Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư dạ dày Trả lời 1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Thường không đặc hiệu, dễ nhầm với triệu chứng của các bệnh lành tính. Khi triệu chứng lâm sàng điển hình bệnh đã ở giai đoạn muộn 1.1. Triệu chứng cơ năng Giai đoạn sớm: thường không đặc hiệu: Chán ăn Đầy hơi, ậm ạch, khó tiêu Đau thượng vị ở nhiều mức độ khác nhau (thoảng qua hoặc liên tục, có hoặc không có liên quan đến bữa ăn) Nôn và buồn nôn Mệt mỏi Giai đoạn muộn có thể khám phát hiện các triệu chứng: Xuất huyết tiêu hóa: nôn máu, ỉa phân đen Đau thượng vị kiểu loét điển hình Đầy hơi: buồn nôn, chướng bụng Nuốt nghẹn, đau sau xương ức đối với ung thư tâm vị Nôn do hẹp môn vị 1.2. Triệu chứng toàn thân Suy kiệt Thiếu máu Sốc do hội chứng cận u Mệt mỏi 1.3. Triệu chứng thực thể Khám bụng: phát hiện u vùng thượng vị, cổ trướng do di căn phúc mạc, hội chứng hẹp môn vị, di căn gan, di căn buồng trứng đối với nữ (u Krukenberg), biến chứng như thủng dạ dày. Khám hạch ngoại vi: ung thư dạ dày thường di căn hạch thượng đòn trái (hạch Troisier) Khám tim phổi: phát hiện TDMP, tràn dịch màng tim Khám thần kinh: phát hiện liệt khu trú hoặc hội chứng TALNS do di căn não Khám xương: phát hiện điểm đau xương bất thường do di căn. 2. CẬN LÂM SÀNG 2.1. Chụp X quang dạ dày có thuốc cản quang 34 Hình ảnh điển hình: hình khuyết, hình cắt cụt tương ứng với thể sùi, hình thấu kính tương ứng với thể loét, hình màng cứng và mất nhu động tương ứng với thể thâm nhiễm. Chụp đối quang kép có thể phát hiện tổn thương dạ dày sớm hơn so với phim chụp dạ dày thông thường. 2.2. Nội soi dạ dày Chẩn đoán ung thư dạ dày được khẳng định qua nội soi. Nội soi cho phép xác định vị trí tổn thương, các hình ảnh đại thể của khối u như thể sùi, thể loét, thể thâm nhiễm, thể loétthâm nhiễm hoặc thể xơ chai. Qua nội soi sinh thiết tổn thương để có kết quả mô bệnh học. 2.3. Siêu âm nội soi Là phương pháp kết hợp siêu âm đầu dò tần số cao với nội soi, cho phép quan sát hình ảnh các lớp của thành ống tiêu hóa, các hạch lân cận và tổ chức xung quanh, do đó xác định được mức độ xâm lấn ung thưu dạ dày qua các lớp thành dạ dày. 2.4 Chup CT scan: phát hiện khối ung thư, đánh giá mức độ xâm lấn trước mổ và phát hiện di căn hạch vùng, di căn gan, phúc mạc hay buồng trứng ở phụ nữ,… 2.5. Siêu âm ổ bụng: phát hiện các tổn thương di căn hạch ổ bụng, di căn phúc mạc hay buồng trứng ở phụ nữ. 2.6. Nội soi ổ bụng: giúp xác định mức xâm lấn của ung thư vào các cấu trúc lân cận, đặc biệt là di căn xa trong ổ bụng, giúp đánh giá giai đoạn và khả năng phẫu thuật trước khi quyết định điều trị. 2.7. Các chất chỉ điểm khối u: có nhiều hạn chế trong chẩn đoán ung thư dạ dày, tuy nhiên có giá trị trong theo dõi sau điều trị và tiên lượng bệnh. Các chất chỉ điểm khối u hay được sử dụng là CEA, CA724, CA199. 2.8. Tế bào học và mô bệnh học: xét nghiệm dịch rửa dạ dày, độ chính xác cao. Mô bệnh học giúp chẩn đoán xác định 2.9. PET: là phương pháp tốt để xác định di căn xa, bổ sung cho các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
Trang 1Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư dạ dày
Trả lời
1 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Thường không đặc hiệu, dễ nhầm với triệu chứng của các bệnh lành tính Khi triệu chứng lâm sàng điển hình bệnh đã ở giai đoạn muộn
1.1 Triệu chứng cơ năng
Giai đoạn sớm: thường không đặc hiệu:
- Chán ăn
- Đầy hơi, ậm ạch, khó tiêu
- Đau thượng vị ở nhiều mức độ khác nhau (thoảng qua hoặc liên tục, có hoặc không có liên quan đến bữa ăn)
- Nôn và buồn nôn
- Mệt mỏi
Giai đoạn muộn có thể khám phát hiện các triệu chứng:
- Xuất huyết tiêu hóa: nôn máu, ỉa phân đen
- Đau thượng vị kiểu loét điển hình
- Đầy hơi: buồn nôn, chướng bụng
- Nuốt nghẹn, đau sau xương ức đối với ung thư tâm vị
- Nôn do hẹp môn vị
1.2 Triệu chứng toàn thân
- Suy kiệt
- Thiếu máu
- Sốc do hội chứng cận u
- Mệt mỏi
1.3 Triệu chứng thực thể
- Khám bụng: phát hiện u vùng thượng vị, cổ trướng do di căn phúc mạc, hội chứng hẹp môn vị, di căn gan, di căn buồng trứng đối với nữ (u Krukenberg), biến chứng như thủng
dạ dày
- Khám hạch ngoại vi: ung thư dạ dày thường di căn hạch thượng đòn trái (hạch Troisier)
- Khám tim phổi: phát hiện TDMP, tràn dịch màng tim
- Khám thần kinh: phát hiện liệt khu trú hoặc hội chứng TALNS do di căn não
- Khám xương: phát hiện điểm đau xương bất thường do di căn
2 CẬN LÂM SÀNG
2.1 Chụp X quang dạ dày có thuốc cản quang 34
Trang 2- Hình ảnh điển hình: hình khuyết, hình cắt cụt tương ứng với thể sùi, hình thấu kính tương ứng với thể loét, hình màng cứng và mất nhu động tương ứng với thể thâm nhiễm
- Chụp đối quang kép có thể phát hiện tổn thương dạ dày sớm hơn so với phim chụp dạ dày thông thường
2.2 Nội soi dạ dày
Chẩn đoán ung thư dạ dày được khẳng định qua nội soi Nội soi cho phép xác định vị trí tổn thương, các hình ảnh đại thể của khối u như thể sùi, thể loét, thể thâm nhiễm, thể loét-thâm nhiễm hoặc thể xơ chai Qua nội soi sinh thiết tổn thương để có kết quả mô bệnh học
2.3 Siêu âm nội soi
Là phương pháp kết hợp siêu âm đầu dò tần số cao với nội soi, cho phép quan sát hình ảnh các lớp của thành ống tiêu hóa, các hạch lân cận và tổ chức xung quanh, do đó xác định được mức độ xâm lấn ung thưu dạ dày qua các lớp thành dạ dày
2.4 Chup CT scan: phát hiện khối ung thư, đánh giá mức độ xâm lấn trước mổ và phát
hiện di căn hạch vùng, di căn gan, phúc mạc hay buồng trứng ở phụ nữ,…
2.5 Siêu âm ổ bụng: phát hiện các tổn thương di căn hạch ổ bụng, di căn phúc mạc hay
buồng trứng ở phụ nữ
2.6 Nội soi ổ bụng: giúp xác định mức xâm lấn của ung thư vào các cấu trúc lân cận, đặc
biệt là di căn xa trong ổ bụng, giúp đánh giá giai đoạn và khả năng phẫu thuật trước khi quyết định điều trị
2.7 Các chất chỉ điểm khối u: có nhiều hạn chế trong chẩn đoán ung thư dạ dày, tuy
nhiên có giá trị trong theo dõi sau điều trị và tiên lượng bệnh Các chất chỉ điểm khối u hay được sử dụng là CEA, CA72-4, CA19-9
2.8 Tế bào học và mô bệnh học: xét nghiệm dịch rửa dạ dày, độ chính xác cao Mô
bệnh học giúp chẩn đoán xác định
2.9 PET: là phương pháp tốt để xác định di căn xa, bổ sung cho các phương pháp chẩn
đoán hình ảnh khác
1