Giai đoạn từ 2002-2009

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái, luồng vốn vào và chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương (Trang 34)

Ngày 1/6/2002 NHNN thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận đối với VND ở mức 8,5% - 9,5%/năm, tỷ giá thị trường tự do tăng cao so với tỷ giá ở ngân hàng, tình hình ngoại tệ căng thẳng, một số ngân hàng thực hiện hoán đổi sang đồng tiền thứ ba, hợp thức hoá USD cho doanh nghiệp mua ngoại tệ trên thị trường tự do.

+ NHNN nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá, tăng quyền tự chủ cho các NHTM. Từ 1/7/2002 NHNN đã nới lỏng biên độ dao động để ổn định tỷ giá trên thị trường, biên độ giao dịch mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với hầu hết các kỳ hạn giao dịch tăng lên ± 0,25% so với mức ± 0,10% trước đó đối với nghiệp vụ giao ngay; lên ± 0,50% so với mức ± 0,40% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn 30 ngày; lên ± 2,53% so với mức ± 2,5% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn trên 90 ngày. Việc điều chỉnh tăng biên độ đáp ứng yêu cầu của các TCTD cũng như của các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ với ngân hàng, không bị gò bó trong khuôn khổ chật hẹp như trước đây và phù hợp với thông lệ quốc tế.

35

Ngày 13/9/2002 NHHN ra quyết định 958/2002/QĐ-NHNN quy định quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của tổ chức, cá nhân nước ngoài; sửa đổi phương pháp tính và tỷ lệ khống chế trạng thái ngoại hối của các TCTD. Năm 2003, NHNN cho phép các NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ (Option), giảm tỷ lệ kết hối các doanh nghiệp xuống 0%. Các biện pháp trên giúp thu hút ngoại tệ, ổn định tỷ giá đem đến sự thặng dư của cán cân vốn, cán cân tổng thể mặc dù cán cân thương mại thâm hụt.

+ Ngày 8/12/2004 NHNN ban hành quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái của các TCTD có hiệu lực thi hành thay thế những quy định được ban hành từ năm 1998. Nội dung quyết định trên đã mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ; nới lỏng quy định về kiểm soát, cung cấp thêm cho thị trường công cụ phòng ngừa rủi ro Option; làm thị trường ngoại tệ diễn biến linh hoạt và tỷ giá phản ánh cung cầu ngoại tệ đúng đắn hơn. Từ năm 2004 – 2006, USD bị mất giá so với các đồng tiền chủ chốt nhưng vẫn lên giá so với VND gây bất lợi trong nhập khẩu. FED điều chỉnh tăng lãi suất liên tục nên rút ngắn chênh lệch lãi suất USD và VND, góp phần ổn định tỷ giá USD/VND. Ngày 1/6/2006 chính phủ ban hành Pháp lệnh ngoại hối theo hướng tự do hoá các mức lãi suất trong nghiệp vụ Option, không kiểm tra chứng từ giao dịch ngoại tệ, bỏ mức khống chế trần tỷ giá giao dịch kỳ hạn….các quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế theo hướng tự do hoá, giúp Việt Nam tiến sát đến việc gia nhập WTO. Quý III, quý IV/2006 vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán tăng mạnh kéo theo dân chúng cũng chuyển đổi USD thành VND để đầu tư làm tỷ giá bán và tỷ giá mua công bố bằng nhau ở ngân hàng. Ngày 31/12/2006, NHNN ban hành quyết định 2554/QĐ-NHNN nới lỏng biên độ dao động tỷ giá USD/VND từ ±0,25% lên ±0,5%.

+ Tuy nhiên, trong năm 2005 đến 2006, tình hình thế giới bất ổn cùng với việc Mỹ tuyên chiến với các tổ chức và quốc gia có liên quan đến khủng bố và vũ khí hạt nhân làm USD giảm giá so với EUR, JPY nhưng lại tăng giá so với VND đẩy giá vàng tăng kỷ lục gây bất lợi cho xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam với các đối tác thương mại tăng cao, nhưng năm 2004 NHNN công khai duy trì tỷ giá biến động không quá 1% làm ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong điều hành tỷ giá. IMF đã xếp Việt Nam trở lại

36

nhóm các nước có cơ chế cố định truyền thống từ năm 2005.

