Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ĐBSCL

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở đồng bằng sông cửu long giai đoạn từ năm 2001 2010 (Trang 26 - 27)

4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo tổng hợp, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL đến năm

4.3.Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ĐBSCL

Những bước cải thiện về khuôn khổ pháp lý đối với quản lý và sử dụng ODA đã tạo điều kiện cho các chương trình, dự án ODA triển khai có hiệu quả tạo sức hút mạnh mẽ đối với dòng vốn vay và tài trợ quốc tế.

Nguồn vốn ODA tài trợ cho ĐBSCL trong những năm tới vẫn tiếp tục tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường v.v.. Đồng thời nguồn vốn ODA cũng tập trung vào một số lĩnh vực khác nhưng rất ít. Dự kiến trong giai đoạn 2011 - 2020 tỷ trọng nguồn vốn ODA trong tổng vốn đầu tư chiếm 2 - 3%.

Bảng 4.1: Dự báo huy động vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2020

Chỉ tiêu 2011 - 2015 2016 - 2020

Ngàn tỷ đồng Tỷ lệ (%) Ngàn tỷ đồng Tỷ lệ (%)

Tổng vốn 853,0 100 1.955,0 100

Ngân sách địa phương 89,6 10,5 176,0 9,0

Ngân sách Trung ương 136,5 16,0 283,5 14,5

Tín dụng Nhà nước 25,6 3,0 29,3 1,5

FDI 81,0 9,5 234,6 12,0

ODA 25,6 3,0 39,1 2,0

Vốn DN, dân cư và vốn khác 494,7 58,0 1.192,6 61,0

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo tổng hợp, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020)

Nhìn chung, triển vọng thu hút và sử dụng vốn ODA đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật ĐBSCL là khả quan. Cơ hội biến triển vọng đó thành hiện thực dành cho chính quyền các tỉnh ĐBSCL và các bộ, ban ngành có liên quan.

4.3. Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ĐBSCL ĐBSCL

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành công tác tiếp nhận ODA.

- Tăng cường công tác cán bộ, đầu tư đào tạo để nâng cao năng lực cho những cán bộ thuộc bộ phận liên quan đến việc xác định nhu cầu đàm phán, ký kết những hiệp định với đối tác nước ngoài nhằm nâng cao hơn nữa cả về số luợng và chất lượng của nguồn vốn thu hút được.

- Mở lớp đào tạo ngắn về những kiến thức có liên quan đến nguồn vốn ODA, tập huấn về những quy định và thủ tục, điều kiện cung cấp ODA của các nhà tài trợ.

- Những ngành và địa phương có nhu cầu về cung cấp vốn ODA cần nghiên cứu kĩ những chính sách ưu tiên của các đối tác nước ngoài, cũng như quy chế quản lý và sử dụng vốn ODA của Chính phủ Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Từ đó, để tranh thủ sự

giúp đỡ của Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan trong việc lập hồ sơ dự án và các thủ tục xin viện trợ phù hợp với đối tượng ưu tiên.

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở đồng bằng sông cửu long giai đoạn từ năm 2001 2010 (Trang 26 - 27)