Hình thức thực hiện Lý do khiến doanh nghiệp phải lập hai hệ thống số sách bởi: có rất nhiều loại chi phí không thể đưa vào sổ sách kế toán chính thức như chi phí không chính thức khi th
Trang 1CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN THUẾ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật luôn tồn tại song hành với hoạt động thuế của Nhà nước Có thể nói, Nhà nước còn đánh thuế thì sẽ còn tồn tại hành vi gian lận thuế do động cơ của gian lận thuế luôn tồn tại khi Nhà nước thu thuế, đó là mong muốn giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, từ đó trục lợi cho bản thân Tuy nhiên, không loại bỏ được hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta bỏ qua những hành vi gian lận thuế Gian lận thuế sẽ giảm bớt nếu hoạt động quản lý thuế đạt hiệu quả cao Có nhiều việc phải làm để giảm bớt gian lận thuế, trong đó, nhận diện các hành vi gian lận thuế là việc cần làm thường xuyên.
I Khái niệm gian lận thuế
Theo Chuẩn mực 240 của Kiểm toán: Gian lận là hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một người hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính
Như vậy, Hành vi gian lận thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch - làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm
Theo Nghị định 100/2004/NĐ-CP: Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức
vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số
Như vậy, thì có thể nói mục đích của hành vi trốn thuế và hành vi gian lận thuế là như nhau: làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm Nhưng hành vi trốn thuế có phạm vi rộng hơn, trong đó bao gồm cả sự vô tình và sự
cố ý Còn hành vi gian lận thuế có phạm vi hẹp, và là sự cố ý
II Các hình thức gian lận thuế
1 Bỏ ngoài sổ sách kế toán
1.1 Định nghĩa
Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay Người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai
hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế để nội bộ doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động (phản ánh đúng số thu chi; lỗ -lãi), hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế, thường ở dạng lãi ít hoặc lỗ
Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp (DN) dân doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ Đây
Trang 2chính là một kiểu hoạt động kinh tế ngầm mà môi trường thuận lợi của nó là nền kinh tế tiền mặt Rất khó có thể xác định được số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì đã không xảy ra thất thu thuế
Lập 2 hệ thống sổ sách kế toán là hành vi gian lận và phải đối diện với sự trừng phạt của pháp luật LUẬT KẾ TOÁN SỐ 88/2015/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2017, Khoản 10 Điều 13 "nghiêm cấm Doanh nghiệp lập từ 2 hệ thống sổ sách trở lên" Các Luật Quản lý thuế, Luật Đấu thầu hay Luật Các tổ chức tín dụng đều có chế tài xử phạt, thậm chí rất nặng đối với hành vi gian lận trên
1.2 Hình thức thực hiện
Lý do khiến doanh nghiệp phải lập hai hệ thống số sách bởi: có rất nhiều loại chi phí không thể đưa vào sổ sách kế toán chính thức như chi phí không chính thức khi thực hiện thủ tục hành chính, chi hoa hồng, chi phí “lại quả” cho khách hàng và các cơ sở chức năng (khoản tiền lót tay cho các mối quan hệ để doanh nghiệp đạt được mục đích, theo văn hóa của người Việt Nam: đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn)
Để bù đắp được những chi phí “khó công bố” trên, DN buộc phải lập hệ thống sổ sách khác Và khi đã mất công lập một hệ thống khác, kế toán doanh nghiệp giảm luôn lãi cho về không hoặc lãi không đáng kể để trình các cơ quan chức năng:
Trên sổ sách báo cáo thuế, DN có thể sẽ rút bớt sản lượng Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, DN sẽ “vẽ” thêm nhiều chi phí như tiếp khách, đi công tác, sửa chữa phương tiện, phí đào tạo, phí quản lý của nước ngoài… Để hợp thức hóa chứng từ, họ sẽ lấy hóa đơn có chi phí cao hơn thực tế, thậm chí là mua thêm hóa đơn Bằng cách này, báo cáo tài chính của DN luôn cho thấy chi phí rất lớn, dẫn tới lãi ít hoặc lỗ để giảm tiền nộp thuế
