Tài liệu “Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý chất thải tại các cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô hộ gia đình” dành cho các hộ gia đình tại các khu vực nông thôn, làng nghề tham khảo để thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc (trâu bò, lợn (heo)).
Trang 1Chương trình hợp táC phát triển Việt nam - Đan mạCh
trong lĩnh VựC môi trường (DCe)
2005 - 2010
hợp phần Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (pCDa)
SỔ TAY HƯỚNG DẪN
VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA SÚC QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Cơ quan tư vấn: Công ty Tư vấn và Truyền thông
Văn hóa - Giáo dục - Môi trường Pi (Pi C&E)
Hà Nội, 2010
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 7
1 TỔNG QUAN VỀ TẢI LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN CHẤT THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA SÚC QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH 9
1.1 Chất thải rắn 9
1.2 Nước thải 10
1.3 Khí thải 11
2 HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA SÚC QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH 13
2.1 Các qui trình xử lý chất thải chăn nuôi có thể áp dụng tại Việt Nam 13
2.1.1 Xử lý chất thải rắn 13
2.1.2 Xử lý nước thải đối với cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình 22
2.2 Các tiêu chí lựa chọn quy trình công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi 24
2.2.1 Tiêu chí lựa chọn qui trình xử lý chất thải 24
2.2.2 Tiêu chí xây dựng hầm khí sinh học (biogas) 25
2.2.3 Tiêu chí lựa chọn vị trí bể ủ phân compost 27
2.3 Đề xuất công nghệ xử lý chất thải tại các cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô hộ gia đình 27
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TN & MT Tài nguyên và môi trường
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Liên hợp quốc
2.4 Quy trình vận hành hệ thống biogas tại các cơ sở
chăn nuôi gia súc quy mô hộ gia đình 28
2.4.1 Quy trình khởi động 28
2.4.2 Quy trình vận hành hàng ngày 33
2.4.3 Quy trình bảo dưỡng 35
2.5 Quy trình ứng phó các rủi ro khi vận hành hệ thống biogas tại các cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô hộ gia đình 37
2.5.1 Đề phòng đất sụt lở 37
2.5.2 Đề phòng gây nứt vỡ bể phân huỷ 38
2.5.3 Đề phòng các trục trặc trong hoạt động của thiết bị 39
2.5.4 Yêu cầu an toàn về phòng cháy nổ 39
2.5.5 Yêu cầu an toàn về phòng ngạt thở 40
2.6 Một số lưu ý khi vận hành và quản lý hệ thống biogas 41
2.6.1 Lưu ý khi vận hành 41
2.6.2 Sử dụng toàn diện công trình khí sinh học 43
3 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA SÚC QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH 45
3.1 Mục tiêu giám sát 45
3.2 Các thành phần môi trường cần giám sát 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 4“Chương trình Hợp tác phát triển Việt Nam -
Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường (DCE) trong giai đoạn 2005-2010” được ký kết để hỗ trợ thực hiện
Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường và triển khai sự hợp tác giữa Chính phủ Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực môi trường Hợp phần
“Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân
nghèo (PCDA)” là 1 trong 5 Hợp phần của Chương
