1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt ở đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2010 đến nay

34 751 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 265,97 KB

Nội dung

Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành trồng trọt, rõ ràng nhất là làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực lớn cho sự phát triể

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU:

Đề tài: Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt ở đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn

2010 đến nay

Giảng viên: TS Trần Thị Lan Hương Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Hà Nội - 2016

Trang 2

MỤC LỤC

Trang bìa i

Mục lục ii

Danh mục chữ viết tắt iii

Danh mục bảng/hình iv

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG/HÌNH

Bảng 1 Thông báo quốc gia về biến

đổi khí hậu ở Việt Nam (so

Hình 1 Những thiệt hại về người và

tài sản do lũ ở Việt Nam (2010, 2020, 2030)

13

Trang 5

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp nước ta

Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH), với 80% số dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và các hoạt động liên quan Lĩnh vực trồng trọt chiếm 63% tổng GDP, đóng góp hơn 60% giá trị xuất khẩu, chiếm 65% số lao động của ngành nông nghiệp Ảnh hưởng của BĐKH đã và đang tác động trực tiếp đến ngành trồng trọt, đòi hỏi cần có những thay đổi để thích ứng với điều kiện mới

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên50% diện tích và 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1000kg/năm

Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành trồng trọt, rõ ràng nhất là làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực lớn cho sự phát triển của ngành trồng trọt ở đồng bằng Sông Cửu Long

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1 Christopher Johnson, (2014), "Climate change effects Vietnam’s rice

bowl”: Bài viết phân tích ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng cao dẫn

đến ngập mặn và hạn hán kéo dài đối với nông nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt nhấn mạnh đến hiện tượng cây lúa bị bệnh và chết, mất khả năng thu hoạch Từ đó bày tỏ quan ngại đối với đời sống người dân nơi đây cũng như vấn đề về di cư và chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm

2 Dr Alex Smajgl, (2013), “Planning for change in Vietnam’s rice bowl”:

Bản báo cáo kết quả của dự án nghiên cứu “Exploring Mekong Futures” này đã nêu lên mối đe dọa của biến đổi khí hậu và tăng mực nước biển đối với nông dân trồng lúa khu vực đồng bằng sông Cửu Long Từ đó đưa ra những chiến lược, kiến nghị cho các cơ quan chức năng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giải quyết các vấn đề về cấp nước sắp tới cóthể xảy ra Hơn nữa còn trực tiếp khuyến cáo, lên kế hoạch giúp đỡ người

Trang 6

dân vượt qua những khó khăn mà biến đổi khí hậu mang lại bằng cách kết hợp trồng lúa – nuôi tôm hoặc tìm và phát triển giống lúa chịu mặn.

3 Đan Phương, (2013), “Đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức biến

đổi khí hậu” đã phân tích nguy cơ và hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.

4 TS Đặng Kim Sơn, (2014 ), “ Biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long – Các tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực”, đã

dự báo tác động ảnh hưởng diện tích đất nông nghiệp tại ĐBSCL: Khi nước biển dâng 1 m sẽ đe dọa 930.000 ha đất sản xuấtnông nghiệp của vùng

5

6 Đoàn Thu Hà,(2014), “Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu tới

cấp nước nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học

Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, bài viết phân tích về biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long; dự báo mức

độ nhập mặn và ngập lũ trong từng giai đoạn đến 2020, 2030 và 2030; từ

đó nhận diện và đánh giá các tác động tới cấp nước nông thôn khu vực này cũng như xác định tỷ lệ dân số nông thôn bị ảnh hưởng đến đời sống và đặcbiệt là hoạt động nông nghiệp, tưới tiêu bởi xâm nhập mặn và ngập lũ

7 TS Lê Anh Tuấn, (2009), “Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái

và phát triển nông thôn vùng đồng bằng Sông Cửu Long”: Bản báo cáo

phỏng đoán các nguy cơ, phân tích tính tổn thương cho hệ sinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân sinh Từ những cơ sở khoa học đó đưa ra kiến nghị cho các nhà hoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô có những chính sách hợp lý cần triển khai áp dụng kịp thời để hạn chế các thiệt hại cho cư dân cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng

8 Phạm Văn Tân và Ngô Đức Thành ,(2013), “Biển đổi kí hậu ở Việt Nam:

Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế”,

Tạp chí khoa học ĐHQGHN, 2, 42-55

9 Quang Đạt – EINFO : “ Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng bởi biến

đổi khí hậu “đã nêu ra dự báo đến năm 2030 khoảng 45% diện tích của

ĐBSCL đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn”

10. Quốc Trung ,(2015 ), “Đồng bằng sông Cửu Long: Biến đổi khí hậu không

còn là kịch bản”, đã nêu ra những biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu và

nhiều giải pháp khắc phục, song còn thiếu đồng bộ

11.Trần Đức Khâm, (2009), “Biến đổi khí hậu với đồng bằng sông Cửu

Long”: Báo cáo phân tích quá trình của hai hệ lụy chính do biến đổi khí

hậu gây ra cho đồng bằng sông Cửu Long, đó là nước biển dâng và hạn

Trang 7

hán Qua đó nêu lên tác động đối với diện tích đất trồng và năng suất lúa của khu vực này Hơn nữa, báo cáo còn đưa ra dự đoán cho mực dâng nướcbiển cũng như mức độ hạn hán cho đến năm 2020 và cả sau 2020 Cuối cùng là nêu lên kết luận và kiến nghị cho các cơ quan chức năng.

Mục tiêu nghiên cứu

• Tìm hiểu sự biến động của biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2010 đến nay

• Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt ở đồng bằng sôngCửu Long (2010 đến nay)

• Nắm rõ được những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra từ đó đưa ra các giải pháp chính xác và kịp thời nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Cửu Long

Đối tương nghiên cứu

• Những tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt ở đồng bằng Sông Cửu Long

Phạm vi nghiên cứu

• Không gian: đồng bằng sông Cửu Long

• Thời gian: Từ năm 2010 đến nay

Câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu:

 Tình trạng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long diễn ra như thế nào?

 Ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Cửu Long chịu những tác động gì từ biến đổi khí hậu?

 Biến đổi khí hậu đang đặt ra cho ngành trồng trọt những khó khăn gì cần giải quyết trong tương lai?

Giả thuyết nghiên cứu

 Biến đổi khí hậu ngày càng gây nhiều tác động xấu đến con người và hệ sinh thái

 Môi trường bị ảnh hưởng nặng nề do bàn tay con người dẫn đến biến đổi khí hậu, tác động lớn đến ngành trồng trọt tại đồng bằng sông Cửu Long

 Để ứng phó và khắc phục hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra cần có nhiều chính sách nhằm giảm thiếu tối đa những tác động đến ngành trồng trọt

 Xem xét những chính sách không phù hợp hoặc không đem lại hiệu quả để tìm ra chính sách mới đáp ứng được nhu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu

 Đưa ra các giải pháp trực tiếp, tuyên truyền ý thức về những tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống cho con người, đặt mục tiêu bảo vệ môi trường lên hàng đầu

Trang 8

 Đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm giảm tác động đến ngành trồng trọt tại đồng bằng sông Cửu Long nhưng sẽ ít hiệu quả do các giải pháp không đồng bộ, ý thức người dân chưa cao trong việc bảo vệ môi trường.

 Giảm thiểu được tác động của biến đổi khí hậu khi đi sâu phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp thiết thực, giải quyết từ gốc vấn đề

Phương pháp nghiên cứu

* Biến đổi khí hậu là gì ?

- Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo

- Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh

hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của

các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu )

1.1.2 Nguyên nhân biến đổi khí hậu

a Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên

* Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm :

- Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do thay đổi cường độsáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt độngnúi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất là do sự giatăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thácquá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái

Trang 9

biển, ven bờ và đất liền khác Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị địnhthư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm:

CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6

- Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếuxuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổilàm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất (Nguồn: NASA)

- Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khíquyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi

và tro vào bầu khí quyển Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khíhậu trong nhiều năm Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởinúi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vàokhông gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất

Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ thốngkhí hậu Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh.Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua

sự chuyển độỉ CO2 vào trong khí quyển Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất

- Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo Trục quay có góc nghiêng23,5 ° Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có thể dẫn đến nhữngthay đổi nhỏ Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷnăm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến BĐKH

- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồnkhí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển CO2 cũng sinh ra

từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép

- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệthống khí, dầu tự nhiên và khai thác than

- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp

- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sảnphẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22

- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm

- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê

Trang 10

b Nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động con người:

- Đã có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng rằng nhiệt độ bềmặt Trái đất tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu là do hoạtđộng của con người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than

đá, dầu mỏ, vv) phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, … vàthay đổi mục đích sử dụng đất (thay đổi albedo bề mặt đất) bao gồm thay đổitrong nông nghiệp và nạn phá rừng Ngoài ra còn một số hoạt động khác nhưđốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch

- Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động củacon người do Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH công bố đã cải thiện qua cácnăm như sau:

- Trong báo cáo của IPCC 1995: Thì cho rằng hoạt động con người chỉ đónggóp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH

- Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi các nhà nghiên cứu thực hiện cácnghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng gópvào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH

- Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên cứu được thực hiện, kếtquả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 90% nguyên nhân gây raBĐKH

- Và theo bản báo cáo bị rò rỉ của IPCC gần đây nhất kết luận rằng hoạt độngcon người đóng góp vào 95% nguyên nhân gây ra BĐKH Kết quả này đãđược công bố vào năm 2013

Ví dụ: Theo thông báo thứ 2 của Việt Nam với Công ước khung Liên Hiệp

Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) thì kết quả kiểm kê Khí Nhà Kính(KNK) năm 2000 của Việt Nam là khoảng 143 triệu tấn CO2 tươngđương/năm Trong đó Nông nghiệp chiếm 45%, năng lượng chiếm 35% tổngphát thải KNK của Việt Nam Vì Việt Nam là một đất nước có tỷ trọng sảnxuất Nông Nghiệp cao nên lượng phát thải KNK chiếm đến 45%

Trang 11

Tuy nhiên đối với các nước phát triển thì ngành Nông nghiệp họ chiếm tỷ trọngkhá nhỏ, vì vậy phát thải KNK của các nước phát triển đối với ngành Nôngnghiệp chỉ chiếm 8% tổng phát thải KNK Trong khi phát thải KNK từ hoạtđộng sản suất năng lượng của các nước phát triển chiếm đến 36%, hoạt độnggiao thông chiếm 23 % tổng phát thải KNK.

1.1.3 Hậu quả và xu huớng phát triển của biến đổi khí hậu trong tương lai

• Hậu quả của việc biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trựctiếp đời sống hàng ngày của con người

a, Các hệ sinh thái bị phá hủy

Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các

hệ sinh thái của chúng ta Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí

bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liênquan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinhtồn

b, Mất đa dạng sinh học

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vậtbiến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đốimặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1đến 6,4 độ C nữa

Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng Tình trạng đất hoang hóa vàmực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta Và khicây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiênliệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi

c, Các tác hại đến kinh tế

Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt

độ trái đất Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài

ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiềnkhổng lồ Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế

d, Dịch bệnh

Trang 12

Nhiệt độ tăng, lũ lụt và hạn hán các yếu tố thời tiết cực đoan đã tạo điều kiệnthuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở,truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thếgiới.

Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ởnhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết Những vùng trước kia có khí hậu lạnhgiờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới

Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổikhí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêuchảy

e, Hạn hán

Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một sốnơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài Hạn hán làm cạn kiệtnguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nôngnghiệp của nhiều nước Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị

đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát

Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợthạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếptục kéo dài trong vài thập kỷ tới Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác,dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%

Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần

so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên củachúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay

Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ caogây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của tráiđất

h, Mực nước biển đang dâng lên

Trang 13

Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên.Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tanchảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.

