1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG SINH LÝ TIÊU HÓA

61 113 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 384,5 KB

Nội dung

- Phân giải tinh bột chín thành đường mantoz do tác dụng của enzim amilaza, sauđó một phần đường mantoz được phân giải thành glucoz do tác dụng của menmantaza... Chymoz

Trang 1

CHƯƠNG 1

SINH LÝ TIÊU HÓA

&1 TIÊU HÓA Ở MIỆNG

I KHÁI NIỆM TIÊU HÓA

Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn từ miệng đến ruột già nhằm biến đổinhững hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn giản nhất mà

cơ thể động vật hấp thu được

Quá trình tiêu hóa ở gia súc diến ra dưới 3 tác động: cơ học, hóa học và visinh vật học

+ Tiêu hóa cơ học: được thực hiện bằng sự nhai của miệng, sự co bóp của dạ dày,nhu động ruột nhằm cắt, xé, nghiền nát thức ăn và chuyển thức ăn xuống nhữngđoạn dưới đồng thời tẩm đều thức ăn với các dịch tiêu hóa để tạo điều kiện chotiêu hóa hóa học dễ dàng

+ Tiêu hóa hóa học: là kết quả tác động của các enzim trong các dịch tiêu hóaphân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản để cơ thể hấpthu được

+ Tiêu hóa vi sinh vật học: do các vi sinh vật hữu ích có trong dạ dày và ruột, chủyếu trong dạ cỏ và ruột già tác động

Ba quá trình trên diễn ra đồng thời và có ảnh hưởng tương hổ lẫn nhau, đặtdưới sự điều khiển của hệ thần kinh- thể dịch và được thực hiện bằng 2 loại phảnxạ không điều kiện và có điều kiện

II TIÊU HÓA Ở MIỆNG

Tiêu hóa ở miệng gồm 3 giai đoạn:

- Lấy thức ăn và nước uống

- Nhai và tẩm nhuận thức ăn với nước bọt

- Nuốt

Ở miệng diễn ra 2 quá trình: tiêu hóa cơ học do nhai và tiêu hóa hóa học docác enzim trong nước bọt

Trang 2

1 Lấy thức ăn và nước uống

Tùy loài gia súc có cách lấy thức ăn và nước uống khác nhau

a Lấy thức ăn

+ Lợn: Dùng mũi ủi đất để tìm thức ăn và nhờ môi dưới nhọn đưa thức ăn vàomiệng Khi lấy thức ăn ở máng thì nó nhờ răng, lưỡi và nhờ vận động lắc đầu xốcmõm vào máng để lấy thức ăn

+ Trâu bò: Lấy thức ăn chủ yếu bằng lưỡi Lưỡi trâu bò dài, mặt trên lưỡi nhám cóthể thè ra ngoài cuốn đứt cỏ đưa vào miệng Sau đó dùng răng cửa hàm dưới vàlợi hàm trên giữ và dùng động tác kéo giật của đầu để dứt đứt cỏ

+ Ngựa: Khi ăn cỏ trên bãi chăn chủ yếu dùng môi trên và răng cửa để cắt cỏ Khiở trong chuồng dùng môi để nhặt cỏ và hạt với sự tham gia của lưỡi

+ Dê, cừu: Gần giống của ngựa Môi trên của cừu có khe hở tiện cho việc gặm cỏngắn

+ Chó: Lấy thức ăn bằng răng cửa, xé bằng răng nanh

Nhai còn có tác dụng kích thích vị giác tăng tính thèm ăn, tạo ra sự kíchthích tiết các dịch tiêu hóa

Các loài gia súc khác nhau, động tác nhai khác nhau

Trang 3

- Động vật ăn thịt: nhờ vận động lên xuống mạnh của hàm dưới để ép nát thức ăngiữa 2 hàm, dùng răng nanh để cắt xé và răng hàm để nghiền nát thức ăn( VD:chó).

- Động vật ăn cỏ: Dùng vận động qua lại của hàm dưới để nhai nghiền thức ăn,hàm trên như một cái bàn thớt để chặt và băm nhỏ (VD: trâu bò)

- Động vật ăn tạp như lợn thì khi nhai vận động lên xuống của hàm dưới nhiềuhơn vận động qua lại Khi ăn 2 mép của lợn đóng không chặt, khiến một luồngkhông khí lọt qua mép phát sinh ra âm thanh đặc trưng

Động vật ăn thịt nhai không lâu và không kỹ bằng động vật ăn cỏ, thời giannhai của loài ăn cỏ khá dài

Lợn nhai thức ăn tương đối kỹ, thức ăn càng mềm thời gian nhai càng ngắnvà ngược lại Lợn càng lớn thời gian nhai tương ứng cần thiết lại giảm xuống

Loài nhai lại có 2 lần nhai: lần thứ nhất nhai sơ bộ rồi nuốt xuống dạ cỏ, sauđó ợ lên nhai lại kỹ hơn nên tốn khá nhiều năng lượng, vì vậy việc cắt cỏ, loại bớtgốc, rễ cứng, kiềm hóa rơm rạ là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho gia súcnhai lại và tiết kiệm năng lượng

Quá trình nhai lại lâu hay nhanh tùy thuộc và tính chất của thức ăn (cứnghay mềm) Trung bình mỗi viên thức ăn được nhai lại từ 20 - 60 giây

Thời gian nhai lại: Sau khi ăn, nhai lại lần đầu độ 30 - 70 phút (đối với trâubò), 20 - 45 phút (đối với dê cừu) vật bắt đầu nhai lại ( nhất là lúc nghỉ ngơi) Thờigian nhai lại khoảng 40 - 45 phút, nghỉ 30 phút đến 1 giờ vật lại tiếp tục nhai Mỗingày đêm trâu, bò nhai lại 6 - 8 lần Bê, nghé đã ăn cỏ khoảng 16 lần, tổng thờigian nhai lại khoảng 7 giờ

3 Tiết nước bọt

Nước bọt là một dịch thể được tiết ra từ 3 đôi tuyến nước bọt ( tuyến mangtai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi) cùng nhiều tuyến nhỏ nằm rãi rác trong lớpthượng bì niêm mạc miệng

Trang 4

Nước bọt tiết nhiều nhất khi gia súc ăn, ngoài bữa ăn lượng tiết ít Số lượngvà tính chất nước bọt phụ thuộc vào số lượng và thành phần, tính chất của thức ăn.

