1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân thành phố đà lạt trong giai đoạn hiện nay

90 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 8,2 MB

Nội dung

N hiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra những bất cập trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay như chưa có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị

Trang 1

B ộ GIÁO 'Oỉ/C VÀ i>ÀO ì A - B Ộ T Ư F !I Ấ F*

Trang 2

B ộ G IÁ O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O B ộ T ư P H Á P

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ TRƯỜNG OẠI HỌC LUẬT HẦ i\i<

PHÒNG ĐOC - 4 m —

ĐỎI MỚI TỎ CHỨC, HOAT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỎNG NHÂN

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trang 3

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Luật Hà Nội; Ban Giảm hiệu trường Đại học Đà Lạt, Quỷ thầy cô giáo khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật H à Nội, Khoa Sau đại học, trường Đại học Đà Lạt và các thầy cô giáo phòng Đào tạo ĐH& SĐH trường Đại học Đà Lạt đã động viên giúp đỡ

em rất nhiều trong quá trình học tập.

Em xin chân thành cảm ơn Quỷ thầy cô giáo Khoa Hành chỉnh - Nhà nước, trường Đ ại học Luật Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức quỷ báu, chỉ bảo, góp

ỷ, tạo điều kiện giúp em hoàn thành luận văn này Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến PGS TS Thải Vĩnh Thẳng, người đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Thái Vĩnh Thắng N hững kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trinh nào Các sổ liệu, v í dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này trước nhà trường.

Tôi xỉn chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Vân Anh

Trang 5

M Ụ C L Ụ C TT

VỀ HỘI ĐÒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN Khái lược về sự hình thành Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở Viêt Nam

Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh ở Việt Nam hiện nay

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủ y ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh

Hội đồng nhân dân

Uy ban nhân dân

Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh

THựC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG ĐỎI MỚI TỎ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ • • •

BAN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ ĐÀ LẠT

Vài nét khái qnát về Thành phố Đà Lạt

Địa lý hành chính Tinh hình kinh tế - xã hội

Quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân

và ủ y ban nhân dân thành phố Đà Lạt Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và

ủy ban nhân đân thành phố Đà Lạt

Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhản dân Thực trạng tô chức và hoạt động của Uỷ ban nhản dân

17

21

21

212225

3030

Trang 6

2.4 Phưong hướng đổi mới tố chức và hoạt động của Hội đồng

nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt trong giai

54

đoạn hiện nay

2.4.3 Giải pháp đổi mới chỉnh quyền thành phố Đà Lạt

Kết luân

Danh muc tài liêu tham khảo • •

60

Trang 8

PHẦN M Ở ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nước ta đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực Đảng và N hà nước

ta vẫn khẳng định đây mới là giai đoạn đầu của quá trình quá độ lên Chủ nghĩa

xã hội Trong những năm gần đây, Đ ảng và N hà nước ta đã đẩy mạnh thực hiện công cuộc cải cách bộ máy nhà nước Tuy nhiên, các chủ trương, giải pháp được thực hiện mới tập trung chủ yếu vào hệ thống các cơ quan nhà nước ở cấp Trung ương còn các cơ quan ở địa phương chưa được chú trọng cải cách phù hợp

Khi nghiên cứu về hiệu quả hoạt động bộ m áy và những tác động đến hoạt động bộ máy nhà nước, có thể thấy m ột trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chính quyền là tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động

D o đó, việc xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ m áy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng đang là một trong những nội dung được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay

N hiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra những bất cập trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay như chưa

có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn, giữa đồng bằng và m iền núi; theo quy định của pháp luật hiện hành, thì về cơ bản mô hình

tổ chức chính quyền ở các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã và thành phố, quận, phường 3 cấp như nhau, ở mỗi cấp đều tổ chức cấp chính quyền hoàn chỉnh, đều

có đủ cả Hội đồng nhân dân (H ĐN D) và ủ y ban nhân dân (UBND) Trong khi

đó, đòi hỏi khách quan về quản lý xã hội ở các khu vực lại không giống nhau nên đây là nguyên nhân quan trọng khiến chính quyền địa phương của nước ta hoạt động kém hiệu quả, thiếu chủ động, sáng tạo Vi thế, cần phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND

và U BND ở nước ta hiện nay

Thành phố Đà Lạt là “trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hoá, dịch vụ và đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng, là tỉnh lị của tỉnh Lâm Đồng;

Trang 9

m ột trong những trung tâm du lịch, đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng và cả nước; m ột trong những trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của cả nước; là khu vực sản xuất chế biến rau và hoa chất lượng cao để phục vụ cho nhân dân trong nước

và xuất khẩu; có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng" nhưng cho đến nay, Thành phố Đà L ạt vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có M ột trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó là việc tổ chức bộ m áy và cơ chế hoạt động của HĐND và U BN D thành phố Đà L ạt chưa họp lý, đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần giải quyết Vì vậy, việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của

H ĐN D và UBND thành phố Đà Lạt để thấy được thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan này, từ đó tìm ra các phương án và giải pháp thích hợp đê đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng là điều cần thiết Ý

thức được điều đó nên tôi đã chọn đề tài "Đỗi mới tổ chức, hoạt động của Hội

đằng nhăn dân và Uỷ ban nhẵn dân thành p h ổ Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay”

làm đề tài luận văn Thạc sỹ luật học của mình

2 Tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài

V ấn đề tổ chức chính quyền địa phương ở V iệt N am trong thời kỳ đối mới được nhiều học giả, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu Có thể kể đến m ột số công trình nghiên cứu sau:

- Tổ chức chính quyền địa phương, N guyễn Xuân Chinh, trong tập Kỷ yếu

hội thảo Quản lý hành chính quốc gia do H ọc viện hành chính quốc gia và Bộ ngoại giao tổ chức tại H à N ội tháng 3/1991;

- Tổ chức chính quyền cấp tỉnh trước cách m ạng thảng 8, V ũ Ngọc

Khánh, Tạp chí người đại biểu nhân dân, số 24/1994;

- về L uật tổ chức H ội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Vũ N hư Giới,

Nxb Pháp lý, H à Nội, 1994;

- Tổ chức và h oạt động của các cơ quan chính quyền địa phương, Phạm

Hồng Thái trong cuốn Tìm hiểu về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo H iến pháp năm 1992, Nxb C hính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994;

- H ội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, N guyễn Đ ăng Dung, Phan

Trang 10

Trung Lý trong cuốn Bình luận khoa học H iến pháp nước CHX HCN VN năm

1992, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995;

- Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phươtĩg, Chủ biên PGS.TS

N guyễn Đăng Dung, N xb Đ ồng Nai, 1997;

- Cải cách hành chính địa p h ư ơ n g - L ý luận và thực tiên, Tô Tử Hạ,

N guyễn Hữu Chí, N guyễn Hữu Đức đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;

- Đ ổ i m ới tổ chức và hoạt động của H ội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân

dân các cấp, PGS.TS Lê M inh Thông, Tạp chí N hà nước và Pháp luật, số

6/1999;

- M ột số ỷ kiến về đổi m ới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền

lực N hà nước ta trong giai đoạn hiện nay, TS Thái Vĩnh Thắng, Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật, số 5/2001;

- Thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị ở Việt Nam, Đe tài khoa

học cấp bộ do GS.TS Phạm H ồng Thái làm Chủ nhiệm , Học viện hành chính quốc gia Hà Nội năm 2002;

- Đ ổ i m ới mô hình tổ chức chỉnh quyền địa p h ư ơ n g ở nước ta hiện nay,

PGS TS Bùi X uân Đức, Tạp chí N ghiên cứu lập pháp, số 9/2002;

- M ột so vấn để về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

N ước C ộng hòa x ã hội chủ nghĩa Việt Nam, T rung tâm K hoa học xã hội và nhân

văn Quốc gia, V iện N ghiên cứu N hà nước và Pháp luật, PGS TS Lê M inh Thông chủ biên, N xb K hoa học xã hội, Hà N ội, 2001;

- N hữ ng vấn đề lỷ luận và thực tiễn về chính quyền địa p h ư ơ n g ở Việt

N am hiện nay, V iện nghiên cứu N hà nước và Pháp luật, PGS TS Lê Minh

Thông, PGS TS N guyễn N hư Phát, 2002, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội;

- v ề cải cách tổ chức và hoạt động của chỉnh quyền cấp cơ sở, Tạp chí

Luật học, TS N guyễn M inh Đoan, s ố 2/2003

- Bàn về cải cách chính quyền địa phư ơng, Tạp chí N ghiên cứu Lập pháp,

PGS TS N guyễn Đăng Dung, s ố 9/2003;

Trang 11

- Đ ổi mới, hoàn thiện bộ m ảy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, PGS

TS Bùi Xuân Đức, N xb Tư pháp, 2004;

- C ải cách hành chính nhà nước - nhìn lại và những vấn đề đặt ra trong

h ội nhập - p h á t triển hiện nay, Tạp chí L uật học, TS Thang Văn Phúc, số

11/2009

N goài ra còn rất nhiều tác phẩm, bài nghiên cứu, bài viết, đề tài, đề án khác đăng tải trên nhiều phương tiện khác nhau về xây dựng chính quyền địa phương và chính quyền thành phố thuộc tỉnh Các công trình nghiên cứu trên đây đã phân tích những ưu điểm và hạn chế của chính quyền địa phương ở nước

ta hiện nay dưới nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, chưa có m ột công trình khoa học nào nghiên cứu riêng về HĐND v à UBND thành phố Đà Lạt dưới góc

độ như công trình này

3 M ục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* M ụ c đích của việc n g h iên c ứ u đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm riêng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh nói chung, thực trạng tổ chức, hoạt động của H Đ N D và U BND thành phố Đà Lạt nói riêng, luận văn cung cấp thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập, đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND v à ƯBND thành phổ Đà Lạt

- Làm sáng tỏ vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

và Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh ở nước ta hiện nay

- Phân tích những đặc điểm đặc thù về tự nhiên, chính trị, kinh tế của thành phố Đà Lạt;

- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của HĐND và UBND thành phố Đà Lạt;

- Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND thành phố Đà Lạt; tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trong tổ chức

và hoạt động của H ĐN D và ƯBND thành phố Đà Lạt;

Trang 12

- Đề xuất phương hướng, giải pháp và mô hình đổi mới tổ chức, hoạt động của HĐND và ƯBND thành phố Đà Lạt.

4 Đ ối tưọng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu về vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của

HĐND và U BN D thành phố thuộc tỉnh ở nước ta theo quy định của pháp luật,

đặc biệt là thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban

nhân dân thành phố Đà Lạt trong thời gian qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ 2004

- 2011; tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của các cơ

quan này để trên cơ sở đó xác định m ột số giải pháp nhằm đổi mới tổ chức, hoạt

động của HĐND và U BND thành phố Đà L ạt cho phù hợp điều kiện xây dựng

N hà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

5 P hưong pháp nghiên cứu

Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa M ác - Lê nin về chính quyền cách

m ạng của giai cấp công nhân; tư tưởng Hồ Chí M inh về xây dựng N hà nước

trong sạch, vững mạnh và những quan điểm của Đảng, pháp luật của N hà nước

về xây dựng Nhà nước pháp quyền X ã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn bao

gồm: phân tích, tổng họp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tế đặc biệt coi trọng

phương pháp tổng kết thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền

địa phương trong thời kỳ cải cách hành chính và hội nhập quốc tế

6 G iá trị khoa học của Luận văn• • •

Luận văn chỉ ra những đặc điểm cơ bản, quan trọng trong tổ chức chính

quyền thành phổ Đà Lạt; tính tất yếu của yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động

của chính quyền địa phương nói chung và chính quyền thành phố Đ à Lạt nói

riêng

Đề xuất m ột sổ giải pháp và xây dựng mô hình đổi mới tổ chức và hoạt

động của Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt

K et quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp tài liệu tham khảo trong

Trang 13

quá trình xây dựng đê án đôi mới tô chức chính quyên thành phô Đ à Lạt, trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập luật học.

7 C ơ cấu của Luận văn

Ngoài phần m ở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

2 chương:

C hương 1: M ột số vấn đề lý luận về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

C hương 2: T hực trạng tổ chức, hoạt động và phương hướng, giải pháp đổi mới

tổ chức, hoạt động của HĐND và UBND thành phố Đà Lạt

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN

VÈ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN

1.1 KHÁI LƯỢC VỀ S ự HÌNH THÀNH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ• • •

UỶ BAN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

Sau Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã xây dựng m ột bộ máy chính quyền nhân dân mới với tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là

“thiết lập một chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân” Điều này đã được khẳng định ngày càng rõ nét qua các giai đoạn phát triển lịch sử, một quá trình phát triển với những thay đổi phù hợp với điều kiện xây dựng Nhà nước Việt Nam Căn

cứ vào lịch sử lập hiến Việt Nam chúng ta có thể chia quá trình hình thành và phát triển của tổ chức chính quyền địa phương thành 4 giai đoạn:

- Từ năm 1945 đến năm 1959;

- Từ năm 1959 đến năm 1980;

- Từ năm 1980 đến năm 1992;

- Từ năm 1992 đến nay

1.1.1 Giai đoan từ năm 1945 đến năm 1959

Trong thời kỳ này, bộ máy chính quyền địa phương được tổ chức theo quy định của Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 về tổ chức HĐND và UBHC xã, huyện, tỉnh, kỳ và sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 về tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã, thành phố Theo các văn bản này, bộ máy chính quyền địa phương ở Việt Nam về cơ bản được tổ chức theo mô hình Xô Viết gồm hai cơ quan là HĐND và

ủ y ban hành chính, trong đó HĐND được xác định là cơ quan nền tảng, còn cơ quan hành chính vừa thay mặt cho nhân dân vừa đại diện cho Chính phủ Giúp việc cho bộ máy hành chính địa phương có các cơ quan chuyên môn để thừa hành chức

Trang 15

Trong điều kiện toàn quốc kháng chiến, Chính phủ đã ban hành nhiều sắc lệnh để sửa đổi, bổ sung sắc lệnh số 63 và 77 cho phù hợp với tình hình đất nước còn chiến tranh Theo sắ c lệnh ngày 20/12/1946 và Thông lệnh liên bộ Quốc phòng

- Nội vụ ngày 18/12/1946 thì cấp kỳ tạm bỏ, cả nước được chia thành 16 chiến khu, sau đó lại được sáp nhập thành 10 liên khu kháng chiến Thời kỳ này, bên cạnh ủ y ban hành chính, ủ y ban bảo vệ được thành lập để giải quyết những vấn đề kháng chiến, ủ y ban bảo vệ sau đổi thành ủ y ban kháng chiến; sau đó, ủ y ban kháng chiến và ủ y ban hành chính họp nhất lại thành ủ y ban kháng chiến - hành chính Đen tháng 9/1955 ủ y ban kháng chiến - hành chính được đổi tên lại thành ủ y ban hành chính

N gày 20/7/1957, với sắc lệnh số 04/SL Hội đồng nhân dân được thành lập ở tất cả các cấp hành chính, chính quyền địa phương các cấp được kiện toàn một bước, ủ y ban hành chính được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính, do HĐND bầu ủ y ban hành chính (hoặc Ban hành chính) khu phố ở các thành phố lớn và thị

xã lớn, được tổ chức theo quy định của Hội đồng Chính phủ (Điều 1, 2 Luật số 110 ngày 31-5-1958) Sau khi Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức HĐND và UBHC năm

1962 được ban hành, tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta được kiện toàn thêm m ột bước

1.1.2 Giai đoan từ năm 1959 đến năm 1980

Trong giai đoạn này, chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động trên

cơ sở quy định của Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức HĐND và UBHC năm 1962 Theo quy định của các văn bản này, chính quyền địa phương ở nước ta gồm 3 cấp

là tỉnh, huyện, xã, còn thành phổ trực thuộc trung ương (ở nội thành) có 2 cấp là thành phố và khu phố Các huyện ngoại thành thì tổ chức như ở nông thôn

1.1.3 Giai đoan từ năm 1980 đến năm 1992

Giai đoạn này, chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989 (sửa đổi) Theo các văn bản này, chính

Trang 16

quyền địa phương nước ta được tổ chức theo hướng nhấn mạnh tính chấp hành,

tính tập thế và nhìn chung là không có nhiều thay đổi so với trước

1.1.4 Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

Từ năm 1992 đến nay, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

nước ta được điều chỉnh theo quy định của Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung

năm 2001), Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994; Luật tổ chức HĐND và

UBND năm 2003

Trong giai đoạn này, HĐND vẫn được xác định là cơ quan quyền lực nhà

nước ở địa phương, còn UBND vẫn là cơ quan chấp hành của HĐND và cơ quan

hành chính nhà nước ở địa phương Tuy nhiên, quyền hạn và trách nhiệm của Chủ

tịch UBND các cấp, tính tập trung thống nhất của hệ thống cơ quan hành chính nhà

nước đều được tăng cường hơn trước; chức năng, nhiệm vụ của HĐND và UBND

được phân định rạch ròi hơn; vai trò kiểm tra, hướng dẫn của UBND với cơ quan

chính quyền địa phương cấp dưới trực và vai trò thủ trưởng của Chủ tịch UBND

đều được tăng cường hơn trước

Tóm lại, HĐND và ƯBND ở nước ta được xác lập từ sau cách mạng tháng

Tám năm 1945 đến nay và ngày càng được củng cố, hoàn thiện Mỗi giai đoạn có

những nét đặc trưng riêng, song về cơ bản đó là mô hình kiểu Xô Viết - chế độ

HĐND, tức là lấy HĐND là cơ quan nền tảng HĐND vừa đại diện cho nhân dân

địa phương, vừa đại diện cho cơ quan nhà nước cấp trên HĐND thành lập ra

UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính ở địa phương

1.2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ THUỘC TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY• • •

Vị trí, vai trò của HĐND và UBND thành phố thuộc tỉnh ở nước ta hiện nay

được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hóa trong Luật tổ chức

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003

Theo quy định của các văn bản trên thì HĐND thành phổ thuộc tỉnh do nhân

dân thành phố trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ

Trang 17

của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên trong việc chăm lo mọi mặt hoạt động ở địa phương từ kinh tế, xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Bên cạnh đó, HĐND thành phổ thuộc tỉnh tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về vấn đề đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.

UBND thành phố thuộc tỉnh do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ƯBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế, xã hội, củng cổ quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; triển khai thực hiện những vấn đề về ngân sách, các biện pháp phát triển kinh tế, xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương đã được HĐND thông qua dưới sự kiểm tra, giám sát của HĐND

1.3 TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA H ộ ĩ ĐÒNG NHÂN DÂN VÀ• • •

U Ỷ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

1.3.1 Hội đồng nhân dân

1.3.1.1 v ề tổ chức

Cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố thuộc tỉnh bao gồm: Thường trực HĐND, các Ban và các Đại biểu HĐND, cụ thể như sau:

Thường trực H Đ N D

- về cơ cẩu: Thường trực HĐND thành phố thuộc tỉnh do HĐND cùng cấp

bầu ra, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủ y viên thường trực Thành viên của thường trực HĐND thành phố thuộc tỉnh không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp Thường trực HĐND Tỉnh phê chuẩn các chức danh do HĐND thành phố bầu

- Nhiệm vụ và quyền hạn: Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của HĐND; Đôn

đốc, kiểm tra UBND cùng cấp và các cơ quan hữu quan thực hiện các nghị quyết

Trang 18

của mình; Giám sát việc thi hành pháp luật; Điều hòa, phối họp hoạt động của các Ban của HĐND; xem xét kết quả giám sát của các Ban của HĐND khi cần thiết; giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND; tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND; tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng họp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của HĐND; phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủ y viên thường trực HĐND cấp dưới trực tiếp; trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức

vụ do HĐND bầu theo đề nghị của ủ y ban M ặt trận tổ quốc Việt Nam (ƯBMTTQ) cùng cấp hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND; Phối họp với UBND quyết định việc đưa ra HĐND hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND theo đề nghị của Ban thường trực ƯBMTTQ Việt Nam cùng cấp; Báo cáo hoạt động lên HĐND và UBND Tỉnh; Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực UBMTTQ Việt Nam cùng cấp về hoạt động của HĐND

Các B an của H Đ N D

- về tổ chức: Các ban: Kinh tể - xã hội, Pháp chế được thành lập từ kết quả

kỳ họp thứ nhất của HĐND số lượng thành viên của mỗi Ban do HĐND cùng cấp quyết định Thành viên của các Ban của HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp Trưởng Ban của HĐND không thể đồng thời là Thủ trưởng

cơ quan chuyên môn thuộc ƯBND, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) cùng cấp

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban: Tham gia chuẩn bị các kỳ họp của

HĐND; thẩm tra các báo cáo, đề án do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công; giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, hoạt động của TAND, VKSND cùng cấp; giúp HĐND giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp, trong khi thi hành nhiệm vụ có quyền yêu cầu UBND, TAND, VKSND cùng cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ

Trang 19

chức xã hội ở địa phương cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động giám sát; báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực HĐND.

Theo quy định nêu trên, các Ban của HĐND rất nhiều quyền hạn, trách nhiệm Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động, do nhiều yếu tố như cán bộ chuyên trách, cơ chế hoạt động, điều kiện làm việc chưa đảm bảo nên việc thực thi các quyền hạn, nghĩa vụ đó còn nhiều hạn chế, đôi khi chỉ mang tính hĩnh thức

Đ ại biểu H Đ N D

Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước Nhiệm kỳ của đại biểu HĐND mỗi khóa bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa sau Đại biểu HĐND được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ kỳ họp sau cuộc bầu cử bổ sung đến

kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa sau

Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND: Tham dự đầy đủ các kỳ họp,

phiên họp của HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; Chất vẩn các vấn đề cử tri quan tâm; Phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm tập hợp và phản ánh ý kiến cử tri; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi theo luật định; Có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác

Thực tế hoạt động của HĐND các cấp cho thấy, chất lượng hoạt động và việc thực hiện trách nhiệm của mỗi đại biểu HĐND có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động chung của HĐND Thời gian qua, nhiều đại biểu HĐND thành phô đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình đối với cử tri, đặc biệt là các kiến nghị và sự giám sát đối với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn, đô thị, bảo vệ môi trường Tuy nhiên, có nhiều đại biểu HĐND hoạt động thực tế còn

mờ nhạt, né tránh trách nhiệm hoặc có thực hiện nhưng chỉ là hình thức

Trang 20

1.3.1.2 v ề hoạt động

Q uyết định các vấn đề lớn của địa phư ơ ng: HĐND thành phố thuộc tỉnh

quyết định các vấn đề lớn liên quan đến kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 27 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, trên tất cả các lĩnh vực:

- Lĩnh vực Kỉnh tế: HĐND quyết định kế hoạch phát triển kỉnh tế - xã hội

hàng năm; chủ trương, biện pháp về xây dựng và phát triển kinh tế họp tác xã và kinh tế hộ gia đình ở địa phương; dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi và biện pháp bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật

- Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời

sổng: HĐND quyết định các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng và phát

triển mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy hoạch chung; biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện để phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục thể thao tại địa phương; biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi đổi với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đinh có công với nước; biện pháp thực hiện chính sách bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo

- Lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường' HĐND quyết

định biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát huy sáng kiến cải thiện

kỹ thuật để phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân ở địa phương; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường; phòng, chổng và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt ở địa phương

- Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội: HĐND quyết định

biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và quốc phòng toàn dân; bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực lượng dự bị động viên, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, chính sách hậu phương quân đội và

Trang 21

chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương; biện pháp kết họp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh; biện pháp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; biện pháp đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương

- Thực hiện chính sách dân tộc và chỉnh sách tôn giảo: HĐND quyết định

các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng còn nhiều khó khăn; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo theo quy định của pháp luật

- Lĩnh vực thỉ hành p h á p luật: HĐND quyết định biện pháp bảo đảm việc thi

hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương; biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân theo quy định của pháp luật

- Lĩnh vực xâ y dựng chính quyền địa phư ơng và quản lý địa giới hành chính:

HĐND bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủ y viên thường trực HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên khác của UBND, Trưởng ban và các thành viên khác của các B an của H ĐN D, Hội thẩm nhân dân của TAND huyện; bãi nhiệm đại biểu HĐND và chấp nhận việc đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật; thông qua đề án thành lập mới, nhập, chia và điều chỉnh địa giới hành chính ờ địa phương để đề nghị cấp trên xem xét, quyết định

HĐND thành phố ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ nêu trên còn thực hiện những chức năng, nhiệm vụ như: Quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố; biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, giao thông; phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị; biện pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sổng nhân dân trên địa bàn

Trang 22

H o ạ t động giám sát: HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của

Thường trực HĐND, ƯBND, TAND, VKSND thành phố; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước,

tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương Hình thức giám sát: giám sát của HĐND tại kỳ họp; giám sát của Thường trực HĐND; giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND HĐND quyết định chương trình giám sát hàng năm của mình theo đề nghị của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ban Thường trực UBMTTQ V iệt Nam cùng cấp và kiến nghị của cử tri ở địa phương

Hoạt động giám sát của HĐND được tiến hành thường xuyên, bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp; giám sát của Thường trực HĐND; giám sát của các Ban HĐND và giám sát của đại biểu HĐND

Thực tế mỗi kỳ họp của HĐND thành phố thường diễn ra trong 3 đến 4 ngày nhưng phải giải quyết hàng loạt các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề dân sinh khác cần được xem xét, quyết định theo thẩm quyền của địa phương Đặc biệt, việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp do thời gian hạn hẹp nên rất khó có nhiều đại biểu đi đến cùng, truy vấn đến cùng những vấn đề đặt ra Những hạn chế trong quá trình thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn tại mỗi kỳ họp đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng các Nghị quyết của HĐND thành phổ, nhất là việc đặt ra các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa phù hợp, phải điều chỉnh lại hoặc chưa làm

rõ được trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan khi không hoàn thành nhiệm vụ được HĐND giao

Trong thời gian qua, hoạt động giám sát của các đại biểu HĐND chủ yếu được thông qua các kỳ họp, giám sát ở đơn vị, khu dân cư nơi đại biểu công tác, sinh sổng Tuy nhiên, hoạt động giám sát còn chưa ngang tầm, chưa sâu, hiệu lực giám sát còn hạn chế, vai trò giám sát của đại biểu HĐND còn mờ nhạt, chưa thể hiện rõ nét và chưa phát huy hết vai trò của người đại biểu HĐND M ặt khác, do đa

số đại biểu HĐND thành phố là kiêm nhiệm nên việc bố trí thời gian thực hiện

Trang 23

trách nhiệm của đại biểu còn hạn chế; hoạt động giám sát còn hình thức, còn cả nể,

né tránh, nhất là giám sát hoạt động hoặc trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính

1.3.2 ủ y ban nhân dân

1.3.2.1 v ề tổ chức

Tổ chức U BN D thành phố thuộc tỉnh gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủ y viên Tham mưu, giúp UBND thành phố là các cơ quan chuyên m ôn cùng cấp

Theo Luật tổ chức HĐND và U BN D năm 2003, Nghị định số 107/2004/NĐ-

CP ngày 01/4/2004 và N ghị định số 82/2008/NĐ -CP ngày 30/7/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2004/NĐ-CP quy định về số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên U BN D các cấp, ƯBND thành phố thuộc tỉnh có 07 thành viên, bao gồm: 01 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và 4 ủ y viên

C hủ tịch U BN D th à n h p h ố th u ộ c tỉnh do HĐND cùng cấp bầu ra trong số

các đại biểu HĐND thành phổ K ết quả bầu Chủ tịch UBND thành phố phải được Chủ tịch ƯBND tỉnh phê chuẩn Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch ƯBND thành phố thì Chủ tịch HĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch UBND để HĐND bầu N gười được bầu giữ chức Chủ tịch U BN D trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu HĐND C hủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cùng với tập thể U BND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên

Chủ tịch U BND có những nhiệm vụ, quyền hạn: Lãnh đạo công tác của UBND, các thành viên của UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND; Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND cấp m ình bãi bỏ; Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo ƯBND trong phiên họp gần nhất; R a quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Trang 24

P hó C h ủ tịch ƯBND thành p h ố thuộc tỉnh: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn

do Chủ tịch UBND phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao

Trong phạm vi công việc được phân công, Phó Chủ tịch có những quyền hạn, nhiệm vụ như: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND; Thay mặt Chủ tịch ƯBND thành phố đình chỉ việc thi hành văn bản và những việc làm trái pháp luật của cơ quan thuộc ƯBND thành phố, UBND các phường; Báo cáo định kỳ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch ƯBND thành phố về lĩnh vực được phân công quản lý, điều hành; Thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của UBND thành phố khi Chủ tịch vắng mặt theo sự phân công của Chủ tịch; Giải quyết công việc của Phó Chủ tịch khác khi Phó Chủ tịch đó vắng mặt, sau đó thông báo lại cho Phó Chủ tịch phụ trách công việc đó biết

ủ y viên ƯBND thành p h ố thuộc tỉnh được HĐND thành phố bầu ra; thực

hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch UBND phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch IIBN D về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao

Trong phạm vi công việc được phân công, các ủy viên UBND cấp thành phố

có trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc lĩnh vực m ình phụ trách; có trách nhiệm báo cáo với UBND, Chủ tịch UBND thành phố và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình phụ trách; báo cáo công tác trước HĐND và UBND tỉnh khi được yêu cầu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Các c ơ qu a n chuyên m ôn

Theo N ghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ƯBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tinh thì cơ quan chuyên môn cấp thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ tham mưu, giúp ƯBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương

Trang 25

và thực hiện một sô nhiệm vụ, quyên hạn theo sự ủy quyên của UBND thành phô

và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương Cơ quan chuyên môn của UBND thành phố thuộc tỉnh chịu sự chi đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ƯBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp

vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố thuộc tỉnh gồm:

Phòng N ội vụ - Lao động Thương binh và X ã hội: tham mưu, giúp UBND

thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, lao động - thương binh

và xã hội như: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; văn thư lun trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng, lao động, việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;

Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác

Phòng Tài chỉnh - Ke hoạch: tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng họp, thống nhất quản lý về kinh tế họp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân

Phòng Tài nguyên và M ôi trường: tham mưu giúp UBND thành phố thực

hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc, bản đồ

Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao: tham mưu, giúp UBND thành phổ

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa, thông tin; thể dục, thể thao; du lịch, bưu chính, viễn thong và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản

Trang 26

P hòng Giáo dục: tham mưu, giúp ƯBND thành phổ thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc bán trú; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

P hòng y tể: tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý

nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng, khám chữa bệnh cho người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế

Thanh ư a thành p h ổ : là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có

trách nhiệm giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của nhà nước của ƯBND thành phố; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật

Văn p h ò n g HĐND và UBND: là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp HĐND

và ƯBND thành phố về hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của

điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính nhà nước; cung cấp thông tin dịch vụ quản lý và hoạt động của HĐND, ƯBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND

Phòng Quản lý đô thị: tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị, công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi

đỗ xe)

P hòng Kinh tế: tham mưu, giúp ƯBND thành phố thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; ngư nghiệp, thủy lợi; định canh, định cư, kinh tế mới, phát triển nông thôn; phát triển kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, nghiệp gắn với nghành nghề, làng nghề nông thôn trên địa

Trang 27

bàn xã, phường, công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng phát triển đô thị, thương mại, du lịch và hợp tác xã.

ủ y ban Dân số, gia đình và trẻ em: tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dân số, gia đình và trẻ em

Tùy vào đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn, ƯBND thành phố có thể thành iập Phòng Tôn giáo, phòng Dân

N h iệ m vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên m ôn thuộc ƯBNĐ thành p h ố thuộc tỉnh

- Trình UBND thành phố ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm

vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao

- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi nhà nước được giao

- G iúp UBND thành phố thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và của UBND thành phố; quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, phường

- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp thành phố

Trang 28

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuât vê tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND thành phổ và quản lý ngành, lĩnh vực.

- Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đổi với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của ƯBND thành phố

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn thành phố theo quy định của pháp luật, theo phân công của UBND thành phố

- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thành phố

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ƯBND thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật

I.3.2.2 về hoạt động

UBND thành phổ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương theo quy định tại các điều 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 104, 105, 106, 107 và 108 Luật tổ chức HĐND

và UBND năm 2003, cụ thể như sau:

- Trong lĩnh vực kinh tế: xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng

năm trình HĐND cùng cấp thông qua để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức

và kiểm tra việc thực hiện kế hoach đó; lập dự toán thu ngân sách nhà nươc trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo

Trang 29

UBND, cơ quan tài chính câp trên trực tiêp; phê chuân kê hoạch kinh tê - xã hội của xã, phường;

- Trong lĩnh vực n ô n g n ghiệp, lâm nghiệp, n g ư nghiệp, th ủ y lợ i và đất đai:

xây dựng, trình HĐND cùng cấp thông qua các chương trình khuyển khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó; xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND xã, phường; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Trong tĩnh vực công nghiệp, tiểu th ủ công n g h iệ p : tham gia với UBND

tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố, tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biển nông, lâm

và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của ƯBND tỉnh;

- Trong lĩnh vực x â y dựng, giao th ô n g vận tải: tổ chức lập, trình duyệt hoặc

xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng thị trấn, điểm dân cir nông thôn trên địa bàn thành phố; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt; quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;

- Trong lĩnh vực th ư ơ n g m ại, dịch vụ và d u lịch', xây dựng, phát triển mạng

lưới thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn thành phổ; kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;

- Trong lĩn h vực giáo dục, y tế, x ã hội, th ô n g tin và th ể dục th ể th a o : xây

dựng các chương trình đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào về văn hóa, hoạt động của các trung tâm văn hóa - thông tin, thể dục

Trang 30

thể thao; bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý; quản lý các trung tâm y tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; phòng, chổng dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;

- Trong lĩn h vực k h o a học, công nghệ, tài n g u yên và m ô i trư ờng: thực hiệc

các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học; công nghệ ở địa phương; tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt;

- T rong lĩnh vực quốc p h ò n g , an n in h và trật tự, an toàn x ã h ộ i: tổ chức

phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kể hoạch hóa xây dựng khu vực phòng thủ thành phổ; quản lý lực lượng động viên; chỉ đạo việc xây dựng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân công tự vệ; tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường họp

vi phạm theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân thành phố vững mạnh, bảo vệ bí m ật nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các

tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Trong việc th ự c hiện ch ín h sách dân tộc và chính sách tôn g iá o : tuyên

truyền giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyết đinh biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Trong việc th i h à n h p h á p luật: chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo

dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp

TRUNG TẦM THÔNG TIN THƯ VI * TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ N(

PHÒNG ĐỌC

Trang 31

luật của cơ quan nhà nước cấp trên và đề nghị của HĐND cùng cấp, chỉ đạo việc

thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn; tổ chức chỉ đạo việc thực hiện tiếp dân;

hương dẫn chỉ đạo hòa giải ở xã, phường;

- Trong việc x â y dự ng chính quyền và quản lý địa giớ i hành c h ín h : tổ chức

thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định của pháp

luật; quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của

UBND cấp trên;

M ặt khác, trong hoạt động quản lý, điều hành của UBND thành phố thường

chú trọng vào việc tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của UBND

tỉnh hơn là việc chủ động tham mưu và thực hiện Nghị quyết của HĐND

1.4 NHỮNG NHÂN TÓ c ơ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐÉN TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHÓ THUỘC TỈNH

Tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc

tỉnh nói chung và mô hình tổ chức, hoạt động của HĐND và UBND thành phổ Đà

Lạt nói riêng bị tác động bởi rất nhiều nhân tổ như chính trị, văn hóa, xã hội, vị trí,

tính chất đô thị, Trong đó đáng chú ý nhất là các nhân tố sau:

- Việc xây dựng, vận hành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đã đòi hỏi phải đổi mới mô

hình và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, do đó, cần phải tiến hành cải cách bộ máy

nhà nước Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, theo quy luật phát triển khách quan

của khoa học - công nghệ, của sức sản xuất từ thấp đến cao, tính quốc tế hóa của

lực lượng sản xuất ngày càng cao đã tạo ra mối quan hệ kinh tế vượt qua biên giới

của mỗi quốc gia, vươn tới quy mô toàn cầu hóa kinh tế thế giới thì việc tham gia

hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yểu Điều này càng đòi hỏi chúng ta phải đẩy

mạnh hon nữa cải cách hành chính, sự cần thiết phải cải cách tổ chức và hoạt động

bộ máy hành chính nhà nước không chỉ ở trung ương mà ở cả các địa phương, đặc

biệt là khu vực đô thị nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới

Trang 32

- Hiến pháp và pháp luật ảnh hưởng căn bản đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương thông qua mức độ phù hợp của các quy định của chúng với yêu cầu và thực tại kinh tế xã hội của đất nước Nếu quy định của Hiến pháp và luật bảo đảm cho tổ chức của HĐND và UBND là họp lý; bảo đảm có thể lựa chọn được những người có tài, có đức vào HĐND; nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND

và UBND là rõ ràng, cụ thể và phù hợp; tạo ra cơ chế họp lý cho hoạt động của HĐND và UBND thì sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND và ngược lại Những quy định pháp luật về chức năng, thẩm quyền của HĐND, UBND cũng đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của HĐND, ƯBND phải phù hợp với việc thực hiện các chức năng, thẩm quyền đó Ngoài ra, những điều ước, cam kết quốc tế song phương hoặc đa phương mà nước ta ký kết hoặc tham gia cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức và hoạt động của chính quyền nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng

- Sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị của thành phố Trong xã hội ta, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, do đó, điều đương nhiên là chính quyền địa phương được đặt dưới

sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng địa phương Vì thế, chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương cao hay thấp có liên quan chặt chẽ với sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng ở địa phương Bên cạnh đó, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ở địa phưcng như: Mặt trận, Hội nông dân, Công đoàn, Đoàn thanh niên cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phưcng

- Thực tế thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương có ảnh hường quan trọng đến tổ chức và hoạt động của HĐND

và UBND thành phổ thuộc tỉnh Nếu các nguyên tắc đó được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế, phát huy được những ưu điểm của chúng thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương Ngược lại, nếu không

Trang 33

khắc phục được những khuynh hướng cần tránh trong quá trình áp dụng các nguyên tắc đó thì sẽ làm giảm chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND.

- Các đặc điểm cơ bản của đô thị và đặc trưng của quản lý đô thị ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND thông qua các yếu tố sau:

Thứ nhất, lãnh thổ thành phố là một thể thống nhất, liên hoàn, không thể chia

cắt thành bộ phận riêng rẽ Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là một chỉnh thể liên quan, gắn bó trực tiếp với nhau trên phạm vi toàn đô thị, không thể chia cắt theo từng địa bàn Các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội chỉ có thể được xây dựng theo quy hoạch chung của cả đô thị và nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống của dân cư toàn đô thị; việc phân chia địa giới hành chính trong các đô thị không có ý nghĩa lớn đối với người dân, cũng như đối với công tác quản lý

Thứ hai, dân cư thành phố là tổ chức toàn diện, không phân thành các khối

riêng rẽ, các nhu cầu và lợi ích về vật chất, giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội, .được đáp ứng trên quy mô toàn đô thị, không phụ thuộc vào từng địa bàn cư trú, người dân có thể sống ở địa bàn này nhung lại đi làm ở địa bàn khác Mặt khác, dân cư đô thị được tập trung từ nhiều vùng, miền khác nhau, có cuộc sống khá độc lập với nhau, với lối sống họp cư, luôn biến động, hầu như không có sự liên kết về huyết thống, tập quán, truyền thống; có trình độ dân trí cao hơn ở nông thôn, tôn trọng những chuẩn mực có tính pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng

Thứ ba, thành phổ thuộc tỉnh có thể là trung tâm chính trị - hành chính, trung

tâm kinh tế, trung tâm văn hóa, thể thao, giáo dục, khoa học - công nghệ của một tỉnh; nơi tập trung chủ yểu các cơ sở kinh tế, hạ tầng vật chất quan trọng như trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, hệ thống giao thông liên lạc, điện nước, công trình xây dựng, khu vui chơi, giải trí với nhịp độ phát triển nhanh, gấp gáp Thành phổ thuộc tỉnh còn có thể là nơi dễ phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, tình trạng thất nghiệp cao

- Xu hướng đổi mới trong bản thân nền hành chính công từ hành chính truyền thống sang hành chính phát triển và quá trình thực hiện cải cách hành chính

Trang 34

mạnh mẽ của nước ta cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND thành phố thuộc tỉnh Xu hướng đó đặt ra sự cần thiết tất yếu phải điều chỉnh mô hình tổ chức chính quyền thành phố thuộc tỉnh theo yêu cầu cải cách, tức là phải xây dựng một bộ máy chính quyền gọn nhẹ, ít tầng nấc trung gian, thông suốt, vận hành nhanh nhạy, sát dân, tập trung vào chức năng quản lý nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công .

Từ những phân tích ở trên có thể thấy mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương bị tác động bởi rất nhiều nhân tố và chính quyền thành phố Đà Lạt không là ngoại lệ Bên cạnh đó, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phổ Đà Lạt cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức

và hoạt động của chính quyền thành phố

Trang 35

C H Ư Ơ N G 2

T H Ụ C TRẠ NG TÓ CHỨC, H O ẠT Đ Ộ N G VÀ PH Ư Ơ NG H Ư Ớ NG , GIẢI

PH ÁP ĐỒI M ỚI TỎ CH Ứ C, H O ẠT Đ Ộ N G CỦA H Ộ I Đ Ồ NG N H Â N DÂN' • • •

VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN TH À N H PHÓ ĐÀ LẠT

2.1 VÀI N ÉT KH ÁI QUÁT VỀ T H À N H PHÓ ĐÀ LẠT

2.1.1 Đ ịa lý hành chính

Thành phố Đ à Lạt có diện tích tự nhiên 39.329 ha, ở độ cao 1500m so với mặt nước biển, nằm về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà Có vị trí địa lý thuận lợicho việc mở rộng giao lưu với các trung tâm kinh tế của vùng là Thành phổ Hồ Chí

M inh, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Bình Thuận, Ninh Thuận và các nước khu vực Đông Nam Á

Đà Lạt là thành phổ thuộc tỉnh Lâm Đ ồng với nhiều lợi thế như: khí hậu mát lạnh quanh năm, m ưa nhiều, m ùa khô ngắn, lượng bốc hơi thấp, không có bão, tạo cho Đ à Lạt có lợi thế nổi trội trong phát triển kinh tế so với nhiều địa phương khác trong cũng như ngoài tỉnh Lâm Đồng

Theo quy hoạch chung về phát triển Thành phố đến năm 2020, Đà Lạt là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh; trung tâm du lịch, đặc biệt

là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng, cả nước

và quốc tế; trung tâm đào tạo đa ngành và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước; trung tâm sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau hoa chất lượng cao theo hướng công nghiệp của vùng, của cả nước; có vị thế quan trọng về an ninh quổc phòng

Dân cư Đà Lạt có cơ cấu đa dạng, dân số hiện nay là 206.105 neười, có 17 dàn tộc thiểu sổ Dân tộc Kinh chiếm trên 96% dân sổ Đà Lạt Đồng bào dân tộc thiểu số bản địa (K ’Ho, Lạch, Chil, Srê) sống tập trung ở xã Tà N ung và khu vực

M ăng - Lin từ 4 - 5 thế kỷ trước Trong các năm qua, với sự quan tâm đầu tư phát

Trang 36

triển của Đảng và N hà nước nên mặt bàng dân trí, tập quán sinh hoạt, trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc đã được nâng lên đáng kể so với trước giải phóng, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của Thành phố hiện nay Có bốn tôn giáo chính: Công giáo - 18.262 tín đồ; Phật giáo - 57.421 tín đồ; Tin lành - 2.062 tín đồ; Cao Đài - 6.161 tín đồ.

Nhân dân Đ à Lạt có truyền thống đấu tranh cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, được công nhận là Thành phố anh hùng, có tinh thần đoàn kết, cần cù lao động, hiếu học, có trình độ dân trí và điểm xuất phát về kinh tể vượt trội so với mặt bằng chung của các địa phương khác trong tỉnh Từ sau ngày miền N am hoàn toàn giải phóng, Thành phố tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết vượt khó, ra sức xây dựng Thành phố phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng Tăng trưởng kinh tế Thành phố hàng năm đạt kết quả khá cao (15 - 16%), vai trò thủ phủ của Đ à Lạt thể hiện rõ: tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phổ so với toàn tỉnh chiếm 35%, thu ngân sách chiếm 60% , xuất khẩu chiếm 30%

Thành phố có 12 phường và 4 xã, 12 phường được đặt tên theo số thứ tự từ 1 đến 12 và bốn xã là: Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà N ung và xã Trạm Hành mới được thành lập năm 2009 Khu Trung tâm T hành phố bao gồm khu H oà Bình, Chợ

Đà Lạt, thung lũng Hồ Xuân Hương, Q uảng trường trung tâm (sân vận động cũ), Đồi Cù, đường vòng Hồ Xuân Hương, và các trục lộ chính: đường Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Đường 3/2, Trương Định K hu Trung tâm dành riêng

đế xây dựng các cơ quan hành chính Tỉnh, Thành phố, các công trình văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch, thương nghiệp du lịch Phía Nam Thành phố là xã Xuân Trường, xã Trạm H ành, xã Xuân Thọ, Phường 11 chạy dọc theo quốc lộ 20 B; phía Tây có xã Tà N ung; phía Bắc, Đông Bắc là các phườna 9, 10, 11, 12

2.1.2 Tình hình kỉnh tế - xã hội

Qua hơn bổn năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX (2005-2009), với nhiều nỗ lực cổ gắng, nhân dân thành phổ đã đoàn kết xây dựng

Trang 37

thành phố phát triển ngày càng văn minh giàu đẹp Nen kinh tể tăng trưởng khá mạnh, tốc độ tăng GDP đạt 16 - 17% /năm, vượt mức trung bình của toàn Tỉnh và gấp 1,5 lần so với trung bình cả nước; đến cuối năm 2009 thu nhập bình quân đạt trên 17,4 triệu đồng/người/năm.

Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành du lịch

- dịch vụ, đến năm 2009 cơ cấu các ngành đạt tỷ lệ: du lịch dịch vụ 73,2%, công nghiệp xây dựng 11,2%, nông - lâm nghiệp 15,6% (theo Nghị quyết Đại hội Thành Đảng bộ định hướng đến năm 2010: tỷ trọng ngành du lịch dịch vụ 77 - 78%, công nghiệp - xây dựng 1 5 -1 6 % , nông nghiệp 7 - 8% GDP)

Két cấu hạ tầng, nhất là giao thông được đầu tư khá lớn đã tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, dịch vụ, du lịch và phục vụ đời sống nhân dân địa phương, hầu hết các con đường trong thành phố, đường dẫn đến các khu, điểm du lịch đều được nâng cấp, thảm bêtông nhựa thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển giao thông, các đường giao thông đối ngoại kết nối giữa Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Buôn Ma Thuột, Hà Nội đã được đầu tư xây dựng, hoàn thành và nâng cấp Đặc biệt là sân bay Liên Khương đã được nâng cấp thành sân bay quốc tế, đường Cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Đà Lạt dự kiến hoàn thành trong 2 - 3 năm tới sẽ là nguồn động lực cho kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt phát triển mạnh hơn trong thời gian tới

Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh, các hoạt động kỷ niệm

115 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (năm 2008), Festival Hoa Đà Lạt năm

2005, năm 2007 và năm 2010 đã thành công tốt đẹp, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh về chỉnh trang đô thị, phát triển du lịch - dịch vụ Bộ mặt đô thị có sự đổi mới, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, các nhà đầu tư đến tham quan nghỉ dưỡng và tìm kiếm cơ hội đầu tư Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu

kế hoạch Tỉnh giao

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội: Do kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao ở nhiều mặt Đen hết năm 2009, Thành phố Đà Lạt đã hoàn

Trang 38

thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở Người nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, đổi tượng xã hội được chăm lo bằng nhiều nguồn lực Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, giúp nhau giảm

ng h èo được các tầng lóp nhân dân, M ặt trận, đoàn thể, tổ chức xã hội, tôn giáo hưởng ứng tích cực Tỷ lệ hộ nghèo hiện giảm còn khoảng 1,9 % theo tiêu chí mới, không còn hộ đói

Cơ sở vật chất của các trường học được đầu tư phát triển Chất lượng giáo dục được nâng lên, khoảng cách về phát triển giáo dục giữa các vùng đã thu hẹp

G iữ vững kết quả phổ cập trung học cơ sở; nhiều trường tiểu học, trung học đạt chuẩn quốc gia Chủ trương xã hội hóa giáo dục được triển khai; nhiều hình thức khuyến học, khuyến tài phát triển từ thành phố đến cơ sở Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn phát triển mạnh

Sự nghiệp y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế từng bước được phát triển, hiện đại hóa; chất lượng đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên; công tác xã hội hóa được chú trọng thực hiện có kết quả Các chương trình quốc gia về y tế được thực hiện đạt kết quả tốt Vệ sinh môi trường được cải thiện, tỷ lệ hộ dùng nước sạch đạt trên 90% Chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng được nâng lên rõ rệt Tỷ lệ tăng dân sổ tự nhiên giảm dưới 1,31%; trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 10%

Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng văn minh đô thị, phát triển phong cách người Đà Lạt được đông đảo nhân dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn hưởng ứng Đen cuối năm 2009 Thành phố có 88/107 khu phố, thôn giữ vững danh hiệu khu phố, thôn văn hóa Các hoạt động văn nghệ, thể thao quần chúng, triển lãm, cổ động trực quan được tổ chức tương đối rộng khắp, nhất là trong các dịp lễ hội, kỷ niệm Công tác thông tin, tuyên truyền, phát thanh truyền hình phát triển mạnh

Trật tự đô thị được tăng cường thông qua hoạt động quản lý của chính quyền

và vận động nhân dân nâng cao tính tự quản, tự giác thực hiện Thành phố có nhiều

Trang 39

biện pháp tuyên truyền, vận động các cơ quan và nhân dân thực hiện xây dựng theo

quy hoạch, hạn chế tình trạng xây dựng sai quy hoạch, không phép, Thành phố

ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn

Công tác xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh được chăm lo xây dựng

toàn diện: từ nhận thức về tình hình nhiệm vụ, xây dựng lực lượng vũ trang, phát

động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc A n ninh chính trị trật tự an

toàn xã hội cơ bản được bảo đảm

2.2 QUÁ TRÌNH H ÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIẺN CỦA HỘI ĐÒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NH Â N DÂN THÀNH PHÓ ĐÀ LẠT

Lịch sử hình thành và phát triển của chính quyền thành phố Đà Lạt nói riêng

và chính quyền địa phương trong cả nước nói chung có thể chia thành 4 giai đoạn

Tuy nhiên, do đặc thù nên chính quyền thành phổ Đà Lạt ở giai đoạn 1 và 2 phân

chia khác với chính quyền cả nước Nội dung dưới đây sẽ thể hiện rõ điều đó

2.2.1 G iai đoan từ năm 1945 đến năm 1956

được dựa trên cơ sở của Hiến pháp năm 1946, sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 của

Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa về tổ chức HĐND và UBHC xã,

huyện, tỉnh, kỳ và sắ c lệnh số 77 ngày 21/12/1945 của Chủ tịch Chính phủ Việt

Nam Dân chủ cộng hòa về tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã, thành phố

Hưởng ứng Quân lệnh của ủ y ban Khởi nghĩa toàn quốc, ngày 21/8/1945, được sự

giúp đỡ của ủ y ban Khởi nghĩa tỉnh K hánh Hòa, ủ y ban khởi nghĩa Đà Lạt được

thành lập do ông Trần Xuân Biền làm Chủ tịch Đến cuối năm 1945 ủ y ban khởi

nghĩa Đà Lạt đổi tên thành ủ y ban hành chính Thị xă Đà L ạ t

Trong điều kiện kháng chiến, để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới,

tháng 3/1947 bên cạnh ủ y ban hành chính thị xã Đà Lạt, ủ y ban bảo vệ thị xã Đà

Lạt được thành lập để giải quyết những vấn đề kháng chiến, ủ y ban bảo vệ thị xã

Đ à Lạt sau đổi thành ủ y ban kháng chiến thị xã Đà Lạt; sau đó, ủ y ban kháng

Trang 40

chiến và ủ y ban hành chính hợp nhất lại thành ủ y ban kháng chiến - hành chính thị

xã Đà Lạt

Ngày 10/11/1951, Bảo Đại ký Dụ số 4-Q T/TD ấn định ranh giới thị xã Đà Lạt: phía Bắc đến Đan Kia, phía Đông đến núi Láp-bê Nam, phía N am được xác định theo tọa độ (117 grat 8804 kinh độ đông, 13 grat 2304 v ĩ độ bắc), phía Tây - Nam đến sân bay Cam Ly D iện tích 67 km2, chưa kể sân bay Liên K hương với 34 km2

Trong giai đoạn này, bộ máy hành chính Thị xã Đà Lạt do một Thị trưởng quản lý với sự tham dự của Hội đồng thị xã Giúp việc cho Thị trưởng có hai Phó Thị trưởng và m ột thư ký của Hội đồng thị xã Hội đồng thị xã gồm 22 thành viên được phân bổ như sau: 10 uỷ viên chính thức người V iệt Nam do chỉ định và 4 dự khuyết do dân bầu, 6 uỷ viên chính thức người Pháp và 2 dự khuyết do Khâm sứ chỉ định bằng nghị định N hiệm kỳ của Hội đồng thị xã và Hội đồng khu phố là hai năm

v ề tổ chức hành chính, Đà Lạt có Văn phòng toà Thị chính và các sở: Y tế,

Quản lý đường bộ, Cảnh sát, Thú y, Thuế và An ninh Các đơn vị hành chính cấp dưới là 10 khu phố với 30 ấp Đà Lạt còn là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, Cao nguyên miền Nam, nên có nhiều công sở, các cơ quan liên tỉnh, quổc gia và liên bang đóng tại đây như N ha An ninh Đặc biệt, Hạt Đường sắt, Chi cục Thuế quan, Chi cục Bưu chính - Viễn thông, K hâm sứ, Thanh tra thuỷ lâm, Khu công chính Cao nguyên miền Nam, A n ninh và Cảnh sát quốc aia, Văn phòng quốc trưởng, Tòa Hoà giải, Toà án hành chính hỗn hợp, Sờ Đ ịa dư Đông Dương

Dụ số 21 bãi bỏ chế độ Hoàng triều Cương thổ được ký vào ngày 11/3/1955,

Dụ sổ 17 ngày 14/12/1955, các Phủ Thủ hiến được thay bằng Toà Đại biểu, nhưng

Đà Lạt vẫn trực thuộc Tổng thống như tinh thần của sắc lệnh số 4 - Q T/TD ngày 13/4/1953 Thành phố Đà Lạt đặt dưới quyền Đô trưởng và Hội đồng đô thị giúp việc Đô thị Đà Lạt giữ nguyên 10 khu phố như cũ, chỉ thêm làng Liên Hiệp (vùng sân bay Liên Khương) và 5 ấp mới: khu phố I có ấp Ga chia thành 2 ấp Cô Giang,

Ngày đăng: 25/01/2021, 19:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
26. Vũ Hồng Anh (2001), Hội thảo về cải cách bộ mảy hành chính nhà nước góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Luậthọc, (2), tr.68 -71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo về cải cách bộ mảy hành chính nhà nước góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Vũ Hồng Anh
Năm: 2001
27. Nguyễn Đăng Dung (2003), “Bàn về cải cách chính quyền nhà nước ở địa phương”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (9), tr. 19-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bàn về cải cách chính quyền nhà nước ở địaphương”
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Năm: 2003
28. Nguyễn Minh Đoan (2003), “về cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ s ở ”, Tạp chí Luật học (2), tr.3 - 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “về cải cách tổ chức và hoạt động của chínhquyền cấp cơ s ở ”
Tác giả: Nguyễn Minh Đoan
Năm: 2003
29. Nguyễn Văn Động (2003), “Suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc đổi mới tổ chức hội đồng nhân dân và ủ y ban nhân dân ở nước ta hiện nay’’, Tạp chí Luật học, (4), tr.3 - 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc đổi mới tổchức hội đồng nhân dân và ủ y ban nhân dân ở nước ta hiện nay’’
Tác giả: Nguyễn Văn Động
Năm: 2003
30. Bùi Xuân Đức (2003), “Đỗi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị hiện n a y ”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (10), tr.29 -31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đỗi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị hiện n a y ”
Tác giả: Bùi Xuân Đức
Năm: 2003
31. Bùi Xuân Đức (2004), “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay ”, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Bùi Xuân Đức
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2004
32. Nguyễn Thị Hồi (2004), “Ve Hội đồng nhân dân và ủ y ban nhân dân ở nước ta hiện n a y”, Tạp chí Luật học, (1), tr.37 - 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ve Hội đồng nhân dân và ủ y ban nhân dân ở nước tahiện n a y”
Tác giả: Nguyễn Thị Hồi
Năm: 2004
33. Phạm Tuấn Khải (2002), “Tổ chức và hoạt động của HĐND trong điều kiện hiện n a y”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr.32 - 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổ chức và hoạt động của HĐND trong điều kiện hiện n a y”
Tác giả: Phạm Tuấn Khải
Năm: 2002
36. Bùi Xuân Phái (2004), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã”, (3), tr.43 - 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã
Tác giả: Bùi Xuân Phái
Năm: 2004
37. Thang Văn Phúc (2001), “Cải cách hành chỉnh nhà nước thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cải cách hành chỉnh nhà nước thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ”
Tác giả: Thang Văn Phúc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
38. Thang Văn Phúc (2009), “Cải cách hành chính nhà nước - nhìn lại và những vấn đề đặt ra trong hội nhập - phát triển hiện nay”, Tạp chí Luật học, (11), tr48 -54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cải cách hành chính nhà nước - nhìn lại và những vấn đề đặt ra trong hội nhập - phát triển hiện nay”
Tác giả: Thang Văn Phúc
Năm: 2009
39. Phạm Hồng Thái (2002), “Một sổ vấn đề về vị trí, tỉnh chất, tẻ chức của H Đ N D ”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (9), tr.8 - 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một sổ vấn đề về vị trí, tỉnh chất, tẻ chức của H Đ N D ”
Tác giả: Phạm Hồng Thái
Năm: 2002
40. Lưu Trung Thành (2004), “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dán”, Tạp chí Luật học, (4), tr.55 - 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dán”
Tác giả: Lưu Trung Thành
Năm: 2004
41. Thái Vĩnh Thắng (2005), “60 năm xây dựng và hoàn thiện tổ chức chính quyển địa phương của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945 - 2005) ”, Tạp chí Luật học, (5), tr.46 - 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “60 năm xây dựng và hoàn thiện tổ chức chính quyển địa phương của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945 - 2005)
Tác giả: Thái Vĩnh Thắng
Năm: 2005
42. Thái Vĩnh Thắng (2003), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, phường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ”, Tạp chí Luật học, (4), tr.27 - 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, phường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ”
Tác giả: Thái Vĩnh Thắng
Năm: 2003
43. Lê Minh Thông (2002), “Một sổ quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện n a y”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8), tr.25 - 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một sổ quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện n a y”
Tác giả: Lê Minh Thông
Năm: 2002
1. Bộ Nội vụ (2009), Các văn bản của Đảng và Nhà nước về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Nxb Thống Kê, Hà Nội Khác
2. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945), sắc lệnh số 63 ngày 23/11/1945, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata - Văn phòng Quốc hội, Hà Nội Khác
3. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945), sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata - Văn phòng Quốc hội, Hà Nội Khác
4. Chính phủ (2004), Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên ủ y ban nhân dân các cấp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w