phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Vận dụng phân tích thực tiễn Việt Nam hiện nay
Trang 1Đề bài: phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Vận dụng phân
tích thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Bài làm:
I,ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa Bác không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng, một nhà tư tưởng, nhà Mác xít sáng tạo vĩ đại mà còn là sự kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao đẹp nhất của tâm hồn, trí tuệ, lối sống, nhân cách; thể hiện chân thực và sinh động những tinh hoa, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam Hệ thống tư tưởng của Người là một di sản vô cùng quý giá cho mọi thế hệ cách mạng Việt Nam Trong tư tưởng ấy, tư tưởng “trồng cây” với quan điểm “trồng người” luôn luôn thống nhất cả về hình thức và nội dung, thể hiện nhân cách, nhân sinh quan cách mạng triệt để và trong sáng của Người Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ Người nói: “Vì lợi ích mười năm, thì phải trồng cây vì lợi ích trăm năm,thì phải trồng người'' Với lối nói súc tích nhưng giàu hình ảnh, sinh động, dễ hiểu,
dễ nhớ rất đặc trưng của mình, vấn đề giáo dục thanh, thiếu niên, vốn rất trừu tượng, mang tính lý luận cao, đã được Hồ Chủ tịch thâu tóm chỉ trong một câu ngắn gọn như vậy!
II,GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trước hết, nói về cách so sánh, liên tưởng trong câu nói này của Bác
Ai cũng biết muốn trồng cây có kết quả thì phải chọn được giống tốt, đất tốt, phải quan tâm chăm sóc, nhưng sự chăm sóc cũng phải đúng cách, có khoa học, thì cây mới sinh trưởng tốt được Việc trồng người cũng như vậy; nó là cả một quá trình và liên quan đến nhiều yếu tố như môi trường giáo dục, phương pháp giáo dục v.v Lấy một cái cụ thể (trồng cây) để nói về một khái niệm trừu tượng (trồng người), Bác đã giúp cho người nghe hình dung một cách dễ hiểu hơn rất nhiều lần một bài giảng dài dòng về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng v.v của sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Trồng cây và trồng người cũng đều là ''trồng'' cả Nhưng nếu trồng cây là vì lợi ích mười năm, thì trồng người lại là vì lợi ích trăm năm Sự khác biệt ở đây là sự khác biệt về chất; trồng cây là vì lợi ích trước mắt, trồng người là vì lợi ích lâu dài Và như vậy, nó đòi hỏi sự bền bỉ hơn, tốn nhiều công sức hơn; đồng thời cái mà người ta thu hoạch được từ công việc trồng người không phải là ngày một, ngày hai, mà gắn liền với sự tồn vong, phát triển của cả một dân tộc, qua nhiều thế hệ Nói cách khác, giáo dục thế hệ
Trang 2trẻ theo tư tưởng của Hồ Chủ tịch là vun trồng, chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo cho đời sau những con người, lớp người khoẻ khoắn, cả về thể chất và tinh thần Cũng như người nông dân trồng cây vậy, là để có những cây, những rừng tươi tốt
Trồng cây được Bác Hồ phát động vào thời điểm cuối năm 1959 đầu năm
1960, xuất phát từ ý tưởng văn hóa dân tộc: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ” Đồng thời, trong lúc cả nước đang sôi nổi lập
thành tích chào mừng Đảng ta tròn 30 tuổi, Bác lấy bút danh Trần Lực viết bài
“Tết trồng cây” đăng báo Nhân dân ngày 28/11/1959 Bác chỉ rõ: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây” Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều, đây cũng là một cuộc thi đua dài hạn, nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người, từ các cụ phụ lão đến các cháu thiếu nhi đều có thể hăng hái tham gia” Bài viết của Bác cũng đã nêu hiệu quả thiết thực của việc trồng cây, không những xây dựng kinh tế mà còn phát triển văn hóa xã hội, giáo dục đạo đức lối sống con người
Cuối năm 1959, nhân có phong trào thi đua mừng xuân, mừng Đảng 30 tuổi, Bác Hồ đã dựa vào lệ ưa thích trồng cây của nhân dân để hướng dẫn một cách thi đua thiết thực, có hiệu quả kinh tế Người kêu gọi: “Muốn làm nhà cửa tốt, phải ra sức trồng cây” và Người phát động “Tết trồng cây”.Bác Hồ cho rằng trồng cây là “việc… tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều” Người ước tính “Mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây”, “trong mười năm nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn”.Người luôn biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân trồng cây tốt Người cũng nhắc nhở những địa phương, những hợp tác xã chưa quan tâm đến việc tổ chức “Tết trồng cây” Người đặc biệt lưu ý “phải liên hệ chặt chẽ “Tết trồng cây” với kế hoạch trông cây gây rừng của Nhà nước Nhưng không nên lẫn lộn số cây “tết” với số cây của kế hoạch và phải “xem trọng chất lượng, nghĩa là “trồng cây nào, chắc cây ấy”.Sau đó, Người còn “Thêm vài ý kiến về Tết trồng cây: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một năm thôi; chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục” “Tết trồng cây là một việc quan trọng… xây dựng nông thôn mới…” Người lại nhấn mạnh: “Muốn làm nhà thì phải có gỗ Muốn có gỗ thì phải hăng hái trồng cây Mọi người cố gắng trồng nhiều cây thì trong sáu, bảy năm nữa, cả làng sẽ có đủ cây để làm nhà mới…” Nhưng “cần phải có kế hoạch trồng cây và chăm sóc cây ở đường cái Cần giáo dục các em thiếu nhi có ý thức bảo vệ cây, chớ để trâu bò phá hoại cây” Nhiều lần Người đánh giá: “Sở dĩ Tết trồng cây đã trở nên một phong trào
Trang 3quần chúng mạnh mẽ, là vì mọi người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của nó” Bác cũng nhắc lại kinh nghiệm trồng cây tốt của thôn Lạc Trung (Vĩnh Phú): “Cử những cụ già hăng hái lập thành những tổ chuyên trách trồng cây, các
xã viên đều tuỳ khả năng mà giúp sức, các em nhi đồng thì có những đội bảo vệ cây cối, Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo
cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”
Là người khởi xướng “Tết trồng cây”, chính Bác bằng sự kiên trì, gương mẫu, không mùa xuân nào Bác không tham gia trồng cây Cây đa đầu tiên Bác trồng tại công viên Thống Nhất – Hà Nội chiều ngày 11/1/1960 gắn với 2 câu thơ căn
dặn của Người: “Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” Cây đa cuối cùng Bác trồng trên đồi cây Vật Lại – Ba Vì – Hà Tây sáng
ngày 16/2/1969 (tức mồng một tết Kỷ Dậu) Trong khoảng 10 năm khởi xướng phát động theo dõi phong trào, Bác đã viết 10 bài đăng báo Nhân dân về ý nghĩa, mục đích của việc trồng cây: “trồng cây” như “trồng Người”, bài đầu tiên là bài “Nông dân phải trồng cây chuẩn bị làm nhà ở” đăng báo Nhân dân ngày 30/5/1959, bài cuối cùng là “Tết trồng cây” đăng báo Nhân dân ngày 5/2/1969
Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Đó là hai câu mở đầu bài nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của giáo viên cấp
II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958, đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958 Điều Bác nghĩ suy, trăn trở nhiều nhất là việc “trồng người” Bác nói với anh chị em giáo viên: “Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt
và cán bộ tốt cho nước nhà Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ.Tất cả các giáo viên chớ nên cho học thế này đã là đủ, mà phải tiếp tục học tập thêm để tiến bộ mãi”.10 năm sau, tháng 10-1968, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, bắt đầu năm học mới, Bác Hồ lại nhắc nhở: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật” Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó
“Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”
Trang 4Vậy những con người, lớp người mà sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cần đào tạo, vun trồng là như thế nào? Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là những con người ''vừa hồng, vừa chuyên''; nói cách khác, là những con người, lớp người phát triển nhân cách một cách toàn diện Nhân cách đó thể hiện ở 4 đức tính cơ bản: cần, kiệm, liêm, chính Người nói: ''Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; đất có bốn phương: đông, tây, nam bắc; người có bốn đức: cần, kiệm, liêm chính Thiếu một mùa thì không thành trời; thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức thì không thành người ''
Để ''trồng'' được những con người như thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh yếu tố quan trọng là tính chủ động của công tác giáo dục; đó là sự quan tâm đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục nhằm mang lại hiệu quả cao nhất; đồng thời còn một mặt rất quan trọng nữa là tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho lớp trẻ phát triển, thể hiện năng lực, sở trường vốn có của mỗi người Nếu chỉ chú trọng một mặt giáo dục mà không chú trọng việc tạo cơ hội cho lớp trẻ tự khẳng định thì tác dụng của sự giáo dục sẽ bị hạn chế, không được phát huy Người khuyên thanh, thiếu niên phải biết tự tin vào khả năng của bản thân, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có tinh thần tự lực, tự cường, phải biết tự trọng, biết
tự bảo vệ mình và cũng phải biết tôn trọng người khác Đặc biệt, đối với sự nghiệp ''trồng người'', Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt nhấn mạnh cần khuyến khích phát triển đầy đủ và toàn diện năng lực, sở trường của từng thanh, thiếu niên; mặt khác cũng luôn nhắc nhở phải ngăn ngừa sự nảy sinh của chủ nghĩa cá nhân Người nói: ''Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lợi ích cá nhân” ''Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình; nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu ''
Nhấn mạnh sự nghiệp giáo dục là của nhân dân, để phục vụ nhân dân, đồng thời
Hồ Chủ tịch cũng nêu rõ rằng muốn giáo dục thanh, thiếu niên tốt thì phải tạo môi trường, dư luận xã hội lành mạnh, cổ vũ cái mới, cái tiến bộ, ngăn ngừa những cái tiêu cực có thể ảnh hưởng đến lớp trẻ Và muốn tạo được môi trường lành mạnh ấy, vấn đề cần nhất là phải tạo được không khí dân chủ Người nói: ''Trong các nhà trường, cần có dân chủ Đối với mỗi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận ” Người khẳng định: “Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng để có thể giải quyết mọi khó khăn”
Có thể nói, sự nghiệp trồng người, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho hôm nay và cho mai sau đối với đất nước Chính vì vậy, khi nói về vai trò của Nhà nước, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: Nước ta còn nghèo thì phải tiết kiệm, nhưng “đầu tư cho giáo dục thì không được bủn xỉn” Luận điểm này của Người rõ ràng lại càng có ý nghĩa, mang tính thời sự trong điều kiện đất nước ta đang phát triển hội nhập với thế giới hiện nay Khi mà thế hệ
Trang 5trẻ Việt Nam đang vươn lên, đáp ứng niềm tin và mong mỏi của Bác là xây dựng một đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” và “trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều Non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
Không những thế,với vai trò là một nhà cách mạng, cả cuộc đời của Người huy sinh phấn đấu cho lý tưởng nhằm giải phóng con người, xây dựng con người, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa Theo Bác: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa Con người xã hội chủ nghĩa là con người có tư tưởng chủ nghĩa xã hội” Bác đặc biệt coi trọng việc “trồng người” Trước khi viết bài “Tết trồng cây” đầu tiên, Bác đã chỉ rõ trong hội nghị cán bộ
giáo dục toàn quốc ngày 13/9/1958 “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Lời dạy của Bác đã trở thành chân lý, thấm sâu vào mỗi con người Việt Nam Chân lý giáo dưỡng ấy chứa đựng truyền thống từ nghìn đời xưa, được Bác tổng kết cho đến hôm nay và mãi mãi về sau Trong chiến lược trồng người, Bác luôn quan tâm đến vấn đề cán bộ của Đảng Bác coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc Đầu tư cho sự nghiệp trồng người là một tư tưởng lớn, một di sản vô cùng quý giá Bác để lại cho Đảng và nhân dân ta Trong Di chúc, Người cũng không quên nhắc: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang thực hiện cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà trọng tâm là làm theo Bác càng làm cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về nguồn gốc, nội dung, giá trị
và tính nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp “Trồng cây” – “Trồng người”
Trong thực tế hiện nay công cuộc trồng cây, gây rừng đang rất được Đảng và Nhà nước quan tâm và chú trọng Hàng năm Nhà nước đã chi hàng chục tỉ đồng để đầu tư cho việc trồng rừng đầu nguồn nhằm hướng tới lợi ích giảm thiên tai, bão lũ, chính quyền và mọi người dân lại nô nức tham gia Tết sạt
lở cho người dân Làm theo lời Bác, từ hơn nửa thế kỷ nay mỗi độ Tết đến, xuân về, các cấp ủy Đảng, trồng cây Tết trồng cây năm Canh Dần đang diễn ra sôi nổi khắp mọi miền đất nước Để hoạt động này thực sự có ý nghĩa như mong muốn của Bác, điều quan trọng không chỉ là trồng được nhiều cây, mà còn là trồng cây nào sống cây đó Như vậy, cũng là một cách thiết thực thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác
Trang 6Nhưng ngược lại hiện vẫn đang tồn tại những nghịch lý đáng buồn: Chính phủ đang khuyến khích trồng rừng bằng những chính sách ưu đãi, như hỗ trợ từ 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng/ha rừng trồng, với tổng mức đầu tư lên đến 40.000 tỉ đồng Chưa kể một số địa phương còn được giao tự bố trí ngân sách để đầu tư cho dự án trồng rừng nhưng nhiều tỉnh đã không đạt chỉ tiêu kế hoạch với muôn vàn lý do Hiện tỉnh Điện Biên chỉ trồng được 427/900 ha, Lai Châu: 474/850
ha, Kon Tum: 100/250 ha, Đắk Nông: 177/400 ha Bình Phước có chủ trương trồng 42.000 ha cao su ở khu vực rừng nghèo kiệt, nhưng đến nay mới trồng được khoảng 8.000 ha
Trong khi đó, nhiều DN đến các địa phương trên xin đất trồng rừng nhưng đều nhận được câu trả lời: Không kiếm đâu ra đất để giao Thực tế, DN trồng rừng thì phải trồng với diện tích tính bằng đơn vị hàng ngàn hecta trở lên và càng tập trung càng tốt nhưng hiện để có được một diện tích tập trung vài trăm hecta cũng quá khó Đất trồng rừng hiện quá phức tạp, nhỏ lẻ, kinh phí đền bù lớn Bản thân các DN đều nhận thức được việc trồng rừng quy mô lớn sẽ thuận lợi
cả về môi trường lẫn về hiệu quả kinh tế DN bảo đảm và chủ động nguồn nguyên liệu Hiện nay, theo Hiệp hội DN chế biến gỗ TPHCM, nguyên liệu còn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, nhiều đơn vị thậm chí phải nhập trên 80% nguyên liệu nhưng thực trạng bất cập hiện nay là các địa phương luôn không đạt chỉ tiêu về trồng rừng, trong khi nhiều DN phải kéo nhau ra nước ngoài đầu tư Theo kế hoạch đến năm 2015 ngành cao su VN phải phát triển 800.000 ha cao
su, để đạt kế hoạch, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) đã phải sang Campuchia, Lào, Myanmar, Nam Phi, Mozambique thuê đất trồng cao su Ở Campuchia, hiện VRG có khoảng 10.500 ha cao su, năm 2011–2012 sẽ trồng thêm 100.000 ha; tại Lào, VRG đang có 30.000 ha VRG cũng đang xúc tiến trồng 200.000 ha cao su ở Myanmar Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng có 25.000 ha cao su tại Lào và đang đầu tư 73 triệu USD trồng 20.000 ha cao su tại Campuchia; Trường Thành có 5.000 ha rừng tại Uruguay
Thật đáng buồn cho thực trạng đất nước ta hiện nay khi thiên tai, lũ lụt luôn tràn đến, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung Mỗi đợt lũ quét người dân lại phải chịu biết bao thương đau, không chi về vật chất mà còn là về tinh thần Vì vậy việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn mà hơn hết, nó góp phần tích cực vào việc cân bằng sinh thái, hạn chế lũ quét Nhưng trồng được rừng hiện nay là cả vấn đề Làm sao huy động được nguồn lực DN thật sự không khó Theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề quan trọng là Nhà nước phải cụ thể hóa các chính sách Đặc biệt, các thủ tục khi làm hồ sơ thuê đất trồng rừng phải thật sự thông thoáng; có tiêu chí xác định khu vực nào, diện tích
Trang 7nào cho trồng rừng để thông tin rộng rãi cho DN DN đủ điều kiện thì thông qua đấu giá để được thuê đất chứ không thể có sự ưu tiên Không chỉ thế, việc trồng cây gây rừng còn phụ thuộc vào ý thức của mỗi con người, thực hiện làm theo lời dạy của Bác để có một tương lai tốt đẹp hơn
Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là nước có những thành tựu đáng kể về giáo dục, đào tạo so với nhiều nước có thu nhập tính theo đầu người tương đương
Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng Năm học 2004 - 2005, đã có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn 37.000 cơ sở giáo dục - đào tạo
Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy mô đào tạo,
cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo dần dần được đổi mới Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi
Các dự án ODA trong giáo dục đào tạo cũng đã dành phần lớn cho giáo dục cơ bản và đang được triển khai với tổng vốn vay hàng trăm triệu USD Việt Nam cũng đang tiến hành một dự án đặc biệt "Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn" với khoản kinh phí lớn nhằm tạo mọi cơ hội, điều kiện cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đi học Dự án đã được triển khai tại 219 huyện khó khăn thuộc 40 tỉnh trong cả nước với gần 15.000 điểm trường
Bên cạnh đó, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn Trước hết là
ưu tiên đầu tư theo mục tiêu cho các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực hiện xoá đói giảm nghèo, thông qua
đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục Hệ thống các trường phổ thông nội trú và bán trú được củng cố và mở rộng với 13 trường trung ương, 50 trường tỉnh, 266 trường huyện và 519 trường bán trú xã, cụm xã
Trang 8Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học.
Từ năm học 2002-2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15-24 đã đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân đạt mức 7,3 năm Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh
Ngành giáo dục và đào tạo đã đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản mà Chiến lược phát triển giáo dục đề ra cho năm 2005 trong năm học 2003-2004 Phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt được thành tích đáng kể ở tất cả các vùng miền trong cả nước Việt Nam được đánh giá là có tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc khắc phục những sự chênh lệch về giới và về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi
Tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi đã tăng từ 90% trong thập niên
1990 lên gần 98% trong năm học 2004-2005 (mục tiêu quốc gia đề ra là đạt 97% vào năm 2005) Nếu như năm học 1997-1998, tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học đạt 68% thì đến năm học 2004-2005, tỷ lệ này đã đạt từ 99%-100%
ở các vùng miền và tăng nhanh ở khu vực Tây Nguyên
Có gần 120.000 trẻ khuyết tật học hòa nhập trong các trường phổ thông và mầm non Trong năm học 2003-2004, hầu hết các địa phương trong cả nước đã huy động được gần 90% trẻ khuyết tật độ tuổi lớp 1 đi học hòa nhập theo chương trình và sách giáo khoa mới
Tất cả những con số nói trên cho thấy Việt Nam đã tạo được sự công bằng trong tiếp cận học tập cho tất cả trẻ em gái, trai của các dân tộc, ở các vùng, miền và đặc biệt quan tâm tới những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Không chỉ quan tâm tới việc phổ cập tiểu học mà Nhà nước còn có sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục mầm non, bậc học tiền đề cho giáo dục tiểu học Bậc học này hiện đã được khôi phục sau một thời gian dài gặp khó khăn ở nhiều địa phương Hiện nay, cả nước chỉ còn 4 xã mới tách chưa có lớp học mầm non Những thay đổi trong chính sách đãi ngộ đối với giáo viên đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của bậc học này trong mấy năm gần đây
Các trường lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trong khu vực Hiện tại, cả nước đã có gần 500 trường mầm non, gần 3.200 trường tiểu học, trên 400 trường trung học cơ sở và phổ thông trung học đạt trường chuẩn quốc gia
Trang 9Việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên nói chung được chú trọng đặc biệt Mạng lưới trường sư phạm rộng khắp cả nước với 10 trường đại học sư phạm, 11 trường đại học đa ngành được nâng cấp từ cao đẳng sư phạm (trong đó chủ yếu là đào tạo sư phạm), trên 80 trường cao đẳng tham gia đào tạo giáo viên
Trong vòng 5 năm qua, mạng lưới đào tạo này đã cung cấp thêm gần 250.000 giáo viên từ mầm non tới phổ thông trung học Hiện có gần 1 triệu giáo viên, giảng viên, trong đó có 700 giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm trong lĩnh vực dạy trẻ khuyết tật và gần 9.000 giáo viên mầm non, tiểu học được tập huấn đào tạo về giáo dục hòa nhập Bên cạnh những thành tựu to lớn, giáo dục ở nước ta vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề rất đáng quan tâm: Nền giáo dục của chúng ta chưa dựa trên nền tảng lý luận vững chắc Nhiều năm qua, chúng
ta cứ lúng túng chưa tìm ra lý thuyết phát triển giáo dục Những lúng túng và yếu kém có cội nguồn từ tư duy chậm đổi mới
Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các quốc gia hiện nay đang lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng cho việc đào tạo nguồn nhân lực, nhằm thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa và phù hợp vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình Trong hoàn cảnh thế giới có nhiều thay đổi, các nước đang tìm hướng phát triển giáo dục và họ đã thành công, thì giáo dục ở nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu Có thể thấy rằng, sự phát triển về qui mô giáo dục đại học ở nước ta trong những năm gần đây đã tạo ra sự mất cân đối giữa các ngành học, bậc học, tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa qui mô, chất lượng và hiệu quả Giáo dục chưa gắn với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, gây lãng phí lớn cho xã hội và nhân dân
Không ít người cho rằng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta đang giảm sút Tình trạng này tồn tại trong suốt một thời gian dài nhưng chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu Nguồn nhân lực qua đào tạo không đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội đang trở thành nhân tố cản trở sự phát triển đất nước Một nghịch lý là số lượng cán bộ khoa học (đặc biệt là số tiến sĩ, PGS, GS) ở nước ta cao vào loại nhất trong khu vực, thế mà chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục lại được đánh giá vào loại thấp Trong khi giáo dục đang bộc lộ nhiều yếu kém thì chi phí cho giáo dục vẫn tăng liên tục đang trở thành gánh nặng đối với ngân sách quốc gia và của người dân
Đạo đức, nhân cách của thế hệ trẻ đang có chiều hướng xấu đi đến mức báo động Tệ nạn xã hội và tội phạm trong lứa tuổi học sinh, sinh viên đang gia tăng
cả về số vụ và mức độ vi phạm Trong số hơn 200 dạng tội phạm ở xã hội hiện nay thì học sinh, sinh viên đều mắc phải, kể cả tội cướp của giết người, buôn bán ma túy và nhiều loại tội phạm nghiêm trọng khác Tuổi đời vi phạm đang được trẻ hóa, một số hành vi ngày càng phức tạp và dã man Những biểu hiện
Trang 10thiếu văn hóa diễn ra trong nhà trường không còn là chuyện cá biệt, mà đã trở thành tình trạng khá phổ biến ở nhiều nơi Một số trường học quan hệ thầy trò thiếu lành mạnh, có phần thô bạo, vô văn hóa mà trước đây chưa từng có cũng
đã xuất hiện Văn hóa học đường đang bị tổn thương nghiêm trọng Nền giáo dục ở nước ta mới đạt tới mục tiêu dạy chữ chưa đạt yêu cầu về dạy người và dạy nghề
Không ít ý kiến cho rằng, một số nội dung trong sách giáo khoa vừa thiếu tính khoa học, vừa cũ kĩ không còn giá trị sử dụng, không cần thiết cho cuộc sống Những yếu kém này đã làm cản trở sự liên thông, liên kết giữa các bậc học, các ngành đào tạo, tình trạng này vẫn chưa được khắc phục Tình trạng "đói" giáo trình vẫn xảy ra ở nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, nhất là đối với khối khoa học kỹ thuật
Nhiều người phê phán phương pháp dạy và học ở các cấp còn lạc hậu, mô hình
tổ chức giáo dục, đào tạo vẫn rập khuôn theo kiểu hàn lâm, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành Đào tạo theo kiểu hình ống mà không có sự sàng lọc Hiện nay giáo dục ở nước ta vẫn chủ yếu tập trung vào truyền đạt kiến thức cho học sinh, mà chưa làm cho cho học sinh, sinh viên biết cách học, cách làm người, có óc phê phán và sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, không ngại gian khổ hy sinh để
có những thành công trong cuộc sống Trước những yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì giáo dục không thể nhồi nhét càng nhiều kiến thức càng tốt, mà giáo dục cần rèn luyện khả năng tư duy, khả năng thích ứng mau lẹ trong mọi hoàn cảnh, có đủ bản lĩnh tự khẳng định mình, hình thành thói quen
tự học, tự rèn luyện để hoàn thiện bản thân, có hoài bão lớn lao và luôn ý thức
về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và Tổ quốc nhằm thúc đẩy
sự phát triển của xã hội nhanh chóng và lành mạnh
Công tác quản lý giáo dục ở nước ta còn ôm đồm, chưa phát huy quyền chủ động, linh hoạt của các cấp Quản lý thi cử, bằng cấp quá nhiều sơ hở, lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, thanh tra, dẫn đến hiện tượng mua bằng, bán điểm, học
“giả”, thi “giả” nhưng “bằng cấp thật” ở các ngành học, bậc học, loại hình học Điều này đã tạo ra không ít cán bộ “trình độ giả”, sản phảm “giả” trong xã hội Nhưng sự giả dối trong bằng cấp, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho giáo dục mà chính là do cách sử dụng người của chúng ta còn quá nặng về bằng cấp mà chưa coi trọng thực tài
Để khắc phục những khuyết điểm nêu trên, thiết nghĩ giáo dục ở nước ta cần: Tập trung nghiên cứu đưa ra triết lý giáo dục cho phù hợp với yêu cầu của thời đại Thực hiện tốt chính sách công bằng, dân chủ trong giáo dục Bảo đảm cho mọi công dân quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong học tập để mọi người, dù giàu nghèo đều có cơ hội học tập và thành đạt ngang nhau Giáo dục phải tôn trọng, phát triển cá tính, phải mở ra nhiều con đường, nhiều hướng, tạo