Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu được giá trị của tự do, độc lập khi dân được ăn no mặc đủ”.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TẬP LỚN Môn: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Họ tên sinh viên: Trần Yến Chi Mã Sinh Viên: CQ510094 Lớp: Kinh Tế Quốc Tế C STT: 15 Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2011 Đề bài: Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu được giá trị của tự do, độc lập khi dân được ăn no mặc đủ”. Đề cương A/ Lời mở đầu Đặt vấn đề, dẫn dắt vào nội dung chính của luận điểm trên – vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là nội dung chủ đạo xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh B/ Nội dung 1. Quan điểm của Mác – Lênin - Quan điểm của Mác về cách mạng xã hội chủ nghĩa – những quan điểm mang tính lý luận chung nhất - Quan điểm của Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa – những quan điểm mang tính thực tiễn, có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của nước ta. (trong hai quan điểm trên, ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu những nét khái quát nhất về cách mạng xã hôi chủ nghĩa đồng thời trả lời câu hỏi tại sao cần đi theo và phát triển Xã hội chủ nghĩa) 2. Truyền thống dân tộc Nêu nguyên nhân tại sao con đường này lại phù hợp với các nước ở phương Đông đặc biệt Việt Nam hơn 3. Thực tiễn Việt Nam 3.1 Trước Cách mạng tháng Tám, các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc luôn thất bại 3.1.1 Các cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây chưa đi theo con đường cách mạng đúng đắn Các cuộc đấu tranh giành độc lập cuối thé kỷ XIX đầu thế kỷ XX tuy diễn ra khá sôi nổi nhưng đều thất bại do chưa tìm đường con đường cách mạng đúng đắn 3.1.2 Con đường cách mạng thất bại do thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức chung Nếu như ở các nước tư bản chủ nghĩa phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp, thì ở các nước thuộc địa trước hết là phải tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc. Cần một tổ chức đứng ra lãnh đạo nhân dân, các tầng lớp đi theo để giải phóng dân tộc, giải phóng con người 3.1.3 Con đường cách mạng thất bại do chưa có sự liên minh Có tinh thần yêu nước là chưa đủ, cần phải có sự đoàn kết nhân dân để tạo nên sức mạnh đánh đuổi giặc ngoại xâm 3.2 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 3.2.1 Về kinh tế Bắt nhân dân ta phá lúa trồng thầu dầu, nộp thuế với giá cao tạo nên một nền kinh tế yếu kém, lạc hậu 3.2.2 Về chính trị Lôi kéo, tuyên truyền những thành phần làm phần tử tay sai cho chúng, khiến ta lầm tưởng kẻ thù là bạn 3.2.3 Về văn hóa – xã hội Đời sống của cac tầng lớp, giai cấp ở Đông Dương vô cùng điêu dứng, khốn khổ cùng với nạn mù chữ, đời sống văn hóa kém , mê tín dị đoan… 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh 4.1 Hồ Chí Minh tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người cho cách mạng Việt Nam: độc lâp dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 4.1.1 Hồ Chí Minh giải quyết thiếu con đường cách mạng đúng đắn và khẳng định phải tiến hành bằng con đường bạo lực cách mạng Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn nhất. Vì Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp. Xây dựng xã hội chủ nghĩa là tạo những cơ sở giữ vững phát triển độc lập dân tộc. Hơn nữa, độc lạp dân tộc không thể cầu xin mà phải dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ bạo lực phản cách mạng 4.1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo Phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi 4.1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc là cuộc chiến toàn dân và phải được tiến hành chủ động sáng tạo Có lòng yêu nước thôi chưa đủ cần tập hợp mọi tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh. Người coi công nông là gốc cách mệnh, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và mộ bộ phận giai cấp địa chủ là bầu bạn với cách mạng. Người đề cao công cuộc giải phóng bằng sự tự nộ lực của các nước. 4.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội Người quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xa hội là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, được tự do như vậy mới là giá trị thực sự của độc lập, tự do 4.2.1 Về kinh tế CNXH có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Nền kinh tế làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có phúc lợi xã hội 4.2.2 Về chính trị CNXH là một chế độ do dân là chủ, nhân dân làm chủ và Nhà nước là của dân, do dân, và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – tri thức, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo 4.2.3 Về xã hội CHXH là một xã hội công bằng và hợp lý, công bằng dân chủ văn minh. Xay dựng một nền văn hóa phát triển cao hơn cho người dân 5. Tính đúng đắn của luận điểm 5.1 Về mặt lý luận 5.2 Về mặt thực tiến C/ Kết luận A/ Lời mở đầu Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần làm phong phú thêm và phát triển lý luận cách mạng của thời đại, đã tỏa sáng ngoài biên giới quốc gia Việt Nam, đến với các dân tộc và nhân dân lao động trên thế giới. Để có được một đất nước hòa bình, ổn định như hiện này, Việt nam chúng ta đã phải trải qua quá trình cách mạng lâu dài và gian khổ dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và kim chỉ nam tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó luận điểm: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu được giá trị của tự do, độc lập khi dân được ăn no mặc đủ” có giá trị nổi bật hơn cả. Đây là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và thực tiễn của chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. B/ Nội dung 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin - Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin, được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học và sự nghiêp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người. Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh Page 1 - Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng , dân chủ, văn minh. 1.1 Quan điểm của Mác – Ăngghen - Theo quy luật chung của sự phát triển trong xã hội, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi tiến hành một cuộc cách mạng xã hội để xóa bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. C.mac và Ăngghen đã chỉ rõ: “ Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất, khi đó bắt đầu một thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. - Sự phù hợp thực sự với tính chất ngày càng xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất chỉ có thể là sự thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không tự diễn ra mà nó chỉ diễn ra khi giai cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, tập hợp quần chúng nhân dân lao động đứng lên xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa khi có thời cơ cách mạng - Khẳng định giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai; do vậy nó là giai cấp cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh Page 2 ngĩa,xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. 1.2 Quan điểm của Lê nin - Nếu như quan điểm của Mác – Ăngghen mang đậm tính lý luận thì quan điểm của Lênin đã tiếp thu và phát triển những quan điểm trên cơ sở thực tiễn. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra do nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại, và do đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. - Giải phóng xã hội, giải phóng con người là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người mà phải từng bước thực hiện hóa qua thực tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa người với người và tiến tới thực hiện mục tiêu cao ca nhất: “ biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”, tạo nên liên hiệp “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Qua quan điểm của chù nghĩa Mác – Lênin có thể thấy chỉ có chủ nghĩa xã hôi mới triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phong con người khỏi ách áp bức bóc lột, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, đem lại bị trí làm chủ chân chính cho người lao động Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh Page 3 2. Kinh nghiệm các nước Con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa này phù hợp với phương Đông hơn Trong quá trình tìm đường cứu nước và định hình đường lối chính trị giải phóng, giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã không chỉ hoạt động ở Châu Âu, ở các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa, mà Người còn hoạt đông ở phương Đông, Châu Á, tìm hiểu thực tiễn các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc và Thái Lan. Những dữ liệu thực tiễn đó giúp Người so sánh, phân tích, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các kết cấu kinh tế - xã hội, các mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ở những khu vực địa chính trị tiêu biểu, nơi diễn ra những phân hóa và mâu thuẫn giai cấp, dân tộc rất khác nhau giữa phương Tây và phương Đông. Người thấy rằng nếu phân hóa giai cấp đã trở nên rõ rệt và đối kháng giai cấp từ sự phân hóa ấy là sâu sắc và gay gắt ở phương Tây trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì ở phương Đông và Việt Nam lại không hẳn là như vậy. Ở đây, nổi bật lên mâu thuẫn dân tộc và xã hội cới chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân từ bên ngoài xâm lược chứ không phải là mâu thuẫn giai cấp. Đó là lý do vì sao Người chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp trong dân tộc để tạo ra sức mạnh giải phóng. Người tin rằng sẽ dễ áp dụng và dễ thành công hơn trong thực tiễn phương Đông. Một trong những cơ sơ luận chứng cho nhận định trên là sức đoàn kết dân tộc, truyền thống cộng đồng đã tỏ ra rất gần gũi với bản chất chủ nghĩa cộng sản. Người nói muốn áp dụng chủ nghĩa Mác, áp dụng lý thuyết cộng sản cả Mác vào phương Đông và Việt Nam thì phỉa “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó,củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” 3. Thực tiễn Việt Nam Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh Page 4 . bài: Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu. tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu được giá trị của tự do, độc lập khi dân được ăn no mặc đủ” Tại sao cần gắn chủ nghĩa xã