1.3 Ví dụ điển hình
Một số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua cho thấy hành vi này khá phổ biến và gây thất thu ngân sách Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN Việt Nam đã trốn thuế 1.028 triệu đồng qua hành vi không ghi sổ
kế toán tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng
2 Tạo giao dịch mua hàng giả mạo
2.1 Định nghĩa
Đây là hành vi trốn thuế khá phổ biến hiện nay, thực tế DN không có khoản chi này nhưng đã tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực, vì thế có thể gọi đây là chi khống Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán giả mạo với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo (có trường hợp tên người lao động không có thật; có trường hợp tên người lao động là có thật nhưng thực sự không làm việc cho DN đó) và thể hiện ở những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác
Trang 3Bằng hành vi này, DN không chỉ trốn thuế thu nhập DN mà còn trốn cả thuế GTGT thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào Đối với những hóa đơn đi mua, để phát hiện, cơ quan thuế phải làm tốt công tác đối chiếu, xác minh Thực tế thời gian qua, thông qua công tác đối chiếu hóa đơn, cơ quan thuế các địa phương đã phát hiện khá nhiều trường hợp gian lận
Chẳng hạn, năm 2012, Cục Thuế Hà Nội đã gửi 10.200 phiếu xác minh hóa đơn, gồm 28.444 số; kết quả trả lời xác minh 7.570 phiếu, chiếm 74,21% số phiếu gửi đi Qua xác minh hóa đơn và thanh tra, kiểm tra, phát hiện 786 hóa đơn vi phạm, truy thu thuế GTGT
là 1.198 triệu đồng, thuế thu nhập DN là 1.658 triệu đồng và xử phạt hành vi trốn thuế
646 triệu đồng, xử phạt hành chính 369 triệu đồng” Tuy nhiên, với công nghệ đối chiếu hóa đơn thủ công như hiện nay thì hiệu quả còn rất thấp, bởi vì tỷ lệ hóa đơn có thể đối chiếu so với số hóa đơn cần đối chiếu là quá nhỏ Hơn nữa, trong trường hợp DN bán hóa đơn sử dụng hóa đơn của những khách hàng không lấy để bán cho những người có nhu cầu mua hóa đơn thì việc đối chiếu cũng không đem lại kết quả
2.2 Hình thức thực hiện
Lập doanh nghiệp ma, để được phát hành hoá đơn, từ đó bán hóa đơn cho các đối tượng khác hoặc trung gian lập hoá đơn mua bán khống, lập hồ sơ giả mạo để xin hoàn thuế
Thủ đoạn tạo giao dịch mua hàng giả mạo không hoàn toàn trùng với thủ đoạn thành lập DN “ma”, do việc tạo giao dịch mua hàng giả mạo không chỉ thực hiện thông qua hành vi mua hóa đơn, song giữa chúng có mối liên hệ mật thiết DN “ma” là DN được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng thực tế không sản xuất kinh doanh, chỉ nhằm mục đích đủ điều kiện để được phát hành hoá đơn, từ đó bán hóa đơn cho các đối tượng khác hoặc trung gian lập hoá đơn mua bán khống, lập hồ sơ giả mạo để xin hoàn thuế
Mức độ thiệt hại do những hoá đơn trôi nổi này gây ra là không thể kiểm soát được, bởi nó hoàn toàn phụ thuộc vào số chi phí đầu vào cần hợp thức hoá của DN mua bán hoá đơn
Hiện nay, hình thức gian lận này càng được tổ chức tinh vi hơn và có hệ thống, tuy nhiên có một số đặc điểm mang tính định vị như: Các DN “ma” thường thành lập dưới dạng công ty TNHH hay DN tư nhân; chủ DN thường là người có hộ khẩu thường trú ở địa phương khác đến đăng ký thành lập DN, hạn chế về trình độ học vấn, không am hiểu pháp luật; văn phòng giao dịch thường đi thuê thời hạn ngắn, trụ sở chật hẹp, tài sản không tương xứng với mô hình tối thiểu của một DN bình thường; đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, chủ yếu là thương mại, dịch vụ tổng hợp, những ngành nghề không cần phải đăng ký vốn pháp định và không bắt buộc có chứng chỉ hành nghề; doanh thu lớn nhưng chênh lệch giữa thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra ít nên kê khai thuế thấp, thậm chí có thuế GTGT phải nộp âm nhiều kỳ nhưng không làm thủ tục xin hoàn thuế…
Trang 42.3 Ví dụ điển hình