• Xu hướng phát triển của biến đổi khí hậu trong tương lai

Trái Đất sẽ tiếp tục nóng lên và tăng từ 2-3 độ nữa

Giáo sư Bette Otto-Bliesner - một nhà khoa học đầu ngành thuộc the National Center for Atmospheric Research ở Boulder, Colorado nhận xét rằng: "Hiện tượng tăng mật độ khí CO2 như hiện nay thì chúng tôi vẫn chưa thể giải thích được Chắc chắn là con người cũng đóng vai trò tác động làm cho hiện tượng đó tăng nhanh."

Xu thế tăng mạnh hơn và đồng nhất hơn (thống nhất cao giữa các mô hình) trên các vùng phía Nam và Tây Bắc Việt Nam Lượng mưa dường như cũng cho xu thế tăng lên trên toàn Việt Nam, ngoại trừ vùng Tây Nguyên và một phần Nam

Bộ, những nơi mức ý nghĩa 10% của xu thế không được thoả mãn Xu thế giảm mưa ở miền Bắc và tăng mưa ở phía Nam Các mô hình và sản phẩm tổ hợp có tính thống nhất cao khi cho kết quả dự tính lượng mưa sẽ tăng lên đáng kể ở duyên hải miền Trung Đây là một điểm đáng chú ý khi đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động ứng phó với thiên tai liên quan đến mưa lớn như lũ lụt, trượt lở đất, xói lở bờ sông, bờ biển,

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sốngcủacon người và các sinh vật trên trái đất

- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới ngập úng ở những quốc giagần biển hay có phần lớn diện tích biển gần kề

Trang 14

- Sự di chuyển của các đới khí hậu đang tồn tại đến các vùng khác nhau trên thế giới dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người trên nhiều quốc gia.

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trìnhtuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN

NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 2010

ĐẾN NAY 2.1 Tổng quan về tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngành trồng trọt

ở đồng bằng sông Cửu Long từ 2010 đến nay

2.1.1 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3200km với 75% dân số sống gần biển ViệtNam là nước đứng thứ 2 trong số 5 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu Theo các nhà khoa học thế giới thì “Việt Nam chịu tác động khí hậu nhiều hơn so với lượng khí CO2 thải ra”

 Những biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng thời tiết cực đoan cực kỳ nghiêmtrọng như mùa đông ấm, rét hại kèm theo băng tuyết ở vùng núi phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn rất khốc liệt hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long

Biến đổi khí hậu biểu hiện rõ nhất là tăng nhiệt độ toàn cầu, nước biển dâng vàcực đoan về thời tiết Năm 2015 là năm có biểu hiện rất rõ nét về sự gia tăng củahiện tượng cực đoan về thời tiết, tiêu biểu là rét kỷ lục ở miền Bắc, mưa lớn ởQuảng Ninh hay ở Ninh Thuận, Quảng Ngãi có mưa khi đang là mùa hạn, nắngnóng kỷ lục trong mùa hè (có 16 vị trí quan trắc khí tượng thuỷ văn cho thấy sốliệu mức lịch sử vượt trên 40oC)

Trang 15

Đặc biệt, mùa khô năm nay là hạn hán, kết hợp với hiện tượng El Nino Số liệuquan trắc về El Nino cho thấy đây là năm El Nino mạnh kỷ lục trong vòng 60năm qua.

