luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Chuyên đề năm ba GVHD: Ths. Phùng Ngọc Triều Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài: Vốn luôn được coi là một trong những nhân tố quyết định cho quá trình sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế của mỗi Quốc gia. Việt Nam đặt ra mục tiêu là thực hiện thành công quá trình CNH - HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020 để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó, việc thu hút và sử dụng vốn trở thành chiến lược hàng đầu của đất nước. Nền kinh tế nước ta xuất phát từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu nên nguồn vốn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư. Vì vậy, cần phải có nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói riêng là rất quan trọng. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại là nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Một số công trình hạ tầng giao thông, cấp thoát nước được xây dựng bằng nguồn vốn ODA (chủ yếu là các thành phố lớn) đã tạo được những diện mạo mới trong nếp sống văn minh đô thị. Tuy nhiên, so với cả nước thì ĐBSCL thu hút vốn ODA còn khá khiêm tốn trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Khu vực ĐBSCL có nhiều thuận lợi nhưng chưa được đầu tư đúng mức để phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay chủ trương chung ở khu vực là tập trung thu hút, sử dụng vốn ODA hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nguồn cung cấp ODA không ngừng giảm sút sự cạnh tranh quốc tế trong việc thu hút sử dụng ODA diễn ra ngày càng gay gắt. Vì thế, việc phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL là hết sức cần thiết. Chính vì tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc sử dụng vốn ODA cho phát triển ĐBSCL nên tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ năm 2001 - 2010” để làm chuyên đề năm ba. Ngoài việc mang lại tính kịp thời, hy vọng chuyên đề này sẽ đóng góp một phần vào các quyết định của các nhà tài trợ cũng như các nhà quản lý và sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Phân tích tình hình sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL. - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL. - Khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL. Thực trạng sử dụng, những thành tựu và khó khăn tồn tại. Đề tài nghiên cứu ở khu vực các tỉnh ĐBSCL. Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ 2001 - 2010. SVTH: Nguyễn Văn Tới Trang 1 Chuyên đề năm ba GVHD: Ths. Phùng Ngọc Triều 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu: - Làm cơ sở cho việc ra quyết định của các nhà tài trợ đầu tư vốn ODA vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL. - Thấy được những bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL. - Định hướng cho việc sử dụng vốn ODA trong tương lai. - Thấy được những thành tựu trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL để thu hút ngày càng nhiều vốn ODA đầu tư vào khu vực. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: 1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Dựa trên các số liệu, dữ liệu thứ cấp: - Các thông tin về nguồn vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL trong giai đoạn từ năm 2001 - 2010 thông qua Bộ kế hoạch đầu tư. - Một số tạp chí chuyên ngành và qua Internet cũng như qua sách báo v.v - Những nghiên cứu của anh (chị) sinh viên trước đây. 1.5.2. Phương pháp phân tích Các phương pháp phân tích cụ thể là phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp và khái quát hóa. SVTH: Nguyễn Văn Tới Trang 2 Chuyên đề năm ba GVHD: Ths. Phùng Ngọc Triều Chương 2 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT 2.1. Tổng quan về nguồn vốn ODA 2.1.1. Lịch sử hình thành ODA Viện trợ phát triển chính thức thực ra đã có từ rất lâu đời, nhưng vào thời kỳ xa xưa ấy người ta chưa gọi nó bằng cái tên Hỗ trợ phát triển chính thức như ngày nay. Ngay từ thời xã hội con người chưa hình thành nên Nhà nước, giữa các bộ lạc đã có sợi dây liên hệ giúp đỡ nhau về mặt kinh tế, là sự giúp đỡ qua lại giữa các bộ lạc với nhau: một bộ lạc thiếu thốn về mặt nào đó sẽ được bộ lạc khác dư dả hơn giúp đỡ. Đầu tiên sự giúp đỡ này còn vô tư; về sau biến tướng đi, nó kèm theo