 4 nước ngoài, 6 cán bộ quản lý và 4 cán bộ nhân viên) hiện đang phụ trách hoặc có kinh nghiệm trực tiếp và gián tiếp các hoạt động liên quan đến truyền thông tại các cơ quan hành chính nhà nước của Việt Nam (làm việc tại 4 cơ quan trong diện khảo sát) và trên thế giới (Áo và Hàn Quốc) Trường hợp trong nước, tác giả phỏng vấn: 1 lãnh đạo Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế; 1 lãnh đạo Vụ Cải cách hành chính, Văn phòng Chính phủ; 1 lãnh đạo Phòng Báo chí, Văn phòng
Bộ NNPTNT; 1 cán bộ Phòng Báo chí tuyên truyền, Văn phòng Bộ Tài chính;
1 cán bộ Phòng Thông tin báo chí, Văn phòng Chính phủ; 1 cán bộ Phòng Báo chí, Văn phòng Bộ NNPTNT Trường hợp nước ngoài, tác giả phỏng vấn: 1 lãnh đạo Phòng Báo chí và Quan hệ báo chí, Văn phòng Thủ tướng Áo; 1 giáo
Trang 24sư, tiến sĩ về Quan hệ công chúng, nguyên Trưởng Khoa Quan hệ công chúng
và Quảng cáo, Đại học Sookmeung, Hàn Quốc; 1 lãnh đạo Viện các nguồn lực văn hoá Hàn Quốc; 1 cán bộ Phòng Truyền thông công, Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch Hàn Quốc
Mục đích phỏng vấn đối tượng kể trên là nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân về quan điểm của ban lãnh đạo về vai trò của truyền thông trong tổ chức, những yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào tới cơ cấu tổ chức và nhân sự
và cơ chế HĐTT cũng như các chiến lược truyền thông của tổ chức Tác giả PVS các cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này tại tổ chức để lý giải cách thức triển khai nhiệm vụ quản lý truyền thông trong tổ chức là dựa trên nguyên tắc hoặc kinh nghiệm như thế nào từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét, đưa ra những đề xuất và giải pháp cho các CQHCNNTW tại Việt Nam Phương pháp phỏng vấn sâu này góp phẩn trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất về việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức và việc quản lý bộ máy truyền thông, cũng như câu hỏi nghiên cứu về giải pháp cho HĐTT Phương pháp này cũng làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu rằng HĐTT ngày càng có vai trò quan trọng đối với công chúng, CQHCNNTW cần nhận thức đúng vai trò quan trọng của HĐTT
+ Nhóm 2: gồm 11 trường hợp (6 lãnh đạo và quản lý thuộc cơ quan báo chí,
cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và 5 nhà báo phóng viên) là những người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí và quản lý báo chí truyền thông tại các cơ quan báo chí hay các toà soạn báo lớn tại Việt Nam Tác giả phỏng vấn 1 lãnh đạo Hội nhà báo Việt Nam, 1 nguyên lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, 1 phó tổng biên tập, 1 phó giám đốc trung tâm truyền hình thông tấn, 1 trưởng ban thời sự,
1 trưởng ban tin tức, 1 nhà báo có kinh nghiệm mảng kinh tế - tài chính, 2 nhà báo
có kinh nghiệm mảng nông nghiệp, 1 phóng viên mảng nông nghiệp Các trường hợp được phỏng vấn là những người đã và đang làm việc với bộ phận truyền thông, nhân viên phụ trách truyền thông của các CQHCNNTW trong diện khảo sát và đưa tin về HĐTT của các cơ quan đó ở Việt Nam
Mục đích là để thu nhận những đánh giá của báo chí về hoạt động thông tin
và truyền thông, hoạt động cung cấp thông tin cho báo chí của các CQHCNNTW Các thông tin thu thập được cũng là cơ sở để so sánh với kết quả mà tác giả thu thập được trong quá trình khảo sát tại 4 cơ quan kể trên Phương pháp này góp phần trả lời cho câu hỏi nghiên cứu về thực trạng, làm sáng tỏ các vấn đề của giả
Trang 25thuyết và giúp đề xuất giải pháp về hoạt động thông tin báo chí của các CQHCNNTW tại Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Được sử dụng để nghiên cứu các
CQHCNN tại Áo và Hàn Quốc, mục đích để tham khảo kinh nghiệm nước ngoài về truyền thông của các CQHCNN Như vậy, ngoài khảo sát 4 CQHCNNTW tại Việt Nam như đã nêu ở trên, tác giả đã mở rộng xem xét kinh nghiệm làm truyền thông của một số nước trên thế giới Lý do, trong quá trình làm
đề tài, tác giả có cơ hội được đi học tập và nghiên cứu tại các CQHCNN ở Áo và Hàn Quốc Tác giả đã tận dụng cơ hội này để nghiên cứu xem HĐTT, mô hình bộ phận truyền thông, cơ chế quản lý thông tin của CQHCNN của hai nước kể trên hoạt động như thế nào
Có thể nói, tất cả mọi sự so sánh đều có tính tương đối, và phần nêu ra của tác giả chủ yếu có tính chất tham khảo cho các cơ quan nhà nước của Việt Nam Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu các nước này là tài liệu tham khảo có giá trị và có ý nghĩa để các CQNN của Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm ở góc độ nào đó Tác giả đặt phần nghiên cứu này ở phần đầu chương 4 sau khi có kết quả nghiên cứu 4 CQHCNNTW tại Việt Nam Cùng với các kết quả trên, kết quả nghiên cứu các CQHCNN tại Áo và Hàn Quốc giúp tác giả so sánh đối chiếu và nêu lên những vấn đề đặt ra, từ đó giúp đưa ra những giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng HĐTT
Ngoài ra, tác giả sử dụng các phương pháp khác như phương pháp quan sát và phương pháp thống kê Mục đích cũng nhằm nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề trong giả thuyết nghiên cứu Phương pháp quan sát là quá trình tác giả quan sát và ghi chép mọi thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu Những thông tin có được từ phương pháp này
sẽ giúp tác giả mô tả đầy đủ, chính xác và tỉ mỉ về khách thể nghiên cứu, từ đó giúp tác giả có một cái nhìn trực tiếp, toàn diện và sâu sắc về vấn đề nghiên cứu Phương pháp thống kê, tác giả dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ liệu có được trong quá trình khảo sát
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án không chỉ có ý nghĩa với hoạt động nghiên cứu và đào tạo ngành truyền thông mà còn giúp đưa ra những đề xuất, giải pháp nâng cao chất lượng của HĐTT tại các CQNNTW ở Việt Nam
Trang 267.1 Ý nghĩa lý luận của luận án
(1) Luận án góp phần luận giải và bổ sung cách tiếp cận khác nhau về khái niệm truyền thông, truyền thông đại chúng và truyền thông tổ chức, các lý thuyết truyền thông, truyền thông đại chúng và truyền thông tổ chức, đề xuất khung lý thuyết mới về nghiên cứu hoạt động truyền thông của tổ chức, mô hình quản lý thông tin trong tổ chức, mô hình chức năng về hoạt động truyền thông của tổ chức
(2) Luận án đưa ra những luận chứng khoa học có khả năng thuyết phục cao, với kết quả nghiên cứu, phỏng vấn sâu và khảo sát thực địa có tính tổng hợp, khái quát và biện chứng cao làm sáng tỏ cho đề tài HĐTT của các CQHCNNTW tại Việt Nam
(3) Đồng thời, luận án làm rõ một số vấn đề và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo, như: sự cần thiết phải đào tạo đội ngũ nhân sự phụ trách truyền thông của các cơ quan báo, nghiên cứu các nguyên tắc phát ngôn trước báo chí dành cho các lãnh đạo cơ quan nhà nước, nghiên cứu các nguyên tắc xử lý khủng hoảng đối với các cơ quan hành chính nước,…
7.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án góp phần trả lời các câu hỏi thực tiễn trong hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương tại Việt Nam hiện nay, cụ thể: Bộ phận truyền thông của các CQHCNNTW được cơ cấu tổ chức và quản lý như thế nào? HĐTT của các cơ quan này được tiến hành như thế nào? Có những vấn đề gì? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả HĐTT của tổ chức? Giải quyết được vấn đề này, luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý CQHCNNTW, quản lý các hoạt động báo chí, truyền thông, các cán bộ báo chí, truyền thông, cán bộ phụ trách quan hệ báo chí, cũng như các cơ quan, tổ chức, các đoàn thể xã hội, những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông
Các kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp cho các CQHCNNTW cơ
sở ban đầu về lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng mô hình chức năng về
bộ phận truyền thông trong đơn vị mình, cũng như trong việc xây dựng các nguyên tắc thông tin trên báo chí, quan hệ với báo chí, quy tắc phát ngôn, các nguyên tắc xử lý khủng hoảng và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông của tổ chức, các hướng dẫn và đề xuất xây dựng mô hình đào tạo
Trang 27cho các nhà báo ở các cơ quan báo chí ngành, các cán bộ quản lý và nhân viên phụ trách truyền thông của tổ chức cũng như các giải pháp khác
Kết quả nghiên cứu này cũng là một tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, cho việc giảng dạy và nghiên cửu của giảng viên và sinh viên, học viên cao học theo học chuyên ngành báo chí, quản trị truyền thông, quản trị báo chí- truyền thông để tích luỹ, nâng cao hiểu biết và kỹ năng về truyền thông Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cho người đọc cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động truyền thông trong cơ quan nhà nước, góp phần giúp ích cho công việc hiện tại và tương lai
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Các công trình nghiên cứu của tác giả đã được công bố liên quan đến đề tài và Phụ lục, luận án bao gồm
4 chương 14 tiết và 173 trang
Trang 28Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu về truyền thông và truyền thông đại chúng
1.1.1 Khái quát tình hình nghiên cứu truyền thông và truyền thông đại chúng
Từ thời kỳ cổ đại, truyền thông đã được nghiên cứu cứu một cách có hệ thống [95], nhưng đến thế kỷ 20 nó mới trở thành một chủ đề đặc biệt quan trọng W.Barnett Pearce mô tả tiến trình này như một ―phát hiện cách mạng‖, chủ yếu gây ra do sự phát triển của công nghệ truyền thông (như đài, ti vi, điện thoại, vệ tinh, và mạng lưới máy tính), cùng với công nghiệp hoá, kinh doanh lớn, và chính trị toàn cầu [78] Rõ ràng, truyền thông đã có vai trò rất quan trọng trong thời đại của chúng ta
Sự phát triển của ngành truyền thông diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau
và nổi bật ở nhiều khu vực khác nhau của thế giới Lý thuyết truyền thông có lịch
sử khác nhau ở châu Âu, châu Á, và ở châu Phi hơn là ở Mỹ Ở Mỹ, các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu truyền thông định lượng, tìm cách xây dựng truyền thông như một ngành khoa học xã hội Mặc dù, những nhà khoa học này không bao giờ thống nhất hoàn toàn với nhau về tư tưởng khách quan này, phương pháp định lượng đã trở thành chuẩn mực trong rất nhiều năm Mặt khác, những điều tra
về truyền thông ở châu Âu, bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các quan điểm của chủ nghĩa Mác và dựa vào các phương pháp phê phán/văn hoá Tuy nhiên, trong ngành truyền thông hiện đại, có sự tương tác đáng kể cả hai cách, với tiến trình khoa học phát triển đang ra một chỗ đứng ở châu Âu và các quan điểm phê phán hay các quan điểm định tính khác đang nổi lên ở Bắc Mỹ [70]
Các học giả truyền thông cũng bắt đầu tham gia và phân biệt các hình thức
lý thuyết phương Tây và các hình thức lý thuyết khác. Các lý thuyết phương Đông
có xu hướng tập trung vào tính tổng thể (trọn vẹn, nguyên vẹn, toàn bộ) và thống nhất, trong khi các quan điểm phương Tây đôi khi lại đo lường từng phần (từng bộ phận) mà không nhất thiết phải quan tâm tới sự hợp nhất hay hợp nhất cuối cùng của những bộ phận này Thêm vào đó, rất nhiều lý thuyết phương Tây chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cá nhân: con người được xem như có tính toán (suy tính, cố ý) và chủ động trong việc đạt được các mục đích của cá nhân Mặt khác, hầu hết các lý thuyết phương Đông, có xu hướng xem các kết quả truyền thông như là hậu quả của phần lớn các sự việc tự nhiên và không có kế hoạch định sẵn Ngay cả rất nhiều lý thuyết phương Tây có chia sẻ mối bận tâm của châu Á với các sự kiện
