Giải pháp hoàn thiện chính sách TGHĐ

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái, luồng vốn vào và chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương (Trang 46)

Dưới tác động của biến động tỷ giá xuất hiện những biểu hiện bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế. Để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh tế, việc chủ động can thiệp của Nhà nước nhằm bình ổn tỷ giá trên thị trường là điều kiện quan trọng. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách TGHĐ ở Việt Nam như sau:

Một là: Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam. Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách kết hợp hài hòa lợi ích giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu s ản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào can thiệp trên thị trường phải có hiệu quả. Lựa chọn phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ.

Nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần, tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các qui định mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại …

Duy trì và sử dụng hợp lý quỹ bình ổn hối đoái. Hoạt động của Quỹ bình ổn hối đoái: NHNN sử dụng nguồn ngoại hối dự trữ để phục vụ cho việc điều hành tỷ giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá xuất phát từ thị trường, tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu, do vậy để giữ tỷ giá ổn định hoặc điều chỉnh tỷ giá theo mục tiêu nào đó, NHNN sẽ điều chỉnh cung hoặc cầu bằng cách bán ngoại tệ ra hoặc mua ngoại tệ vào.

Quy định hạn chế đối tượng mua ngoại tệ: nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định.

Hai là: Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, điều kiện cần thiết để qua đó nhà nước có thể nắm được mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, đồng thời qua đó thực hiện biện pháp can thiệp của nhà nước khi cần thiết. Trước mắt cần có những biện pháp thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị

47

trường ngoại tệ liên ngân hàng, song song đó phải củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó, tạo điều kiện cho NHNN phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông thoáng.

Ba là: Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh TGHĐ Việt Nam. Để đảm bảo cho tỷ giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nên từng bước loại bỏ dần việc qui định khung tỷ giá với biên độ quá chặt của Ngân hàng nhà nước đối với các giao dịch của các NHTM và các giao dịch quốc tế (hiện nay biên độ này là +/- 0.25%). Ngân hàng Nhà nước chỉ điều chỉnh tỷ giá trên các phiên giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng và theo hướng có tăng có giảm để kích thích thị trường luôn sôi động và tránh hiện tượng găm giữ đô la.

Bốn là: Thực hiện chính sách đa ngoại tệ. Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn các ngoại tệ khác, nhưng nếu chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong quan hệ tỷ giá sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng bất lợi. Chúng ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, đó có thể là đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại chiếm tỷ trọng lớn và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ để làm rổ ngoại tệ cơ ví dụ như đồng EURO, yên Nhật vì hiện nay EU, Nhật là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của TGHĐ danh nghĩa, giảm thiểu rủi ro về tỷ giá khi giá USD biến động.

Năm là: Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam, hạn chế hiện tượng đô la hóa nền kinh tế. Nâng cao sức mạnh cho đồng tiền Việt Nam bằng các giải pháp kích thích nền kinh tế như: hiện đại hoá nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, bài trừ tham nhũng, xây dựng chính sách thích hợp để phát triển nông nghiệp, khuyến khích xuất khẩu … Tạo khả năng chuyển đổi từng phần cho đồng tiền Việt Nam: đồng tiền chuyển đổi được sẽ tác động tích cực đến hoạt động thu hút vốn đầu tư, hạn chế tình trạng lưu thông nhiều đồng tiền trong một quốc gia. Việc huy động các nguồn lực trong nền kinh tế trở nên thuận lợi hơn, hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó năng động hơn. Đồng tiền tự do chuyển đổi

48

làm giảm sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào chính sách qu ản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá, giúp cho tốc độ chu chuyển vốn được đẩy mạnh, góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, muốn tạo khả năng chuyển đổi cho VND phải có đủ lượng ngoại tệ dự trữ và nền kinh tế vững mạnh. Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam phải được nhanh chóng cải thiện.

Sáu là: Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao. Sử dụng hiệu quả các công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái như chính sách về thuế quan, hạn ngạch, giá cả, chính sách hối đoái, lãi suất, quỹ bình ổn hối đoái, phá giá, nâng giá…. Chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong khi thực thi chính sách tiền tệ. Vì nó tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng và hỗ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết. Chẳng hạn khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ, dẫn đến nguy cơ tạo ra lạm phát. Để giảm lạm phát người ta tiến hành bán hàng hóa giao dịch trong thị trường mở nội tệ, từ đó làm giảm cung nội tệ và lạm phát do đó cũng giảm theo. Đối với chính sách tài chính tiền tệ, tăng cường sử dụng nguồn vốn trong nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách, phương án tốt nhất để thực hiện bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước là bằng vốn vay trong nước, hạn chế tối đa việc vay nợ nước ngoài.

