Làm đồ án tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên Đại học thuộc các nghành kĩ thuật, đây là nhiệm vụ cuối cùng của sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường. Đối với sinh viên nghành công nghệ May thì đề tài Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng là đề tài truyền thống. Dạng đề tài này giúp cho sinh viên có được cái nhìn tổng quát về quá trình sản xuất một đơn hàng từ thiết kế tới sản xuất, hoàn thiện sản phẩm . Sau 5 năm học tập, tiếp thu kiến thức khoa học tại trường, tôi được giao nhiệm vụ: Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng Nike mã PT 120. Đồ án này gồm 5 phần: Phần I : Nghiên cứu đơn hàng_Điều kiện sản xuất. Phần II : Xây dựng tài liệu kỹ thuật thiết kế. Phần III : Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ. Phần IV : Thiết kế dây chuyền may sản phẩm. Phần V : Lập kế hoạch sản xuất . Do kinh nghiệm thực tế còn ít nên đồ án tốt nghiệp không tránh khỏi thiết sót, rất mong các thầy cô, các bạn đóng góp ý kiến để bản đồ án này được hoàn thiện hơn.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
2 Các số liệu ban đầu:
- Sản phẩm mẫu cỡ trung bình, bảng thông số kích thước thành phẩm các cỡ, yêu cầu kĩ thuật, tỉ
lệ số lượng, cỡ số, mầu sắc, thời gian giao hàng của khách hàng PT 120
- Điêu kiện sản xuất thực tế tại công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao Maxport
3 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
- Chương I : Nghiên cứu đơn hàng_Điều kiện sản xuất
- Chương II : Xây dựng tài liệu kỹ thuật thiết kế
- Chương III : Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ
- Chương IV : Tổ chức dây chuyền may sản phẩm
- Chương V : Lập kế hoạch sản xuất
4 Các bản vẽ, biểu đồ: 5 bản vẽ A0.
- A0 Mô tả sản phẩm
- A0 Mặt cắt liên kết của sản phẩm
- A0 Sơ đồ nhảy mẫu và bản nhảy mẫu một chi tiết điển hình
- A0 Kế hoạch sản xuất và sơ đồ khối gia công sản phẩm
- A0 Mặt bằng bố trí chỗ làm việc trên chuyền may và biểu đồ phụ tải
5 Họ tên cán bộ hướng dẫn: TH.S TRẦN VĂN THANH.
6 Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 02/03/2010.
Trang 2kỹ năng có được vào công việc thực tế.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình, tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ Nhưng nhờ có sự hướng dẫn và động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè tôi đã hoàn thiện đồ án tốt nghiệp của mình
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến : Thầy giáo - Ths Trần Văn
Thanh, người đã tiếp chỉ dạy và hướng dẫn tôi hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này Thầy đã
tạo điều kiện, giúp đỡ và chỉ cho tôi thấy những thiếu sót của mình trong suốt thời gian làm đồ án
Đồng thời tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa công
nghệ Dệt May và Thời Trang trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị trong công ty Maxport, đã cung cấp tài liệu liên quan
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt
để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Tôi biết đồ án còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện kiến thức của mình hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 04 tháng 6 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Trâm.
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU.
Làm đồ án tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên Đại học thuộc các nghành kĩ thuật, đây là nhiệm vụ cuối cùng của sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường
Đối với sinh viên nghành công nghệ May thì đề tài Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ
thuật cho sản xuất đơn hàng là đề tài truyền thống Dạng đề tài này giúp cho sinh viên
có được cái nhìn tổng quát về quá trình sản xuất một đơn hàng từ thiết kế tới sản xuất, hoàn thiện sản phẩm
Trang 4Sau 5 năm học tập, tiếp thu kiến thức khoa học tại trường, tôi được giao nhiệm vụ:
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng Nike
mã PT 120 Đồ án này gồm 5 phần:
Phần I : Nghiên cứu đơn hàng_Điều kiện sản xuất.
Phần II : Xây dựng tài liệu kỹ thuật thiết kế.
Phần III : Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ.
Phần IV : Thiết kế dây chuyền may sản phẩm.
Phần V : Lập kế hoạch sản xuất
Do kinh nghiệm thực tế còn ít nên đồ án tốt nghiệp không tránh khỏi thiết sót, rất mong các thầy cô, các bạn đóng góp ý kiến để bản đồ án này được hoàn thiện hơn
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU ĐƠN HÀNG – ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT.
1.1 Dữ liệu ban đầu.
• Mã hàng: Phan Tom 120
• Hãng : NIKE
• Chủng loại: Sơ mi nam
• Đơn vị sản xuất: Công ty cổ phần may Maxport
• Thị trường xuất: Mỹ
• Thời hạn sản xuất: 10/2/2010 - 25/2/2010
Trang 5• Dữ liệu khách hàng cung cấp bao gồm:
Bản vẽ kĩ thuật mô tả sản phẩm và yêu cầu kĩ thuật sản phẩm
Bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu sử dụng
Bảng thông số kích thước thành phẩm các cỡ số và áo mẫu cỡ M
* Thuyết minh sản phẩm: Sản phẩm áo sơ mi nam dài tay mã hàng Phan Tom 120 sản
xuất theo đơn đặt hành của hãng NIKE – Mỹ
Trang 6• Thân trước: gồm 2 mảnh thân trước đối xứng, nẹp liền, cài khuy.
• Túi ngực: gồm 2 mảnh nắp túi được dán K, 1 mảnh đáp túi, 2 mảnh thân túi và 1 mảnh súp túi, được gia công riêng và dán lên thân trước trái
• Thân sau: gồm thân sau dưới và cầu vai sau được dán bằng K
• Cổ áo: là cổ Đức thông thường, gồm 2 mảnh lá cổ và 2 mex, 2 mảnh chân cổ và 2 mex
• Tay áo : mỗi tay áo gồm mang tay và 2 mảnh măng séc, 1 thép tay
• Gấu: gấu được gập lên cộp K và diễu
Bảng 1.2: Bảng thống kê số lượng chi tiết.
Trang 7Kết cấu cụm chi tiết Giải thích kí hiệu
1
Trang 9a: Lá cổ lớp ngoàia’: Lá cổ lớp dựngb: Chân cổ lớp ngoàib’: Chân cổ lớp dựngc: Thân áo
1 May lộn lá cổ
2 May diễu lá cổ
3 May cặp 3 lá 4.May diễu đường chân cổ trên
5.May ghim chân cổ với cổ thân áo
6 May diễu chân cổ dưới
Trang 101.Quay lộn bác tay2.Diễu bác tay dưới3.Ghim bác tay vào tay áo4.Diễu bác tay trên
a Thân trước trái
b Thân trước phải
Trang 11b K gấu áo.
1 Đường diễu gấu
5Súp túi ngực
Trang 121 Đường may thép tay vào thân.
2 Đường mí diễu thép tay
8Vai sauH-H
Bảng 1.4: Bảng mô tả các đường liên kết sản phẩm PT 120
1Đường sườn, vai con, vòng nách, bụng tay
a
b
Trang 13a b: chi tiết cần ráp nối.
1 Đường may 2 kim
Ghi chú: Áo mẫu và bản vẽ mô tả sản phẩm trong đơn hàng có một số điểm khác
nhau, kết cấu cụm chi tiết và các đường liên kết được mô tả theo áo mẫu
C Đặc điểm nguyên phụ liệu sử dụng:
Thẻ bài treo + UPC
Dựng (P) : măng séc, chân cổ, lá cổ, nẹp áo, khổ 150cm
Trang 14 Nhãn : Nhãn chính.
Nhãn hướng dẫn sử dụng Nhãn kẹp
Nhãn cỡ
K dán : Đáp nhãn, túi, nẹp, vai sau, đáp túi Film 100%, chiều dài 150cm
Dán cá cầu vai: Film 100%, chiều dài 16mm
Thùng caton đóng hàng: 7 lớp chất lượng cao kích thước L24" X W15" X H8"
Túi ny lon: bao gói sản phẩm
Sticker : dán túi nylon, ngoài thùng, kích thước W:90MM
Băng dính: dán thùng caton
1.2.2 Yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm.
* Yêu cầu ngoại quan:
Bề mặt sản phẩm phải phẳng đều, sạch sẽ, không có đầu chỉ, xơ vải, vết bẩn, phấn, đánh dấu
Màu sắc các chi tiết trên một sản phẩm phải giống nhau, cùng chiều canh sợi
Các chi tiết phải đảm bảo tính đối xứng, cân xứng: cổ, cầu vai, đề cúp sườn
Vải không bị lỗi, các chi tiết phải đảm bảo có canh sợi thẳng đứng hoặc nằm ngang, trừ các chi tiết được bố trí cắt xiên lệch so với canh sợi
Bề mặt sản phẩm không được phồng, rộp, co dúm và bề mặt phải phẳng đều, không bị biến màu
Sau khi hoàn thành, bề mặt sản phẩm phải được là hơi phẳng Sản phẩm sau khi là hơi xong phải phẳng mịn, không bị vàng hoặc bóng bề mặt, không gây dúm vặn
Sản phẩm phải được gấp cân đối và theo đúng khuôn mẫu yêu cầu Hai đầu vai áo bằng nhau, khóa ở đúng giữa áo gấp
* Yêu cầu kĩ thuật:
Mật độ mũi chỉ mí, diễu là 9-10 mũi / inch
Chỉ bọ/chỉ may phải cùng màu vải trên dưới, kích thước bọ là 3/8", thùa khuyết mũi chỉ đều đẹp
Các chi tiết cắt can/mí/ diẽu/trần yêu cầu fải đối xứng Lại mũi phải trùng nhau Không chấp nhận nối chỉ trên mặt gương
Thông số sản fẩm may xong fải đúng với bảng thông số trong tài liệu của khách hàng
Chú ý khi đính cúc, logo )( phải ở bên tay phải khi nhìn thẳng
Nhà máy chú ý vệ sinh máy móc trước khi thao tác để tránh dây bẩn cho sản phẩm
Sản fẩm đóng gói fải đảm bảo chất lượng và được VSCN
Giặt theo tiêu chuẩn NIKE (5 lần) , nhiệt độ 30oC, để khô tự nhiên
Các đường mí, diễu làm theo mẫu gốc
Trang 15 Khử co vải chính trước khi cắt may và đem bán thành phẩm đi in.
Chú ý: BTP đi in để dư đường may 2 cm để tránh co sau khi in
Các đường xén ultra dùng quả lô và tốc độ xén phù hợp tránh bị bai giãn mép
Không được để nhe keo bẩn ở các đường overlap
Hình thêu đảm bảo mũi chỉ đều, đẹp
Dùng vải cắt lase túi ngực để làm đáp nhãn chính
1.3 Điều kiện sản xuất.
Công ty cổ phần May Maxport là công ty chuyên gia công sản phẩm hàn và gián quần áo thể thao, vì vậy trình độ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị tại cơ sở này hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng
* Nơi sản xuất: Phân xưởng may (MAD) của công ty hiện có:
- 10 chuyền sản xuất với gần 500 công nhân
- Cơ cấu mỗi chuyền: 1 tổ trưởng, 3 tổ phó kỹ thuật tổ, 1 thu hóa và 40 công nhân
+ Số lao động trong chuyền chủ yếu là nữ
Với những điều kiện đó, công ty hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng này
Trang 16CHƯƠNG II: XÂY DỰNG TÀI LIỆU KĨ THUẬT THIẾT KẾ.
2.1 Thiết kế mẫu mỏng cỡ trung bình.
Từ thông tin khách hàng cung cấp, từ yêu cầu thiết kế của đơn hàng, cụ thể là từ bảng thông số kích thước thành phẩm các cỡ số và áo mẫu cỡ M, ta tiến hành xây dựng
bộ mẫu mỏng cỡ trung bình, thực chất của việc này là mô phỏng lại sản phẩm mẫu dựa trên các thông tin của khách hàng
Bảng 2.1: Ký hiệu cỡ theo chữ của đơn hàng.
SttCỡA19
Trang 17Bảng 2.2: Bảng thông số kích thước thành phẩm.