Trang 29ngoài ý muốn có xu hướng cá nhân chủ nghĩa và nhận thức cao, trong khi hầu hết các trường phái phương Đông nhấn mạnh hội tụ tình cảm và tinh thần như là kết quả truyền thông [70]
Có thể thấy, càng ngày các lý thuyết truyền thông càng trở nên đa dạng và dựa trên các trường phái tư tưởng, cũng như cách tiếp cận khác nhau Thậm chí, các quan điểm lý luận có thể mâu thuẫn và đối lập nhau Tuy nhiên, không thể không nhận thấy trong sự khác biệt đó vẫn tìm ra những điểm tương đồng
Do vậy, cuốn sách ―Các lý thuyết truyền thông con người‖[70] nhấn mạnh quan điểm của Robert T.Craig về lý thuyết truyền thông đã tiến một bước tiến lớn trong việc hợp nhất các lĩnh vực khác nhau và giải quyết sự phức tạp của những khác biệt Ông khẳng định rằng truyền thông sẽ không bao giờ được hợp nhất bằng một lý thuyết hay một nhóm lý thuyết Các lý thuyết sẽ luôn phản ánh sự đa dạng trong các quan điểm thực tế về truyền thông trong đời sống hàng ngày, vì thế chúng ta sẽ luôn được thể hiện với bội số các cách tiếp cận Mục đích của chúng ta không thể hoặc không nên tìm kiếm một mô hình chuẩn được áp dụng toàn cầu cho mọi tình huống truyền thông Nếu điều không thể này xảy ra thì truyền thông
sẽ trở thành ―một lĩnh vực tĩnh, một lĩnh vực chết‖
Các nghiên cứu về lý thuyết truyền thông đại chúng trên thế giới bắt đầu gây chú ý từ những cuối những năm 30 và đầu 40 của thế kỷ 20 Cùng với sự ảnh hưởng của các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo tiến trình lịch sử, trọng tâm nghiên cứu lý thuyết truyền thông đi theo các hướng khác nhau Các trọng tâm nghiên cứu đi từ việc định nghĩa truyền thông đại chúng là gì (―Ai nói cái gì bằng kênh nào với ai với hiệu ứng thế nào‖ – ―who says what in which channel to whom with what effect‖) (Laswell, 1927) cũng như tìm hiểu vai trò và tầm quan trọng của truyền thông đại chúng đối với xã hội và đặc biệt là sự tác động của truyền thông đối với nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng (―mũi kim tiêm‖ hay ―viên đạn thần kỳ‖ - ―hypodermic needles‖ hay ―magic bullet‖) (Laswell,
1927, Hovland et Al, 1953), đến trọng tâm nghiên cứu coi báo chí truyền thông với sức mạnh là công cụ phục vụ nhu cầu của các nhà lãnh đạo để tạo ảnh hưởng đến dư luận xã hội (―quá trình truyền thông hai bước‖-―two-step flow‖) (Lazasfeld, Berelson & Gaudet, 1948), (―Thuyết thiết lập chương trình nghị sự‖ –
―Agenda Setting‖) (Mc Combs & Shaw, 1972) Các lý thuyết này là cơ sở lý luận cho đề tài luận án của tác giả
Như đã đề cập ở trên, năm 1972, Maxwell Mccombs và Shaw khởi xướng
lý thuyết ― thiết lập chương trình nghị sự‖ (agenda setting theory) Mccombs và Shaw cho rằng các cơ quan báo chí truyền thông có khả năng ―lựa chọn‖ vấn đề
Trang 30hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng Lý thuyết này chỉ ra rằng, trong xã hội, nếu một tin tức nào đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới và coi nó quan trọng hơn những thông tin khác Đây là một lý thuyết quan trọng làm cơ sở khoa học cho những nhà lãnh đạo, quản lý của tổ chức trong việc tận dụng lợi thế và vai trò của truyền thông đại chúng và báo chí trong việc sắp đặt ―chương trình nghị sự‖ cho công chúng và thu hút sự chú ý của công chúng tới các vấn đề quan trọng mà tổ chức muốn công chúng quan tâm
Cũng trong những năm 70, trọng tâm nghiên cứu lý thuyết truyền thông thiên nhấn mạnh vai trò của công chúng trong việc quyết định hiệu ứng truyền thông (―Thuyết sử dụng và hài lòng‖ - ―Uses & gratifications‖) (Blumer, Brown, 1972) Những năm 1990, truyền thông tham gia và đóng vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hoá, đến cuối thế kỷ 20, trọng tâm của truyền thông hướng đến các vấn đề dân chủ, nhân quyền, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới… Ngoài ra, các nhà nghiên cứu truyền thông trong thế kỷ 20 cũng quan tâm đến việc tìm hiểu hoạt động của các hãng truyền thông nói riêng và ngành công nghiệp truyền thông nói chung.[114]
Trong giai đoạn này, một trong những điểm nổi bật là tại Mỹ, khi truyền thông trở thành một ngành riêng rẽ, các tổ chức như Hiệp hội Truyền thông Quốc gia và Hiệp hội Truyền thông Quốc tế, cũng như rất nhiều hiệp hội vùng miền và chuyên ngành khác ở Mỹ, đã phát triển để góp phần làm rõ hơn bản chất của ngành này (Foss, A., 2008)[70]
Thực tế, có thể thấy đã có sự chuyển dịch của lý thuyết truyền thông từ chỗ dựa vào các ngành khác cho đến tự chủ độc lập khỏi các ngành Đã có những
lý thuyết truyền thông đầu tiên được phát triển trong phạm vi ngành truyền thông
và các lý thuyết này coi truyền thông là trung tâm chứ không phải các ngành khác là trung tâm Craig cũng cho rằng, truyền thông là quá trình đầu tiên mà cuộc sống con người trải qua; truyền thông kiến tạo thực tế Ông khẳng định:
―Truyền thông không phải là hiện tượng thứ cấp có thể được giải thích bởi các yếu tố tâm lý, xã hội học, văn hóa, kinh tế có trước; đúng hơn, truyền thông chính là, quá trình xã hội đầu tiên và là quá trình kiến tạo xã hội giải thích tất cả những yếu tố khác [70]
Thế kỷ 21, nền kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, truyền thông tập trung vào các hướng nghiên cứu như mối tương quan với chính trị và nhà nước, truyền thông và phát triển, truyền thông và các vấn đề văn hoá-xã hội, truyền thông xây dựng hình ảnh quốc gia, đạo đức và tính chuyên nghiệp của báo chí, nghiên cứu công chúng, và phương pháp nghiên cứu truyền thông.[114]
Trang 311.1.2 Các công trình nghiên cứu về truyền thông và truyền thông đại chúng
Có thể nói, truyền thông và truyền thông đại chúng là những lĩnh vực rộng lớn và các tài liệu, sách báo nghiên cứu về truyền thông và truyền thông đại chúng
vô cùng đa dạng và phong phú Do vậy, khi tiếp cận các tài liệu nghiên cứu về truyền thông và truyền thông đại chúng, tác giả chọn lọc và tập trung nghiên cứu các tài liệu cung cấp những nội dung cơ bản và khái quát về truyền thông và truyền thông đại chúng để làm cơ sở lý luận cho đề tài của mình
Cuốn sách ―Lịch sử truyền thông: Công nghệ, văn hoá, xã hội‖
(Communication in history: Technology, culture, society) (2003), do tác giả David J.Crowley và Paul Heyer biên soạn, đã lựa chọn các bài viết xuất sắc từ cổ điển đến hiện đại, mang đến một cái nhìn tổng quát về hầu hết các quan điểm quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền thông Cuốn sách gồm nhiều chủ đề trên phạm vi rộng lớn như vai trò của in ấn đối với sự xuất hiện của nhà nước hiện đại và vai trò của Internet trong thời đại thông tin Tuyển tập các bài đã cho thấy cách phương tiện truyền thông không chỉ có ảnh hưởng trong việc duy trì trật tự xã hội mà còn
là tác nhân mạnh mẽ của sự thay đổi Một nhà phê bình cho rằng cuốn sách Lịch
sử truyền thông (ấn bản lần 4) là "cuốn sách duy nhất trong biển sách về Lịch sử Truyền thông đại chúng giới thiệu cho người đọc những nghiên cứu rộng hơn và sinh động hơn về mối quan hệ giữa lịch sử nhân loại và lịch sử truyền thông" Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm đến lịch sử phương tiện truyền thông, lịch sử của truyền thông, các mối quan hệ của các phương tiện truyền thông và xã hội [52]
Cuốn sách ―Lý thuyết truyền thông: Một quá trình lịch sử‖ (Theorizing
communication: A history) (1996) là cuốn sách đầu tiên cung cấp chi tiết những kiến thức về lịch sử nghiên cứu truyền thông, khởi đầu là từ các bài phê bình vào cuối thế
kỷ XIX của chủ nghĩa tư bản hợp doanh và các ngành công nghiệp truyền thông hữu tuyến đang phát triển của Mỹ, đến lý thuyết thông tin hiện đại và những lý giải về hoạt động giao tiếp của các nghiên cứu theo trường phái hậu cấu trúc Schiller chỉ ra rằng đã có sự phân biệt không rõ giữa lao động thủ công và lao động trí óc đang tồn tại mỗi khi bắt đầu đưa ra các khái niệm chính về lĩnh vực truyền thông, và từ quan điểm quan trọng này đã hình thành lên một một cuộc khảo sát phản biện nghiêm túc nhằm hiểu mối quan hệ của phương tiện truyền thông, ý thức hệ, và thông tin trong một xã hội Nghiên cứu kỹ tư tưởng của John Dewey, C Wright Mills, Raymond Williams, Stuart Hall, Daniel Bell, và các học giả khác, Schiller đã cẩn thận vẽ ra bản
đồ chuyển đổi các quan điểm về truyền thông và văn hóa như các vấn đề về quyền
Trang 32lực của công ty, thuyết phục quần chúng, chủ nghĩa đế quốc văn hóa, và mở rộng thông tin, dựa trên sự thành công nổi bật của quan điểm này đối với quan điểm khác Đưa phân tích của ông về lý thuyết truyền thống đến hiện tại, Schiller đã đúc kết nội dung bằng cách vẽ ra một mô hình thống nhất về sản xuất văn hóa/ thông tin của xã hội, mô hình đó đã mở rộng khái niệm "lao động" để có thể bao hàm tất cả các hình thức tự hoạt động của con người Cuốn sách―Lý thuyết truyền thông: Một quá trình lịch sử‖ cung cấp một cái nhìn tổng quan đầy đủ về lịch sử của nghiên cứu truyền thông, và đã thu hút sự quan tâm của các học giả làm việc trong lĩnh vực truyền thông cũng như những người làm việc trong lý thuyết phê bình, nghiên cứu văn hóa, lịch sử
và trí thức của thế kỷ XX [92]
Cuốn sách ―Lý thuyết truyền thông: Giới thiệu ngắn gọn‖ (Theories of
communication: A short introduction) (1998) [73] của 2 tác giả người Pháp Armand Mattelart and Michèle Mattelart (thuộc trường Đại học Paris và Haute-Bretagne) đã giới thiệu ngắn gọn về sự phát triển của lý thuyết truyền thông Cuốn sách lý giải sự phát triển của tất cả các phương pháp tiếp cận lý thuyết chính trong nghiên cứu truyền thông và phương tiện truyền thông Cuốn sách tóm tắt một cách
rõ ràng và có phương pháp một loạt các lý thuyết hiện có; giải thích như thế nào
và tại sao lại có sự xuất hiện của của rất nhiều dòng và trường phái tư tưởng khác nhau; và bối cảnh hoá tất cả các cách tiếp cận chính, bao gồm cả những tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa và kinh tế chính trị, trong khung cảnh lịch sử, xã hội và trí tuệ của chúng Đây là cuốn sách cần thiết cho những người nghiên cứu về truyền thông, phương tiện truyền thông và văn hóa Nét riêng của cuốn sách là nhấn mạnh đến những thay đổi diễn ra khi có sự ra đời và phát triển của cái gọi là 'xã hội thông tin'
Cuốn sách: ―Lý thuyết truyền thông con người‖ (Theories of human
communication), (LittleJohn, S.W and Foss, A., 2008) Trong gần bốn thập kỷ, cuốn sách Lý thuyết truyền thông con người đã cung cấp cho độc giả những nội dung phong phú và hấp dẫn về các mảng lý thuyết có ảnh hưởng đến sự hiểu biết của chúng ta về truyền thông Cuốn sách phân tích và lý giải các lý thuyết cổ điển
và hiện đại của các học giả truyền thông Littlejohn và Foss đã sắp xếp các lý thuyết truyền thông xung quanh hai yếu tố giao nhau: bối cảnh và trường phái lý thuyết và nhấn mạnh các kết nối, quỹ đạo, và mối quan hệ giữa các lý thuyết Cụ thể, các tác giả đã bố cục cuốn sách theo chiều dọc với mỗi phần đề cập đến các bối cảnh khác nhau như: bối cảnh người truyền thông, thông điệp truyền thông, các cuộc hội thoại, các mối quan hệ, các nhóm, các tổ chức, các phương tiện báo chí, bối cảnh văn hoá và xã hội Trong khi đó, các yếu tố trường phái lý thuyết
Trang 33được trải dài theo chiều ngang gồm 7 trường phái: Tu từ học; Ký hiệu học, Hiện tượng luận, Điều khiển học, Tâm lý xã hội học, Văn hoá xã hội học và Phê bình học Với mỗi yếu tố bối cảnh sẽ có những nhóm lý thuyết thuộc các trường phái khác nhau lý giải cho nó Các tác giả đã đưa ra những lý giải rõ ràng, dễ tiếp cận, mang tính tổng hợp mà không bị quá đơn giản hoá [70]
Cũng trong năm 2006, PGS TS Nguyễn Văn Dững và ThS Đỗ Thị Thu
Hằng đã ra đời cuốn sách ―Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản‖[6] và cuốn
sách nhanh chóng trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập của nhiều trường đại học giảng dạy về truyền thông trong nước Cuốn sách này được trình bày rõ ràng và dễ hiểu đã khái quát những nội dung cơ bản của truyền thông như: quan niệm chung về truyền thông, một số lý thuyết truyền thông, truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, chu trình truyền thông
Năm 2013, PGS TS Lương Khắc Hiếu xuất bản cuốn: ―Giáo trình Lý
thuyết truyền thông‖[15], ngoài những kiến thức cơ bản về truyền thông, cuốn
sách dành một chương bàn đến truyền thông thay đổi hành vi và xây dựng khung
lý thuyết về các bước thay đổi hành vi của công chúng
Khái niệm truyền thông thay đổi hành vi cũng được nhắc đến trong nhiều
tài liệu nghiên cứu khác trong giai đoạn này Trong cuốn ―Cơ sở lý luận báo chí‖
(2012)[8], căn cứ vào mục đích và phương thức tổ chức HĐTT, PGS.TS Nguyễn Văn Dững đã chỉ ra những loại hình truyền thông khác nhau gồm: thông tin - giáo dục - truyền thông; tuyên truyền; truyền thông thay đổi hành vi; truyền thông - vận động xã hội; truyền thông phát triển
Ngoài các cuốn sách viết về truyền thông hoặc đề cập đến truyền thông, hiện nay cũng có rất các tài liệu khác nghiên cứu và bàn về truyền thông trong đó
có thể thấy một số lượng lớn là các luận án tiến sĩ và các bài báo đăng ở tạp chí chuyên ngành
Cuốn sách “Lý thuyết truyền thông đại chúng‖ (Mass communication
theory) (1994) (tái bản lần thứ ba), của tác giả Denis McQuail (Đại học Amsterdam), là cuốn sách được xem là tài liệu chuẩn mực cho các hoạt động nghiên cứu về truyền thông và các phương tiện truyền thông Cuốn sách giới thiệu đầy đủ và toàn diện về lĩnh vực truyền thông đại chúng [54] Tác giả đã cung cấp một bức tranh tổng quát và đa dạng và các hình thức của truyền thông đại chúng bao gồm cả truyền hình, phát thanh, báo in, phim ảnh, âm nhạc, internet và các hình thức truyền thông mới Đóng góp lớn của cuốn sách cũng đề cập rất hầu hết các nội dung quan trọng của truyền thông đại chúng như: khái niệm đại chúng,
Trang 34văn hoá đại chúng, bốn MHTT, độc/khán/thính giả hay còn gọi là công chúng truyền thông và tác động của truyền thông [54]
Cuốn sách ―Lý thuyết truyền thông đại chúng: Nền tảng, sự vận động và
tương lai‖ (Mass communication theory: Foundations, ferment, and future) (2015)
tái bản lần thứ 7 giới thiệu các lý thuyết truyền thông đại chúng hiện đại và cổ điển, và giải thích phong trào năng lực truyền thông (media literacy) bằng các thuật ngữ dễ hiểu [43] Cuốn sách giới thiệu các lý thuyết truyền thông đại chúng một cách đầy đủ toàn diện và theo tiến trình lịch sử Cuốn sách bám vào sự xuất hiện của hai trường lý thuyết truyền thông đại chúng chính: xã hội/hành vi và phản biện/văn hóa Cuốn sách kết luận bằng việc bàn về cách hai trường phái này hỗ trợ phong trào năng lực truyền thông và có thể được kết hợp để tạo ra một lý thuyết mới về truyền thông qua phương tiện trung gian Các tác giả nhấn mạnh rằng các
lý thuyết về các phương tiện truyền thông là những sáng tạo của con người thường nhằm giải quyết các vấn đề hoặc vấn đề cụ thể
Các vấn đề cơ bản về lý thuyết và thực tiễn của truyền thông cũng được đề cập
trong cuốn sách ―Truyền thông đại chúng: Những kiến thức cơ bản‖ (2004) của tác giả
người Đức Claudia Mast [37] Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập các nội dung cơ bản khác đối với người làm công tác truyền thông đại chúng như: những khái niệm về thông tin, các phương tiện thông tin; hoạt động thông tin; đối tượng thông tin; trách nhiệm, nghĩa vụ, việc nghiên cứu tác dụng truyền thông cũng những nội dung về lịch
sử hình thành và phát triển của phương tiện thông tin trong cơ chế thị trường
Các tác Philip Breton và Serge Proulx (1996) trong cuốn sách ―Bùng nổ
truyền thông - Sự ra đời một ý thức hệ mới‖ đã ―cùng một lúc đưa ra những ―chìa
khoá‖ để hiểu được tính phức tạp của thế giới truyền thông đồng thời ―giải mã‖ hệ
tư tưởng mới‖ Cuốn sách đề cập đến các khía cạnh như các kỹ thuật truyền thông trong lịch sử, sự xâm nhập của các phương tiện truyền thông và các kỹ thuật mới, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt trong phần thách thức của truyền thông, các tác giả bàn đến nội dung truyền thông chính trị - những công cụ, những kỹ thuật, mức độc ―lọc‖ thông điệp chính trị và vai trò tích cực của người tiếp nhận.[38] Cuốn sách này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực truyền thông trong tổ chức đặc biệt là các CQHCNN Cuốn sách góp phần cung cấp một cái nhìn khái quát và đầy đủ về các yếu tố tác động như thể chế chính trị, các quy định bằng văn bản quản lý nhà nước
về truyền thông và sự phát triển công nghệ thông tin đối với HĐTT của tổ chức
Tại Việt Nam, các khái niệm truyền thông và truyền thông đại chúng