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trung bình hằng năm có khoảng 10.000 mẫu hàng hóa được phân tích phân loại Trong đó, mẫu khai đúng chiếm khoảng 47%, sai khoảng 53%, giảm thuế khoảng 7,4%
Cơ quan đăng ký kinh doanh đã rà soát toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
và phát hiện có 30.000 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký từ 1 năm trở lên…
Có thể kể đến vụ mua bán trái phép hóa đơn trị giá 5.000 tỷ đồng xảy ra tại Công ty
Cổ phần Logistic Năng Lượng Xanh (Công ty Năng Lượng Xanh) và Công ty Cổ phần Logistic Xăng dầu Năng Lượng Xanh (Công ty Xăng dầu Năng Lượng Xanh, đều có trụ
sở ở TP.HCM) Lợi dụng chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực cấp phép thành lập doanh nghiệp và quản lý hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn), năm 2015, các đối tượng đã thành lập một số doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM để lấy pháp nhân bán hóa đơn khống, hưởng lợi bất chính
Sau khi thành lập doanh nghiệp, đối tượng mua của La Quốc Dân và Lê Thanh Phú
392 hóa đơn GTGT Tiếp tục sử dụng pháp nhân 9 Công ty ở TP.HCM để xuất 1.679 hóa đơn cho Công ty Năng Lượng Xanh và Công ty Xăng dầu Năng Lượng Xanh
Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 6/2015 đến tháng 2/2016, 2 công ty trên đã xuất số lượng hàng hóa khống hơn 25,595 triệu lít xăng dầu và cước vận chuyển, tổng tiền ghi trên 392 hóa đơn GTGT khống gần 340 tỷ đồng
Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra, Bộ Công an đã thu giữ tài liệu, hóa đơn, chứng từ thể hiện: Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015, 2 công ty do đối tượng Quyên làm chủ đã xuất 3.996 hóa đơn GTGT mặt hàng xăng dầu trị giá tiền ghi trên hóa đơn hơn 5.000 tỷ đồng cho 101 doanh nghiệp
3 Tạo giao dịch bán hàng giả mạo
3.1 Định nghĩa
Mục tiêu của thủ đoạn này là chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước (NSNN) thông qua hoàn thuế hoặc tiếp tay cho hành vi tham nhũng NSNN của một bộ phận công chức được giao nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước Thủ đoạn này cũng liên quan đến hành vi giao dịch mua hàng giả mạo giúp cho bên mua tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào được khấu trừ và giảm chi phí tính thuế thu nhập DN
3.2 Hình thức thực hiện
- Điển hình cho thủ đoạn này là hành vi xuất khẩu khống nhằm chiếm đoạt tiền qua hoàn thuế GTGT từ NSNN Xuất khẩu khống chủ yếu diễn ra đối với phương thức xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới Hành vi này được thực hiện như theo trình tự: Làm thủ tục xuất khẩu sang nước bạn; sau đó lại đưa hàng hóa quay trở lại Việt Nam nhưng không qua cửa khẩu rồi lại làm thủ tục xuất khẩu
Trang 5- Ngoài xuất khẩu khống, giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ giả mạo còn được thực hiện chủ yếu thông qua các hợp đồng bán hàng khống; các hợp đồng cung cấp dịch vụ khống và xuất hóa đơn khống Hành vi này được thực hiện ở cả DN “ma” và cả ở các DN đang hoạt động kinh doanh bình thường
3.3 Ví dụ điển hình
Dạng gian lận này đặc biệt có dấu hiệu trầm trọng ở các tỉnh giáp ranh Campuchia Lợi dụng hệ thống sông ngòi chằng chịt để quay vòng hàng hóa: Sau khi làm thủ tục xuất khẩu sang nước bạn thì lại đưa hàng hóa quay trở lại Việt Nam không qua cửa khẩu, rồi sau đó lại làm thủ tục xuất khẩu Trong trường hợp này, các đối tượng cấu kết với đối tác nước ngoài để hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện đề nghị hoàn thuế GTGT Cùng với
đó, các đối tượng này cũng áp dụng chiêu thức mua hóa đơn để hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào và chi phí tính thuế thu nhập DN Không phải ngẫu nhiên mà kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Campuchia tăng nhanh đáng ngờ, kèm theo đó, số tiền hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia cũng tăng nhanh chóng: Năm 2011 tăng 196,4% so với năm 2010, năm 2012 tăng 190% so với năm 2011
4 Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế
4.1 Định nghĩa
Hành vi này được gọi là “down” giá Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán
4.2 Hình thức thực hiện
Hành vi này thường gặp ở các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải
tư nhân, xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội thất Các công ty xây dựng (nhà dân và đơn vị xây dựng vãng lai) khi thi công các công trình ở các địa phương khác hay xây nhà tư nhân thường khai báo không trung thực, không kê khai hoặc giấu bớt một phần công trình Hành vi gian lận này làm giảm thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
số thu ngân sách hàng năm
4.3 Ví dụ điển hình
Hai nhãn hiệu ắc quy nhập khẩu là Rocket và Atlas, trong năm 2013 đã nhập khẩu 2 triệu USD Cụ thể, là đối với ắc quy nhãn hiệu Rocket và Atlas nhập khẩu từ Hàn Quốc Hóa đơn giá trị gia tăng của nhà nhập khẩu, phân phối ắc quy Rocket (Công ty cổ phần viễn thông An Mạnh Phát, địa chỉ 343B Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) ghi cho một đại lý như sau: Loại bình SMFNX 100 là 295.000 đồng/bình; SMF NX120 là 545.000 đồng/bình Trong khi báo giá tương ứng (giá bán thực tế) hai loại ắc quy này là 980.000 đồng/bình và 1.765.000/bình Như vậy, với mỗi chiếc ắc quy (lớn, nhỏ tùy loại), các doanh nghiệp kinh doanh ắc quy nhập khẩu đã ăn chênh lệch gấp 3 lần giá trị khai báo với cơ quan Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường Với các thủ đoạn như trên, các doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng có thể trốn được một lượng thuế lớn (VAT và Thuế thu nhập doanh nghiệp) Nhà nước thì thất thu thuế, trong khi gánh nặng chi tiêu
Trang 6ngân sách mỗi năm một tăng, còn các doanh nghiệp sản xuất ắc quy trong nước thì điêu đứng vì không thể cạnh tranh nổi với hàng trốn thuế.)
5 Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định
5.1 Định nghĩa
Mục tiêu chủ yếu của hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là che giấu doanh thu tính thuế, hạch toán tăng chi phí tính thuế thu nhập DN và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Các kiểu hạch toán sai chế độ kế toán rất đa dạng Khi bị kiểm tra phát hiện, cán bộ kế toán có thể lấy cớ là hạch toán nhầm để tránh bị phạt vì hành vi trốn thuế
5.2 Hình thức thực hiện
Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định Kế toán có thể hạch toán sai tài khoản kế toán để che giấu doanh thu (Ví dụ: Khi phát sinh doanh thu bán hàng, lẽ ra phải hạch toán vào tài khoản
511 (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) thì kế toán lại hạch toán vào các tài khoản
kế toán khác, như hạch toán vào tài khoản 338 (phải trả, phải nộp khác), hay tài khoản
138 (phải thu khác) Một số doanh nghiệp nhượng bán, trao đổi vật tư không ghi nhận doanh thu mà chỉ hạch toán thay đổi cơ cấu tài sản lưu động bằng các bút toán nhập, xuất, thu, chi hoặc công nợ phải thu, phải trả; bán phế liệu không xuất hóa đơn, không ghi nhận doanh thu hoặc hạch toán giảm chi phí sản xuất
Các dạng hạch toán sai nhằm tăng chi phí được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chủ yếu là: hạch toán toàn bộ chi phí mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản vào chi phí quản lý DN; đưa khấu hao tài sản cố định phúc lợi vào chi phí khấu hao tài sản cố định; tài sản cố định hết thời gian khấu hao vẫn trích khấu hao; hạch toán vào chi phí được trừ các khoản chi từ thiện, các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ, chi mang tính chất tiêu dùng cá nhân của chủ DN
5.3 Ví dụ điển hình
Điện máy Nguyễn Kim vừa bị Cục thuế TPHCM truy thu và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền lên đến hơn 148 tỷ đồng (giai đoạn từ năm 2012 đến cuối năm 2017) Trong đó bị truy thu thuế TNCN 104 tỷ đồng, bị phạt vi phạm hành chính thuế hơn 19,4
tỷ đồng, số tiền chậm nộp thuế TNCN hơn 24,1 tỷ đồng Nguyên nhân là Nguyễn Kim lấy mức lương thấp hơn để làm cơ sở tính thuế thu nhập Phần còn lại phân bổ vào các khoản mục khác như tiền tăng ca, tiền tăng giờ làm Không chỉ có lương mà các khoản tiền thưởng hàng quý, hàng năm cũng được chuyển thành lương ngoài giờ để giảm phần thuế phải nộp
Chẳng hạn, với chức danh Trưởng bộ phận thực nhận 50 triệu đồng mỗi tháng những Nguyễn Kim chỉ khai thuế với lương cơ bản là 12 triệu đồng Số tiền chênh lệch 38 triệu đồng sẽ được chuyển thành lương tăng ca (chỉ nộp bằng giờ làm việc bình thường, phần chênh lệch sẽ được miễn thuế)
Trang 7Hành vi gian lận này chỉ có thể bị phát hiện qua kiểm tra báo cáo quyết toán thuế hoặc qua thanh tra tại cơ sở kinh doanh Muốn phát hiện được hành vi này, cán bộ thanh tra, kiểm tra phải vững vàng về nghiệp vụ kế toán và phải nhanh nhạy trong đánh giá báo tài chính của doanh nghiệp
Ngoài ra, gần đây việc có thể tra cứu thông tin mã số thuế cá nhân công khai đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng mã số thuế của cá nhân để khai khống chi phí tiền lương, tiền công nhằm mục đích trốn thuế Trên thực tế, doanh nghiệp sử dụng không đúng mã số thuế cá nhân có thể do 2 nguyên nhân: Doanh nghiệp cố ý khai khống chi phí lương mà thực tế không có người lao động nhằm mục đích trốn thuế; Hoặc do doanh nghiệp thực tế có sử dụng lao động đã có mã số thuế nhưng doanh nghiệp nhập sai 1 chữ
số của mã số thuế dẫn đến việc bị trùng với cá nhân khác
Tuy nhiên thì nếu doanh nghiệp sử dụng MST để khai khống chi phí thì cơ quan thuế hiện nay cũng đang thông qua MST để phát hiện các trường hợp gian lận mà không phải trực tiếp thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp Đây là một trong các biện pháp để hỗ trợ cơ quan thuế trong việc kiểm tra giám sát, thực hiện pháp luật thuế của cá nhân cũng như doanh nghiệp Thông qua đó, ngành thuế đã phát hiện và xử lý hàng trăm doanh nghiệp
vi phạm mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân
6 Các hành vi gian lận đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Trong điều kiện các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, kéo theo sự tăng trưởng không ngừng của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng đồng thời, các hành vi gian lận về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng gia tăng đáng kể về hình thức gian lận, số vụ gian lận và quy mô số thuế gian lận
Theo thống kê của cơ quan Hải quan, gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp với các phương thức, thủ đoạn gian lận thuế ngày càng tinh vi, thay đổi theo hướng lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ tục hải quan và sự thay đổi chính sách mặt hàng Trong đó, phổ biến nhất là các hành vi buôn lậu, gian lận, trốn thuế về mặt hàng, số lượng, mã hàng, xuất xứ, trị giá tính thuế hay lợi dụng các chính sách ưu đãi, ân hạn thuế hoặc nợ thuế để trốn thuế
6.1 Buôn lậu
6.1.1 Định nghĩa
Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá hoặc ngoại
tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan
6.1.2 Ví dụ điển hình
Các địa bàn trọng điểm là khu vực Móng Cái - Quảng Ninh, cửa khẩu Hữu Nghị Tân Thanh - Lạng Sơn, Tà Lùng - Cao Bằng Vi phạm tập trung ở nhóm hàng tiêu dùng như thuốc lá, nước giải khát, mỹ phẩm, quần áo, thực phẩm, đường, gia súc, gia cầm, đồ điện
Trang 8tử Sau khi nhập lậu vào Việt Nam, các mặt hàng này được xé nhỏ, vận chuyển bằng xe khách, xe tải và được hợp pháp hoá bằng hệ thống hoá đơn mua qua bán lại giữa các DN Đặc biệt là nhập lậu thuốc lá cũng diễn ra rất thường xuyên, quần áo nhập lậu từ Trung Quốc về Tại các tỉnh Hà Tĩnh, Đồng Tháp, An Giang hiện tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường kết tinh cũng diễn biến phức tạp Tận dụng thời cơ này, các đối tượng buôn lậu đã dùng thủ đoạn thay đổi bao bì, nhãn mác đường kính lậu thành đường Việt Nam, sau đó dùng xe gắn máy, ôtô tải vận chuyển vào nội địa tiêu thụ Nhiều đối tượng lợi dụng việc mua lại hàng hóa của cư dân biên giới thuộc diện được hưởng ưu đãi
để trộn hàng nhập lậu vào hàng có hóa đơn nên việc kiểm soát, phát hiện rất khó khăn
6.2 Khai sai chủng loại hàng hoá
6.2.1 Định nghĩa
Với sự gia tăng của khối lượng hàng hóa xuất khẩu, việc phân loại, khai báo và áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế phụ thuộc rất lớn vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế
Bên cạnh hoạt động buôn lậu nêu trên, lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan, nhiều chủ hàng đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không khai báo đầy
đủ các mặt hàng hoặc cố tình khai thiếu số lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu để không phải nộp thuế, gian lận thuế
6.2.2 Hình thức thực hiện
Thứ nhất, Cố tình khai sai tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp Chủ yếu là khai sai mã số hàng từ mã hàng có thuế suất cao sang mã hàng có thuế suất thấp Nhiều trường hợp, người nộp thuế lợi dụng sự phức tạp của các hàng hóa là các hỗn hợp, các hóa chất khó phân biệt, xác định bằng cảm quan để khai theo hướng có lợi cho mình
Trên thực tế, khi khai báo mã hàng (mã số thuế) cho hàng hóa các doanh nghiệp luôn
cố gắng tìm cách áp mã cho mặt hàng ở mức thuế suất thấp nhất bằng các cách: khai sai lệch đi tên hàng hóa, mô tả khác đi từ chức năng chính chuyển sang chức năng phụ, hay tách từ hàng đồng bộ thành hàng không đồng bộ…
Thứ hai, người nộp thuế gian lận thuế bằng cách nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh nhưng lại tháo bớt một số bộ phận để trở thành hàng hóa chưa hoàn thiện nhằm hưởng thuế suất thấp của hàng linh kiện
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu các hàng hóa có thuế suất cao như ô
tô, rượu…từ nước ngoài về đã khai sai tên hàng hóa sang loại hàng hóa khác có thuế suất 0% ví dụ như mặt hàng ô tô ,thiết bị điện tử khai sang là mặt hàng hạt nhựa (thuế suất 0%), hay nhập ô tô hạng sang như BMW X6, một BMW 750 Li Lô xe sang này được nhập từ Mỹ về và khai báo hải quan là nhôm cuộn nhập khẩu…Các doanh nghiệp lợi dụng những mặt hàng có thuế suất thấp để khi khai thay thế cho những hàng hóa của mình để có thể gian lận tiền thuế VAT của nhà nước
Trang 9Công ty Quốc Huy Anh đã làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp khai báo lô hàng gồm chín container cao su thiên nhiên sơ chế xuất khẩu đi Đài Loan, thuế xuất khẩu 0% Nhưng thực tế, kết quả phát hiện toàn bộ chín container là phế liệu thép không gỉ Mặt hàng phế liệu thép không gỉ xuất khẩu có mức thuế suất 15%, nên doanh nghiệp nêu trên
đã cố tình khai báo sai tên hàng xuất khẩu để trốn thuế Nếu doanh nghiệp khai lô hàng là thép không gỉ, với mức thuế suất 15%, doanh nghiệp phải đóng trên 500 triệu đồng tiền thuế, còn nếu khai cao su doanh nghiệp không phải đóng đồng nào
6.3 Khai sai xuất xứ hàng hóa
6.3.1 Định nghĩa và hình thức thực hiện
Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu Lợi dụng việc áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với các hàng hóa có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khu vực thị trường đã có thỏa thuận về
ưu đãi tối huệ quốc (Chế độ tối huệ quốc đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất
cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau ) hay ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, các chủ hàng hóa cố tình khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và làm các giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
Khi gian lận C/O, mức thuế suất của DN sẽ được giảm mạnh.Thủ thuật gian lận được thể hiện dưới nhiều hình thức Thí dụ DN dùng hình thức đạo giá để gian lận về giá tính thuế hoặc cố ý cung cấp thông tin sai về mã số thuế, sai tên nước xuất xứ vào tờ khai hải quan hoặc khai gian số lượng hàng hóa thực tế trên hợp đồng thương mại
Một số DN khác sử dụng thủ thuật sửa chữa các chứng từ, hóa đơn và bảng kê nộp cho cơ quan hải quan Nếu bị phát hiện, DN sẽ tiếp tục sửa đổi, thay thế hoặc bổ sung những chứng từ đã sửa chữa Nhiều chủ hàng còn sử dụng hình thức quá cảnh hàng hóa tại một nước trung gian nhằm thay đổi xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa theo nước quá cảnh nhằm tránh những quy định hạn chế về hạn ngạch và được hưởng các ưu đãi
Nhiều đơn vị nhập khẩu còn sử dụng hàng hóa xuất xứ từ hai nước khác nhau để lẫn vào nhau nhằm giấu xuất xứ thực của hàng hóa khi làm thủ tục xuất nhập khẩu Ngoài ra, còn có DN tự tạo những mẫu giấy chứng nhận gần giống với C/O thật, thậm chí giả mạo chữ ký của cán bộ có thẩm quyền cấp C/O
6.3.2 Ví dụ điển hình
Đầu năm 2016, cơ quan chức năng phát hiện trường hợp Công ty TNHH Quốc Việt (Long An) và Công ty TNHH thương mại dịch vụ Khiết Tâm đã sử dụng C/O giả để gian lận thương mại, bằng cách nhập thép Trung Quốc gắn mác Việt Nam xuất sang EU để hưởng ưu đãi thuế
Tội buôn lậu gia cầm là hành vi đặc biệt nghiêm trọng do ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời có thể tiếp tay đưa dịch bệnh về tàn phá đất nước, phá hoại trật tự kinh tế Tuy nhiên, các vụ bắt quả tang buôn lậu gia cầm thường chỉ được xử phạt hành chính do giá trị của từng lô hàng không lớn (từ 50 – 100 triệu ) hoặc phạt tù nhẹ (6 tháng – 3 năm ) đối với các lô hàng trị giá từ 100 triệu – 300 triệu đồng (điều 153 Bộ luật
Trang 10Hình sự) Lợi nhuận từ việc buôn lậu gia cầm được đánh giá là lãi ngang buôn ma túy
chính là nguyên nhân khiến mức phạt hành chính không đủ sức răn đe
6.4 Gian lận giá tính thuế
Gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giá tính thuế là hành vi rất phổ biến hiện nay Các hành vi gian lận thường được các chủ hàng thực hiện dưới các hình thức sau:
Thứ nhất, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với những mặt hàng chịu thuế suất cao,
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, những mặt hàng hay biến động về giá
Đầu năm 2016, Cục Hải quan Hải Phòng tiếp nhận tờ khai nhập khẩu ô tô 4 chỗ hiệu Mercedes Benz, xuất xứ từ Đức theo loại hình phi mậu dịch Giá khai báo của DN chỉ hơn 22.000 USD, tổng số thuế phải nộp là hơn 49.000 USD Tuy nhiên, sau khi cơ quan hải quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, DN phải khai điều chỉnh giá của chiếc siêu
xe trên thành 98.352 USD, kéo theo số thuế phải nộp tăng lên 196.000 USD
Thứ hai, chủ hàng dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo
thấp trị giá của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực
tế, sau đó khai báo thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại, tương tự đã nhập khẩu trước Bằng hành vi này, chủ hàng đã lợi dụng các quy định về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch hàng nhập khẩu giống hệt/tương tự để được tính thuế với mức giá thấp hơn so với trị giá giao dịch thực tế
Thứ ba, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử để thăm dò thái độ
của cơ quan hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo mức giá thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh, xử lý, chủ hàng đã tiến hành giải thể DN hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh
Thứ tư, do theo chính sách thuế đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp
hơn hàng nguyên chiếc nên DN thực hiện việc “down” giá bằng thủ đoạn tháo rời hàng nguyên chiếc thành linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu Điều này được thực hiện qua việc chủ hàng thành lập nhiều công ty khác nhau hoặc tiến hành móc nối với nhiều công
ty để mỗi công ty tiến hành nhập khẩu một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan
Thứ năm, chủ hàng lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc không khai
báo tiền bản quyền, phí giấy phép, các khoản trợ giúp, phí hoa hồng hoặc các khoản thanh toán gián tiếp để làm giảm trị giá tính thuế hàng nhập khẩu
Thứ sáu, chủ hàng khai tăng trị giá tính thuế so với giá trị thực tế của hàng hóa nhập
khẩu để tăng vốn đầu tư và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…
6.5 Giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế
Chứng từ thường hay được các chủ hàng giả mạo với mục gian lận thuế thường là các chứng từ nộp thuế (nhằm giải tỏa cưỡng chế thuế của cơ quan hải quan) hoặc các hồ sơ