Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học an gian

9 8.1K 223
Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học an gian

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

Thực trạng nghiên cứu khoa học GVHD: Ths Cao Minh Toàn của sinh viên trường đại học An Giang Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Lý do lựa chọn đề tài Nghiên cứu là quá trình tìm tòi ra cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội nhằm cải thiện cái cũ, cái lạc hậu mang lại những điều tốt đẹp hơn cho nhân loại. Khi nhắc đến nghiên cứu khoa học nhiều người vẫn lầm tưởng đó là công việc của những nhà khoa học nhưng thật chất ai cũng thực hiện được: Người nông dân qua quá trình tìm tòi học hỏi tìm ra được giải pháp nâng cao năng suất giống cây trồng và vật nuôi của mình, những công trình, đề án của những bạn sinh viên đạt giải thưởng cấp Bộ, . Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người cũng nâng lên như: biết bảo vệ môi trường, phản ứng lại với những điều tiêu cực. Song song với nó là đòi hỏi con người cũng nâng cao, điều này đã khiến nghiên cứu khoa học trở nên thật sự cần thiết đối với con người. Thử tưởng tượng nếu như không có nghiên cứu khoa học thì con người làm sao có được cuộc sống hiện đại như hiện nay? Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động mang tính hệ thống. Để công trình nghiên cứu có giá trị thì kết quả thu được nên là những con số cụ thể và có tính thuyết phục và trình tự lập luận logic. Chính vì thế, nghiên cứu khoa học không những mang lại lợi ích cho người khác mà còn giúp cho bản thân người nghiên cứu có được tư duy logic, trau dồi kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin, quản lý thời gian và kỹ năng trình bày văn bản một cách có khoa học. Với tầm quan trọng đó, nghiên cứu khoa học đã được đưa vào giảng dạy trong hầu hết các trường đại học trên thế giới, sinh viên không còn xa lạ với vấn đề nghiên cứu thậm chí còn say mê nghiên cứu, xem đó như một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của sinh viên. Thực hiện một nghiên cứu là một công việc khá phức tạp thậm chí là khó khăn đòi hỏi người nghiên cứu phải có lòng đam mê khoa học, có óc tư duy sáng tạo, suy nghĩ logic cũng như niềm đam mê nghề nghiệp. Khác với những đề tài nghiên cứu của thạc sĩ, tiến sĩ đề tài nghiên cứu của sinh viên còn hạn chế về vấn đề nghiên cứu và quy mô nghiên cứu. Bởi lẽ các bạn sinh viên ngoài việc nghiên cứu còn phải hoàn tất các môn học khác, và sinh viên thì không thể trang trãi được các chi phí: đi lại thu thập số liệu, in ấn, và các chi phí khác liên quan đến khảo sát. Hơn nữa, đại bộ phận sinh viên đều là sinh viên xa nhà vấn đề chi phí nghiên cứu và phương tiện đi lại cũng là trở ngại đối với sinh viên. Đề tài của sinh viên chưa thật sự mang tính chất nghiên cứu. Mặc dù hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động khá phổ biến ở hầu hết các trường Đại học Việt Nam, trong thời gian qua, số lượng các đề tài nghiên cứu khoa học đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tham gia nghiên cứutrường Đại học An Giang có số lượng tương đối ít, 372 đề tài năm 2008 (chiếm 3,1% trong tổng số sinh viên của trường), kết quả đó có thực sự tương xứng với tiềm lực 11983 sinh viên hay chưa? Đại đa số các bạn sinh viên chưa tham gia nghiên cứu khoa học. Vậy lý do cho những vấn đề này là gì? Và đâu là giải pháp giúp hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng thu hút nhiều bạn sinh viên tham gia? SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Trang Thực trạng nghiên cứu khoa học GVHD: Ths Cao Minh Toàn của sinh viên trường đại học An Giang Nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên của trường Đại học An Giang, những khó khăn gì mà các bạn gặp phải, từ đó đề xuất ý kiến đến Khoa, Trường giúp sinh viên có hứng thú hơn trong nghiên cứu. Đó là lý do mà tôi chọn thực hiện chuyên đề này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu tổng quát:  Biết được những thành công và hạn chế trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trong những năm vừa qua (thông qua số lượng đề tài)  Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học An Giang.  