cũng được đề cập từ rất sớm trong cuốn ―Truyền thông đại chúng‖ của PGS.TS
Trang 35Tạ Ngọc Tấn (2001)[30] Đây cũng là cuốn sách có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn đối với rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về truyền thông và truyền thông đại chúng tại Việt Nam nói chung và đối với đề tài luận án này nói riêng Rất nhiều nội dung cơ bản và quan trọng của truyền thông đại chúng được PGS.TS Tạ Ngọc Tấn đề cập trong cuốn sách như: các phương tiện truyền thông đại chúng, lịch sử phát triển của truyền thông đại chúng, mô hình,
cơ chế tác động, hiệu quả, các chức năng xã hội của truyền thông đại chúng Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng cho đề tài luận án tiến sĩ của tác giả
Cuốn sách ―Xã hội học báo chí‖ (2006) của tác giả Trần Hữu Quang [28] là
công trình nghiên cứu công phu và đặc biệt được tiếp cận từ góc độ xã hội học giúp luận giải rất nhiều khía cạnh về truyền thông như khái niệm truyền thông, truyền thông đại chúng, các quá trình truyền thông, đối với nghề làm báo và hoạt động của nhà báo, những quan điểm và những phương pháp phân tích xã hội học
về công chúng truyền thông và nội dung truyền thông, cũng như về các tác động
xã hội của truyền thông đại chúng Cuốn sách cũng được coi là công trình nghiên cứu đầu tiên và chuyên sâu về mảng xã hội học báo chí
Cuốn sách ―Báo chí thế giới – Xu hướng phát triển” (2008) của tác giả
Đinh Thị Thuý Hằng Cuốn sách giới thiệu những lý luận, khái niệm, phạm trù và hoạt động báo chí thế giới đang được phổ biến tại các trường đại học trên thế giới
và trong giới nghiên cứu báo chí Cuốn sách phân tích Bốn học thuyết lý luận báo chí của Fred Siebert, Theodore Reterson, Winbur Schramm (1956) bao gồm: Báo chí Chuyên quyền, Báo chí Tự do dân chủ, Báo chí Trách nhiệm Xã hội và Báo chí Cộng sản Liên xô Cuốn sách cũng đưa ra những phản biện, bổ sung vào bốn học thuyết đó của các học giả như Mc Quail, Nerone và các đồng nghiệp Cuốn sách đồng thời bàn về xu hướng hội tụ truyền thông và xu thế phát triển của báo chí trên thế giới [12]
Nghiên cứu về quản lý truyền thông - báo chí của tổ chức tại Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào góc độ quản lý nhà nước về truyền thông và báo chí, chứ chưa
đi vào việc các CQNN tự quản lý truyền thông và hoạt động báo chí của chính bản thân cơ quan mình như thế nào Vấn đề về lãnh đạo, quản lý báo chí được đề cập
đến trong cuốn sách ―Truyền thông đại chúng‖ của PGS TS Tạ Ngọc Tấn (NXB
Chính trị quốc gia, 2011) Tác giả đã giới thiệu khái quát hệ thống bộ máy quản lý, lãnh đạo đối với báo chí nước ta, bao gồm các hệ thống đến các Uỷ ban Nhân dân các tỉnh , đồng thời nhấn mạnh sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hoạt động báo chí
Trang 36Cuốn sách ―Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý”
(2000) của tác giả Vũ Đình Hoè đã làm rõ mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông đại chúng với đối tượng công tác lãnh đạo quản, quản lý, vai trò của nó đối với sứ mệnh của người lãnh đạo và quản lý là phục vụ lợi ích, mong muốn của đối tượng là quần chúng nhân dân.[18]
Luận án tiến sĩ: ―QHCC và báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn‖
(2000) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền giải quyết mối quan hệ giữa QHCC
và báo chí, vai trò và ảnh hưởng của nghề PR đến hoạt động của truyền thông đại chúng Tuy nhiên, luận văn không làm rõ HĐTT hay QHCC của cơ quan báo chí
cụ thể nào.[19]
Cuốn sách ―Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội‖ (2012)
[26] của tác giả Đỗ Chí Nghĩa đã khảo sát và nghiên cứu có tính hệ thống cả về lý luận và thực tiễn vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí, đánh giá thực trạng, mức độ tác động của báo chí vào dư luận xã hội và dề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dư luận xã hội của báo chí
Cuốn sách ―Thông tin Báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý‖ (2017) do
tác giả Nguyễn Đức Lợi chủ biên, tác giả Lưu Văn An đồng chủ biên [22] bàn về các vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới về hoạt động thông tin báo chí đối với công tác lãnh đạo, quản lý, vai trò, yếu tố tác động, thực trạng của vấn đề này và
đề xuất những quan điểm, giải pháp
Tóm lại, luận án đã tổng hợp, chọn lọc và hệ thống các tài liệu nghiên cứu
về truyền thông, truyền thông đại chúng Trong các tài liệu trong và ngoài nước về truyền thông, các cuốn sách bàn về lịch sử truyền thông đại chúng, các lý thuyết truyền thống và hiện đại của truyền thông và truyền thông đại chúng, mối quan hệ của phương tiện truyền thông và xã hội, truyền thông trong mối tương quan với văn hoá, lịch sử và tri thức, tác động của truyền thông cũng như những yếu tố tác động như thể chế chính trị, các quy định và quản lý nhà nước và sự phát triển của công nghệ thông tin có tác động như thế nào đến truyền thông
Các công trình nghiên cứu trên đã bàn về các vấn đề quản lý thông tin báo chí, quản lý báo chí, công tác lãnh đạo quản lý trong hoạt động truyền thông đại chúng và báo chí, hoạt động QHCC của các tờ báo hay mối quan hệ giữa báo chí và QHCC Tuy nhiên, như đã nói ở trên, công trình này chủ yếu tập trung vào góc độ quản lý nhà nước về truyền thông, truyền thông đại chúng trong mối quan hệ với lãnh đạo, quản lý chứ chưa đề cập đến việc các cơ quan trong bộ máy nhà nước cần làm gì để quản lý thông tin trên kênh báo chí và các kênh truyền thông khác của tổ chức mình Đây cũng
là một trong những lý do thôi thúc tác giả thực hiện đề tài luận án của mình
Trang 371.2 Tình hình nghiên cứu về truyền thông tổ chức
1.2.1 Khái quát tình hình nghiên cứu về truyền thông tổ chức
Có thể nói, nghiên cứu lý thuyết giao tiếp/ truyền thông đã ăn sâu trong các trường phái nghiên cứu (traditions) tu từ miệng của La Mã và Hy Lạp cổ đại Tương tự như nhiều khái niệm ban đầu đã định hình ngành khoa học (discipline), một số các nguyên lý tạo lập (founding principles) của TTTC có nguồn gốc ở phương Đông Ngay từ thế kỷ thứ tư, các học giả Trung Quốc tập trung vào "các vấn đề về giao tiếp trong bộ máy (cai trị hành chính) chính quyền rộng lớn cũng như giữa chính quyền và người dân" (Murphy, Hildebrandt & Thomas, 1997, tr.4) Các học giả Đông cổ đại tập trung vào dòng chảy thông tin, sự trung thực của thông điệp, và chất lượng của thông tin trong bộ máy hành chính chính phủ của họ (Krone, Garrett & Chen, 1992) [105]
Giống như hầu hết các chuyên ngành trong lĩnh vực này, TTTC bắt đầu vào giữa thế kỷ 20 với công việc của P E Lull và W Charles Redding tại Đại học Purdue (Putnam & Cheney, 1985) Trước đó, các cá nhân như Chester Barnard và Mary Parker Follett đã thiết lập nền tảng cho TTTC bằng cách thừa nhận vai trò của truyền thông là chìa khóa cho các hoạt động thực tiễn của tổ chức Trong thời đại công nghiệp, trọng tâm của TTTC là về năng suất lao động, cơ cấu tổ chức và hiệu quả tổ chức tổng thể Các kết quả chính phải đạt được là lợi nhuận và hiệu quả quản
lý cao hơn Follett được biết đến như là nhà tư vấn quản lý đầu tiên tại Hoa Kỳ (Stohl, 1995) Bà tập trung cụ thể vào độ phức tạp của thông điệp, lựa chọn kênh thích hợp, và sự tham gia của người lao động trong các tổ chức Bernard (1938) đặt giao tiếp/truyền thông ở trung tâm của mọi quá trình tổ chức, cho rằng mọi người phải có khả năng tương tác với nhau trong một tổ chức để thành công
- Là một chuyên ngành trong lĩnh vực này, TTTC được cho là có thể biết được nguồn gốc từ cuốn sách Chia sẻ thông tin với nhân viên của Alexander R Heron, xuất bản năm 1942, cuốn sách bàn về việc giao tiếp truyền thông giữa quản lý-nhân viên (Redding & Tompkins, 1988) Putnam và Cheney (1985) cho rằng lĩnh vực chuyên ngành "TTTC đã tăng trưởng vượt ra khỏi ba trường phái truyền thông diễn văn chính: bài diễn văn trước công chúng, sự thuyết phục, và nghiên cứu khoa học xã hội về truyền thông liên nhân, truyền thông nhóm, và truyền thông đại chúng " (trang 131) Cùng với việc đào tạo kỹ năng nói trước công chúng cho các giám đốc điều hành của công ty ngay từ năm 1920 (Putnam & Cheney, 1985), những công trình ban đầu như Đắc nhân tâm (How to win friends and influence people) của Dale Carnegie năm 1936 tập trung vào kỹ năng trình bày bằng lời nới và giao tiếp bằng văn bản cho các nhà quản lý để thành công trong tổ chức
Trang 38Redding và Thompkins (1988) xác định ba giai đoạn trong sự phát triển TTTC Trong Kỷ nguyên Chuẩn bị (1900-1940) nhiều nền tảng đã được đặt ra cho chuyên ngành này mà mọi người biết ngày nay Các học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông trong tổ chức Trọng tâm chính trong thời gian này là vào bài diễn thuyết trước công chúng, bài viết trong kinh doanh, truyền thông quản lý,
và thuyết phục Kỷ nguyên của sự Nhận diện và Hợp nhất (1940-1970) chứng kiến
sự khởi đầu của kinh doanh và truyền thông công nghiệp, với nhóm nhất định và các mối quan hệ tổ chức được coi là quan trọng Trong suốt Kỷ nguyên của Trưởng thành và Đổi mới (1970-nay), nghiên cứu thực nghiệm tăng, "kèm theo những nỗ lực sáng tạo để phát triển các khái niệm, giả thuyết lý thuyết, và các phân tích phê phán triết học" (Redding & Thompkins, 1988, tr.7)
Như với các chuyên ngành khác, trong thế kỷ qua, TTTC đã phát triển đáng kể
do các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và các giảng viên học viện diễn ra liên tục Redding và Thompkins (1988) kết luận rằng "trong năm 1967 hoặc năm 1968, TTTC cuối cùng đã đạt được ít nhất một mức độ thành công cấp độ vừa phải ở hai khía cạnh: phá vỡ hoàn cảnh trói buộc/điều cản trở về 'kinh doanh và công nghiệp‖, và đạt được một độ nhận thức hợp lý (a reasonable measure of recognition) như một thực thể xứng đáng để nghiên cứu học thuật nghiêm túc "(tr 18) [105]
Khi truyền thông phát triển, nghiên cứu về các lý thuyết truyền thông tiếp tục phát triển, và chuyên ngành đào tạo về TTTC cũng phát triển tiếp tục tái định nghĩa lại chính nó Trong giai đoạn đầu, trọng tâm là các nhà lãnh đạo tổ chức thuyết trình trước công chúng Gần đây nghiên cứu lý thuyết chú trọng tập trung vào tất cả các mức độ tương tác trong các tổ chức Bởi vì các mối quan hệ giữa các cá nhân là một phần lớn của TTTC, nó làm cho cảm giác rằng rất nhiều nghiên cứu tập trung vào cách các mối quan hệ giữa các cá nhân được thực hiện trong khuôn khổ của hệ thống phân cấp tổ chức Vì vậy, truyền thông trong các mối quan hệ cấp trên - cấp dưới là một tâm điểm cho nhiều nhà nghiên cứu lý thuyết tổ chức (Stohl & Redding, 1987; Putnam & Cheney, 1985)
Putnam và Cheney (1985) đã tổng kết việc nghiên cứu lý thuyết TTTC hiện đại bằng cách xác định bốn lĩnh vực chính của chuyên ngành này: 1) Các kênh truyền thông, 2) Khí hậu truyền thông (communication climate - có thể được hiểu là môi trường truyền thông), 3) Phân tích mạng lưới, và 4) Truyền thông cấp trên-cấp dưới Từ những năm 1980, chuyên ngành này đã được mở rộng để bao gồm công việc về văn hóa tổ chức, quyền lực và quản lý xung đột, và hùng biện của tổ chức Trong một phân tích gần đây của 23 sách giáo khoa giới thiệu TTTC (Aust, Limon,
& Lippert, 2002), sự tương đồng xảy ra ở (sự bao phủ) nhiều phương pháp tiếp cận
