Để phát triển đất nước chúng ta phải đồng thời chú trọng phát triển cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong đó công nghiệp vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Những năm gần đây, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào nền kinh tế quốc dân có xu hướng ngày càng tăng cao và ổn định. Bắt đầu từ sau những năm 1986, khi nhà nước ta xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và thực hiện công nghiệp hoá trên toàn ngành công nghiệp thì công nghiệp nước ta đã có những thay đổi to lớn cả về chất và lượng. Nhiều nhà máy, cơ quan, xí nghiệp quốc doanh đã tiến hành cổ phần hoá, đi vào hoạt động với tác phong công nghiệp hơn. Và kết quả của những chính sách trên chính là sự thay đổi một cách toàn diện thúc đẩy, sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: Nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, dịch vụ, an ninh, quốc phòng… Từ một nền công nghiệp kém phát triển không chỉ đối với các nước trên thế giới mà đối với cả các nước trong khu vực, với một tỷ trọng đóng góp khiêm tốn vào giá trị tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì nay công nghiệp đã giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các công cụ, tư liệu sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả những ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân trong xã hội. Mặt khác để xoá bỏ nghèo đói, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới cả về kinh tế và trình độ văn hoá, để phát triển kinh tế ổn định bền vững thì cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại, đa dạng trong đó các ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ chốt phải được quan tâm, chú ý một cách thích đáng. Trên thực tế, sau hơn 20 năm, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI ( 12-1986) với chủ trương đổi mới nền công nghiệp từ tập trung phát triển công nghiệp nặng sang phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp Việt Nam đã có nhiều thành tựu như: tăng trưởng công nghiệp ngày càng cao và ổn định, các sản phẩm sản xuất ra không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Dưới góc độ nghiên cứu của một sinh viên Kinh tế quốc dân, chuyên ngành Toán kinh tế, em xin chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động tới tăng trưởng công nghiệp Việt Nam và những dự báo cho công nghiệp ” Đề tài đi xem xét mối quan hệ của các nhân tố đối với tăng trưởng công nghiệp, trong các yếu tố đó yếu tố nào là quan trọng nhất quyết định tới tăng trưởng công nghiệp. Từ đó ta đi xây dựng một mô hình tăng trưởng công nghiệp phù hợp với điều kiện của đất nước ta hiện nay.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời mở đầu Để phát triển đất nước chúng ta phải đồng thời chú trọng phát triển cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong đó công nghiệp vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Những năm gần đây, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào nền kinh tế quốc dân có xu hướng ngày càng tăng cao và ổn định. Bắt đầu từ sau những năm 1986, khi nhà nước ta xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và thực hiện công nghiệp hoá trên toàn ngành công nghiệp thì công nghiệp nước ta đã có những thay đổi to lớn cả về chất và lượng. Nhiều nhà máy, cơ quan, xí nghiệp quốc doanh đã tiến hành cổ phần hoá, đi vào hoạt động với tác phong công nghiệp hơn. Và kết quả của những chính sách trên chính là sự thay đổi một cách toàn diện thúc đẩy, sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: Nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, dịch vụ, an ninh, quốc phòng… Từ một nền công nghiệp kém phát triển không chỉ đối với các nước trên thế giới mà đối với cả các nước trong khu vực, với một tỷ trọng đóng góp khiêm tốn vào giá trị tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì nay công nghiệp đã giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các công cụ, tư liệu sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả những ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân trong xã hội. Mặt khác để xoá bỏ nghèo đói, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới cả về kinh tế và trình độ văn hoá, để phát triển kinh tế ổn định bền vững thì cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại, đa dạng Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 trong đó các ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ chốt phải được quan tâm, chú ý một cách thích đáng. Trên thực tế, sau hơn 20 năm, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI ( 12-1986) với chủ trương đổi mới nền công nghiệp từ tập trung phát triển công nghiệp nặng sang phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp Việt Nam đã có nhiều thành tựu như: tăng trưởng công nghiệp ngày càng cao và ổn định, các sản phẩm sản xuất ra không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Dưới góc độ nghiên cứu của một sinh viên Kinh tế quốc dân, chuyên ngành Toán kinh tế, em xin chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động tới tăng trưởng công nghiệp Việt Nam và những dự báo cho công nghiệp ” Đề tài đi xem xét mối quan hệ của các nhân tố đối với tăng trưởng công nghiệp, trong các yếu tố đó yếu tố nào là quan trọng nhất quyết định tới tăng trưởng công nghiệp. Từ đó ta đi xây dựng một mô hình tăng trưởng công nghiệp phù hợp với điều kiện của đất nước ta hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ngô Văn Mỹ và các thầy cô trong khoa Toán Kinh Tế đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong công việc tại vụ và hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương I: Khái niệm, vai trò, đặc điểm của công nghiệp và một số ngành công nghiệp của Việt Nam 1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của công nghiệp 1.1. Ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp bao gồm các hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên khoáng sản sẵn có trong thiên nhiên chưa có tác động của bàn tay con người (trừ tài nguyên rừng và thuỷ sản) và các hoạt động chế biến những sản phẩm của ngành Nông Lâm nghiệp, Thuỷ sản và Công nghiệp thành các sản phẩm có giá trị sử dụng mới so với giá trị sử dụng của sản phẩm ban đầu đưa vào chế biến. 1.2. Vai trò của công nghiệp Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế, mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. Công nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an ninh quốc phòng. Không một ngành kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm của công nghiệp. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ. Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản vật chất nào sánh được với nó vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo nhiều việc làm mới, tăng thu nhập. 1.3. Đặc điểm Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. 1.3.1. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn. Sơ đồ về sản xuất công nghiệp. 1.3.2. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ…) không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Nguyên liệu Tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng Sản xuất bằng máy móc Tác động vào đối tượng lao động Chế biến nguyên liệu Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.3.3. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỷ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (khoáng sản, khai thác rừng, thuỷ sản…), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Hiện nay có rất nhiều cách phân loại ngành công nghiệp. Cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động. Theo cách này, sản xuất công nghiệp được chia làm hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Còn dựa vào công cụ kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia làm hai nhóm: Công nghiệp nặng ( nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B). 1.4. Các ngành công nghiệp 1.4.1. Công nghiệp năng lượng Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định. Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Ngành công nghiệp năng lượng gồm có khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. 1.4.2. Công nghiệp luyện kim Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Gồm hai ngành luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra các kim loại không có sắt) 1.4.2.1. Luyện kim đen Luyện kim đen là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng, là nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại. Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen. Kim loại đen chiếm trên 90% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới. Ngành luyện kim đen sử dụng một khối lượng lớn nguyên liệu, nhiên liệu và các chất trợ dung như quặng sắt, than cốc và đá vôi. Qui trình công nghệ để sản xuất ra gang và thép rất phức tạp. Ngành luyện kim đen được phát triển mạnh từ nửa sau thế kỷ XIX cùng với việc phát minh ra động cơ đốt trong, xây dựng đường sắt, chế tạo đầu máy xe lửa và toa xe, tàu thuỷ và sau này là máy công cụ, máy nông nghiệp, ôtô các loại… 1.4.2.2. Luyện kim màu Luyện kim màu sản xuất ra các kim loại không có chất sắt như đồng, nhôm, thiếc, chì, kẽm, vàng…trong đó có nhiều loại có giá trị chiến lược. Các kim loại màu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy, đặc biệt là chế tạo ôtô, máy bay, kỹ thuật điện, điện tử, công nghiệp hoá chất và cả trong các ngành kinh tế quốc dân khác như bưu chính viễn thông, thương mại… 1.4.3. Công nghiệp cơ khí Ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp, là “quả tim của công nghiệp nặng”. Công nghiệp cơ khí đảm Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 bảo sản xuất các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu xã hội. Ngành công nghiệp cơ khí giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống. Ngành công nghiệp cơ khí được chia thành các phân ngành sau: + Cơ khí thiết bị toàn bộ + Cơ khí máy công cụ + Cơ khí hàng tiêu dùng + Cơ khí chính xác Ngành công nghiệp cơ khí trên thế giới chế tạo ra đủ loại sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các nước kinh tế phát triển đi đầu trong lĩnh vực này và đạt tới đỉnh cao về trình độ công nghệ. Còn các nước đang phát triển mới như Việt Nam mới chỉ tập trung vào việc sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn. 1.4.4. Công nghệ điện tử - tin học Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. 1.4.5. Công nghiệp hoá chất Công nghiệp hoá chất là một ngành công nghiệp nặng tương đối trẻ, phát triển nhanh từ cuối thế kỉ XIX do nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho các ngành kinh tế, do sự phát triển manh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Công nghiệp hoá chất hiện nay là một ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới. Nhờ những thành tựu về khoa học Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 công nghệ, ngành hoá chất đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới, chưa từng có trong tự nhiên. Chúng vừa bổ sung cho các nguồn nguyên liệu tự nhiên, vừa có giá trị sử dụng cao trong đời sống xã hội. Ngành hoá chất có khả năng tận dụng những phế liệu của các ngành khác để tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, nhờ đó mà việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được hợp lý và tiết kiệm hơn. Ngành công nghiệp hoá chất được chia thành các phân ngành chính sau: + Hoá chất cơ bản + Hoá tổng hợp hữu cơ + Hoá dầu 1.4.6. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kỹ thuật, trong đó phải kể đến công nghiệp dệt may, da giầy, nhựa, sành sứ thuỷ tinh. Sản phẩm của ngành chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. So với các ngành công nghiệp nặng, ngành này sử dụng nhiện liệu động lực và chi phí vận tải ít hơn, thời gian xây dựng tương đối ngắn, qui trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu hút được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có khả năng xuất khẩu. Công nghiệp dệt may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của công gnhiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Phát triển công nghiệp dệt may có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hoá chất, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.4.7. Công nghiệp thực phẩm Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm trồng trọt chăn nuôi thuỷ sản. Vì vậy, nó tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Thông qua chế biến, công nghiệp thực phẩm còn làm tăng them giá trị của sản phẩm đó, tạo khả năng xuất khẩu, tích luỹ vốn góp phần cải thiện đời sống. . Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương II: Tổng quan quá trình phát triển của công nghiệp Việt Nam 1. Công nghiệp Việt Nam trước năm 1986 và chủ chương đổi mới. 1.1. Công nghiệp Việt Nam trước năm 1986: Từ lâu đời công nghiệp Việt Nam đã có truyền thống về sản xuất các mặt hàng như: sơn mài, gốm sứ, lụa, đồ khảm trai với các trung tâm thương mại như: Hội An, Phố Hiến, Kinh kỳ…Tuy nhiên do hoàn cảnh lúc bấy giờ là chế độ phong kiến trì trệ cùng với các chính sách kìm hãm sự phát triển của công nghiệp như: chính sách trọng nông, chính sách kiềm nông, ức thương làm cho công nghiệp không thể tách khỏi nông nghiệp và trở thành một ngành độc lập. Thế kỷ XIX, thực dân Pháp vào nước ta xâm lược và đặt ách thống trị của chúng nên đất nước ta, chúng đã tiến hành lần lượt hai cuộc khai thác thuộc địa. Những chính sách khai thác thuộc địa của chúng đã khiến cho công nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên què quặt và phụ thuộc vào nền công nghiệp nước ngoài. Lúc bấy giờ công nghiệp không có mấy đóng góp cho nền kinh tế quốc dân (tỷ trọng công nghiệp rất nhỏ bé), trình độ kỹ thuật yếu kém, lạc hậu, không đồng bộ. Nhân công lúc bấy giờ dồi dào nhưng rẻ mạt và không được đào tạo về kỹ thuật. Pháp đã tận dụng nguồn nhân công này cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để tiến hành khai thác khoáng sản và sản xuất các sản phẩm ở dạng sơ chế rồi mang về chính quốc. Chúng ta đuổi Pháp về nước với Cách mạng Tháng tám (1945), sau đó nước Việt Nam dân chủ ra đời thì không lâu sau đó chúng lại quay trở lại xâm lược một lần nữa dưới sự bảo trợ của khối Liên Minh là: Mỹ và Anh. Công nghiệp Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 . tố tác động tới tăng trưởng công nghiệp Việt Nam và những dự báo cho công nghiệp ” Đề tài đi xem xét mối quan hệ của các nhân tố đối với tăng trưởng công. công nghiệp, trong các yếu tố đó yếu tố nào là quan trọng nhất quyết định tới tăng trưởng công nghiệp. Từ đó ta đi xây dựng một mô hình tăng trưởng công nghiệp