Bảy là: thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro. Trong bối cảnh tỷ giá nhiều biến động như hiện nay, chúng ta cần phải nhanh chóng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro. Chính phủ đã cho phép các NHTM thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ. Vấn đề là các NHTM và doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp có thu, chi bằng ngoại tệ phải nhanh chóng sử dụng các công cụ này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Tùy theo tình hình cụ thể cùng với các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái mà mỗi quốc gia nên suy nghĩ tính toán, cân nhắc, lựa chọn biện pháp hợp lý cho mình, bên cạnh đó Nhà nước cần kết hợp với các chính sách vĩ mô liên quan đến phát triển kinh tế, thu hút vốn vào, tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, thuế quan…

49

3.2.Giải pháp thu hút à sử dụng luông ốn ào hiệu quả

Trên cơ sở thực trạng luồng vốn vào Việt Nam tuy đa dạng nhưng hiệu quả sử dụng vẫn còn thấp, số lượng chưa tương xứng với tiềm năng; chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn vào Việt Nam như sau: Một là xây dựng lộ trình tự do hóa vốn vào. Cần thực hiện tự do hóa giao dịch vốn dài hạn trước khi tự do hóa giao dịch vốn ngắn hạn, trong đó FDI là bước khởi đầu của tự do hóa giao dịch vốn do nguồn vốn FDI là vốn dài hạn và ít bị tác động trước những biến động về tài chính hơn tín dụng ngân hàng và những nguồn vốn khác, nếu có hiện tượng đào thoát vốn ra nước ngoài thì nguồn vốn FDI cũng không gây ra khủng hoảng tài chính như đầu tư tài chính hoặc vay nợ.

Hai là: Thực hiện chính sách ưu đãi đối với FDI thông qua việc nới lỏng các qui định về chuyển vốn, mua ngoại tệ chuyển về nước, cơ cấu vốn góp. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam đang thực hiện tự do hóa giao dịch vốn một cách có trật tự, bắt đầu từ thu hút FDI và mở cửa ngoại thương, nới lỏng kiểm soát lợi nhuận chuyển ra, và gần đây các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua trái phiếu chính phủ với khối lượng và giá trị không hạn chế, mua 49% cổ phiếu doanh nghiệp và 30% cổ phiếu ngân hàng. Trước năm 2006, nguồn vốn vào chủ yếu là FDI và vay nợ nước ngoài. Từ cuối năm 2006, vốn đầu tư gián tiếp tăng mạnh, nhưng bắt đầu giảm từ đầu năm 2008. Sự có mặt của luồng vốn vào gián tiếp đã gây những tác động đáng kể đến nền kinh tế trong nước từ áp lực tăng giá VND, đến lạm phát, tỷ giá và tính thanh khoản của thị trường và của các ngân hàng thương mại. Luồng vốn vào gián tiếp tăng mạnh trong năm 2007 và chiếm tới trên 50% tổng nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam, là yếu tố thúc đẩy đầu tư, nhưng hiệu quả sử dụng vốn tại Việt Nam thấp nên đã tạo áp lực lạm phát, thâm hụt cán cân vãng lai, tiềm ẩn rủi ro đảo chiều luồng vốn và mất cân bằng đối ngoại.

Về cơ bản, khu vực tài chính của Việt Nam hiện nay còn hạn chế để có thể thực hiện một tài khoản vốn hoàn toàn tự do, vốn tự có tại các TCTD còn thấp và vẫn còn có TCTD chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, chất lượng tài sản và các khoản dự phòng chưa đáp ứng yêu cầu, tính linh hoạt của các tài sản tài chính còn thấp, hệ thống quản lý giám sát còn nhiều bất cập. Do đó đòi hỏi chính sách tỷ giá phải làm sao tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường tài chính trong

50

nước và duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối, đảm bảo cho các luồng vốn chu chuyển phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống tài chính và khả năng giám sát các luồng vốn quốc tế ra vào Việt Nam. Việt Nam đang từng bước mở cửa thị trường vốn trong nước theo phạm vi và trình tự hợp lý, phù hợp dần với thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ba là: Thực hiện mở cửa thị trường vốn đồng thời với cải cách liên tục hệ thống dịch vụ tài chính, cả về cơ cấu tổ chức, trình độ nguồn nhân lực, quan điểm và phương pháp điều hành. Trong đó, cải cách về chính sách điều hành tỉ giá, quản lý ngoại hối và lãi suất có vai trò đặc biệt quan trọng. Tạo lập hạ tầng cơ sở cho thị trường trong nước trước khi tự do hóa các giao dịch vốn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho hoạt động đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu và các công cụ nợ, góp phần giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Việt Nam đang trong quá trình tự do hóa thương mại, dần dần giảm các bảo hộ đối với sản xuất trong nước theo các cam kết quốc tế đã ký. Việc tích cực tham gia các diễn đàn kinh tế, các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng cho thấy Việt Nam đã và đang rất tích cực trong việc tự do hóa dòng vốn. Dòng vốn vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng sau khi gia nhập WTO và dòng vốn vào thị trường Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Nhưng theo nhận định của nhà đầu tư cũng như những chính sách hiện tại của Chính phủ Việt Nam, mức độ tự do hóa dòng vốn còn khá thấp. Việc điều chỉnh tỷ giá tăng mạnh ngang với mức giá mà thị trường tự do kỳ vọng thì sự mất giá lớn tiếp theo của VND sẽ giảm bớt. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ an tâm hơn khi giải ngân đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt sẽ giúp ngăn cản các hoạt động đầu cơ, làm cho tỷ giá sẽ ổn định hơn trong tương lai. Nói cách khác, hành động này của ngân hàng Nhà nước sẽ giúp cho Việt Nam thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai nếu như các ổn định vĩ mô khác được kiểm soát tốt.

51

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

Báo cáo thường niên NHNN:

(http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/apph/bctn?_afrLoop=3023403831785 863&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull %26_afrLoop%3D3023403831785863%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl- state%3D5ju15ql2z_375

N. Gregory Mankiw (2012), Macroeconomics 8th Edition, Worth Pulishers, New

York.

Nguyễn Minh Phương, Đại học Công nghiệp Hà Nội, C í s c tỷ g đố ớ p t

tr ể k tế V t Na g a đoạ ay

(http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/chinh-sach-ty-gia- doi-voi-phat-trien-kinh-te-viet-nam-giai-doan-hien-nay-38930.html, truy cập ngày 06/06/2015).

, truy cập ngày 05/06/2015).

Nguyễn Thị Lâm Anh, Ngô Thị Hằng - Học viện Ngân hàng, Thực trạng thu hút nguồn vố đầu tư g t ếp ước ngoài trên thị trường chứng khoán Vi t Nam.

Nguyễn Thị Mùi, Trường Đào tạo PTNNL VietinBank, Tỷ giá hố đo ở Vi t Nam

hi n nay - những vấ đề đặt ra

(https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/100917.html, truy cập ngày

06/06/2015).

Nguyễn Thị Tuyết Nga (2012), C c g ả p p â g cao a trò của tỷ g ố đo

tro g qu trì ộ ập đố ớ ề k tế tạ V t Na , Luận án Tiến sĩ.

Nguyễn Thị Vũ Hà (2013), " tế t ế g ớ à qua k tế quốc tế”.

Nguyễn Văn Ngọc (2007), Bài giảng kinh tế ĩ ô, NXB. Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Tài chính quốc tế, Tái bản lần thứ 3, NXB.

Thống kê, Hà Nội. Tổng cục thống kê:

52

(http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=706&ItemID=13412, truy cập ngày 05/06/2015).

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu RS-01,

Tỷ giá hố đo V t Nam 2000-2011: Mức độ sai l c à t c độ g đối với xuất khẩu.

53

DANH SÁCH NHÓM 01

STT HỌ ÊN CHỨC D NH

01 Nguyễn Thị Tố Uyên Trưởng nhóm

02 Huỳnh Nhật Thanh Thành viên

03 Lê Minh Đoàn Thành viên

04 Chu Thị Thùy Trang Thành viên

05 Trần Bình Minh Thành viên

06 Võ Thị Hoàng Nhi Thành viên

07 Phan Trần Nguyễn Tuyết Anh Thành viên

08 Chu Thị Tuyết Loan Thành viên

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái, luồng vốn vào và chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)