Trang 39và chủ đề Chín chủ đề xuất hiện thường xuyên nhất bao gồm: 1) lãnh đạo, 2) xung đột và quản lý xung đột, 3) mạng lưới truyền thông, 4) quá trình hoạch định chính sách và giải quyết vấn đề, 5) đạo đức, hoặc giá trị, 6) công nghệ truyền thông, 7) quan điểm nguồn nhân lực, 8) quan điểm mối quan hệ con người, 9) lý thuyết quản
lý cổ điển Những nội dung đào tạo về giao tiếp TTTC ưu tiên những nội dung như việc phát triển kỹ năng trong việc xã hội tổ chức, phỏng vấn, thuyết trình nhóm và
cá nhân, các mối quan hệ công việc, đánh giá hiệu quả thực hiện, giải quyết xung đột, quản lý căng thẳng, ra quyết định, và giao tiếp với công chúng bên ngoài
1.2.2 Những nghiên cứu về truyền thông tổ chức
Ngày càng có nhiều các công trình nghiên cứu về truyền thông tổ chức, tuy nhiên tựu chung lại là các công trình nghiên cứu hay tài liệu, sách báo như sau:
Khi xem xét vai trò của TTTC, tác giả Linda L Putnam và Anne Maydan
Nicotera trong ―Xây dựng lý thuyết của tổ chức: Vai trò kiến tạo của truyền thông‖
(Building the theories of organization: The constitutive role of communication) (2009)
[83] cho rằng ―truyền thông kiến tạo tổ chức‖ - communication constitutes
organizations (CCO) Do vậy, các tác giả tiến xa hơn vượt ra khỏi quan niệm trước đây coi truyền thông chỉ là một quá trình của tổ chức Thay vì như vậy, các tác giả đã xem xét cách thức các quá trình này tạo ra các mô hình (patterns) tồn tại theo thời gian và các mô hình đó kiến tạo nên tổ chức như một tổng thể Nói các khác, các học giả về truyền thông trong tổ chức trong giới học thuật, giảng dạy và thực tiễn cho rằng tổ chức được kiến tạo nhờ quá trình truyền thông
Trong cuốn sách: “Truyền thông trong các tổ chức: Cấu trúc và thực
hành” - “Communication in organizations: Structures and practices”, các tác giả
Andreas P.Müller, Alfred Kieser (eds.) (2003) [76] khẳng định vai trò của truyền thông, cụ thể, truyền thông được coi là một tham số quan trọng trong việc xây dựng, bảo trì và thay đổi của tổ chức Các tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của nghiên cứu định tính các lý thuyết tổ chức và nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội trong TTTC
Cuốn sách ―TTTC: Phương pháp tiếp cận và quy trình‖ (Organizational
communication: approached and processes) (2011) [75] của tác giả Katherine Miller luận giải phương pháp tiếp cận và các quá trình truyền thông của tổ chức và chỉ ra những phương pháp tiếp cận này hình thành lên niềm tin và cách hiểu của chúng ta về hoạt động nghiên cứu và thực tiễn của truyền thông của tổ chức Cuốn sách bàn về truyền thông trong tổ chức từ góc nhìn của truyền thông và góc nhìn quản lý do vậy đã đưa ra một cách nhìn hệ thống về vấn đề này Bàn về quá trình tiếp thu công nghệ, các tác giả đã cung cấp những hình thức công nghệ truyền thông
Trang 40mới ở nơi làm việc và chỉ ra sự khác nhau giữa những công nghệ này với các hình thức truyền thông truyền thống Cuốn sách sử dụng các mô hình và các lý thuyết truyền thông để lý giải quá trình này và cho thấy công nghệ đã thay đổi nội dung truyền thông nơi công sở, đã chuyển đổi các MHTT, bao gồm cả các mô hình sức mạnh, sự tham gia và mạng xã hội, và đặc biệt là dần dần làm thay đổi các cấu trúc
tổ chức, nhất là các hình thức tổ chức mới hiện nay Tuy nhiên, cũng như nhiều cuốn sách khác về truyền thông trong tổ chức, cuốn sách này chỉ dừng lại ở việc bàn
về HĐTT nội bộ chứ không nhắc đến HĐTT ra bên ngoài Chính vì vậy, các nội dung về vai trò và tác động của công nghệ thông tin tới truyền thông mới chỉ giới hạn trong phạm vi công sở chứ chưa làm rõ được vai trò và tác động của công nghệ thông tin tới HĐTT của tổ chức với các nhóm công chúng bên ngoài của mình
Trong giai đoạn đầu khi nghiên cứu về TTTC, khái niệm TTTC được hiểu là những hoạt động liên quan đến kỹ năng nói, viết, lắng nghe và tranh luận Ngoài ra, truyền thông của tổ chức chủ yếu được hiểu là hành vi truyền thông giữa ―người gửi‖ (senders) và ―người nhận‖ (receivers) và chỉ diễn ra trong phạm vi ranh giới của tổ
chức [49] ―Hầu hết truyền thông hướng tới khán/thính/độc giả hay công chúng bên
ngoài (external audiences), và đặc biệt là thị trường, đều được xem là ngoại lai (alien) đối với lĩnh vực truyền thông trong tổ chức‖ (George Cheny và Lars Thøosger
Christensen, 2001) Tuy nhiên, trong vài thập kỷ trở lại đây, đã có nhiều quan điểm mới được đưa ra khi bàn về truyền thông của tổ chức
Bàn về khái niệm TTTC, có rất nhiều tài liệu sách báo đã đề cập, tuy
nhiên không thể không nhắc tới cuốn sách: ―Cẩm nang mới về TTTC‖ (The new
handbook of organizational communication: Advances in theory, research, and methods) (2001) [63] của Fredric M.Jablin và Linda L.Putman Các tác giả nêu
ra ba cách thức tiếp cận sẵn về khái niệm ―TTTC‖: i) ―tập trung vào sự phát
triển của TTTC như hoạt động chuyên môn trong các phòng ban và hiệp hội truyền thông‖, 2) ―tổ chức tập trung coi truyền thông như một hiện tượng tồn tại trong tổ chức‖, 3) ―coi truyền thông như một cách để mô tả và giải thích các tổ chức” (Hawes, 1974)
Điểm nổi bật của cuốn sách này chính là cách tiếp cận của các học giả đối với truyền thông không giới hạn trong phạm vi bên trong tổ chức mà coi HĐTT của tổ chức phải bao gồm cả HĐTT ra bên ngoài và vào bên trong Theo các tác
giả George Cheny và Lars Thøosger Christensen trong ―Bản sắc tổ chức: Mối liên
hệ giữa truyền thông bên trong và bên ngoài‖ (Organizational identity: Linkages
between internal and external communication) trong cuốn ―Cẩm nang mới về Truyền
thông trong tổ chức‖ (The new handbook of organizational communication: Advances