1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình Minh (tt)

26 424 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 610,49 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình MinhHoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình MinhHoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình MinhHoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình MinhHoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình MinhHoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình MinhHoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình MinhHoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình MinhHoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình MinhHoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty nhựa Bình Minh

Trang 1

LẠI HUY CƯỜNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 8.34.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

( Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI – 2019

Trang 2

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN ĐỨC LAI

Phản biện 1: ………

Phản biện 2: ………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Vào lúc: …… ; Ngày … Tháng … Năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với một thị trường toàn cầu như hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều nằm trong một chuỗi cung ứng liên hoàn và có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp để chiếm lĩnh và tồn tại trong chuỗi cung ứng đó Chính vì vậy để thích nghi được trong bối cảnh có nhiều biến động của môi trường kinh doanh, đảm bảo sự phát triển bền vững thì mọi doanh nghiệp đều phải có chiến lược riêng cho tương lai Có thể nói, chiến lược kinh doanh vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng, đem lại thành công cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới nói chung

và Việt Nam nói riêng Việc có được một chiến lược hợp lý sẽ mang lại cho doanh nghiệp một kế hoạch hành động để phát triển và tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện - điện tử, hoá chất, dệt may… nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Ngành Nhựa giai đoạn 2010 – 2016, là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 16% – 18%/năm (chỉ sau ngành viễn thông

và dệt may) sẽ tạo ra nền tảng tốt cho sự phát triển của ngành nhựa Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2025 Sự tăng trưởng đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng lớn

và đặc biệt là vì ngành nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và sản phẩm nhựa được phát huy sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống bao gồm sản phẩm bao bì nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao…Các doanh nghiệp ngành nhựa của Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội lớn để giành lại lợi thế trên sân nhà khi các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực

Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng và từng bước khẳng định vị trí quan

Trang 4

trọng của ngành Nhựa trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp Tại thị trường nước ngoài, sản phẩm nhựa của Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao do công nghệ sản xuất đã tiếp cận với công nghệ hiện đại của thế giới và được thị trường chấp nhận.Thị trường xuất khẩu truyền thống của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ cùng một số nước thuộc khu vực Châu Âu (Đức, Hà Lan ) và ASEAN (Campuchia, Indonesia, Philippine …) hay gần đây, Hàn Quốc đã trở thành một thị trường xuất khẩu lớn mới của các nhà xuất khẩu nhựa Việt Nam Nằm trong bối cảnh chung đó, Nhựa Bình Minh là một trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam về các sản phẩm ống nhựa và phụ kiện ống nhựa các loại phục vụ cho ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng công nghiệp và dân dụng tại Việt Nam… vẫn chưa hoàn toàn có thể lạc quan vì vẫn phải đối đầu với rất nhiều thách thức, nhất là trong thời gian tới khi hàng rào thuế quan dỡ bỏ, sản phẩm nhập khẩu, áp lực lại tăng cao Khó khăn lớn nhất đó

là sự cạnh tranh trong ngành vốn đã gay gắt càng trở nên khốc liệt hơn từ những doanh nghiệp ngoại với tiềm lực tài chính lớn, công nghệ hiện đại, mẫu mã sản phẩm

đa dạng, chất lượng tốt và giá cả phù hợp tiêu biểu như Srithai Superware PLC (Thái Lan), tập đoàn Inataba (Nhật Bản) Nine Dragons Paper (Trung Quốc), tập đoàn Reifenhauser (Đức)…hay những công ty nhựa lớn mạnh trong nước như Nhựa Tiền Phong, Nhựa Minh Thái, Nhựa Đông Á…

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, cơ hội tại thị trường nội địa và xuất khẩu đều rất rộng mở, nhưng dù vươn ra biển lớn hay tìm cơ hội phát triển tại thị trường nội địa thì chỉ có những doanh nghiệp sở hữu công nghệ cao, xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định và hướng đến những giá trị tiêu chuẩn mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, quan trọng hơn cả là có chiến lược sản xuất-kinh doanh chuyên nghiệp mới

đủ sức cạnh tranh và trở thành những doanh nghiệp dẫn đầu Chính vì thế, tôi chọn đề

tài “Hoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Hoàn thiện công tác quản trị và quản trị chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả là

Trang 5

vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều hết sức quan tâm.Vấn đề này không những được các nhà quản lý quan tâm mà còn thu hút rất nhiều tâm huyết của các nhà nghiên cứu Đã có một số nghiên cứu khác nhau về công tác quản trị chiến lược kinh doanh trong cũng như ngoài nước đã được công bố ở các góc độ tiếp cận khác nhau như :

- Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Thứ nhất, Michael Porter (1980), trong tác phẩm tiên phong xuất bản năm

1980 “Chiến lược cạnh tranh” của bộ ba cuốn sách: Chiến lược cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh quốc gia, đã chỉ ra phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo và phân chia lợi nhuận Đặc biệt ông đã giới thiệu ba chiến lược cạnh tranh phổ quát là: chi phí thấp, khác biệt hóa và tập trung, chính điều đó đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc

Trong tác phẩm Lợi thế cạnh tranh (Competitive advantage), Porter đã bổ sung cho tác phẩm tiên phong “Chiến lược cạnh tranh” nói trên Trong cuốn sách này, Michael

E Porter đã nghiên cứu và khám phá những cơ sở cốt lõi của lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh biến chiến lược từ một tầm nhìn mang tính vĩ

mô trở thành một cấu trúc nhất quán của những hoạt động bên trong - một phần quan trọng của tư tưởng kinh doanh quốc tế hiện nay Cấu trúc đó cung cấp những công cụ hữu hiệu để hiểu được ảnh hưởng của chi phí và vị thế tương đối về chi phí của công

ty Chuỗi giá trị của Porter giúp các nhà quản lý phân biệt được những nguồn lực tiềm ẩn của giá trị khách hàng Đó là điều có thể giúp chúng ta đưa ra một mức giá cao, và đó cũng là lý do tại sao sản phẩm hay dịch vụ này lại có thể thay thế cho sản phẩm, dịch vụ khác

Thứ hai, Fred David (2011) trong “Khái luận về quản trị chiến lược” cho rằng: Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định đan chéo nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra Về thực chất, quản trị chiến lược là phương thức, cách thức mà doanh nghiệp

tổ chức triển khai chiến lược, bao gồm: Phân tích tình thế hiện tại; Đánh giá các

Trang 6

quyết định nhằm đưa chiến lược vào triển khai; Đánh giá hiệu quả thực thi; Điều chỉnh hoặc phát triển chiến lược khi cần thiết Quản trị chiến lược bao gồm tất cả các chức năng cơ bản của quản trị như: hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát

Thứ ba, Frederick W.Gluck và cộng sự (1980) trong “Strategic Management for Competitive Advantage” đã đưa ra các so sánh và mô tả tiến trình phát triển của việc lập chiến lược đối với một tổ chức, doanh nghiệp Các tác giả gọi giai đoạn phát triển đầu tiên là lập kế hoạch tài chính sơ đẳng Ở giai đoạn này, mối quan tâm đầu tiên là giải quyết các hạn hẹp về tài chính thông qua việc kiểm tra tác nghiệp chặt chẽ, lập phân bổ ngân sách hàng năm, tập trung chú ý đến các chức năng hoạt động, tài chính v.v

Các công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến khái niệm về chiến lược, về quy trình xây dựng chiến lược của một tổ chức, nội dung cơ bản của một chiến lược, các công cụ giúp phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, quá trình xây dựng các phương án chiến lược, chọn lựa chiến lược phù hợp và cách thức triển khai có hiệu quả, chính xác chiến lược Các nghiên cứu đã cung cấp hệ thống lý thuyết cũng như các tình hưống trong xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tại các doanh nghiệp, là những cơ sở vững chắc về lý thuyết cũng như thực tế cho luận văn này tham khảo trong quá trình thực hiện

- Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

“Báo cáo ngành nhựa Việt Nam” của công ty Chứng Khoán Vietcombank năm

2016 đưa ra 3 vấn đề: Tổng quan ngành nhựa Việt Nam 2016, triển vọng ngành nhựa

2017 và các doanh nghiệp triển vọng Trong báo cáo này, tác giả nhận định ngành nhựa Việt Nam còn khá non trẻ so với các ngành công nghiệp khác nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng trung bình 15-18%/năm Về đánh giá chi tiết cụ thể doanh nghiệp Nhựa Bình Minh, nhóm tác giả cho rằng Nhựa Bình Minh là một trong hai doanh nghiệp dẫn đầu ngành nhựa với nền tảng hoạt động sản xuất kinh doanh vững chắc, hệ thống phân phối rộng khắp và đã xây dựng được một thương hiệu uy tín trong suốt hơn 38 năm hoạt động Trong lịch

sử hoạt động, Nhựa Bình Minh duy trì mức tăng trưởng ổn định, sản lượng tiêu thụ

Trang 7

luôn đảm bảo tốt và chính sách chiết khấu cho đại lý hợp lý cùng với chế độ chăm sóc khách hàng tốt

