Việc xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý đem lại những lợi ích thương mại rất lớn cho các mặt hàng truyền thống của Việt Nam bởi chỉ dẫn địa lý chính là sự khẳng định về uy tín cũng ch
Trang 1NGUYỄN THÙY LINH
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI -2017
Trang 2NGUYỄN THÙY LINH
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số : 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Hải Yến
HÀ NỘI -2017
Trang 3Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này
Tác giả luận văn
Nguyễn Thùy Linh
Trang 4Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng, các hình
Phần mở đầu 1
Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 1.1 Khái quát về chỉ dẫn địa lý 6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của Chỉ dẫn địa lý 6
1.1.1.1 Khái niệm 6
1.1.1.2 Đặc điểm của CDĐL 8
1.1.2 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa 8
1.1.3 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu… 9
1.2 Khái quát về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý 14
1.2.1 Khái niêm, đặc điểm và ý nghĩa của xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý 14
1.2.1.1 Khái niệm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý 14
1.2.1.2 Đặc điểm của xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý 15
1.2.1.3 Ý nghĩa của xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý 15
1.2.2 Các cơ chế xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý trên Thế giới 16
1.2.3 Quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý trong các điều ước quốc tế 17
1.2.4 Khái lược pháp luật Việt Nam về xác lập quyền đối với Chỉ dẫn địa lý 19
Kết luận chương I 23
Chương II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM 2.1 Pháp luật Việt Nam hiện hành về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý 24
Trang 52.1.3.1 Thẩm định hình thức 38
2.1.3.2 Công bố đơn 39
2.1.3.3 Thẩm định nội dung 39
2.1.3.4 Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ 40
2.1.3.5 Thời hạn bảo hộ đối với Chỉ dẫn địa lý 41
2.1.3.6 Các thủ tục khác liên quan đến xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý 41
2.1.4 Quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý 43
2.1.5 Sự chồng lấn giữa Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu 44
2.2 Thực tiễn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam 46
2.3 Những tồn tại trong công tác xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam 50
2.3.1 Quy định pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý còn hạn chế 51
2.3.1.1 Về hồ sơ đăng ký Chỉ dẫn địa lý 51
2.3.1.2 Về thẩm định đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý 52
2.3.2 Những hạn chế trong thực tiễn đăng ký xác lập quyền và thẩm định đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam 53
2.3.2.1 Về nộp đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý 53
2.3.2.2 Nhận thức của chủ thể quyền cũng như cơ quan nhà nước về Chỉ dẫn địa lý và đăng ký Chỉ dẫn địa lý còn hạn chế 58
2.3.2.3 Nhân lực cho hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý còn thiếu và yếu 61
Kết luận chương 2 62 Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÁC LẬP QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM 3.1 Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về xác lập quyền sở hữu
Trang 63.2 Nâng cao chất lượng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý 68
3.3 Tăng cường nguồn nhân lực trong công tác xác lập quyền Chỉ dẫn địa lý 70
3.4 Các giải pháp hỗ trợ phát triển Chỉ dẫn địa lý 70
3.4.1 Tăng số lượng các Chỉ dẫn địa lý được xây dựng và xác lập quyền 70
3.4.2 Hỗ trợ việc khai thác các sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý 73
3.4.3 Đề xuất đăng ký Chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại nước ngoài 74
Kết luận chương III 75
Kết luận 76 Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Danh sách các đơn đăng ký Tên gọi xuất xứ -Chỉ dẫn địa lý & tình trạng giải quyết đơn
Trang 7NH Nhãn hiệu
NHTT Nhãn hiệu tập thể
NHCN Nhãn hiệu chứng nhận
Trang 81.1 So sánh CDĐL và Chỉ dẫn nguồn gốc, TGXX 9 1.2 So sánh CDĐL và Nhãn hiệu 10 2.1 Thực trạng CDĐL được nộp đơn và đăng bạ giai đoạn
1997-2017
47 2.2 Phân bổ CDĐL theo khu vực 49
DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1 Thông tin về bản đồ khu vực địa lý 30 2.2 Bản đồ khu vực CDĐL bưởi Luận Văn 32 2.3 Quy trình thẩm định đơn đăng ký CDĐL 38 2.4 Logo CDĐL của các nước 52
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Với việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tư do (FTA) (10 FTA đã được ký và thực thi, kết thúc đàm phán 2 FTA và đang đàm phán 4 FTA)1 như Việt Nam –EU (EVFTA), hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đã mở ra rất nhiều cơ hội cho nước ta trong quá trình hội
nhập và phát triển kinh tế Song bên cạnh đó cũng đặt ra không ít những khó khăn,
thách thức cho nền kinh tế thị trường của Việt Nam Đặc biệt là các lộ trình cắt giảm thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, nhất là sắp tới 2018, chúng ta thực hiện miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa từ các nước ASEAN (theo ATIGA) vào Việt Nam Hiện tại, trên thị trường Việt Nam đã tràn ngập hàng hóa của Thái Lan, Indonesia, Phillipines, Malaysia với chất lượng khá tốt và giá rẻ, được người tiêu dùng ưa chuộng đã đẩy những người sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam vào thế khó khăn, cạnh tranh khốc liệt Làm thế nào để sản phẩm của Việt Nam không thua trên sân nhà là một bài toán khó
Hơn nữa, đối với xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu ra nhiều quốc gia, trong đó có các mặt hàng được xếp vào top đầu thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu, chè… nhưng việc đầu tư xây dựng chiến lược cho các hàng hóa Việt chưa được quan tâm xứng tầm, ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu dưới dạng
thô, giá trị thấp Vậy nên việc xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao sức
cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam được xem là một hướng đi đúng đắn Trong đó
việc xây dựng chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho các sản phẩm của Việt Nam chính là một
trong những cách làm rất hiệu quả
Việc xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý đem lại những lợi ích thương mại rất lớn cho các mặt hàng truyền thống của Việt Nam bởi chỉ dẫn địa lý chính là sự khẳng
định về uy tín cũng chất lượng đối với các sản phẩm Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc xác
lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý vẫn chưa được những nhà sản xuất quan tâm chú ý và
1
Tư Hoàng, http://www.thesaigontimes.vn/155198/Viet-Nam-da-va-dang-tham-gia-16-FTA.html
Trang 10khai thác đúng mức nhằm gia tăng giá trị thương mại của hàng hóa dù chúng ta đã có
một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ về sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý
nói riêng Làm thế nào để những quy định pháp luật này đi vào thực tiễn thì phải tìm hiểu, giải thích, áp dụng những quy định đó một cách đúng đắn Từ đó tìm ra những
bất cập trong vấn đề xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và đề xuất một số
giải pháp để cải thiện tình trạng này, tôi đã chọn đề tài “Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, Thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay tại Việt Nam những công trình khoa học nghiên cứu về CDĐL đã có khá nhiều, các công trình này đề cập đến CDĐL dưới nhiều khía cạnh như khía cạnh về bảo hộ, về giá trị thương mại, về vấn đề xác lập và quản lý, kiểm soát CDĐL như :
Năm 2005, Đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Công thương về “CDĐL: các
khía cạnh thương mại trong xuất khẩu” nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ thương
mại” Đề tài này chỉ giới hạn trong họat động xuất khẩu các sản phẩm mang CDĐL, các vấn đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với CDĐL chưa được nghiên cứu;
Năm 2007, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Thanh Tuấn, trường Đại
học Luật Hà Nội với đề tài “Đăng ký, quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” nghiên cứu vấn đề bảo hộ CDĐL dưới góc độ khoa học pháp lý
Năm 2008, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Vũ Thị Hải Yến, trường Đại học
Luật Hà Nội “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Luận án
này nghiên cứu vấn đề bảo hộ CDĐL dưới góc độ pháp luật, nội dung luận án tập trung chủ yếu vào vấn đề xác lập và bảo vệ CDĐL
Năm 2010, Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Thị Thu Hà, trường Đại học
Ngoại thương với đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại
đối với CDĐL của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Luận án này
nghiên cứu vấn đề bảo hộ đối với CDĐL dưới góc độ thương mại
Năm 2015, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hương, khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội với đề tài “Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với CDĐL –Kinh nghiệm của
một số nước và thực tiễn tại Việt Nam”, tác giả nghiên cứu cơ sở khoa học của việc
Trang 11bảo hộ SHTT đối với CDĐL và thực tiễn tại Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước Pháp, Mỹ, Thái Lan và Trung Quốc để rút ra bài học cho Việt Nam từ những thành công và thất bại của những nước này đối với việc bảo hộ SHTT đối với CDĐL
Năm 2016, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Mỹ Dung, Học viện Khoa
học xã hội với đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL theo pháp luật
Việt Nam” chỉ tập trung nghiên cứu sâu và phân tích việc bảo hộ quyền SHCN đối với
CDĐL theo quy định của pháp luật Việt Nam
Năm 2016, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn với đề tài “Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản
lý các CDĐL của Việt Nam” nghiên cứu lý thuyết hệ thống pháp luật và thể chế để chỉ
ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý và kiểm soát CDĐL ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm triển khai hệ thống kiểm soát độc lập đối với CDĐL của Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị cho việc hoạch định chính sách nhằm cải thiện hệ thống quản lý CDĐL ở Việt Nam
Qua những công trình nghiên cứu trên và thực tiễn có thể thấy tầm quan trọng
của CDĐL cho nền kinh tế của Việt Nam nhưng trên thực tế hoạt động xác lập quyền đối với CDĐL ở Việt Nam chưa thực sự được phát triển đúng mức cần thiết Mặc dù
đề tài đã có một số công trình nghiên cứu nhưng đây là vấn đề vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện Đặc biệt là tìm ra những bất cập trong quy định của pháp luật
và nghiên cứu thực trạng, từ đó tìm ra phương hướng đúng đắn, đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần giúp cho hoạt động xác lập quyền đối với CDĐL được thực hiện một cách hiệu quả hơn nên tôi quyết định chọn đề tài này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Các Điều ước quốc tế và những quy định pháp luật của Việt Nam về CDĐL, xác lập quyền SHCN đối với CDĐL
Hoạt động xác lập quyền SHCN đối với CDĐL ở Việt Nam
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở vấn đề xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL dưới góc độ pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam
Trang 124 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận về CDĐL, xác lập quyền SHCN đối với CDĐL, các cơ chế xác lập quyền trên thế giới và Việt Nam, phân tích thực trạng của hoạt động xác lập quyền đối CDĐL ở Việt Nam, đánh giá những bất cập và nguyên nhân dẫn đến những bất cập đó, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xác lập quyền đối với CDĐL ở Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về xác lập quyền SHCN đối với CDĐL và việc áp dụng những quy định đó trong thực tiễn Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác xác lập quyền đối với CDĐL ở Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về vấn đề xác lập quyền đối với
CDĐL, nghiên cứ tài liệu, đánh giá tại Chương I, chương II để chỉ ra một số điểm hạn
chế, bất cập của Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền đối với CDĐL từ đó đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng này
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Luận văn đã nghiên cứu chi tiết các quy định của Pháp luật
Việt Nam về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL và thực tế đăng ký xác lập quyền CDĐL tại cơ quan chuyên môn để rút ra những kết luận về những kết quả đạt được, bất cập trong cả lý luận và thực thi xác lập quyền CDĐL Trên cơ sở đó, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là bổ sung quy chế thẩm định đơn đăng ký CDĐL và thành lập hội đồng kỹ thuật, sửa đổi một số quy định trong Thông tư 01 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
về sở hữu công nghiệp (TT 01/2007/BKHCN) hỗ trợ cho việc thẩm định đơn nhanh hơn, chính xác hơn
Trang 13Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn không chỉ có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu
luật học mà còn là tài liệu để các cơ quan chuyên môn tham khảo khi hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT, các cán bộ quản lý ở địa phương, các bộ, ban, ngành, những nhà sản xuất, tổ chức tập thể có sản phẩm mang CDĐL có thể tham khảo để đúc rút kinh nghiệm phục vụ công việc của mình, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ sở khoa học và chuẩn bị hồ sơ đăng ký CDĐL
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời nói đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương I Khái quát về Chỉ dẫn địa lý và xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý
Chương II Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam
Chương III Giải pháp nâng cao hiệu quả xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ XÁC LẬP QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.1 Khái quát về chỉ dẫn địa lý
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của chỉ dẫn địa lý
1.1.1.1 Khái niệm
So với các đối tượng SHCN khác như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, CDĐL là một đối tượng tương đối mới Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN (Công ước Paris) không đưa ra khái niệm CDĐL mà chỉ nhắc đến chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of Source) và tên gọi xuất xứ hàng hóa (Appellation of Origin) (TGXXHH)
là các đối tượng SHCN tại khoản 2 điều 1 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giao dịch thương mại thế giới không ngừng tăng lên, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của CDĐL và CDĐL ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn Điều này đòi hỏi cần có một quy định mang tính quốc tế điều chỉnh những vấn đề liên quan đến CDĐL Năm 1994, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) đã ra đời nhằm thiết lập các quy chuẩn quy định về bảo
hộ và thực thi sở hữu trí tuệ (SHTT) quốc tế, xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu
đối với CDĐL Theo đó, CDĐL được định nghĩa là “những chỉ dẫn về hàng hóa có
xuất xứ từ một lãnh thổ […] hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định và/ hoặc yếu tố con người hay tự nhiên tạo nên” 2
Pháp luật về CDĐL tại Việt Nam ra đời từ khá sớm, và được nhắc tới lần đầu tiên trong Pháp lệnh về Bảo hộ SHCN năm 1989 với quy định về TGXXHH Quy định này tiếp tục được đưa nguyên văn vào Bộ luật dân sự năm 1995 tại Điều 786:
“TGXXHH là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó” 3 và tiếp tục được quy định chi tiết hơn tại Nghị định số 63/CP năm 1996 Theo định nghĩa trên, TGXXHH mới chỉ đề cập đến tên địa
Trang 15
lý, chứ chưa bao gồm các dấu hiệu khác, ví dụ như biểu tượng hay hình ảnh của vùng địa lý
Khái niệm “Chỉ dẫn địa lý” lần đầu tiên được đề cập đến trong hệ thống pháp luật Việt Nam vào năm 2000 tại Nghị định của Chính Phủ số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, CDĐL, tên thương mại
và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN (NĐ 54/2000/NĐ-CP) Theo Nghị định này, CDĐL được hiểu là:
Thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng
để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia; thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch; liên quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn ra rằng hàng hóa nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa này có được chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên4