lệch( inch)
5 A5 Rộng thân trước (cách đỉnh vai 6”) 15 3/4 16 1/2 17 1/2 ±1/2
Trang 1823 A23 Cao lá cổ đo tại 2 đầu lá cổ 2 1/4 2 1/4 2 1/4 ±1/8
29 A29 K/C từ tâm cúc trên cùng đến chân cổ 3 1/4 3 1/4 3 1/4 ±1/8
33 A33 Cao cầu vai đo đến mép xén Ultra 5 1/4 5 1/2 5 3/4 ±1/8
Trang 1939 A39 K/C từ túi tới đầu vai 8 1/8 8 1/2 8 7/8 ±1/4
Từ sơ đồ mô tả vị trí đo, bảng thông số kích thước thành phẩm cỡ M, chọn đường thẳng đi qua các tâm cúc của nẹp áo làm trục tung , gốc tọa độ O nằm ở hõm cổ, ta tiến hành mô phỏng lại các chi tiết dưới dạng thành phẩm, cộng thêm lượng dư đường may
sẽ cho ra mẫu mỏng của các chi tiết cỡ trung bình
Bản vẽ mẫu mỏng cỡ M:
MThân sau dướiM
Thân trước phảiCVS M
MThân trước tráiMMang tay
Trang 20Thân trước phải
M
Thân trước phải
2.2 May mẫu thử và duyệt mẫu.
Sau khi xây dựng xong mẫu mỏng cỡ số trung bình của sản phẩm ta tiến hành may mẫu thử Từ sản phẩm may mẫu ta có thể so sánh, kiểm tra và hiệu chỉnh mẫu mỏng ( nếu cần ) cho chính xác trước khi đưa sản phẩm đi sản xuất hàng loạt
Sản phẩm may mẫu phải được thực hiện đúng nguyên phụ liệu yêu cầu của sản phẩm và phải cắt từ bộ mẫu mỏng cỡ trung bình của sản phẩm May mẫu thử phải tiến hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm Sản phẩm may mẫu xong phải được đối chiếu, so sánh với các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm, xem sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu chưa, có phải chỉnh sửa gi không Khi mọi yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật
đã thỏa mãn thì sản phẩm được đem đi giặt là để kiểm tra độ bền, độ co, độ phai màu của nguyên vật liệu tại vị trí các đường may và dán, gia công
Trình tự thực hiện:
- Cắt mẫu giấy ( tỉ lệ 1:1)
- Áp mẫu giấy lên vải , cắt vải theo mẫu giấy
- Những vấn đề phát sinh khi may mẫu: và nhận xét từ khách hàng
Bảng 2.3: Bảng so sánh thông số kích thước của sản phẩm may mẫu đối với tài liệu
kĩ thuật của đơn hàng.
sai
TSKT TLKH
TSKT mẫu
Đánh giá
5 A5 Rộng thân trước (cách đỉnh vai 6”) ±1/2 16 1/2 16 1/2 Đạt
6 A6 Rộng thân sau (cách đỉnh vai 6”) ±1/2 17 17 1/4 Đạt
7 A7 Rộng ngực (cách nách 1”) ±1/2 22 1/4 22 1/4 Đạt
Trang 2119 A19 Dài thép tay đo đến bọ ±1/8 4 1/2 4 5/8 Thừa
23 A23 Cao lá cổ đo tại 2 đầu lá cổ ±1/8 2 1/4 2 1/4 Đạt
29 A29 K/C từ tâm cúc trên cùng đến chân cổ ±1/8 3 1/4 3 1/4 Đạt
30 A30 K/C từ tâm cúc dưới cùng đến mép gấu ±1/8 5 5 Đạt
33 A33 Cao cầu vai đo đến mép xén Ultra ±1/8 5 1/2 5 5/8 Thừa
Trang 2235 A35 Rộng nắp túi đo cạnh bên ±1/8 1 1/4 1 1/4 Đạt
N
hận xét mẫu:
1. Bọ túi không trùng vào đường diếu lót túi bên trong
2. Cá cầu vai vàng mép => cần chú ý cho sản suất
3. Đường diễu nách nhăn vặn
4. Khuyết cơi măng sec chèn lên đường diễu cơi, chú ý làm theo áo mẫu cách đường diễu cơi 3MM
5. Chân nẹp phải bị hằn vết => chú ý trong sản xuất
Sau khi tiến hành may mẫu và tập hợp ý kiến của khách hàng, tiến hành hiệu chỉnh mẫu mỏng cỡ M và cho ra bộ mẫu mỏng hoàn chỉnh của sản phẩm cỡ trung bình
Bảng 2.4: Bảng thông số kích thước bộ mẫu mỏng hoàn chỉnh.