Ví dụ: - ăn thức ăn khô nước bọt tiết nhiều

Lợn một ngày đêm tiết ra 15 lít, ngựa 40 lít, trâu bò 60 lít

a Thành phần tính chất của nước bọt

* Thành phần:

Nước bọt gồm: Nước 99 - 99,4%, vật chất khô 0,6 - 1% trong đó 2/3 làprotein chủ yếu là mucoprotein tạo nên chất nhầy muxin và các enzim phân giảigluxit là amilaza và maltaza còn lại là các muối clorua, cacbonat, sunfat của Na,

K, Mg, Ca đặc biệt NaHCO3 khá nhiều trong nước bọt loài nhai lại Nước bọt cònchứa một số sản phẩm trao đổi như ure, CO2 chưa những mảng nhỏ niêm mạcmiệng bong ra, những bạch cầu, vi sinh vật và chất diệt khuẩn lisozim

b Tác dụng của nước bọt

- Tẩm ướt thức ăn tạo thành viên cho dễ nuốt

- Làm trơn và bảo vệ màng nhầy xoang miệng tránh các xây xát cơ giới

- Phân giải tinh bột chín thành đường mantoz do tác dụng của enzim amilaza, sauđó một phần đường mantoz được phân giải thành glucoz do tác dụng của menmantaza Tác dụng này chỉ xảy ra ở người, lợn còn ở ngựa và loài nhai lại thì hầunhư không xảy ra do không có men trên

- Hòa tan một số thành phần của thức ăn như NaCl, đường làm hưng phấn vịgiác, kích thích thèm ăn, làm tăng tiết nước bọt và tiêu hóa tốt hơn

Trang 5

- Tác dụng diệt khuẩn do có chứa lisozim có khả năng hòa tan màng các vi khuẩn (đặc biệt chó, mèo, người)

- Đối với loài nhai lại

+ Có tác dụng đảm bảo độ ẩm và độ kiềm thích hợp cho dạ cỏ, tạo thuận lợicho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động ( nhờ nước bọt nhiều và độ kiềm cao pH = 8,1)

+ Nước bọt chứa nhiều vitamin C cần cho vi sinh vật dạ cỏ phát triển

+ Nước bọt có chứa ure xuống đến dạ cỏ được vi sinh vật sử dụng chuyểnthành protein vi sinh vật

- Ở những loài tuyến mồ hôi kém phát triển như trâu, chó sự bốc hơi nước từ nướcbọt góp phần điều nhiệt (tỏa nhiệt) Các loài này mùa hè thường thải nhiều nướcbọt

- Khi gặp vật không thích hợp (sỏi, sạn, vật đắng ) nước bọt tiết nhiều tương dịch(nước bọt loãng) để tẩy rữa chúng ra ngoài

Động tác nuốt là hoạt động theo ý muốn đưa thức ăn từ miệng đến yết hầu.Khi thức ăn đến yết hầu để xuống thực quản lại là hoạt động không theo ý muốnvà là phản xạ có điều kiện

&2 TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY

I Tiêu hóa ở dạ dày đơn

Có thể coi dạ dày lợn là loại trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép Đặcđiểm về phía trái của thượng vị có phần manh nang lồi ra Như vậy dạ dày lợngồm có 5 vùng: 1- Vùng thực quản (nhỏ), 2- Vùng manh nang, 3- Vùng thượng vị,

Trang 6

4- Vùng thân vị, 5 - Vùng hạ vị Vùng thực quản không có tuyến, vùng manhnang và thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy, không có pepsin và HCI Vùng thânvị và hạ vị giống như dạ dày đơn (ở loài ăn thịt).

a Thành phần, tính chất lý- hóa học của dịch vị

Dịch vị là chất lỏng, trong, có tính axit mạnh Do các tuyến dạ dày tiết ra

* Thành phần của dịch vị

Nước: 99,5%

Vật chất khô: 0,5% gồm axit HCl ở dạng H+, Cl-; chất khoáng NaCl,CaCl2, Ca3(PO4)2; Các enzym Pepsin, Catepxin, Kimozin, Lipaza , mucoproteintạo chất nhầy muxin và một ít axit lactic, creatinin, ATP, ure, axit uric

* Tác dụng của HCl

- Hoạt hóa men Pepsinogen thành Pepsin

- Giúp đóng mở van hạ vị

- Giúp bài tiết dịch tụy, dịch ruột

- Diệt vi khuẩn có trong thức ăn

- Làm trương nở protein tạo thuận lợi cho pepsin tác dụng

- Tạo pH cần thiết cho pepsin hoạt động (pH = 1,5 - 2,5)

* Tác dụng của dịch vị

+ Tiêu hóa protein

- Men Pepsinogen

Do tế bào chủ tiết ra ở dạng vô hoạt nhờ tác dụng của HCl được biến thànhpepsin hoạt động, Pepsin này sẽ tiếp tục hoạt hóa mem Pepsinogen thành Pepsin( giai đoạn tự xúc tác) Dưới tác dụng của Pepsin, protein phân gải thành anbumozvà pepton, nếu thời gian tác dụng lâu có thể cho ra axit amin

Pepsin thủy phân protein thịt và máu nhanh hơn so với protein trứng vàprotein gân, bạc nhạc Pepsin hoạt động ở pH = 1,5 - 2,5

- Men Catepxin

Trang 7

Tác dụng giống Pepsin Thủy phân protein và một số mạch peptit thành axitamin Hoạt động thích hợp ở môi trường pH = 4 - 5 Hoạt động mạnh ở động vậtbú sữa khi mà lượng HCl hình thành chưa nhiều Ở động vật trưởng thành hầu nhưkhông có hoạt động.

- Men Kimozim (Chymozim) hay enzym ngưng kết sữa - đông sữa

Enzym này có tác dụng ngưng kết casein và i- on Ca2+ có trong sữa thànhcác cục đông để men Pepsin tác dụng phân giải

ChymozimCaseinogen Casein + Ca2+ Caseinat canxi (lắng tủadạng bông)

Gelatinaza và Colagenaza là những men tiêu hóa protein gân, bạc nhạc vàprotein mô liên kết thành những mạch peptit và axit amin

* Tiêu hóa Gluxit

Trong dịch vị không có men tiêu hoá gluxit, nhưng nhờ men amilaza củanước bọt theo thức ăn xuống hoạt động được ở vùng thượng vị dạ dày, nơi màthức ăn chưa thấm ướt bởi dịch vị mấy nên phản ứng còn hơi kiềm Ở đó amilazathủy phân một phần tinh bột chín thành đường mantoz rồi mantoz bị men mantaza(cũng của nước bọt xuống) thủy phân thành glucoz Tiêu hóa gluxit ở đây diễn rayếu trừ lợn vì trong dịch vị của nó có men tiêu hóa tinh bột

* Tiêu hóa Lipit

Dưới tác dụng của lipaza thì lipit phân giải thành glyxerin và axit béo Dotrong dịch vị không có muối mật nên lipaza trong dạ dày hoạt động rất yếu

Đối với động vật bú sữa, nó tác dụng làm nhũ hóa mỡ sữa

Ở bê trong thời kỳ bú sữa có prolipaza từ nước bọt xuống, cũng có tác dụngtiêu hóa mỡ

* Tác dụng của dịch nhầy muxin

Chất nhầy muxin do tế bào phụ khắp niêm mạc dạ dày tiết ra, có tác dụngphủ một lớp dịch nhầy lên bề mặt niêm mạc dạ dày để bảo vệ nó tránh tác động cơ

Trang 8

giới của thức ăn, cản trở ảnh hưởng của HCl và các axit khác, cũng như ảnh hưởngcủa men pepsin.

c Cơ chế tự bảo vệ của dạ dày

- Nêm mạc dạ dày tiết chất antipepsin để chống lại tác dụng của pepsin

- Do tuân fhoanf máu đến nuôi dưỡng dạ dày có môi trường kiềm, nó trunghóa lượng axit bám vào niêm mạc dạ dày Nếu vì một nguyên nhân nào đó màtuần hoàn máu đến dạ dày bị trở ngại sẽ gây viêm loát dạ dày