Trong “Báo cáo phân tích công ty cổ phần Nhựa Bình Minh” của công ty Maritime Securities năm 2016, nhóm tác giả đưa ra những khó khăn của ngành nhựa Việt Nam và tổng quan về công ty Nhựa Bình Minh Hơn nữa, nhóm tác giả cũng so sánh giữa hai doanh nghiệp nhựa có thị phần lớn nhất nước là Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong và các công ty khác trong khu vực để có cái nhìn tốt nhất về vị thế của Nhựa Bình Minh hiện tại, từ đó đưa ra triển vọng phát triển, chiến lược kinh doanh trong ngành của công ty

Việc đề ra chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp là một công đoạn khá quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó Ở Việt Nam chúng ta có thể tìm thấy một số đồ án, luận văn, luận án phân tích về chiến lược kinh doanh nói chung và về ngành nhựa nói riêng của một số tác giả như :

+ Nguyễn Thị Phương Thảo với luận văn thạc sĩ “Chiến lược kinh doanh cho công

ty liên doanh thiết bị viễn thông” chuyên ngành quản trị kinh doanh (Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông- 2011)

+ Dương Đại Lâm với luận văn thạc sĩ “Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Chiến lược Tại Viễn Thông Bắc Giang” chuyên ngành quản trị kinh doanh (Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông- 2012 )

+ Nguyễn Thị Thu Hường với luận văn thạc sĩ “Giải Pháp Hoàn Thiện Công tác Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam” (Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông- 2012 )

Qua quá trính tìm hiểu, tham khảo các đề tài, bài báo có liên quan đến xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp ngành nhựa, tôi thấy rằng đã có nhiều sự dày công nghiên cứu và có mức độ liên quan khác nhau Cho đến nay, chưa có đề tài đi sâu vào nghiên cứu quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ngành nhựa nói chung

và công ty TNHH Nhựa Bình Minh nói riêng Chính vì thế mà việc nghiên cứu đề tài này là điều cần thiết phải thực hiện Đề tài này của tôi là một trong những đề tài tiên phong về công tác quản trị chiến lược kinh doanh dành cho một trong những doanh

Trang 8

nghiệp nhựa lớn nước ta trong gian đoạn 2017 – 2025 Hy vọng đây là một tài liệu cần thiết giúp hoàn thiện công tác quản trị chiến lược cho công ty Nhựa Bình Minh cũng như các công ty ngành nhựa nói chung ở Việt Nam

3 Mục tiêu của luận văn

Hoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đến năm 2025, đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược đã chọn, nhằm giúp công ty đưa ra các lợi thế cạnh tranh và sự ứng biến với môi trường kinh doanh, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
 Các mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hoá cơ sở lí luận, lí thuyết về chiến lược kinh doanh

- Đánh giá môi trường bên trong, môi trường bên ngoài, các điểm mạnh và các điểm yếu của công ty Nhựa Bình Minh

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh cho công ty Nhựa Bình Minh trong giai đoạn 2017-2025

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty từ nay đến 2025

- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến quản trị chiến lược kinh doanh của công ty Nhựa Bình Minh

- Phạm vi nghiên cứu

+ Luận văn tập trung vào nghiên cứu bối cảnh và thực trạng của công ty Nhựa Bình Minh, bên cạnh đó phân tích các yếu tố cạnh tranh trong ngành nhựa để làm căn cứ hoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

+ Các số liệu phục vụ cho đề tài tập trung chủ yếu từ năm 2014 đến 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê,

so sánh, điều tra, khảo sát…

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn kết cấu thành 3 chương :

Trang 9

Chương 1 - Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2 - Thực trạng công tác quản trị chiến lược kinh doanh của công ty

Nhựa Bình Minh

Chương 3 - Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chiến lược kinh doanh

của công ty Nhựa Bình Minh đến năm 2025

KẾT LUẬN

Trang 10

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh

a Khái niệm về chiến lược

Tác giả sử dụng khái niệm chiến lược của Alfred Chandler (2008) “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó” Theo đó nội dung chủ yếu của chiến lược của một tổ chức bao gồm 3 bước cơ bản như sau:

(1) Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức

(2) Đề xuất những phương án để thực hiện mục tiêu

(3) Lựa chọn phương án khả thi, triển khai phương án và phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó

b Khái niệm về chiến lược kinh doanh

Có nhiều cách hiểu khác nhau về chiến lược kinh doanh, nhưng nhìn chung có thể hiểu: chiến lược kinh doanh là hệ thống các mục tiêu dài hạn, các chính sách và biện pháp chủ yếu về sản xuất kinh doanh về tài chính và về giải quyết nhân tố con người nhằm đưa doanh nghiệp phát triển lên một bước mới về chất

1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh

Theo M Porter có 3 loại chiến lược cạnh tranh tổng quát là: chiến lược dẫn đầu nhờ

phí thấp, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung Các chiến lược này được gọi là tổng quát vì tất cả các doanh nghiệp ở mọi ngành đều có thể sử dụng, không kể

là ngành sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ và được hình thành dựa trên lợi thế cạnh tranh và phạm vi cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.3 Đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt tới

Trang 11

trong từng thời kỳ và quán triệt ở mọi mặt, mọi cấp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá kiểm tra, điều chỉnh tình hình thực hiện các mục tiêu đề ra

1.1.4 Vai trò và nội dung của chiến lược kinh doanh

Về vai trò :

Giúp các doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của đơn vị trong tương lai, nhận thức được những thời cơ, cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra, nhằm giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với môi trường đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất

Về nội dung :

Chiến lược kinh doanh của công ty là một quá trình, được tiến hành qua nhiều phương thức tách rời nhau xuất phát từ cơ cấu, hành vi và văn hoá của công ty mà chiến lược được diễn ra

1.2 Quản trị chiến lược

1.2.1 Khái niệm về quản trị chiến lược

Nhìn chung, những định nghĩa chiến lược kinh doanh tuy có sự khác nhau về cách thức diễn đạt nhưng vẫn bao hàm ba nội dung chính sau:

Các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn vươn tới trong dài hạn

Đề ra và chọn lựa các giải pháp hỗ trợ để đạt các mục tiêu

Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó

1.2.2 Các giai đoạn của quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược bao gồm ba giai đoạn: Hình thành chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược

1.2.3 Mô hình quản trị chiến lược

Mô hình chia toàn bộ chu kỳ quản trị chiến lược thành 9 bước cụ thể như sau:

Trang 12

Bước 1: Nghiên cứu triết lí kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài

Bước 3: Phân tích môi trường bên trong

Bước 4: Xét lại mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời kì chiến lược

Bước 5: Quyết định chiến lược kinh doanh

Bước 6 : Tiến hành phân phối các nguồn lực

Bước 7: Xây dựng các chính sách kinh doanh phù hợp

Bước 8: Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch ngắn hạn hơn

Bước 9: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh

1.2.4 Nội dung và vai trò của quản trị chiến lược

Về vai trò :

Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình

Nội dung cơ bản của quản trị chiến lược

- Hoạch định chiến lược

- Thực hiện chiến lược

- Đánh giá hiệu quả chiến lược

1.2.5 Chức năng của quản trị chiến lược

Chức năng quản trị chiến lược được chia thành 5 phần, bao gồm:

Hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm soát

Trang 13

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH 2.1 Tổng quan về công ty Nhựa Bình Minh

2.1.1 Giới thiệu chung

Tên công ty: Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh

Tên tiếng Anh: BINH MINH PLASTICS JOINT-STOCK COMPANY Tên viết tắt: BMPLASCO

Điện thoại: (84-28) 39690973

Địa chỉ trụ sở: 240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, tp Hồ Chí Minh

Website: www.binhminhplastic.com.vn

Giấy chứng nhận ĐKKD: 0301464823 - Đăng kí lần đầu 02/01/2004, đăng kí

thay đổi lần thứ năm 07/10/2013

Qua 40 năm hình thành và phát triển, đến nay Nhựa Bình Minh vẫn được người tiêu dùng đánh giá là doanh nghiệp nhựa hàng đầu và uy tín trong ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành nhựa vật liệu xây dựng nói riêng BMP chuyên cung cấp các loại ống và phụ tùng ống nhựa, các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao cho các ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng và dân dụng, các loại bình xịt sử dụng trong ngành công nghiệp

Với hệ thống máy móc và công nghệ thuộc thế hệ tiên tiến nhất từ các nước Ý, Đức, Áo, Canada được trang bị đồng bộ tại ba nhà máy ở TP HCM, Bình Dương, Hưng Yên; hằng năm, Nhựa Bình Minh có khả năng cung cấp cho thị trường 80.000 tấn sản phẩm Hiện công ty sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với khoảng

100 cửa hàng cấp 1 và 1.300 cửa hàng cấp 2, và hơn 80% cửa hàng kinh doanh ống nhựa trên toàn quốc có kinh doanh sản phẩm của Nhựa Bình Minh

Có được đội ngũ CBCNV được đào tạo chuyên nghiệp cùng hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001, hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001, Nhựa Bình Minh tự hào là đơn vị cung cấp sản phẩm ống nhựa cho nhiều công trình trọng điểm cấp quốc

Ngày đăng: 13/03/2019, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w