Trang 23Thân trước trái
Thân trước trái5.32
Thân trước phải
#2
#4
#3
MThân trước phải7.23
Cầu vai sau
CVS M
6.31
4Thân sau dưới
#4
#2
#3
#1
Trang 24Thân sau 23.065Mang tay
Thân trước trái18.936Măng séc
Trang 25ST - M
#1
#2
110Nắp túi
Trang 261.5514
- Nhảy mẫu thực chất là việc xây dựng mẫu mỏng của các cơ số khác nhau thông qua mẫu trung bình bằng cách tăng hoặc giảm kích thước mẫu mỏng cỡ trung bình
- Hiện nay trong quá trình sản xuất may công nghiệp người ta sử dụng 4 phương pháp nhảy mẫu cơ bản sau:
Dùng để xác định các cỡ khác nhau bằng các tia Các tia này được xác định tại các điểm đặc biệt và các điểm của các cỡ khác nhau phải nằm trên cùng một tia Phương pháp này nhanh, đơn giản, nhưng độ chính xác không cao thường chỉ được dùng cho các chi tiết có hình dạng hình học cơ bản và đồng dạng
Mẫu mỏng của các cỡ số còn lại được xây dựng từ 2 bộ mẫu kĩ thuật của hai cỡ số khác nhau khi các cỡ số cách đều nhau Mẫu kĩ thuật của mỗi chi tiết của 2 cỡ số được
vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ, nối các điểm thiết kế tương ứng của 2 chi tiết ở hai cỡ
số bằng các đường thẳng, khi đó các điểm thiết tương ứng của các cỡ số sẽ phải nằm trên các đường nối này.Vị trí các điểm thiết kế của các cỡ số khác được xác định thông qua các đoạn thẳng tỉ lệ
Thực hiện nhảy mẫu các điểm nằm trên ly chiết, đề-cúp đường trang trí Các số gia nhảy mẫu của điểm thứ 3 dựa trên số gia nhảy mẫu của hai điểm thiết kế khác có liên quan trực tiếp đến điểm này và khoảng cách giữa chúng
Trang 27Xác định số gia nhảy mẫu của điểm thiết kế dựa trên bậc nhảy của kích thước cơ thể và dạng công thức thiết kế đã sử dụng để xác địmh vị trí của điểm thiết kế trên bản
vẽ thiết kế Phương pháp này cho độ chính xác cao
- Đối với sản phẩm này ta chọn phương pháp nhảy mẫu: Phương pháp tia và phương pháp ghép nhóm
Do: - Trong dải cỡ số thiết kế, các cỡ số cách đều nhau
- Sản phẩm chia cắt đơn giản, chi tiết có dạng hình học cơ bản và đồng dạng
- Ưu điểm : +) Nhanh
+) Tương đối chính xác
+) Đơn giản dễ thực hiện, dễ kiểm tra
Từ sơ đồ mô tả vị trí đo kich thước mẫu mỏng chi tiết ta xác định các điểm nhảy mẫu, sau đó tiến hành nhảy mẫu dựa trên kết hợp 2 phương pháp này và bảng số gia nhảy mẫu
Trong TLKT khách hàng cung cấp đã có đầy đủ thông số kich thước thành phẩm các cỡ số S, M, L Vì vậy, có thể tính số gia nhảy mẫu trực tiếp từ bảng thông số này bằng phương pháp dùng hệ tọa độ nhảy mẫu ( sơ đồ nhảy mẫu )
Bảng 2.5 : Bảng thông số các điểm nhảy mẫu.
Thân trước áo
Trang 28Thân sau áo
Trang 29y
MThân sau
Sau khi tiến hành nhảy mẫu các chi tiết ta được các chi tiết mẫu mỏng các cỡ
- Trên mẫu giác sơ đồ thể hiện các thông tin:
+) Tên chi tiết
+) Cỡ số sản phẩm
+) Số lượng chi tiết trên một sản phẩm
+) Độ lệch canh sợi cho phép
+) Các vị trí đánh dấu các điểm trùng khớp khi gia công
+) Mẫu may lộn măng séc: thiết kế theo kích thước măng séc thành phẩm
+) Mẫu may lộn lá cổ: thiết kế theo kích thước lá cổ thành phẩm
- Mẫu kiểm tra:
+) Mẫu kiểm tra kích thước thân áo: thiết kế theo kích thước thành phẩm thân áo.+) Mẫu kiểm tra kích thước túi ngực: thiết kế theo kích thước túi ngực
Trang 302.5 Giác mẫu.
Mục đích cơ bản của việc giác mẫu là tiết kiệm nguyên liệu Hiện nay đã có nhiều phần mềm giác mẫu tự động cho hiệu quả cao và nhanh chóng hơn rất nhiều so với giác mẫu thủ công trước đây Tuy nhiên để thật sự tiết kiệm nguyên liệu, sau khi giác tự động, các kỹ thuật giác phải tiến hành giác lại bằng tay
a) Phương pháp giác mẫu:
Đối với mã PT 120, sử dụng phương pháp giác đơn, mỗi bản giác chỉ giác một
cỡ Giác trên hệ Lectra Phương pháp này có thể hạn chế tối đa được sự nhầm lẫn chi tiết giữa các cỡ, nhất là các chi tiết nhỏ
b) Các nguyên tắc giác mẫu:
- Trình tự thực hiện:
+) Kiểm tra cỡ số và số lượng các bộ mẫu cứng sẽ giác trên sơ đồ
+) Kiểm tra số lượng chi tiết của mỗi bộ mẫu cứng
+) Sắp xếp các mẫu cứng trên sơ đồ: giác các mẫu lớn trước, sau đó đến các mẫu trung bình và cuối cùng là các mẫu nhỏ
- Yêu cầu:
+) Đặt mặt phải của mẫu lên trên
+) Độ lệch canh sợi thực tế nhỏ hơn hoặc bằng độ lệnh canh sợi cho phép
+) Kết hợp các mẫu lớn và mẫu trung bình để tạo thành những vùng trống trong
sơ đồ dùng để giác mẫu nhỏ
+) Các đường cắt thẳng của mẫu lớn được quay ra mép ngoài của sơ đồ, các đường cắt cong quay vào trong
+) Các chi tiết có thể xếp theo cả hai chiều
+) Đảm bảo các chi tiết đối xứng phải đối xứng
+) Đảm bảo diện tích sơ đồ giác là it nhất (tỉ lệ hữu ích của sơ đồ là cao nhất).+) Đảm bảo sự thuận tiện khi cắt
+) Giữ nguyên tính chất bề mặt vải, tính chất đặc biệt của quá trình giác
c) Sơ đồ giác mẫu mini của sản phẩm.
Trang 31Cỡ S vải A mã PT 120, dài 2812 mm, rộng 1360 mm (H= 87,69 %), 2 sản phẩm.
Trang 32Cỡ M vải A mã PT 120, dài 2973 mm, rộng 1360 mm (H= 87,48 %), 2 sản phẩm.
Trang 33Cỡ L vải A mã PT 120, dài 3203 mm, rộng 1360 mm (H= 86,39 %), 2 sản phẩm.
Trang 34Cỡ L vải B mã PT 120, dài 75 mm, rộng 470 mm (H= 64,39 %), 10 sản phẩm.
Cỡ L vải P mã PT 120, dài 1104 mm, rộng 1470 mm (H= 88,05 %), 5 sản phẩm.
Trang 35Cỡ M vải K mã PT 120, dài 642 mm, rộng 1470 mm (H= 63,01 %), 10 sản phẩm.
Trang 36SL theo cỡ
SL SP/
bản giác
Dài bản giác
% bản giác
Số lớp vải
Làm tròn lớp
Số vải cần dùng (m)
Số vải cần có 2%
% hao hụt
Định mức (YRD)
Trang 37CHƯƠNG III: XÂY DỰNG TÀI LIỆU KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ
3.1 Xây dựng định mức nguyên phụ liệu cho sản phẩm đơn hàng.
3.1.1 Định mức nguyên liệu:
Đối với nguyên liệu (vải) thì việc định mức dựa trên cơ sở sơ đồ giác mẫu của từng loại vải sử dụng may sản phẩm để tính định mức cho từng cỡ Trên cơ sở bản giác mẫu thực tế, ta tính được định mức vải
- Phương pháp xác định định mức vải:
Định mức vải dựa vào phương pháp giác sơ đồ theo công thức:
L tb = L sđ /n.
Trong đó: Ltb : định mức trung bình cho một sản phẩm
Lsđ : chiều dài sơ đồ giác thực tế
n: số sản phẩm giác trên bản giác sơ đồ
Lượng hao phí nguyên liệu ( H % ) được tính dựa trên diện tích giác sơ đồ và diện tích mẫu giấy:
H = ( S sđ – S mg ) x 100%/S sđ.