Tạo một môi trường tốt để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Tìm hiểu mức độ yêu thích của sinh viên đối với nghiên cứu.  Tìm hiểu về sự nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học.  Tìm hiểu khó khăn của sinh viên trong quá trình nghiên cứu khoa học.  Những nhân tố tác động đến NCKH của sinh viên  Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. 1.3 Phạm vi nghiên cứu  Về đối tượng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu sinh viên trường Đại học An Giang  Tập trung tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu khoa học của sinh viên và đề xuất kiến nghị. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: Đề tài được thực hiện chủ yếu bằng dữ liệu thứ cấp, ngoài ra cũng có thu thập dữ liệu sơ cấp. • Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu về con số thống kê được thu thập qua trang web của trường Đại học An Giang, qua sách, báo, và internet. • Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập qua việc phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh viên của trường Đại học An Giang để có những thông tin xác thực hơn cho đề tài. 1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu:  Phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp số liệu: dùng các công cụ thống kê để tập hợp dữ liệu rồi sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, rút ra kết luận về nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu:  Tuy đề tài thực hiện còn một số hạn chế như: Thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi của đề tài thu hẹp ở sinh viên trường Đại học An Giang . nhưng toàn bộ nghiên cứu đều sử dụng những số liệu thực tế nên phản ánh hoàn toàn trung thực vấn đề SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Trang Thực trạng nghiên cứu khoa học GVHD: Ths Cao Minh Toàn của sinh viên trường đại học An Giang nghiên cứu. Nó là cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để những khóa sau làm tài liệu nghiên cứu.  Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu thực trạng vấn đề nghiên cứu khoa học trong sinh viên, cụ thể là sinh viên An Giang, từ đó góp phần tạo lập một môi trường nghiên cứu tốt hơn cho sinh viên trong những năm sau.  Chuyên đề giúp tôi có được khả năng tư duy logic và kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn. Để thu thập số liệu tôi thường xuyên phải tiếp xúc với các giảng viên, sinh viên, điều này góp phần trang bị cho tôi một kỹ năng giao tiếp trong tương lai. 1.6 Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được trình bày qua 5 chương: Chương 1: Tổng quan Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm: lý do, mục tiêu, phạm vi, phương pháp và nội dung nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lí thuyết Chương này giới thiệu cơ sở lý thuyết, bao gồm: các khái niệm có liên quan, tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học, quy trình đăng ký đề tài của trường Đại học An Giang. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này giới thiệu phương pháp nghiên cứu bao gồm: quy trình nghiên cứu, cách kiểm định mô hình như: thang đo, cách chọn mẫu, phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tiến độ thực hiện đề tài. Chương 4: Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học An Giang Chương này mô tả thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học An Giang (kết quả nghiên cứu). Chương 5: Giải pháp Chương này trình bày các giải pháp để tạo một môi trường tốt để sinh viên NCKH SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Trang Thực trạng nghiên cứu khoa học GVHD: Ths Cao Minh Toàn của sinh viên trường đại học An Giang Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 1 giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2 nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Chương này gồm 3 phần chính. Phần đầu giới thiệu nghiên cứu khoa họctrường Đại học An Giang. Phần thứ 2 giới thiệu vai trò và tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học. Phần cuối cùng là quy trình đăng ký đề tài ở trường Đại học An Giang. 2.1 Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, nhằm tạo ra các tri thức mới cho con người. 2.2 Phương pháp nghiên cứu khoa học:  Người ta có thể có được tri thức từ: học tập từ người khác, trải nghiệm của chính mình, nghiên cứu. o Trải nghiệm mất nhiều thời gian, không chủ động và tri thức có được mang tính chủ quan rất cao, không thể tổng quát hóa và ít khi mang đến sự thấu hiểu sự vật. o Học tập là công cụ loài người dùng phổ biến cho việc trang bị các tri thức nền tảng, phổ cập và tổng quát. Thực chất, học tập là phương pháp nhân bản tri thức (đã có sẵn) từ người này sang người khác. o Trong hoạt động thực tiễn, còn có rất nhiều vấn đề cụ thể chưa có câu trả lời. Cách duy nhất để có tri thức về nó là phải nghiên cứu.  Quá trình nghiên cứu khoa học phải tuân thủ 3 nguyên tắc: kiểm chứng được trên thực tiễn, khách quan, và được kiểm soát mới có thể bảo đảm sự đúng đắn, phổ biến của tri thức. Do đó, quá trình nghiên cứu phải được tiến hành thật chặt chẽ theo những 2.3 Nghiên cứu khoa học của Trường Đại học An Giang: gồm các hoạt động: Đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, biên soạn tài liệu giảng dạy và viết sáng kiến kinh nghiệm. 2.4 Vai trò và tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. Ở nước ta, phong trào nghiên cứu khoa học được bộ giáo dục và đào tạo, nhà nước rất quan tâm. Nghị quyết TW khóa 8 có nêu: “…tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, và các viện nghiên cứu để gắn đào tạo với NCKH ,… coi trọng hơn nữa công tác NCKH , nhằm giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục” (tr.46). Do đó, Bộ đã đưa ra những quy định chung đối với nghiên cứu khoa học. Trong văn bản này, Bộ đã đưa ra các quy định về quyền lợi cũng như nghĩa vụ đối với sinh viên và nhà trường trong nghiên cứu khoa học với mục tiêu "Nghiên cứu khoa học cần phải trở thành SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Trang Thực trạng nghiên cứu khoa học GVHD: Ths Cao Minh Toàn của sinh viên trường đại học An Giang một hoạt động chuyên nghiệp trong các đại học!"( GS.TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng, Chủ nhiệm Bộ môn Đại số - Hình học - Tôpô, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội). "Nghiên cứu khoa học không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những phát minh mới, sản phẩm mới phục vụ đắc lực cho cuộc sống”, chính là lời phát biểu của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi tọa đàm về vấn đề đổi mới trong nghiên cứu khoa học. Ở trường Đại học An Giang nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ quan trọng được nhà trường quan tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngay từ khi thành lập, nhà trường đã áp dụng hàng loạt chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộ, giáo viênsinh viên để khuyến khích nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Đến nay, nhà trường thực hiện được 271 đề tài nghiên cứu khoa học (240 đề tài cấp trường), tham gia thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo đề nghị của một số huyện trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2004 đến nay mỗi năm có trên 300 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên hệ đại học ở loại hình khóa luận tốt nghiệp. 2.5 Nội dung quy trình kiểm soát đề tài ở trường Đại học An Giang Tài liệu tham khảo: QĐ 353/QĐ-ĐHAG ngày 21/4/2008 Bảng 2.5. Nội dung quy trình kiểm soát đề tài ở trường Đại học An Giang Người thực hiện Công việc Cách thực hiện Chủ nhiệm đề tài 1. Đăng ký Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học theo biểu mẫu đơn đăng ký và gởi đến chuyên viên nghiên cứu khoa học của phòng QLKHHTQT. Chuyên viên NCKH 2. Tổng hợp Chuyên viên NCKH tổng hợp danh mục đề tài nghiên cứu khoa học đăng ký trình Hội đồng KH&ĐT Trường xem xét và phê duyệt. Hội đồng KH&ĐT của Trường 3. Xem xét Hội đồng khoa học và đào tạo của Trường Đại học An Giang xem xét và phê duyệt Trưởng đơn vị và Chủ nhiệm đề tài Chuyên viên nghiên cứu khoa học Hội đồng KH&ĐT của Trường ĐHAG Trưởng đơn vị và Chủ nhiệm đề tài 4. Triển khai 5. Theo dõi tiến độ 6. Nghiệm thu 7. Chuyển giao Triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Chủ nhiệm đề tài báo cáo tiến độ thực hiện đề tài. Chuyên viên nghiên cứu khoa học của P.QLKHHTQT theo dõi tiến độ thực hiện của đề tài và tổng hợp báo cáo. Nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học. Chuyển giao kết quả nghiên cứu thông qua hợp đồng chuyển giao SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Trang Thực trạng nghiên cứu khoa học GVHD: Ths Cao Minh Toàn của sinh viên trường đại học An Giang 2.6 Quy trình đăng ký đề tài ở trường Đại học An Giang Sơ đồ 2.6. Quy trình đăng ký đề tài ở trường Đại học An Giang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Trang P.QLKH&HTQT tổng hợp và tổ chức họp nhận xét danh mục đề tài đăng ký trước khi trình Thường trực Hội đồng Khoa học và Đào tạo (HĐKH&ĐT) Trường cho ý kiến phê duyệt. Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế (P.QLKH&HTQT) nhận các đăng ký nghiên cứu khoa học cấp Trường P.QLKH&HTQT tiến hành thành lập HĐKH&ĐT cấp Trường xét duyệt đề cương chi tiết đề tài P.QLKH&HTQT làm hợp đồng NCKH với các chủ nhiệm đề tài P.QLKH&HTQT thông báo ý kiến đóng góp của Hội đồng (có kèm theo Biên bản họp Hội đồng) cho chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa, bổ sung. Chủ nhiệm đề tài nộp tóm tắt hoạt động khoa học công nghệ của đơn vị đăng ký đề tài, lý lịch khoa học và bản thuyết minh đề cương chi tiết đề tài cho P.QLKH&HTQT Không đạt Đạt Chủ nhiệm đề tài hoàn thành đề tài, nộp 1 bản báo cáo kết quả P.QLKH&HTQT góp ý. P.QLKH&HTQT tiến hành thủ tục thành lập HĐKH&ĐT cấp Trường nghiệm thu đề tài Chủ nhiệm đề tài hoàn chỉnh báo cáo kết quả theo ý kiến đóng góp của Hội đồng và nộp về P.QLKH&HTQT P.QLKH&HTQT trình HĐKH&ĐT Trường ký Quyết định nghiệm thu đề tài Thực trạng nghiên cứu khoa học GVHD: Ths Cao Minh Toàn của sinh viên trường đại học An Giang Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Chương 3 này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu bao gồm: quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích, phương pháp xử lý số liệu, thang đo và cỡ mẫu. 3.1 Quy trình nghiên cứu Toàn bộ quy trình nghiên cứu có thể mô tả qua hình dưới đây: Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiên cứu Giải thích quy trình nghiên cứu:  Nghiên cứu này thông qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.  Nghiên cứu sơ bộ bao gồm: Định tính sơ bộ và định lượng sơ bộ  Định lượng sơ bộ: thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp về tình hình nghiên cứu khoa học của sinh viên những năm gần đây. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Trang Cơ sở lý thuyết Thực trạng về NCKH trong những năm vừa qua Bảng câu hỏi nháp Phỏng vấn thử (N=5) Hiệu chỉnh bảng câu hỏi Bảng câu hỏi chính thức Thu thập số liệu (N=50) Xử lý số liệu Báo cáo NC SƠ BỘNC CHÍNH THỨC Thực trạng nghiên cứu khoa học GVHD: Ths Cao Minh Toàn của sinh viên trường đại học An Giang  Đinh tính sơ bộ: thông qua việc phỏng vấn thử 5 bạn sinh viên ở lớp DH8KD để hiệu chỉnh các thuật ngữ bảng câu hỏi nháp và hiệu chỉnh thang đo.  Nghiên cứu chính thức  Được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên 50 bạn sinh viêntrường Đại học An Giang, gồm các Khoa: Khoa NN-TNTN, Khoa KT-QTKD, Khoa KT-CN-MT, Khoa Lý luận Chính trị, Khoa Văn hóa Nghệ thuật, mỗi khoa là 10 bạn sinh viên. Việc lựa chọn mẫu như vậy là để kết quả nghiên cứu được khách quan hơn không tập trung vào những ngành quá nổi bật của trường.  Tiến hành nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong là: kiến thức, kinh nghiệm, sự đam mê, sự hỗ trợ của trường, chi phí, thời gian và các yếu tố bên ngoài là: giải thưởng, sự ứng dụng của đề tài và sự ủng hộ của xã hội. Ngoài ra, cũng tìm hiểu sự liên quan giữa việc nghiên cứu khoa học với các yếu tố: đánh giá của sinh viên về vai trò của nghiên cứu khoa học và số lượng đề tài của trường Đại học An Giang.  Số liệu sau khi được làm sạch sẽ được xử lý bằng phần mềm excel.  Thang đo: Đề tài chủ yếu sử dụng thang đo Likert 5 điểm cho các nhân tố ảnh hưởng, thang đo định danh cho các biến quan sát như Khoa, giới tính.  Câu hỏi chủ yếu ở dạng câu hỏi mở để có thể khai thác hết thực trạng nghiên cứu của sinh viên. 3.2 Tiến độ thực hiện đề tài Tiến độ nghiên cứu từ ngày 01/02/2010 đến ngày 24/05/2010 Bảng 3.2 Tiến độ thực hiện đề tài Công việc Tuần thứ A. Đề cương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1. Cơ sở lý thuyết  2. Dàn bày thảo luận  3. Thiết kế bảng câu hỏi  4. Trình bày đề cương  B. Nghiên cứu sơ bộ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1. Thảo luận tay đôi  2. Hiệu chỉnh thang đo  C. Nghiên cứu chính thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1. Phát bảng câu hỏi  2. Thu thập hồi đáp  3. Xử lý và phân tích dữ liệu  D. Soạn thảo báo cáo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1. Kết quả phần A và B  2. Kết quả phần C  3. Kết luận và kiến nghị  4. Hiệu chỉnh cuối cùng  SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Trang Thực trạng nghiên cứu khoa học GVHD: Ths Cao Minh Toàn của sinh viên trường đại học An Giang Chương 4: Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học An Giang 4.1 Vài nét về tình hình nghiên cứu khoa học của Trường Đại học An Giang năm 2000-2009: Nguồn nhân lực của Trường hiện có 738 cán bộ giảng viên và công nhân viên và 10.695 sinh viên. Trường có 6 khoa: Khoa Sư phạm, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Khoa Văn hóa nghệ thuật và Khoa Lý luận chính trị. Trong thời gian từ khi thành lập Trường đến nay (2000 - 2009), đã có tồng số 271.đề tài nghiên cứu khoa học các cấp được thực hiện; trung đó có 240 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. Đơn vị thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường tiêu biểu nhất là Khoa Nông nghiệp & TNTN với 101 đề tài, chiếm 42,08 % tổng số đề tài nghiên cứu khoa học; kế đến là Khoa Sư phạm có 47 đề tài thực hiện, chiếm 19,58 %; Khoa Kinh tế - QTKD có 23 đề tài thực hiện, chiếm 9,58 %, Khoa Kỹ thuật CN&MT có 17 đề tài thực hiện, chiếm 7,08 % Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã Hội & NV đơn vị có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học độc lập (đề tài cấp tỉnh và cấp cơ sở); hiện đang thực hiện 5/11 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, chiếm 54,50 % và 05 đề tài cấp cơ sở. Kế đến là Khoa Nông nghiệp- TNTN thực hiện 4 đề tài NCKH cấp tỉnh, chiếm 36,30 %; Khoa Kinh tế - QTKD thực hiện 01 đề tài thực hiện, chiếm 0,09 %. Trong năm học 2007-2008, có 372 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở loại hình luận văn. Trong đó Khoa Nông nghiệp–TNTN có 159 đề tài, chiếm; 42,74 % tổng số đế tài NCKH của sinh viên; kế đến là Khoa Sư phạm có 88 đề tài, chiếm 23,65 %; Khoa Kỹ thuật – CN&MT có 88 đề tài, chiếm 23,65 %; Khoa KT-QTKD có 18 đề tài, chiếm 4,83 %; Khoa Lý luận Chính trị có 18 đề tài, chiếm 4,83 %. Kinh phí đầu tư nghiên cứu khoa học qua các năm học tăng dần theo số lượng đề tài thực hiện; từ 127,590 triệu đồng ở năm học 2000 -2001 tăng lên trên 400 triệu đồng ở năm học 2008-2009. Bên cạnh các đề tài cấp Trường, các đơn vị và cá nhân còn rất năng động trong việc tranh thủ mọi nguồn kinh phí khác từ các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để tiến hành thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Các loại hình nghiên cứu khoa học phong phú bao gồm nghiên cứu lý luận, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai. 4.2 Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học An Giang: 4.2.1 Thông tin chung về vấn đề nghiên cứu khoa học của sinh viên: Số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học: SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Trang . 4: Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học An Giang Chương này mô tả thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học An Giang. Cao Minh Toàn của sinh viên trường đại học An Giang Nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên của trường Đại học An Giang, những khó

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:18

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.5. Nội dung quy trình kiểm soát đề tài ở trường Đại học An Giang - Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học an gian

Bảng 2.5..

Nội dung quy trình kiểm soát đề tài ở trường Đại học An Giang Xem tại trang 5 của tài liệu.
Toàn bộ quy trình nghiên cứu có thể mô tả qua hình dưới đây: - Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học an gian

o.

àn bộ quy trình nghiên cứu có thể mô tả qua hình dưới đây: Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan