Xác định được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm trà giảo cổ lam ..... Trong đó cây Giảo cổ lam cũng đượccoi là một trong số các loài thảo dược quý đang được sử dụng.Giảo cổ lam có
Trang 1Tên đề tài:
PHẠM NGỌC HẢI
KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRÀ TÚI LỌC GIẢO CỔ LAM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG VÀ THỨC ĂN CHĂN
NUÔI CAO BẰNG (CABACO)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Trang 2Tên đề tài:
PHẠM NGỌC HẢI
KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRÀ TÚI LỌC GIẢO CỔ LAM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG VÀ THỨC ĂN CHĂN
NUÔI CAO BẰNG (CABACO)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
Lớp: K46 CNTP
Khoa: CNSH - CNTP
Khóa học: 2014 - 2018
Họ tên người hướng dẫn: 1 T.S Trần Văn Chí
2 ThS Nguyễn Sinh Huỳnh
THÁI NGUYÊN, NĂM 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quãng thời gian nghiên cứu tại công ty CABACO, tôi luôn nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong công ty để hoàn thành để tài.Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giám đốc Nguyễn Sinh đãgiúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Văn Chí – Giảng viên khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đạihọc Nông Lâm Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện, trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian làm đề tài
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn
bè đã luôn động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn cùng tôi trong suốt quá trìnhhọc tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 5 năm 2018
Sinh ViênPhạm Ngọc Hải
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng nội dung sáu bậc đánh giá cho một chỉ tiêu cảm quan 27Bảng 3.2 Quy định phân cấp chất lượng thực phẩm theo TCVN 3215-79 28Bảng 3.3 Hệ số trọng lượng chè túi lọc 29Bảng 4.2.1a Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần dinh dưỡng
của sản phẩm 33Bảng 4.2.1b Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cảm quan của sản phẩm 34Bảng 4.2.2a Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sấy
đến thành phần dinh dưỡng của sản phẩm 35Bảng 4.2.2b Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sấy đến
cảm quan của sản phẩm 35Bảng 4.2.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước
nguyên liệu đến cảm quan của sản phẩm tạo thành 37Bảng 4.3 Kết quả phân tích chất lượng sản phẩm 38
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình ảnh 2.1: Giảo cổ lam 4
Hình ảnh 2.2: Cây cỏ ngọt 12
Hình ảnh 2.3: Cam thảo 16
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ sấy 21
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian sấy 22
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định kích thước nguyên liệu 23
Hình 4.1 Quy trình sản xuất trà túi lọc giảo cổ lam 31
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2 1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Vài nét cơ bản về Công ty Cổ phần Giống và Thức ăn Chăn nuôi Bao Bằng (CABACO) 3
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CABACO 3
2.1.2 Tên và địa chỉ của công ty 4
2.2 Giới thiệu chung về Giảo cổ lam 4
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại 4
2.2.2 Đặc điểm thực vật học của cây giảo cổ lam 5
2.2.3 Thành phần hóa học 7
2.2.4 Giá trị của cây giảo cổ lam 7
2.3 Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu 10
2.3.1 Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trong nước 10
2.3.2 Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trên thế giới 11
2.4 Những nguyên liệu phụ 11
2.4.1 Cây cỏ ngọt 11
2.4.2 Cam thảo 16
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Đối tượng nghiên cứu 20
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 20
3.3 Nội dung nghiên cứu 20
Trang 73.3.1 Nội dung 1: Khảo sát và thuyết minh quy trình sản xuất 20
3.3.2 Nội dung 2: Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 20
3.3.3 Nội dung 3: Xác định một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm 20
3.4 Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
3.4.2 Phương pháp thu thập các tài liệu thứ cấp 23
3.4.3 Phương pháp tham gia trực tiếp sản xuất 23
3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm dây chuyền 23
3.4.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu 23
PHẦN IV:DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1 Khảo sát được quy trình sản suất và chất lượng trà giảo cổ lam 31
4.2 Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng sản phẩm 33
4.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng sản phẩm 33
4.2.2 Ảnh hưởng của thời gian sấy tới chất lượng sản phẩm 34
4.2.3 Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu tới chất lượng sản phẩm 36
4.3 Xác định được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm trà giảo cổ lam 38
PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
5.1 Kết luận 39
5.2 Kiến nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 8Có nhiều loại thực vật được sử dụng làm nguồn thuốc để phục vụ choviệc phòng và chữa bệnh của con người Trong đó cây Giảo cổ lam cũng đượccoi là một trong số các loài thảo dược quý đang được sử dụng.
