1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những phẩm chất nhân cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay

227 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 27,74 MB

Nội dung

Khái niệm, vị trí, quyền hạn và nghĩa vụ của Thẩm phán Trong điều 1 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND 2002, đã quy định: 'Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy địnli của pháp luậ

Trang 2

T R Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C LUẬT HÀ N Ộ I

NHỮNG PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH CỦA

NGƯỜI THẨM PHÁN TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÒNG DỌC _ T0 f q

HÀ NỘI, NÃM 2003

Trang 3

Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 5

MỤC LỤC

2 Những vấn đề lý luận về nhân cách và phẩm chất nhân cách 31

3 Một số vấn đề về chức năng, quyyền hạn và nghĩa vụ của Thẩm phán 49

theo qui định của pháp luật hiện hành

6 Đặc điểm tâm lý của hoạt động xét xử và ảnh hưởng của một số yếu 85

tố tâm lý đến kết quả của hoạt động xét xử nói chung và việc ra bản

án, quyết định nói riêng

7 Phong cách giao tiếp của Thẩm phán trong hoạt động xét xử 102

9 Thực trạng nhận thức về vị trí của các phẩm chất nhân cách thẩm 127

phán trong giai đoạn hiên nay

10 Thực trạng biểu hiện về các phẩm chất nhân cách thẩm phán trong 152

giai đoạn hiện nay

Trang 6

T ổ THUẬT KỄT ỌUẢ NGHIẾN cứu ĐỂ TRI

P H Á N T R O N G G IA I Đ O Ạ N H IỆ N N A Y

1 PHẨN M Ở ĐẨU

l.l.T ín h cấp thiết của đề tài

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN Một trong những yêu cầu cấp bách của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là đổi mới hệ thống tư pháp nói chung, đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án các cấp nói riêng Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định : “Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt cíộniị của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cân bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không đ ể xảy ra các trường họp oan sai'’ và : “ sắp xếp lại hệ thống TAND, phân định h(Ịp lý thẩm quyền của Ttìà án các cấp Tăng cường đội ngũ Thấm phán và Hội thẩm nhân dân cả về sô' lượng và chất lượng” Nhìn trong tổng thể hộ thống tư

pháp, đội ngũ thẩm phán có vị trí quan trọng - là người đại diện cho Nhà nước bảo vệ

sự công băng xã hội cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hựp pl)úp của con người Hoại động của họ có ảnh hưởng lớn tới tính công minh của pháp luật, uy tín và nền công lý của một quốc gia, đồng thời góp phần giáo dục công dân có ý thức pháp luật Vậy mà lìiện nay khi nhận định về đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, đội ngũ thẩm phán nói riêng, Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị “Về mộl số nhiệm vụ

trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” nêu rõ : “Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa lĩáp ỨHỊ> dược yêu cầu của tình hình hiện nay Dội Híịũ cán bộ tư pháp cỏn thiếu về s ố lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phấn tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản tĩnh, sa sút về đạo đức”.

Bên cạnh đó xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ chính trị của Đáng và Nhà nước, trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi hơn lúc nào hết công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ phải được chú trọng Chính vì vậy việc khảo sát đánh giá đúng thực trạng về phẩm chất nhân cách người thẩm phán là một yêu cầu cấp bách và cần thiết không chỉ

có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn

Trang 7

Xuất phát từ lý do trên chúng tôi chọn đề tài : “ Những phẩm chất nhấn cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay”.

1.2 Tinh hình nghiên cứu.

Qua hơn 10 năm kể từ khi đất nước đổi mới, việc nghicn cứu đổi mới tổ chức và hoat động của TAND đã được tiến hành Bộ tư pháp có đề tài từ năm 1987 - 1990, TAND Tối cao cũng tổ chức nghiên cứu về quá trình phát triển TA ở Việt Nam Dự án cải cách tư pháp ở Việt Nam do Canada và Bộ Tư pháp hợp tác nghiên cứu đã có những kết quả nhất định Gần đây đề tài cấp Bộ : “Quy chế T h ản phán” ( từ 3/1999 đến 3/2000) đã nghiên cứu một số vấn đề như : tiêu chuẩn đạo đức nghề Thẩm phán,

cơ chế pháp lý bảo đảm cho Thẩm phán hoạt động có hiệu quả

Việc nghiên cứu nhân cách của người thẩm phán đã được một số tác giả đề cập

ở một vài khía cạnh như TS Nguyễn Đình Lộc Irong bài giảng cho học viên lớp đào tạo nguồn Thẩm phán đã viết về “Những yêu cầu về đạo đức và thẩm mỹ đối với người thẩm phán”, hay tác giả Nguyễn Văn Hiển trong đề tài khoa học cấp Bộ “Quy chế thẩm phán” đã viết về “Phẩm chất đạo đức của người thẩm phán” trong đó các tác giá đã đề cập đến những nét đạo đức cụ thổ của người thẩm phán như: lương tâm nghề nghiệp, tính nhân đạo, bản lĩnh nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm

Trong giáo trình tâm lý học tư pháp do Đặng Thanh Nga (Chủ biên) cũng

đã nêu những phẩm chất tâm lý của Thẩm phán như: ý thức và tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động , ý thức pháp luật XHCN, khả năng thiết lập mối quan hệ tâm lý với những người tiến hành lố tụng và với những người tham gia tô' tụng Tuy nhiên, nghiên cứu hoạt động cũng như đặc điểm tâm lý - nhân cách của Thẩm phán dưới góc độ Tâm lý học còn chưa được đề cập tới Việc nghiên cứu đó bao gồm rất nhiều vấn đề như : nghiên cứu xu hướng nhân cách của Thẩm phán, nghiên cứu các phẩm chất và năng lực cần có ở người Thẩm phán Vì vậy chúng tôi chọn vấn đề những phẩm chất nhcìn cách của người thẩm phán trong giai đoạn hiện nay làm đề tài nghiên cứu

1.3 Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu, điều tra thực trạng về phẩm chất nhân cách của người thẩm phán đang công tác tại các TAND, từ đó đưa ra hệ thống các phẩm chất nhân cách cần thiết của người thắm phán, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử ở các TAND và chất lượng công tác đào tạo nguồn Thẩin phán hiện nay

Trang 8

ỈA Nội dung nghiên cứu.

- Làm rõ khái niệm nhân cách, phẩm chất nhân cách; khái niệm, vị trí, quyền hạn và nghĩa vụ của Thẩm phán

- Phân tích những đặc điểm đặc thù về hoạt động của Toà án nói chung và của Thẩm phán nói riêng

- Phân tích các phẩm chất nhân cách cơ bản của Thẩm phán trang giai đoạn hiện nay

- Khảo sát thực trạng về phẩm chất nhân cách của Thẩm phán đang công tác ở TAND các địa phương Từ đó đưa ra hệ thống các phẩm chất nhân cách cần thiết của Thẩm phán, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử ở các TAND và chất lượng công tác đào tạo nguồn Thẩm phán hiện nay

1.5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

Thẩm phấn; 66 Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó chánh toà; 200 Thư ký ở

TAND (quận, huyện, thành phố, tỉnh) trên các địa phương:

Miền Bắc gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc

Miền Trung bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Khánh Hoà

Miền Nam bao gồm: An Giang, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh

+ 200 học viên lớp đào tạo nguồn thẩm phán, khoá 5, trường Đào tạo các chức danh iư pháp

+ 60 Luậl sư, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dủn, Giáo viên lrường Đại học Luật

và trường Đio tạo các chức danh tư pháp

1.5.2 Dối tượng nghiên cứu : Những phẩm chất nhân cách của Thẩm

phán TAND địa phương

1.6 NỈIU cầu kinh tế xã hội, địa chỉ áp dụng

Kết qiổ nghiên cứu của đề tài này có ý nghĩa sau :

- Đón* góp cơ sở lý luận tâm lý học cho một lĩnh vực trong hoạt động của các

cơ quan tư Ịháp, từ đó góp phần bổ xung kiến ihírc lý luận trong giang dạy và đào tạo siiih viên, họ: viên các lóp cử nhân luật và lớp đào tạo nguồn thẩm phán

Trang 9

- Góp phần bồi dưỡng, nâng cao những phẩm chất nhân cách cơ bản ở người thẩm phán tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt công tác của mình.

1.7 Giả thuyết khoa học.

Dựa vào lý thuyết hoạt động, những lý luận về nhân cách, cấu trúc của nhân cách, trên cơ sở phân tích những đặc điểm đặc thù về hoạt động xét xử của Thẩm phán, chúng tôi có thể phát hiện và giả thiết rằng: Trong hoại động xét xử, Thẩm phán cán phải có 6 nhóm phẩm chất nhân cách sau:

1.8 Phạm vi nghiên cứu.

Với đề tài này, chúng tôi chỉ có điều kiện nghiên cứu những Thẩm phán đang công tác tại các TAND địa phương như đã nêu trong phần khách thể nghiên cứu, mà không có điều kiện nghiên cứu phẩm chất nhân cách của Thẩm phán ở TANDTC và

TA quân sự các cấp

1.9 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tồi sử dụng các phươg pháp sau đây :

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Đây là phương pháp chính của đề tài

- Phương pháp thống kê toán học Bằng phương pháp thống kê SPSS (phẩn mền chuyên dụng, xử lý phân tích số liệu thống kê dành cho khoa học

xã h ộ i) chúng tôi tiến hành xử lý những kết quả thu được để tìm ra những chỉ

số cđn thiết phục vụ cho việc nghiên cứu

Trang 10

2 PHẨN NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu một số phẩm chất nhân cách

cơ bản của ngưòi thẩm phán.

2.1.1 Lý luận về nhân cách và phẩm chất nhân cách.

2.1.1.1 Lý luận về nhân cách

*Qiian điểm của các nhà tâm lý học Phương Tây.

