Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở đồng bằng sông cửu long giai đoạn từ năm 2001 2010 (Trang 27 - 29)

4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo tổng hợp, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL đến năm

4.4.2.Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng:

- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa đầu tư, cho phép nhân dân cùng tham gia tìm hiểu, đóng góp ý kiến về các quy hoạch giao thông, cấp, thoát nước... ở ĐBSCL. Từ đó, dân hiểu và chấp hành tốt công tác giải phóng mặt bằng.

- Xây dựng cơ chế đền bù thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.

- Chính quyền các tỉnh, các sở, ban, ngành thực hiện nhanh chóng thủ tục cấp đất, cấp giấy phép xây dựng các khu chung cư phục vụ cho công tác di dân, giải phóng mặt bằng.

Tổ chức tốt công tác đấu thầu, mua sắm thiết bị và công nghệ:

Công tác xây dựng, lắp đặt các công trình cơ sở hạ tầng sử dụng đến một khối lượng lớn máy móc, thiết bị, công nghệ. Thông thường việc mua sắm thiết bị công nghệ được thực hiện thông qua đấu thầu, mua sắm, lựa chọn nhà cung cấp. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu mua sắm:

- Phân chia gói thầu hợp lý đảm bảo nguyên tắc về kỹ thuật, công nghệ, quy mô, thời gian và địa điểm thực hiện.

- Hồ sơ mời thầu phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ, rõ ràng, tránh gây hiểu sai, hiểu lầm đối với các nhà thầu, tạo thuận lợi cho khâu đánh giá hồ sơ dự thầu.

- Các tiêu chí và thang điểm đánh giá phải hợp lý và phù hợp với thông lệ chung quốc tế, cho phép lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực cung cấp hàng hóa, vật tư, có kỹ thuật phù hợp với trình độ phát triển chung ở trong nước.

- Các chuyên gia trong hội đồng xét thầu phải đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong đánh giá hồ sơ dự thầu.

- Phải chấp hành đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục đấu thầu đảm bảo hiệu quả, công bằng, minh bạch.

- Trong giai đoạn thương thảo và ký kết hợp đồng, phải sử dụng đội ngũ cán bộ có năng lực, có tài về thương thảo, có kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng mua bán.

Nâng cao chất lượng thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán:

Chất lượng, hiệu quả và tiến độ thi công của dự án ODA hạ tầng kỹ thuật phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Chất lượng bản thiết kế kỹ thuật tốt có thể giảm chi phí, rút ngắn thời gian thi công và nâng cao chất lượng công trình. Sau đây là một số giải pháp chính:

- Thiết kế kỹ thuật là một công việc phức tạp đòi hỏi phải có chuyên gia chuyên sâu về từng khía cạnh kỹ thuật của dự án. Phải sử dụng các cá nhân, tổ chức có chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm trong thiết kế kỹ thuật các dự án tương tự.

- Đối với các dự án phức tạp có thể thuê tư vấn thiết kế. Phải tổ chức tốt công tác đấu thầu từ khâu lập hồ sơ mời thầu, xét thầu và lựa chọn nhà thầu, đảm bảo tính minh bạch, công bằng. Lựa chọn nhà thầu có đề xuất kỹ thuật hợp lý, phù hợp với trình độ, khả năng tiếp nhận trong nước.

- Thực hiện tốt công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật: cần xem xét kỹ lưỡng sự hợp lý của các giải pháp thiết kế, sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư v.v..

Thực hiện tốt công tác giám sát và đánh giá dự án:

Giám sát dự án là quá trình kiểm tra, theo dõi dự án về tiến độ thời gian, chi phí và tiến trình thực hiện nhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và đề xuất những biện pháp, hành động cần thiết để thực hiện thành công dự án. Tăng cường công tác giám sát và đánh giá dự án bao gồm:

- Tăng cường quản lý tiến độ thời gian, đảm bảo yêu cầu kế hoạch thông qua việc thường xuyên cập nhật thông tin về tiến độ thực hiện dự án.

- Quản lý chi phí của chương trình dự án trong phạm vi ngân sách đã được duyệt. - Theo dõi tình hình toàn bộ chương trình, dự án, cũng như từng hạng mục, công trình về tỷ lệ giải ngân vốn trong nước, vốn nước ngoài, vốn ODA, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch.

- Phát hiện kịp thời những tình huống bất thường nảy sinh và đề xuất biện pháp giải quyết.

đánh giá tiến độ thực hiện dự án.

- Thiết lập bộ phận chuyên trách, theo dõi, quản lý các dự án ODA, thực hiện các nhiệm vụ:

+ Giám sát kế hoạch: Xây dựng các kế hoạch đầu tư đầu năm cho các dự án ODA, thực hiện kiểm tra dựa trên cơ sở so sánh giữa thực tế với kế hoạch. Thường xuyên cập nhật các số liệu thực tế để so sánh với kế hoạch nhằm phát hiện ra chênh lệch, kịp thời điều chỉnh lại công việc.

+ Giám sát chi phí: So sánh chi phí thực tế với chi phí kế hoạch, các khả năng chi phí vượt trội được phát hiện, phân tích và xử lý kịp thời. Đồng thời cung cấp thông tin cho các bên liên quan để kịp thời bố trí vốn đối ứng.

+ Giám sát hoạt động: thực hiện kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng. Thực hiện các báo cáo, cung cấp thông tin về mức độ hoàn thành các công việc.

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở đồng bằng sông cửu long giai đoạn từ năm 2001 2010 (Trang 27 - 29)