Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, cải HOÁN mô HÌNH hệ THỐNG NÂNG hạ KÍNH TRÊN ô tô (Trang 33 - 40)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH

1.5. MỘT SỐ HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH TRÊN Ô TÔ

1.5.3. Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004

a) Cấu tạo

Hình 1.19. Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004

Sinh viên: Hà Quốc Pháp 24 Lớp: 55CNOT-1 b) Sơ đồ mạch điện

Hình 1.20. Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004

Sinh viên: Hà Quốc Pháp 25 Lớp: 55CNOT-1

Nguyên lý hoạt động - Chức năng nâng hạ bằng tay

Hình 1.21. Chức năng nâng hạ bằng tay

+ Khi khóa điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện phía dưới người lái được kéo lên nửa chừng, thì tín hiệu Up bằng tay sẽ được truyền tới IC và xảy ra sự thay đổi sau đây:

Tranzisto Tr : On (mở) Rơle Up: ON (bật) Rơle Down: Tiếp mát

Kết quả là motor điều khiển cửa sổ điện điện phía người lái quay theo hướng UP (lên).

Sinh viên: Hà Quốc Pháp 26 Lớp: 55CNOT-1 + Khi nhả công tắc ra, relay Up tắt và motor dừng lại. Khi ấn công tắc điều khiển cửa sổ điện phía người lái xuống nửa chừng, tín hiệu Down bằng tay được truyền tới IC và xảy ra sự thay đổi sau đây :

Tranzisto Tr :ON (mở) Rơle Up: tiếp mát Rơle Down: ON (bật)

Kết quả là motor điều khiển cửa sổ phía người lái quay theo hướng Down.

+ Gợi ý: Một số xe có trang bị điện trở nhiệt PTC hoặc bộ ngắt mạch để ngăn không cho dòng điện quá lớn đi vào motor.

- Chức năng nâng hạ bằng một lần ấn

Hình 1.22. Chức năng đóng cửa kính bằng một lần ấn

Sinh viên: Hà Quốc Pháp 27 Lớp: 55CNOT-1 Hình 1.23. Chức năng mở cửa kính bằng một lần ấn

Khi khóa điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện ở phía người lái được kéo lên hoàn toàn, tín hiệu UP tự động truyền tới IC. Vì IC có mạch định thời và mạch này sẽ duy trì ở trạng thái ON lớn nhất khoảng 10 giây khi tín hiệu UP tự động được đưa vào, nên motor điều khiển cửa sổ điện phía người lái tiếp tục quay ngay cả khi công tắc được nhả ra. Motor điều khiển cửa số điện dừng lại khi cửa sổ phía người lái đóng hoàn toàn và IC xác định được tín hiệu khóa motor từ cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế của motor điều khiển cửa sổ điện hoặc khi mạch định thời tắt. Có thể dừng thao tác đóng mở tự động bằng cách nhấn vào công tắc cửa sổ điện phía người lái.

Sinh viên: Hà Quốc Pháp 28 Lớp: 55CNOT-1 - Chức năng chống kẹt cửa kính

Hình 1.24. Chức năng chống kẹt cửa kính

Cửa sổ bị kẹt được xác định bởi hai bộ phận. Công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ trong motor điều khiển cửa sổ điện. Cảm biến tốc độ chuyển tốc độ motor thành tín hiệu xung.

Sinh viên: Hà Quốc Pháp 29 Lớp: 55CNOT-1 Khi đai của vành răng bị đứng im, công tắc hạn chế sẽ phân biệt sự thay đổi chiều dài sóng của tín hiệu xung trong trường hợp của bị kẹt với chiều dài sóng xung trong trường hợp cửa sổ đóng hoàn toàn.

Khi công tắc cửa sổ điện nhận được tín hiệu là có một cửa sổ bị kẹt từ motor điều khiển cửa kính, nó tắt rơle Up, bật rơle Down khoảng một giây và mở cửa kính khoảng 50 mm để ngan không cho cửa sổ tiếp tục đóng.

+ Chú ý: Có thể kiểm tra chức năng chống bó kẹt cửa sổ bằng cách nhét một vật vào giữa kính và khung. Khi cửa kính gần đóng, chức năng chóng bó kẹt cửa sổ không kích hoạt. Do đó, việc kiểm tra chức năng này bằng tay có thể dẫn đến bị thương.

Một số kiểu xe cũ không có chức năng chống bó kẹt cửa sổ điện.

- Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện.

Hình 1.25. Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện

Chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt khóa điện là điều khiển hoạt động của rơle chính cửa sổ điện dựa trên hệ thống điều khiển khóa cửa.

Khi tắc khóa điện từ vị trí ON về vị trí ACC hoặc LOCK, thì rơle tổ hợp xác định sự thay đổi này sẽ kích hoạt mạch định thời và giữ rơle chính điều khiển cửa sổ điện ở trạng thái bật khoảng 45 giây. Khi rơle tổ hợp xách định việc mở cửa dựa trên tín hiệu truyền từ công tắc cửa thì rơle này sẽ ngắt rơle chính điều khiển cửa sổ điện.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, cải HOÁN mô HÌNH hệ THỐNG NÂNG hạ KÍNH TRÊN ô tô (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)