Hai khái niệm TGXXHH và CDĐL tại Việt Nam vẫn tồn tại song song trong Nghị định này cho đến khi Luật Sở hữu trí tuệ ra đời năm 2005 (Luật SHTT) (sửa đổi vào năm 2009) Luật SHTT không quy định về TGXXHH nữa, mà chỉ còn một khái
niệm duy nhất là CDĐL: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn
gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” 5 Như vậy, so với NĐ 54/2000/NĐ-CP, khái niệm này ngắn gọn hơn rất nhiều bởi những điều kiện để một CDĐL được bảo hộ không được đưa ra ngay trong định nghĩa mà được quy định riêng tại điều 79, theo đó:
CDĐL được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định
Trang 16Như vậy, khái niệm về CDĐL theo pháp luật hiện hành của Việt Nam là hoàn toàn tương thích với Đoạn 1 Điều 22, Hiệp định TRIPS
1.1.1.2 Đặc điểm của CDĐL
Từ những định nghĩa trên có thể thấy CDĐL có 2 đặc điểm cơ bản như sau:
CDĐL là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa Hàng hóa mang CDĐL bắt nguồn từ lãnh thổ, địa phương hay khu vực tương ứng với CDĐL
Sản phẩm mang CDĐL phải có chất lượng, uy tín hay các đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý của sản phẩm quyết định
1.1.2 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa
Công ước Paris 1883 không đề cập đến khái niệm “CDĐL” mà chỉ nêu tên “Chỉ dẫn nguồn gốc” và “TGXXHH” Chỉ dẫn nguồn gốc là khái niệm rộng nhất, bao gồm CDĐL và TGXXHH
Chỉ dẫn nguồn gốc bao gồm tên gọi, chỉ dẫn, dấu hiệu hay những chỉ dẫn khác dẫn chiếu tới một nước nhất định hoặc tới một khu vực của nước đó nơi có thể truyền tải khái niệm rằng hàng hóa mang chỉ dẫn này có nguồn gốc từ nước đó hoặc địa phương đó Ví dụ nhãn mác “Made in Vietnam”; “Made in China” trên sản phẩm chỉ dẫn cho người tiêu dùng biết nguồn gốc của những sản phẩm đó là từ Việt Nam và Trung Quốc
Hiệp định Lisbon năm 1958 về bảo hộ TGXX và đăng ký quốc tế TGXX, sửa
đổi bổ sung năm 1979 (Hiệp định Lisbon), thuật ngữ TGXX được định nghĩa là “tên
gọi địa lý của quốc gia, khu vực, địa phương nơi mà hàng hóa được sản xuất và hàng hóa đó mang tính chất, chất lượng đặc thù của môi trường địa lý, bao gồm yếu tố tự nhiên và con người”6
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những điểm khác biệt giữa chỉ dẫn nguồn gốc, TGXXHH, CDĐL như sau:
6
Hiệp định Lisbon về đăng ký quốc tế và bảo hộ tên gọi xuất xứ năm 1958, sửa đổi bổ sung năm 1979, Điều 2
Trang 17Bảng 1.1: So sánh Chỉ dẫn địa lý và Chỉ dẫn nguồn gốc, Tên gọi xuất xứ
Đối tượng Chỉ dẫn nguồn gốc Tên gọi xuất xứ Chỉ dẫn địa lý Hiệp ước điều
Chỉ dẫn sản phẩm đến từ 1 khu vực địa lý đặc biệt
Chỉ dẫn về xuất xứ sản phẩm
Chỉ dẫn sản phẩm đến từ 1 khu vực địa lý đặc biệt Yêu cầu đối với sản
phẩm
Không yêu cầu điều kiện về chất lượng hoặc danh tiếng của sản phẩm
Sản phẩm phải có chất lượng hoặc tính chất đặc thù
Sản phẩm phải có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định
Mối liên quan giữa
chất lượng và
nguồn gốc địa lý
Không cần có mối liên quan giữa chất lượng & nguồn gốc địa lý của hàng hóa
Có mỗi liên quan chặt chẽ giữa chất lượng, đặc tính của sản phẩm với các yếu tố địa lý
Chất lượng, uy tín hoặc đặc tính của sản phẩm có gắn với xuất xứ địa lý
7
1.1.3 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu
Như đã nêu ở phần trên, CDĐL là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc
từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể Dấu hiệu ở đây có thể là từ ngữ hoặc các biểu tượng chỉ địa danh
Còn nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau8 Nhãn hiệu có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh hoặc hình vẽ, hình khối hoặc là sự kết hợp của những yếu tố này
Trang 18Cả CDĐL và Nhãn hiệu đều là các dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng cho hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thương mại Chúng có một số điểm giống và khác nhau, cụ thể:
Bảng 1.2: So sánh CDĐL và Nhãn hiệu
Đặc điểm Chỉ dẫn địa lý Nhãn hiệu
Giống nhau: Đều là đối tượng được bảo hộ quyền SHCN, là công cụ phân biệt hàng
hóa giúp người tiêu dùng định hướng hàng hóa Cả hai đều được bảo hộ thông qua việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quyền sở hữu trí tuệ đối với CDĐL và nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong một không gian nhất định là quốc gia nơi CDĐL và nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ Khi bị xâm phạm quyền thì đều có thể áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm như tự bảo vệ, biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, hình sự và hải quan
Khác nhau:
Dấu hiệu Tên gọi hoặc các dấu hiệu chỉ
ra được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Dấu hiệu từ ngữ hoặc hình ảnh bất kỳ
Chức năng Chỉ dẫn nguồn gốc của sản
phẩm; sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù do nguồn gốc địa lý quyết định
Phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể khác nhau
Điều kiện bảo hộ CDĐL được bảo hộ khi đáp
ứng hai điều kiện: sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc địa
lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ tương ứng với CDĐL và sản phẩm mang CDĐL có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý quyết định
NH được bảo hộ khi đáp ứng điều kiện: là dấu hiệu nhìn thấy được và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu NH khác nhau
Trang 19Quyền đăng ký Quyền đăng ký CDĐL thuộc
về nhà nước Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có CDĐL thực hiện quyền đăng ký CDĐL
NH thông thường: Chủ thể tiến hành sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên thị trường
Chủ thể tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký NH cho sản phẩm mình đưa ra thị trường
do người khác sản xuất, đáp ứng 2 điều kiện: nhà sản xuất không sử dụng NH đó cho sản phẩm, họ đã biết việc đăng ký nhưng không phản đối
NHTT: Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp đăng ký
NH cho các thành viên của mình sử dụng theo quy chế NHTT
NHCN: Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác cho hàng hóa, dịch vụ
Chủ Sở hữu CDĐL là tài sản của nhà nước Cá nhân hoặc tổ chức
Trang 20Quyền sử dụng Nhà nước trao quyền sử dụng
CDĐL cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại địa phương tương ứng
NH thông thường: Chủ sở hữu
sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng
NHTT: những thành viên trong tập thể đó có quyền sử dụng
NHCN: chủ sở hữu cho phép các cá nhân, tổ chức sử dụng NHCN trên hàng hóa, dịch vụ của mình nếu đáp ứng các tiêu chí về quy trình kiểm soát về bản chất và chất lượng của sản phẩm mà chủ sở hữu NHCN đưa ra
Khả năng chuyển
nhượng
Quyền sở hữu và quyền sử dụng CDĐL không được chuyển nhượng
Quyền sở hữu đối với NH chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức/ cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký NH đó
Quyền sử dụng NH không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu NHTT đó
Điều kiện sử dụng Phải tuân thủ quy trình kỹ thuật
bắt buộc để tạo ra chất lượng, đặc tính cơ bản của sản phẩm gắn liền với xuất xứ địa lý của sản phẩm
Đối với NH thông thường: không có điều kiện sử dụng, đối với NHTT, NHCN phải tuân thủ quy định về quyền sử dụng
Trang 21Chất lượng Được thể hiên trong các tiêu
chuẩn và thông số kỹ thuật và bắt buộc phải liên quan đến nguồn gốc
Thường không được xác định cụ thể trừ khi đối với NHTT, NHCN
Thời hạn bảo hộ Vô thời hạn với điều kiện sản
phẩm vẫn đáp ứng được những đặc tính yêu cầu
Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL bị huỷ bỏ nếu các điều kiện tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm thay đổi
Có thời hạn: 10 năm kể từ ngày đăng ký và có thể gia hạn nhiều lần
Giấy chứng nhận đăng ký NH
bị chấm dứt hoặc hủy bỏ hiệu lực nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 95, 96 Luật SHTT
Ngoài ra, Giấy chứng nhận đăng ký NHTT bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ Giấy chứng nhận đăng ký NHTT không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng NHTT
Giấy chứng nhận đăng ký NHCN chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ Giấy chứng nhận đăng ký NHCN vi phạm quy chế sử dụng NHCN hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng NHCN
Trang 22Quản lý, kiểm tra và
giám sát
Gồm hai hoạt động quản lý, kiểm tra nội bộ do chính hiệp hội đại diện cho các nhà sản xuất tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm thực hiện và quản lý, kiểm tra bên ngoài do một cơ quan độc lập hoặc cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền thực hiện
Chủ sở hữu NH thông thường
sẽ là người quản lý, tự kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm
Chủ sở hữu NHCN sẽ kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra cho NH của những người sử dụng NH Chủ sở hữu NHTT sẽ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra cho NH của các thành viên sử dụng NH
NH có thể được bảo hộ tại một nước bất kỳ mà không liên quan NH đó đã được bảo
hộ hay không được bảo hộ ở một quốc gia khác (trừ trường hợp đăng ký quốc tế NH hàng hóa theo Thỏa Ước Madrid)
1.2 Khái quát về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của xác lập quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý 1.2.1.1 Khái niệm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý:
Theo nghĩa khách quan, xác lập quyền SHCN được hiểu là các thủ tục pháp lý
do pháp luật quy định mà các chủ thể phải tiến hành nhằm đạt được sự công nhận quyền sở hữu của họ đối với đối tượng SHCN cụ thể từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ)
Theo nghĩa chủ quan, đăng ký xác lập quyền là hành vi của các chủ thể thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm đạt được sự công nhận từ
Trang 23phía nhà nước quyền sở hữu của họ đối với đối tượng SHCN và hệ quả theo sau là sự bảo hộ của nhà nước đối với đối tượng đó
Từ hai nội dung trên suy ra xác lập quyền SHCN đối với CDĐL (xác lập quyền đối với CDĐL) là việc các chủ thể thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm đạt được sự công nhận từ phía nhà nước một dấu hiệu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng để chỉ các sản phẩm có chất lượng, danh tiếng nhờ điều kiện địa lý mang lại
1.2.1.2 Đặc điểm của xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý:
Quyền SHCN đối với CDĐL được xác lập trên nguyên tắc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định mà không dựa trên nguyên tắc bảo hộ tự động như trước đây
Quyền SHCN đối với CDĐL được phát sinh trên cơ sở quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký CDĐL do cơ quan có thẩm quyền cấp theo trình tự, thủ tục luật định Công nhận một dấu hiệu là CDĐL và sản phẩm mang dấu hiệu đó có danh tiếng, chất lượng, tính chất đặc thù nhờ điều kiện địa lý; quyền sở hữu của nhà nước; tổ chức có chức năng quản lý CDĐL ở địa phương và quyền sử dụng đối với cá nhân,
tổ chức sản xuất sản phẩm mang CDĐL
Trình tự thủ tục xác lập quyền đối với CDĐL: thời gian thẩm định dài, thủ tục thẩm định phức tạp do cơ quan đăng ký phải kiểm tra, đánh giá, xác định khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ của CDĐL
Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp9 và chỉ bị chấm dứt khi các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó10
1.2.1.3 Ý nghĩa của xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý
Đăng ký xác lập quyền SHCN là sự ghi nhận bảo hộ một cách chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về CDĐL được đăng ký bởi vì CDĐL là tài sản quốc gia thuộc sở hữu duy nhất của nhà nước, không ai được độc quyền sử dụng Vì vậy, xác lập quyền SHCN đối với CDĐL có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn
Trang 24việc sử dụng CDĐL đối với các sản phẩm không có nguồn gốc từ nước, vùng, địa phương tương ứng và ngăn chặn việc sử dụng CDĐL được bảo hộ cho sản phẩm không có tính chất, chất lượng đặc thù gắn liền với nước, vùng, địa phương đó
Kết quả của việc đăng ký xác lập quyền đối với CDĐL là văn bằng bảo hộ quyền SHCN do cơ quan có thẩm quyền cấp (Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL) Đây được coi là chứng chỉ ghi nhận sự đầu tư về thời gian, tiền bạc và trí tuệ của những người tham gia vào quá trình đăng ký bảo hộ CDĐL và là sự đảm bảo về chất lượng, uy tín, danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL
Việc một CDĐL được cấp bảo hộ giúp các nhà sản xuất có quyền khai thác CDĐL trong việc phát triển thị trường, thậm chí cả ở những thị trường có nhiều hàng nông sản có tính năng tương tự Việc chứng nhận đó sẽ chứng tỏ một đẳng cấp về chất lượng của sản phẩm mà chất lượng của chúng được hình thành trên cơ sở đặc tính lãnh thổ chẳng hạn như điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, con người
1.2.2 Các cơ chế xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương thức bảo hộ các sản phẩm mang tên địa danh, tuy nhiên có thể chia thành 03 nhóm chính sau: bảo hộ CDĐL bằng hệ thống pháp luật riêng, bằng pháp luật về nhãn hiệu hoặc bằng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh Các phương thức bảo hộ CDĐL khác nhau nên dẫn đến các cơ chế xác lập quyền CDĐL cũng khác nhau, cụ thể:
CDĐL được bảo hộ bằng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nếu đáp ứng hai điều kiện: Thứ nhất, CDĐL phải đã có được một danh tiếng hoặc uy tín nhất định hay nói cách khác, người mua sản phẩm này phải nghĩ ngay đến xuất xứ của sản phẩm khi nhìn thấy CDĐL Thứ hai, việc sử dụng CDĐL trên sản phẩm, dịch vụ không xuất xứ từ vùng mang tên địa lý tương ứng phải làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn
về xuất xứ thật của sản phẩm, dịch vụ Việc sử dụng một CDĐL cho sản phẩm hoặc dịch vụ không xuất xứ từ vùng mang tên địa lý tương ứng có thể gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng Hơn nữa, việc sử dụng như vậy có thể coi là hành vi chiếm đoạt danh tiếng của người thật sự có quyền sử dụng CDĐL này Theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh của một số nước như Úc, Bungary, Canada, Cộng Hoà Séc,
Áo, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nhà sản xuất và kinh
Trang 25doanh có thể sử dụng cách này để ngăn chặn việc sử dụng CDĐL một cách trái phép của các đối thủ cạnh tranh11
Bảo hộ các CDĐL bằng pháp luật về nhãn hiệu CDĐL có thể được bảo hộ thông qua cơ chế xác lập quyền đối với nhãn hiệu (cả nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) Theo đó, các chỉ dẫn nguồn gốc được bảo hộ không chỉ cho sản phẩm mà còn cả dịch vụ Tuỳ thuộc vào luật quốc gia của mỗi nước, một nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận có thể chỉ ra nguồn gốc của sản phẩm
và dịch vụ Như vậy, ở một mức độ nào đó nó có thể thích hợp cho việc bảo hộ CDĐL.Ví dụ như ở Mỹ, các đơn đăng ký CDĐL sẽ được nộp cho Văn phòng Sáng chế
và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (United States Patent and Trademark Office – USPTO) và được thẩm định như đơn nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của Luật Nhãn hiệu Mỹ
Bảo hộ CDĐL bằng pháp luật riêng: Cộng hoà Pháp là nước điển hình trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng một luật riêng Đạo luật của Pháp ban hành ngày 6/5/1919 thừa nhận sự tồn tại của các TGXX và quy định các tiêu chuẩn bảo hộ TGXX Hệ thống đăng ký và một loạt các khái niệm trong luật của Pháp đã có ảnh hưởng lớn và lan rộng trong các nước có truyền thống luật La mã ở Châu Âu và Châu
Mỹ La tinh CDĐL theo phương thức này được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký xác lập quyền SHCN tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước (Việt Nam,
Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ) hoặc bằng các quyết định hành chính (Pháp) hoặc thậm chí bằng văn bản quy phạm pháp luật như đạo luật, pháp lệnh về một sản phẩm mang CDĐL cụ thể (Anh)
1.2.3 Quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý
trong các Điều ước quốc tế Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền SHCN
Chỉ dẫn nguồn gốc lần đầu tiên được đề cập đến trong công ước Paris (1883) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhưng Công ước này chưa đưa ra khái niệm cũng
như các dấu hiệu của chỉ dẫn nguồn gốc mà chỉ quy định “Thu giữ khi nhập khẩu hàng
hoá có chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hoặc về người sản xuất” và các quy định của
11
Phạm Thị Ngoan (2007), “Xác lập và quản lý Chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp”, tr.31.