Giảo cổ lam có danh pháp khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc
họ Bầu bí (Cucurbitaceae), cây được phân bố ở các khu vực có độ cao 200
-2000m so với mực nước biển, trong các khu rừng thưa và ẩm ở TrungQuốc, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước châu Á Ở nước ta Giảo cổ lamđược tìm thấy tại Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang và một số địaphương khác
Giảo cổ lam là loại thảo dược có những đặc tính quý, trong cây chứacác hợp chất thuộc nhóm flavonoid và nhóm saponin có tác dụng điều hòahuyết áp, tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm hàm lượng cholesterol, vànâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể Vì vậy Giảo cổ lam đã được sử dụnglàm rau ăn hay chế biến thành các sản phẩm như trà có tác dụng trong bảo vệ
và nâng cao sức khỏe cho con người
Để sản phẩm của công ty đạt chất lượng cao, có uy tín đứng vững trên thịtrường thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng trong quátrình bảo quản và chế biến đến chất lượng sản phẩm
Trang 9Đối với các nhà máy sản xuất trà khác nhau thì có các phương thức sảnxuất khác nhau và có các yêu cầu khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng Nhưngnói chung các nhà sản xuất đều hướng tới một sản phẩm có chất lượng tốtmang đặc điểm riêng của công ty mình.
Trên cơ sở đó, để nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất sản phẩmtrà giảo cổ lam, đạt chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Nên tôi tiến hành nghên cứu đề tài: “khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọcgiảo cổ lam tại Công ty Cổ phần Giống và Thức ăn Chăn nuôi Cao Bằng(CABACO)
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu về nhà máy
- Khảo sát quy trình sản xuất trà giảo cổ lam tại Công ty Cổ phần Giống
và Thức ăn Chăn nuôi Cao Bằng
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất
Trang 10PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1997 để phù hợp với nhu cầu thực tế trong sản xuất kinh doanh đồng thờinhằm phục vụ tốt hơn phong trào chăn nuôi của tỉnh, UBND tỉnh Cao Bằng
đã quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty giống chăn nuôi CaoBằng từ hoạt động sản xuất kinh doanh sang Doanh nghiệp nhà nước hoạtđộng công ích với tên doanh nghiệp là Công ty giống chăn nuôi Cao Bằng
Công ty chuyển sang mô hình Công ty cổ phần và chính thức đi vàohoạt động từ 01/01/2005 theo quyết định số 3361/QĐ-UB ngày 22/12/2004của UBND tỉnh Cao Bằng Với tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước chiếm trên 51%
Với ngành nghề kinh doanh chính là:
- Lai tạo, giữ giống gốc đàn gia súc, gia cầm: Trâu, bò, lợn, gà, vịt,ngan, ngỗng, thủy sản
- Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
- Truyền tinh nhân tạo cho đại gia súc và tiểu gia súc
- Thu mua nông sản, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi
- Kinh doanh dịch vụ giống vật nuôi và thuốc thú y
- Xuất, nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, vật tư, thiết bị, giốngvật nuôi phục vụ cho ngành chăn nuôi
- Sản xuất chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt
- Giết mổ và chế biến thịt động vật, thịt gia cầm, thịt gia súc
- Kinh doanh chế biến thịt, mỡ đóng gói và đóng hộp gồm: (thịt hộp,xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói, thịt khô)
Trang 112.1.2 Tên và địa chỉ của công ty.
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG VÀ THỨC ĂN CHĂNNUÔI CAO BẰNG (CABACO)
Địa chỉ : X Hưng Đạo, TP Cao Bằng, T.Cao Bằng
Điện thoại : 0263.760.211 - 0263.760.026
Gmail : c a b a c o c b@ g m a il com
2.2 Giới thiệu chung về Giảo cổ lam.
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, Cucurbitaceae Cây còn có một số tên khác như: Cổ yếm, thư tràng 5
lá [8], thất diệp đởm, tiểu khổ dược (Nhật Bản), giảo cổ lam (Trung Quốc),cam trà man, cồng la oa đổ, biển địa sinh căn, giao dịch lam [14]
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại.
Hình 2.1: Giảo cổ lam
Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) có nguồn gốc từ các vùng núi của miền nam Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á Gynostemma
entaphyllum phân bố ở độ cao từ 300 – 3000 m so với mực nước biển ở các
vùng đồng bằng, sườn dốc và tán cây trên núi Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,
Trang 12Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam Tại Việt Nam cây mọc trong rừng, rừng thưa
ở nhiều nơi như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình, Bắc Kạn [3]
Giảo cổ lam là một cây leo sống nhiều năm thuộc chi Gynostemma, họ Cucurbitaceae Theo các tài liệu [1], [8] giảo cổ lam thuộc chi Gynostemma, nằm trong họ bầu bí Cucurbitaceae Vị trí của giảo cổ lam trong hệ thống
phân loại học như sau:
Loài: Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino.