Trên thế giới, vấn đề nhân cách đã được nghiên cứu từ rất lâu Năm 1900,

w Stern đã xuất bản tác phẩm “Bàn vé tâm lý học những khác biệt cá nhân” Sau w Stem, có rất nhiều các nhà tâm lý học đã bàn đến khái niệm nhân cách Họ đã

cố găng tìm xem cái gì đã gán đời sống tâm hồn của con người thành một khối, cái gì

đã tạo nên sự thống nhất của nhân cách con người

Tâm lý học phương Tây hiện đại đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về nhân cách như: Thuyết Phân Tâm Học của s Freud, thuyết siêu đẳng và bù trừ của A.Adler thuyết đặc trưng của G.Allpoit, thuyết nhu cầu tâm lý của H.Murray, thuyết tương tác

xã hội của G.H Mead, thuyết cái tôi của C.Rozers, thuyết trường tâm lý của K.Lewin, thuyết chạy trốn lự do của E.Fromm

Qua nghiên cứu chúng tôi Ihấy tồn tại một số khuynh hướng sau đây về nhân cách:

K huynh hướng sinh vật hoá nhàn cách: Thuyết Phân Tâm Học của s Freud

(1856- 1939)

K huynh hướng xã hội hoá nhãn cách: Thuyết siêu đẳng và bù trừ của

Alfred Adler (1870- 1937) ,Thuyết đặc trưng của Gordon W illard Allporl (1897- 1967), Thuyết lo lắng của Karen Horney (1885 - 1952), Thuyết phát huy bản ngã của Abraham M aslow (1908 - 1970),Thuyết cái tôi của Carl Rogers (1902 - 1987), Thuyết nhu cẩu tâm lý của Henry Murray, Thuyết tương tác

xã hội của G.H.Mead, Thuyết liên cá nhân của Robert Sears

Các quan niệm về nhíin cách trong lâm lý học phương Tủy rất đa dạng, phong phú Các quan niộm này có những yếu lố tích cực nhất định n h ư :

+Xu hướng ngày càng phủ định nguyện nhân sinh vật của sự thù địch giữa nhân cách và xã hội, nhấn mạnh những nhu cẩu “nhân văn” của con người

+ Sự cố gắng, chứng minh khả năng phái triển không ngừng của nhân cách

+ Phát hiện những hiện tượng, nhũng sự kiện phong phú trong đời sống tâm lý thực của con người (động cơ vô thức, sự dồn nén, cơ chế tự vệ, sự đồng nhất hoá, sự

bù trừ, vai trò của hoạt động giao tiếp , sự chuyển hoá hoạt động, tính trọn vẹn của nhốn cách, tính có một không hai của nhân cách)

Trang 11

+ Chú ý tới tính chất đặc trưng và tính chất cơ động của nhân cách

Tuy nhiên các quan điểm này có những hạn chếnhất định Đó là :

+ Hiểu nhân cách nếu không phải là hiện tượng thứ nhất đối với xã hội thì trongmọi trường hợp cũng xem nó như là một thực thể tồn tại song song với xã hội Kếtquả nhân cách không tránh khỏi bị nhân chủng hoá và tâm lý hoá

+ Nhiều lý thuyết về nhân cách giải thích các quan hệ xã hội như là những quan

hệ liên nhân cách thuần tuý có tính chất cá nhân của con người (điểu này thể hiện rõ Irong thuyết “tương tác xã hội” hay thuyết “liên nhân cách”)

+ Cắt nghĩa hành vi xã hội của con người bằng những Ihuộc tính đóng kín trong mình của nhân cách hoặc của môi trường, phủ nhận những quy luật phát triển thực tế của xã h ộ i, của các nhóm xã hội, của nhân cách

Hiện nay mặc dù có sự hạn chế nhất định trong quan niệm về mối quan hệ giữa bản chất cá nhân với xã hội về ý thức hệ, niềm tin các nhà tâm lý học phương Tây

đã chú ý nhiều hơn tới khía cạnh nhân văn, tới việc xem xét lại bản chất nhiều khái niệm liên quan đến nhân cách, đi sâu nghiên cứu nhân cách ở góc độ thường ngày Các lý thuyết nhân cách trong tâm lý học phương Tây với những thông tin đa dạng và phong phú đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cách nhìn bao quát và khá cụ thể

I

về víứi đế này Nhưng chỉ dựa trên học thuyết Mác- xít vé ván đề nhân cách và các tư

tưởng tâm lý học hiện đại thì mới có được một cách giải quyết thực sự khoa học về

vấn đề này

* Quan điểm của các nhà tâm lý học Xô viết.

Cắc nhà tâm lý học Liên Xô khi nghiên cứu về nhân cách dựa trên ba nguyên

tác : nguồn gốc triết học Mác - Lê Nin, tâm lý học và giáo dục học Họ xem xét nhân cách trong mối quan hộ qua lại giữa cá nhíin và môi trường Nhân cách không phải là con người mang nhũng thuộc tính tâm lý đơn giản và càng không phải là cá nhân mang những nét riêng biệt của nó Nhân cách được xem xét như một chủ thể có ý thức, mang những đặc điểm tủm lý tổng hoà các mối quan hệ mà Irong đó con người sống và hoạt động Có các khuynh hướng chủ yếu sau đây:

- Khuynh hướng sinh - tâm lý

- Khuynh hướng tiếp cận triết học

- Khuynh hướng nghiên cứu nhân cách nhằm định hướng giáo dục

Các quan niệm trên đều cho rằng : Chỉ có thể nói đến con người như là

m ột nhãn cách bắt đầu từ một thời kỳ nào đó trong quá trình phát triển của nó Nói cách khác, không phải mọi cá thể người, với cá tính của mình đều là nhân

Trang 12

cách cả Nhân cách không phải được sinh ra mà là được hình thành, phát triển trong hoạt động xã hội của con người Hoạt động của cá nhân mới là con người quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của

nó Hoạt động để lại dấu ấn của mình lên chính bán thân con người Nhân cách không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành trong hoạt động Nhân cách là những đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân nói lên giá trị xã hội của con người và nó điều khiển hành vi của con người khi quan hệ với người khác

và xã hội.

* Vấn đề nhân cách qua các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.

Kế thừa nền tâm lý học Xô Viết các tác giả Việt Nam như GS.VS Phạm Minh Hạc, GS.TS Bùi Văn Huệ, PGS Trần Trọng Thuỷ, GS.TS Nguyễn Quang uẩn, PGS.TS Đỗ Long, PGS.TS Lê Đức Phúc, PGS.TS Nguyễn Ngọc Bích đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của nhân cách trong các công trình nghiên cứu của mình và trong các giáo trình tâm lý học được giảng dạy trong các trường Đại học

Về khái niệm nhân cách có nhiều ý kiến khác nhau, tó i mỗi tác giả khi đưa ra khái niệm nhân cách đã nhìn nhận, nghiên cứu nhân cách ở những góc độ khác nhau.Như vậy nhân cách là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp, nhiều mặt và nhiều góc độ khác nhau Do đó, hiện nay người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về

nhân cách Có những dịnh nghĩa thu hẹp khái niệm nhân cách, có những định nghĩa

mở rộng khái niệm nhân cách Mỗi định nghĩa của mỗi tác giả nêu ra đều dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó

Như vậy, khi bàn về khái niệm nhân cách chúng ta thấy nó rất phức tạp, đa dạng Nhưng chúng tôi sử dụng khái niệm nhân cách do GS.VS Phạm Minh Hạc nêu làm khái niệm công cụ để nghiên cứu đề tài này , khi nói về nhân cách tác giả cho

Trang 13

của người, sự vật, hiện tượng” và “phẩm chất: Giá trị và tính chất tốt đẹp của con người hay vật gì”.

Phẩm chất nhân cách là những đặc điểm tâm lý biểu hiện về mặt đạo đức, trí tuệ, năng lực của con người Nó qui định hành vi, cách ứng xử có ý nghĩa

xã hội của người đó trong những tình huống khác nhau

Các nhà tâm lý học (kể cả các nhà tâm lý học phương Tây và tâm lý học Mác - xít) đều cho rằng : Nhân cách của con người được cấu tạo từ những thành tố cấu trúc nhất định Chẳng hạn như :

Quan niệm thứ nhất coi nhân cách bao gồm ba lĩnh vực cơ bản : Nhận thức (bao

gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ), rung cảm ( tình cảm và thái độ) và ý chí ( phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen) (PG S TS Phạm Hoàng Gia)

Quan niệm thứ hai coi nhân cách bao gồm bốn tiểu cấu trúc : Xu hướng ( thế

giới quan , lý tưởng, hứng thú, tâm thế ), kinh nghiệm ( tri thức, kỹ năng kỹ xảo, thói quen), đặc điểm của của các quá trình tâm lý (các phẩm chất trí tuệ, ý chí, đặc điểm của cảm xúc, tình cảm), các thuộc tính sinh học quan trọng (khí chất, giới tính, lứa tuổi, các đặc điểm bệnh lý ) (K.K Platonov)

Quan niệm thứ ba cho rằng nhân cách có nhiều tầng : Tầng nổi, sáng tỏ (bao

gồm ý thức và ý thức nhóm) và tầng “sâu”, tối tăm (bao gồm tiềm thức và vô thức).(Thuyết phân tâm học của SPreud)

Quan niệm thứ tư coi nhân cách bao gồm bốn thuộc tính phức hợp của nhcìn

cách là xu hướng, tính cách, năng lực và khí chất (A.G.Kovalcv)

Quan niệm thứ năm xem nhân cách con người bao gồm bốn khối hay bốn

bộ phận Xu hướng của nhân cách, những khả năng của nhân cách, phong cách hành vi của nhân cách, hệ thống điều khiển của nhân cách (GS.VS Phạm

M inh Hạc, PGS Trần Trọng Thuỷ)

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về nhân cách người cán bộ đã thể hiện quan điểm của mình trong một loạt các tác phẩm nổi tiếng như: “Đường cách mệnh”; “Sửa đổi lề lối làm việc”

Để giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân, Hồ Chí Minh đã đề

cộp đến nhân cách Người n ó i: "Muốn giữ vững nhân cách tránh khói hủ hoá thì luôn luôn phải thực hành bốn chữ : Cần - Kiệm - Liêm - Chính Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức không đối lập với năng lực v ề mối quan hệ giữa tài

và đức Người nói: “Có tài mả không có đức là vỏ dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng k h ó ” “ Con người có đức mà không cố tài khác nào như ông bụt

Trang 14

ngồi trong chùa khônq giúp ích được cho a i” Tóm lại, tư tưởng xây dựng con người,

giải phóng con người về mặt phẩm chất nhân cách cũng như tài năng trí tuệ là một bộ phận quan trọng của tir tưởng nhân văn Hồ Chí Minh

Như vậy, nhân cách là sự thống nhất giữa mặt đức và tài v ề thực chất việc đánh giá con người là nói về mặt phẩm chất, phẩm giá trong đó đã bao hàm mặt năng lực của con người Có thể kể ra đây một số các phẩm chất saụ :

+ Phẩm chất chính trị, tư tưởng : lý tưởng, lập trường, niềm tin, thế giới quan + Phẩm chất đạo đức, tác phong : các thái độ đối với xã hội, đối với người khác

và thái độ đối với bản thân, tính khí, lối sống, tính nết, ihói quen, đạo đức

+ Phẩm chấ ý chí: Tính kỷ luật, tính kỷ luật, tính tự chủ, Ưnh quả quyết, ưnh phê phán.+ Các năng lực và sở trường, năng khiếu

Trong đề tài này, chúng tôi xem nhân cách của người cán bộ được hiểu là toàn

bộ các thuộc tính tâm lý biểu thị những đặc Irưng chung của người cán bộ và cấu trúc nhân cách được xem ở hai mặt “đức” và “tài”, bao gồm các nhóm phẩm c h ấ t:

+ Nhóm phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người khác

2.1.2 Phẩm chất nhân cách của người thẩm phán

2.1.2.1 Khái niệm, vị trí, quyền hạn và nghĩa vụ của Thẩm phán

Trong điều 1 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND (2002), đã quy định:

'Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy địnli của pháp luật đ ể làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án

Mà theo quy định tại Điều 1 Luật tổ chức TAND thì ‘Toà án xét xử nhũng vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật”

Theo quy định tại điều 37 Luật tổ chức TAND và điều 5 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND (2002) về tiêu chuẩn một người có thể trở thành Thẩm

phán, đó là : "Công dân Việt Nam trung thành với T ổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chếXHCN, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử theo

Trang 15

quy định của pháp lệnh này, cố sức khoẻ, bảo đâm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì cô thể được tuyển chọn vả bổ nhiệm làm Thẩm phán ”

Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5, có trình độ

cử nhân Luật, có đủ thời gian làm công tác pháp luật (4 năm trở lên đối với Thẩm phán cấp huyện, 5 năm đối với cấp tỉnh, 8 năm đối với cấp tối cao), có năng lực xét xử các vụ án thuộc Ihẩm quyền của TA các cấp tương ứng, thì có thể đựợc tuyển chọn và

bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND huyện, tỉnh (tương đương), tối cao (Điều 20,21,22,23 - Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND 2002)

Theo quy định của những văn bản này thì Thẩm phán có quyền và những nghĩa

* Nghĩa vụ:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp và pháp Ịuật Điều này có nghĩa

là “Đối với quan toà (Thẩm phán) không có cấp trên nào ngoài pháp luật”

+ ‘Thẩm phán, hội thẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiện vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ iheo tính

Trang 16

chất, mức độ sai phạm và hậu quá mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự ” (Điều 5 - Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND)

+ Vẵn đề này còn được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999,lheo điều 295 thì

“ Thẩm phán , Hội thẩm nhân dân nào cố ý ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm; phạm tội gày hậu qua nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm”

Theo Điều 279, 281, 284 thì Thẩm phán có thể bị truy tố về các tội phạm liên quan đến chức vụ quyền hạn của mình nh tội nhận hối lộ, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc làm dụng quyền trong khi thi hành công vụ, tội giả mạo trong công tác + “Thẩm phán, Hội thẩm phải giữ bí mật công tác theo quy định của pháp luật” (Điều 6 - Pháp lệnh Thẩm phánvà Hội thẩm TAND)

+ ‘Thẩm phán làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án” (Điều 9 - Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND)

+ “Thẩm phán không được tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật” (Điều 11 - Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND).+ “Thẩm phán phải từ chối nhiệm vụ hoặc bị thay đổi nếu có căn cứ cho thấy có thể không vô t trong khi làm nhiệm vụ đó” (Điều 12 - Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND)

Vãh đề này được cụ thể hoá trong Điều 28 và 30 Bộ Luật Tố tụng hình sự, Điều

17 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Điều 18 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

Tuy nhiên pháp luật hiện hành của chúng ta còn thiếu nhiều chế định pháp lý nhằm đảm bảo cho Thẩm phán được độc iập những chế định này được quy định trong

“Các nguyên tắc cơ bản của độc lập xét xử đối với các cơ quan toà án trong việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm” do Hội nghị lần thứ 7 của Liên Hợp Quốc tổ chức tại thành phố Milan (Italia) từ ngày 26/8 đến 6/9/1985 ( xem chuyên đề “Một số vấn đề

về chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của Thẩm phán theo quy định của pháp luật hiộn hành”)

Qua việc phân tích khái niệm, quyền và nghĩa vụ cơ bản của Thẩm phán chúng

ta thấy rằng Thẩm phán là nhân vật trung tâm của Toà án, của hoạt động xét xử nhân danh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Với trọng trách như vậy, Thẩm phán được xã hội coi như một nghề- nghề thẩm phán với những đặc thù nghề nghiệp riêng

Trang 17

2.1.22 Đặc điểm đặc thù trong hoạt dộng xét x ử của Thẩm phán.

Thứ nhất, Lau động của Thẩm phán lả lao dộng trí não, dầy khó khăn, phức tạp đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội, của công dân.

Khác với những lao động khác, lao động của Thẩm phán là lao động đặc thù r.ghĩa là trên cơ sở các quy định của pháp luật Thẩm phán có nhiệm vụ xem xét các tinh tiết của vụ án, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, vấn đề định khung và áp dụng vào từng trường hợp cụ thể áp dụng ở đây không phải là cứng nhắc mà là một quá trình

tư duy vất vả và phải huy động tổng thể của những hiểu biết không chỉ về pháp luật

mà còn về cuộc sống xã hội

Hoạt động xét xử của Thẩm phán phải chịu những áp lực, áp lực từ phía các phẩn tử tội phạm, áp lực từ phía xã hội, công luận Vì xã hội luôn luôn giám sát hoạt đỏng của Tòa án Không phải ngẫu nhiên mà trong Điều 131 Hiến pháp 1992 và Điều

7 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 1992 đã ghi nhận nguyên tắc Tòa án xét xử cóng khai Nguyên tắc “việc xét xử của Tòa án có Hội thẩm nhân dân (hoặc Hội thẩm quân nhân) tham gia” được ghi nhận từ năm 1946 đến nay trong các Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án của nước ta năm 1960,1981,1992,2002

T hứ hai, Hoạt động của Thẩm phán gắn liền với việc áp dụng các biện pháp ciârig c h ế liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức.

Nói đến chức năng của Nhà nước ta là đề câp đến phương diện hoạt động chủ yêu của bộ máy nhà nước mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau Còn chức năng của các cơ quan nhà nước là nhũng phương dkn hoạt động chủ yếu của các cơ quan đó nhằm góp phẩn thực hiện chức năng chung của nhà nước Đối với Tòa án nhân dân có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng xéi xử đó là chức năng chính, chủ yếu của Tòa án nhân dân

Điều 127 Hiến pháp 1992, Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 đã quv định ‘T òa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân

sự /à các Tòa án khác do luật định là cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ ngỉĩa Việt Nam” Chỉ Tòa án mới có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôr nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật

Xét xử là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấp côn? nhân và nhân dân lao động nói chung Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là phiơng pháp cơ bản đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chính và thống nhâ, pháp chế xã hội chủ nghĩa được giữ vững Hoạt động xét xử nhằm bảo vệ chế độ

Trang 18

xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế - chính trị, xã hội, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, quyền và các lợi ích hợp pháp của công dân.

Hoạt động xét xử có thể dẫn đến chỗ công dân, pháp nhân, các tổ chức đưực hưởng các quyền và lợi ích hoặc gánh chịu các nghĩa vụ nhất định

Thứ ba, Thẩm phán hoạt động theo một trình tự pháp lý chặt ch ẽ được quy định trong pháp luật tô'tụng.

Trong hoạt động xét xử của Tòa án, Thẩm phán là nhân vật trung tâm Thẩm phán phải chịu trách nhiệm về các phán quyết của mình Các phán quyết (bản án, quyết định) của Thẩm phán nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là kết quả cuối cùng hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử

Các phán quyết của Thẩm phán có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức Cho nên hoạt động xét xử của Toà án có tính tổ chức rất chặt chẽ Toà án khi xét xử một vụ việc cụ thể phải tuân theo những trình tự, thủ tục luật định một cách nghiêm ngặt, không được tuỳ tiện bỏ qua một thủ tục nào Nếu vi phạm nghiêm trọng những quy định của pháp luật tố tụng thì Quyết định của Toà án

sẽ bị kháng cáo hoặc kháng nghị và sẽ bị Tòa án cấp trên xem xét lại theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm để cải, sửa hoặc hủy Đây chính là điểm đặc thù của hoạt động xét xử của Thẩm phán so với các nghề khác

Thứ tư, Khi xét xử, Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước đ ể ra bản án, quyết định.

Bản án, quyết định của Tòa án do Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước để

tuyên đối vói bị cáo và các đương sự khác Bán án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã

hội và mọi công dân tôn trọng

Bởi tính hiệu lực cao của bản án và quyết định của cơ quan Tòa án như vậy cho nên pháp luật tố tụng quy định việc sửa đổi, hủy bỏ các văn bản đó không phải như những văn bản hành chính đơn thuần mà phải thông qua trình tự tố tụng nghiêm ngặt bằng thủ tục kháng cáo hoặc kháng nghị

2.1.23 Phẩm chất nhàn cách của Thẩm phán

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nhân cách và phẩm chất nhàn cách của người cán bộ nói chung cũng như nghiên cứu những đặc điểm đặc thù hoạt động của Thẩm phán, chúng tôi cho rằng nhân cách của người thẩm phán được hiểu là toàn bộ các thuộc tính tâm lý biểu thị những đặc điểm đặc thù và cấu trúc nhân cách của họ đươc thể hiện ở hai mặt : “đức” và ‘tài Để có thể

Trang 19

cấu trúc nhân cách của họ được thể hiện ở hai mặt : “đức” và ‘tài Để có thể lìm hiểu, phát hiện và xây dựng được các nhóm phẩm chất nhân cách của Thẩm phán chúng tôi tiến hành các công việc sau:

+ Khảo sát hoại động thực tiễn của Toà án nói chung và của Thẩm phán nói riêng

+ T ra o đ ổ i VỚI c á c đ ồ n g c h í c á n b ộ q u ả n lý T o à án; c á c đ ồ n g c h í c á n b ộ

lãnh đạo Toà án như Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó chánh toà Ngoài ra chúng tôi còn gặp gỡ, trao đổi với các đồng chí Thẩm phán có tham niên công tác lâu năm trong nghề

+ Tỉến hành phát phiếu phỏng vấn để mở, hỏi về những phẩm chất nhân cách nổi bật của Thẩm phán trong hoạt động xét xử

Trên cơ sở đó chúng tôi tổng kết, phát hiện và giả thiết trong hoạt động xét xử Thẩm phán có thể xuất hiện những nhóm phẩm chất nhân cách cơ bản sau đây:

* Phẩm chất chính trị - tư tưởng.

Đây là phẩm chất nhân cách cần có đối với những người làm công tác xét

xử Thẩm phán là cán bộ của Đảng, được Đảng và nhân dân tin yêu giao cho

trọng trách là người “cầm cân nảy mực ”, là người đem lại sự công bằng cho

xã hội Do đó, Thẩm phán phải có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng cũng như phải có thế giới quan của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Nghề thẩm phán là một nghề đặc thù nên đòi hỏi người thẩm phán phải thể hiện sự giác ngộ chính trị cao, thấu hiểu sâu sắc các mục đích nhiệm vụ, chức trách dược giao phó Thẩm phán phải tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp đổi mới của Đảng Đồng thời còn thể hiện ở lòng yêu Tổ quốc, trung thành với Nhà nước XHCN Việt Nam, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhàn dân, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, kiên quyết bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế XHCN Một người không thể thi hành pháp luật trong cuộc sống, không thể đem lại sự công bằng cho xã hội khi chính người đó không tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Vì lẽ đó, Thẩm phán phải là người có lập Irường cách mạng vững chắc, kiên định với đường lối chính sách mà Đảng đã

đề r.i nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xél xử, chống hiện tượng “máy móc, pháp lý đơn thuần, vỗ chính tr ị ” trong quá trình giải quyết các vụ án.

* Phẩm chất đạo đức.

Do đặc điểm, yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp nên người thẩm phán phải có những phẩm chất cơ bản như công bằng, vô tư, khách quan, tính trung thực tinh thẩn trách nhiệm, lương tâm và tính nhân đạo

Trang 20

Công bằng, vô tư và khách quan là những yếu tố hiện thân của Toà án Nghĩa là khi xét xử, Thẩm phán phải làm theo lẽ phải, không thiên lệch về bên nào Tất cả các đương sự, bị cáo không phân biệt thành phần xuất thân, địa vị

xã hội, điều kiện kinh tế, dân tộc đều được Thẩm phán xem xét như nhau Các hành vi, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ được Thẩm phán xét xử căn

cứ theo qui định của pháp luật

Trong các hoạt động xã hội, một trong những yêu cầu cần thiết đối với mỗi người nói chung và đối với người thẩm phán nói riêng là phải có phẩm chất trung thực Đức tính trung thực giúp cho người thẩm phán xây dựng lòng tin, tinh thần kiên quyết và tự chủ, sự thanh thản của lương tâm

Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt đối với những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ, sinh mạng của con người Lương tâm nghề nghiệp của mỗi thẩm phán là yếu tố nội tâm tạo cho họ khả năng tự đánh giá hành vi của m ình về

m ặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh hành vi của mình

Tính nhân đạo của người thẩm phán xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo XHCN Nhưng nó không đồng nghĩa với việc không xử hoặc xử nhẹ người phạm tội, m à cần phải xét xử m ột cách công bằng, tội đến đâu thì trách nhiộm hình sự phải chịu đến đó Ngoài ra, tính nhân đạo của người thẩm phán còn thể hiên thông qua viộc họ biết đấu tranh với điều ác, bảo vệ điều thiện

Như vậy, tính công bằng, vô tư, khách quan, lương tâm, tinh thần trách nhiệm cũng như phẩm chất trung thực luôn luôn hoà qúyộn vào nhau tạo nên phẩm chất đạo đức của người thẩm phán, đồng thời giúp họ đưa ra phán quyết đúng pháp luật

* Phẩm chất chuyên môn.

Lao động của Thẩm phán là lao động đầy khó khăn, phức tạp và đặt dưới

sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội, của công dân Do đó, mỗi Thẩm phán phải có kiến thức chuyên môn giỏi, có trình độ nghiệp vụ vững vàng Người

thẩm phán không thể ra bản án thấu tình đạt lý khiến cho các bên “tâm phục khẩu p h ụ c ” khi m à thiếu kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ.

Ngoài việc phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, người thẩm phán cần phải có những hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực khoa học khác như

xã hội học, tâm lý học

Trang 21

* Phẩm chất ỷ chí.

Trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng thì xét xử là hoạt động mang tính quyết định Mỗi phán quyết của Toà án đều có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ, thậm chí cả tính mạng của con người, ảnh hưởng đến tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật Do vậy, ngoài những phẩm chất đạo đức, chuyên môn, người thẩm phán cần phải có những phẩm chất ý chí như: Tính độc lập, tự chủ, tinh thần trách nhiệm

Tính độc lập của Thẩm phán khi xét xử được hiểu là năng lực đưa ra các phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở chứng cứ có trong hồ sơ và được xem xét tại phiên toà mà không chịu ảnh hưởng của một ai Vấn đề này được qui định tại Điều 130 Hiến pháp 1992; Điều 5 Luật tổ chức TAND và Điều 4 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND

Tính tự chủ là khả năng người thẩm phán làm chủ bản thân, duy trì được

sự kiểm soát đầy đủ đối với hành vi của mình, tránh được những tác động có tính chất xung động, xúc động (các biểu hiện thái quá, nóng nảy, giận dữ, cục cằn )

Tất cả những phẩm chất ý chí nói trên là một thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng và hỗ trợ lãn nhau Những phẩm chất ý chí đó chỉ c6 thể được hình thành và phát triển ở những Thẩm phán có tính tư tin, thái

độ cương quyết, tinh thần độc lập, không bị chi phối bởi những suy nghĩ lệch lạc hoặc nhũng tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân khi đưa ra nhũng phán quvci

*Phẩm chất về năng lực tổ chức hoạt động xét xử.

Hoạt động xét xử là hoạt động phức tạp, khó khăn với sự tham gia của nhiều người Vì vậy, Thẩm phán (với tư cách chủ toạ phiên toà) phải có năng lực tổ chức phiên toà, duy trì kỷ luật phiên toà Năng lực tổ chức hoạt động xét

xử của Thẩm phán thể hiện ở tư duy tổ chức phiên toà, sự hiểu biết và đánh giá đúng khả năng của các thành viên trong Hội đồng xét xử, cũng như sự thành thạo trong việc điều khiển phiên toà

Đối tượng tổ chức của Thẩm phán là các thành viên của Hội đồng xét xử, Thư ký phiên toà, ngoài ra cả các Kiểm sát viên, Luật sư Vì vậy, sự hiểu biết

và đánh giá đúng khả năng của từng người với những địa vị pháp lý khác nhau của họ irong quá trình điêù khiển phiên toà là yêu cầu cần thiết đối với người thẩm phán Trên cơ sở đó, Thẩm phán có Ihể chủ động điều khiển phiên toà nhằm tạD nên sự thống nhất giữa các thành viên trong hội xét xử, thiết lập mối

Trang 22

quan hệ đúng đắn giữa các bên tham gia tranh luận, đồng thời bảo đảm không khí nghiêm túc và duy trì được kỷ luật phiên toà.

*Phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến hanh tố tụng khác và những người tham gia tố tụng.

Hoạt động xét xử là hình thức giao tiếp tâm lý nhiều chiều diễn ra giữa các thành viên trong Hội đồng xét xử với các bên tham gia phiên toà, với bị cáo và các đương sự khác Trong đó, Thẩm phán- chủ tọa phiên toà luôn giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, phối hợp, điều khiển giao tiếp Do đó, Thẩm phán phải có khả năng thuyết phục cao trong quan hệ giao tiếp xét xử, như khả năng tiếp xúc thiết lập quan hệ, khả năng điều khiển quá trình giao tiếp, biết cân bằng nhu cầu , linh hoạt và mềm dẻo trong giao tiếp

K hả năng điều khiển quá trình giao tiếp tại phiên toà của Thẩm phán thể hiện ở sự làm chủ trạng thái tình cảm của bản thân, làm chủ các phương tiện giao tiếp ( ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) M ặt khác, để có khả năng thuyết phục cao trong giao tiếp, Thẩm phán phải biết biểu hiện sự chú ý lắng nghe, có thái

độ kiên trì và khách quan đối với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng

Như vậy, để đáp ứng các yêu cầu của hoạt động xét xử, Thẩm phán phải kết hợp hài hoà các phẩm chất nhân cách trên, Các phẩm chất nhân cách này luôn gắn bó, bổ sung cho nhau tạo nên nền tảng của nhân cách của người thẩm phán Những phẩm chất nhân cách của họ không phải là cái vốn có, cái bẩm sinh, mà nó được hình thành, phát triển và hoàn thiện trong quá trình sống và hoạt động xét xử

chung và việc ra bản án, quyết định của toà án nói riêng.

* Tác động của nhu cầu, động cơ, mục đích đến kết quả hoạt động xét xử.

Trong hoạt động xét xử các yếu tố như nhu cầu, động cơ, mục đích có ảnh

Ihưảig đến các biện pháp xét xử, kết quả hoạt động xét xử

Người thẩm phán có nhu cầu, động cơ, mục đích hoạt động đúng đắn thường tìm dược các biện pháp xét xử phù hợp và dẫn đến việc đưa ra được quyết định, bản

án đúng người, đúng việc, đúng pháp luật

Tóm lại các yếu tố nhu cầu, động cơ, mục đích hoạt động xét xử có liên quan chặt chẽ với nhau, có ảnh hưởng đến những quyết định, bản án của toà án Tác động của các yếu tố đó có thể theo hướng thúc đẩy hoặc ln m t]® m |^ ^ ệ Ịĩ^ ^ Q ỊĨĩc ự c hoặc

Trang 23

tiêu cực) Vấn đề quan trọng bậc nhất ở đây là thẩm phán có nhu cầu động cơ xét xử

phục vụ lợi ích Xí hội, bảo bệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân thì những

phán quyết của họ sẽ là những phán quyết đúng người đúng việc, đúng pháp luật; được mọi người tám phục, khẩu phục

* Ả n h hưởng của nhận thức, thái độ, niềm tin đến hoạt động và kết quả hoạt động xé* xử.

Nn n thức của người thẩm phán có ảnh hưởng trực tiếp đến những nhận xét, đánh giá, quyết định của thẩm phán trong quá trình xét x ử

Người thẩm phán có trình độ nhận thức cao, có hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực Ihoạt động xã hội, các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án,

(CÓ kinh nghiệm xét xử phong phú thường có những quyết định có căn cứ, hợp lô gíc,

(đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn Họ có thể giải quyết linh hoạt các tình huống,

Thái độ của thẩm phán đối với một vụ án, đối với nghề thẩm phán có tác động mạnh mẽ đêh kết quả hoại đông xét xử một vụ án nói riêng và hoạt động xét xử nói chung.Một trong những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hoạt động xét xử nói chung và việc ra bản án quyết định nói riêng đó là niềm tin nội tâm Cũng giống như các phẩm chất tâm lý khác tác động của niềm tin đến những phán quyết, hành động của thẩm phán có thể theo hai hướng tích cực và tiêu cực, Nếu niềm tin nội tâm của thẩm phán được xây dựng có căn cứ thực tiễn và khoa học thì sẽ tạo cảm giác tự tin, ý chí quyết tâm hành động cho cá nhân thẩm phán khi ra những quyết định, bản án để giải quyếl

vụ án Ngược lại nếu bản thân thẩm phán chưa tin tưởng vào trình độ, năng lực của nnình dễ có biểu hiện giao động, a dua theo ý kiến của người khác, dễ bị ám thị, thiếu quyết đoán ưong khi giải quyết những tình huống cụ thể

* Ả n h hưởng của các phẩm chất ý chí đến những nhận định, phán quyết của ngưòỉ thẩm phán trong quá trình xét xử.

Ý chí là mặt năng động của ý thức thể hiện ỏ việc ra mục đích và có những nỗ lực khắc phục những khó khăn nhằm đạt được mục đích đã đề ra trong quá trình hành động Để hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó là người cầm cân, nảy mực tại phiên toà thẩm phán phải thể hiện những cố gắng, nỗ lực ý chí

để vượt qua những khó khăn, trở ngại khách quan và chủ quan trong quá trình ra bản

án, quyết định về vụ án Thông qua hoạt động xét xử các phẩm chất ý chí của thẩm

Trang 24

* Ả nh hưởng của tính cách đến nhũng phán quyết của Thẩm phán trong xét xử.