những điều kiện do bên cho mượn đặt ra buộc bên kia phải chấp nhận. Sau đại chiến Thế giới thứ II kết thúc cũng là thời điểm mở đầu cho cuộc chiến tranh lạnh giữa phe XHCN và TBCN, mà đứng đầu là Liên Xô và Hoa Kỳ. Hai cường quốc này thực thi nhiều biện pháp, đặc biệt là về kinh tế để củng cố hệ thống đồng minh của mình. Đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày càng giàu có nhờ chiến tranh. Bên cạnh đó, các nước đồng minh của Hoa Kỳ lại chịu tác động nặng nề của cuộc chiến tranh. Sự yếu kém về kinh tế của các nước này khiến Hoa Kỳ lo ngại trước sự mở rộng của phe XHCN. Để ngăn chặn sự phát triển đó giải pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nước tư bản sớm hồi phục kinh tế. Năm 1947, Hoa Kỳ triển khai kế hoạch Marshall, viện trợ ồ ạt cho các nước Tây Âu. Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng cố và gia tăng số lượng các nước gia nhập phe XHCN. Với tinh thần “Quốc tế vô sản” Liên Xô đã tài trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước ở châu Âu, châu Á, đến châu Phi và Mỹ La tinh. Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nước XHCN được coi là các khoản ODA đầu tiên. Mặc dù mục tiêu chính của các khoản viện trợ này là chính trị nhưng chúng cũng đã có tác dụng nhất định giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 1960, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của các nước đang và kém phát triển, cộng với nhận thức thay đổi của các nước giàu đối với sự phát triển của các nước nghèo. Ngày 14/12/1960, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic and Development - OECD) thành lập Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (Development Assistance Committee - DAC). Uỷ ban này có nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của các nước OECD cho các nước đang và kém phát triển. Kể từ khi bảng báo cáo đầu tiên của DAC ra đời vào năm 1961, thuật ngữ ODA được chính thức sử dụng, với ý nghĩa là sự trợ giúp có ưu đãi về mặt tài chính của các nước giàu, các tổ chức quốc tế cho các nước nghèo. 2.1.2. Khái niệm ODA Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng nói chung những quan điểm này khác biệt nhau không nhiều và đều dẫn chung đến một bản chất. Theo cách hiểu chung nhất thì Hỗ trợ phát triển chính thức ODA (Official Development SVTH: Nguyễn Văn Tới Trang 3 Chuyên đề năm ba GVHD: Ths. Phùng Ngọc Triều Assistance) là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho nước đang và chậm phát triển. Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 24/11/2006 định nghĩa ODA (theo Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc): ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà Nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ. 2.1.3. Đặc điểm ODA ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi; bởi vì bao giờ cũng có phần cho không là chủ yếu. Còn phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng rất nhiều (thường dưới 3%) và vay thương mại rất nhỏ. Thời gian sử dụng vốn dài, thường là từ 20 - 50 năm và để được xếp vào ODA, một khoản cho vay phải có một thành tố tối thiểu là 25% viện trợ không hoàn lại. ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hoặc gián tiếp; Đi kèm với ODA bao giờ cũng có những ràng buộc nhất định về chính trị kinh tế hoặc khu vực địa lý. Nước nhận viện trợ còn phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ như thay đổi chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế, thay đổi thể chế chính trị v.v cho phù hợp với mục đích của bên tài trợ. 2.1.4. Phân loại ODA Phân loại theo phương thức hoàn trả, ODA có 3 loại: - Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thỏa thuận trước giữa các bên. Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng: + Hỗ trợ kỹ thuật. + Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật. - Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi): là các khoản cho vay ưu đãi, với những điều kiện ưu đãi thường là: + Lãi suất thấp (tùy thuộc vào mục tiêu vay và nước vay). + Thời hạn khoản vay dài (thường từ 20 - 50 năm) nhằm giảm gánh nặng trả nợ cho các nước trong thời gian đầu còn gặp khó khăn. + Có thời gian không trả lãi hoặc hoãn trả nợ (còn gọi là thời gian ân hạn) từ 10 - 12 năm để các nước tiếp nhận có đủ thời gian phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, tạo nguồn để trả nợ cho sau này. - Viện trợ hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần dưới hình thức vay tín dụng (có thể ưu đãi hoặc thương mại). Phân loại theo nguồn cung cấp, ODA có 2 loại: - ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia (nước phát triển viện trợ cho nước đang và kém phát triển) thông qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ. - ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB, .) hay tổ chức khu vực (ADB, EU, .) hoặc của Chính phủ của một nước dành cho SVTH: Nguyễn Văn Tới Trang 4 Chuyên đề năm ba GVHD: Ths. Phùng Ngọc Triều Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc); UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc) v.v có thể các khoản viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bên nhận viện trợ. Phân loại theo điều kiện, ODA có 2 loại: - ODA không ràng buộc: Việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng. - ODA có ràng buộc: + Bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn ODA chỉ giới hạn trong một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc công ty của các nước thành viên (với viện trợ đa phương). + Bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng ở một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể. + ODA có thể ràng buộc một phần: Một phần chi ở nước viện trợ, phần còn lại chi ở bất cứ nơi nào. Phân loại theo mục tiêu sử dụng, ODA có 4 loại: - Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: + Chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận ODA. + Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá). - Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc. - Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ ký hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào. - Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện được nhận viện trợ dự án là “phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA”. Có 2 dạng: + Viện trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ bản (xây dựng đường xá, cầu cống, đê đập hoặc kết cấu hạ tầng…). + Viện trợ kỹ thuật: Là những nguồn vốn dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực… loại viện trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. 2.1.5. Điều kiện để nguồn vốn trở thành nguồn vốn ODA: Một là, Được các tổ chức chính thức hoặc đại diện của các tổ chức chính thức cung cấp. Tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. SVTH: Nguyễn Văn Tới Trang 5 Chuyên đề năm ba GVHD: Ths. Phùng Ngọc Triều Hai là, Mục tiêu chính là giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: Xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; các vấn đề xã hội như tạo việc làm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội; cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế v.v Ba là, Thành tố hỗ trợ (Grant element - GE) phải đạt ít nhất 25%. Thành tố hỗ trợ, còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểu hiện tính “ưu đãi” của ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thị trường. Thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho nước tiếp nhận. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên tổ hợp các yếu tố đầu vào: Lãi suất, thời gian ân hạn, thời hạn cho vay, số lần trả nợ trong năm, và tỷ lệ chiết khấu. Công thức 1 xác định như sau: Trong đó: GE: Yếu tố không hoàn lại. G: Thời gian ân hạn. M: Thời hạn cho vay. r: Tỷ lệ lãi suất hàng năm. a: Số lần trả nợ trong năm (theo điều kiện của bên tài trợ). d: Tỷ lệ chiết khấu của mỗi kỳ; d = (1 + d’ ) 1/a - 1. d’: Tỷ lệ chiết khấu của cả năm (theo thông báo của OECD hoặc các thỏa thuận của bên tài trợ). 