1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN cứu, cải HOÁN mô HÌNH hệ THỐNG NÂNG hạ KÍNH TRÊN ô tô

82 824 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 4,9 MB

Nội dung

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Chuyên ngành : Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô Tên đề tài : Nghiên cứu, cải hoán mô hình hệ thống nâng hạ kính trên Ôtô Hiện vật: Mô hình hệ thống nâng hạ kính Nhậ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU, CẢI HOÁN MÔ HÌNH HỆ THỐNG NÂNG HẠ

KÍNH TRÊN Ô TÔ

GVHD: TS Nguyễn Văn Thuần SVTH: Hà Quốc Pháp

MSSV: 56136704

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Chuyên ngành : Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô

Tên đề tài : Nghiên cứu, cải hoán mô hình hệ thống nâng hạ kính trên Ôtô

Hiện vật: Mô hình hệ thống nâng hạ kính

Nhận Xét

Kết luận:

Nha Trang, ngày 7 tháng 7 năm 2018 Cán bộ hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Chuyên ngành : Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô

Tên đề tài : Nghiên cứu, cải hoán mô hình hệ thống nâng hạ kính trên Ôtô

Hiện vật: Mô hình hệ thống nâng hạ kính

Nhận Xét

Kết luận:

Nha Trang, ngày 7 tháng 7 năm 2018 Cán bộ hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Nguyễn

Văn Thuần đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên

cứu Đồ án

Em chân thành cảm ơn anh Huỳnh Thế Luật đã tận tình giúp đỡ em thực hiện

mô hình này

Em xin cảm ơn Công Ty TNHH Hyundai Tín Thanh Nha Trang đã cho em học

và làm việc, tạo điều kiện để em có thể thấy được các hệ thống trên ôtô hiện đại phục

vụ cho việc làm đề tài và công việc sau này

Trang 5

MỤC LỤC

Phiếu theo dõi tiến độ và đáng giá ĐA/KLTN của CBHD iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Mục tiêu nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

7 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH 4

1.1 NHIỆM VỤ 4

1.2 YÊU CẦU 4

1.3 PHÂN LOẠI 7

1.4 CẤU TẠO HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH 10

1.4.1 Motor nâng hạ kính 12

1.4.2 Bộ nâng hạ kính 15

1.4.3 Các công tắc điều khiển 16

1.5 MỘT SỐ HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH TRÊN Ô TÔ 18

1.5.1 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Camry 2.4L model 2005 18