Trang 26Điều trên đây cũng được áp dụng trong trường hợp “sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp
các chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc của hàng hoá hoặc về nhà sản xuất, nhà công nghiệp, hoặc thương gia”12 Công ước Paris 1883 không có quy định nào về xác lập quyền SHCN đối với Chỉ dẫn nguồn gốc hay TGXXHH
Hiệp định Madrid (1891) về sự chỉ dẫn giả hoặc lừa dối về NGXXHH
Hiệp định này cũng chưa đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về chỉ dẫn nguồn gốc mà chỉ nêu những dấu hiệu cơ bản của Chỉ dẫn nguồn gốc tại điều 1.1 và cũng không có điều khoản nào quy định về xác lập quyền đối với chỉ dẫn nguồn gốc
Hiệp định Lisbon 1958 về bảo hộ TGXX và đăng ký quốc tế TGXX
TGXXHH này cũng xuất hiện lần đầu tiên trong công ước Paris 1883 nhưng mãi đến hiệp định Lisbon được kí kết thì khái niệm TGXXHH mới được chuẩn hoá
Theo điều 2, hiệp định Lisbon: “TGXXHH là tên địa lý của nước, khu vực hoặc vùng
lãnh thổ dùng để chỉ dẫn cho sản phẩm bắt nguồn từ khu vực đó, có chất lượng hoặc những tính chất đặc thù riêng biệt xuất phát từ môi trường địa lý, bao gồm yếu tố tự nhiên và con người” Theo Hiệp định Lisbon thì TGXXHH cần có 4 điều kiện: Thứ
nhất, TGXXHH là tên gọi của một khu vực địa lý hoặc một quốc gia cụ thể Thứ hai, TGXXHH phải có chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hoá Hay nói ngược lại thì hàng hoá phải được sản xuất ra từ khu vực địa lý hay nước mà nó mang chỉ dẫn xuất xứ Thứ ba, hàng hoá mang TGXXHH phải có chất lượng, tích chất đặc thù riêng biệt Thứ tư, chất lượng và tính chất đặc thù phải có mối liên hệ với môi trường địa lý Tuy nhiên, Hiệp định Lisbon cũng không có quy định cụ thể về việc xác lập quyền đối với CDĐL ở cấp độ quốc gia mà chỉ đưa ra quy định về thủ tục đăng ký xác lập quyền CDĐL ở phạm vi quốc tế, đó là việc các nước thành viên nộp đơn đăng ký xác lập quyền tại quốc gia thành viên khác thông qua Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) tại Điều
5 và Điều 7 Theo đó, người nộp đơn đăng ký xác lập quyền đối với TGXXHH phải đáp ứng hai điều kiện: một là TGXXHH đó phải được công nhận và xác lập quyền tại quốc gia xuất xứ bằng cách đưa ra các tài liệu chứng minh TGXXHH được công nhận tại quốc gia xuất xứ bằng quy định pháp luật hoặc quyết định hành chính, hai là TGXXHH đó phải được đăng ký tại văn phòng WIPO
12
Công ước Paris 1883- Điều 10
Trang 27Hiệp định TRIPS 1994
Các văn bản pháp lý quốc tế trên quy định về vấn đề bảo hộ các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hóa còn mơ hồ, chưa cụ thể (Công ước Paris 1883) hoặc có ít thành viên tham gia (Hiệp định Madrid 1891 và Hiệp định Lisbon 1958) nên sức ảnh hưởng của các công ước này trong hoạt động xác lập quyền và bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL trên bình diện quốc tế là khá hạn chế Hiệp định TRIPS 1994 ra đời đã khắc phục những nhược điểm của các công ước trên Hiệp định đã quy định các nguyên tắc
cơ bản và các chuẩn mực tối thiểu về CDĐL Điều 22, 23 Hiệp định TRIPS quy định
về CDĐL với 6 nội dung cơ bản: khái niệm CDĐL; chuẩn mực chung và tối thiểu cho việc bảo hộ CDĐL cho mọi hàng hóa; các ngoại lệ đối với CDĐL; bảo hộ bổ sung cho các CDĐL rượu vang và rượu mạnh; giải quyết mối quan hệ giữa CDĐL và nhãn hiệu; đàm phán quốc tế về CDĐL Đây là hiệp định quy định đầy đủ và chi tiết nhất về CDĐL, đưa ra khái niệm, các điều kiện bảo hộ CDĐL, các ngoại lệ Tuy nhiên, hiệp định này cũng không quy định cụ thể về phương thức xác lập quyền đối với CDĐL mà dành cho pháp luật các quốc gia thành viên điều chỉnh Để được gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các nước trong đó có Việt Nam phải xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia đáp ứng các điều kiện của tổ chức, đặc biệt là về lĩnh vực thương mại và SHTT, trong đó có pháp luật về CDĐL với những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu quy định trong Hiệp định TRIPS 1994
1.2.4 Khái lược pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý
Hệ thống pháp luật về SHCN của Việt Nam chỉ thực sự hình thành từ đầu những năm 80 trở lại đây Các đối tượng SHCN được bảo hộ mới chỉ có sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp và giải pháp hữu ích được quy định trong các điều lệ riêng rẽ nhau13 Các quy định đầu tiên có liên quan đến CDĐL mới được đưa vào Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN năm 1989 Trong Pháp lệnh này, TGXX (một dạng đặc biệt của CDĐL) đã được quy định là một trong các đối tượng bảo hộ quyền SHCN Pháp lệnh này quy định về khái niệm TGXXHH, quyền đối với chủ văn bằng
13
NĐ 197/HĐBT ngày 14/12/1982 quy định Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hóa, NĐ 85/NĐBT ngày 13/5/1988 quy định Điều lệ kiểu dáng công nghiệp, NĐ 20/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định Điều lệ về giải pháp hữu ích, NĐ 21/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định Điều lệ về mua bán li-xăng
Trang 28bảo hộ TGXXHH, các hành vi sử dụng TGXXHH, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ TGXXHH; thủ tục nộp đơn, xem xét đơn, văn bằng bảo hộ và thời hạn hiệu lực14 Theo Pháp lệnh này thì quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp tại địa phương có những yếu tố đặc trưng quy định tại khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh này và Cục sáng chế nay là Cục SHTT có trách nhiệm xem xét đơn yêu cầu bảo hộ, cấp văn bằng bảo hộ và công bố đối tượng được bảo hộ theo thủ tục do Hội đồng bộ trưởng quy định Văn bằng bảo hộ TGXXHH là giấy chứng nhận đăng ký TGXXHH có hiệu lực kể từ ngày cấp và không bị giới hạn
về thời gian Về cơ bản, các quy định về thủ tục xác lập quyền đối với TGXXHH còn rất hạn chế, chưa nêu rõ, cụ thể quy trình nộp đơn, xem xét, các yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ TGXXHH Việc đưa TGXXHH vào đối tượng bảo hộ SHCN không xuất phát từ nhu cầu thực tế của Việt Nam trong việc bảo hộ đối tượng này mà do nhu cầu xây dựng hệ thống bảo hộ quyền SHCN cho phù hợp với pháp luật quốc tế Các quy định về xác lập quyền đối với TGXXHH không được áp dụng trong thực tế mặc
dù Việt Nam có rất nhiều sản phẩm có quy tín, chất lượng gắn với tên địa danh
Bộ luật dân sự (BLDS) 1995 ra đời chính thức thiết lập chế độ pháp lý cao nhất cho việc xác lập, bảo hộ thực thi quyền SHTT tại Việt Nam trong đó có các quy định
về TGXXHH Khái niệm về TGXXHH được nêu tại Điều 786, xác lập quyền SHCN đối với TGXXHH thì được quy định tại mục 2 –chương 2 về quyền SHCN bao gồm Xác lập quyền SHCN theo văn bằng bảo hộ điều 788; quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ TGXXHH điều 789 khoản 3, quyền ưu tiên điều 790; thời hạn bảo hộ điều 791 Các quy định này tương đối phù hợp so với chuẩn mực quốc tế
Để thực thi các quy định của BLDS 2005, Chính phủ và các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Các văn bản được ban hành tạo thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền SHCN nói chung và đối với TGXXHH nói riêng Trong đó, các quy định về xác lập quyền đối với TGXXHH được quy định tại các văn bản sau:
Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN (Điều 7, Chương III –Xác lập quyền SHCN gồm các điều: Điều 8, Điều 9, Điều 10;
14
Những vấn đề trên được quy định tại Điều 4, khoản 5; Điều 9, khoản 2; điều 18, khoản 6; điều 20; điều 23, khoản 2 điểm đ, Điều 24, khoản 1 -điểm đ –Pháp lệnh 1989 về SHCN
Trang 29Điều 11, Điều 14) Trong NĐ này thì hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng TGXXHH là 10 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm15
Nghị định 63/CP năm 1996 được bổ sung, sửa đổi theo Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ trong đó quy định lại thời hạn của văn bằng bảo hộ TGXXHH là vô thời hạn kể từ ngày cấp16;
Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính Phủ Thông tư này quy định rõ hơn về trình tự, các yêu cầu về đơn đối với TGXXHH tại chương 2 –Điều 5, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16
Thông tư số 23/TC-TCT của Bộ Tài chính ngày 9/5/1997 hướng dẫn chế độ thu, nộp
và quản lý phí, lệ phí SHCN trong đó có TGXXHH
Tuy nhiên, so với Hiệp định TRIPS thì một số đối tượng đề cập trong Hiệp định TRIPS lại chưa được quy định trong BLDS 1995 như bí mật kinh doanh, CDĐL, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN; bố trí thiết kế mạch tích hợp bán dẫn Để đáp ứng các tiêu chuẩn SHCN của Hiệp định TRIPS mà BLDS 1995 chưa quy định cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CP mở rộng đối tượng của SHCN tại Việt Nam Lần đầu tiên thuật ngữ “CDĐL” được nhắc đến Theo Nghị định này, quyền SHCN đối với CDĐL được tự động xác lập khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 10 mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp CDĐL là TGXXHH thì việc xác lập quyền theo quy định của pháp luật hiện hành về TGXXHH Nghị định chỉ đề cập đến khái niệm, người có quyền sử dụng CDĐL, nội dung quyền SHCN đối với CDĐL, thời hạn bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL, các hành vi xâm phạm quyền17 mà chưa quy định cụ thể về thủ tục, trình tự xác lập quyền đối với CDĐL
Việc không quy định cụ thể nguyên tắc, trình tự xác lập quyền SHCN đối với CDĐL đã gây khó khăn lúng túng cho việc áp dụng khi quá trình đổi mới, sự phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế của đất nước bắt đầu đi lên Để đáp ứng yêu
Trang 30cầu gia nhập WTO của Việt Nam, hệ thống pháp luật về Bảo hộ SHTT nói chung trong
đó CDĐL đang bộc lộ nhiều điểm bất cập cần phải sửa đổi (BLDS 1995) và cần ban hành riêng một đạo luật điều chỉnh lĩnh vực SHTT BLDS 2005 có hiệu lực từ 1/1/2006 và Luật SHTT 2005 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT 2005 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2010 đã đáp ứng phần nào những yêu cầu trên
Luật SHTT 2005 đã thống nhất sử dụng khái niệm CDĐL và thay cho TGXXHH Luật đã đưa ra khái niệm, điều kiện để được bảo hộ CDĐL, quyền nộp đơn, trình tự, thủ tục xử lý đơn bảo hộ CDĐL, thời hạn bảo hộ CDĐL Để triển khai các quy định về xác lập quyền SHCN đối với CDĐL trong Luật SHTT 2005, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện cũng đã được ban hành như: Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT 2005 (Phần xác lập quyền đối với CDĐL được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều
8, Điều 13); Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 (TT 01/2007/BKHCN) hướng dẫn thi hành NĐ 103/2006 (Phần xác lập quyền đối với CDĐL được quy định tại Chương I- Thủ tục xác lâp quyền SHCN –Mục 1: Những quy định chung về thủ tục xác lập quyền SHCN; Mục 6: Thủ tục đăng ký CDĐL); Thông tư số 22/2009/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí SHCN, hiện tại được thay bằng thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí SHCN
Như vậy, Luật SHTT đã thống nhất được các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật trước đây điều chỉnh về việc xác lập quyền đối với TGXXHH và CDĐL và phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
Trang 31KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CDĐL là những dấu hiệu nhìn thấy được sử dụng cho các sản phẩm hàng hoá để cung cấp thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm khi sản phẩm có chất lượng hoặc danh tiếng nhất định do những đặc thù về điều kiện địa lý mang lại
Xác lập quyền SHCN đối với CDĐL là việc các chủ thể thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm đạt được sự công nhận từ phía nhà nước một dấu hiệu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng để chỉ các sản phẩm
có chất lượng, danh tiếng nhờ điều kiện địa lý mang lại
CDĐL là một công cụ hữu hiệu đối với sự phát triển kinh tế khu vực và kinh tế cộng đồng Đó là tài sản đặc biệt có thể mang lại lợi ích to lớn cho những nhà sản xuất, những địa phương có đặc sản mà chất lượng, uy tín của chúng gắn liền với điều kiện địa lý của địa phương đó cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chống hàng giả, có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế ở vùng nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, thu hút du lịch, đa dạng hóa sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa, giá trị truyền thống, giúp phát triển hình ảnh của quốc gia tới bạn bè quốc tế
CDĐL có vai trò quan trọng như vậy nên việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về CDĐL là một việc làm cấp thiết Luật SHTT ra đời không chỉ đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của pháp luật SHTT quốc tế (Hiệp định TRIPS) mà còn xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế nội tại của Việt Nam cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế Để làm được điều đó thì bước đầu tiên chính là xây dựng và xác lập quyền cho CDĐL Tuy nhiên, CDĐL tại Việt Nam là một vấn đề mới nên đại đa số từ cán bộ quản lý đến người sản xuất kinh doanh đều chưa hiểu hết ý nghĩa, nội dung cũng như lợi ích của việc xây dựng và đăng ký xác lập quyền cho CDĐL mang lại cho địa phương và bản thân
Trang 32CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Ở VIỆT NAM
2.1 Pháp luật Việt Nam hiện hành về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
2.1.1 Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Để được xác lập quyền SHCN đối với CDĐL, chủ thể nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về quyền nộp đơn và đơn đó phải được thẩm định hình thức và nội dung theo quy định của Pháp luật
Theo quy định tại Điều 88, Luật SHTT 2005 thì quyền đăng ký CDĐL của Việt Nam thuộc về Nhà nước Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có CDĐL thực hiện quyền đăng ký CDĐL Người thực hiện quyền đăng ký CDĐL không trở thành chủ sở hữu CDĐL đó
Theo điều 88, Luật SHTT 2005 thì những đối tượng có quyền nộp đơn là:
Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL: đó là những cá nhân, tổ chức đang trực tiếp sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại khu vực địa lý xác định Như vậy, những đối tượng khác như nhà phân phối, đại lý…sản phẩm mang CDĐL mà không trực tiếp sản xuất thì không có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ CDĐL Phạm
vi đối tượng người nộp đơn hẹp hơn so với quy định của Nghị định 63/1996 Theo điều 14.3a, Cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác đang tiến hành sản xuất, kinh doanh sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù tại nước, địa phương có tên địa lý đáp ứng các quy định tại điều 7 Nghị định này có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng TGXXHH cho sản phẩm của mình
Tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đang sản xuất sản phẩm mang CDĐL: Tổ chức này có thể là các hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm tại địa phương như: Hiệp hội thanh long Bình Thuận; Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc, Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu tỉnh Nam Định…
Cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có CDĐL: đó là Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố, huyện đang quản lý khu vực địa lý đó hoặc các sở, phòng,
Trang 33ban là cơ quan quản lý ngành sản xuất, cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan quản lý KHCN của địa phương Ví dụ, người nộp đơn đăng ký CDĐL cói Nga Sơn là UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; người nộp đơn đăng ký CDĐL xoài tròn Yên Châu là Sở KHCN tỉnh Sơn La
Đối với CDĐL có nguồn gốc nước ngoài, theo điều 80.2 Luật SHTT 2005, chỉ những CDĐL nước ngoài được bảo hộ ở nước xuất xứ mới có thể được bảo hộ ở Việt Nam Như vậy, có thể hiểu bất kỳ chủ thể nào có quyền sử dụng, đăng ký CDĐL ở nước xuất xứ thì đều có quyền nộp đơn đăng ký CDĐL tại Việt Nam18 Khác với các đối tượng SHCN khác như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, NH, văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN này sẽ được cấp cho người nộp đơn nếu đáp ứng các điều kiện bảo hộ thì CDĐL lại không như vậy Chủ sở hữu CDĐL là nhà nước CDĐL
là tài sản chung và tất cả những người sản xuất tại địa phương mang CDĐL đó đều có quyền sử dụng nếu đáp ứng các điều kiện Luật định Như vậy, giấy chứng nhận CDĐL không thể được cấp cho một chủ thể sản xuất riêng lẻ dù chủ thể đó là người nộp đơn
Điều 88 Luật SHTT quy định “Người thực hiện quyền đăng ký CDĐL không trở thành
chủ sở hữu CDĐL đó”
2.1.2 Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận CDĐL là tập hợp các tài liệu thể hiện yêu cầu của người nộp đơn về việc cấp giấy chứng nhận CDĐL với nội dung, phạm vi bảo hộ tương ứng Đơn phải đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức và nội dung theo quy định của Luật
Những yêu cầu đối với đơn đăng ký CDĐL được quy định tại điều 100, 101,
106 Luật SHTT và điểm 7, điểm 43 TT 01/2007/BKHCN bao gồm: Tờ khai đăng ký CDĐL; sản phẩm mang CDĐL; bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó; bản đồ khu vực địa lý tương ứng với CDĐL; và chứng từ nộp lệ phí; các tài liệu thuyết minh quá trình sử dụng CDĐL (nếu có); giấy ủy quyền nếu đơn nộp qua đại diện SHCN; các tài liệu nghiên cứu chứng minh các kết quả trong bản mô tả là có căn cứ (Điểm 43.4 TT 01/2007/BKHCN); tài
18
Nghị định 103/2006/NĐ-CP, Điều 8
Trang 34liệu chứng minh CDĐL đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn đó nếu đó là CDĐL nước ngoài
Đơn đăng ký phải được làm bằng tiếng Việt và phải đảm bảo tính thống nhất của đơn Mỗi đơn đăng ký CDĐL chỉ được đăng ký cho một sản phẩm
Tên gọi, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý,
Các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm thường là địa danh Địa danh
có thể là tên hiện hành hoặc tên gọi trong lịch sử, tên chính thức hoặc tên dân gian của khu vực đó Dấu hiệu có thể là dấu hiệu từ ngữ, là dấu hiệu dạng chữ cái có thể ghép thành từ Dấu hiệu từ ngữ chỉ có thể sử dụng làm CDĐL nếu nó chỉ dẫn đến một khu vực địa lý nhất định CDĐL có thể là tên gọi của một khu vực địa lý Ở Việt Nam, CDĐL thường là tên của một đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh, thành phố như vải
“Lục Ngạn”, gạo tám xoan “Hải Hậu”, xoài “Yên Châu”, thanh long “Bình Thuận”, cà phê “Buôn Ma Thuật”, quế vỏ“Trà My”, hay là tên của một khu vực địa lý nhỏ như làng, xã như chè “Tân Cương”, hoa mai vàng “Yên Tử”
Ngoài ra, các dấu hiệu biểu trưng của địa phương khác (như biểu tượng, bản đồ,
cờ, huy hiệu, v.v.) cũng có thể được coi là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý được quy định tại Điểm 37.8 của TT 01/2007/BKHCN, sửa đổi tại Thông tư 05/2013/TT-BKHCN (Thông tư 05) Những hình ảnh hoặc biểu tượng này phải thực sự nổi tiếng và được biết đến rộng rãi thì mới đảm bảo được chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc sản phẩm Ví
dụ hình ảnh Khuê Văn Các, Chùa Một Cột, Cột cờ hoặc Tháp rùa Hồ Gươm có thể dùng để chỉ dẫn về địa danh Hà Nội
Tại Việt Nam, CDĐL phải là một dấu hiệu nhìn thấy được (Điểm 45.2 của TT 01/2007/BKHCN) và phải tồn tại một vùng địa lý tương ứng với CDĐL được nêu trong đơn (Điểm 45.3 của TT 01/2007/BKHCN)
Các tên địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương sẽ có ý nghĩa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý khi được sử dụng trên các sản phẩm sau: Đặc sản của địa phương (sản phẩm đặc biệt, có danh tiếng nhờ những đặc trưng nhất định, được sản xuất tại địa phương); cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm chế biến từ cây trồng, vật nuôi của địa phương; sản phẩm khai thác nguyên liệu thiên nhiên (than, sắt, thép, nhôm, xi măng,
đá, muối, gỗ, vv) ở địa phương; sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp phát triển ở địa
Trang 35phương; các trường hợp khác được xác định theo sản phẩm và thực tế sử dụng địa danh, dấu hiệu biểu trưng của địa phương cho sản phẩm
Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm (sau đây gọi là bản mô tả)
Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm CDĐL cần thể hiện các thông tin quy định tại khoản 2 điều 106 Luật SHTT Theo đó:
Bản mô tả phải mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm (Điều 106.2.a) Khoản
2, Điều 81 của Luật SHTT; Điểm 43.4 của TT 01/2007/BKHCN quy định:
Chất lượng đặc thù được nêu trong bản mô tả phải cho thấy sự khác biệt giữa sản phẩm mang CDĐL với các sản phẩm cùng loại thông thường, và trong bản mô tả phải có sự so sánh giữa các loại sản phẩm kể trên Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL và sản phẩm thông thường được so sánh phải được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định hình, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp
Ngoài ra, bản mô tả về chất lượng, đặc tính của sản phẩm phải kèm theo tài liệu xác nhận rằng các thông tin về chất lượng, đặc tính của sản phẩm là có căn cứ và xác thực (ví dụ như kết quả kiểm định, nghiên cứu, khảo sát, v.v.) Bản mô tả sản phẩm phải nêu lên được các thông tin kỹ thuật, khoa học của sản phẩm Tuy nhiên, nếu các thông tin này là đặc điểm chung của các sản phẩm cùng loại thì không cần mô tả Từ ngữ sử dụng trong bản mô tả phải thật chính xác về các khía cạnh của sản phẩm cũng như sử dụng các định nghĩa và tiêu chuẩn thường được áp dụng cho dòng sản phẩm được nhắc đến Bản mô tả cũng cần chỉ rõ loại sản phẩm và hình thức của sản phẩm (tươi sống, đã chế biến, đóng hộp, đông lạnh, v.v.) Đối với sản phẩm là nông sản, một loại quả nào đó thì bản mô tả phải nêu được hình dạng, màu sắc, mùi vị của quả, các đặc tính lý hóa như độ chất rắn hòa tan, các vitamin, lượng đường, chất béo….;
Danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL do điều kiện địa lý quyết định là sự biết đến sản phẩm đó một cách rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, thương mại hay tiêu dùng liên quan Giống với việc mô tả chất lượng, đặc tính của sản phẩm, danh tiếng của sản
Trang 36phẩm cũng cần phải có các loại tài liệu nghiên cứu, điều tra để chứng minh độ xác thực
Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với CDĐL (106.2.b): dùng phương pháp nào xác định, được mô tả bằng từ ngữ và dùng bản đồ thể hiện Vùng địa lý được
mô tả phải được giới hạn theo mối liên hệ với sản phẩm và phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên và con người được mô tả của khu vực địa lý Khu vực địa lý phải được
mô tả theo các tiêu chí có ảnh hưởng tới chất lượng đặc thù của sản phẩm Vì vậy giới hạn của vùng địa lý được dựa trên các điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất, nước, v.v.;
và điều kiện con người tức là khu vực địa lý mà các nhà sản xuất có các phương pháp sản xuất đặc thù Bản mô tả khu vực địa lý cũng phải được xác định chi tiết và chính xác giới hạn về địa lý và về hành chính (đến cấp xã) Khu vực địa lý sẽ quyết định người có quyền sử dụng CDĐL Nếu có các khu vực địa lý khác nhau trong từng công đoạn sản xuất (thu hoạch, chế biến, đóng gói, v.v.), thì bản mô tả cần chỉ rõ từng khu vực địa lý cho từng công đoạn
Bản mô tả phải nêu chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng (106.2.c) Chứng cứ chứng minh xuất xứ của sản phẩm ở đây là việc truy xuất được sản phẩm (và nguyên liệu thô, tươi sống của sản phẩm, nếu cần thiết) có nguồn gốc đúng từ khu vực địa lý tương ứng Người sản xuất, người sử dụng dấu hiệu CDĐL có thể thực hiện kiểm soát nguồn gốc của sản phẩm bằng việc xác định: nhà cung cấp, thông qua số lượng và nguồn gốc của các mẻ nguyên liệu; người nhận sản phẩm, thông qua số lượng và địa điểm sản phẩm được gửi đến; và mối liên hệ giữa từng đợt nguyên liệu đầu vào với từng đợt sản phẩm đầu ra Việc truy xuất nguồn gốc cũng có thể thực hiện thông qua việc dán nhãn, ghi tên từng nhà sản xuất trên nhãn hoặc số hiệu của từng sản phẩm, sổ ghi chép tên, số lượng hàng nhận được từ nhà cung cấp và tên, số lượng hàng gửi đến người nhận sản phẩm
Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định (Điều 106.2.d) Phương pháp sản xuất thủ công hay bán công nghiệp, từng công đoạn được thực hiện ra sao, yêu cầu đối với từng công đoạn và được thực hiện trong khu vực địa lý nào Phương pháp sản xuất của sản phẩm mang CDĐL phải mang tính địa phương (tức là chỉ có người dân ở vùng địa lý đó mới dùng phương pháp sản xuất như vậy) và đã tồn tại nhiều năm
Trang 37Bản mô tả cũng phải có thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 của Luật này (điều 106.2.đ) Mối liên hệ giữa chất lượng, tính chất hay danh tiếng của sản phẩm và khu vực địa lý là một phần quan trọng của đơn đăng ký CDĐL, và đơn phải thể hiện được các điều kiện địa lý ảnh hưởng tới chất lượng, tính chất, danh tiếng của sản phẩm như thế nào: các đặc trưng của sản phẩm, các đặc trưng của vùng địa lý và mối liên hệ giữa hai điều này
Được quy định tại Điều 82 của Luật SHTT và Điểm 43.4 của TT 01/2007/BKHCN, điều kiện địa lý tạo nên chất lượng, tính chất đặc thù của sản phẩm
có thể là yếu tố tự nhiên hoặc con người Yếu tố con người được nhắc tới ở đây là về lịch sử và phương pháp sản xuất của các nhà sản xuất trên địa bàn, có thể bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của nhà sản xuất, và quy trình sản xuất truyền thống tại địa phương Yếu
tố con người (được thể hiện trong một, một vài hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất, từ việc sản xuất nguyên liệu, gia công, chế biến nguyên liệu thành sản phẩm và thậm chí
là cả việc đóng gói nếu công đoạn này có ảnh hưởng đến tính chất, chất lượng và danh tiếng của sản phẩm) phải thật rõ ràng và chi tiết để có thể kiểm nghiệm Kỹ năng, kỹ xảo, quy trình truyền thống được mô tả phải cụ thể và đặc biệt, không giống với những
kỹ năng thông thường Bản mô tả cũng cần phải làm nổi bật được phương pháp sản xuất tại địa phương ưu việt hơn phương pháp ở nơi khác ở điểm nào, và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng, tính chất đặc thù của sản phẩm Trong trường hợp phương pháp, hay kỹ xảo sản xuất tại địa phương là bí mật, chưa được công bố hay chưa được biết đến rộng rãi ở ngoài địa phương, người nộp đơn có thể yêu cầu giữ bí mật, không công bố các phương pháp, kỹ xảo này
Yếu tố tự nhiên tạo nên chất lượng, tính chất đặc thù của sản phẩm có thể là các yếu tố khí tượng, thủy văn, địa chất, địa hình và sinh thái cùng những điều kiện tự nhiên khác Bản mô tả cần tránh những đặc điểm tự nhiên của khu vực địa lý không có ảnh hưởng đến sự khác biệt của sản phẩm Người nộp đơn cũng có thể thực hiện nghiên cứu về chất lượng đất, điều kiện khí hậu và các yếu tố khác tại địa phương và so sánh các yếu tố này với các vùng lân cận để chứng minh và củng cố mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên với chất lượng, tính chất đặc thù của sản phẩm
Trang 38Do các điều kiện địa lý là điều tạo nên chất lượng, tính chất đặc thù và danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL, nên khi các điều kiện này thay đổi làm mất đi chất lượng, tính chất đặc thù và danh tiếng của sản phẩm, thì việc bảo hộ CDĐL sẽ bị chấm dứt (Điểm g Khoản 1 Điều 95 của Luật SHTT)
Bản thông tin phải có Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm (Điều 106.2.e –Luật SHTT)
Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với CDĐL
Yêu cầu về bản đồ: Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với CDĐL phải thể hiện đầy đủ thông tin tới mức có thể xác định chính xác vùng địa lý hội đủ các điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất/ chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm Bản đồ có thể được nộp kèm theo tài liệu mô tả về khu vực tương ứng với CDĐL19 Các thông tin trên bản đồ như tọa độ; xác định giới hạn địa lý đến cấp xã, các chú thích, giải thích ký hiệu, tỷ lệ bản đồ phải chính xác để dễ dàng xác định vùng địa lý Trong trường hợp khu vực địa lý có đường biên giới với quốc gia khác, thì bản đồ khu vực phải tuân thủ pháp luật và quy định về bản đồ của Việt Nam
Hình 2.1 Thông tin về bản đồ khu vực địa lý
Tài liệu chứng minh CDĐL đang được bảo hộ tại nước có CDĐL đó nếu là CDĐL của nước ngoài
Điều kiện để được bảo hộ là CDĐL
Luật SHTT 2005 không quy định thế nào là bảo hộ CDĐL nhưng quy định điều kiện bảo hộ đối với CDĐL tại điều 79 Đó là sản phẩm mang CDĐL phải có nguồn gốc
từ khu vực địa lý tương ứng với CDĐL đó; và phải có chất lượng, danh tiếng hoặc đặc
19
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, Điều 43.5
Trang 39tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực địa lý tương ứng với CDĐL đó quyết định CDĐL muốn được bảo hộ cần phải đáp ứng hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất là sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL Đây là một điều kiện rất quan trọng khi xem xét khả năng bảo hộ CDĐL cũng như điều kiện cho người sử dụng CDĐL Nền tảng cho việc bảo hộ CDĐL là chất lượng và uy tín của sản phẩm Yếu tố quan trọng nhất là sản phẩm mang CDĐL phải liên quan đến một khu vực địa lý đặc biệt mà nếu sản phẩm được sản xuất ở một khu vực địa lý khác thì sẽ không đảm bảo được chất lượng, uy tín như vậy20
Ví dụ về CDĐL “Luận Văn” cho bưởi quả được đăng bạ ngày 18/12/2013 Trong bản mô tả chất lượng đặc thù của bưởi Luận Văn, Luận Văn là tên một thôn thuộc xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa từ trước thời hậu Lê (năm 1385) Ban đầu giống bưởi Luận Văn (giống bản địa) chỉ được trồng tại làng Luận Văn, sau đó được nhân rộng ra các xã Thọ Xương, Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Đặc điểm của bưởi Luận Văn là ngọt, vỏ quả, múi và tép bưởi khi chín có màu đỏ, tép bưởi giòn nhưng nhiều nước, hương thơm rất đặc trưng Sự khác biệt rõ nét nhất của bưởi Luận Văn so với sản phẩm cùng loại là màu sắc: vỏ và múi màu đỏ đậm không bưởi ở nơi nào có màu như thế Hàm lượng Caroten là chỉ tiêu hoá học đặc thù của bưởi Luận Văn, quyết định màu sắc vỏ quả, cùi và thịt Hàm lượng Caroten vỏ quả bưởi Luận Văn rất cao (2.532 – 2.582 mg/100g) mà không sản phẩm bưởi nào có được Chất lượng đặc thù của bưởi Luận Văn có được là do điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây bưởi Bưởi Luận Văn được trồng trên 2 loại đất: Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất phù sa có tầng loang
lổ đỏ vàng, tầng đất mặt dày 30 cm, tơi xốp và ẩm Các chỉ tiêu nông hóa của đất như pHKCl trung bình 4,48, K2O trung bình 6,36 (mg/100g), P2O5 trung bình 7,42 (mg/100g), NTP trung bình 4,21 % tầng đất mặt là nơi rễ bưởi sinh trưởng và phát triển Nghiên cứu phẫu diện đất cho thấy, tầng đất mặt của vùng chất lượng bưởi Luận Văn đặc thù dày, xốp và ẩm hơn vùng chất lượng không đặc thù21 Đối với bưởi Luận
Trang 40
Văn thì từ khâu làm đất, trồng cây, thu hoạch quả, đóng gói, dán nhãn đều được thực hiện trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
Hai là về điều kiện phải tồn tại khu vực địa lý tương ứng với CDĐL Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc bảo hộ CDĐL là xác định khu vực địa lý Theo quy định tại Điều 45.3.a.i, TT-01/2007/BKHCN, phải tồn tại một vùng địa lý tương ứng với CDĐL nêu trong đơn Phải có bản đồ khu vực địa lý tương ứng với CDĐL trong hồ sơ đăng ký CDĐL Theo điều 83 Luật SHTT thì khu vực mang CDĐL có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ Điều 43.5-TT-
01/2007/BKHCN quy định “bản đồ khu vực địa lý tương ứng với CDĐL sẽ phải tương
ứng với vùng địa lý hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất/ chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm”
Quay lại ví dụ về CDĐL bưởi Luận Văn, CDĐL được bảo hộ là Luận Văn, tên của làng Luận Văn thuộc xã Thọ Xương của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên khu vực địa lý tương ứng với CDĐL được xác định trên địa phận hành chính của các xã: Thọ Xương và Xuân Bái của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Diện tích bao gồm 955 ha, ở tọa độ địa lý: 19055’48’’- 19051’35’’ N và 105025’48’’- 105022’50’’ E
và được thể hiện trong bản đồ sau22:
Hình 2.2: Bản đồ khu vực CDĐL bưởi Luận Văn
(Nguồn: Bản mô tả CDĐL Bưởi Luận Văn)
22
Bản mô tả chất lượng đặc thù bưởi Luận Văn, hồ sơ đăng ký CDĐL Bưởi Luận Văn, tr12, 30