Sau khi ra hoa, hoa chỉ tồn tại trên cây trong một thời gian ngắn, thƣờng nở vào khoảng 2-3 ngày rồi rụng xuống, quả non bắt đầu xuất hiện. Thời gian quả tồn tại trên cây tƣơng đối dài. Sau khi quả chín, quả thƣờng mở ngay trên cây để tung các hạt ra ngoài. Thời gian chín của quả cũng không đều nhau giữa các chủng Thuẫn râu. Kết quả theo dõi thời gian chín của quả đƣợc đƣa ra ở bảng sau:
Bảng 3.7 Thời gian quả chín của các chủng Thuẫn râu
Tên chủng Thuẫn râu
Số hom theo dõi
Thời gian cây bắt đầu có quả bắt đầu chín Sau 22 tuần Sau 23 tuần Sau 24 tuần Sau 25 tuần Sau 26 tuần Chủng BN 90 12 30 85 90 90 % cây có quả chín 13,3 33,3 94,4 100,0 100,0 Chủng HD 90 10 27 70 86 90 % cây có quả chín 11,1 30,0 77,8 95,6 100,0 Chủng HY 90 14 26 74 88 90 % cây có quả chín 15,6 28,9 82,2 97,8 100 Từ bảng trên ta thấy:
- Sau 22 tuần, các chủng đã có cây bắt đầu cho quả chín, trong đó, tỷ lệ cây có quả chín sớm nhất ở chủng HY và chủng BN là cao nhất với 14 cây và 12 cây (chiếm tỷ lệ tƣơng ứng là 15,6% và 13,3%) và thấp nhất là chủng HD với 10 cây có quả chín (chiếm 11,1%). Sau 25 tuần chủng BN đã có 100% các cây có quả chín trong khi đó tỷ lệ có quả chín của hai chủng HD và HY chỉ đạt 86 cây với 95,6% và 88 cây với 97,8%.
- Sau 26 tuần thì tất cả các cây tại chủng HD và HY đã có quả chín.
- So với cùng một thời điểm, số lƣợng cây có quả chín thƣờng đạt tỷ lệ cao nhất ở chủng BN. Còn hai chủng còn lại là HD và HY có tỷ lệ có quả chín gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau. Qua theo dõi ở tuần thứ 23, 24, 25 và 26 thì tỷ lệ ra hoa của 3 chủng tƣơng ứng BN/HD/HY là 33,3%/ 30,0%/ 28,9% (ở tuần thứ 23); 94,4%/ 77,8%/
82,2% (ở tuần thứ 24); 100,0%/95,6%/97,8% (ở tuần thứ 25); 100,0%/100,0%/100,0% (ở tuần thứ 26).
Nhƣ vậy:
- Sau 22 tuần giâm hom, các cây bắt đầu có quả chín và sau 26 tuần (4,5 tháng) hầu nhƣ tất cả các cây đều đã có quả chín.
- Nếu so sánh cùng một thời điểm, số lƣợng cây có quả chín của chủng BN (thu thập từ Bắc Ninh) là nhiều nhất so với 2 chủng HD (thu thập từ Hải Dƣơng) và HY (thu thập từ Hƣng Yên). Trong đó số lƣợng cây có quả chín thuộc chủng HD là ít nhất.
Thời gian có quả chín kéo dài của các chủng Thuẫn râu cũng khác nhau. Ngoài tự nhiên, cây thƣờng có quả chín kéo dài trong khoảng thời gian từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8, vào khoảng tuần đầu tháng 8 hầu nhƣ quả chín đã rộ và vào giữa tháng 8 các cây hầu nhƣ đã phát tán hết hạt ra ngoài, đến thời điểm cuối tháng 8 - đầu tháng 9 thì hầu nhƣ không còn hạt trên cây. Tuy nhiên trong điều kiện giâm trồng bằng hom, cây thƣờng ra hoa chậm hơn cây mẹ khoảng 15 ngày. Do vậy thời gian cây có quả chín thƣờng vào khoảng đầu tháng 8 và đến giữa tháng 8 cây có quả chín rộ, cuối tháng 8 hầu nhƣ chỉ còn rất ít quả trên cây, tính đến thời điểm tháng 9, khoảng giữa tháng 9 thì các cây đã tung hết hạt ra ngoài. Cây bắt đầu tàn lụi.
Thời gian quả chín kéo dài bao lâu là đặc điểm quan trọng nhằm mục đích thu hoạch hạt tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho gieo trồng vụ sau. Qua theo dõi thời gian quả chín kéo dài của các chủng, chúng tôi thấy các chủng Thuẫn râu cũng có thời gian quả chín là khác nhau. Tuy nhiên cả 3 chủng đều có quả chín rộ là khoảng thời gian từ tuần thứ 25-26 của quá trình giâm hom. Thƣờng thì chủng BN có thời gian dài nhất với 3-4 tuần có quả chín, các chủng HD và HY là ít hơn với 2-3 tuần có quả chín. Vào thời gian tuần thứ 28-29, của quá trình giâm hom, số lƣợng quả trên cây thƣờng rất ít, gọi là quả cuối vụ. Chi tiết kết quả đƣợc chỉ ra ở bảng sau:
Bảng 3.8 Tổng số thời gian quả chín trên cây của các chủng Thuẫn râu
Tên chủng Thuẫn râu
Số cây theo dõi
Thời gian bắt đầu có quả chín
Kết thúc thời gian có quả chín
Tổng số thời gian có quả chín
Chủng BN 90 Sau 22 tuần Sau 27 tuần 5 tuần
Chủng HD 90 Sau 22 tuần Sau 28 tuần 6 tuần
Chủng HY 90 Sau 22 tuần Sau 28 tuần 6 tuần
Nhƣ vậy, chủng BN có thời gian quả chín tập trung nhất, chỉ có quả chín trong khoảng thời gian 5 tuần. Trong khi các chủng còn lại là HY và HD lại có thời gian quả chín rải rác hơn với tổng số thời gian quả chín lên tới 6 tuần.
Biều đồ 3.4 Tổng số thời gian quả chín trên cây của các chủng Thuẫn râu
Ảnh 12. Đƣa cây chủng BN ra trồng Ảnh 13. Chủng BN ra hoa
Ảnh 14. Đƣa cây chủng HD ra trồng Ảnh 15. Chủng HD ra hoa
Ảnh 18. Chủng BN trƣởng thành Ảnh 19. Chủng BN tàn lụi
Ảnh 20. Chủng HD trƣởng thành Ảnh 21. Chủng HD tàn lụi
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, bƣớc đầu tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:
1. Đã thu thập 03 chủng thuộc loài Thuẫn râu (S. barbata) tại Bắc Ninh, Hải Dƣơng và Hƣng Yên. Trong đó, chủng Thuẫn râu thu thập từ Bắc Ninh và Hải Dƣơng là có nguồn gốc từ Việt Nam. Còn chủng thu tại Hƣng Yên là có nguồn gốc từ Trung Quốc, do ngƣời dân du nhập về trồng và bị hoang dại hóa.
2. Thử nghiệm nhân giống bằng hom loài Thuẫn râu (S. barbata) cho thấy:
+ Giá thể có ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống của các chủng trong đó giá thể hỗn hợp cho các chủng có sức sống cao nhất.
+ Chủng Thuẫn râu thu tại Hƣng Yên có sức sống cao nhất, tỷ lệ sống sau 15 ngày theo dõi là lớn nhất so với chủng thu tại Bắc Ninh và thu tại Hải Dƣơng khi trồng trên cùng 1 giá thể.
+ Thời gian giâm hom vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 (khi đó cây đã ở giai đoạn phát triển dạng bánh tẻ) cho kết quả có tỷ lệ sống cao nhất ở cả 3 chủng đem gieo thí nghiệm.
3. Theo dõi sự sinh trƣởng và phát triển của Thuẫn râu (S. barbata) trong điều kiện trồng cho thấy:
- Thời gian nảy chồi: Sau 10–20 ngày tất cả các hom giâm sống của cả 3 chủng đều nảy chồi; tốc độ nảy chồi của chủng thu thập từ Hƣng Yên là nhanh nhất, chủng hải Dƣơng là chậm nhất.
- Thời gian ra hai lá hoàn thiện: Sau 20–30 ngày, tất cả các hom giâm đã nảy chồi ra 2 lá hoàn thiện; tốc độ hom giâm ra 2 lá hoàn thiện của chủng thu thập từ Bắc Ninh là nhanh nhất; hai chủng còn lại là Hƣng Yên và Hải Dƣơng có tốc độ ra hai lá hoàn thiện là gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau.
- Thời gian ra hoa: Sau 8 tuần giâm hom, các cây bắt đầu ra hoa và sau 10 tuần (2,5 tháng) hầu nhƣ tất cả các cây đều đã có hoa; tốc độ ra hoa của chủng thu thập từ
Bắc Ninh là nhanh nhất, chủng Hải Dƣơng là chậm nhất. Thời gian hoa nở rộ là sau 12 tuần của việc giâm hom.
- Thời gian quả chín: Sau 22 tuần giâm hom, các cây bắt đầu có quả chín và sau 26 tuần (4,5 tháng) hầu nhƣ tất cả các cây đều đã có quả chín; thời gian quả chín rộ là khoảng thời gian từ tuần thứ 25-26 của quá trình giâm hom; chủng Bắc Ninh có thời gian quả chín tập trung nhất (5 tuần).
Kiến nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu về phƣơng pháp nhân giống bằng hạt của loài Thuẫn râu (S. barbata) ở Việt Nam để tạo nền tảng cho sự phát triển loài bền vững.
- Cần tiếp tục nghiên cứu về nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom của loài Thuẫn râu (S. barbata) ở Việt Nam với việc sử dụng các nồng độ khác nhau của thuốc điều hòa sinh trƣởng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt Nam
1. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, 172-173. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
2. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 2. Nxb Y học.
3. Võ Văn Chi (2013), “Về phƣơng thuốc bí truyền trị bệnh ung thƣ”, Cây thuốc quý, (234): 14-15.
4. Võ Văn Chi (2013), Hoàng cầm râu, Cây thuốc quý, (238): 8-9.
5. Trần Văn Chính, Hoàng Văn Mùa (2006), “Một số tính chất đất vùng quy hoạch trồng cây thuốc xã Lũng Cao, huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, (4+5/2006): 121-124.
6. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), “Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của các chất có trong cây Thuẫn râu (Scutellaria barbata D. Don), thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae)”, Luận văn thạc sĩ khoa học sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
7. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005), Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
8. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Tập 2. Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Văn Hùng và cộng sự (2008), “Nghiên cứu sử dụng các hoạt chất của
cây Thuẫn râu thuộc họ Bạc hà (Scutellaria barbata D.Don - Lamiaceae) làm thuốc hỗ trợ phòng chống khối u”, Đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. (đã nghiệm thu).
10. Nguyễn Văn Hùng và cộng sự (2009), “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây Thuẫn râu - Scutellaria barbata D. Don”, Tạp chí Hóa học, 47(6b): 192-198.
11. Lã Đình Mỡi và cộng sự (2009), Những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
13. Hoàng Đức Phƣơng (2004), Kỹ thuật thâm canh cây trồng, Tập 3: 220 trang. Nxb Nông nghiệp.
14. Vũ Xuân Phƣơng (2000), Thực vật chí Việt Nam, Tập 2. Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
15. Nguyễn Tập (2011), “Xây dựng đỏ cây thuốc Việt Nam”, Công trình nghiên cứu khoa học viện Dược liệu, 24-30. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
16. Đỗ Thị Thảo, Trịnh Thị Thanh Vân, Nguyễn Quốc Chiến, Nguyễn Văn Hùng, Đỗ Khắc Hiếu (2005), “Nghiên cứu in vitro hoạt tính kháng ung thƣ của cây Bán chi liên”, Tạp chí Dược học, (11): 10-13.
17. Đỗ Thị Thảo, Lã Thị Huyền, Đỗ Khắc Hiếu, Lê Quang Huấn (2007), “Ảnh hƣởng của hoạt chất scutebarbalactone VN tách chiết từ cây Bán chi liên Việt Nam (Scutellaria barbata D. Don) đến hoạt động của gen OCT4”, Tạp chí Di truyền và ứng dụng, (3-4): 21-25.
18. Đỗ Thị Thảo và cộng sự (2009), “Nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt chất SBVN đến hoạt động của gen OCT4 bằng kỹ thuật real-time PCR”, Tạp chí Công nghệ sinh học, 7(4): 411-416.
19. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
21. Đỗ Văn Tuân (2012), “Nghiên cứu cơ sở khoa học góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Tam Đảo”, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Tiếng nước ngoài
22. Dai S.J., L. Shen & Y. Ren (2008), Two new neo-clerodane diterpenoids from Scutellaria barbata. Jour. Integr. Plant. Biol, 50: 699-702.
23. Do Thi Thao et al (2008), “Aromatase inhibitory and cytotoxic activities of chemical constituents from the Vietnamese medicinal plant Ban-chi-lien (Scutellaria barbata D.Don)”, AJSTD, 25(2): 481-487.
24. Heyzon et al (2001), Plant Resources of South-East Asia 12, Medicinal plant. PROSEA. Backhuys Publishers, Leiden.
25. Kim Dong II et al (2005), “Regulation of IGF-I production and proliferation of human leiomyomal smooth muscle cells by Scutellaria barbata D. Don in vitro: isolation of flavonoids of apigenin and luteolon as acting compounds”,
Toxicology and applied phamacology, 205: 213-224.
26. Larcher W (1983), Sinh thái học thực vật. Nxb Đại học & THCN Hà Nội. 27. Lee T. K. et al (2004), “Differential inhibition of Scutellaria barbata D. Don
(Lamiaceae) on HCG-Promoted proliferation of cultured uterine leiomyomal and myometrial smooth muscle cells”, Immunopharmacology and immunotoxicology, 26(3): 329-342.
28. Lihui W. et al (2012), “Scutellaria barbata D. Don Inhibits Tomor Angiogenesis via suppression of Hedgehog Pathway in a Mouse Model of colorectal cancer”, International Journal of Molecular Sciences, 13: 9419- 9430.
29. Wang T. S. et al (2012), “A review of phytochemistry and antitumor activity of a valuable medicinal species”, Scutellaria barbata. Journal of Medicinal Plants Research, 6(26): 4259-4275.
30. Yin X., J. Zhou, C. Jie, D. Xing and Y. Zhang (2004), Anticancer activity and mechanism of Scutellaria barbata extract on human lung cancer cell line A549. Life Sci. 75(18): 2233-2244.
31.Yu J., J.Lei, H. Yu,X. Cai & G. Zou (2004), “Chemical composition and antimicrobial activity of the essential oil of Scutellaria barbata. Phytochemistry”, 65(7): 881-884.