- Do lớp chất nhầy muxin bao phủ niêm mạc dạ dày thành một màng bảovệ

d Cơ chế điều tiết dịch vị

Tiết dịch vị được điều hòa bằng 2 cơ chế: Thần kinh và thể dịch

* Cơ chế thần kinh: Được thực hiện bằng 2 phản xạ không điều kiện và có điềukiện

+ Phản xạ không điều kiện

Khi thức ăn xuống dạ dày chạm vào niêm mạc sẽ kích thích các tuyến của niêmmạc tiết dịch Sau khi ăn 5 - 6 phút dịch vị bắt đầu tiết và kéo dài khoảng 2 - 3h.+ Phản xạ có điều kiện

Đây là sự tiết dịch xảy ra khi chưa có thức ăn tác động vào niêm mạc dạdày Cụ thể là khi ngửi thấy mùi của thức ăn hoặc tiếng va đập của dụng cụ cho ănthì dịch vị tiết ra Trong trường hợp này dịch vị tiết ra sẽ chứa một lượng enzymtiêu hóa nhiều hơn Trong chăn nuôi gia súc tập trung người ta đặc biệt chú ýthành lập phản xạ này để làm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu của vật nuôi

* Cơ chế thể dịch

Sự tiết dịch vị theo cơ chế thể dịch do chất hóa học của thức ăn, sản phẩmphân giải của thức ăn được hấp thu vào máu đến tác dụng lên tuyến dạ dày Phathể dịch diến ra sau khi ăn chừng 30 phút và kéo dài đến 10 giờ

Nhóm nhân tố thể dịch kích thích tăng tiết dịch:

- Sản phẩm phân giải của thức ăn nhất là sản phẩm phân giải protein

Trang 9

- Gastrin: là một hormon do niêm mạc vùng hạ vị dạ dày tiết ra dưới tácdụng của các sản phẩm tiêu hóa protein Gastrin theo máu đến kích thích tuyếnthân vị tăng tiết dịch vị, chủ yếu là kích thích tế bào chủ tiết enzym.

- Enterogastrin: Được tạo ra từ niêm mạc tá tràng theo máu chảy về thân vịtăng tiết dịch vị

- Histamin: là sản phẩm phân giải của axit amin histidin có tác dụng tăngtiết dịch vị, đặc biệt dịch vị có nhiều HCl, ít enzym

- Urogastrin: Là sản phẩm trao đổi của gastrim có trong nước tiểu thấm vàomáu gây tăng tiết dịch vị

- Hormon vỏ thượng thận: Các Glucococticoit của vỏ thượng thận khôngphải là yếu tố sinh lý điều tiết dịch vị, nhưng khi được bài tiết nhiều cũng làm tăngtiết dịch vị Do đó căng thẳng thần kinh kéo dài, gây tăng tiết hormon vỏ thượngthận kéo dài có thể dẫn đến loét dạ dày

B TIÊU HÓA TRONG DẠ DÀY KÉP

(dạ dày trâu, bò, dê, cừu, lạc đà)

I Sơ lược cấu tạo dạ dày kép Gồm 4 túi

- Dạ cỏ: To nhất trong 4 túi,

+ Chức năng: là nơi chứa thức tạm thời, lên men nhờ vi sinh vật làm mềm cỏ để dễ tiêu hoá

- Dạ tổ ong: là túi nhỏ nằm dưới túi trái dạ cỏ, phía trước thông với dạ cỏ, phía sauthông với lá lách

+ Chức năng: sàng lọc ngoại vật, ợ đẩy thức ăn lên miệng nhai lại

- Dạ lá sách: túi lớn thứ 2, nằm bên phải dạ tổ ong, trước túi phải dạ cỏ

+ Chức năng: nghiền ép thức ăn sau khi nhai lại thành những lớp mỏng nhuyễn đưa xuống dạ múi khế

- Dạ múi khế: là dạ tiêu hoá hoá học

Dung tích dạ dày kép rất lớn: bò từ 140 - 230 lít, bê 95 - 150 lít Kích thước, dung tích của 4 túi thay đổi tùy theo tuổi, đến 1 năm tuổi tỷ lệ 4 túi không thay đổi nữa: dạ cỏ chiếm 80% dung tích, dạ tổ ong 5%, lá sách và múi khế đều chiếm 7 - 8%

II Tiêu hóa ở dạ cỏ

Dạ cỏ được coi như “ một thùng men lớn” Tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm 1 vị trírất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của gia súc nhai lại: 50% VCK của khẩu

Trang 10

phần được tiêu hóa ở dạ cỏ Trong dạ cỏ các chất hữu cơ của khẩu phần được tiêuhóa ở dạ cỏ Trong dạ cỏ các chất hữu cơ của khẩu phần được biến đổi mà khôngcó sự tham gia của enzim tiêu hóa Xenlullo và các chất khác của thức ăn đượcphân giải là nhờ các enzim của vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ.

* Môi trường dạ cỏ thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật

- pH = 6,5 - 7,4 gần như trung tính và tương đối ổn định nhờ tác dụng trung hòaaxit sinh ra do quá trình lên men của nước bọt Các muối photphat, bicacbonattrong nước bọt có tác dụng đệm

- Nhiệt độ: 38 - 410C

- Độ ẩm: 80 - 90%

- Sự nhu động dạ cỏ yếu nên thức ăn dừng lâu trong dạ cỏ

Trong dạ cỏ chứa một lượng lớn vi sinh vật hữu ích, chúng đi vào dạ cỏ theo thức

ăn thực vật rồi gặp điều kiện yếm khí, độ ẩm và nhiệt độ thích hợp mà sinh sôi nảynở trong đó Vi sinh vật gồm thảo phúc trùng, vi khuẩn, nấm

+ Thảo phúc trùng có khoảng 100 loài, sinh sản rất nhanh (4 - 5 thế hệ/ ngày),khoảng 1 triệu con/gam thức ăn dạ cỏ

Vai trò: tiêu hóa cơ học đối với thức ăn thô tạo điều kiện lên men nó và cho vikhuẩn tác động

+ Vi khuẩn có khoảng 200 loài, chủ yếu là:

- Nhóm vi khuẩn phân giải xenlulo có số lượng lớn nhất trong dạ cỏ

- Nhóm vi khuẩn phân giải hemixenlulo

- Nhóm vi khuẩn phân giải tinh bột đường (vi khuẩn streptococcus)

- Nhóm vi khuẩn phân giải protein và các sản phẩm của protein

- Nhóm vi khuẩn sử dụng axit sinh ra trong dạ cỏ: vi khuẩn sử dụng axit lactic,axit acetic, propionic, pyruvic…

- Nhóm vi khuẩn phân giải ure

- Nhóm vi khuẩn tổng hợp B12

+ Nấm: Gồm nấm men và nấm mốc

Trang 11

* Vai trò của vi sinh vật hữu ích lên tiêu hóa thức ăn trong dạ cỏ

a Tiêu hóa xenlulo và hemixenlulo

Xenlulo và hemixenlulo là thành phần chủ yếu trong thức ăn của gia súcnhai lại Ham flwowngj của nó trong thức ăn thực vật chiếm đến 40 - 50% Trongdịch tiêu hóa không có enzim tiêu hóa xenlulo, nhưng nó vẫn được phân giải dướitác dụng của vi khuẩn phân giải xenlulo

- Trước hết thaot phúc trùng phá vỡ màng xenlulo, một mặt tạo điều kiệncho vi khuẩn làm lên men xenlulo, mặt khác để lộ những thành phần dinh dưỡng ởbên trong tế bào thực vật như tinh bột, đường, protein, để chúng dễ dàng đượctiêu hóa