Trong đó: Ssđ : Diện tích giác sơ đồ
Ssđ = Lsđ x R ( R : chiều rộng sơ đồ giác)
Smg : Diện tích mẫu giấy
Vì mex (P) và băng keo (K) được tính định mức tương tự như vải nên ta gộp luôn vào bảng định mức vải cho sản phẩm
Từ sơ đồ giác ta xác định định mức tiêu hao vải trên một sản phẩm Số liệu tính toán thể hiện dưới bảng sau
Bảng 3.1 Bảng định mức vải trung bình cho một sản phẩm.
STT Loại vải
Sơ đồ giác
Hao hụt ( % )
Số sản phẩm trên sơ đồ
Định mức trung bình cho một sản phẩm
Chiều dài
TB (m)
Khổ( m)
Trang 38KH Chất liệu Khổ
(cm)
Nơi cung cấp
Số lượng theo màu vải chính (YRD) Tổng
A
Ultra dry20% elastance,
80% PA
136
EUROPE
AN Fabrics
1388.4386.26 389.82 332.86 53.4 48.06
-US
Reflective black 7.82.17 2.19 1.87 0.30 0.27
Trong đó: L: Lượng chỉ tiêu hao cho đoạn đường may đó
K: Hệ số tiêu hao chỉ, phụ thuộc vào loại đường may và độ dày của vật liệu
L : Chỉều dài đoạn đường may
∆c: Lượng chỉ tiêu hao hai đầu đường may
Bảng 3.3: Bảng hệ số tiêu hao chỉ của một số đường may.
Bảng 3.4: Định mức chỉ trung bình cho một sản phẩm.
Trang 39Chất liệu Vị trí Loại Nơi cung cấp Số lượng
(Cuộn)Chỉ 100%
Polyester
Đính cúc, thùa khuyết
Chỉ 100%
Polyester
COATSPP
ASTR
A Tex 60/3
21.8302 22.0314 18.8122 3.018 2.7162 78.468
Chỉ tơ COATS
PP
GRAL Tex 24 7.812 7.884 6.732 1.08 0.972 28.08
Định mức phụ liệu khác:
Đối với các loại phụ liệu khác được tính theo số lượng ngay trên sản phẩm như cúc áo, nhãn, hình thêu, in, thẻ bài, túi nylon … thì sẽ được thống kê đếm số lượng và nhân lên theo số lượng sản phẩm đặt hàng của khách hàng theo cỡ số của sản phẩm
Bảng 3.6: Định mức các phụ liệu khác.
Kí
hiệu Chất liệu Vị trí Kích cỡ Nơi cung cấp
Số lượng/sp TổngACC Cúc Nẹp, tay, cổ
CON
9.828 CON
LABL
Trang 40Caton Đựng sp 24" X 15"
X 8"
PACK - TOANPHAT 0.021PC 17 PC
L
3.12 ROLTúi nilon Gói sp 43x39cm BB DIPHONG 1PC 780 PC
3.2 Xây dựng quy trình công nghệ cho sản phẩm.
3.2.1 Quy trình trải vải.
Trải vải là quá trình chuẩn bị cho việc cắt vải thành bán thành phẩm chuẩn bị cho sản xuất gia công bán thành phẩm Quá trình này đòi hỏi phải chính xác về định mức vải cho từng loại vải gia công trong một sản phẩm nói riêng và trong cả đơn hàng nói chung Chiều dài của bàn trải tùy thuộc vào từng loại vải và số lượng sử dụng trong đơn hàng
Với mã hàng PT 120 gồm 780 sản phẩm, quy trình trải vải tại phân xưởng MAD của công ty Maxport sử dụng phương pháp trải vải thủ công Trải theo bàn giác mẫu Thường bàn giác dài từ 3m – 3,5m hoặc lớn hơn tùy theo mã hàng, loại vải…Số lớp vải trải tùy vào mã hàng, tính chất loại vải trải thông thường với vải nỉ dày trải 30 lớp, các loại vải mỏng số lớp trải có thẻ là 150 lớp nhưng trung bình trải khoảng 70 lớp Mỗi lớp vải được trải dư 2cm để đảm bảo yêu cầu kĩ thuật
Sử dụng phương pháp trải xén vải: trải vải từ mốc này đến mốc kia, mặt trái vải lên trên khi tới chiều dài quy định thì xén đi, sau đó tiếp tục trải vải, quá trình được lặp lại