1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam

103 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 9,45 MB

Nội dung

Mặc dù trình tự giải quyết vụ việc đã được quy định khá chi tiết trong Bộ luật Tố tụng dân sự, song trên thực tế khi giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài còn gặp nhiều vướn

Trang 1

LÊ NA

ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ NA

ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: CH23NC115

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Hồng Bắc

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này

Tác giả luận văn

Lê Na

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VỤ VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 6

1.1 Khái niệm về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 6

1.1.1.Khái niệm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 6

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 9

1.2 Một số quy định đặc thù về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 11

1.2.1 Nguyên tắc giải quyết 11

1.2.2 Xác định năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự 12

1.2.3 Ủy thác tư pháp 13

1.3.Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 14

1.3.1 Xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam 14

1.3.2 Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo cấp 18

1.3.3.Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ 19

1.4 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về thủ tục sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 19

1.4.1 Giai đoạn trước khi ban hành pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 19

1.4.2 Giai đoạn từ khi ban hành Pháp lệnh năm 1989 đến khi ban hành BLTTDS 2004 20

1.4.3 Giai đoạn từ khi ban hành BLTTDS 2004 sửa đổi đến trước khi ban hành BLTTDS 2015 22

1.4.4 Giai đoạn từ khi ban hành BLTTDS 2015 cho đến nay 23

Trang 5

Kết luận chương 1 25

Chương 2.QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VỤ VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 26

2.1 Thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 26

2.1.1 Khởi kiện và thụ lý vụ án 26

2.1.2 Chuẩn bị xét xử 31

2.1.3 Phiên tòa sơ thẩm 45

2.1.4 Những việc tiến hành sau phiên tòa 54

2.1.5 Một số vấn đề về ủy thác tư pháp trong giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài 56

2.2 Thủ tục giải quyết các việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam 60

2.2.1 Nhận đơn yêu cầu và xử lý đơn 60

2.2.2 Thụ lý đơn yêu cầu 61

2.2.3 Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu 62

2.2.4 Hòa giải, công nhận thuận tình 62

Kết luận Chương 2 64

Chương 3.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VỤ VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TÕA ÁN VIỆT NAM 65

3.1 Đánh giá thực trạng thủ tục giải quyết sơ thẩm các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại tòa án Việt Nam 65

3.1.1 Kết quả đạt được 65

3.1.2 Những vướng mắc, tồn tại và nguyên nhân 67

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài 75

3.2.1 Những yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 75

Trang 6

3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện về thủ tục giải quyết sơ thẩm các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 77

Kết luận Chương 3 81 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự

2 Luật HN&GĐ Luật Hôn nhân và gia đình

3 LHYTNN Vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

5.TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

6 HĐXX Hội đồng xét xử

7 VKS Viện kiểm sát

8 LTTTP Luật tương trợ tư pháp

9 HĐTTTP Hiệp định tương trợ tư pháp

10.Công ước La hay về tống đạt Công ước Lahay về tống đạt ra nước

ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của thời kỳ hội nhập quốc tế, vấn đề kết hôn cũng như ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam ngày một gia tăng như một

sự tất yếu Do đó, trong giai đoạn đổi mới của nước ta hiện nay thì yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng là một nhu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài đang ngày càng gia tăng về cả số lượng và tính phức tạp của vụ việc Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), ly hôn là một trong các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Mặc dù trình tự giải quyết vụ việc đã được quy định khá chi tiết trong Bộ luật Tố tụng dân sự, song trên thực tế khi giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập và chưa hợp lý, làm cho quá trình xét xử sơ thẩm gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án cũng như gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong vụ án, chưa đáp ứng được tiến trình cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Bản thân là một công chức Tòa án, là người tiến hành

tố tụng, trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc tranh chấp, trong đó có cả vụ việc

ly hôn có yếu tố nước ngoài; Từ sau khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực, đã

có một số thay đổi trong thủ tục giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, cần phải được đưa ra một cách hệ thống để thuận lợi cho việc học tập nâng cao kiến thức và áp dụng trong quá trình công tác, tác giả thấy việc đi sâu nghiên cứu các quy định giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài nhằm phản ánh thực trạng giải quyết tại tòa án và tìm ra những tồn tại, bất cập của các quy định pháp luật khi

áp dụng trong thực tế và đưa ra những giải pháp hữu hiệu đóng góp vào quá trình

xây dựng pháp luật Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về giải

quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam” để làm đề tài cho Luận văn

Thạc sỹ của mình

2.Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, tại Việt Nam có một số công trình nghiên cứu đề cập đến

cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài Một số công trình tiêu biểu như sau:

Trang 9

Về sách, báo:

- Sách tham khảo của Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc (năm 2006):

“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế”;

- Ly hôn có yếu tố nước ngoài và vấn đề thẩm quyền của Tòa án Việt Nam của

Tiến sĩ Đỗ Văn Đại, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2009;

- Vài ý kiến về thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam đối với các vụ án

ly hôn có yếu tố nước ngoài của Th.S Nguyễn Hồng Nam, đăng trên tạp chí Tòa án

nhân dân, số 10/2009

Các Luận án Tiến sĩ: Một số Luận án đề cập đến khía cạnh pháp luật nội dung như:

- Luận án Tiến sĩ luật học của Nông Quốc Bình với đề tài “Pháp luật điều

chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam” (năm 2003)

- Luận án Tiến sĩ luật học của Nguyễn Hồng Bắc với đề tài: “Pháp luật điều

chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài”(năm 2003)

- Luận án Tiến sĩ luật học của Thái Công Khanh (2006) với đề tài: “Pháp luật

điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”

Bên cạnh đó, một số Luận văn Thạc sỹ nghiên cứu đi sâu về thủ tục tố tụng

giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam như: Luận văn Thạc sỹ luật học của Nguyễn Thị Thuý với đề tài: “Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ

án ly hôn có một bên đương sự ở nước ngoài theo Luật tố tụng dân sự Việt Nam”

(2004); Luận văn Thạc sỹ Luật học của Đỗ Thị Vân Anh với đề tài “ Giải quyết ly

hôn có yếu tố nước ngoài qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội”(2014)

Các công trình nghiên cứu nêu trên, một số đề cập đến pháp luật điều chỉnh về mặt nội dung các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài; Một số đi sâu về pháp luật tố tụng, thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài Từ đó, giúp người đọc có thể thấy được cái nhìn tổng quát hơn về hệ thống pháp luật của nước ta về cả luật nội dung lẫn hình thức Tuy nhiên, đối với các công trình đi sâu về pháp luật tố tụng nêu trên nghiên cứu thủ tục tố tụng tại thời điểm Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) có hiệu lực (sau đây sẽ được viết là Bộ luật tố tụng dân sự

Trang 10

2004 sửa đổi) Từ khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 thì đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học pháp lý độc lập và hệ thống về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam và tìm hiểu các quy định của Bộ luật tố tụng dân

sự, cũng như đánh giá các quy định đó trên thực tiễn Do đó, việc nghiên cứu đề tài trên là các công trình nghiên cứu độc lập

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong

việc giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, quá trình phát triển của Pháp luật tố tụng của nước ta, đặc biệt là quy định của Bộ luật tố tụng dân

sự hiện hành về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc tại tòa án nhân dân (TAND) Từ

đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc

ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân

Nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận cơ

bản về thủ tục giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam Nêu lên thực trạng của việc áp dụng các thủ tục giải quyết đó trong thực tiễn quá trình giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thủ tục giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận về

giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết tại tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành Đồng thời, luận văn nghiên cứu về thực tiễn giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam; Qua đó có những đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về các quy định của

Pháp luật Việt Nam trong giải quyết sơ thẩm các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (nghĩa là đi sâu nghiên cứu

về mặt Pháp luật tố tụng chứ không đi sâu nghiên cứu về Pháp luật nội dung)

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp luận, phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử, diễn giải, phương pháp lịch sử, phương pháp thống

kê Lấy lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài Phương pháp lịch sử: Áp dụng phương pháp này khi nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ sự phát triển có tính kế thừa của pháp luật trong việc điều chỉnh các thủ tục liên quan trong việc giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

Phương pháp phân tích: Các vấn đề mà đề tài đặt ra sẽ được phân tích

về mặt lý luận để thấy rõ tính khoa học của việc điều chỉnh các thủ tục giải quyết quan hệ hôn nhân gia đình nói chung và vấn đề ly hôn nói riêng

Phương pháp so sánh: so sánh nội dung các quy định pháp luật hiện hành với những vấn đề lý luận pháp luật nhằm rút ra những điểm đã và chưa phù hợp trong quy định của pháp luật so với lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật Phương pháp tổng hợp: áp dụng phương pháp này nhằm rút ra những vấn đề cơ bản

về mặt lý luận, từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong nội dung quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề về thủ tục giải quyết tranh chấp, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa khoa học của luận văn: Luận văn đưa ra hệ thống đầy đủ các vấn đề liên quan đến giải quyết sơ thẩm một vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, giúp người đọc dễ hình dung, nắm bắt các trình tự tố tụng đó

- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Luận văn giúp tác giả có một cách nhìn tổng quan về trình tự sơ thẩm giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, khi giải quyết vụ việc sẽ dễ dàng nhận biết việc giải quyết đã đến giai đoạn nào Đồng thời,

hệ thống lý luận và quy định pháp luật hiện hành có ý nghĩa trong việc áp dụng tùy từng vụ việc cụ thể trên thực tế

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục viết tắt, nội dung của Luận văn gồm 3 chương

Trang 12

Chương 1 Lý luận chung về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu

tố nước ngoài

Chương 2 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục giải quyết

sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam

Trang 13

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VỤ VIỆC

LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1.1 Khái niệm về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

1.1.1.Khái niệm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

1.1.1.1 Khái niệm vụ việc ly hôn

Cách gọi “vụ việc” trong quá trình tố tụng là từ ghép của “vụ án” và “việc”, BLTTDS 2015 không có khái niệm chính thức về hai vấn đề này nhưng đã có quy định: các tranh chấp tại các Điều 26, 28, 30, 32 và các yêu cầu quy định tại các Điều

27, 29, 31, 33 thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Như vậy, có thể kết luận được đặc tính của “vụ án” là có xảy ra tranh chấp còn “việc” không có tranh chấp, chỉ là các yêu cầu để Tòa án công nhận như “Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn,

thỏa thuận nuôi con, chia tài sản”, “Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật”…

Ly hôn thực chất là mặt trái của quan hệ hôn nhân cũng là mặt không thể thiếu khi quan hệ hôn nhân đó thực sự tan vỡ; ly hôn chỉ là giải pháp sau cùng khi không còn khả năng hàn gắn lại cuộc sống vợ chồng - mục đích hôn nhân không đạt được

Ly hôn là một trong những quyền cơ bản của con người, việc Nhà nước thừa nhận chế định ly hôn trong pháp luật là thể hiện sự đảm bảo cũng như tôn trọng quyền tự

do định đoạt của vợ chồng, giúp họ giải quyết những bế tắc, xung đột trong đời sống hôn nhân Nhà nước kiểm soát ly hôn bằng pháp luật, mặc dù Nhà nước thừa nhận ly hôn là quyền dân sự gắn liền với nhân thân vợ chồng song cũng cần phải hiểu rõ về bản chất rằng đây không phải là quyền tuyệt đối Nhà nước sẽ thực hiện quyền kiểm soát đối với hôn nhân nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực mà

ly hôn để lại Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng phải dựa vào thực chất quan hệ vợ chồng và phải phù hợp với các căn cứ ly hôn mà pháp luật quy định Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về căn cứ ly hôn, trường hợp ly hôn, về trình tự thủ tục ly hôn, về việc giải quyết hậu quả ly hôn Do đó, nếu vợ chồng muốn ly hôn phải tuân thủ các điều kiện, căn cứ ly hôn và các trình tự thủ tục ly hôn theo luật định Mọi trường hợp vợ chồng xin ly hôn chỉ khi xét thấy có căn cứ ly hôn theo luật định là quan hệ vợ chồng đã đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống

Trang 14

chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” thì Tòa án mới giải quyết cho ly hôn V.I Lê-nin đã khẳng định: “Ly hôn không có nghĩa là làm tan rã những mối liên hệ gia đình, mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh”1

Ly hôn còn hướng đến bảo vệ các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em tạo

sự công bằng cho xã hội Vì phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi ly hôn xảy ra Điều này được chứng minh bằng việc luật quy định hạn chế quyền xin ly hôn của người chồng trong một số trường hợp nhất định như Điều 51 khoản 3 Luật HN&GĐ quy định: “trong trường hợp vợ có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn” Quy định ly hôn đã tạo nền tảng vững chắc cho việc giải quyết các hậu quả pháp lý phát sinh sau khi quan hệ hôn nhân chấm dứt; đó là các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, quan hệ cấp dưỡng giữa vợ, chồng và quan hệ cấp dưỡng nuôi con…

Về mặt pháp lý: Ly hôn là một sự kiện pháp lý chấm dứt mối quan hệ hôn

nhân giữa vợ và chồng trên cơ sở bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án, đồng thời đây là quyền nhân thân của vợ, chồng Chỉ có vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân đó mới có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn (trừ một số trường hợp ngoại lệ thì cha, mẹ, người thân thích có quyền làm đơn xin ly hôn)2 Vợ chồng khi yêu cầu ly hôn phải tuân theo các quy định của pháp luật và Tòa án là cơ quan thực hiện việc quản lý nhằm đảm bảo việc ly hôn theo đúng trình tự, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể, cũng như nhằm mục đích bảo

vệ Nhà nước và xã hội Theo Điều 3 Luật HN&GĐ 2014: “Ly hôn là việc chấm dứt

quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” Vụ

việc ly hôn bao gồm cả vụ án ly hôn và việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn Đối với vụ án ly hôn, khi người khởi kiện nộp đơn tại tòa án giải quyết ly hôn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật (các điều kiện thụ lý) thì Tòa án sẽ nhận đơn và thực hiện các thủ tục tiếp theo, như vậy từ thời điểm đó vụ án ly hôn được xác lập Tương tự, đối với việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn: vợ

1

Lê nin, 1980,“Về quyền dân tộc tự quyết”, Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ, Matxicova,tr335

2 Xem thêm Khoản 2, Điều 51, Luật HN&GĐ 2014

Trang 15

chồng có đơn yêu cầu công nhận, cùng ký tên và gửi đến tòa án để yêu cầu tòa án công nhận

Như vậy, có thể đưa ra khái niệm rằng: Vụ việc ly hôn là sự kiện phát sinh tại tòa

án do vợ hoặc chồng có đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc yêu cầu công nhận sự thỏa thuận của các bên

1.1.1.2 Khái niệm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài:

Khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015 quy định: Vụ việc dân sự có yếu tố nước

ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

Tại khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định: “Quan hệ hôn

nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan

hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ

để xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

Từ hai căn cứ pháp lý nêu trên, có thể đưa ra khái niệm như sau: “LHYTNN là

sự kiện liên quan đến chấm dứt quan hệ hôn nhân tại tòa án giữa một bên là công

dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa các bên là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam; giữa công dân Việt Nam với nhau nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”

Như vậy, một vụ việc ly hôn khi có một trong các yếu tố sau thì được coi là LHYTNN:

- Vụ việc có ít nhất một bên tham gia là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam

định cư ở nước ngoài

Trang 16

- Việc xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt quan hệ hôn nhân theo pháp luật

nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài

- Tài sản liên quan đến quan hệ hôn nhân ở nước ngoài

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu

tố nước ngoài

1.1.2.1 Khái niệm thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp3 Tại Điều 6 Luật tổ chức Tòa án nhân dân cũng đã quy định chế

độ xét xử ở nước ta qua hai cấp: xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm Theo Đại từ

điển tiếng Việt, sơ thẩm là “Xét xử lần đầu một vụ việc ở Tòa án cấp thấp” 4

và là

giai đoạn đầu tiên giải quyết vụ việc ở Tòa án Tuy nhiên, trên thực tế không phải tòa án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm nào cũng phải thực hiện việc xét xử mà việc giải quyết một vụ việc tại tòa án trải qua các giai đoạn, trình tự tố tụng nhất định quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Theo trình tự giải quyết sơ thẩm, sau khi Tòa án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ đầy đủ, qua hòa giải các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án sẽ mở phiên tòa

để xét xử công khai vụ án Cơ sở của thủ tục sơ thẩm vụ việc ly hôn chính là đơn khởi kiện vụ án ly hôn hoặc đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn Tuy nhiên, đơn đó chỉ được thụ lý sau khi đảm bảo hình thức đơn, nội dung đơn và làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí Quyền

và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc ly hôn sẽ phát sinh kể từ thời điểm Tòa

án thụ lý vụ án, việc dân sự (bao gồm vào sổ thụ lý và ra thông báo thụ lý) và giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm bắt đầu Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc có căn cứ và đảm bảo khách quan, chính xác thì các đương sự trong vụ án có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình Ở nước ta, từ trước khi ban hành BLTTDS thì đã có nguyên tắc quy định các đương sự phải cung cấp chứng cứ và Tòa án có quyền thu thập chứng cứ BLTTDS 2015 có hiệu lực đã nâng vai trò của nghĩa vụ chứng minh của đương sự, đảm bảo cho việc

“tranh tụng” tại Tòa án Quy định đó phù hợp với nguyên tắc ghi nhận trong Hiến

3

Điều 1, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014

4 Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

Trang 17

pháp 2013 và yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay đó là:“Nguyên tắc tranh tụng trong

xét xử được đảm bảo”5

Các đương sự sẽ được đảm bảo việc tranh tụng thông qua phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Đây cũng chính là một quy định mới của BLTTDS 2015 Hòa giải là một thủ tục bắt buộc tại Tòa án trừ những trường hợp pháp luật quy định không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được Bên cạnh đó, trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc sẽ ra một trong các quyết định khi có căn cứ như Quyết định tạm đình chỉ, Quyết định đình chỉ, Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án… Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả gia hạn) thì Thẩm phán phải ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử, vụ án

sẽ được giải quyết bằng việc mở phiên tòa, ban hành bản án Việc xét xử, giải quyết

ở giai đoạn sơ thẩm tốt sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của đương sự và tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo nếu có kháng cáo, kháng nghị

Từ những phân tích trên đây, dưới góc độ pháp lý thủ tục sơ thẩm LHYTNN là

việc giải quyết lần đầu một LHYTNN của Tòa án có thẩm quyền, bao gồm các hoạt động khởi kiện, thụ lý; kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; hòa giải và mở phiên tòa sơ thẩm xét xử để ra phán quyết về LHYTNN

1.1.2.2 Đặc điểm thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

LHYTNN khác biệt hơn các vụ việc ly hôn thông thường ở “yếu tố nước

ngoài” Do vậy, ngoài tuân thủ những quy định, nguyên tắc giải quyết một vụ việc

ly hôn nói chung, thì còn phải tuân theo những quy định riêng biệt Trên cơ sở các quy định trong Luật HN&GĐ, BLTTDS, các ĐƯQT và các văn bản hướng dẫn về

giải quyết LHYTNN, tác giả rút ra thủ tục giải quyết sơ thẩm LHYTNN có những

Trang 18

- Các tài liệu, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp trong LHYTNN phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam

- Việc tống đạt các giấy tờ, văn bản tố tụng của Tòa án, lấy lời khai, thu thập

chứng cứ đối với được sự hoặc tài sản ở nước ngoài … được thực hiện theo các phương thức ủy thác tư pháp (UTTP) cho cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế (ĐƯQT) mà Việt Nam tham gia hoặc thông qua con đường ngoại giao Việc tống đạt bản án, quyết định của Tòa án cho đương sự ở nước được yêu cầu cũng thực hiện qua con đường UTTP

- Vấn đề hòa giải trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài ít khi đặt ra, coi như trường hợp không hòa giải được Bởi trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài, nếu trong trường hợp hai bên đương sự đều có mặt tại Việt Nam thì việc hòa giải vẫn tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự, tuy nhiên đối với một số vụ án mà có đương sự ở nước ngoài, mặc dù Tòa án có thông báo cho đương sự về Việt Nam về phiên hòa giải nhưng vì lý do nào đó đương sự sẽ không có mặt theo thông báo của Tòa, như vậy sẽ

thuộc trường hợp “ không tiến hành hòa giải được”(Điều 207 BLTTDS 2015)

- Tòa án không phải triệu tập đương sự ở nước được yêu cầu tham gia tố tụng tại phiên tòa mà chỉ thông báo cho họ biết việc tòa án mở phiên tòa, phiên họp… khi thông báo thụ lý

- Việc giải quyết LHYTNN được thực hiện trên nguyên tắc: tôn trọng các ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, việc bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại và tập quán quốc tế

1.2 Một số quy định đặc thù về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ việc ly hôn

có yếu tố nước ngoài

1.2.1 Nguyên tắc giải quyết

Việc giải quyết LHYTNN phải trên cơ sở đảm bảo thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ quốc tế, bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi

- Tòa án Việt Nam giải quyết LHYTNN phải trên cơ sở tôn trọng các ĐƯQT

mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt

Trang 19

Nam Trong trường hợp giữa quy định của BLTTDS và ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của ĐƯQT đó để giải quyết (Điều 2 BLTTDS 2015)

- Pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật HN&GĐ 2014 (Điều 122 Luật HN&GĐ 2014)

- Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi giải quyết tại Tòa án Việt Nam thì áp dụng BLTTDS Việt Nam6 Trong trường hợp có ĐƯQT Việt Nam tham gia mà có quy định khác với BLTTDS thì áp dụng các quy định của ĐƯQT đó về thủ tục giải quyết

- Trình tự, thủ tục giải quyết LHYTNN được thực hiện theo quy định của BLTTDS tại Chương XXXVIII, trường hợp phần này không có quy định thì áp dụng các quy định có liên quan khác của BLTTDS để giải quyết (Khoản 1 Điều 464)

- Khi vụ án khi hôn có yếu tố nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam thụ lý, giải quyết theo đúng quy định về thẩm quyền thì thẩm quyền đó không bị thay đổi mặc

dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài (Điều 471 BLTTDS 2015) Đây là một quy định được áp dụng tránh trường hợp các đương sự cố tình thay đổi

về quốc tịch, nơi cư trú … để trốn tránh việc xét xử của Tòa án, đồng thời nhằm đảm bảo sự ổn định của quá trình tố tụng

1.2.2 Xác định năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự

Đương sự trong LHYTNN phải có năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định, còn năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự7 Theo quy định của pháp luật,

6 Trường Đại học Luật Hà Nội ( 2008), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr.307

7

Điều 69, BLTTDS, 2015

Trang 20

một người được coi có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự khi từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự Việc xác định năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài như sau:

- Trường hợp người nước ngoài có một quốc tịch thì tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch

- Trường hợp người nước ngoài là người không quốc tịch thì theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam thì theo pháp luật Việt Nam

- Trường hợp người nước ngoài có nhiều quốc tịch thì theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có quốc tịch và cư trú tại một trong các nước mà họ có quốc tịch Nếu người nước ngoài có nhiều quốc tịch và cư trú ở nước mà không cùng với quốc tịch của nước đó thì theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có thời gian mang quốc tịch dài nhất Nếu người nước ngoài có nhiều quốc tịch và một trong quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam thì theo pháp luật Việt Nam Việc áp dụng nguyên tắc này đảm bảo cho người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng chế độ như công dân Việt Nam trong khi tham gia tố tụng dân sự Ngoài ra, người nước ngoài có thể được công nhận có năng lực hành vi tố tụng dân sự tại Tòa án Việt Nam, nếu theo quy định của pháp luật nước ngoài họ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nhưng theo pháp luật Việt Nam thì họ có năng lực hành vi tố tụng dân sự8

1.2.3 Ủy thác tư pháp

Việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự giữa các quốc gia chủ yếu được

tiến hành qua việc UTTP LTTTP đã định nghĩa như sau: “UTTP là yêu cầu bằng

văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên” 9

Như vậy, UTTP được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền của một nước nhờ

cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện giúp những hành vi tố tụng riêng

lẻ cần thiết để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài10

Những hành vi tố tụng giữa các cơ quan có thẩm quyền gồm có:

8 Điều 466, BLTTDS 2015

9 Khoản 1 Điều 6 Luật tương trợ tư pháp 2007

10 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, Tr.332

Trang 21

- Tống đạt cho đương sự đang cư trú ở nước ngoài các tài liệu như bản sao đơn khởi kiện, giấy tờ do các đương sự khác cung cấp, các văn bản tố tụng của Tòa án như giấy báo, quyết định, bản án và các văn bản khác

- Lấy lời khai của đương sự và những người tham gia tố tụng khác

- Thu thập chứng cứ ở nước ngoài, các tài liệu hoặc xác minh các tình tiết của

vụ việc

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Nguyên tắc tương trợ tư pháp: Được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Luật

tương trợ tư pháp (LTTTP), theo đó việc tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên Trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có ĐƯQT về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế Việc Tòa án Việt Nam UTTP cho Tòa án nước ngoài và ngược lại phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của ĐƯQT mà Việt Nam

ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam Văn bản UTTP phải có nội dung theo quy định tại Điều 12 LTTTP, đồng thời gửi kèm theo văn bản

ủy thác tư pháp là các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện ủy thác Hiện nay, Bộ Tư pháp Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận văn bản

ủy thác tư pháp ra nước ngoài và các tài liệu liên quan đến việc ủy thác tư pháp của các tòa án địa phương

1.3 Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

LHYTNN là một loại vụ việc phức tạp, bởi nó liên quan không chỉ một quốc gia mà còn có thể liên quan đến nhiều quốc gia Do đó, vấn đề quan trọng là vấn đề thẩm quyền, cần phải xác định được một vụ việc khi nào Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, tòa án cấp nào giải quyết…

1.3.1 Xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

Theo Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 “ Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”, như vậy Tòa án chính là

Trang 22

cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn Việc xác định thẩm quyền giải quyết LHYTNN có thể căn cứ vào các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên hoặc căn cứ vào pháp luật trong nước Đối với các nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) với Việt Nam thì việc xác định thẩm quyền của tòa án giải quyết vụ việc

ly hôn yếu tố nước ngoài tuân theo các quy định trong HĐTTTP đó Đối với các nước chưa có HĐTTTP với Việt Nam thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam được quy định tại Chương XXXVIII BLTTDS 2015, Luật HN&GĐ 2014

và các văn bản pháp luật khác liên quan đến xác định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết LHYTNN Có thể chia thành các trường hợp cụ thể sau:

1.3.1.1 Ly hôn có một bên là công dân Việt Nam

LHYTNN có một bên là công dân Việt Nam có thể xảy ra ba trường hợp: Cả hai bên đều sống ở Việt Nam; cả hai bên đều sống ở nước ngoài và trường hợp một bên sống ở nước ngoài còn một bên sống ở Việt Nam

- Hai bên sống ở Việt Nam: Trường hợp hai bên đương sự đều cư trú, làm ăn,

sinh sống tại Việt Nam, một trong hai bên viết đơn tại Tòa án Việt Nam thì Tòa án

có thẩm quyền giải quyết bởi trường hợp này theo Điều 470 BLTTDS 2015 thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam Như vậy, điều đó có nghĩa là nếu Tòa

án nước ngoài thụ lý giải quyết vụ việc trên, bản án của họ sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

- Một bên sống ở Việt Nam: Theo điểm a, phần 2.3, mục II Nghị quyết

01/2003 ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân

và gia đình: “… Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với

người nước ngoài mà việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam, nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn: a Trong trường hợp người nước ngoài đang ở nước ngoài xin ly hôn người Việt Nam mà người Việt Nam còn quốc tịch Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam, thì Toà án thụ lý giải quyết…”

Đồng thời tại phần 2.4, mục II Nghị quyết 01/2003 cũng đã hướng dẫn: “ Đối

với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài: Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, nhưng người nước ngoài đã về nước mà không còn liên hệ với công dân Việt Nam,

Trang 23

nay công dân Việt Nam xin ly hôn, thì Toà án thụ lý giải quyết.” Như vậy, khi công

dân Việt Nam cư trú ở Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly

hôn Người nước ngoài có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn

Cùng với tinh thần đó, điểm d khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 đã luật hóa

quy định trên như sau: Tòa án Việt Nam giải quyết khi “Vụ việc ly hôn mà nguyên

đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam…”, vậy khi một bên sống tại Việt Nam thì

Tòa án có thẩm quyền giải quyết chứ không thuộc thẩm quyền riêng biệt như trường hợp hai bên sống ở Việt Nam

- Cả hai sống ở nước ngoài: Cũng như đã trình bày ở trường hợp một bên

sống ở Việt Nam, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn khi một bên là công dân Việt Nam ngay cả khi cả hai vợ chồng không thường trú ở Việt Nam và không phân biệt ai là nguyên đơn, ai là bị đơn Tiêu chí để xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam là một bên trong vụ việc ly hôn có quốc tịch Việt Nam, bất kể họ cư trú tại đâu Mặc dù BLTTDS không nêu rõ yếu tố “công dân Việt Nam”, nhưng có thể hiểu rằng yếu tố đó cần phải xác định tại thời điểm thụ lý vụ việc để giải quyết Bởi nếu trước đây họ là công dân Việt Nam, nhưng tại thời điểm thụ lý họ không còn là công dân Việt Nam thì không thể căn cứ vào quy định đó để xác định thẩm quyền

1.3.1.2 Ly hôn có hai người không phải là công dân Việt Nam

Có thể chia làm ba trường hợp như sau:

- Cả hai sống ở Việt Nam

Hai đương sự trong vụ việc ly hôn đều là người nước ngoài, thẩm quyền của Tòa

án Việt Nam được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 469 BLTTDS, theo đó Tòa án Việt Nam sẽ thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn khi cả hai là người nước ngoài cư trú, làm

ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam, bởi vì tiêu chí “nơi cư trú của bị đơn” thường được

sử dụng để xác định thẩm quyền không phụ thuộc vào nội dung vụ việc

- Một người sống ở Việt Nam

Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014: “Quan hệ hôn nhân và gia đình

có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia

là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay

Trang 24

đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài” 11

Như vậy ly hôn giữa hai người

không phải là công dân Việt Nam nhưng chỉ có một bên có nơi thường trú tại Việt Nam là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài Theo quy định tại điểm a khoản 1

Điều 469 BLTTDS năm 2015 thì “Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ

việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây: Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam…” Các vụ việc dân sự ở đây có

cả trường hợp ly hôn Do đó, khi hai bên đương sự là người nước ngoài, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi bị đơn cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam

- Trường hợp cả hai không còn sống ở Việt Nam

Trường hợp đặt ra nếu như Tòa án Việt Nam được yêu cầu giải quyết vụ việc

ly hôn khi hai người không phải là công dân Việt Nam và không sống ở Việt Nam Luật HN&GĐ 2014 không đề cập đến vấn đề ly hôn giữa hai người không phải công dân Việt Nam và không bên nào thường trú tại Việt Nam lúc giải quyết ly hôn Trước đây, BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) cũng có quy định khi hai bên đều là người nước ngoài, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi bị đơn có tài sản ở Việt Nam, cụ thể điểm b, khoản 2, Điều 410 khi: “Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch… có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam” BLTTDS năm 2015 trên cơ sở kế thừa của BLTTDS năm 2004 đã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 469 “Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam” là vụ án cũng thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

1.3.1.3 Ly hôn có hai bên là công dân Việt Nam

Có thể xảy ra hai trường hợp: một bên ở nước ngoài, một bên ở trong nước và hai bên đều ở nước ngoài

Trước khi có BLTTDS 2004 hệ thống văn bản pháp luật của nước ta không có quy định nào để chứng tỏ rằng Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc

ly hôn trong hai trường hợp trên Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử, Tòa án Việt Nam

đã thụ lý giải quyết ly hôn khi một bên về Việt Nam ly hôn Thời điểm BLTTDS

11 Khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014

Trang 25

2004 có hiệu lực, theo điểm g khoản 2 Điều 410 BLTTDS chỉ cần: “Vụ việc ly hôn

mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam ” là Tòa án Việt Nam có thẩm

quyền giải quyết BLTTDS 2015 kế thừa quy định trên của BLTTDS 2004, chỉ cần nguyên đơn hoặn bị đơn là công dân Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết (điểm c khoản 1 Điều 469)

1.3.2 Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo cấp

Trước đây, quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 thì “Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án khi có đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài” Khi Luật HN&GĐ 2000 được ban hành cũng đã quy định tại khoản 3 Điều 102 theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài12 Khác với Luật HN&GĐ 2000, Điều 123 Luật HN&GĐ 2014 không trực tiếp quy định thẩm quyền giải quyết vụ việc về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc tòa án cấp nào mà dẫn chiếu đến Bộ luật tố tụng dân sự, theo đó “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự” BLTTDS 2015 trên cơ sở

kế thừa các quy định đó cũng phân cấp thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các LHYTNN Tuy nhiên, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 và khoản 2 Điều 36 BLTTDS 2015 chỉ ra rằng Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện), Tòa chuyên trách thuộc TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân gia đình không có đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài mà không phải thực hiện UTTP

Như vậy, tòa án cấp huyện cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài BLTTDS 2015 cũng quy định: Trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải UTTP cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện mà thuộc về thẩm quyền của TAND cấp tỉnh Việc giao thẩm quyền về cho TAND cấp huyện để giảm bớt nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, vẫn đảm bảo

12 Khoản 2 Điều 123 Luật HN&GĐ 2014

Trang 26

được việc giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo quyền và lợi

ích hợp pháp cho đương sự

* Đối với trường hợp ly hôn giữa Công dân Việt Nam và Công dân nước ngoài sống ở khu vực biên giới: Trước đây khi chưa có BLTTDS thì TANDTC đã ban hành Thông tư số 11/TATC ngày 12/7/1974 và Thông tư số 09/TATC năm 1974 có hướng dẫn việc giải quyết các vụ ly hôn vùng biên giới Việt – Trung, khi công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú ở Việt Nam thì Tòa án nước ta có thẩm quyền giải quyết Còn theo BLTTDS 2015 thì không phân biệt hai đương sự có cùng cư trú ở Việt Nam hay không mà chỉ cần Công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới, Công dân của nước láng giềng ở khu vực biên giới với Việt Nam khi có đơn thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công dân Việt Nam sinh sống có thẩm quyền giải quyết ( Khoản 4 Điều 35 BLTTDS)

1.3.3 Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Theo đó, TAND nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết LHYTNN được xác định tại Điều 39 BLTTDS 2015

Tại Điều 40 BLTTDS 2015 quy định trong trường hợp nếu không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản để giải quyết; trường hợp bị đơn không còn cư trú, làm việc tại Việt Nam thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc để giải quyết

1.4 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về thủ tục sơ thẩm vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

1.4.1 Giai đoạn trước khi ban hành pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989

Đối với nước ta, từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời (1945) đến năm 1959 ban hành Luật HN&GĐ chưa quy định pháp luật nào điều chỉnh vấn

đề ly hôn có yếu tố nước ngoài Trong thời kỳ này, giải quyết LHYTNN đều áp dụng các quy định chung về thủ tục ly hôn thông thường mà chưa có hướng dẫn riêng biệt Trong quá trình giải quyết các LHYTNN, để việc giải quyết thuận tiện và nhanh chóng, TANDTC cũng ban hành công văn mang tính chất hướng dẫn trong một số trường hợp đơn lẻ Ví dụ: Công văn số 785/DS ngày 15/7/1966 gửi Tòa án

Trang 27

nhân dân các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai… về việc giải quyết các vụ án ly hôn ở biên giới Việt - Trung Năm 1974 TANDTC ra Thông tư số 09/TATC ngày 28/6/1974 hướng dẫn việc xử ly hôn vùng biên giới Việt-Trung Nội dung thông tư hướng dẫn thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam và một số thủ tục tố tụng và Thông tư số 11/TATC ngày 12/7/1974 của TANDTC hướng dẫn một số nguyên tắc, thủ tục trong việc giải quyết ly hôn có nhân tố nước ngoài Để hướng dẫn về thủ tục

tố tụng, TANDTC đã ban hành “Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự” kèm theo Thông tư số 96/NCPL ngày 08/02/1977, trong đó quy định lại thẩm quyền của TAND các cấp: “TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đại bộ phận các vụ kiện về dân sự, trừ những việc kiện mà một bên là người nước ngoài hoặc một bên đang ở nước ngoài thì TAND cấp tỉnh phải xét xử sơ thẩm”

Về luật nội dung: Năm 1959 Luật HN&GĐ ra đời điều chỉnh mọi quan hệ hôn nhân và gia đình Ngày 29/6/1986, Luật HN&GĐ 1986 ra đời thay thế Luật HN&GĐ 1959, trong đó chương IX gồm ba Điều 52, 53 và 54 quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài Tuy nhiên, Luật HN&GĐ 1986 chỉ có những quy định chung chung, không quy định về thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài Do trong quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn với nước ngoài ngày càng gia tăng và gặp một số vướng mắc nên ngày 30/12/1986, TANDTC-VKSNDTC-BTP đã ban hành Thông tư 06/TT-LN hướng dẫn

về thủ tục và thẩm quyền giải quyết những việc ly hôn giữa công dân Việt Nam mà một bên ở nước chưa ký HĐTTTP với Việt Nam Thông tư đã góp phần giải đáp một

số vướng mắc về thủ tục giải quyết LHYTNN, bảo vệ được quyền, lợi ích của đương

sự và có giá trị đến khi BLTTDS ra đời Tại Thông tư này có một số quy định khá chi tiết về giải quyết LHYTNN đối với các nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) với Việt Nam, theo đó việc ủy thác thực hiện qua cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự hoặc Tòa án nước sở tại

1.4.2 Giai đoạn từ khi ban hành Pháp lệnh năm 1989 đến khi ban hành BLTTDS 2004

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra đời ngày 07/12/1989, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1990 Có thể nói Pháp lệnh này là văn bản pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta từ trước đến nay quy định về thủ tục

Trang 28

giải quyết các vụ án dân sự ( dân sự theo nghĩa rộng: bao gồm tranh chấp về lao động, tranh chấp về hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hôn nhân và gia đình…) Pháp lệnh về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 02/12/1993 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/1994, trong đó việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước được quy định trong Mục 4, Chương 2 tại Điều 12 và Điều 13 Cũng đã có Quy phạm xung đột về lựa chọn pháp luật giải quyết và thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh Sau khi Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra năm 1986 đã đổi mới toàn diện đất nước, nước ta bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế Quan hệ hôn nhân

và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng ngày càng phát triển do sự giao thông giữa Việt Nam và các nước Lúc này đòi hỏi cần phải đổi mới pháp luật Hôn nhân gia đình để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Luật HN&GĐ năm

2000 ra đời để đáp ứng được yêu cầu đó Tại Chương XI (từ Điều 100 đến Điều 106) của Luật HN&GĐ năm 2000 đã có những quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, ngoài ra còn được điều chỉnh rải rác tại các Điều khác của Luật Về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại các Điều 102 và

104 Luật HN&GĐ năm 2000 và từ thời điểm đó hiệu lực của Pháp lệnh về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993 được chấm dứt

Ngày 16/4/2003 Hội đồng Thẩm phán TANDTC ra Nghị quyết số 01/ 2003/HĐTP-TANDTC trong đó hướng dẫn áp dụng và thống nhất pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài Cũng giai đoạn này, để tạo thuận lợi cho Tòa án giải quyết LHYTNN, Việt Nam bắt đầu ký HĐTTTP với nước ngoài, đầu tiên là với Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), được ký ngày 15/12/1980 (đã hết hiệu lực); Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (cũ) 1982, hiện nay Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlovakia là hai nước kế thừa Trong các HĐTTTP mà Việt Nam ký với nước ngoài, ngoài việc UTTP, các hiệp định còn đề cập thẩm quyền xét

xử của Tòa án và áp dụng pháp luật về ly hôn Theo các hiệp định, vấn đề giải quyết

ly hôn, thẩm quyền xét xử của Tòa án được xác định theo quốc tịch của đương sự kết hợp với nơi thường trú chung của họ (Điều 20, 21 Hiệp định giữa Việt Nam và

Trang 29

Tiệp Khắc; Điều 25, 26 Hiệp định với Cu Ba; Điều 33, 34 Hiệp định với Hunggari v.v.)

Ngày 15/6/2004 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua BLTTDS 2004 ra đời thay thế Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Trong đó BLTTDS 2004 đã có quy định chung về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và LHYTNN nói riêng tại Phần thứ chín “ Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự” ( trong đó bao gồm ba chương: Chương XXXIV, Chương XXXV, Chương XXXVI) Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành các Nghị quyết để hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2004 các quy định này trong BLTTDS cũng sẽ được áp dụng đối với giải quyết các LHYTNN trong trường hợp các Chương XXXIV và XXXV không quy định13 Trong hệ thống các văn bản đó có Nghị Quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS; Nghị Quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII

“Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS; Nghị Quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thầm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ”; Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm của BLTTDS” Như vậy, lần đầu tiên thủ tục giải quyết các LHYTNN được quy định trong Văn bản pháp lý là

Bộ luật và có các Nghị quyết hướng dẫn đảm bảo việc thi hành Điều đó đã đánh dấu sự phát triển của hệ thống pháp luật nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đáp ứng được sự phát triển kinh tế xã hội

1.4.3 Giai đoạn từ khi ban hành BLTTDS 2004 sửa đổi đến trước khi ban hành BLTTDS 2015

Ngày 29/3/2011 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 Tuy nhiên, phần thứ chín của BLTTDS năm 2004 không bị sửa đổi

mà chỉ sửa một số quy định trong phần giải quyết các vụ án dân sự thông thường, các quy

13 Khoản 1 Điều 405 BLTTDS 2004

Trang 30

định này cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp các chương trong phần thứ chín không quy định khi giải quyết LHYTNN Cùng với pháp luật trong nước, ĐƯQT cũng đóng vai trò quan trọng trong giải quyết LHYTNN Giai đoạn này, Việt Nam mở rộng ký HĐTTTP với một số nước khác như: Cadacxtan (2011); Vương quốc Campuchia (2013)

1.4.4 Giai đoạn từ khi ban hành BLTTDS 2015 cho đến nay

BLTTDS 2015 có tổng số 517 Điều, được bố cục thành 10 phần, 42 chương

So với BLTTDS năm 2004, BLTTDS 2015 giữ nguyên 63 Điều; sửa đổi, bổ sung

350 Điều; bổ sung mới 104 Điều; bãi bỏ 07 Điều; trong đó bỏ chương về tương trợ

tư pháp trong tố tụng dân sự và bổ sung các chương: về thủ tục rút gọn; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn…Có thể nói BLTTDS 2015 có những thay đổi hoàn toàn về quy định tố tụng như: Nhằm thể chế hóa quan điểm cải cách tư pháp của Đảng về nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp14, đồng thời cụ thể hóa "nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm" đã được Hiến pháp quy định15, theo tinh thần đó BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nguyên tắc “Bảo

đảm tranh tụng trong xét xử” xem đây là một trong những nội dung quan trọng của

việc sửa đổi bổ sung của Bộ luật tố tụng dân sự

Ngoài ra, về thủ tục tố tụng bổ sung thêm những quy định mới về phiên họp kiểm tra việc tiếp cận, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải, các trường hợp trả lại đơn khởi kiện có yếu tố nước ngoài, các phương thức tống đạt văn bản tố tụng mới, xử ký kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài, quy định về việc Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án những sửa đổi đó mang tính tích cực, chi tiết và tạo điều kiện cho Tòa

án thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Qua một năm thực hiện BLTTDS 2015, Bộ luật này đã tạo cơ sở pháp lý tương đối hoàn thiện giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn có một số quy định của pháp luật vẫn còn chưa có hướng

14

Nghị quyết số: 49/TW Bộ chính trị “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”

15 Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013

Trang 31

dẫn chi tiết, một số điều còn gây ra nhiều vướng mắc tranh cãi và cần được kiến

nghị để hoàn thiện

Cũng giai đoạn này, ngày 16/3/2016, Việt Nam gia nhập Công ước Lahay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/10/2016) (sau đây gọi tắt là Công ước La hay về tống đạt Công ước này không quy định về thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tòa án giải quyết LHYTNN cần tống đạt giấy tờ ra nước ngoài Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt là công ước

đa phương do Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế soạn thảo và được thông qua vào ngày 15/11/1965 tại phiên họp lần thứ 10 của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (Hội nghị La Hay), có hiệu lực kể từ ngày 10/02/1969 Đến tháng 11/2016, Công ước La hay về tống đạt có 71 quốc gia là thành viên tham gia Công ước16

Mục tiêu của Công ước là: (i) Xây dựng một hệ thống có thể đảm bảo được rằng người nhận được thông báo có đủ thời gian để bảo vệ quyền lợi của mình; (ii) Đơn giản hóa phương thức tống đạt giấy tờ từ quốc gia yêu cầu đến quốc gia được yêu cầu; (iii) Đưa ra được bằng chứng là tống đạt đã được hoàn thành dưới hình thức là giấy xác nhận kết quả theo mẫu thống nhất

16

Xem: Kỷ yếu hội thảo “tọa đàm bên lề diễn đàn pháp luật ASEAN – Một số công ước của Hội nghị La Hay

về Tư pháp quốc tế”, Hà Nội, ngày 16/11/2016, Tr.5

Trang 32

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung về Thủ tục giải quyết sơ thẩm LHYTNN tại Tòa án Việt Nam có thể đưa ra khái niệm về Thủ tục giải quyết sơ

thẩm LHYTNN: “Thủ tục sơ thẩm LHYTNN là việc giải quyết lần đầu một

LHYTNN của Tòa án có thẩm quyền, bao gồm các hoạt động khởi kiện, thụ lý; kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; hòa giải và mở phiên tòa sơ thẩm xét xử để ra phán quyết về LHYTNN”

Từ đó rút ra được những đặc điểm và một số quy định đặc thù của Thủ tục giải quyết sơ thẩm LHYTNN Qua đó, phân tích sâu vể thẩm quyền giải quyết LHYTNN trong một số trường hợp cụ thể: Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp nào, Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết Đồng thời nghiên cứu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về Thủ tục giải quyết sơ thẩm LHYTNN

Pháp luật về Thủ tục giải quyết sơ thẩm LHYTNN ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện Bắt đầu từ những văn bản mang tính hướng dẫn Tòa án cấp dưới giải quyết như Thông tư số 09/TATC ngày 28/6/1974 của TANDTC hướng dẫn việc xử

ly hôn vùng biên giới Việt – Trung, sau đó đến sự ra đời của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và sự phát triển của pháp luật được thể hiện khi các quy định

đó được ghi nhận trong BLTTDS năm 2004, Luật sửa đổi bổ sung BLTTDS năm

2011, BLTTDS năm 2015 theo đó các quy định về Thủ tục giải quyết sơ thẩm LHYTNN được sửa đổi, bổ sung dần được hoàn thiện theo hướng cải cách tư pháp, phù hợp với sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập Bên cạnh đó, để việc giải quyết được thuận lợi hơn Việt Nam đã ký được 16 HĐTTTP với các nước trên thế giới, trong đó có những quy định điều chỉnh ly hôn có yếu tố nước ngoài Đặc biệt sự gia nhập Công ước Lahay của Việt Nam đã tác động rất tích cực vào việc giải quyết các vụ việc hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, góp phần tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong việc UTTP ra nước ngoài

Trang 33

Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VỤ VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Như phần trên đã đề cập, LHYTNN bao gồm: vụ án ly hôn và việc ly hôn Do vậy, trong chương này, luận văn phân tích cụ thể thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài (mục 2.1) và thủ tục giải quyết các việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam (mục 2.2)

2.1 Thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

2.1.1 Khởi kiện và thụ lý vụ án

2.1.1.1 Khởi kiện vụ án

Quá trình tố tụng tại tòa bắt đầu từ việc người có đơn gửi đơn khởi kiện bởi

“Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu tòa có thẩm quyền giải

quyết vụ việc dân sự…” 17 Trong phần thứ tám của BLTTDS năm 2015 “ Thủ tục

giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài” không có Điều luật quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện cho nên sẽ áp dụng quy định như với vụ việc ly

hôn thông thường Khi gửi đơn đến Tòa án thì đơn khởi kiện phải tuân thủ theo quy

định tại mẫu số 23 ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 13/01/2017 ban hành một số biểu mẫu trong Tố tụng dân sự Thời điểm trước khi có Nghị quyết này thì Tòa án vẫn hướng dẫn người khởi kiện thực hiện theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị Quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 03/12/2012 Đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP sẽ chi tiết hơn về thông tin cá nhân của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan như: thêm số điện thoại, thêm số fax, địa chỉ thư điện tử

Về nội dung đơn khởi kiện: Những nội dung chính trong đơn phải tuân thủ

theo Điều 189 BLTTDS năm 2015 bao gồm ngày tháng năm làm đơn, tên tòa án nhận đơn, tên người khởi kiện, tên người bị kiện, địa chỉ người khởi kiện, người bị

17

Điều 5, BLTTDS 2015

Trang 34

kiện…nội dung đơn khởi kiện phải trình bày rõ ràng, đầy đủ và nêu rõ yêu cầu Tòa

án giải quyết những vấn đề gì

Các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn khởi kiện: Theo khoản 5 Điều 189 BLTTDS

năm 2015 cùng với việc nộp đơn khởi kiện người khởi kiện còn phải nộp một số giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh cho những yêu cầu khởi kiện là có căn cứ

và hợp pháp có liên quan như: Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh con, giấy tờ chứng minh về tài sản chung (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, Giấy đăng ký ô tô, mô tô…), giấy tờ thể hiện các khoản vay nợ chung, riêng… Trường hợp các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, nay về Việt Nam xin ly hôn thì Tòa án vẫn thụ lý giải quyết, nhưng phải kiểm tra Giấy chứng nhận kết hôn đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự hay chưa và cần phân biệt:

- Nếu Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết

với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc đã được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng việc kết hôn này chưa được ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định về pháp luật hộ tịch, thì Tòa án yêu cầu đương sự làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký rồi mới thụ lý giải quyết việc ly hôn Trường hợp đương sự không thực hiện thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký mà vẫn có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án không công nhận họ là vợ chồng;

- Nếu Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước chưa ký kết với Việt Nam hiệp định tương trợ tư pháp cấp và cũng chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trường hợp này Giấy đăng ký kết hôn phải được hợp pháp hóa lãnh sự và việc kết hôn cần được ghi chú vào sổ đăng ký Do

đó, Tòa án yêu cầu đương sự hoàn tất thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký rồi mới thụ lý giải quyết Trường hợp đương sự không thực hiện mà vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án không công nhận họ là vợ chồng

Ngoài ra, người khởi kiện phải ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương

sự ở nước ngoài trong đơn khởi kiện và kèm theo giấy tờ, tài liệu xác thực họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự đó.Trường hợp không ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài hoặc thiếu những nội dung trên thì phải bổ sung trong thời hạn do Tòa án ấn định, hết thời hạn đó mà không cung cấp được thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện

Trang 35

Trường hợp không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài thì:

- Người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự Quy định này nội luật hóa quy định về xác minh địa chỉ của đương sự tại một số HĐTTTP mà Việt Nam ký với các nước như HĐTTTP giữa Việt Nam và Bê-la-rút (Điều 17); Việt Nam và Liên Bang Nga (Điều 14); Việt Nam và Hung-ga-ri (Điều 4); Việt Nam và Tiệp Khắc18đều có quy định Việt Nam và từng nước nêu trên hỗ trợ cho nhau về việc xác định địa chỉ của đương sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình

- Hoặc có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm người vắng mặt tại nơi

cư trú hoặc yêu cầu Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết nếu đủ điều kiện theo quy định của BLTTDS và BLDS của Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài hoặc ĐƯQT mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trả lời cho Tòa án Việt Nam không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài hoặc sau 06 tháng mà không có trả lời thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện Đương sự nộp chứng cứ bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng và chứng thực hợp pháp (khoản 3 Điều 96 BLTTDS năm 2015) Nếu như trước khi có BLTTDS

2015 thì người khởi kiện phải nộp theo hai phương thức: có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tòa án bằng đường bưu điện; Tại Điều 190 BLTTDS 2015 đã

bổ sung thêm một phương thức mới: gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án Bổ sung phương thức này phù hợp với xu thế phát triển của hệ thống ngành Tòa án các nước trên thế giới trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay

Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi, khi gửi đến Tòa án thì cán

bộ Tòa án nhận đơn phải vào sổ nhận đơn và cấp giấy xác nhận nhận đơn khởi kiện theo mẫu số 24 ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể

18 Điều 11 HĐTTTP giữa Việt Nam và Tiệp Khắc ( Séc và Xlô-va-ki-a kế thừa)

Trang 36

từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án phải phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện

và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam, bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp…Như vậy thời gian để Thẩm phán xử lý đơn là 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện

2.1.1.2 Thụ lý vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài: Để xem xét một đơn khởi

kiện trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài đủ điều kiện thụ lý hay không, Thẩm phán cần có một số kỹ năng xem xét các điều kiện để thụ lý vụ án19, cụ thể:

Điều kiện về chủ thể: Chủ thể phải có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu: Người

khởi kiện có quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự không…Người khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ, nếu là người Việt Nam thì phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 69 BLTTDS 2015, nếu người khởi kiện là người nước ngoài thì phải đảm bảo việc xác định năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định tại Điều

466 BLTTDS 2015 Theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 thì ngoài vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn còn có cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa

án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác

mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ Đây cũng là điểm mới của Luật Hôn nhân và gia

19 Kỹ năng thụ lý vụ án dân sự, Tập bài giảng chương trình đào tạo thẩm phán, phần kỹ năng giải quyết vụ

việc dân sự ( dành cho khóa 2), Trường cán bộ Tòa án, Nxb Thanh niên, 2015, Tr.17-tr 31

Trang 37

đình năm 2014 khi quy định thêm về chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn Đồng thời cũng cần phải xem xét đến các trường hợp mà chủ thể bị hạn chế quyền khởi kiện như: Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; Nếu Tòa án

đã bác đơn xin ly hôn thì đương sự không được khởi kiện lại trong thời hạn 01 năm

Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài

và nếu đã được giải quyết tại tòa án nước ngoài nhưng không được công nhận tại Việt Nam: Đây cũng là một điều kiện cần xem xét kỹ lưỡng, tránh ảnh hưởng đến

quyền lợi và nghĩa vụ của đương sự, đồng thời xem xét có phải đương sự trốn tránh nghĩa vụ hay không Bên cạnh đó, cũng cần để ý các trường hợp người khởi kiện có quyền khởi kiện lại, theo quy định tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015: Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; Yêu cầu ly hôn mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại như trường hợp tòa án đã bác đơn xin ly hôn của người chồng xin ly hôn vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì tòa án chỉ thụ lý lại vụ án ly hôn khi đã đáp ứng được đủ yêu cầu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật HNGĐ 2014, vụ

án mà trước đó người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì có quyền khởi kiện lại

Điều kiện về thẩm quyền của tòa án: Phải xem xét về các khía cạnh: Thẩm

quyền theo loại việc (Điều 28, Điều 29 BLTTDS 2015); Thẩm quyền của tòa án các cấp (Điều 35,36 BLTTDS 2015); Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn (Điều 39, 40 BLTTDS 2015) Bên cạnh đó cần chú ý xem

vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam và không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài có liên quan theo Điều 469 và Điều 470 BLTTDS 2015

Bị đơn không thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ tư pháp: Bị đơn

không phải là viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự, bởi những đối tượng này được hưởng một số quyền miễn trừ, trong đó có miễn trừ tư pháp

Điều kiện về nộp tiền tạm ứng án phí: Người khởi kiện đã nộp tiền tạm ứng án

phí và nộp lại biên lai cho Tòa án

Sau khi có đầy đủ các điều kiện trên thì Tòa án tiến hành cho thụ lý vụ án, ghi vào sổ thụ lý, ra thông báo thụ lý vụ án và gửi cho các đương sự, viện kiểm sát nhân

Trang 38

dân cùng cấp Thời điểm tòa án thụ lý vụ án chính là thời điểm bắt đầu của giai đoạn chuẩn bị xét xử

2.1.2 Chuẩn bị xét xử

Như đã đề cập ở trên, giai đoạn chuẩn bị xét xử thông thường được xác định từ thời điểm tòa án thụ lý đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử Trong giai đoạn này, Tòa án phải tiến hành xây dựng hồ sơ, thu thập chứng cứ, mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra các quyết định cần thiết đối với từng trường hợp cụ thể Thời hạn chuẩn bị xét xử của vụ án ly hôn thông thường được xác định theo Điều 203 BLTTDS năm 2015, theo đó thời hạn là

04 tháng kể từ thời điểm thụ lý; trong trường hợp phức tạp được gia hạn thêm 2 tháng Đối với vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài không có quy định cụ thể về thời hạn chuẩn bị xét xử mà có quy định về thời hạn từ khi thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa nhanh nhất là 09 tháng, chậm nhất là 12 tháng, ngày mở lại phiên tòa là 1 tháng kể từ ngày mở phiên tòa (đối với vụ án ly hôn); Đối với trường hợp đặc biệt tại khoản 4 Điều 477 BLTTDS 2015, thời hạn hoãn phiên tòa được kéo dài hơn và phụ thuộc thời gian nhận được kết quả trả lời của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Tư pháp về việc thực hiện tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

ở nước ngoài Công ước Lahay về tống đạt giấy tờ ngoài tư pháp và tư pháp có hiệu lực tại Việt Nam ngày 01/10/2016, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả tống đạt giấy tờ giữa các nước thành viên Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng và cả đương sự tham gia vụ án Theo công ước này kênh tống đạt sẽ được thực hiện qua

01 kênh tống đạt chính và các kênh tống đạt thay thế Các quốc gia thành viên có quyền lựa chọn kênh tống đạt chính hay kênh tống đạt thay thế, hai kênh này sẽ có giá trị pháp lý như nhau Như vậy, khi giải quyết LHYTNN mà đương sự đang cư trú tại nước thành viên của công ước thì việc tống đạt giấy tờ sẽ được thực hiện theo quy định của công ước

2.1.2.1 Thu thập chứng cứ

Về nguyên tắc, đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Tòa án có trách nhiệm xem xét mọi tình tiết của vụ án, căn cứ vào pháp luật

để giải quyết yêu cầu của đương sự Trong trường hợp pháp luật quy định, Tòa án

Trang 39

có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; Đối chất giữa các bên đương sự; Trưng cầu giám định; Quyết định định giá tài sản; Xem xét, thẩm định tại chỗ; Uỷ thác thu thập chứng cứ; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn

được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự

* Lấy lời khai của đương sự

Đương sự là người trực tiếp liên quan đến vụ án Do đó lời khai của đương sự

có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc làm sáng tỏ nội dung vụ án, là cơ sở để xác định đường lối giải quyết vụ án Về nguyên tắc, lời khai của đương sự do đương sự

tự viết bản tự khai và ký tên, Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng; Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự ( Điều 98 BLTTDS 2015) Nội dung lấy lời khai chủ yếu tập trung vào hỏi vấn đề về quan hệ hôn nhân: thời điểm kết hôn, có đăng ký kết hôn hay không ; Về vấn đề con chung: Có mấy con chung, họ tên, năm sinh của từng con…; Về tài sản chung,

nợ chung, nợ riêng: Tài sản chung vợ chồng gồm có những loại tài sản nào, địa chỉ của tài sản nếu tài sản là bất động sản…Khi giải quyết, Tòa án phải thu thập chứng

cứ để đồng thời giải quyết cả ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, con chung và tài sản chung

*Lấy lời khai người làm chứng

Người làm chứng là người không phải là đương sự trong vụ án, là người biết những tình tiết liên quan đến vụ án Lời khai của họ chứa đựng nhiều chứng cứ về những tình tiết cần chứng minh nhằm giúp Tòa án tìm ra sự thật khách quan của vụ

án Nhưng trong một số trường hợp lời khai của người làm chứng cũng có thể bị sai lệch và không phù hợp với sự thật khách quan như trong trường hợp bị mua chuộc,

dụ dỗ, đe dọa, cố tình khai báo sai sự thật, không nhớ rõ sự việc, do đó khi giải quyết vụ án Thẩm phán phải đánh giá với các chứng cứ khác của vụ án BLTTDS

2015 quy định trường hợp cần lấy lời khai của người làm chứng khi “theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết” (Điều 99 BLTTDS)

*Xem xét thẩm định tại chỗ

Những vụ án mà các đương sự có tranh chấp về tài sản mà đối tượng là bất động sản, vật không thể di chuyển được nếu đương sự có yêu cầu xem xét, thẩm

Trang 40

định tại chỗ và xét có căn cứ thì Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ Theo Điều 101 BLTTDS, việc xem xét thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán tiến hành với sự có mặt của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an xã (phường) nơi

có đối tượng cần xem xét, thẩm định tại chỗ Đối với đương sự, Tòa án cần thông báo việc xem xét thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó BLTTDS 2015 đã có bổ sung để đảm bảo cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ tiến hành theo đúng kế hoạch, Luật quy định về nghiêm cấm mọi hành

vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ và Tòa án có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an xã( phường) để hỗ trợ trong trường hợp có hành vi cản trở Đây là một bổ sung hết sức cần thiết và đóng góp phần quan trọng trong việc Tòa

án thực hiện các hoạt động tố tụng ngoài trụ sở

*Trưng cầu giám định

Nếu như việc đánh giá chứng cứ cần phải sử dụng các kiến thức chuyên môn như xác định chữ viết, chữ ký…và có yêu cầu của đương sự về việc trưng cầu giám định, Tòa án cần phải trưng cầu giám định, tùy theo từng loại yêu cầu cụ thể mà Tòa

án ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan tiến hành giám định Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu chứng cứ bị tố cáo là giả mạo và người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định để xác minh tính hợp pháp của chứng cứ Trong trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình sự đối với người cung cấp đó, và người đưa ra chứng cứ giả mạo có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và chịu chi phí giám định ( Điều

103 BLTTDS)

*Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản

Định giá tài sản là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa nhằm giúp cho việc giải quyết vụ án được chính xác, biên bản định giá tài sản được lập theo đúng quy định pháp luật sẽ là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng của việc giải quyết vụ án, nhất là việc tranh chấp tài sản chung của vợ chồng là nhà đất, xe,…BLTTDS 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung rất mới về định giá, thẩm định giá tài sản, bổ sung thêm trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản: Trong trường hợp các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá

Ngày đăng: 14/03/2019, 20:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam (2014) Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (năm 2011) 13. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
Tác giả: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam (2014) Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (năm 2011) 13. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Năm: 1989
14. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2009), Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành án phí, lệ phí Tòa án, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành án phí, lệ phí Tòa án
Tác giả: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Năm: 2009
15. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2016), Nghị quyết 326/2016/ UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 326/2016/ UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án
Tác giả: Ủy ban thường vụ Quốc hội
Năm: 2016
16. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết 01/2003/ NQ-HĐTP ngày 16/4/2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 01/2003/ "NQ-HĐTP ngày 16/4/2003
Tác giả: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2003
18. Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân (2016), Thông tư 02/2016/TTLT-TANCTC-VKSNDTC ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 02/2016/TTLT-TANCTC-VKSNDTC ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS
Tác giả: Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân
Năm: 2016
19. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2016), Nghị quyết số 33/2016/NQ- HĐND ngày 08/12/2016 quy định đối với một số loai phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định đối với một số loai phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh
Tác giả: Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam
Năm: 2016
20. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ( 2016), Nghị quyết số 20/2016/NQ- HĐND ngày 06/12/2016 về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố
21. Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng (2016), Nghị quyết số 79/2016/NQ- HĐND ngày 08/12/2016 ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Cao Bằng.Sách, báo, tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 79/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Tác giả: Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Năm: 2016
22. Đỗ Thị Vân Anh (2014) “ Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài qua thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài qua thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Nội”
23. Nguyễn Hồng Bắc (2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
Tác giả: Nguyễn Hồng Bắc
Năm: 2003
24. Nguyễn Hồng Bắc và Nông Quốc Bình (2006), Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, sách tham khảo, Trường Đại học luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Tác giả: Nguyễn Hồng Bắc và Nông Quốc Bình
Năm: 2006
25. Nông Quốc Bình (năm 2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
26. Bộ tư pháp (2015), Báo cáo số 14/BC-BTP ngày 20/01/2015 về kết quả 6 năm thi hành Luật tương trợ tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 14/BC-BTP ngày 20/01/2015 về kết quả 6 năm thi hành Luật tương trợ tư pháp
Tác giả: Bộ tư pháp
Năm: 2015
27. Bộ tư pháp, Bộ ngoại giao và Tòa án nhân dân Tối cao (2016), Thông tư 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự
Tác giả: Bộ tư pháp, Bộ ngoại giao và Tòa án nhân dân Tối cao
Năm: 2016
28. Chính phủ (2014), Báo cáo số 413/BC-CP ngày 17/10/2014 về hoạt động tương trợ tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 413/BC-CP ngày 17/10/2014 về hoạt động tương trợ tư pháp
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
29. Chính phủ (2015), Báo cáo số 557/BC-CP ngày 21/10/2015 về Hoạt động tương trợ tư pháp năm 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 557/BC-CP ngày 21/10/2015 về Hoạt động tương trợ tư pháp năm 2015
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
31. Đỗ Văn Đại, Ly hôn có yếu tố nước ngoài và vấn đề thẩm quyền của Tòa án Việt Nam, đăng trên tạp chí TAND, số 9/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ly hôn có yếu tố nước ngoài và vấn đề thẩm quyền của Tòa án Việt Nam
32. Đảng Cộng sản VN (2002), Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
Tác giả: Đảng Cộng sản VN
Năm: 2002
33. Đảng Cộng sản VN (2005), Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX “về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”
Tác giả: Đảng Cộng sản VN
Năm: 2005
34. Đảng Cộng sản VN (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”
Tác giả: Đảng Cộng sản VN
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w