Thảo phúc trùng ăn 1 phần xenlulo đã bị chúng phá vỡ đó vào bản thân đểbiến thành tinh bột và đường, tạo năng lượng cho chúng tiết tục hoạt động

Thảo phúc trùng còn có thể làm lên men xenlulo thành axit béo bay hơi (tuynhiên không mạnh bằng vi khuẩn)

80% xenlulo và hemixenlulo đã được phá vớ bời thảo phúc trùng được lênmen dưới tcas dụng của vi khuẩn thành những axit béo bay hơi gồm axit acetic,axit propionic, axit butyric và một ít axit valeric

2 Tiêu hóa tinh bột và đường

Trong khẩu phần thức ăn loài nhai lại, một tỷ lệ thích đáng tinh bột vàđường có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của vi sinh vật hữu ích Chúng ăn nhữngtinh bột đường đó vào cơ thể để biến thành năng lượng hoạt động

Tinh bột khác nhau được tiêu hóa với tốc độ khác nhau Ví dụ bột ngô đượctiêu hóa nhanh hơn bột khoai tây, tinh bột chín tiêu hóa nhanh hơn tinh bột sống

Vi khuẩn và thảo phúc trùng phân giải tinh bột thành polysaccarit, glucogenvà amilopectin Những đa đường này sẽ được lên men và tạo thành axit béo bayhơi, trong đó sự lên men dần dần của amilopectin có ý nghĩa ngăn ngừa sự lênmen quá mạnh hình thành quá nhiều thể khí có thể dẫn đến chướng bụng đầy hơikhi gia súc ăn nhiều thức ăn tươi xanh non vào dạ cỏ

Trang 12

Đường dễ tan như disaccarit, monosaccarit một phần thức ăn chứa sẵn nónhư củ cải đường, một phần khác được tạo thành do sự phân giải xenlulo vàhemixenlulo Những đường này khi lên men cũng biến thành những axit béo bayhơi và một lượng đáng kể axit lactic.

Khi cho vào khẩu phần những thức ăn chứa nhiều đường thì sẽ tạo thànhaxit lactic Nếu tốc độ tạo thành vượt quá tốc độ sử dụng làm độ pH chất chứa dạcỏ giảm → ức chế hoạt động của vi sinh vật và có khi làm cho gia súc trúng độc vìaxit lactic

Vì vậy, nên cho thức ăn chứa nhiều đường dễ tan vào khẩu phần ăn 1 tỷ lệvừa phải và cho từ từ vừa đủ để cung cấp năng lượng cho vi sinh vật hoạt độngmới có ích lợi cụ thể, nếu không sẽ phản tác dụng như đã nói

Dưới tác dụng của vi sinh vật xenlulo và hemixenlulo tinh bột và đườngđược lên men Sản phẩm tạo thành là axit béo bay hơi và một lượng rất ít axit béocó mạch cacbon dài như axit valeric, axit caproic, và các thể khí CO2, CH4, H2, O2,N2 Axit béo bay hơi ở dạ cỏ sẽ được hấp thu hoàn toàn ở dạ dày trước qua thànhdạ dày vào máu đến gan, một phần được giữ lại tại gan để được oxy hóa cung cấpnăng lượng cho cơ thể, phần khác được chuyển đến mô bào, đặc biệt đến mô tuyếnsữa để góp phần tạo thành mỡ sữa Cường độ hình thành axit béo bay hơi khámạnh, một ngày đêm ở dạ cỏ bò có thể hình thành 4 lít axit béo bay hơi

3 Tiêu hóa protein và nitơ phiprotein

Thức ăn loài nhai lại chủ yếu là thức ăn thực vật, hàm lượng protein thấp vàgiá trị dinh dưỡng cũng không cao (chứa ít axit amin không thay thế)

Vi sinh vật dạ cỏ ăn lấy protein thực vật, tiêu hóa nó bằng men phân giảiprotein và chuyển biến thành protein động vật có giá trị dinh dưỡng cao trong bảnthân vi sinh vật Khi theo thức ăn xuống dạ múi khế và ruột non gặp môi trườngkhông thích hợp chúng chết đi và sẽ cung cấp một lượng lớn protein động vật cho

cơ thể gia súc Bằng cách này phần lớn protein thức ăn (60 - 80%) được chuyển

Trang 13

biến thành protein vi sinh vật, phần protein còn lại sẽ được chuyển nguyên xuốngdạ múi khế và ruột non để được tiêu hóa.

Vi sinh vật dạ cỏ còn có khả năng biến những chất nitơ phiprotein nhưcacbamit (ure tổng hợp), các muối amôn … thành protein vi động vật trong bảnthân chúng, sau đó

* Sự tạo thành thể khí:

Do quá trình lên men VSV, các thể khí được tạo thành trong dạ cỏ gồm:

CO2: 50 - 60%

CH4: 30 - 40%

Còn lại: N2, H2, O2, H2S

+ CO2: được tạo thành trong quá trình lên men xenlulo, bột đường và 1 phần tách

ra từ NaHCO3 của nước bọt xuống

+ CH4: được tạo thành do phản ứng hoàn nguyên của CO2 và O2

Sau khi ăn 2 -3h lượng khí đã được hình thành khá nhiều, ở bò có thể đạt 25

- 35lít/giờ, 1000lít/ngày đêm Lượng khí này chiếm 1/3 phía trên dung tích dạ cỏ,nó được thoát ra ngoài bằng con đường ợ hơi

Trâu bò trung bình mỗi giờ ợ hơi 17 -20 lần Nếu lượng khí hình thành quánhiều không ợ ra kịp sẽ làm gia súc mắc bệnh chướng hơi dạ cỏ

Gia súc ăn phải nhiều thức ăn ua svangf, thiu thối, lên men sinh hơi quámạnh → bệnh đầy hơi

Chăn thả vào đầu xuân, có nhiều cỏ non xanh, gia súc ăn nhiều vào cũng dễmắc bệnh đầy hơi Vì trong thức ăn xanh non có chứa nhiều Saponin chất này làmgiảm sức căng bề mặt của thể lỏng sản sinh hiện tượng khí bào (trong khí bàochứa khoảng 67% CO2, 26% CH4 và 1 ít O2, H2)

III Chức năng của dạ tổ ong

IV Chức năng của dạ lá sách

Trang 14

V Tiêu hóa dạ múi khế.