trình DCE được xây dựng với mong muốn hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện hiệu quả Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia với trọng tâm là: 1) nâng cao năng lực bảo vệ môi trường từ cấp Trung ương đến cấp địa phương; 2) hoàn thiện các công cụ pháp luật và kinh tế; xã hội hóa thông qua việc nâng cao nhận thức và tham gia; 3) nâng cao năng lực giám sát môi trường; 4) góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam và phù hợp với Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo Hợp phần PCDA được triển khai tại 4 trong 6 tỉnh thuộc Chương trình DCE là Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam và Bến Tre.Một hoạt động quan trọng trong Hợp phần PCDA là xác định, thiết kế và thực hiện các dự án trình diễn phù hợp để nhân rộng tại địa phương cũng như tại các tỉnh khác Đến thời điểm cuối năm 2010 bốn (4) dự án trình diễn đã được hoàn thành và các hội thảo phổ biến kinh nghiệm đã được tổ chức, đó là:
Bảng 1 Sản phẩm khí từ 1kg chất thải động vật 16
Bảng 2 Nguyên liệu xây dựng hệ thống thiết bị
khí sinh học hầm nắp cố định 19
Bảng 3 Những trục trặc khi sử dụng hệ thống
khí sinh học và cách khắc phục 41
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Sơ đồ bể ủ phân compost 15
Hình 2 Mô hình sử dụng túi Biogas bằng chất dẻo 17
Hình 3 Mặt cắt dọc và ngang hầm Biogas 19
Trang 5sổ tay Hướng dẫn vận HànH Hệ tHống xử lý cHất tHải
tại các cơ sở cHăn nuôi gia súc quy mô Hộ gia đìnH
1 TỔNG QUAN VỀ TẢI LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN CHẤT THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA SÚC
QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
Các nguồn phát sinh chất thải từ cơ sở chăn nuôi gia súc bao gồm:
- Chất thải rắn: Phân, chất độn, lông, thức ăn dư thừa, chất hữu cơ
- Chất thải lỏng: nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh lò mổ, dụng cụ
- Chất thải khí: CO2, N2O, NH3, CH4…
1.1 Chất thải rắn
Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi bao gồm phân, rác, chất độn chuồng, thức ăn dư thừa, xác gia súc chết hàng ngày Tỷ lệ các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật trong chất thải phụ thuộc vào khẩu phần ăn, giống, loài gia súc và cách dọn vệ sinh
Trong chất thải rắn chứa : nước 56 - 83%, chất hữu
cơ 1 - 26%, nitơ 0,32 - 1,6%, P 0,25 - 1,4%, K 0,15 - 0,95% và nhiều loại vi khuẩn, virus, trứng giun sán gây bệnh cho người và động vật
Các thành phần trong chất thải rắn có thể khác nhau và tỷ lệ các thành phần này cũng khác nhau tuỳ từng loại gia súc, gia cầm
g Hệ thống xử lý chất thải y tế tại Trung tâm Y tế
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên;
g Cải thiện môi trường chợ Bà Rén, huyện Quế Sơn,
tỉnh Quảng Nam;
g Cải thiện môi trường kênh Chín Tế, phường Phú
Khương, Thành phố Bến Tre;
g Xây dựng mô hình xử lý chất thải vật nuôi bằng
hầm biogas tại xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày,
và xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
Dựa trên kết quả của 4 dự án trình diễn Văn phòng
hỗ trợ Hợp phần PCDA đã tổ chức đánh giá, rút kinh
nghiệm và soạn thảo các tài liệu hướng dẫn nhằm
nhân rộng các mô hình này trong phạm vi quốc gia
Tài liệu “Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý
chất thải tại các cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô
hộ gia đình” dành cho các hộ gia đình tại các khu vực
nông thôn, làng nghề tham khảo để thực hiện bảo vệ
môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc (trâu bò,
lợn (heo))
Trang 6kiểu chuồng trại và chất lượng nước vệ sinh chuồng trại Trong nước thải, nước chiếm 75 - 95%, phần còn lại là các chất hữu cơ, vô cơ và mầm bệnh.
1.3 Khí thải
Kết quả phân tích không khí chuồng nuôi cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt quá ngưỡng cho phép Độ nhiễm khuẩn không khí đạt 35.500 vi khuẩn/m3 cao hơn mức cho phép 19,72 lần Nồng độ khí NH3 trong nông hộ đạt 0,112% mg/m3 vượt gấp 11,2 lần tiêu chuẩn cho phép, khí H2S đạt 0,0053 mg/m3 vượt gấp 1,06 lần tiêu chuẩn cho phép Hai loại khí này phát thải trong quá trình phân hủy nước thải và chất thải chăn nuôi có mùi hôi, tính độc có thể gây hại cho cộng đồng, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân Nồng độ khí sulfua hoà tan cao 28-35 lần tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Nồng độ
NH4-N vượt quá chỉ tiêu cho phép 1,5 - 2 lần
Gia súc còn thải ra CH4 và CO2 là các khí gây hiệu ứng nhà kính CH4 được sinh ra do sự phân hủy các chất hữu cơ bởi vi sinh vật trong điều kiện yếm khí
CH4 sinh ra từ quá trình lên men trong ống tiêu hóa động vật chiếm khoảng 20%, từ phân gia súc chiếm khoảng 7% tổng CH4 thải ra Động vật nhai lại (trâu, bò thịt, bò sữa, dê, cừu) đóng góp chính vào việc tạo ra
CH4 vì chúng có dạ dày 4 túi, trong đó dạ cỏ có dung tích lớn nhất (khoảng 200 lít), tại đây xảy ra quá trình lên men vi sinh vật Những chất khí tạo thành nằm
ở phần trên của dạ cỏ gồm CO2, CH4 chiếm tỷ trọng lớn nhất
Mùi hôi là một trong những sản phẩm của quá trình phân hủy chất hữu cơ Quá trình phân hủy phân
1.2 Nước thải
Nước thải phát sinh từ trang trại chăn nuôi do làm
vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, nước tắm
rửa cho gia súc hàng ngày, nước tiểu do gia súc bài tiết
ra môi trường
Thành phần nước thải từ các trại chăn nuôi gia súc
như sau:
n Chất hữu cơ: 70-80% gồm cellulose, protit, axit amin,
chất béo, hidratcarbon và các dẫn xuất của chúng
Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy
n Vi sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa
nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán
gây bệnh như:
- Giun sán
- Vi khuẩn Sallmonella
- Vi khuẩn E coli
n Chất vô cơ: chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, ure,
ammonium, muối chlorua, SO42-,…
Trong nước thải chăn nuôi lợn thường chứa hàm
lượng N và P rất cao Hàm lượng N-tổng trong nước
thải chăn nuôi 571 - 1026 mg/l, Photpho từ 39 - 94
mg/l, kim loại nặng (Zn, Cu, As, Cd, ) Ngoài ra, còn
chứa CH4 và N2O, đây là 2 khí rất nguy hiểm gây hiệu
ứng nhà kính
Thành phần nước thải chăn nuôi biến động rất lớn
phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi, phương pháp vệ sinh,
Trang 7sổ tay Hướng dẫn vận HànH Hệ tHống xử lý cHất tHải
tại các cơ sở cHăn nuôi gia súc quy mô Hộ gia đìnH
2 HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG
XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA SÚC QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH
2.1 Các qui trình xử lý chất thải chăn nuôi có thể áp dụng tại Việt Nam
Nước thải chăn nuôi gia súc được coi là một trong những nguồn nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng Việc mở rộng các khu dân cư xung quanh các gia trại chăn nuôi nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ gây
ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ra những vấn đề mang tính chất xã hội phức tạp
Nhiều nguyên cứu trong lĩnh vực xử lý nước thải chăn nuôi đang được hết sức quan tâm vì mục tiêu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời với việc tạo ra năng lượng mới
2.1.1 Xử lý chất thải rắn
Ủ phân xanh
Ủ phân xanh là quá trình xử lý phân và các chất thải rắn bằng cách trộn lẫn với vôi bột + đất bột + phân lân + lá phân xanh (tốt nhất là cây cứt lợn, theo kinh nghiệm dân gian có tác dụng khử mùi rất tốt) hoặc trấu, ủ hoai mục Có 2 cách ủ phân xanh như sau:
- Ủ trên mặt đất bằng cách rải một lớp vôi bột phía trên mặt đất sau đó dải một lớp phân, chất độn lên
chuồng trong điều kiện hiếu khí sẽ sinh ra một số khí
có mùi hôi và sản phẩm chính là khí CO2 Phân hủy
phân chuồng trong điều kiện kỵ khí sẽ làm phát sinh
nhiều khí có mùi hôi, và đôi khi cả một số khí độc như
amoniac, sunfua hydro và metan Phân hủy hiếu khí
xảy ra khi phân được chất thành đống hoặc khi phân
lỏng được chứa lâu trong các hố
Trang 8kín và có ống thoát hơi ở trên nóc nhà để hạn chế mùi hôi phát tán.
Hình 1 Sơ đồ bể ủ phân compost
Hệ thống thiết bị khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi (BIOGAS)
Biogas là một loại khí đốt sinh học được tạo ra khi phân hủy yếm khí phân thải ra của gia súc Hệ thống biogas tạo ra một môi trường yếm khí, làm cho các chất hữu cơ như phân, rác, nước tiểu được lên men phân huỷ tạo ra các khí như CO2 và CH4 Khí CH4 được sử dụng làm nhiên liệu cho đun nấu và thắp sáng.Các chất thải của gia súc được cho vào hầm kín (hay túi ủ), ở đó các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng thành
Cứ một lớp phân dày 20-30 cm lại rải một lớp vôi
bột cho đến khi đống phân cao khoảng 1-1,2m thì
đắp kín bên ngoài bằng một lớp bùn dày khoảng
5-7cm
- Đào hố sâu 2-2,5m, chu vi hố tuỳ thuộc vào lượng
chất thải cần xử lý Rải một lớp vôi bột lên bề mặt
của hố sau đó đưa chất thải xuống và làm tương tự
như ủ trên mặt đất, khoảng cách từ lớp chất thải
trên cùng tới mặt đất là 50cm
Sau khi ủ tiến hành khử trùng tiêu độc khu vực xung
quanh bằng vôi bột, hoặc các hoá chất sau: Formol
2-3%, Xút 2-3%, Chloramin, Prophyl, Virkon, Biocid,
Trong quá trình ủ, định kỳ 3 - 5 ngày cần phải lấy
nước (tốt nhất là nước thải vệ sinh chuồng trại) tưới
đều trên bể ủ để duy trì độ ẩm và cung cấp thêm dinh
dưỡng cho vi khuẩn kỵ khí phát triển Thông thường,
sau khoảng 1 tháng thì phân xanh hoai hết, lấy ra để
bón cho cây trồng
Sản xuất phân compost
Tất cả phân gia súc gia cầm đều được thu dọn chứa
trong nhà chứa, sau khi đủ lượng phân tiến hành xây
đống phân ủ hoại, có thể thực hiện theo hai phương
pháp ủ nóng hay ủ nguội Phương pháp ủ nguội phân
chuồng được nén chặt xen kẽ chất độn chuồng với độ
ẩm 70%, sau đó dùng đất hay tấm chất dẻo che phủ cả
đống phân, sau 6 - 8 tháng phân đã hoại mục hoàn toàn
Phương pháp ủ nóng tương tự ủ nguội nhưng không cần
nén chặt đống phân và định kỳ 2 tháng dùng dụng cụ
xáo đống phân lại, cứ làm như thế khoảng 2 lần trong
vòng 4 - 6 tháng là phân hoại mục Nhà ủ phân phải
Trang 9sổ tay Hướng dẫn vận HànH Hệ tHống xử lý cHất tHải
tại các cơ sở cHăn nuôi gia súc quy mô Hộ gia đìnH
sổ tay Hướng dẫn vận HànH Hệ tHống xử lý cHất tHải tại các cơ sở cHăn nuôi gia súc quy mô Hộ gia đìnH
cho một thiết bị lấy khí ra.Toàn bộ thiết bị này được đặt dưới hào được xây sẵn, dài 8-10 mét, rộng 1,2-1,4 mét, sâu 1,5 mét, hai đầu được xây cố định vào 2 đầu ống sành (ống sành được đặt nghiêng một góc 450) Đầu vào xây một hố ga để chất thải chăn nuôi vào dễ dàng, phần thu khí được lấy ra qua một hệ thống van như săm xe, phần khí được giữ lại vào một hệ thống túi nilon (có thể để ở trên nóc chuồng trại) và để tạo ra áp lực đưa khí gas vào bếp, người ta buộc một dây cao su vào giữa phần túi khí để tạo ra áp lực
Phía trên mặt hào dùng các tấm fibpro xi măng đậy lại để bảo vệ túi
Hình 2 Mô hình sử dụng túi Biogas bằng chất dẻo
các chất mùn và khí, khí này được thu lại qua một
hệ thống đường dẫn tới lò để đốt, phục vụ sinh hoạt
của gia đình Các chất thải ra sau quá trình phân hủy
trong hầm kín (hay túi ủ) gần như sạch và có thể thải
ra môi trường, đặc biệt nước thải của hệ thống biogas
có thể dùng tưới cho cây trồng
Kỹ thuật xử lý bằng bể biogas có nhiều cách, phụ
thuộc vào năng suất sử dụng như túi sinh khí biogas
bằng chất dẻo, hầm có nắp trôi nổi và hầm có nắp cố
định Bảng 18 dưới đây ước tính sản phẩm khí thu
được từ phân động vật
Bảng 1 Sản phẩm khí từ 1kg chất thải động vật
tt loại vật nuôi lượng thải hàng ngày (kg) thể tích khí sinh ra, m 3 /kg chất thải
Nguồn: Nguyễn Quang Khải - Thiết bị khí sinh học
K1 và K2, Hà Nội 2009
Có hai loại thiết bị khí sinh học với đặc tính kỹ
thuật được trình bày dưới đây đang được áp dụng rộng
rãi hiện nay ở Việt Nam
a/ Thiết bị khí sinh học bằng túi chất dẻo PE
Dùng một túi PE có chiều dài 8-10 mét rộng
1,2-1,4 mét gồm 2 đến 3 lớp (để đảm bảo cho độ bền của
túi), ở mỗi đầu túi được buộc vào một đầu ống sành có
đường kính 150 mm, ở gần đầu vào phía trên người ta
Trang 10Hình 3 Mặt cắt dọc và ngang hầm Biogas
Nguồn: Đặng Kim Chi, Viện Môi Trường,
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bảng 2 Nguyên liệu xây dựng hệ thống thiết bị
khí sinh học hầm nắp cố định thể tích
phân huỷ gạch viên xi măng (kg) cát vàng (m 3 ) sắt f 6 (kg) f160 mm (m) ống nhựa
- Dễ lắp đặt
- Kinh phí ban đầu nhỏ
- Chiếm nhiều diện tích mặt bằng
- Không mang tính công nghiệp
b/ Thiết bị khí sinh học nắp cố định
Loại thiết bị này có phần chứa khí (bằng composit
hoặc bê tông cốt thép) được xây dựng ngay trên phần
ủ phân Do đó, thể tích của thiết bị bằng tổng thể tích
của 2 phần này Thiết bị có dạng bán cầu được chôn
hoàn toàn dưới đất để tiết kiệm diện tích và ổn định
nhiệt độ Phần chứa khí được tô bằng nhiều lớp vữa để
bảo đảm yêu cầu kín khí Ở phần trên có một nắp đậy
được hàn kín bằng đất sét, phần nắp này giúp cho thao
tác làm sạch thiết bị khi các chất rắn lắng đầy hầm
Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng thiết bị
khí sinh học có nắp cố định thể hiện trên Hình 3
Trang 11sổ tay Hướng dẫn vận HànH Hệ tHống xử lý cHất tHải
tại các cơ sở cHăn nuôi gia súc quy mô Hộ gia đìnH
sổ tay Hướng dẫn vận HànH Hệ tHống xử lý cHất tHải tại các cơ sở cHăn nuôi gia súc quy mô Hộ gia đìnH
- Kiểu RDAC (cũ): bể phân hủy hình trụ, xây gạch, vòm chứa khí bằng composit hoặc xi măng cốt thép Kiểu này do RDAC thiết kế, xây dựng theo cách thông thường, vòm chứa khí bảo đảm kín khí, hạn chế váng Loại này có nhiều nhược điểm: giá thành cao, không có cửa thăm, áp suất cực đại quá lớn dễ gây nứt vỡ bể, nguyên liệu phân hủy không đạt tiêu chuẩn vệ sinh do lối ra bố trí sát đáy
n Loại hình cầu: có 2 kiểu
- Kiểu Đại học Cần Thơ: Được gọi là kiểu TG - BP (Thailand Germany Biogas Program) trong khuôn khổ một dự án hợp tác Đức - Thái Lan Kiểu này có một vành chống rạn nứt nằm ở thân vòm khoảng trên 300 tính từ tâm đáy lên Kiểu này phù hợp với nơi nước ngầm cao nhưng giá thành cao, xây dựng phức tạp
- Kiểu Viện Năng lượng: Đây là kiểu duy nhất được hội đồng giám định cấp nhà nước chấp nhận và được cải tiến, hoàn thiện liên tục trong 10 năm ứng dụng Đến nay, tác giả đã cải tiến thành KT1 và KT2 và được chọn đưa vào thiết kế mẫu của Tiêu chuẩn ngành về công trình khí sinh học nhỏ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2002) Kiểu này có ưu điểm giá thành hạ, nguyên vật liệu và nhân công tại chỗ, không cần công xưởng, phù hợp với mọi điều kiện khí hậu và nguyên liệu nạp, tuổi thọ cao
c/ Thiết bị khí sinh học nắp nổi
Loại thiết bị này gồm có một phần hầm hình trụ xây bằng gạch hoặc bêtông lưới thép và nắp chứa khí
Nhược điểm:
- Chi phí ban đầu cao
- Cần thợ xây dựng lắp đặt có trình độ kỹ thuật cao
Ưu điểm:
- Tiết kiệm mặt bằng xây dựng (sau khi xây dựng
hầm xong có thể xây dựng chuồng trại lên trên
mặt hầm)
- Độ bền cao 15-20 năm
- Mang tính chất công nghiệp
Ở Việt Nam phổ biến sử dụng kiểu thiết bị nắp cố
định sau đây1:
n Loại hình hộp: kiểu RDAC (mới): do Trung tâm tư
vấn hỗ trợ phát triển nông thôn (RDAC) đề xuất,
trong đó thay đổi bể phân hủy hình trụ thành hình
hộp, nắp bán cầu composit, lối ra được mở rộng
Loại này tuy dễ xây dựng, vòm kín khí, nhưng giá
thành cao, các thông số kỹ thuật chưa hợp lý, nhiều
nhược điểm
n Loại hình trụ: có 2 kiểu
- Kiểu của Đồng Nai: thiết kế nặng nề, tốn kém,
tính toán các thông số kỹ thuật chưa hợp lý Bể
phân hủy hình trụ được xây gạch có khe nước,
nắp chứa khí bằng bê tông cốt thép (để tránh kết
cấu vòm bằng gạch) bị gắn cố định vào bể phân
hủy
1 Nguyễn Gia Lượng, Nguyễn Quang Khải - Tình hình phát triển công nghệ khí sinh học tại Việt
Nam, Tạp chí Chăn nuôi số 5/2005
Trang 12được thu gom và xử lý riêng bằng quá trình làm phân bón Cặn lắng từ khâu xử lý nước thải được thu gom xử lý chung với phân và nước rỉ trong quá trình ủ phân có thể đưa ngược trở lại hệ thống xử lý nước thải Tuy nhiên nếu lượng phân gia súc thu được trên 20 kg/ngày thì tốt nhất sử dụng hệ thống khí sinh học để có thể vừa xử lý chất thải rắn vừa xử lý nước thải trong cùng hệ thống, đồng thời lại thu được khí sinh học dùng để đun nấu và phát điện.
Có thể áp dụng một số biện pháp xử lý nước thải theo các quy trình sau:
Quy trình 1:
Qui trình 2:
úp vào một khe chứa nước quanh cổ bể phân hủy Nắp
chứa khí thường được làm bằng thép tấm, bêtông lưới
thép, bêtông cốt tre, chất dẻo hoặc sợi thủy tinh Loại
thiết bị này bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố môi
trường như nhiệt độ Nắp thiết bị dễ bị ăn mòn (trong
trường hợp làm bằng sắt tấm), hoặc bị lão hóa (trong
trường hợp làm bằng chất dẻo) Một nhược điểm khác
là áp suất gas thấp do đó bất tiện trong việc thắp
sáng, đun nấu để khắc phục nhược điểm này người ta
thường treo thêm vật nặng vào nắp hầm ủ
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng giun quế và các
loại giun khác
Giun (trùn) quế (Perrionyx excavatus), thường sống
trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy
Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa
chất thải ở Philippin, Australia, Ấn Độ và một số nước
khác (theo Grrero, 1983; Edwards, 1995), cứ 1.000 giun
đất với các thế hệ nối tiếp có thể tiêu thụ hết 1.000kg
rác phế thải/1 năm (theo Phan Tử Diên, 1986; theo
Shultz và Graff, 1977) Giun từng được coi như “thợ cày
nguyên thủy”, làm tơi xốp đất, thoáng khí, giữ độ ẩm
tốt, ở mật độ 200 con/m2 trong một năm chúng cày xới
80 tấn đất mặt cho 1ha
2.1.2 Xử lý nước thải đối với cơ sở chăn nuôi quy
mô hộ gia đình
Với cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ, lượng phân gia súc
thải ra hằng ngày khoảng vài kg, có thể tách riêng
quá trình xử lý phân và nước thải Nước thải chăn nuôi
được xử lý bằng hầm biogas hoặc hầm tự hoại, phân
Trang 13sổ tay Hướng dẫn vận HànH Hệ tHống xử lý cHất tHải
tại các cơ sở cHăn nuôi gia súc quy mô Hộ gia đìnH
sổ tay Hướng dẫn vận HànH Hệ tHống xử lý cHất tHải tại các cơ sở cHăn nuôi gia súc quy mô Hộ gia đìnH
- Công trình xử lý nước thải chăn nuôi phải được đặt
ở cuối hướng gió chính
- Mương thoát nước cần có nắp đậy và đảm bảo rằng không có nước ứ đọng trên sàn trại Có lưới chắn rác tại các hố thu để rác không rơi xuống cống
2.2.2 Tiêu chí xây dựng hầm khí sinh học (biogas)
Tiêu chuẩn 10TCN 492 → 499-2002 có thể áp dụng nếu các hầm biogas thể tích dưới < 16 m3 phù hợp xây dựng để xử lý chất thải chăn nuôi cho các trại chăn nuôi gia đình
n 10TCN 492-2002 - Hầm biogas quy mô nhỏ Yêu cầu
kỹ thuật chung
n 10TCN 493-2002 - Hầm biogas quy mô nhỏ Các yêu
cầu về thi công
n 10TCN 494-2002 - Hầm biogas quy mô nhỏ Các yêu
cầu về phân phối và sử dụng khí
chuẩn kiểm tra chất lượng và nghiệm thu
n 10TCN 496-2002 - Hầm biogas quy mô nhỏ Các yêu
cầu về vận hành và bảo dưỡng
n 10TCN 497-2002 - Hầm biogas quy mô nhỏ Các quy
tắc đảm bảo an toàn
mục các thông số quan trọng và Yêu cầu kỹ thuật
n 10TCN 499-2002 - Hầm biogas quy mô nhỏ Thiết kế
chuẩn
2.2 Các tiêu chí lựa chọn quy trình công nghệ
xử lý chất thải chăn nuôi
Việc lựa chọn quy trình xử lý chất thải phụ thuộc
vào các yếu tố như:
- Các yêu cầu về công nghệ và vệ sinh
- Lưu lượng chất thải
- Các điều kiện của trại chăn nuôi
- Hiệu quả xử lý
Các mục dưới đây mô tả các tiêu chí cho các phương
án xử lý chất thải chăn nuôi
2.2.1 Tiêu chí lựa chọn qui trình xử lý chất thải
- Để xác định được qui trình xử lý phải phân tích được
các chỉ tiêu gây ô nhiễm, rất quan trọng vì nó quyết
định việc lựa chọn công nghệ và hiệu suất của quá
trình xử lý chất thải
- Lượng nước thải chăn nuôi chủ yếu từ công đoạn
tắm cho gia súc và rửa chuồng, vì vậy mà thành
phần của nước thải chủ yếu là của phân và nước
tiểu Do đó hàm lượng BOD, Nitơ tổng và phot pho
tổng trong nước thải cao Việc loại bỏ Nitơ và phot
pho trong nước là rất khó, thường được xử lý bằng
phương pháp sinh học
- Tuỳ theo qui mô sản xuất, quĩ đất dùng cho xử lý,
điều kiện kinh tế, mục đích sử dụng chất thải, nước
thải từ chăn nuôi, yêu cầu của nguồn tiếp nhận mà
có thể áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp