Những mặt hạn chế của ngành công nghiệp hiện nay:

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động tới tăng trưởng công nghiệp Việt Nam và những dự báo cho công nghiệp (Trang 28 - 32)

3.1. Còn một số mục tiêu hướng tới chưa cao và còn nhiều hạn chế.

Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp, nhưng phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm lại rất chậm và chưa có hiệu quả. Những cơ sở công nghiệp chế biến hiện tại mới chỉ đáp ứng được một phần trong tiềm năng phát triển của nông nghiệp nước ta, trong khi đó công nghiệp chế biến lại lạc hậu, chủ yếu là sơ chế và chỉ trong một số loại rau quả. Điều đáng lưu ý là những dự án đầu tư vào chế biến nông sản thực phẩm về chủ trương là đúng, nhưng triển khai thực hiện lại đưa đến kết quả kém hiệu quả như: Đầu tư phát triển ngành đường, chế biến hoa quả hộp, chế biến sữa, thực phẩm xuất khẩu…

Phát triển những ngành có hàm lượng công nghệ cao, nhất là ngành công nghệ thông tin còn chậm, chủ yếu là lắp ráp và tỷ trọng các ngành công nghệ cao trong tổng ngành công nghiệp nước ta còn ở tỷ lệ thấp trong khu vực. Theo tiêu chuẩn của tổ chức chương trình phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) về những ngành công nghệ cao, công nghệ trung bình và công nghệ thấp, thì ngành công nghệ cao của nước ta mới chiếm 19.9% trong tổng giá trị của công nghiệp chế biến, các ngành công nghệ trung bình chiếm 28.9%, các ngành công

nghệ thấp chiếm 51.2 %. Nếu tính theo giá trị tăng thêm thì tỷ trọng ngành công nghệ cao của nước ta còn thấp hơn nhiều vì phần lớn những ngành công nghệ cao của nước ta là sản xuất lắp ráp. Trong khi đó cơ cấu các nhóm ngành công nghệ cao, trung bình và thấp của một số nước ASEAN như sau:

Nước Nhóm ngành công nghệ cao Nhóm ngành công nghệ trung bình Nhóm ngành công nghệ thấp Thái Lan 30.8 26.5 42.7 Singapore 73 16.5 10.5 Malaysia 51.1 24.6 24.3 Indonexia 29.7 22.6 47.7 Philippin 29.1 25.7 45.2 Việt Nam 19.9 28.9 51.2

* Số liệu các nước là năm 1998, số liệu Việt Nam là năm 2005

Đặc biệt là ngành điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin lại càng nhỏ bé và đa phần là các doanh nghiệp kỹ thuật công nghệ lạc hậu (thiết bị văn phòng, máy tính chiếm 0.56%, sản xuất thiết bị điện, điên tử chiếm 2.76 %, sản xuất thiết bị chính xác chiếm 0.20 % trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp).

- Phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị lại cho nền kinh tế quốc dân còn chậm, nhất là ngành sản xuất thiết bị máy móc vẫn dừng ở mức sản xuất những máy móc thông thường và phụ tùng thông thường, tỷ trọng chiếm trong ngành công nghiệp lâu nay chỉ từ 1.5 – 1.6 % và chưa có hướng tăng lên.

3.2. Số lượng cơ sở công nghiệp nước ta tăng nhanh, nhưng qui mô phổ biến là nhỏ và trình độ công nghệ thấp. là nhỏ và trình độ công nghệ thấp.

Số cơ sở sản xuất nhiều, tăng nhanh nhưng qui mô nói chung là nhỏ, bình quân một cơ sở ở đầu năm 2005 chỉ có 6.4 lao động, 0.99 tỷ đồng vốn và 0.54 tỷ đồng tài sản cố định.

- Doanh nghiệp nhà nước: 654 lao động, 213.2 tỷ đồng vốn và 120.2 tỷ đồng tài sản cố định.

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước: 64 lao động, 7.2 tỷ đồng vốn và 3.0 tỷ đồng tài sản cố định.

- Cơ sở cá thể chỉ có 2.5 lao động, 0.037 tỷ đồng vốn và 0.026 tỷ đồng tài sản cố định.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 414 lao động, 129.3 tỷ đồng vốn và 74.9 tỷ đồng tài sản cố định.

- Nếu theo số lao động của doanh nghiệp để phân loại thì: + Doanh nghiệp có dưới 50 lao động chiếm 68.0 %.

Trong đó dưới 10 lao động chiếm 27.5 %.

+ Doanh nghiệp có từ 50 đến dưới 200 lao động chiếm 18.9%. + Doanh nghiệp có từ 200 đến dưới 500 lao động chiếm 7.5%. + Doanh nghiệp có từ 500 lao động trở lên chiếm 5.6%.

- Nếu theo qui mô thì:

+ Doanh nghiệp có số vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 77.7%. + Doanh nghiệp có từ 10 tỷ đồng trở lên chiếm 22.3%. Trong đó từ 200 tỷ đồng trở lên chiếm 2.3%.

Như vậy có thể nói, doanh nghiệp công nghiệp của nước ta cơ bản là vừa và nhỏ, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có qui mô lớn hơn và có nhiều doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ khá, là bộ phận quan trọng của phát triển ổn định sản xuất.Khu vực doanh

nghiệp ngoài quốc doanh và cơ sở công nghiệp cá thể thực chất là qui mô nhỏ và siêu nhỏ, khó có thể đổi mới, tiếp cận được với công nghệ tiên tiến, không thể nâng cao được năng lực cạnh cạnh tranh và vươn ra thị trường nước ngoài, sản xuất thường không ổn định, có nhiều thay đổi trong hoạt động; Nhưng lại là khu vực giải quyết được nhiều việc làm cho lao động từ nông thôn, nông nghiệp và khai thác, tận dụng tiềm năng hiện có ở các địa phương để sản xuất và đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ tại chỗ cho dân cư.

3.3. Trình độ kỹ thuật công nghệ của phần lớn doanh nghiệp là lạc hậu:

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của một doanh nghiệp thấp, 77.7% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 10 tỷ đồng, chỉ có 2.3% doanh nghiệp có từ 200 tỷ đồng trở lên. Trang bị tài sản cố định cho một lao động ngành công nghiệp thấp, bình quân toàn ngành ở đầu năm 2005 mới đạt 84.4 triệu động/ lao động, trong đó:

- Khu vực doanh nghiệp nhà nước 183.6 triệu đồng/lao động. - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 181.0 triệu đồng/lao động.

- Khu vực ngoài quốc doanh 25.0 triệu đồng/lao động, trong đó cơ sở cá thể 10.5 triệu đồng/lao động.

Do khó khăn về vốn, nên hệ số đổi mới tài sản cố định cũng không cao, trong những năm gần đây có được tăng lên song còn thấp mới đạt được khoảng 20% trong khi yêu cầu của mục tiêu phải 24-25%.

3.4. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh tuy có tiến bộ nhưng còn thấp.

Tỷ suất lợi nhuận của vốn hiện tại mới đạt 9.9%, trong đó doanh nghiệp nhà nước 5.5%, ngoài quốc doanh 3.5% , khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16.4% (do có tham gia của ngành dầu khí có tỷ suất cao trên 50.0.%). Với tỷ suất lợi

nhuận thấp như hiện nay, các doanh nghiệp không có khả năng tự tích tụ vốn để tái sản xuất mở rộng từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp còn bị lỗ tuy nhỏ so với doanh nghiệp lãi, nhưng hiện tại vẫn còn trên 6000 doanh nghiệp lỗ với tổng số lỗ trên 7500 tỷ đồng cũng cần được khắc phục.

3.5. Tổ chức sản xuất của một số ngành, nhất là các ngành có công nghệ cao chưa đảm bảo cho phát triển vững chắc. chưa đảm bảo cho phát triển vững chắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều ngành sản phẩm được tổ chức sản xuất theo mô hình khép kín trong một doanh nghiệp, do vậy các hoạt động phụ trợ bị phân tán theo doanh nghiệp, ít được tổ chức tập trung chuyên môn hoá cao, nên hiệu quả của các hoạt động phụ trợ đem lại không cao, có nhiều dịch vụ hoặc cung cấp phụ liệu có thể sản xuất được trong nước, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ bên ngoài. Tổ chức gia công lắp ráp phát triển cả bề rộng và chiều sâu, nhưng hầu hết các ngành sản phẩm có gia công lắp ráp chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư nội địa hoá các linh kiện phụ tùng, điển hình như: Sản xuất ô tô, điện tử, thiết bị chính xác, máy tính, phương tiện vận tải khác…Do vậy tính phụ thuộc vào nước ngoài quá lớn và chất lượng sản phẩm luôn có vấn đề, nhưng khó có thể được nâng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động tới tăng trưởng công nghiệp Việt Nam và những dự báo cho công nghiệp (Trang 28 - 32)