$3 TIÊU HÓA Ở RUỘT

I Tiêu hóa ở ruột non

Tiêu hóa ở ruột non chiếm 1 vị trí vô cùng quan trọng suốt quá trình tiêuhóa, vì đến ruột non các chất dinh dưỡng của thức ăn mới được phân giải đến sảnphẩm cuối cùng để có thể hấp thu dễ dàng

Thức ăn đến ruột non chịu tác động phối hợp bởi các men và các chất xúctiến tiêu hóa trong dịch tụy, dịch ruột và dịch mật

a Đặc tính, thành phần của dịch tụy

Dịch tụy là chất lỏng, trong suốt không màu, tỷ trọng 1,008 - 1,010, có tínhkiềm (pH = 7,8 - 8,4) Độ kiềm của dịch tụy tương ứng với độ toan của dịch vị Độkiềm của dịch tụy được đảm bảo bằng các muối vô cơ, chủ yếu bằng NaHCO3

Thành phần: 90% H2O

10% VCK: + các muối vô cơ: NaCl, CaCl2, Na2HPO4, vàNaHCO3 chiếm nhiều nhất

+ Các chất hữu cơ: protein và các enzymEnzym: Tripxin, Chymotripxin, Saccaroza, Lipaza, Elastaza, Dipeptidaza,Cacboxipolipeptidaza, Protaminaza, Nucleaza, Amilaza, Mantaza, Lactaza

b Tác dụng của dịch tụy:

* Tiêu hóa protein

+ Tripxin: (Enzym chủ yếu của dịch tụy)

Khi mới tiết nó ở dạng vô hoạt Tripxinogen Nhờ tác dụng của Enterokinazacủa dịch ruột, Tripxinogen biến thành Tripxin hoạt động, rối 1 phần Tripxin này lại

Trang 15

tiếp tục hoạt hóa Tripxinogen còn lại thành toàn bộ Tripxin hoạt động (giai đoạn tựxúc tác) Tripxin tác dụng lên protein mạnh, triệt để nhanh hơn Pepsin Nó phângiải thành Polypeptit và 1 ít axit amin.

1 Đặc điểm giải phẩu tim

Tim của gia súc được phân thành 4 buồng, hai tâm nhĩ và 2 tâm thất, hợpthành 2 ngăn (ngăn phải, ngăn trái), mỗi ngăn gồm một tâm nhĩ và một tâm thất.Giữa 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ là vách ngăn kín (trong thời kỳ bào thai hai tâm nhĩthông với nhau qua lỗ botal Lỗ này bít kín lại ngay sau khi ra đời) Giữa tâm nhĩvà tâm thất có lỗ nhĩ thất và có van nhĩ thất đóng mở lỗ, bên trái là van 2 lá, bênphải là van 3 lá

Từ đáy tâm thất phải xuất phát động mạch phổi dẫn máu màu đỏ thẩm chứanhiều CO2 lên phổi để trao đổi khí

Trang 16

Từ đáy tâm thất trái xuất phát động mạch chủ gốc dẫn máu đỏ tươi chứanhiều O2 đi lên Sau khi vượt qua khối tâm nhĩ thì chia thành động mạch chủ trướcvà động mạch chủ sau đi nuôi cơ thể.

Giữa tâm thất và động mạch có lỗ động mạch và có van đóng mở là van tổchim

2 Sinh lý hoạt động của tim

Tim hoạt động co giãn một cách nhịp nhàng, đều đặn, vận chuyển máu lưuthông trong hệ thống tuần hoàn Khi tim co bóp sẽ tống máu lên phổi hoặc đi nuôi

cơ thể, còn khi tim giãn ra là lúc nó thu máu từ các cơ quan, mô bào đổ về tim

Thời gian tâm nhĩ thu là 0,1 giây Sau khi tâm nhĩ thu nó chuyển sang trạngthái trương

Thời gian tâm thất thu là 0,3 giây

2.1.2 Kỳ tâm trương

Trang 17

Tâm thất bắt đầu giãn, áp lực trong tâm thất giảm xuống thấp hơn áp lựcđộng mạch, máu vừa đi vào động mạch sẽ dội ngược trở lại, đóng sập van tổ chim,làm phát sinh tiếng tim thứ 2

Khi áp lực tâm thất hạ thấp, máu ở tâm nhĩ sẽ đẩy van nhĩ thất mở ra, máuchảy xuống tâm thất , mở ra giai đoạn tâm thu ở chu kỳ tiếp theo

Thời gian tâm nhĩ trương là 0,7 giây

Thời gian tâm thất trương là 0,5 giây

Thời gian nghỉ (cả nhĩ và thất cũng giãn ra) là 0,4 giây

Nếu so sánh thời gian tim làm việc (tâm thu) và nghỉ ta thấy: thời gian timlàm việc và thời gian nghỉ bằng nhau Chính vì vậy, tim có thể co bóp nhịp nhàngliên tục mà không bị mệt mỏi

2.2 Sự hình thành tiếng tim

Khi tim co bóp sẽ phát ra âm thanh gọi là tiếng tim Trong một chu kỳ timđập có 2 tiếng pùm - pụp kế tiếp nhau

+ Tiếng thứ nhất: “ PÙM ”gọi là tiếng tâm thu ứng với kỳ tâm thất co

Tiếng này hình thành do 2 van nhĩ thất đóng lại, không cho máu chảy ngượclên 2 tâm nhĩ mà dồn hết vào động mạch Tiếng này có âm đục, trầm và kéo dài.+ Tiếng tim thứ 2: “ PỤP” gọi là tiếng tâm trương ứng với kỳ tâm thất giãn, do 2van động mạch đóng lại, gây nên âm cao và gọn Lúc này 2 van nhĩ thất mở ra đểđẩymáu từ 2 tâm nhĩ xuống tâm thất

Khi mắc bệnh ở van tim (hẹp van tim hoặc hở van tim) làm cho van timkhông đóng mở được bình thường và tiếng tim thay đổi Vì vậy, khi nghe tim cầnphải chú ý để phân biệt được tiếng tim sinh lý hay bệnh lý để chẩn đoán bệnhchính xác

Tiếng tim sinh lý: là tiếng tim phát ra nhịp nhàng, đều đặn, không có tạpâm

Tiếng tim bệnh lý: là tiếng tim phát ra không đều đặn và có tạp âm

3 Tần số tim đập (nhịp tim/ phút)

Trang 18

Tần số tim (nhịp tim/ phút) là số lần tim đập trong một phút

Nhịp tim cùng nhịp thở thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý,bệnh lý của cơ thể cũng như của tim

Trong cùng một loài gia súc, thậm chí 1 cá thể nhịp tim cũng có thay đổi.Ngoại cảnh và trạng thái bản thân đều ảnh hưởng đến nhịp tim Trong 1 ngày thìnhịp tim buổi sáng chậm hơn Khi nhiệt độ cao, thân nhiệt tăng, tinh thần hưngphấn, khi ăn và khi vận động đều làm cho nhịp tim tăng

Nhịp tim của một số loài gia súc

Dê, cừu 70 - 80 Nghé 6 tháng tuổi 60 - 100

4 Thể tích tâm thu và thể tích phút của tim

- Thể tích tâm thu: Là lượng máu phóng ra động mạch khi tâm thất co bóp trong 1lần

- Thể tích phút: Là lượng máu trong tim phóng ra động mạch trong vòng một phút

Nếu gọi V là thể tích phút của tim thì: V = thể tích tâm thu x nhịp tim

Khi thể tich tâm thu và nhip tim thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thể tích phút.Gia súc được huấn luyện, làm việc tốt thì chủ yếu tăng thể tích tâm thu đểtăng thể tích phút

Nếu con vật chưa được huấn luyện, muốn tăng thể tích phút thì phải tăngnhịp đập tim Điều này làm con vật nhanh mệt mỏi

II MẠCH MÁU

Mạch máu (mạch quản) là hệ thống ống dẫn máu trong cơ thể Tùy theođường kính và chiều của dòng máu chảy trong ống, chia làm 3 loại mạch: độngmạch, tĩnh mạch và mao mạch

1 Động mạch

Trang 19

Động mạch lớn nằm sâu trong cơ thể, động mạch nhỏ đi nông gần bề mặt

da Khi đi cùng tĩnh mạch và thần kinh tương ứng động mạch nằm sâu hơn

Động mạch chạy ngoằn nghèo khi đi qua các cơ quan có hoạt động, co bópmạnh như dạ dày , để tránh bị căng đứt Khi đi qua khớp xương động mạch ở mặtgấp