Biến đổi nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,3 độ C

- Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc đang tăng nhanh hơn các vùng phía Nam, các vùngven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa Đến cuối thế kỉ 21, nhiệt

độ sẽ tăng thêm từ 4 – 4,5 độ C theo kịch bản cao nhất và 2 – 2,2 độ C theo kịchbản thấp nhất

- Gần đây, tần suất và cường độ El nino (nhiệt độ khí quyển và thủy quyển tăng lênkéo theo những biến động bất thường, hiện tượng gây nắng nóng và hạn hán ởViệt Nam) ngày càng tăng lên rõ rệt, giai đoạn 2014-2016 được gọi là giai đoạn

El nino lịch sử đối với Việt Nam 3/2016, 11 tỉnh công bố thiên tai do nắng hạnkéo dài và ảnh hưởng từ xâm nhập mặn (ảnh hưởng nặng nề nhất là Ninh Thuận)

- Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưngngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹđạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung

bộ, Nam bộ ngày càng tăng Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa cácvùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong

đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa

Biến đổi lượng mưa

- BĐKH kéo theo hiện tượng El nino, làm giảm 20-25% lượng mưa ở khu vực miềnTrung – Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến mà kéo dài, gây khôhạn thời đoạn Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc TâyNguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên

- Xu thế biến đổi của lượng mưa trên phần lãnh thổ của Việt Nam giảm đi rõ rệttrong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11, hiện tượng mưa phùn giảm

đi rõ rệt ở Bắc và Bắc Trung Bộ

Biển đổi mực nước biển

- Mực nước biển dâng trung bình 0,435 cm đến 0,635 cm mỗi năm

Trang 16

- Nếu nước biển tăng 1 m Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhàcửa, giảm 7% sản lương nông nghiệp và 10% GDP Nếu mực nước dâng 3 - 5mthì điều này đồng nghĩa với “có thể xảy ra thảm họa ở Việt Nam”.

- Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ vào các mùa lũ, các dòng sông tăngcường xâm thực ngang gây sạt lở lớn ở các vùng tập trung đông dân cư ở 2 bờtrên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam

- Hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa do biến dạng địa hình tạo rathế địa hình ngược (những dòng sông nổi cao hơn đồng bằng 2 bên sông)

 Thực trạng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Trong những thập niên gần đây BĐKH ngày càng rõ nét ở ĐBSCL biểu hiện qua những hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết khác Những biểu hiện do nhiệt độ tăng: mực nước biển dâng, diện tích nước bị ngập mặn, hiện tượng xói lở…

Hệ sinh thái – đa dạng sinh học

- Theo kịch bản do viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường xây dựng, nếunước biển dâng cao từ 75cm – 1m thì khoảng 20% -38% diện tích đất, các khubảo tồn sẽ bị tác động nghiêm trọng

Nông – lâm – ngư nghiệp

 Nông nghiệp

- Nước biển dâng cao làm xâm nhập sâu hơn vào nội địa

- Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng nôngsản Thống kê cho thấy, số lần bão và ảnh hưởng đến vùng ngày càng nhiều hơn

và mạnh hơn, số lần lũ xuất hiện ngày càng nhiều, biến động về lũ ngày càng lớnhơn, các hiện tượng thời tiết cực đoan (gió lốc, hạn hán) xảy ra thường xuyênhơn

- Tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất của mùa màng và vật nuôi

Trang 17

- Gia tăng ngập lụt, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, nhất là các vùng trũng củaĐBSCL

- Sự xâm thực, xói mòn bờ biển, bờ sông xảy ra với số lần, số địa điểm càng ngàycàng nhiếu, cường độ ngày càng cao Tiêu biểu là tỉnh Kiên Giang có 385kmđường bờ sông, bờ biển bị sạt lở; Cà Mau, Trà Vinh…) khiến biển lấn sâu vàođất liền từ vài chục đến cả vài trăm mét mỗi năm

- El Nino đã được dự báo trước, kèm theo hiện tượng này là thiếu hụt về lượng mưa

và hạn hán với mức độ gia tăng là rất lớn Chính hạn hán của những tháng mùakhô kết hợp với mùa mưa năm 2015 lượng mưa ít, dẫn đến mực nước ở Đồngbằng sông Cửu Long xuống thấp nhất trong lịch sử 100 năm quan trắc Do vậy đãdẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn tại khu vực này rất nghiêm trọng và còn kéodài đến tháng 5, thậm chí là sang cả tháng 6 năm nay

- Có thể nói rằng, hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu tác động củahiện tượng “thiên tai kép” Tức là giữa nắng nóng, khô hạn kèm theo xâm nhậpmặn gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân tạiđây

- Tình trạng xâm nhập mặn gần đây có xu hướng xuất hiện sớm hơn và nồng độ caohơn, nhanh hơn so với trước Năm 2013, độ mặn đo được ở Sóc Trăng là 22,2%,cao hơn 6,3% so với năm 2012

- Dự báo vào năm 2030, ĐBSCL khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễmmặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng Nếukhông có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD

- Theo công bố của Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, trong 50 năm quatrung bình mỗi năm nước biển dâng lên 3mm Nghiên cứu trên nêu rõ vào giữathế kỉ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỉ có thể dângthêm 75cm so với thời kì 1980- 1999

- Đến năm 2100, khi nước biển tăng thêm 33cm, Cà Mau sẽ mất 56% diện tích, 40%diện tích ĐBSCL sẽ bị cuốn trôi, 1/10 khu vực ĐBCTSH cũng biến mất, miền

Ngày đăng: 28/11/2016, 21:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Việt Hà (2016),”Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng cường ứng phó biến đổi khí hậu”, Báo điện tử: Đảng Cộng Sản Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: ),”Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng cường ứngphó biến đổi khí hậu”
Tác giả: Nguyễn Việt Hà
Năm: 2016
2. Nguyễn Đức Hiếu (2016). “Vụ đông xuân 2015-2016, Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ”. Báo điện tử của Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ đông xuân 2015-2016, Xâm nhập mặn tạiĐồng bằng sông Cửu Long diễn ra đặc biệt nghiêm trọng
Tác giả: Nguyễn Đức Hiếu
Năm: 2016
3. Lê Thị Hồng Hạnh (2014),”Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái tự nhiên ở ĐBSCL”,Tạp chí khoa học ĐHSP Tp. HCM, 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ),”Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái tự nhiên ở ĐBSCL”
Tác giả: Lê Thị Hồng Hạnh
Năm: 2014
4. Thanh Tùng (2016),“Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Đâu là nguyên nhân?”.http://vov.vn/xa-hoi/han-han-xam-nhap-man-khoc-liet-o-dbscl-dau-la-nguyen-nhan-480891.vov Sách, tạp chí
Tiêu đề: ),“Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Đâulà nguyên nhân
Tác giả: Thanh Tùng
Năm: 2016
5. Thế Đạt (2013) “ĐBSCL phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn Hè Thu”.Thông tấn xã Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: ĐBSCL phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn Hè Thu
6. Văn Hào (2016), “Đồng bằng sông Cửu Long đang hứng chịu tác động của “thiên tai kép”, http://moitruongvadoisong.vn/2016/03/18/dbscl-dang-hung- chiu-tac-dong-cua-thien-tai-kep/, xem 18/3/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đồng bằng sông Cửu Long đang hứng chịu tác động của “thiên tai kép”
Tác giả: Văn Hào
Năm: 2016
1. World Bank, (2010), “Economics of Adaptation to Climate Change: Vietnam”, The World Bank Group, Washington, D.C Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economics of Adaptation to Climate Change: "Vietnam
Tác giả: World Bank
Năm: 2010
2. Dasgupta; S. Laplante; B.Meisner; C.Wheeler; D.Yan; J.(2009), “The impact of sea level rise on developing countries: a comparativeanalysis”, Climatic Change 93, 379–388 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The impact of sea level rise on developing countries: a comparative "analysis”
Tác giả: Dasgupta; S. Laplante; B.Meisner; C.Wheeler; D.Yan; J
Năm: 2009
3. Policy Brief, (2012), “Land use, food security, and climate change in Vietnam”, A global – to – local Modeling approach Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land use, food security, and climate change in Vietnam”
Tác giả: Policy Brief
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w