2.1.6. Tác dụng của ODA ODA song phương thể hiện mối quan hệ đối ngoại giữa hai bên cung cấp và bên tiếp nhận viện trợ. Tuy vậy, đối với mỗi bên nó sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Đối với bên xuất khẩu vốn: + Mặt tích cực: Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp: họ được ưu tiên trong đấu thầu quốc tế, miễn thuế trong hoạt động đầu tư tại nước sở tại… Hơn nữa, uy tín và tiếng tăm của công ty trực tiếp thực hiện dự án ODA sẽ được nâng lên trên trường quốc tế. Cùng với sự gia tăng của vốn ODA, các dự án đầu tư của những công ty nước viện trợ cũng tăng theo với những điều kiện thuận lợi, đồng thời kéo theo sự gia tăng về buôn bán giữa hai quốc gia: nước nhận viện trợ có thêm điều kiện tốt để phát triển kinh tế. 1 http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/090408 SVTH: Nguyễn Văn Tới Trang 6 ( ) ( ) ( ) %100 1 1 1 1 11 × − + − + −× −= aGaMd dd d a r GE aMaG Chuyên đề năm ba GVHD: Ths. Phùng Ngọc Triều Ngoài ra, nước viện trợ còn đạt được những mục đích về chính trị, ảnh hưởng của họ về mặt kinh tế - văn hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên. Đối với quốc gia hỗ trợ dự án, khi chấp nhận cung cấp ODA, có nghĩa là một động tác phí từ ngân sách nước họ đã được hình thành; tiếp theo là nhà thầu của quốc gia này trúng thầu để họ trực tiếp thực hiện dự án theo nội dung điều ước hỗ trợ vốn ODA mà chính phủ hai nước đã chấp thuận. Chuyên gia hay nhà thầu nước ngoài vào làm việc sẽ được miễn thuế thu nhập, thuế lợi tức tại nước nhận ODA. + Mặt hạn chế: Trong việc cung cấp ODA cũng có sự phân biệt đối xử giữa các nước được nhận với nhau. Trong viện trợ song phương, chỉ có những nước nào thỏa mãn được các điều kiện do bên cấp viện trợ đưa ra mới nhận được sự tài trợ từ nguồn ODA. Ngược lại thì không được tiếp nhận. Trong việc cung cấp nguồn ODA đa phương dễ tạo ra nạn tham nhũng trong các quan chức Chính phủ hoặc phân phối giàu nghèo trong các tầng lớp dân chúng nếu không có những chính sách kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn này trong nước. Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra của viện trợ ODA là các nước cung cấp không nhằm cải tạo nền kinh tế - xã hội của nước đang phát triển mà nhằm vào các mục đích quân sự. Đối với các tổ chức đa phương: + Mặt tích cực: Nâng cao vị thế trong quan hệ quốc tế khi thực hiện viện trợ cho các nước thành viên cũng như cho các nước khác. Trong báo cáo của UNDP công bố ngày 16/10/1988, có ghi: “Ở Việt Nam, chính phủ đã giao phó cho UNDP trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ trong việc xây dựng các chính sách kinh tế, chính trị và quản lý hành chính nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi phục vụ tốt hơn cho người nghèo”. + Mặt hạn chế: Các tổ chức đa phương đưa ra điều kiện tương đối ngặt nghèo, buộc các nước tiếp nhận phải cam kết thực hiện, vì vậy điều kiện này được áp dụng như nhau ở mọi quốc gia có thể sẽ tạo nên bất hợp lý và làm sụt giảm lòng tin của dân chúng. Vốn hoạt động của các tổ chức đa phương do các nước hội viên đóng góp nên quyền chi phối hoạt động của các tổ chức này bị phụ thuộc vào sức nặng phiếu bầu của những thành viên có mức đóng góp cao nhất, điều đó đồng nghĩa với việc thái độ của nước thành viên có mức đóng góp cao sẽ quyết định việc mở hay không mở ODA cho một nước nào đó. Có thể xảy ra tình trạng lãng phí trong cung cấp ODA do thiếu kiểm tra trách nhiệm trong đóng góp của các nước hội viên. Đối với các nước tiếp nhận vốn: + Mặt tích cực: SVTH: Nguyễn Văn Tới Trang 7 Chuyên đề năm ba GVHD: Ths. Phùng Ngọc Triều Tầm quan trọng của ODA đối với các nước đang và kém phát triển là điều không thể phủ nhận. Điều này được thể hiện rõ qua những thành công mà các nước tiếp nhận ODA đã đạt được. Đầu tiên, trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ODA mang lại nguồn lực cho đất nước thông qua những tác động tích cực của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở những nước chậm và đang phát triển. Thứ nữa, theo các nhà kinh tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển. Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA. ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế mang lại. ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế. ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời, nguồn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo… ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng quy mô doanh nghiệp. Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình CNH - HĐH đất nước, từ các nước phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này. + Mặt hạn chế: Bên cạnh những mặt tích cực, ODA cũng có không ít những mặt hạn chế. Hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức (ODA) là các nước nếu muốn nhận được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều. Ngay ở trong một nước, tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọng điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia đó, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt. Cho đến nay, mặc dù bối cảnh quốc tế đã có nhiều biến đổi, song mục tiêu và lợi ích của các nước cấp vốn theo đuổi hầu như không thay đổi so với trước đây: tập trung cho an ninh của hệ thống TBCN, tuyên truyền dân chủ kiểu phương tây, trói buộc sự phát triển kinh tế của các quốc gia phụ thuộc thế giới thứ ba vào trong một trật tự tự do mà các trung tâm tư bản đã sắp đặt khuyến khích tự do hóa kinh tế để mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào v.v 2.1.7. Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu: SVTH: Nguyễn Văn Tới Trang 8 Chuyên đề năm ba GVHD: Ths. Phùng Ngọc Triều Hiện nay, trên thế giới có hai nguồn cung cấp ODA chủ yếu: các nhà tài trợ đa phương và các nước viện trợ song phương. Các nhà tài trợ đa phương gồm các tổ chức chính thức sau: - Các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc bao gồm: + Tổ chức Y tế thế giới (WHO). + Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA). + Chương trình Lương thực thế giới (WFP). + Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). + Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFDA). + Tổ chức Nông nghiệp và lương thực (FAO). + Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP). + Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO). - Các tổ chức tài chính Quốc tế: + Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). + Ngân hàng Thế giới (WB), bao gồm 5 tổ chức chính: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD - International Bank for Reconstruction and Development). Lãi suất các khoản vay IBRD được điều chỉnh 6 tháng một lần, thời hạn trả nợ 15 - 20 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA - International Development Association). Vay IDA không có lãi suất chỉ có phí dịch vụ 0,75%/năm, thời hạn vay 40 năm trong đó có thời gian ân hạn 10 năm. Công ty Tài chính quốc tế (IFC - International Finance Corporation). Vay của IFC lãi suất vay tính theo lãi suất trên thị trường vốn quốc tế. Thời gian vay từ 3 - 15 năm, thời gian ân hạn 5 - 8 năm. Cơ quan Bảo hiểm đầu tư đa phương (MIGA - Multilateral Investment Guarantee Agency). Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID - International Center for Solving Invesment Dispute). + Liên minh Châu Âu (EU). + Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). - Các tổ chức phi Chính phủ (NGO). - Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). - Ngân hàng phát triển Châu Phi. - Quỹ Cô - Oét. Bảng 2.1: Điều kiện cho vay của các tổ chức tài chính Quốc tế SVTH: Nguyễn Văn Tới Trang 9 Chuyên đề năm ba GVHD: Ths. Phùng Ngọc Triều Tổ chức Lãi suất (%) Thời hạn (năm) Ân hạn (năm) WB 0,75 30 - 40 5 - 10 ADB 1,00 15 - 20 5 - 7 OECD 0,75 35 - 40 7 - 10 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bảng 2.2: Cơ cấu các nhà tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 Nhà tài trợ Tỷ lệ (%) Nhật Bản 42,29 WB 26,61 ADB 14,49 Các nước và các tổ chức quốc tế khác 16,61 (Nguồn: WB, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Các nước viện trợ song phương: - Các nước thành viên Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC), DAC hiện nay gồm có 21 thành viên: Anh, Áo, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Canada, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Úc, Ý, Luxămbua, New Zealand, Bỉ, Na Uy, Pháp và Ủy ban Châu Âu (EC). - Các nước đang phát triển. Bảng 2.3: Lượng vốn ODA cung cấp bởi một số nước phát triển trong năm 2004 Nước Vốn (triệu USD) % thay đổi hàng năm % GNP Hoa Kỳ 19.000 16,4 0,16 Nhật Bản 8.900 -0,2 0,19 Pháp 8.500 16,8 0,42 Anh Quốc 7.800 24,7 0,36 Đức 7.500 10,5 0,28 Hà Lan 4.200 6,4 0,74 Thụy Điển 2.700 12,7 0,77 (Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2004) Bảng 2.4: Điều kiện cho vay của một số nước viện trợ song phương SVTH: Nguyễn Văn Tới Trang 10 . chọn đề tài Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ năm 2001 - 2010 để làm chuyên đề năm ba. Ngoài. tài trợ đầu tư vốn ODA vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ĐBSCL. - Thấy