Vì vây, ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, việc quản lý chất thải nguy hại đã được xác định một trong ba vấn đề ưu tiên trong Chương trình Montevideo của UNEP về Luật môi trường.1
Trang 1NGUYỄN QUỲNH DUNG
CÔNG ƢỚC BASEL VỀ KIỂM SOÁT VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI QUA BIÊN GIỚI VÀ TIÊU HỦY CHÚNG -
VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2017
Trang 2NGUYỄN QUỲNH DUNG
CÔNG ƯỚC BASEL VỀ KIỂM SOÁT VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI QUA BIÊN GIỚI VÀ TIÊU HỦY CHÚNG -
VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108
Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Ly Anh
Hà Nội - 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này
Tác giả luận văn
Nguyễn Quỳnh Dung
Trang 4Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của Quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Luật học
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Cảm ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện quản lý đào tạo, cung cấp thông tin cần thiết về quy chế đào tạo cũng như chương trình đào tạo một cách kịp thời, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này đúng tiến độ
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Hoàng Ly Anh
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập
Tác giả luận văn
Nguyễn Quỳnh Dung
Trang 5BLHS Bộ luật Hình sự
Công ước Basel Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy
hại xuyên biên giới và tiêu hủy chúng năm 1989
Công ước Marpol Công ước Marpol về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra
năm 1973
Trang 6Chương 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CÔNG ƯỚC BASEL VỀ KIỂM SOÁT VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI QUA BIÊN
GIỚI VÀ TIÊU HỦY CHÚNG NĂM 1989 8
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ước Basel 8
1.1.1 Sự cần thiết ra đời điều ước quốc tế điều chỉnh việc vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới 8
1.1.2 Quá trình đàm phán và quan điểm của các quốc gia khi xây dựng Công ước Basel 11
1.1.3 Những mục tiêu chính của Công ước Basel 12
1.1.4 Sự phát triển của Công ước Basel từ khi có hiệu lực đến nay 13 1.1.4.1 Bản sửa đổi Công ước về kiểm soát chất thải nguy hại xuyên biên giới và tiêu hủy chúng và Nghị định thư Basel về Trách nhiệm và bồi thường thiệt hại gây ra từ vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng 14
1.1.4.2 Ủy ban quản lý cơ chế thúc đẩy việc thực hiện và tuân thủ 16
1.2 Nội dung chính của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và tiêu hủy chúng 17
1.2.1 Phạm vi áp dụng của Công ước 18
1.2.1.1 Các loại chất thải nguy hại theo Công ước 18
1.2.1.2 Yếu tố vận chuyển xuyên biên giới 21
1.2.2 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia thành viên 23
1.2.2.1 Quyền cấm xuất khẩu, nhập khẩu chất thải nguy hại 23
1.2.2.2 Quy định về quản lý môi trường bền vững 24
1.2.2.3 Thông báo hoạt động vận chuyển xuyên biên giới 25
1.2.3 Cơ chế đảm bảo thực hiện Công ước đối với các quốc gia thành viên 30
1.2.3.1 Ở cấp độ quốc gia 31
1.2.3.2 Cấp độ quốc tế 33
Trang 7CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI XUYÊN BIÊN GIỚI VÀ TIÊU HỦY CHÚNG TẠI VIỆT NAM 39 2.1 Xây dựng hệ thống quy định pháp luật về kiểm soát vận chuyện chất thải nguy hại xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng theo Công ƣớc 39
2.1.1 Khái quát hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát và tiêu hủy chất thải nguy hại xuyên biên giới 40 2.1.2 Khái niệm chất thải nguy hại và phân biệt phế liệu và chất thải 42
2.1.2.1 Quy định về chất thải nguy hại 42 2.1.2.2 Phân biệt chất thải và phế liệu 46
2.1.3 Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh chất thải, phế liệu49
2.1.3.1 Quy định cấm nhập khẩu chất thải 49 2.1.3.2 Quy định về nhập khẩu phế liệu 50
2.1.4 Quản lý hoạt động kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới 52
2.1.4.1 Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải và giấy phép quản lý chất thải nguy hại 53 2.1.4.2 Đơn giản hóa thủ tục hành chính về chất thải nguy hại 55 2.1.4.3 Thủ tục vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới 56
2.1.5 Trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến hoạt động kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng 57 2.1.6 Quy định về tiêu hủy, xử lý chất thải nguy hại 59
2.2 Cơ chế thực hiện pháp luật về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và tiêu hủy chúng tại Việt Nam 61
2.2.1 Tổ chức thực hiện pháp luật về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới theo Công ước Basel 61 2.2.2 Giám sát thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới 65 2.2.3 Công tác xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam 67
Trang 8XUYÊN BIÊN GIỚI VÀ TIÊU HỦY CHÚNG TẠI VIỆT NAM 70
3.1 Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại 70
3.1.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại 70
3.1.2 Một số kiến nghị cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại 72
3.2 Hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới 76
3.2.1 Định hướng hoàn thiện cơ chế thực hiện kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới 76
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới 78
3.2.2.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách 78
3.2.2.2 Giải pháp về truyền thông và phát triển nguồn nhân lực 80
3.2.2.3 Giải pháp về đầu tư và tài chính 81
3.2.2.4 Giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra 82
3.2.2.5 Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ84 3.2.2.6 Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế 85
KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường luôn là tâm điểm quan tâm của nhân loại và từng quốc gia Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển bền vững nếu không đặt vấn đề môi trường làm nền tảng cho phát triển kinh tế Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, sự bùng nổ dân số và gia tăng hoạt động sản xuất là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm, thậm chí hủy
hoại môi trường với tốc độ ngày càng gia tăng
Trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, chất thải nguy hại: như bụi công nhiệp, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải sinh hoạt,… từ chính hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người là những nguồn ô nhiễm rất nghiêm trọng Bên cạnh đó, các nước đang và chậm phát triển còn phải đối mặt với thực tế không chỉ phải xử lý chất thải trong nước mà còn phải chịu thêm nguồn phế thải nhập khẩu từ nước phát triển
Nguy cơ vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới ngày càng tăng
do các nước phát triển ngày càng sản sinh ra nhiều chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng và do hệ quả của việc gia tăng sản xuất các sản phẩm công nghiệp và nhân tạo Hơn nữa, mức thuế môi trường ở các nước phát triển đối với việc tiêu hủy chất thải nguy hại cao hơn nhiều lần so với các nước đang phát triển Trong khi đó ở các nước có trình độ phát triển thấp, việc nhập khẩu phế liệu (là chất thải) từ những nước phát triển nhiều khi mang lại lợi ích không hề nhỏ Đó chính là một phần nguyên nhân khiến nạn vận chuyển chất thải nguy hại diễn ra ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người và môi trường
Trước thực tế gia tăng vận chuyển chất thải nguy hại, cộng đồng quốc
tế đã nhận thấy sự cần thiết phải quản lý chất thải nguy hại nói chung và kiểm
Trang 10soát chất thải nguy hại nói riêng Vì vây, ngay từ đầu những năm 80 của thế
kỷ XX, việc quản lý chất thải nguy hại đã được xác định một trong ba vấn đề
ưu tiên trong Chương trình Montevideo của UNEP về Luật môi trường.1
Ngày 22/3/1989, sau hai năm thương lượng, văn bản Công ước Basel về kiểm soát
vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và tiêu hủy chúng (Công ước
Basel) đã được tất cả các thành viên đàm phán nhất trí thông qua 105 quốc gia và Cộng đồng kinh tế châu Âu đã ký vào văn bản cuối cùng của Hội nghị Basel Ba năm sau, ngày 5/5/1992, Công ước Basel chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc kiểm soát hiệu quả vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và tiêu hủy chúng Ngày 13/3/1995, Việt Nam được chấp thuận gia nhập Công ước và ngày 11/6/1995, Công ước chính thức
có hiệu lực đối với Việt Nam
Là một thành viên của Công ước Basel, Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Basel thông qua xây dựng hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại cũng như tổ chức thực hiện các quy định này trên thực tiễn Tuy nhiên, ở Việt Nam, tình hình vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới dưới danh nghĩa phế liệu đã và đang diễn biến rất phức tạp Có thể nêu vài trường hợp điển hình như: Trong 8 tháng đầu năm 2008, chỉ riêng Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Cảnh sát môi trường và Sở Tài nguyên
và Môi trường kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, đã phát hiện và xử lý gần
20 vụ nhập khẩu phế liệu không đạt tiêu chuẩn theo quy định bảo vệ môi trường, với số lượng phế liệu lên đến hàng trăm tấn.2 Ngày 30/7/2008, Sở tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cùng với Cảnh sát Môi trường Đà Nẵng và Chi cục Hải quan Cảng Đà Nẵng khu vực II đã kiểm tra và phát hiện Công ty
cổ phần Thép Thành Lợi nhập khẩu 18 container rác phế liệu không đủ điều
1
Xem History of the negotiations of the Basel Convention,
http://www.basel.int/TheConvention/Overview/History/Overview/tabid/3405/Default.aspx#
2 Nguyễn Đức Việt, (2010), Môi trường Việt Nam và việc thực thi công ước Basel 1989 trong thời ký hội
nhập, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 3
Trang 11kiện nhập khẩu do lẫn các chất độc hại như thủy ngân, asen, selen,…3 Gần đây nhất là vụ việc xả thải xuống biển của con tàu trọng tải khoảng 100 tấn thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Thành ngày 12/9/2016.4 Tại thời điểm bị bắt quả tang, chủ tàu đã không xuất trình được giấy tờ hợp pháp về số lượng chất thải trên tàu; chất thải theo lời khai của thuyền trưởng là “bùn nạo vét luồng của Cảng Gang thép Nghi Sơn”; cơ quan chức năng Nghệ An đã lấy mẫu chất thải để giám định…
Những vụ nhập khẩu chất thải, xả thải trái phép kể trên đã và đang trở nên ngày càng phức tạp, nó không chỉ gây ô nhiễm cho môi trường sống vốn đang bị quá tải, đe dọa sức khỏe của cộng đồng mà còn làm phức tạp thêm trật tự quản lý nhà nước Đồng thời với tư cách là thành viên của Công ước Basel năm 1989 và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Việt Nam không chỉ có trách nhiệm tuân thủ các điều ước quốc tế này và phải
có trách nhiệm thực thi tốt các điều luật và quy định về vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới cũng như xả thải xuống biển
Sau hơn 20 năm tham gia Công ước Basel, việc thực thi công ước ở Việt Nam dần được xây dựng và hoàn thiện trong các văn bản pháp lý của Việt Nam Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã dành hẳn một chương quy định về quản lý chất thải trong đó có cả quy định về quản lý chất thải nguy hại Tuy nhiên việc thực thi chúng ở Việt Nam liệu đã hiệu quả, khi mà gần đây cơ quan chức năng vẫn phát hiện hàng loạt vụ vi phạm pháp luật về vận chuyển phế liệu chứa chất thải nguy hại vào Việt Nam hay việc xả thải trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý Trước tình hình đó, tác giả lựa chọn đề
tài “Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên
3 Trang điện tử thành phố Đà nẵng, Về xử lý đối với lô hàng sắt thép phế liệu nhập khẩu của Công ty cổ phần
thép Thành Lợi, đăng tải: 26/08/2008, truy cập 26/7/2017
Linkhttp://www.baodanang.vn/channel/5418/200808/ve-xu-ly-doi-voi-lo-hang-sat-thep-phe-lieu-nhap-khau-cua-cong-ty-co-phan-thep-thanh-loi-1982702/
4 Song Hà, Kiểm soát chặt, xử lý nghiêm hành vi xả thải xuống biển, đăng tải 13/9/2016, truy cập 26/7/2017
xa-thai-xuong-bien.html
Trang 12http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/cung-suy-ngam/item/30677402-kiem-soat-chat-xu-ly-nghiem-hanh-vi-giới và tiêu hủy chúng - vấn đề thực hiện tại Việt Nam” làm đề tài cho luận
văn thạc sĩ Luật, chuyên ngành Luật quốc tế Trong luận văn này, thuật ngữ
“qua biên giới” và “xuyên biên giới” được hiểu như nhau
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Về mặt lý luận, ngay từ khi ra đời Công ước Basel đã nhận được sự quan tâm của nhiều học giả tiêu biểu là Katharina Kummer, tác giả của hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan đến Công ước Basel, chẳng hạn như
cuốn sách “International Management of Hazardous Wastes” xuất bản năm
1995, đã phân tích và đánh giá về các quy định của Công ước Basel Trang thông tin điện tử của Công ước Basel (www.basel.intl) đã cung cấp rất nhiều tài liệu làm rõ và hướng dẫn các quy định của Công ước
Ở Việt Nam, từ trước đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ về Công ước Basel Phần lớn là những bài báo, tạp chí chuyên ngành về vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung, hoặc là vấn đề nhập khẩu phế liệu, vận chuyển chất thải xuyên biên giới nói riêng như: Bài viết của Nguyễn
Văn Phương: "Việt Nam với việc thực thi Công ước BASEL về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng", Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2006; luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Phương với đề tài: "Pháp luật môi trường về hoạt động xuất nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam"… Ngoài ra còn có
một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ có liên quan đến Công ước
Basel: Nguyễn Thị Quỳnh Anh, “Đánh giá hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật của Việt Nam nhằm thực thi Công ước Basel” khoá luận tốt nghiệp,
Hà Nội, 2008; Nguyễn Đức Việt, “Môi trường Việt Nam và việc thực thi Công ước Basel 1989 trong thời kỳ hội nhập”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội 2010 Đặc
biệt các công trình nghiên cứu này đều nghiên cứu ở những mức độ nhất định, một số nội dung mà những công trình này nghiên cứu Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn chưa đầy đủ do đối tượng và dung lượng của công trình nghiên cứu Đây là những khó khăn rất lớn đối với tác giả trong việc tìm kiếm thông tin cho việc hoàn thiện luận văn
Trang 133 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về Công ước Basel cụ thể là về các quy định kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới, các thiết chế được thành lập trong khuôn khổ Công ước thúc đẩy việc thực thi Bên cạnh
đó luận văn cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật việt Nam trong việc kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quá trình hình thành và xây dựng Công ước Basel từ khi soạn thảo đến nay, và pháp luật Việt Nam vầ quản lý, kiểm soát chất thải nguy hại Trong đó luận văn tập trung phân tích việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại đặc biệt là hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới Từ đó rút ra kết luận làm cơ sở cho việc đề ra những phương hướng và giải pháp trong thời gian tới
Về không gian, ngoài việc nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam, tác giả còn tìm hiểu một số quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện Công ước Basel ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Liên minh Châu Âu, Philippine, Hoa Kỳ,… để làm tư liệu cho luận văn
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra cái nhìn tổng quát về Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và tiêu hủy chúng thông qua phân tích một số nội dung cơ bản của Công ước: đối tượng điều chỉnh của Công ước, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia thành viên, cơ chế thực thi công ước và giải quyết tranh chấp Bên cạnh
đó, luận văn nghiên cứu quá trình tổ chức, thực thi Công ước tại Việt Nam từ
đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng
5 Câu hỏi nghiên cứu
Trang 14Để đạt được mục tiêu nêu trên, tác giả đã xác định một số câu hỏi mà
đề tài cần nghiên cứu là: Công ước Basel được ra đời trong hoàn cảnh nào? Các vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát và vận chuyển chất thải nguy hại đã được Công ước Basel quy định như thế nào? Nội dung cơ bản của pháp luật kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng ở Việt Nam quy định như thế nào, có tương thích với công ước Basel? Pháp luật về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng cần hoàn thiện theo hướng nào để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
6 Phương pháp nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài được tiến hành dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn Tác giả tiến hành tổng hợp nội dung từ các nguồn chính thức để làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Công ước Basel Sau đó, bằng phương pháp phân tích, tác giả đi vào từng khía cạnh của quy định trong Công ước Phương pháp đánh giá, so sánh luật học và thu thập số liệu sẽ được sử dụng trong quá trình đánh giá các quy định pháp luật
và việc thực thi Công ước ở Việt Nam
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở để thực hiện hiệu quả hơn Công ước Basel tại Việt Nam, đồng thời đóng góp những giải pháp cho công tác quản lý việc vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới và việc tiêu hủy chúng nói riêng và việc quản lý chất thải nguy hại nói chung tại Việt Nam
- Làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật về quản lý các chất thải nguy hại nói riêng
Trang 15- Làm tài liệu nghiên cứu, học tập về xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới và việc tiêu hủy chúng
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Luận văn có kết cấu gồm 03 chương, gồm:
Chương 1: Những vấn đề chung của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và tiêu hủy chúng năm 1989
Chương 2: Thực hiện Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và tiêu hủy chúng tại Việt Nam
Chương 3: Nâng cao hiệu quả thực hiện Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới
Trang 16Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CÔNG ƯỚC BASEL VỀ KIỂM SOÁT VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI QUA BIÊN GIỚI VÀ
TIÊU HỦY CHÚNG NĂM 1989
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới và tiêu hủy chúng (Công ước Basel) là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên điều chỉnh vấn đề kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại Được thông qua năm 1989 tại Basel, Công ước ra đời với mục đích bảo vệ sức khỏe con người
và môi trường chống lại những tác động tiêu cực của chất thải nguy hại Cho
đến nay sau gần 30 năm, Công ước Basel vẫn được đánh giá là “điều ước quốc tế về chất thải nguy hại có phạm vi rộng và ý nghĩa nhất” 5
Chương 1 khái quát những vấn đề cơ bản nhất của Công ước Basel về kiểm soát và vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới Chương này khái lược sự ra đời của Công ước, các yếu tố tác động tới quá trình xây dựng Công ước cũng như thực trạng sản sinh chất thải nguy hại, thực trạng vận chuyển tiêu hủy kiểm soát vẩn chuyển tiêu hủy xuyên biên giới; một số nội dung cơ bản của Công ước như khái niệm chất thải nguy hại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia thành viên và cơ chế thực thi Công ước
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ước Basel
1.1.1 Sự cần thiết ra đời điều ước quốc tế điều chỉnh việc vận
chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, số lượng chất thải nguy hại trên thế giới tăng nhanh với cấp số nhân,6 do sự gia tăng nhu cầu sử dụng của con người và sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp Năm 1947, thế giới sản xuất ra khoảng năm triệu tấn chất thải nguy hại, năm 1990 con số này đã
5
Sejal Choksi, The Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and
Their Disposal: 1999 Protocol on Liability and Compensation, 28 Ecology L Q (2001), p 518
6 Maureen T Walsh, The Global Trade on Hazardous Wastes: Domestic and International Attempts to Cope
with a Growing Crisis in Waste Management, 42 CathU.L.REV, 1992, p 103
Trang 17tăng gấp 60 lần lên mức 300 triệu tấn.7
Cho đến nay, theo ước tính, mỗi năm tổng lượng chất thải nguy hại do con người tạo ra là hơn 400 triệu tấn.8 Hơn chín mươi phần trăm số chất thải này có nguồn gốc từ các nước phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Vào cuối những năm
1980, những quy định chặt chẽ về môi trường tại các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ và việc khan hiếm các cơ sở xử lý chất thải nguy hại dẫn đến chi phí xử lý chất thải trong nước tăng cao Để tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, các doanh nghiệp của những nước này đã vận chuyển chất thải sang các nước đang phát triển ở khu vực châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh để xử lý
Việc xuất khẩu chất thải nguy hại để xử lý tại các quốc gia đang phát triển đã đặt ra câu hỏi về sự công bằng, gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng đối với quốc gia đó, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu Trên thực tế, mối quan tâm về công bằng môi trường được hình thành từ khi các nước công nghiệp phát triển “trục lợi” từ việc lợi dụng vị thế kinh tế thấp hơn của các nước đang phát triển Các nước đang phát triển hay các nước nghèo buộc phải đặt ưu tiên phát triển kinh tế lên trên môi trường, do vậy, những nước này đã đề nghị một khoản ngoại tệ tương ứng để họ chấp nhận chất thải độc hại được vận chuyển qua đường biển Bên cạnh đó, những quốc gia này thường thiếu cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ để quản lý loại chất thải này, do vậy chất thải nguy hại sẽ là nguy cơ tiềm tàng gây ra ô nhiễm đất đai, nước ngầm và bệnh tật cho con người cũng như những thảm họa môi trường không thể khắc phục
Các vấn đề môi trường phát sinh từ việc xử lý chất thải nguy hại ở các nước đang phát triển lần đầu tiên thu hút sự chú ý của quốc tế vào cuối những năm 1980, khi một số vụ việc vứt bỏ chất thải ở châu Phi được báo cáo Một trong những trường hợp vận chuyển chất thải bất hợp pháp xảy ra ở Nigeria.9
7 Sejal Choksi, The Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and
Their Disposal: 1999 Protocol on Liability and Compensation, 28 Ecology L Q (2001), p 512
8 Xem http://www.theworldcounts.com/counters/waste_pollution_facts/hazardous_waste_statistics
9 Zada Lipmam, Trade in Hazardous Waste: Environmental Justice Versus Economic Growth, Link:
http://archive.ban.org/library/lipman.html
Trang 18Một công dân Ý, làm việc ở Nigeria đã có giấy phép nhập khẩu sản phẩm, sau
đó thay thế bằng hàng ngàn tấn chất thải độc hại và phóng xạ ở nồng độ cao Những khoang chứa chất thải đã bị rò rỉ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người lao động thực hiện đóng gói chúng để trả về Ý cũng như môi trường của Nigeria Năm 1988, Guinea-Bissau đã ký hợp đồng trị giá 600 triệu đô la
- gấp bốn lần tổng sản lượng quốc gia - để thải 15 triệu tấn chất thải độc hại trong vòng năm năm Hợp đồng này không bao giờ thực thi vì mối lo ngại ảnh hưởng đến môi trường của người dân Guinea-Bissau.10
Vụ việc Khian Sea được coi là “sự xấu hổ của Hoa Kỳ”.11 Năm 1986, sau những nỗ lực xả thải trong nước thất bại, 15.000 tấn tro rác được dán nhãn
“phân bón”, chất lên con tàu Khian Sea ở Philadelphia Rất nhiều bến cảng đã
từ chối con tàu này bao gồm cả Bahamas và Haiti và vụ việc này đã bị tổ chức Hòa Bình Xanh đưa ra ánh sáng Tuy nhiên đội tàu đã đổi tên con tàu thành Pelicano và tiếp tục tìm chỗ vứt rác Những hồ sơ đã ghi nhận con tàu đầy chất độc hại đã “biến mất”, trong khi đó 3.000 – 4.000 tấn tro độc tiếp tục làm
ô nhiễm bờ biển Haiti và rất nhiều người nghi ngờ phần còn lại của số chất thải trên vẫn đang nằm dưới đáy biển Ấn Độ Dương.12
Nhờ có sự tham gia tích cực của truyền thông trong những thảm họa và
vụ việc tương tự mà thế giới đã nhận thức được về khủng hoảng xả thải ở tầm quốc tế Sự phản đối kịch liệt từ phía công chúng và sự quan tâm của chính quyền đã giúp các chính trị gia thấy được sự cần thiết hình thành những quy định thống nhất về thương mại chất thải Đây là một trong những lý do chính dẫn đến việc xây dựng một công ước quốc tế điều chỉnh về vấn đề vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới
Trang 191.1.2 Quá trình đàm phán và quan điểm của các quốc gia khi xây dựng
Công ước Basel
Việc quản lý chất thải nguy hại đã xuất hiện trong chương trình nghị sự
về môi trường quốc tế từ đầu những năm 1980, khi nó là một trong ba lĩnh vực ưu tiên tại Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programmes – UNEP) Năm 1982, UNEP thành lập một nhóm công tác để phát triển một bản hướng dẫn cách thức mua bán chất thải nguy hại theo cách thức an toàn hơn Nhóm công tác này đã đưa ra Bản hướng dẫn Cairo một bộ các đề xuất hướng đến việc khuyến khích các nước thiết lập các quy định riêng về mua bán chất thải nguy hại Mặc dù bản hướng dẫn này thiếu giá trị pháp lý trên thực tế nhưng chúng đã thúc đẩy các quốc gia cần quan tâm hơn đến sự gia tăng các giao dịch mua bán chất thải nguy hại từ đó đặt ra yêu cầu xây dựng một điều ước quốc tế có tính ràng buộc để quản lý và kiểm soát các giao dịch này
Vào tháng 6 năm 1987, UNEP đã triệu tập một nhóm công tác với nhiệm vụ soạn thảo một công ước toàn cầu về việc kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới Nhóm công tác đã làm việc trong hai năm và đến tháng 3 năm 1989 đã tổ chức tất cả năm cuộc đàm phán Tuy nhiên, các cuộc đám phán để cho ra đời Công ước Basel đã cho thấy những quan điểm hết sức trái ngược giữa các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển Một số quốc gia đang phát triển, dẫn đầu là các thành viên của Tổ chức châu Phi Thống nhất (OAU) yêu cầu xây dựng quy định ngăn chặn hoàn toàn hành
vi vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới Trong khi đó, các nước phát triển (giữa họ đã có việc mua bán phế liệu có thể tái chế) mong muốn có một
cơ chế kiểm soát, quan tâm đến việc các nước tiếp nhận sẽ chấp nhận nhập khẩu chất thải nguy hại theo pháp luật quốc gia đó Các nước này lập luận việc cấm hoạt động thương mại đối với chất thải nguy hại không dựa trên lợi ích tốt nhất của môi trường và lập luận rằng một lệnh cấm hoàn toàn và vô
Trang 20điều kiện sẽ vi phạm Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT).13Việc đàm phán tiếp tục bị cản trở và chưa thể kết thúc bởi những khó khăn trong yếu tố chính trị chứ không phải do yếu tố kỹ thuật
Sau những cuộc đàm phán căng thẳng, Hội nghị Bộ trưởng về Công ước quốc tế về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại đã được triệu tập từ ngày 20-22 tháng 3 năm 1989 tại Basel với sự tham gia của
116 quốc gia để xem xét dự thảo cuối cùng của Công ước Hội nghị đã nhất trí thông qua Công ước vào ngày 22 tháng 3 năm 1989.14 Đến ngày 22 tháng 3 năm 1990 khi Công ước Basel kết thúc quá trình ký kết theo Điều 21, 53 quốc gia và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu đã đặt bút ký vào văn kiện thông qua Công ước Công ước chính thức có hiệu lực từ ngày 5 tháng 5 năm 1992.15Cho đến tháng 8 năm 2017 đã có 186 quốc gia và vùng lãnh thổ phê chuẩn Công ước.16
1.1.3 Những mục tiêu chính của Công ước Basel
Công ước Basel ra đời nhằm giải quyết vấn đề kiểm soát việc vận chuyển chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng Mục đích bao quát của Công uớc Basel là bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước những tác hại của chất thải nguy hại Hiểu theo nghĩa rộng hơn, Công ước hướng tới việc quản lý môi trường bền vững đối với chất thải nguy hại và các loại chất thải khác, điều này cũng là mục tiêu mà đa phần các điều ước quốc tế về môi trường đều hướng tới Các điều khoản của công ước được xây dựng dựa trên các mục đích cơ bản: (i) Cắt giảm việc tạo ra chất thải nguy hại và thúc đẩy quản lý môi trường bền vững đối với chất thải nguy hại, với bất kỳ địa điểm
13
Tatiana Terekhova, The Basel Convention: a tool for conbating environment crime and enhancing the
management of hazardous and other waste, Handbook of Transnational Environmental Crime, 2016, p 423
14 Katharina Kummer Peiry, Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous
Wastes and their Disposal, http://legal.un.org/avl/ha/bcctmhwd/bcctmhwd.html
15 Katharina Kummer Peiry, Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous
Wastes and their Disposal, http://legal.un.org/avl/ha/bcctmhwd/bcctmhwd.html
16 Basel Convention, Parties to the Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of
Hazardous Wastes and their Disposal, số liệu cập nhật đến ngày 4/8/2017
http://www.basel.int/Countries/StatusofRatifications/PartiesSignatories/tabid/4499/Default.aspx
Trang 21tiêu hủy nào; (ii) hạn chế vận chuyển rác thải xuyên biên giới trừ khi nhận thấy việc đó là phù hợp với nguyên tắc quản lý môi trường bền vững; và (iii) một hệ thống quy định pháp luật sẽ áp dụng để cấp phép cho trường hợp vận chuyển xuyên biên giới
Để cụ thể hóa các mục đích này, Công ước đưa ra các mục tiêu cụ thể như:
- Giảm thiểu tối đa việc xả thải ở cả số lượng và khả năng gây độc hại, cần tính đến các yếu tố xã hội, kỹ thuật và kinh tế
- Xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại càng gần địa điểm phát thải càng tốt
- Đảm bảo địa điểm tiêu hủy phải có sẵn cơ sở vật chất thích hợp với việc tiêu hủy
- Bảo vệ con người liên quan đến việc quản lý chất thải và đảm bảo tiến hành các bước cần thiết để ngăn ngừa ô nhiễm từ hoạt động quản lý đó
- Giảm thiểu hoạt động vận chuyển chất thải và phế thải khác xuyên biên giới tương thích với việc quản lý môi trường hiệu quả và bền vững
- Kiểm soát vận chuyển chất thải xuyên biên giới, giám sát và ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép
1.1.4 Sự phát triển của Công ước Basel từ khi có hiệu lực đến nay
Sự ra đời của Công ước Basel được đánh giá là “điều ước quốc tế về chất thải nguy hại có phạm vi rộng và ý nghĩa nhất”, 17 tuy nhiên cũng còn nhiều tổ chức môi trường và các quốc gia phát triển chỉ trích Công ước Basel
Họ cho rằng một trong những lỗ hổng của Công ước là không xây dựng đề xuất để giảm thiểu thiệt hại từ tai nạn do chất thải nguy hại gây ra Bên cạnh
đó, Điều 11 của Công ước cũng bị chỉ trích vì không điều chỉnh tất cả các hoạt động vận chuyển chất thải theo các thỏa thuận song phương và đa
17
Sejal Choksi, tlđd 5, tr 518
Trang 22phương của các quốc gia không phải là thành viên Mặc dù Điều 11 cũng quy
định các thỏa thuận đó quy định “không kém bền vững về môi trường hơn so với các quy định của Công ước Basel”.18 Một số ý kiến cho rằng ngôn ngữ sử dụng trong Công ước quá mơ hồ và các quốc gia phát triển có thể phá vỡ Công ước bằng cách không tuân thủ các thỏa thuận, các quốc gia phát triển có thể theo đuổi những lợi ích kinh tế.19 Tiếp thu những lời nhận xét, các bên tham gia Công ước đã nỗ lực củng cố các khía cạnh khác nhau của Công ước nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công ước trên thực tế bằng việc ban hành các văn bản pháp lý bổ trợ cho Công ước cũng như thành lập các thiết chế hỗ trợ các thành viên tuân thủ Công ước
1.1.4.1 Bản sửa đổi Công ước về kiểm soát chất thải nguy hại xuyên biên
giới và tiêu hủy chúng và Nghị định thư Basel về Trách nhiệm và bồi thường thiệt hại gây ra từ vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng
Trước những lời chỉ trích Công ước chưa có một quy định đủ mạnh để ngăn chặn việc vận chuyển chất thải nguy hại, tháng 9 năm 1995, Hội nghị các bên (Conference of the Parties – COP) lần thứ ba đã thông qua Bản sửa đổi Công ước về kiểm soát chất thải nguy hại xuyên biên giới và tiêu hủy chúng (còn được gọi là Lệnh cấm xuất khẩu các chất thải nguy hại xuyên biên giới - “the Ban Amendment”).20 Lệnh cấm năm 1995 quy định việc cấm xuất khẩu các chất thải độc hại điều chỉnh bởi Công ước Basel với mục đích tiêu hủy, tái sử dụng, tái chế hay phục chế từ các nước được liệt kê trong phụ lục VII (các quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của OECD, Cộng đồng châu
Âu, Liechtenstein) của Công ước đến tất cả các quốc gia khác Theo quy định Lệnh cấm năm 1995 sẽ có hiệu lực khi có ¾ các bên chấp thuận Lệnh cấm.21
Dù ưu tiên giải quyết những tranh chấp còn tồn tại, nhưng cho đến nay sau 22
18 Công ước Basel, Điều 11, khoản 1
Trang 23năm được thông qua, Lệnh cấm vẫn chưa có hiệu lực Tính đến tháng 8 năm
2017, Lệnh cấm đã được 89 thành viên phê chuẩn cũng như chấp thuận Lệnh cấm.22 Nhận thức rõ những thách thức trong việc bảo vệ những quốc gia dễ bị tổn thương từ việc nhập khẩu những chất thải nguy hại không mong muốn cùng với đó là việc ngăn chặn việc nhập khẩu “chất thải được coi là nguyên liệu thô thứ cấp có giá trị” hay còn được gọi là phế liệu vào các quốc gia mà vẫn có thể quản lý môi trường bền vững là điều Lệnh cấm đang hướng đến Những cuộc thảo luận không chính thức trong khuôn khổ COP 9 vào năm
2008 để tìm cách giúp Lệnh cấm có hiệu lực mà vẫn giải quyết được nhu cầu
và sự quan tâm của tất cả các thành viên Công ước.23
Bên cạnh việc tạo ra một rào cản đủ mạnh để ngăn chặn việc xuất, nhập khẩu chất thải nguy hại xuyên biên giới, thì vấn đề tạo lập một cơ chế để quy trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho những hậu quả gây ra bởi việc vận chuyển chất thải xuyên biên giới cũng được các quốc gia trong Công ước Basel hết sức quan tâm Sau 6 năm đàm phán, 115 quốc gia đã tán thành thông qua Nghị định thư Basel về Trách nhiệm và bồi thường thiệt hại gây ra
từ vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng (Còn được gọi là Nghị định thư Basel) tại COP 5 năm 1999 Trong bối cảnh đa số những điều ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại môi trường tại thời điểm đó dù đã được thông qua nhưng vẫn chưa chính thức có hiệu lực, Nghị định thư Basel được xem như một bước ngoặt trong cơ chế thực thi quốc
tế.24 Nghị định thư Basel quy định trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại
là hậu quả của quá trình vận chuyển chất thải nguy hại hay các phế thải khác xuyên biên giới, bao gồm cả những tai nạn gây ra bởi việc vận chuyển trái phép Mỗi giai đoạn trong quá trình vận chuyển xuyên biên giới, từ địa điểm
mà chất thải được chất hàng để xuất khẩu, điểm trung chuyển quốc tế, điểm
22 Basel Convention, update 04/8/2017,
http://www.basel.int/Countries/StatusofRatifications/BanAmendment/tabid/1344/Default.aspx
23 Katharina Kummer Peiry, Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous
Wastes and their Disposal, http://legal.un.org/avl/ha/bcctmhwd/bcctmhwd.html
24
Sejal Choksi, tlđd 11, tr 522
Trang 24nhập khẩu hay điểm tiêu hủy cuối cùng đều được Nghị định thư điều chỉnh Các đại diện của COP 5 cũng đồng ý tại cuộc họp tạm thời để giải quyết các tình huống khẩn cấp cho đến khi Nghị định thư Basel chính thức có hiệu lực COP 6 thông qua Bản hướng dẫn tạm thời việc thực thi quyết định V/32 về việc mở rộng phạm vi của Quỹ hợp tác kỹ thuật
1.1.4.2 Ủy ban quản lý cơ chế thúc đẩy việc thực hiện và tuân thủ
Ngoài hai văn kiện pháp lý có tính bổ trợ quan trọng cho Công ước nêu trên, Công ước Basel còn thiết lập một cơ chế thực thi khá toàn diện Ủy ban quản lý cơ chế thúc đẩy việc thực hiện và tuân thủ (còn được gọi tắt là Ủy ban thi hành và tuân thủ - Implementation and Compliance Committee) được thành lập tại COP 6 vào năm 2002 Mục tiêu của cơ chế này là hỗ trợ các bên tuân thủ các nghĩa vụ theo Công ước và nhằm thuận lợi hóa cũng như thúc đẩy việc thực thi cũng như tuân thủ các nghĩa vụ theo Công ước Cơ chế này minh bạch, tiết kiệm chi phí và có tính chất phòng ngừa, đơn giản, linh hoạt, không bắt buộc và trực tiếp hướng đến việc giúp đỡ các quốc gia thành viên thực thi các quy định của Công ước Basel.25 Ủy ban này cũng đặc biệt chú ý đến những nhu cầu của các quốc gia đang phát triển và các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa tất cả các thành viên Cơ chế này bổ trợ một số hoạt động cho các cơ quan khác của Công ước cũng như các Trung tâm Khu vực của Công ước Basel Ủy ban Thực thi và tuân thủ có nhiệm vụ rà soát những bản đề xuất chi tiết cũng như những vấn đề chung về việc thực thi và tuân thủ
Tính đến thời điểm hiện tại, Công ước Basel là công cụ pháp lý quốc tế duy nhất điều chỉnh việc vận chuyển xuyên biên giới và quản lý môi trường bền vững đối với chất thải nguy hại và các phế thải khác Trong hơn 20 năm
kể từ khi được thông qua, Công ước đã trở thành hình mẫu quy định pháp lý quốc tế về vấn đề này Một vài nguyên tắc pháp lý cơ bản của Công ước, ví
25 Katharina Kummer Peiry, Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous
Wastes and their Disposal, http://legal.un.org/avl/ha/bcctmhwd/bcctmhwd.html
Trang 25dụ nguyên tắc xử lý tại nơi gần nhất (proximity principle), nguyên tắc quản lý bền vững môi trường (environmentally sound management), nguyên tắc thỏa
thuận ưu tiên thông báo trước đối với việc nhập khẩu những chất có khả năng độc hại đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của tập quán quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan Một số điều ước quốc tế ở cấp độ khu vực cùng với những nguyên tắc này đã được một số quốc gia ở rất nhiều châu lục khác nhau thông qua để thực thi Công ước Basel và giải quyết những yêu cầu cụ thể của khu vực Nguyên tắc xử lý tại nơi gần nhất là nguyên tắc cơ bản được
sử dụng rất nhiều và chính các án lệ đã làm rõ hơn nguyên tắc này Trong vụ việc chất thải Vallon,26 Tòa án Công lý Châu Âu bằng thẩm quyền của mình
đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu chất thải vào khu vực dựa trên nguyên tắc xử lý tại nơi gần nhất Tòa nhận thấy rằng những chất thải có liên quan trong vụ việc có mối quan hệ rất gần giữ với nguyên tắc xử lý tại nơi gần nhất và nguyên tắc “tự cung tự cấp” được quy định trong Công ước Basel mà Cộng đồng châu Âu là một bên ký kết.27
1.2 Nội dung chính của Công ƣớc Basel về kiểm soát vận chuyển chất
thải nguy hại xuyên biên giới và tiêu hủy chúng
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải xuyên biên giới là thỏa thuận môi trường quốc tế toàn diện nhất về chất thải nguy hại và các loại chất thải khác Công ước quy định về những vấn đề tổng quát trong vận chuyển chất thải xuyên biên giới thông qua 29 điều và 9 phụ lục Theo đó, các thành viên có nghĩa vụ chung là đảm bảo giảm thiểu việc vận chuyển xuyên biên giới những loại chất đó và hành vi vận chuyển rác thải phải tiến hành dựa trên việc bảo vệ con người và môi trường Bên cạnh những quy định về nghĩa
vụ, Công ước cũng yêu cầu kiểm soát hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại, theo đó vận chuyển chất thải chỉ được tiến hành khi đã đáp ứng những
Trang 26điều kiện nhất định và đã tuân thủ những thủ tục cụ thể Cuối cùng công ước xây dựng những quy định về giải quyết tranh chấp
1.2.1 Phạm vi áp dụng của Công ước
Công ước Basel điều chỉnh việc kiểm soát hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới Để kiểm soát hoạt động này Công ước Basel quy định về các loại chất thải Công ước điều chỉnh, tính chất của việc vận chuyển này phải có yếu tố nước ngoài, trên cơ sở đó việc kiểm soát hoạt động chất thải được cụ thể hóa thông qua các quyền và nghĩa vụ của thành viên trong Công ước
1.2.1.1 Các loại chất thải nguy hại theo Công ước
Công ước Basel quy định về hai nhóm chất thải: “chất thải nguy hại” và
“các chất thải khác”, điều này được thể hiện ngay từ Lời nói đầu của Công
ước, khi các bên tham gia công ước “ý thức được những thiệt hại mà chất thải nguy hiểm và các chất thải khác, cũng như việc vận chuyển chúng qua biên giới có thể gây ra đối với sức khoẻ, con người và môi trường… do tính chất phức tạp của các chất thải, việc sản xuất ra nhiều chất thải nguy hại và các chất thải khác và việc vận chuyển chúng qua các biên giới.”28
Theo quy định của Công ước, chất thải được định nghĩa: “là các chất hoặc các đồ vật bị tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ chiếu theo các điều khoản của luật lệ quốc gia.”29
Chất thải nguy hại bao gồm một số dòng chất thải chính (waste stream) và chất thải cụ thể được liệt kê trong Công ước Một số nguồn và dòng thải chính không phải là các chất thải cụ thể
mà nhìn chung chúng là chất thải phát sinh trong một số ngành nghề nhất định Ví dụ, Phụ lục I của Công ước Basel về Danh mục các loại chất thải phải kiểm soát quy định về nguồn và dòng thải gồm: chất thải y tế từ bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá; chất thải từ sản xuất và pha chế các sản phẩm dược; chất thải từ việc xử lý bề mặt kim loại và vật liệu nhựa; chất thải từ việc
28 Công ước Basel, Đoạn 1, Đoạn 2 Lời nói đầu
29
Công ước Basel, khoản 1 Điều 2
Trang 27sản xuất, pha chế và sử dụng các loại hóa chất để bảo vệ gỗ;… Chất thải được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước Basel là những chất thải nguy hại chỉ khi
nó có những tính chất được quy định tại Phụ Lục III30 Danh sách các đặc tính nguy hại tại phụ lục III tương tự với hệ thống phân loại mối nguy hại trong Khuyến nghị của Liên hợp quốc về Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (ST/SG/AC.10/1Rev.5) năm 1988.31
Danh sách này gồm 13 đặc tính được quy định là nguy hiểm ví dụ: dễ nổ, dung dịch dễ cháy, có chất độc, vật liệu gây bệnh, dễ ăn mòn, giải phóng khí độc, gây tác hại cho hệ sinh thái, tính chất có thể gây hại khác Bên cạnh đó, Công ước quy định bất kỳ loại chất thải nào thuộc một trong các loại ghi ở Phụ lục II và là đối tượng của việc vận chuyển qua biên giới sẽ được coi là “các chất thải khác”
Thêm vào đó, Công ước Basel cũng cho phép nếu chất thải không có trong danh sách chất thải nguy hại của Công ước nhưng lại được xác định hoặc được coi là nguy hiểm bởi luật pháp của nước xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh thì vẫn được coi là chất thải nguy hại Quy định này mở rộng khái niệm “chất thải nguy hại” rất nhiều Nó giải quyết được những tranh cãi
về việc nên định nghĩa thế nào là chất thải nguy hại, khi các quốc gia thành viên đều không thể thống nhất với nhau một định nghĩa làm thỏa mãn tất cả các bên Tuy nhiên việc có quá nhiều định nghĩa về chất thải nguy hại, do cách hiểu và quy định ở mỗi nước là khác nhau nên có thể dẫn đến việc nhầm lẫn trong việc xử lý loại chất thải này như thế nào sau khi nó xuất khẩu Đặc biệt, quốc gia xuất khẩu chất thải có thể coi chúng là chất thải an toàn, do vậy không vận chuyển chúng theo cách thức an toàn với môi trường, dẫn đến hậu quả nước nhập khẩu có thể không xử lý chất thải theo đúng quy chuẩn an toàn
do vậy vẫn để ngỏ nguy cơ gây ô nhiễm rất lớn tại nước nhập khẩu
Công ước Basel nỗ lực khắc phục vấn đề này bằng cách cho phép mỗi quốc gia trình lên định nghĩa “chất thải nguy hại” của mình cho Ban thư ký Bằng cách này, dù là quốc gia nhập khẩu, xuất khẩu hay quá cảnh đều xác
30 Công ước Basel Điểu 1 khoản 1 điểm a
31
Công ước Basel, Phụ lục III Danh sách các đặc tính nguy hại
Trang 28định rõ chất thải nào được coi là chất thải nguy hại, Công ước định nghĩa chất thải nguy hại trên lập trường của nước xuất khẩu.32 Do vậy ngoài định nghĩa của Công ước Basel, các quốc gia cũng thường quy định định nghĩa về “chất thải nguy hại” trong các văn bản luật của quốc gia mình
Bên cạnh đó, Công ước Basel cũng đưa ra một số ngoại lệ trong đối tượng điều chỉnh của Công ước Khoản 3 và 4 của Điều 1 loại trừ một số loại chất thải ra khỏi phạm vi điều chỉnh của công ước Khoản 3 quy định rằng
Công ước không điều chỉnh những loại chất thải “… là kết quả của phóng xạ,
sẽ phải tuân thủ những hệ thống kiểm soát quốc tế khác, bao gồm cả những văn kiện quốc tế áp dụng riêng biệt cho các vật liệu phóng xạ, thì sẽ không thuộc phạm vi áp dụng của Công ước này.” Chất thải phóng xạ có bản chất và
thành phần rất khác biệt, vì lẽ đó, cần có những yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật cũng như thủ tục xử lý khác Do đó, chất thải phóng xạ sẽ được điều chỉnh bởi
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Thêm vào đó, Khoản 4 quy định
những loại chất thải sinh ra “từ quá trình vận hành bình thường của một con tàu và việc vứt bỏ chất thải đó đã được điều chỉnh bởi một văn kiện quốc tế khác” cụ thể là Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973,
được sửa đổi bởi Nghị định thư 1978 (Công ước MARPOL 73/78) do vậy sẽ
được loại trừ khỏi phạm vi của Công ước
Để làm rõ hơn phạm vi áp dụng của công ước, Trong vụ việc Probo Koala tháng 8 năm 2006, các thành viên của Công ước Basel đã tìm cách làm
rõ ý nghĩa và phạm vi của Điều 1, khoản 4 của Công ước Basel, bao gồm khung pháp lý áp dụng đối với chất thải nguy hại và các chất thải khác phát sinh trên tàu do các hành động nhất định.33
Sự cố này cũng khiến một số quốc gia thành viên của Tổ chức Hàng hải Quốc tế thông qua Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển (MEPC) của tổ chức này nhằm làm sang tỏ các quy định này trên
32 Jaffe, Daniel (1995) The International Effort To Control The Transboundary Movement Of Hazardous
Waste: The Basel And Bamako Conventions, ILSA Journal of International & Comparative Law: Vol 2 : Iss
1 , Article 5
33 Basel Convention, Ships,
http://www.basel.int/Implementation/LegalMatters/Ships/tabid/2405/Default.aspx
Trang 29thực tiễn Vấn đề phát sinh khi nhu cầu đặt ra là phải có sự rõ ràng về mặt pháp lý liên quan đến việc áp dụng Công ước Basel và Công ước MARPOL
đối với chất thải sinh ra trên tàu đã được nhắc đến trong vụ việc Probo Koala.34 Vụ việc của con tàu Probo Koala nêu ra hai câu hỏi sau:
1 Liệu các chất mà Probo Koala vận chuyển và đổ tại Cote d'Ivoire là chất thải “từ các hoạt động bình thường của con tàu, việc thải ra nó được điều chỉnh bởi một văn kiện quốc tế khác”
2 Nếu có, ở mức độ nào, trong các quy định của Công ước Basel - cả
về vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới và quản lý môi trường bền vững nói chung - đều được áp dụng cho những chất thải này
Hội nghị các thành viên lần thứ 8 (COP 8) và Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển kỳ họp thứ 56 (IMO-MEPC) đã thảo luận vấn đề này Trong báo cáo của Ban thư ký Công ước Basel có kết luận: Áp dụng Công ước Viên về Luật các điều ước quốc tế giúp làm rõ thêm Điều 1 khoản 4 của Công ước Basel.35 Theo đó, “chất thải xuất phát từ hoạt động bình thường của con tàu, việc thải ra được bao gồm bởi một văn kiện quốc tế khác…” nghĩa là chất thải thuộc phạm vi của Công ước MARPOL, bất kể quy trình sản xuất ra chất thải
đó là gì.36
Điều đó có nghĩa hoạt động này bị loại ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Công ước Basel Các quy định của Công ước về quản lý môi trường bền vững không áp dụng khi các các chất thải điều chỉnh theo công ước MARPOL
ở trên tàu, chúng sẽ chỉ được áp dụng khi chất thải này được dỡ xuống từ tàu Các quy định về vận chuyển xuyên biên giới được áp dụng khi chất thải được
dỡ xuống từ con tàu và được vận chuyển xuyên biên giới sau đó
1.2.1.2 Yếu tố vận chuyển xuyên biên giới
Điểm đáng lưu ý đó là, Công ước Basel quy định về vận chuyển xuyên biên giới đối với chất thải nguy hại, do vậy không phải mọi loại chất thải
34 Secretariat of the Basel Convention, The Application Of The Basel Convention To Hazardous Wastes And
Other Wastes Generated On Board Ships, 4 April 2011, p 2.
35 Điều 31, 32 Công ước Viên về Luật các điều ước quốc tế
36
Secretariat of the Basel Convention, tlđd tr 10
Trang 30nguy hại đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Công ước sẽ chỉ điều chỉnh về những hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại có tính chất xuyên biên giới
Theo Công ước, vận chuyển xuyên biên giới có nghĩa mọi sự vận chuyển chất thải nguy hại và các chất thải khác: từ một một vùng thuộc thẩm quyền của một quốc gia và đến hoặc qua một vùng của một quốc gia khác; đến hoặc qua một vùng không thuộc thẩm quyền của bất cứ quốc gia nào, miễn là có hai quốc gia liên quan trong việc vận chuyển này.37 Từ đó có thể thấy, Công ước Basel sẽ điều chỉnh những hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại từ một quốc gia đến một hoặc nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác, hoặc từ quốc gia đến một một vùng lãnh thổ không thuộc chủ quyền của quốc gia nào (vùng biển quốc tế, Nam Cực,…)
Các bên tham gia phải tiến hành những biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng việc vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và phế thải khác đã tuân thủ một trong ba điều kiện sau:38
- Quốc gia xuất khẩu không có đủ kỹ thuật và cơ sở vật chất cần thiết hoặc địa điểm tiêu hủy thích hợp để tiêu hủy chất thải theo cách thức bền vững với môi trường; hoặc
- Chất thải ở đây được xem là nguyên liệu thô phục vụ trong ngành công nghiệp tái chế hoặc phục chế ở quốc gia nhập khẩu; hoặc
- Vận chuyển xuyên biên giới ở đây phù hợp với các tiêu chí quy định bởi các bên (những tiêu chí này thường sẽ được thấy trong quyết định đã được Hội nghị các bên thông qua)
Ngoài những điều kiện trên, Công ước Basel còn quy định cụ thể các trường hợp các thành viên có thể hạn chế hoặc phải hạn chế vận chuyển xuyên biên giới
Trang 311.2.2 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia thành viên
Ngoài các điều kiện về nhập khẩu và xuất khẩu các chất thải xuyên biên giới nêu trên, Điều 4 của Công ước Basel quy định chung về nghĩa vụ của các quốc gia Công ước quy định các điều khoản áp dụng cho từng quốc gia xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu và quốc gia quá cảnh Trong các quy định của Điều 4 có thể chia chúng thành 3 nhóm quy định chính: (i) quyền cấm xuất khẩu, nhập khẩu chất thải nguy hại; (ii) quy định về quản lý môi trường bền vững, (iii) nghĩa vụ thông báo việc vận chuyển chất thải nguy hại
1.2.2.1 Quyền cấm xuất khẩu, nhập khẩu chất thải nguy hại
Khoản 1 Điều 4 quy định một bên có quyền cấm nhập khẩu chất thải nguy hại và các phế thải khác vào lãnh thổ nước mình Các bên có quyền cấm toàn bộ hoặc một phần việc nhập khẩu chất thải nguy hại Lệnh cấm này có thể được thực hiện dựa trên hành động đơn phương của một bên nhưng phải được thông báo đến các bên khác thông qua Ban thư ký theo thủ tục Thông báo tin tức tại Điều 13 Lệnh cấm này cũng có thể gắn liền với một thỏa thuận quốc tế, ví dụ năm 1991 Công ước Bamako về cấm nhập khẩu vào châu Phi
và kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại trong châu Phi đã có quy định cấm nhập khẩu chất thải nguy hại từ các nước không phải là thành viên Công ước vào châu Phi
Khi một bên đã hạn chế hoặc cấm nhập khẩu chất thải nguy hại, các quốc gia khác phải tôn trọng quy định cấm này Theo quy định của Công ước, các bên phải ngăn chặn và không cho phép xuất khẩu chất thải nguy hại vào một hoặc một nhóm quốc gia thuộc một tổ chức kinh tế, chính trị nếu đã có một lệnh cấm theo luật định được ban hành.39 Các bên cũng cấm xuất khẩu chất thải nguy hại tiêu hủy trong khu vực vĩ độ 60 độ Nam dù đó có phải là vận chuyển xuyên biên giới hay không.40
Trang 32Vận chuyển xuyên biên giới cũng không được thực hiện với các nước
không phải là thành viên Các bên không cho phép chất thải nguy hại được
xuất khẩu đến một quốc gia không phải là thành viên hoặc nhập khẩu từ một
quốc gia không phải là thành viên41, trừ khi có một thỏa thuận liên quan đến
vấn đề vận chuyển xuyên biên giới đáp ứng được các yêu cầu quản lý môi
trường bền vững
1.2.2.2 Quy định về quản lý môi trường bền vững
Để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường từ những ảnh hưởng của
chất thải nguy hại, Công ước Basel có hướng tới mục tiêu đảm bảo quản lý
môi trường bền vững giữa các thành viên Công ước định nghĩa quản lý môi
trường bền vững (environmentally sound management) đối với chất thải: “là
mọi biện pháp thực tế cho phép bảo đảm rằng chất thải nguy hiểm hoặc các
phế thải khác được quản lý một cách sao cho bảo đảm được việc bảo vệ sức
khoẻ con người và môi trường chống lại những ảnh hưởng có hại của các
chất thải này.”42
Theo đó, Điểm (a) đến (e) và (g) của khoản 2 điều 4 quy định các điều
khoản quan trọng về quản lý môi trường bền vững, giảm thiểu chất thải, cắt
giảm vận chuyển xuyên biên giới và cách thức tiêu hủy chất thải giúp giảm
nhẹ các tác động đến môi trường và sức khỏe con người Cụ thể, điểm a
Khoản 2 Điều 4 yêu cầu các bên giảm thiểu lượng chất thải nguy hại trong
lãnh thổ của mình Việc cắt giảm chất thải có thể tiến hành ở hai khía cạnh:
giảm số lượng chất thải phát sinh và giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng các chất
nguy hại Công ước cũng khuyến khích các nước giữ các chất thải trong phạm
vi lãnh thổ của quốc gia mình và càng gần nguồn phát sinh ra nó càng tốt.43
Các bên sẽ không được phép xuất khẩu sang một quốc gia khi có lý do để tin
rằng chất thải sẽ không được quản lý một cách bền vững với môi trường
Khoản 1 Điều 14 ghi nhận về tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ, đặc
41 Công ước Basel, Điều 4 khoản 5
42 Công ước Basel Điều 2 khoản 8
43
Công ước Basel, Điều 4 khoản 2 điểm b
Trang 33biệt là với các nước đang phát triển, để giảm thiểu phát thải, và trách nhiệm của các bên là thành lập các trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ khu vực và tiểu khu vực liên quan đến việc quản lý chất thải và giảm thiểu việc phát thải
Và để tạo thuận lợi cũng như thống nhất cách hiểu về quản lý môi trường bền vững, Công ước quy định các bên sẽ xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật về quản lý môi trường bền vững đối với chất thải trong cuộc họp đầu tiên của các thành viên.44 Nhóm Công tác kỹ thuật của Công ước Basel đã phát triển nên Bản Hướng dẫn kỹ thuật - các yếu tố hỗ trợ các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong các hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ quản lý hợp lý về môi trường đối với chất thải nguy hại Theo đó, Nhóm Công tác kỹ thuật đã xây dựng rất nhiều các bản hướng dẫn: Văn kiện khung về Quản lý Môi trường bền vững của chất thải nguy hại và các chất thải, Hướng dẫn kỹ thuật về loại thải chất thải ưu tiên (Cụ thể là: chất thải nguy hại từ việc sản xuất và sử dụng dung môi hữu cơ dầu thải từ nguồn gốc
và nguồn cung cấp dầu mỏ, chất thải sinh hoạt lốp đã qua sử dụng), Hướng dẫn kỹ thuật về quá trình tiêu hủy (ví dụ: chôn lấp đúng kỹ thuật, lò đốt trên đất, tái sử dụng dầu, xử lý hóa lý và sinh hóa).45
1.2.2.3 Thông báo hoạt động vận chuyển xuyên biên giới
Để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước những tác hại có thể gây ra bởi việc sản sinh và quản lý chất thải nguy hại, Công ước Basel xây dựng một hệ thống các quy định dựa trên yêu cầu thông báo trước của quốc gia nhập khẩu và quốc gia trung chuyển trước khi việc xuất khẩu chất thải được tiến hành Đây là một trong những “trụ cột” của Công ước Basel nhằm đáp ứng mối quan tâm của quốc gia đang phát triển.46
44 Công ước Basel Điều 4 khoản 8
45 Basel Convention, Previously adopted technical guidelines, truy cập 28/4/2017, Link:
http://www.basel.int/Implementation/Publications/TechnicalGuidelines/tabid/2362/lapg-15490/1/Default.aspx#
46 Tatiana Terekhova, The Basel Convention: a tool for conbating environment crime and enhancing the
management of hazardous and other waste, Handbook of Transnational Environmental Crime, 2016, p 423
Trang 34Công ước Basel quy định một thủ tục thỏa thuận thông báo trước (Prior Informed Consent – PIC) chi tiết với các yêu cầu khắt khe cho hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại và các chất thải khác xuyên biên giới Thủ tục này được quy định trong Điều 6 và 7 của Công ước nhằm tạo nên hệ thống kiểm soát các hoạt động vận chuyển dựa trên bốn bước chính: (1) thông báo; (2) chấp thuận và cấp giấy phép vận chuyển; (3) vận chuyển xuyên biên giới; (4) xác nhận việc tiêu hủy.47
Bước 1: Thông báo
Người xuất khẩu/ chủ nguồn thải phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu về việc vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới
Hình 1: Đề xuất vận chuyển chất thải xuyên biên giới 48
Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu có thể từ chối hoặc chấp thuận việc vận chuyển quan biên giới của chủ nguồn thải dựa trên việc
47 UNEP, Controlling transboundary movements of hazardous wastes, link:
http://www.basel.int/Portals/4/Basel%20Convention/docs/pub/leaflets/leaflet-control-procedures-en.pdf
48 UNEP, tlđd 46, tr 2
Trang 35đánh giá các thông tin mà họ nhận được Trưởng hợp cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu đồng ý họ có thể thông báo bằng văn bản hoặc yêu cầu chủ nguồn thải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu hoặc quá cảnh thông qua Giấy Thông báo
Bước 2: Chấp thuận và cấp giấy phép vận chuyển
Sau khi nhận được Giấy thông báo, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu phải thông báo lại bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo cho người thông báo Văn bản này cũng thể hiện sự đồng ý vận chuyển (với hoặc không kèm theo một số điều kiện) hoặc từ chối cho phép vận chuyển hoặc yêu cầu thêm những thông tin
Hình 2: Đồng ý việc vận chuyển xuyên biên giới 49
Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu cũng phải xác nhận có một hợp đồng giữa người thông báo và người tiêu hủy ghi rõ việc quản lý môi trường bền vững đối với chất thải có trong hợp đồng
49 UNEP, tlđd 46, tr 3
Trang 36Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quá cảnh nhanh chóng thông báo cho người thông báo việc nhận được thông báo, sau đó trong 60 ngày trả lời người thông báo bằng văn bản đồng ý hay từ chối việc vận chuyển
Khi các cơ quan có thẩm quyền có liên quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo Công ước và đồng ý việc vận chuyển, cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu sẽ cấp giấy phép vận chuyển và quá trình vận chuyển có thể bắt đầu Giấy phép vận chuyển chứa những thông tin chi tiết về quá trình vận chuyển và phải đi kèm với lô hàng trong suốt quá trình từ thời điểm khởi hành đến điểm đến của lô hàng tại nơi xử lý
Bước 3: Vận chuyển xuyên biên giới
Hình 3: Tiến hành vận chuyển xuyên biên giới 50
Bước 3 là quá trình khi việc vận chuyển qua biên giới bắt đầu cho đến khi chất thải đã được chủ xử lý chất thải tiếp nhận Sau khi nhận được lô hàng, chủ xử lý chất thải sẽ gửi bản sao Giấy tờ vận chuyển xác nhận việc nhận được lô hàng Giấy tờ vận chuyển cung cấp thông tin có liên quan đến lô
50 UNEP, tlđd 46, tr 3
Trang 37hàng cụ thể, ví dụ: người vận chuyển của lô hàng, cơ quan hải quan lô hàng
đã đi qua, loại chất thải và cách thức đóng gói, vận chuyển
Bước 4: Xác nhận việc tiêu hủy
Đây là bước cuối cùng trong thủ tục vận chuyển xuyên biên giới, người phát thải và quốc gia xuất khẩu sẽ nhận được sự xác nhận về việc chất thải qua biên giới và được tiêu hủy bởi người tiêu hủy theo cách thức quản lý môi trường bền vững như đã định Công ước yêu cầu sự xác nhận từ người tiêu hủy khi việc tiêu hủy được tiến hành, theo các điều khoản của hợp đồng, như xác định trong văn bản thông báo Người tiêu hủy và người nhập khẩu cũng cần xác nhận chất thải đã được xử lý theo cách thức bền vững với môi trường Nếu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu không nhận được xác nhận hoàn thành việc tiêu hủy, cơ quan này sẽ phải báo lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu
Hình 4: Xác nhận việc tiêu hủy 51
Trường hợp chất thải không được xử lý theo đúng các quy định của hợp đồng, Điều 8 Công ước Basel quy định nghĩa vụ tái nhập của quốc gia xuất
51 UNEP, tlđd 46, tr 3
Trang 38khẩu, hoặc thỏa thuận thay thế không thể tiêu hủy chất thải theo cách thức bền vững với môi trường, trong 90 ngày kể từ ngày quốc gia nhập khẩu thông báo cho quốc gia xuất khẩu và Ban thư ký, quốc gia xuất khẩu cụ thể là nhà xuất khẩu phải tái nhập số chất thải trên Điều 9 quy định tái nhập khẩu tương tự
áp dụng cho quốc gia xuất khẩu khi có hành vi vận chuyển bất hợp pháp chất thải nguy hại
Quy trình PIC là một trong những thành công của Công ước Basel khi
đã xây dựng được một quy trình giám sát chặt chẽ đến từng bước trong quá trình vận chuyển và tiêu hủy Quy trình này được áp dụng trong các hiệp định môi trường đa phương khu vực và quốc tế về sau liên quan đến các chất có khả năng gây nguy hiểm Những điều ước chính có quy định về thủ tục này phải kể đến như: Công ước Bamako năm 1991 về cấm nhập khẩu vào châu Phi và kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới và quản lý chất thải nguy hại ở Châu Phi, Công ước Rotterdam năm 1998 về thủ tục thỏa thuận thông báo trước đối với một số hoá chất nguy hại và thuốc trừ sâu trong thương mại quốc tế, Công ước Stockholm năm 2001 về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, và Nghị định thư Cartagena năm 2000 về an toàn sinh học đối với Công ước Đa dạng Sinh học.52
1.2.3 Cơ chế đảm bảo thực hiện Công ước đối với các quốc gia thành viên
Cơ chế thực thi đối với các thành viên tham gia công ước được hiểu là
bộ máy điều hành các hoạt động, chế độ hoạt động, các loại chủ thể và năng lực chủ thể để thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng như triển khai các quy định trong Công ước Basel Các quốc gia thành viên thực thi Công ước bằng cách tuân thủ hiệu quả những nghĩa vụ đặt ra theo Công ước Trong phạm vi Công
52 Công ước Bamako năm 1991 về cấm nhập khẩu vào châu Phi và kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới và quản lý chất thải nguy hại ở Châu Phi - Điều 6; Công ước Rotterdam năm 1998 về thủ tục thỏa thuận thông báo trước đối với một số hoá chất nguy hại và thuốc trừ sâu trong thương mại quốc tế - Điều 12; Công ước Stockholm năm 2001 về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy - Điều 3 khoản 2 điểm b; Nghị định thư Cartagena năm 2000 về an toàn sinh học đối với Công ước Đa dạng Sinh học- Điều 7 đến Điều 10
Trang 39ước có thể thấy cơ chế thực thi này được thể hiện ở hai cấp độ: cấp độ quốc gia và cấp độ quốc tế.53
1.2.3.1 Ở cấp độ quốc gia
(i) Thông báo định nghĩa quốc gia về chất thải nguy hại
Trong vòng 6 tháng kể từ khi trở thành thành viên của Công ước Basel, mỗi quốc gia thành viên sẽ phải thông báo với Ban thư ký của Công ước về chất thải và những loại chất thải khác nằm ngoài những chất đã được liệt kê trong Phụ lục I và II.54 Định nghĩa về chất thải được cho là nguy hại này phải được quy định trong pháp luật quốc gia, và trong tất cả các điều khoản liên quan đến thủ tục về vận chuyển qua biên giới áp dụng cho chất thải đó Khi
có bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào trong định nghĩa này, các quốc gia phải thông báo lại cho Ban thư ký Ban thư ký thông báo ngay lập tức cho các thành viên còn lại những thông tin mà họ nhận được từ một quốc gia thành viên Điều này sẽ giúp các quốc gia cập nhật một cách nhanh chóng nhất các định nghĩa cũng như thay đổi, từ đó tuân thủ đúng các thủ tục khi vận chuyển chất thải qua biên giới
(ii) Chỉ định các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan đầu mối (focal point)
Theo Điều 5 của Công ước Basel, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ chỉ định hoặc thành lập một hoặc nhiều cơ quan có thẩm quyền để thuận lợi hơn trong quá trình thực thi Công ước Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan quyền lực nhà nước được chỉ định để chịu trách nhiệm trong phạm vi địa
lý được thành viên xác định, để nhận thông báo vận chuyển xuyên biên giới,
và bất cứ thông tin có liên quan khác và trả lời các thông báo như quy định tại Điều 6.55
53
Nicholas A Robinson & Lal Kurukulasuriya, (2006), Training Manual on International Environmental
Law , page 130, http://digitalcommons.pace.edu/lawfaculty/791/
54 Công ước Basel, Điều 3
55
Công ước Basel Điều 2 khoản 6
Trang 40Theo Công ước, trước khi tiến hành bất kỳ việc vận chuyển chất thải nào, quốc gia muốn xuất khẩu chất thải nguy hại phải đảm bảo tuân thủ thủ tục đồng thuận thông báo trước (PIC) với quốc gia nhập khẩu, cũng như các quốc gia quá cảnh Để đảm bảo sự đồng thuận này, quốc gia xuất khẩu phải gửi thông báo chứa các nội dung cần thiết để quốc gia nhập khẩu và quá cảnh xem xét và đưa ra quyết định có cho phép việc vận chuyển chất thải đó hay không Cơ quan có thẩm quyền ở đây chính là thực thể nhận và trả lời thông báo về việc vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới
Cơ quan có thẩm quyền nên công khai địa chỉ và cách thức liên lạc để
có thể dễ dàng liên lạc và trả lời những thông báo được gửi đến Ban thư ký công khai duy trì một danh sách liên lạc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền của các thành viên trên trang chủ của Công ước Basel
Điều 2 cũng giải thích cơ quan đầu mối là thực thể của một thành viên chịu trách nhiệm nhận và đệ trình các thông tin theo Điều 13 và 16 của Công ước Cơ quan đầu mối sẽ là sợi dây liên lạc để các thành viên gửi hoặc nhận thông tin từ Ban Thư ký và các thành viên khác Nó cũng chịu trách nhiệm nhận thông báo về các cuộc họp của các cơ quan trong Công ước
Theo Điều 13 của Công ước, các thành viên được yêu cầu bất cứ khi nào biết một tai nạn xảy ra trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại mà gây nguy hiểm đến sức khỏe con người cũng như môi trường quốc gia khác, phải đảm bảo rằng những quốc gia đó phải được thông báo ngay lập tức
Cơ quan đầu mối cũng chịu trách nhiệm gửi bản báo cáo quốc gia hàng năm lên Ban thư ký Việc trao đổi thông tin là một trong những nguyên tắc cốt lõi của Công ước và cơ quan đầu mối với tư cách là thực thể chịu trách nhiệm trong mỗi quốc gia phải đảm bảo được sự hiệu quả của hệ thống này
Để có thể cập nhật các thông tin từ các quốc gia cũng như Ban thư ký về các vấn đề liên quan đến Công ước, điều quan trọng là cơ quan đầu mối phải được