Một số động mạch đi nông dưới da, sát xương thường dùng để bắt mạchnhư động mạch hàm ở ngựa, động mạch đuôi ở trâu, bò, động mạch khoe ở chó

1.2 Một số động mạch chính trong cơ thể

- Động mạch phổi:

Xuất phát từ tâm thất phải, mang máu đỏ sẫm chứa CO2 , đến rốn phổi chialàm 2 nhánh, mỗi nhánh đi vào một lá phổi Ở trong phổi nó phân nhánh và đisong song với các phế quản, tận cùng bằng các lưới mao mạch trong vách các túiphế nang để thực hiện sự trao đổi khí

- Động mạch chủ gốc

Xuất phát từ tâm thất trái đi lên trên Sau khi đi qua giữa hai tâm nhĩ nó uốncong thành động mạch chủ từ đó chia làm 2 nhánh lớn: Động mạch chủ trước vàđộng mạch chủ sau

2 Tĩnh mạch

Tính mạch là những mạch quản dẫn máu từ các cơ quan, mô bào trở về timđể dẫn truyền các chất cặn bã

2.1 Đặc điểm

Trang 20

- Trong cơ thể tất cả các tĩnh mạch đều dẫn máu đỏ sẫm chứa CO2 (trừ tĩnhmạch phổi) từ các tế bào cơ quan, mô đổ về tim.

- Vách tĩnh mạch mỏng hơn động mạch, khi không chứa máu nó xẹp xuống

- Tĩnh mạch thường đi song song với động mạch cùng tên nhưng nông hơnvà thường to hơn động mạch

- Các tĩnh mạch xa tim như ở các chi chỉ cho máu chảy theo chiều về timmà không chảy theo chiều ngược lại (do vách tĩnh mạch có van hướng tâm)

- Tĩnh mạch cổ nông, rìa tai ở đại gia súc, tĩnh mạch cổ chân hoặc cổ tay,tĩnh mạch kheo đi nông dưới da là nơi để tiêm truyền hoặc lấy máu ở gia súc

2.2 Một số tĩnh mạch chính của cơ thể

- Các tĩnh mạch phổi: Bắt nguồn từ các lưới mao mạch trong vách túi phế nang(sau khi đã trao đổi khí) Chúng tiếp tục tập trung lại thành các nhánh lớn đi ngượcchiều với động mạch Mỗi thùy phổi hình thành 1 tĩnh mạch cuối cùng làm thành

5 – 8 tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái

- Tĩnh mạch chủ trước: Thu nhận máu của đầu, cổ, 2 chi trước qua tĩnh mạch cổ vàtĩnh mạch dưới đòn

- Tĩnh mạch chủ sau: Thu nhận máu của 2 chi sau qua tĩnh mạch chậu ngoài vàtĩnh mạch khum giữa

Ở vùng bụng, tĩnh mạch chủ sau nhận máu tĩnh mạch thận, tĩnh mạch dịchhoàn lớn và tĩnh mạch tử cung buồng trứng

- Tĩnh mạch cửa: Thu nhận máu của các bộ phận tiêu hóa nằm trong xoang bụng,dạ dày, ruột non, ruột già và lá lách đi vào gan để được lọc sạch, khử độc, tiêu diệt

vi khuẩn rồi mới đổ vào tĩnh mạch chủ sau

Trang 21

Vách mao mạch rất mỏng chỉ có một tầng tế bào mỏng là biểu mô lát, bênngoài có các tế bào ngoại mạc bao bọc.

Mao mạch là nơi trao đổi chất giữa máu với các tế bào và các mô của cơthể

4 Tuần hoàn máu trong cơ thể

4.1 Hai vòng tuần hoàn máu trong cơ thể

Chức năng của máu chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện máu chảy liêntục trong hệ tuần hoàn nhờ sự co bóp của tim

Hệ tuần hoàn của động vật có vú là một hệ thống kín gồm 2 vòng tuầnhoàn: Đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn

- Vòng đại tuần hoàn (tuần hoàn cơ thể):

Xuất phát từ tâm thất trái đem máu dỏ tươi giàu O2 theo động mạch chủphân phối máu đến các tế bào khắp cơ thể, tại đó máu nhường O2 và chất dinhdưỡng, nhận CO2 và các chất cặn bã của quá trình trao đổi chẩt trở thành đỏ sẫmrồi theo hệ thống tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ phải rồi vào vòng tiểu tuần hoàn

- Vòng tiểu tuần hoàn (tuần hoàn phổi)

Xuất phát từ tâm thất phải đem máu đỏ thẩm giàu CO2 theo động mạch phổi lênphổi trao đổi khí thải CO2 nhận O2 thành máu đỏ tươi theo tính mạch phổi về tâmnhĩ trái đẻ vào vòng đại tuần hoàn

4.2 Tuần hoàn động mạch

Máu chảy trong động mạch từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp, ápsuất cao đầu tiên do tim co bóp tạo nên Động mạch càng xa tim thì tốc độ máuchảy càng giảm

Máu lưu thông được trong động mạch nhờ sự co bóp của tim và sức đàn hồi(co giãn) của thành mạch để đẩy máu đi

Vận tốc máu ở động mạch lớn từ 30 – 40 cm/s; ở động mạch trung bình từ

15 – 20 cm/s; ở động mạch cỡ nhỏ khoảng 5 – 10 cm/s

* Huyết áp động mạch:

Trang 22

Huyết áp động mạch là áp lực của máu đối với thành mạch khi máu chảytrong động mạch.

Nguyên nhân sinh ra huyết áp động mạch: Do sức đẩy của tim và sức épngược lại của thành động mạch (do động mạch co giãn đàn hồi được) Do vậynhững động mạch càng xa tim thì huyết áp càng thấp

+ Huyết áp tối đa: Khi tâm thất co lượng máu đẩy vào động mạch lớn dẫntới lượng máu chảy trong mạch lớn tạo ra áp lực lớn nhất vào thành động mạchgọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu

+ Huyết áp tối thiểu: Khi tâm thất giãn, lượng máu chảy trong mạch giảmdẫn tới áp lực vào thành động mạch giảm nhỏ nhất gọi là huyết áp tối thiểu hayhuyết áp tâm trương

+ Huyết áp hiệu số: Là mức chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tốithiểu, là điều kiện cần cho tuần hoàn máu Nó là yếu tố thay đổi của huyết áp, biềuhiện phần nào lực hoạt động của tim

Khi huyết áp hiệu số giảm gọi là kẹt huyết áp thì tuần hoàn máu bị ứ trệ.Tim đập nhanh: HA hiệu số sẽ hẹp lại còn khi tim đập chậm hiệu số sẽ rộng hơn

+ Huyết áp trung bình: Là trung bình động lực, nó gần HA tối thiểu hơn là

HA tối đa, phản ánh sức làm việc thưc sự của tim Nó là yếu tố không thay đổi của

HA trong một thời gian nhất định

Huyết áp ở một số loài động vật Loài Vị trí đo Huyết áp tối đa Huyết áp tối thiểu

* Mạch:

Khi tim đập (co giãn) dồn máu từng đợt vào động mạch, gây nên chấn độngvào thành mạch làm động mạch cũng co vào giãn ra nhịp nhàng đồng bộ với nhịp

Trang 23

đập của tim Nếu không có dụng cụ nghe tim, kiểm tra mạch (bắt mạch) có thể biếtđược nhịp đập của tim.

Vị trí bắt mạch:

- Ngựa: động mạch mặt (góc hàm)

- Bò: động mạch mặt hoặc đuôi ( dưới thân đốt sống đuôi 1,2)

- Chó: động mạch kheo chân

- Lợn: khó bắt mạch do lớp mỡ dưới da dày

- Người: động mạch cổ tay

4.3 Tuần hoàn trong tĩnh mạch

Trong tĩnh mạch máu lưu thông được là do:

- Tim giãn ra tạo sức hút máu từ các cơ quan đổ về tim

- Áp lực trong xoang màng ngực, sự giãn nở của lồng ngực

- Sự co thắt của cơ hoành

- Sự giãn của cơ vân đè vào thành tĩnh mạch

Vận tốc máu trong tĩnh mạch rất nhỏ, chỉ bằng ½ vận tốc máu trong độngmạch cùng tên

4.4 Tuần hoàn máu trong mao mạch

Mao mạch là những mạch máu có đường kính hẹp do đó sức cản của nó vớituần hoàn máu là lớn

Số lượng mao mạch nhiều, thành mỏng tốc độ máu chảy chậm, thuận lợicho sự trao đổi chất giữa máu và mô bào

Vách mao mạch rất mỏng nhưng lại có khả năng co giãn nên điều tiết đượclượng máu đi vào nuôi dưỡng cơ quan, mô bào

Vận tốc trong mao mạch rất nhỏ chỉ khoảng 1 mm/s Vì vậy, mao mạch lànơi trao đổi chất chất dinh dưỡng và chất khí (O2 và CO2) giữa máu và mô bào, tếbào

5 Điều hòa hoạt động của tim - mạch

Trang 24

Nhờ có các pha thần kinh tạo thành một mạng lưới sợi đi đan xen vào cácsợi cơ tim mà tim tự động co bóp được Tuy nhiên, điều khiển sự hoạt động củatim là hệ thống thần kinh thực vật gồm hệ giao cảm và phó giao cảm.

- Hệ phó giao cảm:

Là thần kinh X (dây thần kinh phế vị)ntừ hành tủy đi ra xuống vùng ngựcnó phát ra các nhánh phân vào tim, phổi Dây thần kinh phế vị làm tim đập yếu,chậm, giảm tính hưng phấn và tốc độ dẫn truyền vì nó tiết ra chất acetylcholin

Khi thần kinh phó giao cảm kích thích sẽ làm giãn mạch máu

- Hệ giao cảm:

Bắt nguồn từ các tế bào nằm ở sừng bên chất xám tủy sống lưng từ đốt 4 –

7 Sợi trục của các tế bào này đi ra qua hạch sao từ đó phát ra các nhánh phân vàotim, phổi Thần kinh giao cảm làm tim đập nhanh, mạnh tăng tính hưng phấn nhờtiết Adrenalin và noradrenalin

- Trung khu cao cấp điều khiển tim mạch nằm ở vùng dưới đồi của giannão, còn trung khu cấp thấp điều khiển nhịp tim nằm ở hành não

III MÁU

1 Khái niệm về máu

Trong cơ thể động vật có 2 loại dịch thể chính (máu là nguồn gốc sinh ra):Nội bào và ngoại bào

- Dịch ngoại bào: là dịch luân chuyển nằm ngoài tế bào bao gồm máu, dịchbạch huyết, dịch não tủy và dịch gian bào, trong đó máu chiếm 1 khối lượng lớnvà nhiều chức năng sinh lý quan trọng

Máu là chất dịch màu đỏ, hơi nhớt, nằm trong tim và hệ thống mạch máu

- Dịch nội bào: nằm trong tế bào và tham gia cấu tạo tế bào

2 Chức năng sinh lý của máu

- Chức năng hô hấp: Được thực hiện bởi hồng cầu

Máu vận chuyển O2 từ phổi đến mô bàovà CO2 từ mô bào về phổi để thoát

ra ngoài qua đường hô hấp

Trang 25

- Chức năng dinh dưỡng:

Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng hấp thu được từ ống tiêu hóa đến tậncác mô bào để nuôi dưỡng Tế bào nào không được máu nuôi dưỡng sẽ bị chết sau

1 thời gian rất ngắn

Ví dụ: tế bào vỏ não bị chết sau 6 phút, tế bào mô cơ tim thôi co bóp sau 1giờ ngừng cung cấp máu

- Chức năng bài tiết:

CO2 và những sản vật cặn bã hữu cơ sản sinh trong quá trình dị hóa được máuvận chuyển đến các cơ quan bài tiết thận, da, phổi, ống tiêu hóa để thải ra ngoài

- Chức năng điều hòa thân nhiệt

- Chức năng điều hòa thống nhất bên trong cơ thể

- Chức năng bảo vệ

Bạch cầu và các yếu tố kháng thể có trong máu là 1 lực lượng bảo vệ hữuhiệu của cơ thể khi có vi trùng, độc tố, vật lạ xâm nhập vào cơ thể

3 Lượng máu và sự phân bố

Lượng máu trong cơ thể gia súc khác nhau tùy loài Số lượng máu chiếm từ

5 – 9% trong lượng cơ thể

Ngựa: 9,8% Trâu bò, cừu: 8,04% Lợn: 4,6% Chó: 8 – 9%

Trong cơ thể máu chia làm 2 phần: Máu lưu thông và máu dự trữ

- Máu lưu thông chiếm 54% lượng máu lưu thông trong mạch máu

- Máu dự trữ chiếm 46%, trong đó gan 20% Lách 16%, da 10%

Nhờ có máu dự trữ mà công việc của tim được giảm nhẹ

4 Thành phần của máu

Máu có 2 thành phần: Huyết tương và thành phần hữu hình (gồm các loại tếbào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu)

4.1 Huyết tương

Trang 26

Huyết tương là dịch lỏng có màu vàng nhạt, chiếm 60% thể tích máu, vịmặn hơi nhớt Huyết tương gồm huyết thanh và phibrinogen (sợi huyết)

- Thành phần hóa học của huyết tương gồm: 90 – 92% nước, 8 - 10% vậtchất khô

Trong vật chất khô có protein, đường, mỡ, các sản phẩm phân giải protit,enzym, hormon, vitamin, sắc tố, các thể miễn dịch và các muối khoáng

* Ý nghĩa của protein huyết tương: Protein huyết tương gồm 3 loại: albumin,

globulin và fibrinogen

- Protein tạo nên áp suất thể keo của máu có tác dụng lớn trong việc giữ nước vàtrao đổi nước giữa máu và tổ chức

- Albumin (A) là protein tham gia cấu tạo nên các mô bào, cơ quan trong cơ thể.Hàm lượng Albumin của máu biểu thị khả năng sinh trưởng của cơ thể

- Globulin (G) tham gia vào chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại sự xâmnhập của các loại vi khuẩn gây bệnh

- Tỷ lệ A/G gọi là hệ số protein phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể và là chỉtiêu đánh giá phẩm chất con giống hoặc chẩn đoán bệnh

4.2 Thành phần hữu hình trong máu (tế bào máu)

Gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

Trang 27

Màng hồng cầu có tính thẩm thấu chọn lọc: cho O2 ,CO2 , H2O, glucose, cáci-on âm đi qua trong khi đó một số chất khác không đi qua được.

Bên trong nguyên sinh chất hồng cầu chứa hemoglobin màu đỏ, là thànhphần chủ yếu và đảm nhiệm các chức năng của hồng cầu

Hemoglobin (Hb) gồm 1 phân tử Globin (chiếm 96% trọng lượng) kết hợpvới 4 phân tử Hem (4% trong lượng), trong chứa Fe++, vì thế nó dễ dàng kết hợpvà phân ly với O2 và CO2

Thành phần hồng cầu: nước chiếm 60%, chất khô 40% (hemoglobin chiếm90%)

+ Số lượng hồng cầu:

Số lượng hồng cầu qua các loài không giống nhau, nó thay đổi theo loài,giống, tuổi, tính biệt, chế độ dinh dưỡng, trạng thái cơ thể và bệnh tật Tuy nhiên,số lượng hồng cầu tính bằng triệu trong 1 mm3 máu tương đối ổn định trong trạngthái cơ thể khỏe mạnh , bình thường

Số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin của một số loài gia súc, gia cầm Loài Số lượng hồng cầu triệu/ mm 3 máu Lượng Hb g%

Hồng cầu được sinh ra từ tủy đỏ xương và lá lách (trong thời kỳ bào thai nó

do gan sinh ra) rồi hòa tan vào dòng máu lưu thông trong mạch quản để khôngngừng thay thế hồng cầu già

Ở loài nhai lại và lợn hồng cầu chỉ sống được 1 -2 tháng, ở các loài kháckhoảng 4 tháng

Trang 28

Hồng cầu già bị phá vỡ ở gan, lách, hemoglobin bị phân hủy giải phóng Fe+ + để tiếp tục tái tạo hồng cầu mới, phần còn lại đưa đến gan để tạo thành sắc tốmật.

+ Chức năng của hồng cầu: Do hemoglobin đảm nhiệm

- Vận chuyển khí O2 , CO2

- Vận chuyển chất dinh dưỡng

- Điều hòa độ pH của máu

- Hồng cầu già bị phân hủy thành nguyên liệu tạo nên sắc tố mật

4.2.2 Bạch cầu

Bạch cầu là những tế bào máu có nhân và bào tương, có chức năng bảo vệ

cơ thể Có kích thước lớn hơn hồng cầu 5 – 20 micromet Hình dạng bạch cầu cóthể thay đổi để di động dễ dàng theo kiểu amip

+ Số lượng bạch cầu:

Số lượng bạch cầu thường ít hơn hồng cầu tính bằng nghìn trong 1 mm3máu và dễ thay đổi, tùy thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể

Số lượng bạch cầu tăng sau khi ăn 2 -3 giờ, sau khi vận động, khi con vật cóchửa, đặc biệt khi cơ thể bị viêm nhiễm trùng hoặc bị vật thể lạ xâm nhập

Số lượng bạch cầu giảm khi bị suy tủy, nhiễm phóng xạ,

Do vậy việc xác đinh số lượng bạch cầu có ý nghĩa lớn trong chẩn đoánbệnh

Số lượng bạch cầu của một số loài gia súc (nghìn/ mm 3 máu)

Loài Số lượng bạch cầu Loài Số lượng bạch cầu

Trang 29

Bạch cầu chia làm 2 loại chính: Bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt.

- Bạch cầu có hạt (bạch cầu đa nhân): Trong bào tương có nhiều hạt nhỏ bắtmàu kiềm, axit hoặc trung tính Tùy theo bắt màu của hạt trong bào tương người tachia ra:

Bạch cầu đa nhân trung tính: Bắt màu hồng tím

Bạch cầu đa nhân ái toan: Bắt màu axit (màu đỏ da cam)

Bạch cầu đa nhân ái kiềm: Bắt màu kiềm (màu xanh tím)

- Bạch cầu không hạt: Chia làm 2 loại

Bạch cầu đơn nhân: Kích thước 18 – 20 micromet, nhân to hình hạt đậu, bàotương màu xanh nhạt Số lượng ít hơn bạch cầu trung tính và chuyển động chậmhơn Bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính là hai bạn đồng hành

Lâm ba cầu: Dựa vào chức năng bạch cầu lâm ba chia làm 2 loại: lâm bacầu B và lâm ba cầu T

* Lâm ba cầu B: Được sản sinh từ tủy đỏ xương sau đó được chuyển vàocác hạch lâm ba Khi có kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể nó bài tiết nhữngkháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên đó

Lâm ba cầu B sống được 4 -5 ngày trong điều kiện bình thường

* Lâm ba cầu T: Được sản sinh từ tủy đỏ xương, sau đó được chuyển vàotuyến ức Một phần lâm ba cầu T chuyển thành “tế bào nhớ” khi có kháng nguyênlạ xâm nhập vào cơ thể Tế bào nhớ kích thích lâm ba cầu B tiết kháng thể Phầncòn lại lâm ba cầu T biến đổi thành “tế bào K” tiết kháng thể tiêu diệt khángnguyên

Lâm ba cầu T có thể sống được nhiều năm

Trong cơ thể, các bạch cầu không hạt, không hoạt động riêng rẽ mà phốihợp với nhau rất chặt chẽ

+ Tính chất và chức năng của bạch cầu:

- Bạch cầu có thể thay đổi hình dạng, xuyên qua mao mạch di chuyển tớicác mô bị tổn thương

Trang 30

- Có khả năng thực bào tiêu diệt vi khuẩn

- Có khả năng chế tiết các enzym tiêu diệt các vật lạ

- Tạo ra interpheron(bạch cầu đơn nhân và trung tính) để ức chế sự sinh sảncủa các virus, hạn chế hiện tượng ung thư

Thời gian sống của bạch cầu rất ngắn chỉ 2- 4 ngày sau đó tiêu hủy ở gan vàlách

+ Cơ chế thực bào:

Khi có vi khuẩn hoặc vật thể lạ xâm nhập vào một cục bộ nào đó của cơthể, ở mô bào nơi đó tiết ra một chất tạo hóa hướng động của bạch cầu, kích thíchbạch cầu di chuyển về phía đó Bạch cầu di chuyển bằng giả túc(như con amip) nócó thể ép mình chui qua những mao mạch và đến tiếp cận với vi khuẩn hoặc vậtthể lạ Khi tiếp cận nó cuộn tròn lại rồi bắn những hạt vào xoang đó (đối với bạchcầu có hạt), hoặc những enzym từ bào tương vào xoang đó (đối với bạch cầukhông hạt) từ những hạt tiết ra enzym tiêu hóa, những chất (bacterixit, antitoxin)làm chết và phân giải vi khuẩn, vật lạ

Tiểu cầu chỉ sống 3 -5 ngày Khi già bị hủy ở lách, gan

Tiểu cầu tham gia đắc lực vào cơ chế đông máu, do tiểu cầu có chứa menthrombokinaza và chất serotonin, nó được giải phóng khi tiểu cầu va chạm vào vếtthương trong trường hợp bị thương chảy máu

4.2.4 Sự đông máu

Đông máu là phản ứng bảo vệ cơ thể không bị mất nhiều máu khi mạchquản bị tổn thương hoặc đứt vỡ, hình thành một vành đai bảo vệ xung quanh vếtthương

Ngày đăng: 15/03/2019, 20:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w