Tính cách có vai U'ò quan trọng đối với hoạt động và kêl quả hoạt động của cánhàn Trong hoạt động xét xử của Thẩm phán- người dại diện công lý, người đóng vai trò quyết định địa vị pháp lý của công dân- vai trò của tính cách cá nhân là cực kỳ quan trọng

Tóm lại, hoạt đỗng xét xử của Thẩm phán là một hoạt động phức tạp Kết quả của nó phụ thuộc không chỉ vào các yếu tố khách quan như tính đầy đủ của hồ sơ, tài liệu về vụ án; thái độ thiện chí, tích cực của nhũng người làm chứng, người bị hại; trật

tự lại phiên t oà mà vào cả những yếu tố tâm lí chủ quan ở người thẩm phán như

nhu cầu, động cơ, mục đích, nhận thức, thái độ, niềm tin, ý chí, các nét tính cách .Vì

vậ\, bên cạnh việc không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình, Thẩm phán còn chú ý rèn luyện, hoàn thiện mình để đáp úng nhũng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với nhân cách người thẩm phán

2.1.4 Một vài nét về phong cách giao tiếp của Thẩm phán trong hoạt động xét xử.

* Khái niệm vê phong cách giao tiếp của Thẩm phán:

Phong cách giao tiếp của Thẩm phán là toàn bộ hệ thống những phương pháp thủ thuật tiếp nhận, phản ứng, hành động tương đối bền vững, ổn định của Thẩm phán với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng để nhằm giải quyết vụ án đúng người, đúng việc, đúng pháp luật

* Phân loại phong cách giao tiếp của Thẩm phán.

Theo chúng tôi phong cách giao tiếp của người thẩm phán thường thể hiện ở 3 dạng sau:

Thứ nhất: Phong cách dân chủ thể hiện ở người thẩm phán trong quá trình tiếp

xúc với nhũng người tiến hành tố tụng khác họ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến, quai điểm của những người cùng làm việc

Trong quá trình giải quyết vụ án, khi tiếp xúc với đương sự của vụ án Thẩm phán chú ý đến đặc điểm tâm lý riêng của tùng đối tượng, lắng nghe ý kiến của họ; tôn trọng họ Những đề nghị hay ý kiến của họ được thẩm phán chú ý lắng nghe và có

sự giải thích rõ ràng Phong cách dân chủ tạo cho những người tiến hành tố tụng khác hoại động một cách độc lập, sáng tạo và có trách nhiệm

Tuy nhiên phong cách này chỉ có thể hình Ihành ở nhũng Thẩm phán có trình độ cliuỵên môn, có khả năng quản lý và có bản lĩnh cao Mặt khác phong cách dân chủ cũng được Thẩm phán sử dụng một cách linh hoạt tuỳ theo tìmg tình huống, tuỳ theo

Trang 25

tùng đối tượng mà có trường hợp Thẩm phán sử dụng phong cách độc đoán lại có hiệu quả hơn nhiều.

Thứ hai: Phong cách độc đoán trong giao tiếp thể hiện ở người thẩm phán trong

quá trình điều khiển phiên toà cũng như giải quyết vụ án chủ yêú dùng mệnh lệnh hành chính

T h ả n p h á n s ử d ụ n g p h o n g c á c h g i a o tiếp n à y th ư ờ n g k h ô n g c h ú ý đ ế n n h ũ n g đặc điểm tâm lý riêng của đối tượng khi tiếp xúc cho nên nhiều khi họ đưa ra những ứng xử chưa phù hợp nên không đem lại hiệu quả cho công việc

Tuy nhiên phong cách này vãn phát huy hiệu quả trong những trường hợp nhất định, ơiẳng hạn: trong trường hợp cần bắt người hay khám xét nhà khẩn cấp; hoặc trong trường hợp có một số người cố tình gây mất trật tự phiên toà thì Thẩm phán có thể sử dụng phong cách này

Thứ ba: Phong cách tự do trong giao tiếp thể hiện ở người thẩm phán dễ dàng

thay đổi thái độ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ ứng xử trong những tình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau

Nghiên cứu biểu hiện của phong cách giao tiếp của Thẩm phán trong các giai đoạn của hoạt động xét xử chúng tôi thấy để đảm bảo cho việc xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật và đưa ra được bản án đúng người, đúng việc, đúng pháp ỉuật thì đòi hổi người ihẩm phán phải tạo ra được phong cách giao tiếp mềm dẻo, cơ động tuỳ Iheo tìmg tình huống, tuỳ theo từng đối tượng- đó là kiểu phong cách giao tiếp có hiệu quả nhất

Trong thực tiễn hoạt động xét xử chúng tôi cho rằng để đảm đương được trong trách mà đảng và nhà nước giao cho là người “cầm cân nảy mực” tại phiên toà Thẩm phán sử dụng phong cách dân chủ là phong cách mang lại hiệu quả cao nhất Văh đề này thể hiện trong các giai đoạn như xét hỏi (thẩm vấn), tranh luận, nghị án và tuyên án

* N hững yêu cầu vê phong cách giao tiếp của Thẩm phán.

Người thẩm phán trong hoạt động nghề nghiệp phải tạo ra cho mình phong cách

dưa ra cách ứng xử phù hợp - đó là kiểu phong cách giao tiếp có hiệu quả nhất

Tuy nhiên để xây đựng cho mình một phong cách úng xử phù hợp thì trong quá trình giao tiếp người thẩm phán phải đảm bảo một số yêu cầu sau :

- Trong giao tiếp Thẩm phán phải thể hiện sự công bằng, vô tư, khách quan Sự công bàng, vô tư, khách quan phải thể hiện trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động với những người tố tụng khác và nhất là với những người tham gia tố tụng

Trang 26

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ của người thẩm phán được biểu hiện cả ở nội dung và hình thức vì thế yêu cầu về ngôn ngữ của thẩm phán là phải sâu sắc về nội dung, giản dị về hình thức.

- Tư thế tác phong của thẩm phán phải thể hiện sự iỊghiêm túc, đúng mực, đàng hoàng, chững chạc; trang phục phải chỉnh tề bởi vì họ là người thay mặt toà án nơi họ công tác và toà án lại nhân danh nhà nước để tuyên một bản án, quyết định

- Ngoài ra Nhà nước và các cơ quan có th ả n quyền cần chú ý tạo điều kiện về

cơ sở vật chãt cho Toà án các cấp để đảm bảo cho Toà án tính uy nghiêm cần thiết của nó

2.2 Thực trạng nhận thức về phẩm chất nhân cách của Thẩm phán.

của Thẩm phán.

Qua nghiên điểu tra thực trạng về phẩm chất nhân cách của Thẩm phán, chúng

tôi thấy ý kiến của các khách thể có sự thôhg nhất, đều cho rằng: trong hoạt động xét

x ử , Thẩm phán cần phải có 6 nhóm phẩm chất nhân cách sau:

và Tài của Thẩm phán để đáp ứng ngày càng cao của nhiệm vụ xét xử (xem

m ô hình tổng quan các phẩm chất nhân cách của Thẩm phán ở phụ lục 1)

Tliy nhiên qua nghiên cứu chúng tôi thấy các khách thể đều đánh giá rất Ihấp vị trí của nhóm phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng (có điểm trung bình thấp hơn nhóm phẩm chất chính trị - tư tưởng là 5 lần: 5.41 so với 1.09) Đãy là điều phải quan tâm, vì hoạt động xét xử của Thẩm phán là hoạt động giao tiếp nhiều chiều, rất đa

Trang 27

dạng, phức tạp có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân Do đó, Thẩm phán phải có khả năng thuyết phục cao trong giao tiếp xét xử, nếu không quan tàm đúng mức đến lĩnh vực này Thẩm phán sẽ gặp phải những thất bại nhất định trong xét xử.

So sánh ý kiến các nhóm khách thể được nghiên cứu chúng tôi thấy tổng hợp các ý kiến đánh giá về vị trí các nhóm phẩm chất nhân cách của Thẩm phán thì:

- Ý kiến của Thẩm phán và Chánh án, Plió cliánh án, Chánh toà, Phố chánh ttìà

là không có sự khác biệt một cách cố ỷ nghĩa Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế,

bởi vì các đồng chí Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó chánh toà trước hết đều

là Thẩm phán, nhưng được cấp ưên bổ nhiệm làm công tác quản lý hành chính ở Toà

án đó, ngoài công việc quản lý ra, họ vẫn tham gia vào công tác xét xử Do đó ý kiến đánh giá về vị trí các nhóm phẩm chất của Thẩm phán của hai loại khách thể này như nhau là phù hợp

- Ỷ kiến đánh giá của Thẩm phán và Thư kỷ về vị trí của nhóm phẩm chất chính trị tư tưởng và nhóm phẩm chất chuyên môn là cố sự khác biệt một cách có ỷ nghĩa

Điều này có thể lý giải được, bởi do vị trí và công việc đám nhiệm của Thẩm phán và Thư ký là khác nhau Thẩm phán là người được giao những trọng trách quan trọng

Irong Toà án đó là quản lý, điều hành công việc và trực tiếp tham gia xét xử VI vậy,

hơn ai hết họ là người phải luôn luôn cập nhật và nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Thư ký là người giúp việc cho Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó chánh toà, Thẩm phán, chịu sự hướng dãn của Thẩm phán và sự phân công của Chánh án, họ không phải là người trực tiếp tham gia xét xử nên họ quan tâm tới mặt chuyên môn nhiều hơn nhằm đáp ứng và giải quyết, hoàn thành các nhiệm vụ, công việc hết sức cụ thể trong hoạt động xét xử do Thẩm phán giao phó Cũng chính

vì lý do này mà Thư ký đánh giá cao nhóm phẩm chất chuyên môn so với ý kiến đánh giá của Thẩm phán (XCĨK= 4.58 > XC1P=4.4), còn về nhóm phẩm chất chính trị tư tưởng thì họ đánh giá thấp hon so với Thẩm phán(XATK= 5.24 < XATp=5.51)

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy yếu tố giới tính cũng như khu vực (địa lý) không ảnh hưởng đến những đánh giá của Thẩm phán về vị trí của các nhóm phẩm chất nhân cách.

2 2 2 Thực trạng nhận thức về các phẩm cliất nhân cách cần có đối vói Thẩm phán.

Khi xét riêng từng nhóm phẩm chất thì thấy rằng có sự khác nhau về điểm trung binh và sự xếp thứ bậc đối với các phẩm chất:

Trang 28

+ Các phẩm chất nhân cách của Thẩm phán được các khách thể nghiên cứu đánh giá cao về mức độ cần thiết trong 6 nhóm phẩm chất đó

là: “Trưng thành tuyệt đối với Nhà nước XIIC N Việt N a m ”; “sôhg'và làm việc theo pháp luật “có trình độ hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng

và Nhà nước”; “công bằng, khách quan, vô tư và trung thực trong xét x ử ”;

“có tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động xét x ử ”; “không tham nhũng,

có lối sống văn hoá, lành mạnh ”; ‘có hiểu biết sâu sắc về chuyên môn nghiệp

v ụ ”; “không ngừng tự cập nhật các kiến thức mới về pháp lu ậ t”; “không lìiịừng học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ “độc lập trong xét

x ử ”; "tự tin khi đưa ra những quyết đ ịn h ”; “dám nghĩ, dám làm dám chịu trách nhiệm ” ; “chủ động diều khiển trình tự phiên toà theo k ế h o ạ ch ”; ,ÊCÓ khả năng lập k ế hoạch hoạt động xét xử một cách khoa h ọ c ”; ‘có năng lực pliối hợp với các thành viên trong hội đồng xét xứ d ể thẩm vấn các (lương s ự ”;

“năng động và sáng tạo trong việc tổ chức hoạt dộng xét x ử ”; “ tác phong đàng hoàng đĩnh đạc, tự tin và chỉnh tề trang phục trong xét x ử ”; “chú ý nghe bài phát biểu của kiểm sát viên và luật sư đ ể đưa ra nliững phán quyết đúng người, đúng việc, đúng pháp lu ậ t”; “khả năng diễn đạt lưu loát, sử dụng từ ngữ chuẩn mực, d ễ hiểu và có tính thuyết phục cao trong xét x ử ”.

+ M ột số phẩm ch ất n h â n cách của T h ẩm p h án được các k h ách th ể

nghiên cứu đ á n h giá thấp vê mức độ cần thiết trong 6 nhóm phẩm chất

đó là: “Nhạy bén với tình hình chính trị x ã h ộ i”; “tôn trọng và làm việc tlieo

c h ế độ tập trung dân c h ủ ”; “yêu quí con người, bao dung, độ lượng”; “hiểu biết tâm lý của những người tiến hành tố tụng khác và đặc biệt là của những người tham gia tố tụng”; “có khả năng đưa ra những quyết định cứng rắn, kịp thời trong xét x ử ”; “ năng lực dự báo và định hướng hoạt động xét x ử ”\ “ cư

xứ t ế nhị, lịch sự, tôn trọng, có niềm tin đúng mức đối với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụ n g ”;

Nói chung các phẩm chất nhân cách cơ bản nói trên cán có ở Thẩm phán theo quan niệm của các khách thể được khảo sát là hoàn toàn đúng đắn, khách quan phù hợp với Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND, Luật tổ chức TAND năm 2002 cũng như yêu cầu của Nghị Quyết 08 - NQ/TW của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gia tới Mặc dù một số phẩm chất nhân cách được các khách thể đánh giá cao nhưng chưa ngang tầm với vai trò của những phẩm chất đó đối với hoạt dộng xét xử

Trang 29

của Thẩm phán Điều này cho thấy có thể đây là những hạn chế trong quan niệm về nhân cách của Thẩm phán Do đó cần tiếp tục bồi dưỡng nhận thức để

có qjan niệm toàn diện hơn về các phẩm chất nhân cách của Thẩm phán nhằm đáp ứng với yêu cầu cao của hoạt động xét xử trong thời gian tới

Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn 66 khách thể bao gồm: Kiểm sát viên, Luật

sư, Hội thẩm nhân dân, Giáo viên của trường Đại học Luật Hà Nội và trường Đào tạo các chức danh tư pháp Sau khi tổng kết tất cả các ý kiến đánh giá của các khách thể được phỏng vâh về những phản chất nhân cách cần có của Thẩm phán hiện nay, chúng tôi Ihu dược kết quả: Tất cả các khách thể này đều cho rằng Thẩm phán phải

có đầy đủ 6 nhóm phẩm chất: Nhóm phẩm chất chính trị- tư tưởng; Nhóm phẩm chất đạo đức; Nhóm phẩm chất chuyên môn; Nhóm phẩm chất ý chí; Nhóm phẩm chất về năng lực tổ chức hoạt động xét xử; Nhộm phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan

hệ với nhũng người tiên hành tố tụng và những người tham gia tố tụng

Cả 6 nhóm phẩm chất này đều có vai trò quan trọng nhưng nhũng phẩm chất hàng đầu phải là những phẩm chất chính tri- tư tưởng, kế đến là những phẩm chất đạo đức, sau đó là nhũng phẩm chất chuyên môn, tiếp theo là những phẩm chất ý chí, những phẩm chất về năng lực tổ chức hoạt động xét xử và sau đó mới đến những phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng

Khi hỏi về những phẩm chất nhân cách cơ bản nhất cẩn có của Thẩm phán, các khách thể đểu cho rằng: Thẩm phán phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; có hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; là người thật sự công bằng, khách quan vô tư, trung thực, có tinh thần trách nhiệm; có hiểu biêt sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ; có tính độc lập, tự chủ, dám làm dám chịu; có phong cách làm việc khoa học dân chủ; biết tổ chức hoạt động xét

xử một cách sáng tạo; có khả năng giao tiếp

2.3 Thực trạng biểu hiện về phẩm chất nhân cách của Thẩm phán.

Qua nghiên cứu thực trạng biểu hiện về phẩm chất nhân cách của Thẩm phán chúng tôi Ihấy: Trong 6 nhóm phẩm chất nhân cách được nghiên cứu, thì nhóm phẩm chất chính trị - tư tưởng được đánh giá cao nhất, nhóm phẩm chất đạo đức xếp thứ hai, nhóm phẩm chất ý chí xếp thứ ba, nhóm phẩm chất về năng lực tổ chức hoạt động xét xử xếp thứ tư Hai nhóm được đánh giá thấp hơn cả là nhóm phẩm chất chuyên môn xếp thứ năm và nhóm phẩm chất liên

Trang 30

quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng xếp thứ sáu Qua đây có thể thấy rằng: Đội ngũ Thẩm phán hiện nay có phẩm chất chính trị- tư tưởng, đạo đức khá tốt, nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp cũng như khả năng tổ chức hoại động xét xử còn nhiều hạn chế Vì vậy, cần phải có những biện pháp ihích hợp để nâng cao nhận thức và bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất nhân cách đặc biệt hơn cả là các phẩm chất chuyên môn, phẩm chất về năng lực tổ chức hoạt động xét xử, phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng Cần được rèn luyện, bồi dưỡng không chỉ về lý luận mà còn rèn luyện kỹ năng thực hành, xử lý tình huống, rèn luyện tính độc lập, chủ động hoàn thành các công việc được giao trong hoạt động cụ thể thường nhật để giúp Thẩm phán hoàn thiện nhân cách.

So sánh ý kiến các nhóm khách thể được nghiên cứu chúng tôi thấy, tổng hợp các ý kiến tự đánh giá về biểu hiện các nhóm phẩm chất nhân cách của Thẩm phán thì:

Ý kiến giữa Thẩm phán và Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó chánh toà là không cố sự khác biệt một cách có ý nghĩa.

■ Ý kiến đánh giá giữa thẩm phán và T hư kỷ về thực trạng biểu hiện của 3 nlióm phẩm chất có sự khác biệt một cách có ỷ nghĩa đỏ là:

- Chỉ có nhóm phản chất chính trị- tư tưởng Thẩm phán có điểm trung binh cao hơn cua Thư ký: x n^4.37 >XTK= 4.33

T 2 nhóm phẩm chất Thẩm phán có điểm trung bình thấp hon của Thư ký đó là:

Nhóm phẩm chất chuyên môn: X-l?=3.78 <XTK=3.94, nhóm phẩm chất liên quan đến việc thiết lập quan hệ với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng: %rp=3.71 <X1x=3.92

Từ kết quả trên có thể thấy rằng Thư ký thường đánh giá về thưc trạng các nhóm phẩm chât nhân cách của Thẩm phán cao hơn so vói Thản phán tự đánh giá về mình

Eằng phương pháp điều tra phiếu hỏi chúng tôi cũng đã thử tìm hiểu về một số yếu tố khác như thâm niên công tác toà án, thâm niên công tác xét xử có ảnh hưởng đến sự đánh giá thực trạng về các nhóm phẩm chất nhân cách của Thẩm phán không,

Trang 31

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy giữa các nhóm phẩm chất được điều tra có mối lương quan với nhau theo mức độ khác nhau Kết quả này thoả mãn với giả thiết đã nêu rằng phép đo có cùng cấu trúc với cái nó được thiết kế để đo.

Xét trong 6 nhóm phẩm chất cho thấy:

+ Các phẩm chất được các khách thể đánh giá cao là: "Cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Dâng, vào sự thắng lợi của cuộc dổi mới của Đủng và Nhả nước”;

“công bằng, khách quan, vô tư và trung thực trong xét x ử ”\ “có hiểu biêt sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ “tự tin khi đưa ra những phán quyết “chả động điều khiển trình tự phiên toà theo kếhoạch ”

+ Các phàm chất được các khách thê đánlì giá thấp nhất là: "Nhạy bén

với tình hình chính trị xã h ộ i”; “tham gia ý kiến xây dựng dường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước”; “giữ bí mật ý kiến, quan điểm của mình về dường lối giải quyết vụ án trước khi mở phiên toà “hiểu biết tâm lý của những nqườỉ tiến hành tô' tụng khác đặc biệt là của những người tham gia tô' tụng “quan tâm đến việc tuyên truyền và p h ổ biến pháp luật cho nhân dân "có khả năng làm chủ được cảm xúc của mình trước những người tiến hành tố tụng khác và nliững người tham gia tố tụng “có khả năng lập k ế hoạch hoạt động xét xử một cách khoa h ọ c ”; “biết sử dụng ngôn ngũ phũ lì(rj? vời từng loại phiên toà và từng đối tượng giao tiế p ”; “trong xét xử có chú ỷ đến trình độ của đương sự khi dùng các thuật ngữ pháp lý ,ẻ kluí năng diễn dạt hm loát, sử dụng từngữ chuẩn mực, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao trong xét xử ”.

Chỉ có duy nhất một phẩm chất trong cả 6 nhóm phẩm chất không có ý kiến

đánh gía xếp loại yếu đó là "có niềm tin vào sự lãnh dạo cùa Đảng, vào sự thắng lợi cùa công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước” Điều này cho thấy các khách thể

nghiên cứu đã nhận thức sâu sắc về CNXH và con đường đi lên CNXH của Đất nước.Nhìn chung đội ngũ Thẩm phán vẫn giữ được các phẩm chất chính trị - tư tương, đạo đức như: Có lập trường tư tưởng vũng vàng; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh dạo của Đảng; sống và làm việc Iheo pháp luật; có lối sống lành mạnh; có tinh thần trách nhiệm cao; công bằng, khách quan vô tư và trung thực trong xét xử; có ý thức tự lực, tự cường vượt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ

Tuy nhiên vãn còn một số Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công lác, thiếu thận trọng nên đã phạm phải những sai sót trong nghiên cứu hồ sơ, trong điều tra xác minh vụ án, thu thập tài liệu chứng cứ của vụ án, trong điều khiển tại phiên toà, trong việc viết bản án cũng như thực hiện đúng đắn các thủ lực lố lụng

Trang 32

Bên cạnh đó còn một số ít Thẩm phán thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chấtchính trị, đạo đức, có biểu hiện pháp lý đơn thuần.

Về năng lực xét xử của đội ngũ Thẩm phán còn nhiều hạn chế, cụ thể'là: Trình

độ và năng lực nghiệp vụ còn yếu Một số Thẩm phán chưa tích cực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ nên chưa nắm vững các hướng dẫn về áp dụng pháp luật, nhận thức chưa đầy đủ và chính xác những qui định của pháp luật nên dẫn đến việc xét xử còn oan sai Tác phong làm việc của một số Thẩm phán chưa thực sự khoa học, khả năng thích úng của họ chưa cao và còn thiếu năng động, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động xét xử Ngoài ra còn có một số Thẩm phán thiếu sự nhạy bén

Irong việc điểu hành phiên toà của họ đôi khi thiếu thuyết phục

2.4 M ột sô vấn đề liên quan khác

Khi khảo sát thực tiễn chúng tôi còn tìm hiểu một số vấn đề như : mức độ ảnh lurởng của các yếu tố tới quá trình ra bản án quyết định của Thẩm phán; những yếu tố tạo nên uy tín người thẩm phán; chương trình đào tạo cử nhân luật đã đáp ứng được nhứng đòi hỏi của thực tiễn hoạt động xét xử chưa, người thẩm phán có cần đào tạo về tâm lý học không, điều kiện kinh tếgia đình các Thẩm phán hiện nay ơiúng tôi đã thu được kết quả như sau :

2.4.1 Thực trạng nhận thức về mức độ ảnh hưởng của các yếu tô tới quá trình ra bản án quyết định của T hẩm phán

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy các yếu tố sau đều ảnh hưởng tới quá trình ra ban án, quyết định của Thẩm phán Nhưng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó có khác nhau và xếp thứ bậc từ cao xuống thấp như sau:

1 'Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

7 ‘T inh bất cập của các văn bản pháp luật”.

8 "Sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ”và “Quan hệ cá nhân

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy người thẩm phán phải là người có trình độ chuyèn môn, nghiệp vụ, có tính độc lập, có niềm lin nội tâm, lính trung thực và lình

Trang 33

người thì mới đưa ra được bản án, quyết định “thấu tình, đạt lý” dược đương sự cũng như nhũng người tham dự phiên toà một cách trực tiếp hay gián tiếp “lâm phục, khẩu phục”.

2.4.2 Thực trạng nhận thức về nhũng yếu tô tạo nên uy tín ngiròi thẩm phán.

Qua nghiên ơíu 324 (Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, ơiánh toà, Phó

ch á n h to à ) c h ú n g tôi th ấ y :

Vê phẩm chất đạo đức có 98.5 % Thẩm phán cho rằng có ảnh hưởng đến uy

tín của Thẩm phán chỉ có 1.5 % Thẩm phán cho rằng không ảnh hưởng đến uy tín của Thẩm phán

V ề trình độ chuyên môn nghiệp vụ có 98.5 % Thẩm phán cho rằng có ảnh

hướng đên uy tín của Thẩm phán chỉ có 1.5 % Thẩm phán cho rằng không ảnh hướng đến uy tín của Thẩm phán

V ề năng lực xét x ử các vụ án có hiệu quả có 96.6 % Thẩm phán cho rằng có

ảnh hưởng đến uy tín của Thẩm phán chỉ có 3.4 % Thẩm phán cho rằng không ảnh hưởng đến uy tín của Thẩm phán

Vê chức vụ, địa vị có 17.6 % Thẩm phán cho rằng có ảnh hưởng đến uy tín của Thẩm phán chỉ có 82.4 % Thẩm phán cho rằng không ảnh hưởng đến uy tín của

Thẩm phán

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy người thẩm phán để có thể xây dựng uy tín thật sự cho mình, làm cho đồng nghiệp, các đương sự liên quan đến vụ án thật sự tin tướng, kính trọng mình thì họ phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có đạo lí ức và phải có năng lực xét xử các vụ án một cách có hiệu quả bởi vì chất lượng xél xử và giải quyết các loại vụ án là thước đo hiệu quả công tác và phẩm chất cán bộ

2.4.3 Thực trạng nhận thức về chương trình đào tạo cử nhân luật đã đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn hoạt động xét xử.

Qua nghiên cứu 324 (Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, ơ ián h toà, Phó chánh toà) chúng tôi thấy :

Có 10 8 % Thẩm phán cho rằng chương trình đào íạo cử nhân luật hoàn toàn đáp ímg được những đòi hỏi của thực tiễn hoạt động xét xử.

Có 60 8 % Thẩm phán cho rằng chương trình đào tạo cử nhân luật nói chung đáp ứig được những đòi hỏi của thực tiễn hoạt động xét xử.

Có 7.1 % Thẩm phán cho rằng chương trình đào tạo cử nhân luật ít đáp ihig dược nhũng đòi hỏi của thực tiễn hoạt động xét xử.

Có 21.0 % Thẩm phán cho rằng chương trình đào tạo cử nhân luật chưa đáp Íniíị dược rhững đòi hỏi của thực tiễn hoạt động xét xử.

Trang 34

2.4.4 Hurc Irạiig qiuin niệm về vấn đề đào tạo kiên lliức làm lý học cho Thẩm plián.

Qua nghiên cứu 324 (Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, Chánh toà, Phó

cliánh toà) chúng lôi thấy :

Có 98.8 % Thẩm phán cho rằng cần đào tạo kiến thức tâm lý học cho Thẩm phán

Có 1.2 % Thẩm phán cho rằng không cần đào tạo kiến thức tâm lý học cho

Thẩm phán

Trong đó về hình Ihức đạo tạo các Thẩm phán cho rằng :

Đào tạo ngắn hạn là 68.8 % Đào tạo dài hạn là 3.1 %

Tự đào tạo là 3.1 %

Đào tạo chính quy là 12.3 %

Đào tạo tại cơ sỏ' là 11.4 %

2.4.5 Thực trạng về điều kiện kinh tê gia dinh của Thẩm phán hiện nay.

Qua nghiên cứu 354 (Thẩm phán; ơ ián h án, Phó chánh án, Chánh loà, Phóchánh toà) cho thấy các Thẩm phán lự đánh giá về điều kiện kinh lế gia đình của mình như sau:

- Đảm bảo là 4.0%

Trung bình là 58.0 % Khó khăn là 38.0 %.

3 KIẾN NGHỊ.

3 1 Đối với công tác bồi dưỡng cán bộ toà án nói chung, Thẩm phán nói riêng ngoài những kiến thức về nghiệp vụ chuyên sâu, cần coi trọng việc bổ sung những kiến thức thựctiễn tương đối toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường ur pháp, kiến ihức tâm lý học và giáo dục học vào chương trình giáng dạy (chẳng hạn chuyên đề giao tiếp trong hoạt động xét xử) Vì khi nghicn cứu thực trạng biểu hiện các phẩm chất nhân cách chúng tôi thấy những biểu hiện được đánh giá yếu

là: "Nhạy lx'jn với tình lìình chính trị xã hội ”; “Hiểu biết tăm lý của những người tiến hành tốlụiìíỊ khác, đặc biệt là của những người tham gia tố tụng ”, ,ặBiết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tùng loại phiên toà và từng đối tượng giao tiếp ”, “Khả năng diễn đạt hút loát, sửdụnq từnqữ chuẩn mực, clễhiểu và có tính thuyết phục cao trong xét xử ”, 'Trong xét xử cố chú ỷ đến trình độ của đương sự khi dừnạ các thuật nạữpháp lý

Qua việc bổi dưỡng đó mỗi Thẩm phán có thể lự nhìn nhận, đánh giá và tìm ra cách thức ròn luyện cho bản thân để lừ dó nâng cao kha nang giao tiếp của mình với

Trang 35

những người tiến hành tố tụng khác và nhũng người iham gia tố tụng; cũng như nắm bắt được những diễn biến tâm lý của họ Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có 98.8 % Thẩm phán cho rằng họ cần được đào tạo chương trình Tâm lý học '

Đồng thời trong chương trình lớp đào tạo nguồn thẩm phán cần tăng thời gian cho học viên luyện tập kỹ năng giao tiếp bằng cách tập giải quyết các bài tập tình huống và diễn án (để cho họ có thể nhập vai làm Thẩm phán chủ loạ phiên toà, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, hay những người tham gia tố tụng ) có sự hỗ trợ của giáo viên lâm lý

Bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người thẩm phán trong sạch, liêm khiết, chí công vô tư

Rèn luyện bản lĩnh, phong cách của Thẩm phán theo hướng tôn trọng nguyên lác tôn trọng lợi ích của mọi người, có khả năng độclập suy nghĩ và hành dộng đúng theo pháp luật, vững vàng và không bị chi phối bởi các tác động liêu cực bên ngoài.3.2 Qua nghiên cứu chúng tôi íhấy có 38% số Thẩm phán dược hỏi cho rằng diều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn Thực tế cho thấy việc hưởng lương và các phụ cấp khác của Thẩm phán được Nhà nước quy định , lương của Thẩm phán cao hơn lương của ngạch hành chính tương đương nhung trong thực tế đồng lương đó chưa đủ để nuôi sống bản thân và gia đình Để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống cho Thẩm phán cũng như các cán bộ Toà án khác vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 06/2001/QĐ-TT ngày 10/01/2001 v ề thực hiện chế độ bổi dưỡng đối với một số chức danh tư pháp, ngày 28/3/2001 Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Cổng an đã ra Thông tư liên tịch số 05/TTLT-BTP- BTCCBCP-BTC-BCA hướng dẫn chế độ bổi dưỡng đối với một số chức danh tư pháp.; theo Thông tư này Thẩm phán được hưởng 120.000đồng/ngườiAháng Tuy nhiên, mức Ihu nhập của Thẩm phán như vậy theo chúng tôi còn rất “khiêm tốn” Đề nghị Đảng, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền quan tâm để tiếp tục nghiên cứu

và thiết kế thang bảng lương đối với ngạch Thẩm phán cho phù hợp , đủ nuôi sống bản thân và gia đình họ Đây cũng là một trong các giải pháp nhằm góp phần ngăn chặn tệ tham nhũng ưong các cơ quan Toà án, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán

3.3 Trong quy hoạch đào tạo Thẩm phán nên dành thời gian, tạo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí nhằm động viên cán bộ học tập, nhất là với cán bộ học theo chế độ tập trung Chú ý đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ kế cận góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay

Trang 36

chưa đủ để nuôi sống bản Ihân và gia đình Để giảm bót khó khan trong cuộc sống cho Thẩm phán cũng như các cán bộ Toà án khác vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết đinh số 06/2001/QĐ-TT ngày 10/01/2001 v ề thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với một số chức danh tư pháp ,ngày 28/3/2001 Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã ra Thông tư liên tịch số 05/TTLT-BTP- BTCCBCP-BTC-BCA hướng dẫn chế độ bổi dưỡng đối với một số chức danh lư pháp.; theo Thông tư này Thẩm phán được hưởng 120.000đồng/người/tháng Tuy Iihiên, mức thu nhập của Thẩm phán như vậy theo chúng tôi còn rất “khiêm tốn” Đề nghị Đảng, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền quan tâm để tiếp tục nghiên cứu

và thiết kế thang bảng lương đối với ngạch Thẩm phán cho phù hợp , đủ nuôi sống bản thân và gia đình họ Đây cũng là một trong các giải pháp nhằm góp phần ngăn chặn tệ tham nhũng trong các cơ quan Toà án, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán

3.3 Trong quy hoạch đào tạo Thẩm phán nên dành thời gian, tạo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí nhằm động viên cán bộ học tập, nhất là với cán bộ học theo chế độ tập trung Chú ý đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ kế cận góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay

Trang 37

cạnh đó, nhân cách là một vấn đề rộng, các quan điểm tiếp cận rất đa dạng,

cho nên còn có nhiều tranh cãi về các vấn đề cơ bán xoay quanh khái niệm,

cấu trúc và quá trình phát triển nhân cách .

1.1 Các quan niệm của tác giả phương tây về nhân cách.

Vấn đề nhân cách đã được nghiên cứu ở phương Tây từ rất sớm Ngay

từ năm 1900, w Stern đã xuất bản tác phẩm : "Bàn về tâm lý học những khác biệt cá nhân" Ông cho rằng nhân cách như là một kiến tạo hoàn chỉnh của đời sống tâm lý của con người w Stem đã đưa ra khái niệm "Person" để chỉ bất

cứ một thực thể nào có khả năng tự xác định và tự phát triển, kể cả trong thế giới vô cơ hữu cơ Theo ông, toàn bộ thế giới là một tổ chức có thứ bậc của các "person" ở con người, "person" là nhân cách và đều có những phẩm chất tích cực, cá biệt, có xu hướng và mục đích hoạt động: Sự tồn tại của chúng luôn tuân theo các quy luật hoạt động của các "person"1

1 PGS Trần Trọng Thuỷ (Tổng thuật) “Vấn để nhân cách trong tâm lý học phương T ây”, thông tin Khoa học

Trang 38

Có thể nói rằng, quan điểm của W.Stern là một triết thuyết duy tâm, chứ không phải là thuyết khắc phục cả chủ nghĩa duy tâm lẫn chủ nghĩa duy vật Bởi vì, ông đã tâm lý hóa mọi tồn tại và theo ông mọi sự vật đều chưa thuộc lính nhân cách Tâm lý học theo quan niệm của ông như là một khoa học về các "person" mang những trải nghiệm, rung động.

Trong tâm lý học phương Tây đang tồn tại nhiều các thuyết khác nhau

về nhân cách như: Thuyết phân tâm của S.Fend, thuyết siêu đẳng và bù trừ của A.Adler, thuyết lo lắng của K.Hornly, thuyết phát huy bản ngã của A Maslow thuyết đặc trưng của G.Allport Cụ thể :

* T h u yết p h â n tâm của S.Iìettd.

S.Freud là thầy thuốc tâm thần người Áo, cha đẻ của thuyết phân tâm học ông cho rằng từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành, nhân cách phát

triển qua 4 giai đoạn Ớ mỗi giai đoạn dục vọng tập trung ở một bộ phận khác nhau.

- Giai đoạn tiền sinh dục (Pregenital)

- Giai đoạn môi miệng (Oral - Stage)

- Giai đoạn hậu môn (Anal Stage) và giai đoạn dương vật (Pental Stage)

- Giai đoạn sinh dục (Genital Stage)

Các giai đoạn trên không có ranh giới rõ rệt Ba giai đoạn đầu là các giai đoạn tiền sinh dục Giai đoạn thứ tư là giai đoạn sinh dục bắt đầu ở tuổi dậy thì Ó một trong ba giai đoạn đẩu nếu gặp phải quá nhiều sự thất vọng gay gắt, bất ổn trong tinh thần sẽ trở thành "cố định hoá" (Fixation), lúc trưởng thành sẽ có những hội chứng (Syndrome) nhân cách

Trong ba giai đoạn đầu, cá nhân có khuynh hướng chú trọng đến bản thân mình Ở giai đoạn sinh dục, cá nhân bắt đầu chú ý đến những người xung quanh

và để làm đáy đủ các vai trò xã hội của một người trưởng thành bình thường

Phân tâm học đặt ra một loạt các vấn đề Tâm lý học quan trọng như vô thức, động cơ bị che dấu của hành vi người bệnh, thu hút sự chú ý vào tầm quan trọng của yếu tố vô thức trong đời sống cá nhân Các khái niệm của phân tâm học được sử dụng phổ biến trong tâm lý học hiện đại

Hạn chế của phân tâm học Ihể hiện ở cơ sở phưưng pháp luận: coi cái Tôi vô thức là yếu tố quan trọng nhất của toàn bộ nhân cách, xem đối tượng của tâm lý học là vô thức Phân tâm học đã sinh vật hoá con người và xem nhẹ vai trò của ý thức và điều kiện xã hội trong sự phát triển nhân cách

Trang 39

* T huyết siêu đẳng và bù trừ của A lfred (1870 -1937).

A Adler là một nhà tâm lý học người Áo, một môn đệ của A Freuđ Lý thuyết của ông chú trọng đến vấn đề nhu cầu hay động cơ thúc đẩy cá nhân giành địa vị siêu đẳng hơn người khác Theo ông, các đam mê sinh dục, nhận thức về sự thiếu hụt và sự phải bù trừ những khuyết tật chiếm vị trí trung tâm trong sự phát triển nhân cách

Nhận thức về sự thiếu hụt có thể do nguyên nhân của bàn thân như sự không hoàn thiện về mặt thể chất, hình thái, do khó khăn trong giao tiếp xã hội Nhận thức này là động cơ thúc đẩy nên cá nhân luôn có khát vọng vượt

qua bằng hình thức muốn dành ưu thế - địa vị siêu đẳng, muốn làm chủ m ôi

trường xung quanh

Theo A Adler sự "mặc cảm tự ti" nảy sinh khi cá nhân nhận thấy sự thua kém của bản thân, cố gắng vượt qua những nhược điểm, nhưng nhiều lần

bị thất bại hoặc quá chú ý đến sự kém cỏi của bản thân Trong lý thuyết này, khái niệm "bù trừ" dùng để chỉ những khát vọng, muốn hoàn thiện Khát vọng giành lấy địa vị siêu đẳng trong một lĩnh vực khác chính là sự bù trừ thừa mức

mà cá nhân trở nên siêu việt hơn người về chính các phương diện mà nguyên nhân là các nhược điểm của họ

phát triển của nhân cách Ông cho rằng nhân cách không đối lập với xã hội Nhân cách như là phong cách sống Sự hình thành phong cách sống phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, trước tiên là người mẹ và phụ thuộc vào môi trường xã hội mà nó đang sống Ông chia cuộc sống của cá nhân thành 3 lĩnh vực cơ bản: Hoạt động nghề nghiệp, quan hệ xã hội với người khác, tình yêu và hôn nhân Nhân cách bình thường được Ihể hiện trong việc thực hiện 3 lĩnh vực trên Còn cá nhân không có khả năng hoà nhập xã hội và thực hiện 3 vấn đề quan trọng dó thì sẽ có biểu hiện hành vi lệch lạc trong quá trình phát triển Nhân cách bộnh lý có đặc điểm là sự nhân biết về những thiếu hụt được tăng cường, các hứng thú xã hội kém phát triển và mục đích vươn tới sự ưu thế được hoạt hoá hơn mức bình thường Đối với trẻ em, có 3 nhóm điều kiện gây

ra cảm giác thiếu h ú t :

- Thiếu hụt về thể chất

- Giáo dục không đúng tạo ra nhũng đứa trẻ không nhận thấy giá trị bản thân

Trang 40

- G iáo dục không đúng tạo ra những đứa trẻ luôn có quan hệ thù địch với mọi người.

Theo A Ađler, sự khuyết tật không tiền định số phận phát triển của cá

nhân và có thể bù trừ trong quá trình giáo dục

Mặc dù A Adler tiếp nhận các quan điểm của Phân tâm học trong lý

thuyết của mình, cho rằng cái vô thức bẩm sinh là động lực của hành vi nhưng

ông là người đầu tiên có xu hướng xã hội hoá trong phân tâm học đã khẳng

định vai trò của yếu tố xã hội trong sự phát triển của nhân cách

Sự đóng góp của A Adler cho tâm lý học chính là phát hiện ra hiện

tượng bù trừ trong đời sống tâm lý con người: cảm giác về sự yếu kém của

mình và nguyện vọng muốn bù trừ tình trạng đó

Tuy nhiên, ông chưa làm rõ vai trò quan trọng của yếu tố xã hội đối với

việc nghiên cứu thuyết bù trừ; quan niệm nhân chủng hoá về bản tính xã hội

của con người, cá thế hoá và tãm lý hoá nguyện vọng của cá nhân muốn hoàn

thiện, khắc phục những thiếu sót, yếu kém của mình

* T h u y ế t lo lắng của K aren H orney (1885 -1952).

Karen Horney là nhà tâm lý học người Mỹ Trong học thuyết của mình,

bà đã chú trọng đến một vấn đề cơ bản là sự lo lắng của con người Bà cho

rằng sự lo lắng phát sinh là do những ảnh hưởng xã hội lịch sử trong sự phát

triển của đứa trẻ chứ không phải là do sự xung độl giữa các động cơ sinh lý

với thức ngã và thiện ngã

Sự lo lắng của đứa trẻ này sinh trong hoàn cảnh làm nó sợ hãi (cha mẹ

xung đột, trẻ bị đối xử lãnh đạm, thờ ơ) Những cách thức đối phó với sự lo

lấng do trẻ tập được trong hoàn cảnh sống trở thành những nhu cầu u uất Nhu

cầu này do học tập, do kinh nghiệm mà có và có nhiều loại tuỳ theo đứa trẻ

cđn cái gì để irấn áp sự lo lắng Có nhiều loại nhu cáu LI uất, tuỳ theo đứa Irc

cần cái gì đ ế trấn áp sự lo lắng

K Horney đã thử lập bảng liệt kê gồm gần 10 nhu cầu như : nhu cầu

thương yêu, lệ thuộc, quyền lực, uy thế, Ihành đạt

Trong lý thuyếl của mình, bà đề cập nhiều tới vấn để xung đột và cho

rằng quan trọng nhất là xung đột giữa bản thân các nhu cầu Việc giải quyết

xung đột của các nhu cầu sẽ quyết định thuộc tính tâm lý cá thể và quyết định

cá thể là người bình thường hay mắc bệnh thần kinh

Ngày đăng: 13/03/2019, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w