Đầu năm 2007, trạng thái cung ngoại tệ lớn hơn cầu nên tỷ giá mua bán USD/VND của NHTM luôn ở mức sát sàn. Khủng hoảng tín dụng Mỹ bắt nguồn từ thị trường cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn làm USD mất giá mạnh trên thị trường quốc tế, FED liên tục cắt giảm lãi suất USD, vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối tăng mạnh, tỷ giá USD/VND ổn định, chênh lệch cao giữa lãi suất USD và VND đã khuyến khích dân chúng bán USD gửi VND. Các công cụ của chính sách tiền tệ đã được sử dụng để điều tiết có hiệu quả khối lượng tiền cung ứng, hạn chế sức ép tăng giá VND. Cụ thể:

+ NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở đã trung hoà lượng tiền cung ứng ra cho mục đích mua ngoại tệ, từ 01/03/2007 NHNN bỏ quy định về trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại TCTD phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, đảm bảo ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất. Đầu tháng 8/2007 tỷ giá USD/VND có chiều hướng tăng do Cục dự trữ liên bang Mỹ và NHTW các nước triển khai các biện pháp khôi phục tài chính, nhà đầu tư Mỹ rút vốn về nước để cân đối tài chính; nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu tăng. NHNN bán ngoại tệ can thiệp thị trường, bán cho các NHTM có trạng thái ngoại tệ giảm xuống âm -5% thay vì -10% như trước kia.

+ Điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 2 lần so với năm 2006, hạn chế tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực kém hiệu quả, hạn chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, cho vay chiết khấu trong hạn mức phân bổ, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán nhằm giảm sức ép lạm phát cuối năm.

Từ tháng 9/2007 đến tháng 3/2008 tái diễn tình trạng dư cung ngoại tệ do USD liên tục mất giá, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tăng, vốn ngắn hạn nước ngoài đổ vào VN tăng cao. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất huy động và cho vay VND tăng cao có thời điểm 21%/năm. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, mở rộng biên độ tỷ giá từ ±0,5% lên ±0,75% từ 24/12/2007, điều chỉnh lên ±1% từ 10/3/2008, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn khi bán ngoại tệ vì

37

NHTM không muốn mua. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc, kiểm soát chặt việc cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản; tuy nhiên thông qua công cụ tái cấp vốn NHNN hổ trợ kịp thời cho các TCTD khó khăn về thanh khoản. Điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 7,5%/năm lên 15%/năm. Siết chặt kiểm soát các đại lý thu đổi ngoại tệ, kiểm soát vay ngoại tệ. Đến tháng 10/2008, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 5%/năm, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND từ 11% xuống 3%, hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản cho NHTM. Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối làm giảm dự trữ ngoại tệ.

Sau khi Việt Nam gia nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu với việc chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính sách điều hành tỷ giá đã có những biến động mạnh so với giai đoạn trước. Dòng vốn đổ vào nền kinh tế tăng đột biến trong 2 năm 2007 – 2008 khiến thị trường ngoại hối trở nên dư thừa ngoại tệ ở quy mô lớn, VND đồng tăng giá và tỷ giá ngân hàng thương mại luôn nằm sàn dưới của biên độ cho phép. Tuy nhiên những tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới khiến luồng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đảo chiều từ nửa cuối năm 2008 cộng với sức ép từ lạm phát, nhập siêu gia tăng, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế, yếu tố tâm lý lo ngại về khả năng phá giá đã khiến VND mất giá danh nghĩa, chênh lệch tỷ giá chính thức và tự do tăng vọt, tỷ giá ngân hàng thương mại luôn cận trần biên độ cho phép trong năm 2009.

Bảng 2. 6: Cán cân thanh toán tổng thể giai đoạn 2002 - 2009

38

Hình 2. 1: Diễn biến cán cân tổng thể và các thành phần chính (2002 – 2009)

Nguồn: NHNN, Tổng cục thống kê

NHNN đã phải gia tăng liên tục tỷ giá chính thức và nới lỏng biên độ giao dịch cho phép lên 0,75% (từ 23/12/2007 đến 09/03/2008), 1% (từ 10/03/2008 đến 25/06/2008), 2% (từ 26/06/2008 đến 05/11/2008), 3% (từ 06/11/2008 đến 23/03/2009) và 5% (từ 24/03/2009 đến 25/11/2009). Với sức ép mạnh mẽ lên VND, NHNN buộc phải chính thức điều chỉnh 5,4% vào ngày 26/11/2009 – tỷ lệ điều chỉnh cao nhất trong 1 ngày trong vòng 10 năm.

Hình 2. 2: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 - 2009

39

2.7.Giai đoạn 2010– 2011: Chế độ tỷ giá neo ới biên độ được điều chỉnh

Diễn biến tỷ giá tiếp tục phức tạp trong năm 2010 bất chấp những lần tăng tỷ giá chính thức ở mức độ cao vào đầu năm và tháng 8, hàng loạt các biện pháp hành chính như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên các tài khoản nước ngoài của các NHTM và các TCTD, đóng cửa các sàn vàng và tăng lãi suất.

Hình 2. 3: Tỷ giá chính thức USD/VND và tỷ giá thị trường tự do theo ngày giai đoạn 2009 – 2011.

Nguồn: NHNN

Một số nguyên nhân cơ bản của tình trạng nói trên là do: (i) nhập siêu vẫn ở mức cao; (ii) tín dụng ngoại tệ tăng mạnh để tránh lãi suất tiền đồng tăng cao khiến cầu ngoại tệ tăng cao khi các khoản vay ngoại tệ (thường là ngắn hạn) đến hạn; (iii) biến động thị trường vàng, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tăng cao dẫn đến các hoạt động buôn lậu vàng và đầu cơ, gây sức ép lớn đến thị trường ngoại hối. Trước những bất ổn kinh tế vĩ mô căng thẳng, Chính phủ ra Nghị quyết 11/NQ-CP mới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, theo đó, NHNN điều chỉnh đã điều chỉnh tiền VND ở mức cao nhất trong lịch sử (9,3%), đồng thời giảm biến độ xuống còn 1%. Tỷ giá đã ổn định trở lại, trong khi chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức đã giảm mạnh từ cuối tháng 04/2011. NHNN mua lại được lượng ngoại tệ lớn và gia tăng dự trữ ngoại hối (từ tháng 04 đến tháng 07/2011 đã mua vào được gần 7 tỷ USD).

40

2.8.Chế độ tỷ giá giai đoạn 2012 đến nay: Cơ chế tỷ giá neo cố định

Tiếp nối diễn biến từ nửa cuối năm 2011, giai đoạn 2012 – 2013 chứng kiến sự ổn định của tỷ giá, cả trên thị trường chính thức và thị trường tự do. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được giữ cố định ở mức 20.828 VND/USD trong suốt một thời gian dài (từ đầu năm 2012) trước khi được điều chỉnh nhẹ lên 21.036 VND/USD từ cuối tháng 06/2013, trong khi đó biên độ giao dịch giữ nguyên ở mức 1% từ đầu tháng 02/2011.

Hình 2. 4: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2012

Nguồn: NHNN

Hình 2. 5: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2013

45

kinh tế..., điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ. NHHN cho rằng: Thực tế trong năm 2014, mặc dù thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động, tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước diễn biến khá ổn định, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 1%, thị trường hoạt động thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân được hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối.

Cùng đó, nhà điều hành chính sách tỷ giá nhấn mạnh thêm: “Đây chính là kết quả của việc Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, ngoại hối cùng với cam kết của Ngân hàng Nhà nước về việc tiếp tục duy t ổn định tỷ giá trong năm 2014, góp phần củng cố niềm tin vào đồng Việt Nam”. Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, sau hơn 6 tháng duy trì tỷ giá bình quân liên ngân hàng ổn định ở mức 21.246 VND/USD, việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm chủ động dẫn dắt thị trường, phù hợp với diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ.

Đợt điều chỉnh thứ 2 trong năm 2015 vào ngày 07/05/2015, tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng điều chỉnh tăng 1%, từ mức 21.458 VND/USD lên mức 21.673 VND/USD. Với lần điều chỉnh này, NHNN đã sử dụng hết mức 2% như định hướng trước đó.

Qua phân tích về diễn biến của tỷ giá hối đoái và mối quan hệ của nó với các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như xuất – nhập khẩu, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài…, tỷ giá có tác động lớn và là một trong những công cụ chính sách tiền tệ để NHNN can thiệp vào giữ ổn định nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ giá và quy định biên độ dao động thể hiện tính chủ động của chính sách can thiệp mà NHNN sử dụng trong sự phối hợp với chính sách tài khóa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế. Theo khía cạnh khác, xét riêng về luồng vốn vào Việt Nam, NHNN luôn có can thiệp bằng “quyền lực” của mình tác động đến cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Khi đó, ta nhận thấy tỷ giá có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài; tuy nhiên ảnh hưởng ngược lại của luồng vốn vào trở nên “mờ nhạt” hơn, phụ thuộc vào định hướng chính sách trong từng thời điểm khác nhau.

46

CHƯƠNG 3: GIẢI HÁ N ĐỊNH TỶ GIÁ VÀ THU HÚT LU NG

V N IỆ N

3.1.Giải pháp hoàn thiện chính sách TGHĐ

Dưới tác động của biến động tỷ giá xuất hiện những biểu hiện bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế. Để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh tế, việc chủ động can thiệp của Nhà nước nhằm bình ổn tỷ giá trên thị trường là điều kiện quan trọng. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách TGHĐ ở Việt Nam như sau:

Một là: Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam. Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách kết hợp hài hòa lợi ích giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu s ản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào can thiệp trên thị trường phải có hiệu quả. Lựa chọn phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ.

Nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần, tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các qui định mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái, luồng vốn vào và chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)