- Loài Giảo cổ lam 3 lá: Gynostemma laxum (Wall.) Cogn.
- Loài Giảo cổ lam 5 lá: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.
- Loài Giảo cổ lam 7 lá: Gynostemma pubescens (Gagnep) C.Y.Wu.
- Loài Giảo cổ lam 9 lá: Gynostemma sp.
2.2.2 Đặc điểm thực vật học của cây giảo cổ
lam.
2.2.2.1 Đặc điểm thực vật và sự phân bố của một số loài trong chi
Gynostemma.
Gynostemma pentaphyllum: Cây thảo mọc leo yếu, không lông, vòi đơn.
Lá kép có cuống chung dài 4cm, phiến do 5-7 lá chét với mép có răng dài
3-9 cm, rộng 1,5 -3cm Cây khác gốc, chùy hoa thòng, hoa nhỏ, hình sao, ốngbao hoa rất ngắn, cánh hoa rời nhau cao 2,5cm, nhị 5, bao phấn dính thànhđĩa, bầu có 3 vòi nhụy Quả khô, tròn, đường kính 5-9mm màu đen, hạt 2 - 3,
to 4 mm Hoa tháng 7-8 Quả tháng 9-10 [2]
Cây mọc trên đất đá vôi, đá hoa cương và đất núi lửa, trong rừng thưa,lùm bụi từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao 2000m Ở nước ta cây mọc từ
Trang 13Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum vàotới Đồng Nai [2], [3].
Phân bố ở Ân Độ, Xri Lanca, Myanmar, Trung Quốc, Triều Tiên, NhậtBản, Thái Lan, Lào, Việt Nam và bán đảo Mã Lai Thu hái dây lá vào mùathu, phơi khô [3], [4]
Gynostemma laxum : Cổ yếm lá bóng, thư tràng thưa: Dây leo mảnh,
lóng dài 10-20cm, mỏng, mép có răng cưa nhọn, gân phụ 5-7 cặp, có lôngmịn, hoặc không có lông Cây có hoa khác gốc, chùy hoa dài đến 30cm, cánhhoa rời nhau, cao 3mm, nhị 5 dính nhau ở chỉ nhị và bao phấn Quả tròn, to6-8mm, hạt 2-3, hình trái xoan, hơi dẹt, dài và rộng cỡ 4mm Ra hoa vàotháng 5
Phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Ấn độ, Thái lan Ở nước
ta, cây mọc leo ở rừng thưa các tỉnh Lào Cai, Hoà Bình, Ninh Bình và QuảngTrị Cây mọc leo trong các rừng thưa, savan cỏ, trên đất sét hoặc trong các rúbụi trên núi đá vôi
Gynostemma pedata : Cây dây leo, dài 80 - 120 cm, có tua cuốn, sống
hằng năm Lá mọc cách, cuống lá dài 3 - 4 cm, l á k ép c h ân vị t d ạng pêđal,gồm 5 - 7 lá chét; phiến lá chét cỡ 3 - 9 x 1,5 - 3 cm, m ép l á có răng cưa Cụmhoa dạng chuỳ thòng Hoa nhỏ, mẫu 5, đơn tính khác gốc ống bao hoa rấtngắn; cánh hoa rời nhau, dài 2,5 mm Nhị 5, bao phấn dính thành đĩa Bầu có
3 vòi nhụy Quả khô, tròn, đường kính 5 - 9 mm, màu đen Hạt 2 - 3, treo.Mùa hoa tháng 7 - 8, có quả tháng 9 - 10 Mọc rải rác ở vùng núi đá vôi hoặctrên đất núi lửa, ở độ cao đến 2000 m Tái sinh bằng thân và hạt [11]
Trang 142.2.3 Thành phần hóa học
Chi Gynostemma nổi tiếng với thành phần saponin trong đó có nhiều
loại saponin rất giống với thành phần saponin trong nhân sâm, có tác dụng rấttốt cho sức khỏe về phòng và chữa bệnh Theo (Võ Văn Chi) [2] khi so sánh
hàm lượng saponin với một số loài cùng chi, loài G.pentaphyllum biết đến với
hàm lượng saponin cao nhất
Thành phần hóa học chủ yếu của giảo cổ lam là saponin và flavonoid(có tác dụng sinh học cao và chống lão hóa mạnh), các saponin trong giảo cổlam (còn gọi là gypenosid hay gyposaponin) có cấu trúc triterpen khungdammaran trong đó nhiều hợp chất đã được xác định có trong thành phầnsaponin trong nhân sâm và tam thất Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa các chấtcarotenoid, pollysaccharid, sterol, các acid amin tan trong nước, nhiềuvitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se