1.5.2 Hệ thống nâng hạ kính xe TOYOTA CRESSIDA 20

1.5.3 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004 23

Trang 6

2.2 MỤC TIÊU CHẾ TẠO MÔ HÌNH 33

2.3 NHIỆM VỤ CỦA VIỆC CHẾ TẠO MÔ HÌNH 34

2.4 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHẾ TẠO MÔ HÌNH 34

2.4.1 Lựa chọn cơ cấu nâng hạ kính 34

2.4.2 Lựa chọn phương án chế tạo 39

2.5 MỘT SỐ MÔ HÌNH THAM KHẢO 41

CHƯƠNG 3 CHẾ TẠO HỆ THỐNG CHỐNG KẸT CỬA TỰ ĐỘNG 43

3.1 THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN 43

3.1.1 Sơ đồ mạch điện tổng thể hệ thống 43

3.1.2 Sơ đồ khối mạch điện tử điều khiển cửa chống kẹt 45

3.2 CHẾ TẠO BẢN GÁ CÁC BỘ PHẬN 47

3.3 THIẾT KẾ KHUNG CỦA MÔ HÌNH 48

3.4 CHẾ TẠO MÔ HÌNH 49

3.4.1 Chế tạo bảng gá các bộ phận 49

3.4.2 Chế tạo khung mô hình 50

3.5 TIẾN HÀNH LẮP RÁP 51

3.5.1 Các bộ phận sử dụng trên mô hình và chức năng của mỗi bộ phận được sử dụng 51

3.5.2 Lắp ráp mô hình 58

3.6 XÁC ĐỊNH CÁC CHÂN CỦA RELAY VÀ CÁC CHÂN CỦA CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂN 60

3.6.1 Mục đích của bài thực hành 60

3.6.2 Các dụng cụ, thiết bị cần để tiến hành bài tập 60

3.6.3 Xác định các chân của relay 60

3.6.4 Xác định các chân của công tắc điều khiển 61

CHƯƠNG 4 THỬ NGHIỆM VÀ ĐIỀU CHỈNH 63

4.1 THỬ NGHIỆM 63

4.1.1 Quy trình thực hiện đấu dây trên mô hình 63

4.1.2 Tiến hành đấu dây và vận hành 63

4.2 ĐIỀU CHỈNH 66

Trang 7

4.3.2 Kiểm tra sơ bộ hệ thống khi bật khóa điện 68

4.3.3 Kiểm tra cầu chi ̀ 68

4.3.4 Kiểm tra sư ̣ hoa ̣t đô ̣ng của các motor nâng ha ̣ kính 68

4.3.5 Kiểm tra sư ̣ rơ lỏng của kính 68

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69

5.1 KẾT LUẬN 69

5.2 KHUYẾN NGHỊ 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Hệ thống nâng hạ kính trên ôtô 4

Hình 1.2 Chức năng đóng, mở cửa kính 5

Hình 1.3 Chức năng chống kẹt cửa kính 6

Hình 1.4 Điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện 6

Hình 1.5 Cửa kính dùng bằng điện và loại dùng bằng cơ 7

Hình 1.6 Bốn loại hệ thống nâng hạ kính phổ biến trên ôtô 8

Hình 1.6-a Loại hệ thống nâng hạ kính dùng cáp Bowden kép 8

Hình 1.6-b Loại hệ thống nâng hạ kính dùng “kéo” 9

Hình 1.6-c Loại hệ thống nâng hạ kính dùng cáp xoắn 9

Hình 1.6-d Loại hệ thống nâng hạ kính dùng cáp bowden 10

Hình 1.7 Cơ cấu nâng hạ kính 11

Hình 1.8 Motor nâng hạ kính 12

Hình 1.9 Cấu tạo motor nâng hạ kính 13

Hình 1.10 Sơ đồ nguyên lý hoạt độngcủa motor 14

Trang 8

Hình 1.13-a Công tắc điều khiển nâng hạ kính 16

Hình 1.13-b Công tắc điều khiển nâng hạ kính 17

Hình 1.14 Công tắc nâng hạ kính cửa hành khách 17

Hình 1.15 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota camry 18

Hình 1.16 Sơ đồ hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota camry 19

Hình 1.17 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota cressdia 20

Hình 1.18 Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính xe TOYOTA CRESSIDA 21

Hình 1.19 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004 23

Hình 1.20 Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004 24

Hình 1.21 Chức năng nâng hạ bằng tay 25

Hình 1.22 Chức năng đóng cửa kính bằng một lần ấn 26

Hình 1.23 Chức năng mở cửa kính bằng một lần ấn 27

Hình 1.24 Chức năng chống kẹt cửa kính 28

Hình 1.25 Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện 29

Hình 1.26 Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính trên xe Hyundai Sonata 30

Hình 1.26-a Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính trên xe Hyundai Sonata 31

Hình 1.26-b Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính trên xe Hyundai Sonata 31

Hình 2.1 Một số cơ cấu nâng hạ kính kiểu dây cáp 35

Hình 2.2 Cơ cấu nâng hạ kính bằng cáp xoắn 36

Hình 2.3 Cơ cấu nâng hạ kính bằng cáp bowden kép 37

Hình 2.4 Cơ cấu nâng hạ kính hình “cái kéo” 38

Hình 2.5 Mô hình nâng hạ kính Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang 41

Hình 2.6 Mô hình nâng hạ kính Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang 41

Hình 2.7 Mô hình nâng hạ kính trường ĐHSPKT Nam Định 42

Trang 9

Hình 3.2 Sơ đồ mạch điện tử điều khiển cửa chống kẹt 45

Hình 3.3 Bảng gá 1 các bộ phận hệ thống nâng hạ kính 47

Hình 3.4 Bảng gá 2 các bộ phận hệ thống chống kẹt cửa tự động 47

Hình 3.5 Khung xương của mô hình 48

Hình 3.6 Bảng gá 1 sau khi chế tạo xong 49

Hình 3.7 Khung mô hình sau khi hoàn thiện 50

Hình 3.8 Motor nâng hạ kính 51

Hình 3.9 Relay 51

Hình 3.10 công tắc khóa, cầu chì 52

Hình 3.11 Công tắc điều khiển cửa hành khách 52

Hình 3.12 Công tắc lên kính tổng 53

Hình 3.13 Cơ cấu nâng hạ kính 54

Hình 3.14 Motor điện 54

Hình 3.15 Công tắc hành trình 55

Hình 3.16 Arduino 55

Hình 3.17 Cảm biến dòng điện 56

Hình 3.18 Relay kích 57

Hình 3.19 Mạch giảm áp 57

Hình 3.20 Mô hình sau khi lắp ráp hoàn thiện 58

Hình 3.21 Các board mạch gắn vào vị trí hoàn thiện (hộp vi xử lý) 58

Hình 3.22-a Mô hình sau khi cắm dây hoàn chỉnh 59

Hình 3.22-b Mô hình sau khi cắm dây hoàn chỉnh 59

Hình 3.23 Xác định chân của relay 61

Trang 10

Hình 3.26 ký hiệu chân của công tắc điều khiển 62 Hình 4.1 Bảng gá mạch điện phục vụ đấu dây 64 Hình 4.2 Sơ đồ mạch điện phục vụ đấu dây cho bảng gá 64

Trang 11

MỞ ĐẦU

Đất nước ta trong quá trình đổi mới, hội nhập và mở rộng toàn diện, cơ bản đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp Điều đó có thể khẳng định chiến lược phát triển toàn diện về khoa học và công nghệ, đồng thời từ đó có cái nhìn tổng quan hơn, bao quát hơn, hướng đến sự phát triển toàn diện tron các lĩnh vực nhằm theo kiệp sự phát triển của các nước trong khu vực Và ngành ôtô nước ta là một trong những ngành mũi nhọn của khoa học công nghệ, kéo theo nhiều ngành công nghiệp phụ trợ cùng phát triển, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhất định vì vậy quá trình giáo dục nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên là vấn đề đặc biệt cần phải quan tâm hơn nữa để tạo được sản phẩm chất lượng đào tạo cao

Ngày nay việc áp dụng nhiều phương pháp dạy học mới đã cho phép học sinh có được khả năng tiếp thu tốt hơn, đồng thời cũng giúp cho người dạy dễ dàng truyền đạt nội dung bài học đến cho người học Dạy học bằng mô hình là phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao và đang được phát triển, đặc biệt là trong thời đại Khoa học - Kĩ thuật phát triển cao và cần thiết phải có những kỹ sư, công nhân lành nghề để đáp ứng yêu cầu của công việc

Để cũng cố và nâng cao kiến thức đã được học về hệ thống nâng hạ kính trên ôtô nâng cao kỹ năng thực hành, nghiên cứu chế tạo Và để có mô hình phục vụ cho việc học tập và giảng dạy về sau cũng như hoàn thành đề tài tốt nghiệp Tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống nâng hạ kính trên các xe đời mới để phụ vụ cho việc bảo dưởng

sửa chữa Do đó em quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu, cải hoán mô hình hệ thống

nâng hạ kính trên Ôtô” để làm đề tài tốt nghiệp

Sau một thời gian nỗ lực cố gắng tìm hiểu nghiên cứu và đi thực tế cùng với sự dẫn dắt của thầy hướng dẫn TS Nguyễn Văn Thuần, đến nay em đã hoàn thành cơ bản các nội dung của Đồ án tốt nghiệp

Trang 12

2 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống nâng hạ kính trên ôtô hiện đại

3 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu trong phạm vi giảng dạy cho sinh viên

- Nghiên cứu từ tình hình thực tế hệ thống nâng hạ kính đang được dùng trên ôtô

- Nghiên cứu từ các tài liệu, giáo trình đang được dùng làm phương tiện giảng dạy cho sinh viên

- Quy mô nghiên cứu đề tài trên cơ sở khai thác các trang thiết bị hiện có trong nhà trường

- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chế tạo mô hình hệ thống nâng hạ kính ôtô

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp lý thuyết kết hợp với thực nghiệm Cụ thể như sau:

- Nghiên cứu các tài liệu nhằm tổng hợp và chọn phương án chế tạo hệ thống chống kẹt cửa

- Chế tạo mô hình, thực hiện các thí nghiệm để điều chỉnh hệ thống chống kẹt cửa

5 Mục tiêu nghiên cứu

- Củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng hạ kính trên ôtô

- Xây dựng mô hình hệ thống nâng hạ kính thông minh (trên mô hình) làm phương tiện giảng dạy, phục vụ đào tạo và dạy nghề cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học ngành công nghệ ôtô

- Nghiên cứu nhằm cải tiến tăng cường tính trực quan và tính ứng dụng của phương tiện trong giảng dạy thực hành

Trang 13

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Đề tài góp phần vào nghiên cứu, giải quyết các vấn đề tính tiện nghi cho cửa sổ trên ôtô

- Tạo mô hình mới để tham khảo, nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế, đồng thời làm tài liệu học tập và mô hình giảng dạy cho sinh viên

7 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 05 chương:

- Chương 1: Tổng quan về hệ thống nâng hạ kính

- Chương 2: Lựa chọn phương án chế tạo mô hình hệ thống nâng hạ kính trên ôtô

- Chương 3: Chế tạo hệ thống chống kẹt cửa

- Chương 4: Thử nghiệm và điều chỉnh

- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH

1.1 NHIỆM VỤ

Hệ thống nâng hạ kính trên ôtô có nhiệm vụ đóng mở các cửa kính thông qua công tắc điều khiển cửa Motor nâng hạ kính quay khi được cấp nguồn điện nhờ vào các công tắc nâng hạ kính, chuyển động quay của motor điện này sau đó được chuyển thành chuyển động lên xuống của cửa kính thông qua cơ cấu nâng hạ kính

Hình 1.1 Hệ thống nâng hạ kính trên ôtô

1.2 YÊU CẦU

Hệ thống nâng hạ kính phải thực hiện đầy đủ các chức năng:

- Chức năng đóng, mở cửa kính bằng tay

Khi công tắc cửa kính được kéo lên hoặc nhấn xuống giữa chừng, thì cửa kính sẽ

mở hoặc đóng cho đến khi thả công tắc ra

- Chức năng tự động đóng, mở cửa kính bằng một lần ấn (Auto)

Trang 15

Khi công tắc cửa kính được kéo lên hay nhấn xuống hoàn toàn thì cửa sổ sẽ đóng,

mở hoàn toàn mà không cần phải giữ công tắc

Chú ý: Một số xe chỉ có chức năng mở cửa kính tự động và một số xe chỉ có chức năng

đóng/mở tự động cho cửa kính bên phía người lái

Hình 1.2 Chức năng đóng, mở cửa kính

- Chức năng chống kẹt cửa kính

Trong quá trình đóng cửa kính tự động, nếu có vật thể lạ kẹt giữa cửa kính thì cửa kính sẽ tự động dừng lại và dịch chuyển xuống khoảng 50 mm

Trang 16

Hình 1.3 Chức năng chống kẹt cửa kính

- Chức năng khóa cửa kính

Khi bật công tắc khóa cửa kính thì không thể mở hay đóng tất cả các cửa kính trừ cửa kính phía người lái

- Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện

Chức năng này cho phép điều khiển của kính trong khoảng thời gian 45s sau khi khóa điện về vị trí ACC hoặc LOCK, nếu cửa xe phía người lái không mở

Hình 1.4 Điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện

Trang 17

1.3 PHÂN LOẠI

a) Theo phương pháp điều khiển

- Hệ thống nâng hạ kính bằng quay tay (sử dụng trên các ôtô thế hệ trước)

- Hệ thống nâng hạ kính dùng động cơ điện sử dụng nam châm vĩnh cửu Hiện nay trên các xe hiện đại đều dùng loại này vì có kết cấu nhỏ gọn dễ lắp ráp bố trí, motor quay được cả hai chiều khi ta thay đổi chiều dòng điện Cửa có thể nâng cao hạ thấp tùy ý

Hình 1.5 Cửa kính dùng bằng điện và loại dùng bằng cơ

b) Theo Phương pháp về mặt cơ khí

- Hệ thống sử dụng dây cáp để kéo bệ kính

- Hệ thống nâng hạ kính đỡ bằng hình “cái kéo”

Trang 18

Hình 1.6 Bốn loại hệ thống nâng hạ kính phổ biến trên ôtô

Hình 1.6-a Loại hệ thống nâng hạ kính dùng cáp Bowden kép

Trang 19

Hình 1.6-b Loại hệ thống nâng hạ kính dùng “kéo”

Trang 20

Hình 1.6-d Loại hệ thống nâng hạ kính dùng cáp bowden

1.4 CẤU TẠO HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH

Hệ thống nâng hạ kính trên ôtô bao gồm các bộ phận chính:

- Khóa điện

- Motor nâng hạ kính

- Bộ nâng hạ kính

- Cửa kính

- Các công tắc điều khiển:

+ Công tắc khóa cửa kính đặt ở cửa bên người lái

+ Công tắc nâng hạ kính bên người lái

+ Công tắc nâng hạ kính cửa trước bên hành khách

Trang 21

+ Công tắc nâng hạ kính cửa sau bên phải

+ Công tắc nâng hạ kính cửa sau bên trái

Hình 1.7 Cơ cấu nâng hạ kính

Trang 23

Hình 1.9 Cấu tạo motor nâng hạ kính

Các bộ phận của motor được thể hiện trên hình vẽ sau:

1 Trục vít 4 Rôto 7 Bánh răng dẫn động bộ nâng hạ kính

Trang 24

❖ Nguyên lý hoạt động của motor được mô tả như hình dưới đây

Khi chưa bật công tắc thì 2 cực của motor được nối với (+), khi ấn công tắc về một phía nào đó thì một cực của motor nối với cực dương và cực kia nối với cực mass của accu, và lúc này có dòng điện đi từ cực dương về mass làm cho motor quay Ấn công tắc về phía ngược lại thì motor đảo chiều quay

Hình 1.30 Sơ đồ nguyên lý hoạt độngcủa motor

Trang 25

1.4.2 Bộ nâng hạ kính

Hình 1.41 Bộ nâng hạ kính kiểu dây cáp bowden (dùng phổ biến)

1 Động cơ điện (Motor) 2 Cơ cấu quay cáp 3 Thanh ray

7 Bánh xe trên 8 Kính cửa sổ

Bộ nâng hạ kính có nhiệm vụ nâng hạ của kính lên xuống theo sự điều khiển của

người lái, thông qua công tắc điều khiển Hình trên là bộ nâng hạ kính kiểu dây cáp, cửa

kính được đỡ trên bệ đỡ kính, khi motor quay bệ đỡ kính di chuyển lên xuống trên thanh

ray kéo theo cửa kính di chuyển lên xuống Ngoài ra trên ôtô còn sử dụng các bộ nâng

hạ cửa kính khác như cáp bowden, cáp bowden kép và bộ nâng hạ hình “cái kéo”

Trang 26

Hình 1.12 Bộ nâng hạ kính bằng cáp Bowden và hình “cái kéo”

1.4.3 Các công tắc điều khiển

Các công tắc điều khiển có nhiệm vụ điều khiển nâng hạ kính lên xuống, gồm có các công tắc dùng để điều khiển kính của các cửa, công tắc khóa cửa kính Cụm công tắc điều khiển nâng hạ kính được bố trí bên cửa của người lái Người lái trực tiếp điều khiển đóng mở tất cả các cửa, khi ấn công tắc khóa kính thì tất cả kính được khóa lại không cho di chuyển lên xuống trừ cửa người lái

Hình 1.13-a Công tắc điều khiển nâng hạ kính

Trang 27

Hình 1.13-b Công tắc điều khiển nâng hạ kính

Ngoài ra tại các cửa hành khách còn bố trí một công tắc nâng hạ kính, hành khách

có thể điều khiển cửa kính lên xuống tùy ý mình

Hình 1.14 Công tắc nâng hạ kính cửa hành khách

Trang 28

1.5 MỘT SỐ HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH TRÊN Ô TÔ

1.5.1 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Camry 2.4L model 2005

a Cấu tạo

Hình 1.15 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota camry

Trang 29

b Sơ đồ mạch điện

Hình 1.16 Sơ đồ hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota camry

❖ Nguyên lý hoạt đông

- Cửa trước bên trái

+ Khi bật công tắc sang vị trí Down: có dòng điện đi từ cực (+) của accu  chân 4  motor  chân 5 chân 9  mass, motor quay nâng kính đi xuống

+ Khi bật công tắc sang vị trí Up: có dòng điện đi từ cực (+) của accu  chân 5  motor  chân 4 chân 4  mass, motor được cấp nguồn ngược với ban đầu quay nâng

Trang 30

- Cửa trước bên phải

+ Khi bật công tắc sang vị trí Down: có dòng điện đi từ cực (+) của accu  chân 1  chân 5 của công tắc cửa kính trước phải  motor  chân 4  chân 3 chân 13  mass, motor quay nâng kính đi xuống

+ Khi bật công tắc sang vị trí Up: có dòng điện đi từ cực (+) của accu  chân 3  chân 4 của công tắc cửa kính trước phải  motor  chân 5  chân 1 chân 15  mass, motor quay nâng kính đi lên

- Cửa sau bên trái và cửa sau bên phải hoạt động tương tự như cửa trước bên phải

1.5.2 Hệ thống nâng hạ kính xe TOYOTA CRESSIDA

a Cấu tạo

Hình 1.57 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota cressdia

Trang 31

b.Sơ đồ mạch điện

Hình 1.18 Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính xe TOYOTA CRESSIDA

Trang 32

❖ Nguyên lý hưoạt động

Khi bật công tắc máy, dòng điện qua Power window relay, cung cấp nguồn cho

cuộn công tắc điều khiển nơi người lái (Power window master switch) Nếu công tắc

chính (Main switch) ở vị trí OFF thì người lái sẽ chủ động điều khiển tất cả các cửa

- Cửa sổ M1

+ Bật công tắc sang vị trí Down: lúc này (1) sẽ nối với (2), có dòng điện từ (+) accu 

chân 2  chân 1  motor  chân 2’  chân 3  mass, motor sẽ quay kính hạ xuống.+

Bật công tắc sang vị trí Up: (2’) nối (3’) và (1) nối (3), có dòng điện từ (+) accu  chân

3’  chân 2’  motor  chân 1  chân 3  mass, dòng qua motor ngược ban đầu nên

kính được nâng lên

- Cửa sổ M2

+ Bật công tắc sang vị trí Down: lúc này (1) sẽ nối với (2), có dòng điện từ (+) accu 

chân 2  chân 1  chân b S2’ chân a S2’  motor  chân a’ S2’  chân b S2’ 

chân 2’  chân 3  mass, motor sẽ quay kính hạ xuống

+ Bật công tắc sang vị trí Up: (2’) nối (3’) và (1) nối (3), có dòng điện từ (+) accu 

chân 3’  chân 2’  chân c’ S2’  chân a’ S2’  motor  chân a S2’  chân b S2’

chân 1  chân 3  mass, dòng qua motor ngược ban đầu nên kính được nâng lên

+ Bật công tắc hành khách sang vị trí Down: c của S2’ nối với a S2’ và c’ nối với a’, có

dòng điện từ (+) accu  chân c S2’  chân a S2’  motor  chân a’ S2’  chân c’

S2’  chân 2’  chân 3  mass, motor sẽ quay kính lên và vị trí up ngược lại

Tương tự, người lái có thể điều khiển nâng, hạ kính cho tất cả các cửa còn lại (công tắc

S2 ,S3 và S4) Khi công tắc chính được mở, người ngồi trong xe được phép sử dụng

khoảng thông thoáng theo ý riêng (trường hợp xe không mở hệ thống điều hòa, đường

không ô nhiểm, không ồn…) Khi điều khiển quá giới hạn UP hoặc DOWN, vít lưỡng

kim trong từng motor sẽ mở ra và việc điều khiển không hợp lý này được vô hiệu

Trang 33

1.5.3 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004

a) Cấu tạo

Hình 1.19 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004

Trang 34

b) Sơ đồ mạch điện

Hình 1.20. Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004

Trang 35

❖ Nguyên lý hoạt động

- Chức năng nâng hạ bằng tay

Hình 1.21 Chức năng nâng hạ bằng tay

+ Khi khóa điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện phía dưới người lái được kéo lên nửa chừng, thì tín hiệu Up bằng tay sẽ được truyền tới IC và xảy ra sự thay đổi sau đây: Tranzisto Tr : On (mở)

Rơle Up: ON (bật)

Rơle Down: Tiếp mát

Trang 36

+ Khi nhả công tắc ra, relay Up tắt và motor dừng lại Khi ấn công tắc điều khiển cửa

sổ điện phía người lái xuống nửa chừng, tín hiệu Down bằng tay được truyền tới IC và xảy ra sự thay đổi sau đây :

- Chức năng nâng hạ bằng một lần ấn

Hình 1.22 Chức năng đóng cửa kính bằng một lần ấn

Trang 37

Hình 1.23 Chức năng mở cửa kính bằng một lần ấn

Khi khóa điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện ở phía người lái được kéo lên hoàn toàn, tín hiệu UP tự động truyền tới IC Vì IC có mạch định thời và mạch này sẽ duy trì ở trạng thái ON lớn nhất khoảng 10 giây khi tín hiệu UP tự động được đưa vào, nên motor điều khiển cửa sổ điện phía người lái tiếp tục quay ngay cả khi công tắc được nhả ra Motor điều khiển cửa số điện dừng lại khi cửa sổ phía người lái đóng hoàn toàn

và IC xác định được tín hiệu khóa motor từ cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế của motor điều khiển cửa sổ điện hoặc khi mạch định thời tắt Có thể dừng thao tác đóng

Trang 38

- Chức năng chống kẹt cửa kính

Hình 1.24 Chức năng chống kẹt cửa kính

Cửa sổ bị kẹt được xác định bởi hai bộ phận Công tắc hạn chế và cảm biến tốc

độ trong motor điều khiển cửa sổ điện Cảm biến tốc độ chuyển tốc độ motor thành tín

Trang 39

Khi đai của vành răng bị đứng im, công tắc hạn chế sẽ phân biệt sự thay đổi chiều dài sóng của tín hiệu xung trong trường hợp của bị kẹt với chiều dài sóng xung trong trường hợp cửa sổ đóng hoàn toàn

Khi công tắc cửa sổ điện nhận được tín hiệu là có một cửa sổ bị kẹt từ motor điều khiển cửa kính, nó tắt rơle Up, bật rơle Down khoảng một giây và mở cửa kính khoảng

50 mm để ngan không cho cửa sổ tiếp tục đóng

+ Chú ý: Có thể kiểm tra chức năng chống bó kẹt cửa sổ bằng cách nhét một vật vào giữa kính và khung Khi cửa kính gần đóng, chức năng chóng bó kẹt cửa sổ không kích hoạt Do đó, việc kiểm tra chức năng này bằng tay có thể dẫn đến bị thương

Một số kiểu xe cũ không có chức năng chống bó kẹt cửa sổ điện

- Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện

Hình 1.25 Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện

Chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt khóa điện là điều khiển hoạt động của rơle chính cửa sổ điện dựa trên hệ thống điều khiển khóa cửa

Khi tắc khóa điện từ vị trí ON về vị trí ACC hoặc LOCK, thì rơle tổ hợp xác định

sự thay đổi này sẽ kích hoạt mạch định thời và giữ rơle chính điều khiển cửa sổ điện ở

Trang 40

1.5.4 Mạch điện nâng hạ kính trên xe Hyundai Sonata 2.4L 2016

Hình 1.26 Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính trên xe Hyundai Sonata

Ngày đăng: 10/03/2019, 16:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguồn tài liệu mạng INTERNET www.oto-hui.comhttp://bbbind.com/starters.html Link
1. Điện động cơ và điều khiển động cơ / Đỗ Văn Dũng. Tp. Hồ Chí Minh : ĐHQG TP.HCM, 2013 Khác
2. Tài liệu đào tạo kỹ thuật toyota. Phần KTV chẩn đoán điện 2, hệ thống nâng hạ kiếng Khác
3. Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại. Tập 1: Động cơ xăng / Nguyễn Oanh TP.Hồ Chí Minh : Sở Giáo dục và đào tạo, 1991 Khác
4. Trang bị điện ôtô / Nguyễn Oanh TP. Hồ Chí Minh: Giao thông vận tải, 2004 Khác
5. Giáo trình trang bị điện ô tô : Dùng cho sinh viên các trường cao đẳng và THCN / Nguyễn Văn Chất . Hà Nội : Giháo dục, 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w