2.2.4 Giá trị của cây giảo cổ lam.
Theo các tài liệu [20], [21], [22] Gynostemma pentaphyllum là dược
liệu được sử dụng làm thuốc điều trị viêm gan, chứng cao huyết áp và chốngung thư ở Đài Loan Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm
và bảo vệ tế bào gan của dịch chiết phần trên mặt đất của cây Gynostemmapentaphyllum Kết quả cho thấy dược liệu có tác dụng chống viêm mạnh hơnIndomethacin Tác dụng chống oxy hoá bảo vệ tế bào gan khỏi tác hại củatetracloruacarbon (CCI4) và acetaminophen được thể hiện rõ qua chỉ số AST(aspartate aminotransferase) và ALT (alanine aminotransferase) giảm rõ rệt saukhi dùng thuốc
Dịch chiết nước của Gynostemma pentaphyllum có tác dụng kìm hãm sự
tích tụ tiểu cầu và làm đẩy nhanh quá trình làm tan cục máu đông Kết quả chothấy dược liệu có tác dụng chống huyết khối trên mô hình thực nghiệm [24]
Trang 15Gynostemma pentaphyllum là một trong 24 vị dược liệu của Trung
Quốc có tác dụng tới acid nucleic, protein và tế bào của bệnh nhân ung thưphổi Dược liệu có tác dụng tăng cường sức để kháng của cơ thể [19]
Wang C đã chứng minh dịch chiết Gynostemma pentaphyllum có tác
dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô thực quản trên chuột Vìvậy các tác giả cho rằng Gynostemma pentaphyllum có tác dụng ngăn ngừa
và chống lại ung thư [25]
Gynostemma pentaphyllum có tác dụng kìm hãm ung thư biểu bì của
chuột túi vàng sau khi gây ung thư bằng dimethylbenzanthracene (DMBA).Các tác giả cũng nghiên cứu ảnh hưởng của Gynosteamma pentaphyllum tớigen đột biến tách từ khối tế bào ung thư sau khi gây ung thư bằng DMBA
Kết quả cho thấy Gynosteamma pentaphyllum có tác dụng chống lại khối u
[26], [27], [28]
Gynostemma pentaphyllum giúp hồi phục sự giảm bớt số lượng bạch
cầu, GOT, GPT, IGG trong huyết thanh chuột sau khi bị chiếu tia gamma Dovậy, dược liệu có tác dụng bảo vệ chuột tránh được sự tác động của tia bức xạ[18]
Gynostemma pentaphyllum có tác dụng kìm hãm sự cảm ứng tia UV
của thực khuẩn lambda trong tương tác với Escherichia coli [29]
Bằng phương pháp điện hoá (electrochemical) Ma Z và Yang Z đãnghiên cứu khả năng thu dọn gốc tự do anion Superoxide và hydrogenperoxide “OH của Gynostemma pentaphyllum ” cho thấy kết quả khá tốt [23]
Theo Li L và các cộng sự [20], các gypenosid (saponin của cây
Gynostemma pentaphyllum) có tác dụng như là một chất chống oxy hoá lên
các đại thực bào, các microsom gan và tế bào biểu mô nội mạch Kết quả chothấy gypenosid đã làm giảm các anion superoxide và hydrogen peroxide cóchứa trong các bạch cầu trung tính của người và làm giảm sự bùng nổ oxy hoáđược khởi phát bởi zymosan chứa trong các tế bào bạch cầu đơn nhân củangười và trong các đại thực bào của chuột Sự tăng của quá trình peroxyd hoálipid được khởi phát bởi /cystein, ascorbat/ NADPH hoặc hydrogen
Trang 16peroxide trong các microsom gan và các tế bào biểu mô nội mạch bị ức chếbởi các gypenosid Các tác giả cũng thấy rằng các gypenosid bảo vệ các màngsinh học khỏi các tổn thương oxy hoá bằng cách làm đảo ngược sự giảm chấtlỏng màng của các microsomgan và các ty lạp thể (mitochondria), tăng hoạttính men của ty lạp thể trong các tế bào biểu mô nội mạch và giảm sự thấtthoát của men lactate dehydrogenase nội bào từ các tế bào này Hiệu quảchống oxy hoá rõ rệt của các gypenosid có thể rất có giá trị trong điều trị vàphòng ngừa nhiều bệnh như xơ vữa động mạch, bệnh gan và các triệu chứngviêm.
Các gypenosid chiết xuất từ Gynostemma pentaphyllum có tác dụng
chống oxy hoá bảo vệ tế bào gan khỏi tác hại của tetracloruacarbon (CCI4).Các tác giả cũng chỉ ra rằng gypenosid có tác dụng bảo vệ và chống xơ hoá tếbào gan, ức chế dòng tế bào Huh-7, Hep3B và HA22T phát triển [15], [16],[17]
Dịch chiết Giảo cổ lam tinh chế đã được các nhà khoa học Trung Quốc
và Nhật Bản nghiên cứu về liều lượng thuốc dùng trên người dưới dạng:thuốc tiêm, dung dịch uống, bột thuốc, viên nén, chữa các bệnh về gan, bệnhtăng cholesterol máu [6]
Từ xa xưa, ở Trung Quốc, loài cây này được vua chúa, quan lại sử dụng
để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp
Thầy thuốc nổi tiếng Lý Thời Trân (1578) sau này đã sử dụng giảo cổlam chữa bênh tiểu ra máu, phù và sưng đau họng, nóng và phù nề cổ, chữacác khối u và làm lành vết thương
Theo Thuốc cổ truyền Trung Quốc cơ bản, giảo cổ lam có vị đắng, tính
ôn trung, bổ âm và trợ dương và là thuốc dùng tăng sức đề kháng với vikhuẩn và các tác nhân gây viêm
Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện giảo cổ lam khi nghiên cứu một
bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi, mà nguyên nhân là dongười dân nơi đó dùng loại cây này chế biến thành trà để uống hàng ngày vàbào chế thành thuốc để tăng cường sức khỏe
Trang 17- Tác dụng của giảo cổ lam.
+ Dược liệu có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chữa
ho và long đờm Ở Trung Quốc dùng làm thuốc tu bổ cường tráng [8], [9] Cónơi như ở Quảng Tây, người ta dùng trị ỉa chảy và dùng ngoài trị rắn cắn, còn
ở vùng núi Vân Nam, cây được sử dụng như cây Cổ yếm lá bóng dùng chữaviêm khí quản mãn tính, viêm gan truyền nhiễm, viêm thận, loét dạ dày vàhành tá tràng, phong thấp đau nhức khớp, bệnh về tim [8]
+ Theo tài liệu [6], dược liệu có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ trongmáu, tăng sức khoẻ, chống lão suy, kháng ung thư Trị ung thư, viêm phếquản mãn tính, viêm gan truyền nhiễm, viêm bể thận, viêm dạ dày ruột, caohuyết áp, cao mỡ trong máu, bệnh mạch vành, bệnh béo phì, trúng gió, sỏimật, loét dạ dày, tiểu đường
+ Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ và Võ Văn Chi [2], [3], [8] giảo cổ lam
có vị đắng tính hàn, có tác dụng tiêu viêm giải độc, chữa ho và long đờm, ởTrung Quốc được làm thuốc tu bổ cường tráng, có những nơi như ở QuảngTây được sử dụng để trị ỉa chảy và dùng ngoài trị rắn cắn, còn ở vùng VânNam được sử dụng để chữa viêm phế quản mãn tính, viêm gan truyền nhiễm,viêm thận, loét dạ dày và hoành tá tràng phong thấp đau nhức khớp và cácbệnh về tim
+ Giảo cổ lam được đưa vào hầu hết vào các từ điển thảo dược TrungQuốc dùng để giải độc, làm thuốc ho, chữa trống ngực, các triệu chứng mệtmỏi, viêm phế quản cấp và mãn tính
2.3 Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu
2.3.1 Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trong nước.
Do phát hiện nhiều hợp chất mới có hoạt tính sinh dược cao có tronggiảo cổ lam nên nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu Cáccông trình nghiên cứu hóa học của tác giả Viện Dược liệu Phạm Thanh Kỳ
Trang 18và cộng sự (2002) đã chứng minh dịch chiết từ dược liệu Giảo Cổ Lam cónhóm hợp chất saponin phong phú tương tự như saponin của nhân sâm (panaxginseng) và một lượng flavonoid.
Các tác giả khác Nguyễn Tiến Dẫn (1999)[5] còn chứng minh đượchàm lượng saponin và flavonoid dao động từ 0,01 đến 0,36%
2.3.2 Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trên thế
giới
GS Tan H., Liu Z.L.,Liu MJ chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng kìmhãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cườnglưu thông máu lên não [30]
Lin, J.M, và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng chống viêmgan, chứng cao huyết áp và chống ung thư Có tác dụng chống viêm mạnhhơn Indomethacin [21], [22]
Wang C Và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam kìm hãm sự phát triểncủa khối u mạnh [25]
Các nghiên cứu của Thái Lan chứng minh giảo cổ lam tốt cho timmạch, giảm béo [31]
Ngoài những nghiên cứu này, trên thế giới có hàng trăm nghiên cứukhẳng định tác dụng của giảo cổ lam đối với bệnh cholesterol máu cao, đãđược đăng tải trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ Pubmed
Trang 19Họ: Cúc (Asteraceae).
Hình 2.2: Cây cỏ ngọtCây thảo nhỏ, sống nhiều năm, cao 0,5 - 0,6 m và có khi cao tới 1m.Thân cứng mọc thẳng, có rãnh dọc và nhiều lông mịn, ít phân nhánh.Lá mọcđối, hình mác hoặc bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn dài 5 -7 cm,rộng 1 - 1 , 5 cm, có 3 gân, 4-6 đôi răng nhọn ở phần nửa về phía đầu lá, haimặt có lông trắng mịn, nhấm lá thấy có vị ngọt rất đậm, cuống lá rất ngắn.Hoa lưỡng tính, tụ họp thành đầu màu trắng ở ngọn Quả bế, không có màolông, hạt không có nội nhũ Mùa hoa khoảng tháng 5-9
2.4.1.1 Phân bố, sinh thái [1].
Chi Stevia Cav không có một đại diện nào ở vùng châu Á Cỏ ngọt
đang được trồng phố biến ở Việt Nam hiện nay, được nhập nội từ một nướcNam Mỹ (nguồn gốc ở Paraguay) năm 1988 Cỏ ngọt là cây ưa ấm và ưasáng, có thể chịu bóng hoặc ưa bóng vào thời kỳ cây con Vốn là cây ở vùngnhiệt đới, Cỏ ngọt trồng ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển tốt vào vụxuân- hè Về mùa đông, cây có hiện tượng rụng lá và hơi tàn lụi Cây ra hoa,
Trang 20quả nhiều hàng năm Tuy nhiên, người ta thường áp dụng cách nhân giốngbằng cắm cành.
2.4.1.2 Bộ phận dùng [1].
Phần trên mặt đất của cây cỏ ngọt Thu hái lúc cây xum xuê
2.4.1.3 Tác dụng dược lý [1].
Tác dụng hạ đường huyết: thành phần steviosid trong lá cây cỏ ngọt
có tác dụng làm đường huyết giảm rõ rệt ở thỏ, chuột cống trắng và bệnhnhân mắc bệnh đái tháo đường
Tác dụng giãn mạch: steviosid có tác dụng làm giãn tĩnh mạch toànthân rõ rệt
Tác dụng trên thận và huyết áp: thành phần steviosid trong lá cây cỏngọt có tác dụng làm tăng lưu lượng huyết tương qua thận (RPF), tăng tốc độlọc cầu thận (GFR), hạ huyết áp, tăng bài niệu và tăng thải trừ natri
Tác dụng kháng khuẩn cao: Lá cỏ ngọt có tác dụng đối với
Pseudomonas aeruginosa và Proteus vulgaris Chưa thấy tài liệu công bố về tác dụng trên các vi khuẩn Streptococcus inutans, Lactobacillus plantarum và Lactobacillus casei là những vi khuẩn có liên quan đến quá trình sún răng ở
trẻ em, vì hiện nay có dùng steviosid thay thế đường trong chế biến bánh kẹo
Liều dùng an toàn ở người: Nồng độ steviosid trong một số nước giảikhát ở Nhật Bản là 0,005 - 0,007% Nếu một ngày uống 1 lít thì lượngsteviosid đưa vào cơ thể là 0,05 - 0,07g tương ứng với khoảng lg lá cỏ ngọt.Điều đó có thể được chấp nhận vì là liều an toàn, đã được Nhà nước Nhật chophép
Độc tính cấp: Cho chuột uống steviosid với liều 2g/kg không thấy cóchuột chết và cũng không thấy có biểu hiện độc sau 2 tuần theo dõi
Trang 21Độc tính bán cấp: Cho chuột cống trắng ăn với liều dùng hàng ngày0,5g/kg trong 56 ngày, các thông số theo dõi gồm cân nặng, các chỉ tiêu huyếthọc, các chỉ tiêu hoá sinh và xét nghiệm tổ chức học gan đều bình thường.
Độc tính trên thận: Thí nghiệm trên chuột cống trắng, liều cao steviosid
có thể gây độc với thận, làm tăng urê và creatinin huyết thanh.Tiêm tĩnh mạchcho chuột cống trắng, liều 0,4; 0,8; 1,2; l,6g/kg rồi theo dõi độ thanh thải củamột số chất có so sánh với lô đối chứng, thấy từ liều 0,8g/kg trở lên độ thanhthải inulin không thay đổi, chứng tỏ chức năng lọc cầu thận không bị ảnhhưởng Độ thanh thải của glucose tăng, chứng tỏ chức năng tái hấp thu củaống lượn gần bị suy giảm, một phần glucose không được tái hấp thu và đã bịthải trừ qua nước tiểu Độ thanh thải steviosid cao hơn độ thanh thải inulin,chứng tỏ steviosid còn bị thải trừ qua niêm mạc của ống thận Ngoài ra,steviosid cũng gây bài niệu tăng thải natri niệu và làm tăng độ thanh thải củapara-aminohippuric Tiêm dưới da cho chuột cống trắng với liều 1,5g/kg, kếtquả thấy những thay đổi giống thí nghiệm trên là tăng nồng độ urê vàcreatinin trong huyết thanh, thấy glucose trong nước tiểu Ngoài ra về tổ chứcbệnh học, thấy có biến đổi hình thái ở tế bào niêm mạc ống lượn gần Nhữngtổn thương này là do hoạt động của 2 enzym phosphatase kiềm và gama-glutamyl-transpeptidase tăng lên Những enzym này khu trú chủ yếu ở điểmbàn chải của tế bào ống lượn gần
Khả năng gây đột biến: Nhiều thí nghiệm nghiên cứu khả năng gây đột
biến trên các chủng Salmonella typhimurium TA 98, TA 100, TA 1535, TA
1538 và TM 677, hoặc trên chủng Escherichia coli WP2 đều xác định cao cỏ
ngọt không gây đột biến Có nghiên cứu cho biết một số chất chuyển hoá của
Trang 22steviosid lại có thể gây đột biến Mặc dù steviosid không bị chuyển hoá trong
cơ thể và thải trừ nguyên vẹn qua nước tiểu Song người ta lo ngại một số tạpkhuẩn vùng màng tràng có thể phân giải được steviosid
lá Cỏ Ngọt hoặc steviosid trong đó thường thấp Tại Việt Nam, cũng đã cómột số chế phẩm trà thuốc có cỏ ngọt như trà actisô - stevia Trà sâm quy -stevia có sâm khu 5, tam thất, đương quy, thục địa, táo, long nhãn, ngũ gia bì
và cỏ ngọt.Trà nhân trần, thảo quyết minh, cỏ ngọt Trà túi lọc Sotevin có dừacạn, hoa cúc, hoa hoè và Cỏ Ngọt Chữa cao huyết áp hàng ngày uống tràsotevin Dùng thay thế đường sacharose trong công nghiệp thực phẩm để làmchất điều vị cho bánh mứt kẹo, nước giải khát
Trang 232.4.2 Cam thảo
[10].
Hình 2.3: Cam thảo
2.4.2.1 Phân loại thực vật.
Cam thảo còn có tên là Bắc cam thảo, Cam thảo, Sinh cam thảo, Quốc
lão Tên khoa học Glycyrrhiza uralensis Fish và Glycyrrhiza glabra L.
Thuộc họ đậu ( cánh bướm) Fabaceae (Papilionaceae) Cam thảo (Radix Glycyrhizae) là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc Uran (Glycyrrhiza uralensis Fish) hay cây cam thảo Châu Âu
Glycyrrhiza glabra L Tên Cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ, cỏ có vị ngọt.Glycyrrhiza vì do chữ Hy Lạp Glykos là ngọt và riza là rễ, rễ có vị ngọt,uralensis vì sản xuất ở vùng núi Uran, dãy núi nằm giữa Châu Á, Châu Âu
Trang 24dẹt, đường kính 1,5 – 2mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng TạiTrung Quốc mùa hoa tháng 6 – 7, mùa quả tháng 7 – 9.
Glycyrrhiza glabra L: Cây cam thảo Glycyrrhiza glabra rất giống loài cam thảo Glycyrrhiza uralensis, nhưng khác ở chỗ lá chét thuôn dài hơn, dài
1,5 – 4 cm, rộng 0,8 – 2,3mm, quả giáp thẳng hoặc hơi cong, dài 2 – 3cm,rộng 4 – 4,4mm, mặt quả gần như bóng hoặc có lông ngắn, số hạt ít hơn loàitrên Mùa hoa tháng 6 – 8, mùa quả tháng 7 – 9
Phân bố, thu hái, chế biến: Cây cam thảo bắc trước đây không có ởnước ta Từ năm 1958 được du nhập vào Việt Nam bằng những hạt giống của
loài Glycyrrhiza uralensis do Liên Xô cũ cung cấp Cây mọc khỏe vào mùa
xuân hạ và thu Đến mùa đông thì lụi đi hoặc kém phát triển Sang năm saucây lại mọc mới Lượng chất trong rễ mỗi năm mỗi tăng Tuy nhiên, sau 3năm cây vẫn chưa ra hoa Một số tài liệu nói rằng cây trồng thường không rahoa Trồng bằng hạt hoặc bằng thân rễ Sau 4 – 5 năm trở lên có thể thuhoạch Đào rễ và thân rễ vào mùa xuân hoặc thu đông Nhưng mùa thu đôngcam thảo tốt hơn Mỗi hecta có thể thu hoạch 8 – 10 tấn Vì là một cây lâunăm mới thu hoạch cho nên trong 2 – 3 năm đầu người ta thường trồng xencác cây thực phẩm Khi đào thường người ta chỉ lấy rễ, nhưng nhiều khi lấy
cả thân rễ Thân rễ dài, có khi tới 7 – 8m Sau khi đào rễ, người ta xếp đống
để cho hơi lên men, làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn, là màu người ta chuộnghơn Tại Liên Xô cũ, Trung Quốc và nhiều nước khác cây Cam thảo mọchoang và trở thành một thứ cỏ khó diệt trừ, chỉ một mẫu thân rể có thể trởthành bụi Cam thảo và cứ như vậy lan ra rộng mãi Những khu vực Cam thảomọc hoang là nơi có đất khô, đất có Calci, đất cát, đất cát vàng Những nơi cóđất đen cứng chắc, kiềm tính và ẩm thấp thì lượng Cam thảo kém hơn, nhiều
xơ, tí bột, ít ngọt, rễ mọc cong queo
Trang 25tinh bột 25 -30%, lipid 0,5 – 1%, asparagin 2 – 4 %, nhựa 5% Glycyrrhizin làmột saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10 – 14% trong dược liệu khô,chỉ có trong bộ phận dưới mặt đất, có vị rất ngọt Đây là saponin quan trọng
trong rễ cam thảo Glycyrrhizin được Robiquet phân lập năm 1809 dưới dạng mảnh màu vàng Glycyrrhizin tinh khiết dạng bột màu trắng dễ tan trong nước
nóng, cồn loãng, ít tan trong nước lạnh, nếu để nguội sẽ tạo thành gel, khôngtan trong ether và chloroform Nếu cho vào nước lắc thì tạo bọt, độ ngọt gấp
60 lần saccharose, nhưng nếu phối hợp với mía, độ ngọt lại tăng lên và có thểgấp 100 lần
2.4.2.4 Tác dụng, công dụng, của cam thảo [12].
Tác dụng dược lý: Tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương,giảm vận động tự nhiên, hạ thể nhiệt, giảm hô hấp; giảm ho; giảm co thắt cơtrơn; chữa loét đường tiêu hóa, ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị củahistamin; bảo vệ gan trong viêm gan mạn tính và tăng bài tiết mật; chống viêmgan và chống dị ứng; tác dụng giống oestrogen; chữa bệnh addison; tác dụnggiải độc Tính vị, công năng: Rễ cam thảo bắc có vị ngọt, tính bình Đểsống ( đồ mềm, sấy khô) có tác dụng giải độc, tả hỏa; tẩm mật, sao vàng(chích cam thảo), lại có tác dụng ôn trung, nhuận phế, điều hòa các vị thuốc.Công dụng: Cam thảo sống được dùng chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng,mụn nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ độc Cam thảo chích có tác dụng bổ, chữa
tỳ vị hư nhược, ỉa lỏng, thân thể mệt mỏi, kém ăn Các nghiên cứu gần đâycho thấy cam thảo bắc còn có thêm một số tác dụng: Chữa loét dạ dày ruột,
có tác dụng giảm loét, giảm co thắt cơ trơn, giảm tiết acid hydroclorid; chữabệnh addison Cam thảo bắc dùng phối hợp với cortison có thể làm giảm tácdụng của cortison Cam thảo bắc làm cho thuốc có vị ngọt, dễ uống và thường
có trong thành phần các thuốc viên, thuốc phiến, kẹo ngậm, siro chữa ho.Theo tài liệu nước ngoài, trong y học Trung Quốc, Cam thảo bắc dùng phốihợp với một số dược liệu khác làm thuốc long đờm chữa ho gà, thuốc để bao
và bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc