Từ những yếu tố thuận lợi trên, dịch vụ Ví điện tử MobiVí của Công ty Cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ Thanh toán Việt Phú đã ra đời vào năm 2009 với mục tiêu đem lại sự thuận tiện cho khách hàng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Chiến Lược Xây Dựng Thương Hiệu Ví Điện Tử MobiVí ” do Trần Phạm Quốc Dũng, sinh viên khóa 32, ngành Quản trị kinh doanh Tổng hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
Nguyễn Ngọc Thùy Người hướng dẫn,
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ to lớn từ nhiều phía Trước tiên, con xin thành kính ghi ơn cha mẹ cùng những người thân trong gia đình luôn tạo điều kiện thuận lợi và động viên con trong suốt quá trình học tập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô ở trường Đại Học Nông Lâm TPHCM đã hết lòng truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm ngồi ghế giảng đường Đó chính là hành trang, nền tảng vững chắc để tôi có thể tự tin bước vào đời
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy Nguyễn Ngọc Thùy, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã có cơ hội biết đến môi trường làm việc thực tế tại Công ty Cổ phần Hỗ trợ Thanh toán Việt Phú, làm quen với những anh chị trẻ trung, năng động, hết sức nhiệt tình trong công việc cũng như hướng dẫn thực tập sinh như tôi Xin chân thành cảm ơn Phó Giám đốc Nguyễn Anh Tuấn cùng toàn thể các anh chị trong công ty, đặc biệt là các anh chị trong Business Team đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian tôi thực tập tại công ty Xin chúc công ty luôn gặt hái nhiều thành quả cao trong công việc kinh doanh
Xin cảm ơn những người bạn yêu quý đã luôn bên cạnh chia sẻ, động viên tôi trong những lúc khó khăn
Do giới hạn về kiến thức cũng như thời gian nên bài khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Quý Thầy Cô và Quý Công ty để tôi ngày càng hoàn thiện hơn kiến thức chuyên môn và hiểu biết thực tế của mình
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010 Trần Phạm Quốc Dũng
Trang 4Phương pháp thực hiện khóa luận:
- Thu thập số liệu từ các nghiên cứu, báo cáo của công ty trong 2 năm 2009 –
2010, quan sát đánh giá từ các hoạt động thực tế của công ty (dữ liệu thứ cấp)
- Thu thập và xử lí số liệu từ bảng câu hỏi điều tra (dữ liệu sơ cấp)
- Tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí, internet và các luận văn tốt nghiệp khóa trước
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, tôi nhận thấy Việt Phú là công ty có vị thế lớn trên thị trường dịch vụ hỗ trợ thanh toán điện tử tại Việt Nam Với nền tảng công nghệ cao, hệ thống các dịch vụ đa dạng và rất nhiều đối tác hỗ trợ, MobiVí là một dịch vụ rất giàu tiềm năng phát triển Thương hiệu được xây dựng với hình ảnh trẻ trung, thân thiện đã giúp công ty dễ tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình Bên cạnh
đó, công tác hỗ trợ khách hàng tốt đã củng cố thêm uy tín của công ty Việc quảng bá thương hiệu MobiVí được thực hiện hiệu quả nhưng còn bỏ sót một vài kênh truyền thông mới xuất hiện Vì thời gian thực tập không nhiều cũng như một số khó khăn khác nên khóa luận vẫn còn vài điểm hạn chế.
Trang 5MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc khóa luận 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 4
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
2.2 Tổng quan về thương mại điện tử 5
2.3 Tổng quan về công ty Việt Phú 7
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 12
3.1.1 Hình thức thanh toán Ví điện tử 12
3.1.2 Các vấn đề về thương hiệu 14
3.1.3 Các vấn đề về Marketing: marketing mix 21
Trang 63.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn 23
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu thị trường 23
3.2.3 Phương pháp phân tích Ma trận SWOT 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1.1 Thương hiệu MobiVí 25
4.1.2 Phân tích các môi trường 29
4.1.3 Chiến lược Marketing của dịch vụ MobiVí 38
4.1.4 Phân tích dữ liệu khảo sát thị trường 43
4.2 THẢO LUẬN 51
Một số chương trình quảng bá cho thương hiệu MobiVí 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1 KẾT LUẬN 52
5.2 KIẾN NGHỊ 55
5.2.1 Về dịch vụ khách hàng 55
5.2.2 Về hoạt động quảng bá cho MobiVí 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
Trang 7TKNH Tài khoản ngân hàng
TMĐT Thương mại điện tử
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thống Kê Lượng Người Sử Dụng Internet tại Việt Nam Qua Các Năm 1
Bảng 2.1 Quá Trình Hình Thành và Phát Triển của Công Ty Việt Phú (MobiVí) 8
Bảng 3.1: So Sánh Nhãn Hiệu và Thương Hiệu 15
Bảng 3.2: Tổng Dân Số TPHCM Năm 2008 Chia theo Giới Tính và Khu Vực 24
Bảng 3.3: Tổng Dân Số TPHCM trong Độ Tuổi Cần Khảo Sát (từ 20 đến 30) 24
Bảng 3.4: Số Lượng Mẫu Chọn theo Định Mức 25
Bảng 4.1: Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh 35
Bảng 4.2: Biểu Phí Dịch Vụ MobiVí 38
Bảng 5.1: Một Số Trang Web Quảng Cáo 56
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty Việt Phú 9
Hình 2.2: Hệ Thống Các Dịch Vụ của MobiVí 11
Hình 2.3: Quy Trình Thanh Toán Trực Tuyến bằng MobiVí 11
Hình 2.4: Mạng Lưới Các Ngân Hàng Liên Kết với MobiVí 12
Hình 4.1: Tỉ Trọng Tiền Mặt So Với Tổng Phương Tiện Thanh Toán 31
Hình 4.2: Sơ Đồ Định Vị Ví Điện Tử MobiVí 37
Hình 4.3: Giao Diện Trang Web Hello247 – Đối Tác của MobiVí 40
Hình 4.4: Các Phương Tiện mà Khách Hàng Đang Sử Dụng 43
Hình 4.5: Mục Đích Sử Dụng Internet 44
Hình 4.6: Nhóm Trang Web Thường Hay Ghé Thăm Nhất 44
Hình 4.7: Các Loại Hàng Hóa Thường Mua Trực Tuyến 45
Hình 4.8: Hình Thức Thanh Toán Thường Sử Dụng khi Mua Sắm Trực Tuyến 46
Hình 4.9: Những Lo Ngại Khi Mua Hàng Trực Tuyến 47
Hình 4.10: Nhận Biết về Ví Điện Tử 48
Hình 4.11: Mức Độ Sẵn Sàng Sử Dụng MobiVí 49
Hình 4.12: Đánh Giá của Khách Hàng về Các Yêu Cầu Đối Với Dịch Vụ VĐT 49
Hình 4.13: Sơ Đồ Thể Hiện Mức Độ Quan Tâm Trung Bình Đối Với Các Yếu Tố 50
Trang 10DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu MobiVí
Phu lục 2: Bảng Câu Hỏi Điều Tra
Phụ lục 3: Kinh Phí Chương Trình Khuyến Mãi “Giới Thiệu MobiVí, Trúng Thưởng Ipad và Netbook”
Phụ lục 4: Dự Trù Kinh Phí Chương Trình Khuyến Mãi “Thanh Toán Cước FPT bằng MobiVí” Đợt 1 (từ 7/4/2010 đến 7/5/2010)
Trang 12đang trở thành mảnh đất giàu tiềm năng để phát triển các loại dịch vụ, tiện ích trên nền tảng công nghệ mới Trong nền kinh tế thị trường đang từng ngày phát triển mạnh mẽ, con người cũng trở nên năng động và bận rộn hơn Do vậy, quỹ thời gian cá nhân cũng dần bị thu hẹp lại để dành cho công việc Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu của những khách hàng bận rộn Từ những yếu tố thuận lợi trên, dịch vụ Ví điện tử MobiVí của Công ty Cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ Thanh toán Việt Phú đã ra đời vào năm 2009 với mục tiêu đem lại sự thuận tiện cho khách hàng khi có thể mua sắm và thanh toán thông qua Internet và điện thoại di động
Tuy nhiên, thanh toán điện tử vẫn còn tương đối mới mẻ với đa phần khách hàng Việt Nam, khi mà thói quen mua sắm và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến Mặt khác, bên cạnh MobiVí còn vài nhãn hiệu Ví điện tử của các công ty khác vẫn đang nhắm vào thị trường tiềm năng này Vậy phải làm thế nào để xây dựng nên thương hiệu MobiVí mạnh mẽ và vượt qua những đối thủ còn lại trên thị trường? Đó chính là vấn
đề mà bài luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu Được sự cho phép của khoa Kinh Tế và của giáo viên hướng dẫn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Chiến Lược Xây Dựng Thương Hiệu Ví Điện Tử MobiVí”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm tìm hiểu chiến lược xây dựng thương hiệu MobiVí của công ty Việt Phú, từ đó tìm ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu các chiến lược marketing xây dựng thương hiệu, phân tích hiệu quả của các chương trình quảng bá MobiVí
- Tìm ra những hình thức chiêu thị cổ động mới, khả thi cho thương hiệu MobiVí
- Nghiên cứu phân tích nhóm khách hàng mục tiêu để đưa ra những kế hoạch marketing hiệu quả hơn
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
a Đối tượng nghiên cứu:
Trang 13Đề tài chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến thương hiệu MobiVí thông qua các hoạt động Marketing và phân tích thị trường của công ty Còn phần phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing đồng thời xem xét những cơ hội cũng như thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ cùng loại của các công ty khác
b Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ Thanh toán điện tử Việt Phú Phân tích các số liệu, dữ liệu thứ cấp của công ty trong năm 2009, các thông tin về công ty từ ngày hình thành và phát triển đến thời điểm hiện nay và kết quả điều tra khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
c Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010
1.4 Cấu trúc khóa luận:
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1 giới thiệu bối cảnh thị trường thanh toán điện tử, lí do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu về thương hiệu MobiVí của công ty Việt Phú
Chương 2 cung cấp cái nhìn tổng quan về loại hình dịch vụ Ví điện tử và công ty
cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú
Chương 3 đưa ra những khái niệm và cơ sở lý thuyết cũng như giới thiệu phương pháp nghiên cứu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở chương 1
Chương 4 trình bày và phân tích các kết quả nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận cũng như các phương pháp nghiên cứu đã nêu trong chương 3 Cuối cùng, chương 5 rút ra các kết luận về hiệu quả công tác xây dựng thương hiệu MobiVí từ kết quả nghiên cứu của chương 4, đồng thời đưa ra các đề xuất để hoàn thiện hơn nữa quy trình marketing tại công ty Việt Phú
Trang 14
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Lê Thị Hiếu, “Nghiên Cứu Định Vị Thương Hiệu của Công Ty Tranh Thêu Tay
XQ Sài Gòn”, 2009: Tham khảo một số cơ sở lí luận về định vị thương hiệu
Nguyễn Thanh Điền, “Xây Dựng Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Đậu Hủ
Ichiban”, 2009: tham khảo về quy trình tổ chức và cách thức đánh giá hiệu quả của các
chương trình sự kiện, tham khảo về các kênh truyền thông tham gia vào quá trình quảng
bá thương hiệu
Huỳnh An Bình, “Thực Trạng và Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Chiêu Thị Cổ Động tại Công Ty Cổ Phần Trang Trí Đá Vĩnh Cửu”, 2008: Tham khảo một số cơ sở lí luận về chiến lược marketing
Nguyễn Tân Lộc, “Xây Dựng Kế Hoạch Roadshow Tung Sản Phẩm MEP ra Thị Trường”, 2008: Luận văn này có đối tượng nghiên cứu trùng với đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công Ty Cổ Phần Hỗ Trợ Dịch Vụ Thanh Toán Việt Phú Tác giả tham khảo luận văn này để có cái nhìn tổng quát về công ty Việt Phú trong năm 2008 trước khi thực hiện đề tài
Nguyễn Quốc Khánh, “Tổ Chức Sự Kiện, Chiến Lược và Kĩ Thuật Quảng Cáo”, 2007: Tham khảo về các chương trình chiêu thị cổ động
Phillip Kotler, “Quản Trị Marketing”, 2006: Tham khảo một số khái niệm và công
cụ thực hiện chiến lược Marketing cùng phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài
Trang 152.2 Tổng quan về thương mại điện tử:
a Khái niệm Thương mại điện tử:
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về TMĐT, nhưng tựu trung
có hai quan điểm lớn sau:
Theo nghĩa rộng:
Trong luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc
tế (UNCITRAL), thuật ngữ TMĐT được diễn giải theo nghĩa rất rộng bao gồm tất cả các quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng, nó bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT mà thôi
Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT như sau: TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh, hình ảnh TMĐT bao gồm nhiều hành vi: mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kĩ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, hợp tác thiết kế, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và dịch vụ sau bán hàng… TMĐT được thực hiện đối với cả lĩnh vực kinh doanh hàng hóa hữu hình, kinh doanh dịch vụ, hoạt động công ích và cả các hoạt động kinh doanh mới
Tóm lại, TMĐT có thể được hiểu chung là các giao dịch tài chính và thương mại bằng các phương tiện điện tử
Theo nghĩa hẹp:
Tổ chức Thương mại Thế giới định nghĩa: TMĐT được hiểu là bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình
Còn Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp Quốc (OECD) thì định nghĩa
sơ bộ TMĐT là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet
Trang 16Theo các khái niệm trên, ta có thể hiểu được rằng TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua Internet mà không tính đến các phương tiện khác như điện thoại, fax, telex… Nếu hiểu TMĐT theo nghĩa này, ta có thể thấy TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người
- Quảng cáo trực tuyến
- Giải trí trực tuyến
- Đào tạo trực tuyến
- Các dịch vụ giá trị gia tăng trực tuyến khác: tin nhắn đa phương tiện, tin nhắn cung cấp nội dung
c Các hình thức thanh toán TMĐT:
Thẻ tín dụng: là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được
phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay chấp nhận loại thẻ này
Tiền điện tử: Tiền được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử để sử dụng cho việc
thanh toán trên mạng
Ví điện tử: là nơi lưu trữ thông tin về séc điện tử, tiền điện tử, thẻ ngân hàng, giúp
thực hiện thanh toán mà không cần dùng tiền mặt
Trang 17Thẻ thông minh: Thẻ có gắn chip máy tính trên bề mặt, lưu trữ thông tin nhiều hơn
thẻ tín dụng
Thanh toán số nhỏ: người bán trả phí cho các giao dịch thẻ tín dụng bằng cách
dùng thẻ tín dụng, thẻ trả trước hay thanh toán vào hóa đơn điện thoại, hóa đơn ISP…
2.3 Tổng quan về công ty Việt Phú:
a Thông tin doanh nghiệp:
- Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ Thanh toán Việt Phú
- Tên tiếng Anh: Viet Phu Payment Services Support Corporation
- Trụ sở chính: Lầu 3, Tòa nhà H3, 384 Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, Tp HCM
- Điện thoại: (08) 38.26.9109
- Fax: (08) 38.26.9129
- Email: info@mobivi.com
- Website: www.mobivi.vn
- Logo công ty:
MobiVí (Công ty Cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ Thanh toán Việt Phú) là tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán điện tử hướng đến xây dựng và vận hành mạng thanh toán điện tử hiện đại và rộng lớn nhất ở Việt Nam, kết nối hầu hết các ngân hàng, doanh nghiệp hàng đầu và hàng triệu người dùng Thành lập vào tháng 8 năm 2007, MobiVí là tổ chức phi ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán (theo quyết định 1789/QĐ-NHNN ngày 12/8/2008)
MobiVí tự hào có một bộ máy nhân sự vững mạnh là các chuyên gia, tiến sĩ công nghệ thông tin, an toàn bảo mật, tài chính ngân hàng được đào tạo từ Mỹ, Canada, Úc có
Trang 18chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, tham gia sáng lập và lãnh đạo các công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng
Hiện MobiVí có hơn 30 bằng phát minh do Mỹ công nhận về an toàn bảo mật, sở hữu nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, và đặc biệt thành công trong xây dựng giải pháp và sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp
b Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Hỗ trợ Thanh toán Việt Phú hính thức đi vào hoạt động từ giữa năm 2008 Trong quá trình phát triển của mình công ty Việt Phú đã đạt được nhiều thành tựu đáng nhớ, từng bước hoàn thiện Dịch vụ VĐT MobiVí để đáp ứng nhu cầu thị trường
Có thể khái quát một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty như sau:
Bảng 2.1 Quá Trình Hình Thành và Phát Triển của Công Ty Việt Phú (MobiVí)
2006 ‐ Phát triển công nghệ lõi ở thung lũng Silicon.
2007
‐ Công ty bắt đầu hoạt động ở Việt Nam:
• Sáng lập viên sở hữu công nghệ hàng đầu và nhiều kinh nghiệm
• Thành công với OnDisplay, Vormetrics
• Các thành viên khác sở hữu khoảng 30 bằng phát minh.
‐ 01/2009: Chính thức triển khai MobiVí với ngân hàng VIBank
‐ 04/2009: Ký hợp đồng triển khai MobiVí với Vietcombank Tp Hồ Chí Minh
‐ 05/2009: Bắt đầu hợp tác chiến lược với Experian
‐ 06/2009: Ký hợp đồng triển khai MobiVí với Techcombank
Trang 192010
- 02/2010: Kết nối thanh toán hóa đơn ADSL với FPT Telecom
- 04/2010: Chính thức ký hợp đồng triển khai dịch vụ nạp tiền vào ví điện tử MobiVí qua kênh Ngân hàng Đông Á điện tử (Internet banking, SMS banking
PHÒNG MARKETING
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Trang 20d Giới thiệu về dịch vụ Ví điện tử của MobiVí của công ty Việt Phú:
Ví điện tử là một loại tài khoản dùng để thanh toán trong các giao dịch nhưng tiền trong ví chỉ là tiền ảo, khác với tài khoản trong ngân hàng là tiền thật Nó giống như một người giữ tiền trung gian đứng ra thay mặt ngân hàng thực hiện thanh toán cho người sử dụng trong các hoạt động thương mại điện tử Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản ví điện tử qua website dịch vụ của nhà cung cấp, rồi tiến hành nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ ATM, thẻ trả trước
Ví điện tử MobiVi đang sở hữu các dịch vụ sau để phục vụ cho các thanh toán, giao dịch điện tử:
- Giải pháp thanh toán trực tuyến - MobiVi E-commerce Payment (MEP)
- Giải pháp thanh toán trực tuyến giữa 2 người dùng cuối - MobiVi Peer-to-Peer Payment (MPP)
- Giải pháp thanh toán giữa các doanh nghiệp - MobiVi B2B Payment (MBP)
- Dịch vụ thanh toán dịch vụ trả trước, nạp tiền qua Internet hoặc điện thoại di động - MobiVi Top up Payment (MTP)
- Dịch vụ thanh toán chuyển tiền kiều hối từ nước ngòai về Việtnam - MobiVi Remittance Payment (MRP)
- Dịch vụ thanh toán hóa đơn - MobiVi Bill Payment (MBP)
- Dịch vụ thanh tóan bán lẻ - MobiVi Retail Payment (MRP)
Trang 21Hình 2.2: Hệ Thống Các Dịch Vụ của MobiVí
Nguồn: Tài liệu MEP Launch – Công ty Việt Phú
Nói cách khác, MobiVí là một công cụ thanh toán được thể hiện dưới dạng một tài khoản điện tử, có chức năng như một "Ví tiền Online" Khách hàng có thể dùng MobiVí
để chuyển tiền cho nhau, mua sắm trên mạng, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại trả trước, nạp tiền hay rút tiền nhanh chóng và an toàn qua điện thoại hoặc internet
Hình 2.3: Quy Trình Thanh Toán Trực Tuyến bằng MobiVí
Nguồn: Tài liệu MEP Launch – Công ty Việt Phú
Tìm kiếm thông
tin dịch vụ, hàng
hóa cần mua
Chọn dịch vụ Chọn thanh toán bằng
MobiVí
Cám ơn khách hàng
và email
Đăng nhập
MobiVí
Xác định giá và thông tin dịch vụ
Thanh toán thành công
SMS và email thông báo
CÁC TRANG WEB BÁN HÀNG
MOBIVÍ
Trang 22Một số đối tác doanh nghiệp của MobiVí
- Du lịch: TF Travel, Viettravel
- Thời trang: Hảo Anh Collection, TeenVN
- Hoa: Hoa24, Điện Hoa
- Sách: Nhà Sách Trực Tuyến, Xbook
- Hàng điện tử: TrùmUSB
- Thẻ game, thẻ điện thoại: Mobifone, Vinaphone, Viettel, VTC Games
Hiện nay, MobiVí đã hợp tác với gần 20 ngân hàng, trong số đó có những ngân hàng thuộc top 10 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam Định hướng của MobiVí trong thời gian tới là đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng để xây dựng một mạng thanh toán điện tử rộng khắp, mang đến giá trị gia tăng cho tất cả các ngân hàng tham gia kết nối và cho các khách hàng
Hình 2.4: Mạng Lưới Các Ngân Hàng Liên Kết với MobiVí
Nguồn: www.mobivi.vn
Trang 23Ví điện tử (E-wallet) là một dạng phần mềm mà trong đó, người dùng sẽ lưu trữ số tài khoản ngân hàng và các thông tin cá nhân Khi mua sắm trực tuyến, người dùng chỉ đơn giản là click chọn Ví điện tử để tự động điền các thông tin cá nhân cần thiết để thực
hiện thanh toán (Efraim Turban, 2004, Electronic Commerce: A Managerial Perspective,
499, Prentice Hall)
E-wallet is basically another online payment scheme that functions as a carrier of e-cash, in the same way that a wallet is used to carry real cash for doing a physical transaction in an actual shop The purpose is to offer a secure and easy means of online payment
Ví điện tử, về cơ bản là một hệ thống thanh toán trực tuyến hoạt động như một nơi lưu trữ tiền ảo, tương tự như ta trữ tiền mặt trong ví để thanh toán trực tiếp tại các cửa hàng Mục đích là để cung cấp một hình thức thanh toán trực tuyến an toàn và dễ dàng
hơn (Elias M Awad, 2003, Electronic Commerce: From Vision to Fulfillment, 492, New
Jersey: Prentice Hall)
Trang 24Ưu điểm: nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và công sức, an toàn; do
được tích hợp với điện thoại di động và Internet nên có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi; độ
an toàn cao
Khuyết điểm: còn tùy thuộc nhiều vào trang web bán hàng có hỗ trợ thanh toán
bằng hình thức này hay không; Một số trang web bán hàng có form điền thông tin cá nhân quá phức tạp khiến cho khách hàng không có hứng thú thanh toán bằng hình thức này
3.1.2 Các vấn đề về thương hiệu
3.1.2.1 Thương hiệu (Brand):
Theo định nghĩa của Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu (Brand) là một tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế,… hay tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”
Có quan điểm cho rằng: “Thương hiệu có thể được hiểu và bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ Trường hợp các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký bảo hộ phải là các nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng theo các tiêu thức đánh giá chung của quốc tế” Định nghĩa này chưa đầy đủ vì trên thực
tế, có những thương hiệu Việt Nam rất nổi tiếng như thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Phúc Trạch, kẹo dừa Bến Tre… nhưng chưa từng đăng kí bảo
hộ bản quyền Chính vì thế, những thương hiệu này dễ dàng bị làm giả và ít đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp
Ở góc độ marketing “Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ
và giá trị trong một thời gian dài và đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thỏa mãn của khách hàng Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hóa, lý tính, cảm tính trực quan và độc quyền mà khách hàng liên tưởng đến khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty” Đây chính là định nghĩa đầy đủ nhất về thương hiệu
Còn nhãn hiệu (Trademark) là tên và biểu tượng hiện diện trên văn bản pháp lý, xây dựng trên hệ thống pháp luật quốc gia được doanh nghiệp đăng ký và cơ quan chức năng bảo hộ Có thể phân biệt Thương hiệu (Brand) và Nhãn hiệu (Trademark) như sau:
Trang 25Bảng 3.1: So Sánh Nhãn Hiệu và Thương Hiệu
Nhãn hiệu (Trademark) Thương hiệu (Brand)
- Có giá trị cụ thể, thông qua màu
sắc, ý nghĩa, trang trí
- Là một khái niệm trừu tượng, khó xác định giá trị
- Là tài sản hữu hình của DN - Là tài sản vô hình của DN
- Hiện diện trên văn bản pháp lý - Hiện diện trong tâm trí của khách hàng
- Nhãn hiệu là “phần xác” - Thương hiệu là “phần hồn”, gắn liền với
uy tín, hình ảnh công ty
- Nhãn hiệu là tên và biểu tượng hiện
diện trên văn bản pháp lý, xây dựng
trên hệ thống pháp luật quốc gia được
doanh nghiệp đăng ký và cơ quan
chức năng bảo hộ
- Thương hiệu không hiện diện trên các văn bản pháp lý, nó nói lên chất lượng sản phẩm, uy tín và sự tin cậy của khách hàng dành cho sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng
- DN tự hoặc thuê thiết kế và đăng ký
cơ quan sở hữu trí tuệ công nhận
- Được xây dựng trên hệ thống luật
về nhãn hiệu thông qua các định chế
về pháp luật
- Được xây dựng dựa trên hệ thống tổ chức của công ty, các hoạt động truyền thông Marketing
Nguồn: Tổng hợp
3.1.2.2 Những yếu tố cấu thành nên thương hiệu
Một thương hiệu được cấu thành từ các yếu tố sau:
a Tên thương hiệu:
Trang 26Tên thương hiệu là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của một thương hiệu và cũng là yếu tố trung tâm của sự liên hệ giữa sản phẩm với khách hàng Tên thương hiệu là một công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng có hiệu quả cao nhất Các chương trình truyền thông, quảng cáo có thể kéo dài từ vài phút trên truyền hình, hay thậm chí kéo dài hàng giờ thì tên thương hiệu là yếu tố có thể được khách hàng nhận biết và ghi nhớ vào tâm trí rất nhanh, chỉ trong vài giây Một khi thương hiệu đã được khách hàng ghi nhớ thì
nó là yếu tố rất khó thay đổi
Yêu cầu chung khi đặt tên thương hiệu là có khả năng phân biệt và dễ nhận biết, ngắn gọn, dễ đọc, gây ấn tượng, dễ nhớ, thể hiện được ý tưởng và bao hàm được nội dung muốn truyền đạt
- Có khả năng phân biệt và dễ nhận biết:
Tên thương hiệu trước hết phải có khả năng phân biệt với các tên khác để tránh gây nhầm lẫn với các tên khác và không được pháp luật bảo hộ
Tên thương hiệu dễ phân biệt và dễ nhận biết sẽ tạo cơ hội cho người tiêu dùng nhanh chóng và dễ dàng nhận ra hàng hóa trong rất nhiều hàng hóa khác nhau
- Ngắn gọn, dễ đọc:
Tên thương hiệu càng ngắn gọn, dễ đọc thì càng dễ nhớ và dễ được người tiêu dùng để ý tới Một tên thương hiệu dài sẽ làm giảm tác dụng tuyên truyền và trong thực tế tiếp xúc, người tiêu dùng sẽ tự mình rút gọn tên thương hiệu để nâng cao hiệu quả và tốc
độ giao tiếp Khi đó sẽ không những tạo ra một sự phản cảm trong ý nghĩa của thương hiệu mà còn gây khó khăn trong tuyên truyền và duy trì tính văn hóa của thương hiệu Trên thực tế đã có rất nhiều tên thương hiệu bị rút ngắn như vậy, chẳng hạn như Vinataba trở thành Vina, Heineken trở thành Ken,… Tuy nhiên, cũng có một mâu thuẫn nảy sinh là khi tên thương hiệu càng ngắn thì xác suất trùng lặp sẽ tăng lên và càng khó thể hiện ý tưởng của doanh nghiệp hay thông điệp về hàng hóa
- Gây ấn tượng:
Tên thương hiệu cần gây được ấn tượng khi đọc và có tính thẩm mỹ
- Thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp hoặc những từ gợi ý về ưu việt của hàng hóa:
Trang 27Nếu tên thương hiệu được gửi gắm một ý tưởng nhất định như định hướng hoạt động hoặc mục tiêu của doanh nghiệp; thông tin tốt đẹp hoặc lợi ích đích thực mà hàng hóa sẽ mang lại cho người tiêu dùng; sự khác biệt trong cấu tạo cũng như tính năng của hàng hóa thì sẽ hấp dẫn người tiêu dùng hơn Tuy nhiên, không phải tên thương hiệu nào cũng thể hiện được điều đó vì nếu thể hiện được các ý tưởng của doanh nghiệp hoặc tính
ưu việt của sản phẩm sẽ làm cho tên thương hiệu quá dài
Thực tế cho thấy rằng, khó có thể thỏa mãn cùng lúc tất cả các yêu cầu trên đây của việc đặt tên thương hiệu Tùy theo từng loại hàng hóa và ý đồ của doanh nghiệp mà lựa chọn mức độ ưu tiên của từng yêu cầu Song nếu đáp ứng được càng nhiều yêu cầu càng tốt Trong đó yêu cầu không trùng lặp và có khả năng phân biệt cao là quan trọng nhất vì nó quyết định đến khả năng đăng ký và bảo hộ thương hiệu
b Logo, biểu tượng đặc trưng của thương hiệu:
Logo, biểu tượng đặc trưng là yếu tố mang tính đồ họa và cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên giá trị thương hiệu, đặc biệt là về khả năng nhận biết thương hiệu
Do có tính linh hoạt cao nên logo có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ,
nó cũng có thể dễ dàng chuyển đổi qua biên giới địa lý và các vùng văn hóa khác nhau Logo thường được sử dụng trong các giao dịch kinh doanh thay cho tên công ty, đặc biệt với những tên công ty dài và khó đọc Nó thường xuất hiện như một dấu hiệu nhận diện trên thư tín kinh doanh, ấn phẩm như sách quảng cáo, tờ rơi, tờ gấp, các văn bản nội bộ của công ty
c Câu khẩu hiệu và nhạc hiệu:
Câu khẩu hiệu là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu Câu khẩu hiệu góp phần làm tăng khả năng nhận biết và lưu lại tên thương hiệu trong trí nhớ khách hàng bằng cách nhấn mạnh
và lặp lại nhiều lần tên thương hiệu Ngoài ra câu hiệu còn làm tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách liên hệ trực tiếp và mạnh mẽ tới các lợi ích khi tiêu dùng sản phẩm, từ đó
Trang 28gợi mở sự kỳ vọng và thúc đẩy động cơ mua sắm của khách hàng Quan trọng nhất, câu khẩu hiệu có thể giúp công ty củng cố định vị thương hiệu và thể hiện rõ sự khác biệt Đối với những thương hiệu lớn, câu khẩu hiệu còn là một công cụ khẳng định uy tín và vị trí của mình trên thương trường
Bên cạnh khẩu hiệu, nhạc hiệu cũng là một yếu tố cấu thành thương hiệu được thể hiện bằng âm nhạc Nhạc hiệu thường có sức thu hút người nghe và làm cho mục quảng cáo trở nên hấp dẫn, sinh động Nhạc hiệu không thể bổ sung cho logo hay biểu tượng, nó cũng không thể gắn lên các bao bì sản phẩm, hay các pano, áp-phích quảng cáo
d Bao bì sản phẩm:
Bên cạnh chức năng bảo vệ hàng hóa, bao bì còn có tác dụng là đặc điểm quan trọng để nhận diện hàng hóa và cung cấp thông tin về hàng hóa, nâng cao văn minh thương nghiệp Những sản phẩm có bao bì được thiết kế với kiểu dáng và hình thức bắt mắt sẽ thu hút và lôi cuốn khách hàng Đặc biệt là trong những năm gần đây, khi mà xu hướng mua sắm trong những cửa hàng tổng hợp hoặc siêu thị - nơi trưng bày hàng trăm nghìn loại sản phẩm – ngày càng trở nên phổ biến, sử dụng bao bì hợp lý sẽ như là một thông điệp khẳng định đẳng cấp của hàng hóa và thương hiệu
e Tính cách thương hiệu:
Tính cách là hình thức thể hiện đặc biệt - một cách hình tượng hóa về thương hiệu,
nó có thể được gắn với một con người hoặc một phong cách sống cụ thể Tính cách của một thương hiệu thường được tạo dựng, giới thiệu và đóng vai trò trung tâm trong các chương trình quảng cáo và thiết kế bao bì
Giống như các yếu tố thương hiệu khác, tính cách thương hiệu có nhiều hình thức thể hiện Tính cách có thể được thể hiện qua một con vật hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình hoặc cuốn truyện nổi tiếng nào đó Nó cũng có thế là một con người sống động như chàng cao bồi của Marlboro Tuy nhiên, nhìn chung tính cách thông qua các con vật được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt trên các bao bì sản phẩm
Ưu điểm của tính cách thương hiệu:
Trang 29- Do giàu tính sống động và hình tượng biểu đạt nên nó dễ được quan tâm chú ý
Do vậy, tính cách cũng được xem như một công cụ hữu hiệu nhằm tạo ra và tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu;
- Thông qua những hình ảnh liên hệ sống động của các mục quảng cáo nó có thể liên hệ, dẫn dắt khách hàng đến với những lợi ích mà họ mong đợi Tức là tạo ra cho họ một kiểu mẫu tiêu dùng sản phẩm phù hợp với tính cách mà họ mong muốn;
- Bởi tính cách chứa đựng yếu tố "con người" nên nó có thể làm cho thương hiệu trở nên hóm hỉnh, thú vị và đầy ấn tượng;
Do tính cách thương hiệu không gắn liền với ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên
nó có thể chuyển đổi dễ dàng cho các loại sản phẩm khác nhau
3.1.2.3 Các loại thương hiệu
- Thương hiệu gia đình: Có một thương hiệu chủ gắn lên tất cả các dòng sản phẩm
Vd: Sony: TV / Radio / Camera / Đĩa quang / Laptop
- Thương hiệu phụ: Thương hiệu mới sinh ra từ thương hiệu chủ
Vd: - Toyota Corona, Toyota Camry,…
- P/S Trà Xanh, P/S Muối,…
- Thương hiệu bảo trợ: Thương hiệu mới có quan hệ mật thiết với thương hiệu chủ
Vd: - Knorr hạt nêm, Knorr nước mắm
- Pierre Cardin nước hoa, Pierre Cardin trang phục
- Ngôi nhà thương hiệu: Các thương hiệu độc lập nhau nhưng cùng chung một mái nhà
Vd: - Unilever: Sunsilk, Clear, Dove, Lux, Comfort…
- P&G: Tide, Head&Shoulder, Camay, Downy…
Trang 303.1.2.4 Định vị thương hiệu
a Khái niệm:
Theo Philip Kotler, định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm có một vị trí xác định so với đối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng
b Sự cần thiết của việc định vị thương hiệu:
Ngày nay, do nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao, kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt các thương hiệu mới làm đa dạng hóa lựa chọn tiêu dùng của khách hàng Sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu tương đồng nhau dẫn đến vòng đời các sản phẩm ngày càng ngắn, trong khi quảng cáo lại ngày càng ào ạt, truyền tải một lượng lớn thông tin đến người tiêu dùng để thuyết phục họ lựa chọn thương hiệu đó
Để có thể đứng vững trước sự cạnh tranh đó, doanh nghiệp cần phải tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình để tạo vị thế riêng trong tâm trí của khách hàng Sự khác biệt
ở đây chính là tính năng sản phẩm, là cách thức thu phục cảm tình nơi khách hàng, là tạo cho thương hiệu của mình những đặc tính riêng biệt, nổi trội mà các đối thủ khác không
có được… Phải có nét khác biệt thì khách hàng mới có thể nhớ đến thương hiệu lâu hơn
Vì vậy, định vị thương hiệu là việc làm cần thiết để có thể cạnh tranh hiệu quả
c Các phương thức định vị:
Doanh nghiệp có thể dựa vào các đối thủ cạnh tranh để xác định phương thức định
vị thích hợp cho thương hiệu của mình
+ Định vị dựa vào sản phẩm: xác định sản phẩm chủ lực để tiến hành định vị dựa trên bản sắc riêng của sản phẩm, có thể định vị dựa vào mức giá hoặc dựa theo tính cách thương hiệu so với các sản phẩm khác thông qua sơ đồ định vị
+ Định vị dựa vào phương thức quảng bá: sau khi đã lựa chọn được tiêu chí định
vị, doanh nghiệp sẽ thông qua các phương tiện truyền thông để quảng bá cho thương hiệu nhằm đưa thương hiệu vào tiềm thức người tiêu dùng
Trang 313.1.3 Các vấn đề về Marketing: marketing mix
- Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội nhờ đó mà các cá nhân và
tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào hàng và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác
- Quản trị Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó, định giá,
khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêu của khách hàng và tổ chức Marketing-mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình trên thị trường mục tiêu
- Phân khúc thị trường là chia tổng thể thị trường của một sản phẩm hay dịch vụ
thành nhiều nhóm nhỏ sao cho các khách hàng cùng một phân khúc có hành vi tiêu dùng như nhau và khác với khách hàng của phân khúc thị trường khác Phân khúc thị trường rất quan trọng trong chiến lược Marketing Đó là khâu đầu tiên để chọn lựa thị trường mục tiêu
- Chiến lược sản phẩm: sản phẩm với nghĩa là hàng hóa hữu hình của công ty
được tung ra thị trường bao gồm chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tính năng, nhãn hiệu, bao
bì Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của Marketing-mix Chiến lược sản phẩm đòi hỏi phải đưa ra những quyết định hài hòa về danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì và cách gắn nhãn
- Chiến lược giá: giá cả là số tiền mà khách hàng phải thanh toán cho sản phẩm
Khi xác định giá cho sản phẩm, công ty phải tuân theo các bước quy định sau: Thứ nhất là công ty xác định một cách thận trọng mục tiêu Marketing của mình như bảo đảm sống sót, tăng tối đa lợi nhuận trước mắt, tăng tối đa thu nhập hiện tại, tăng tối đa mức tiêu thụ, tăng tối đa việc hốt phần ngon của thị trường hay dành vị trí dẫn đầu về mặt chất lượng
Trang 32sản phẩm Thứ hai, công ty xác định đồ thị nhu cầu thể hiện số lượng sản phẩm chắc chắn thị trường sẽ mua trong thời kỳ nhất định với các mức giá khác nhau Nhu cầu càng không co dãn thì công ty có thể ấn định giá càng cao Thứ ba là công ty ước tính giá thành của mình sẽ thay đổi như thế nào với mức sản lượng khác nhau và với trình độ kinh nghiệm sản xuất khác nhau đã tích lũy được Thứ tư là công ty khảo sát giá của các đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở xác định vị trí cho giá của mình Thứ năm là công ty lựa chọn một trong những phương pháp định giá sau: định giá theo phụ giá, định giá theo mức giá hiện hành và định giá trên cơ sở đấu giá kín Thứ sáu là công ty lựa chọn giá cuối cùng của mình, thể hiện nó theo cách có hiệu quả tâm lý mạnh nhất, phối hợp nó với các yếu tố khác của Marketing-mix, kiểm tra xem nó có phù hợp với các chính sách định giá của công ty không và đảm bảo chắc chắn rằng nó sẽ được người phân phối và đại lý, lực lượng bán hàng của công ty; các đối thủ cạnh tranh; những người cung ứng và Nhà nước chấp nhận
- Chiến lược phân phối: phân phối là một công cụ then chốt trong Marketing-mix,
nó bao gồm những hoạt động khác nhau mà công ty tiến hành nhằm đưa sản phẩm đến những nơi để khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận và mua chúng Giá cả, doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức, sử dụng kênh phân phối, chất lượng bán hàng, đội ngũ bán hàng, dịch vụ sau phân phối Phân phối giúp giá trị thương hiệu chuyển từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng
- Chiến lược chiêu thị cổ động: bao gồm những hoạt đông khác nhau mà công ty
tiến hành để thông tin và cổ động cho sản phẩm của mình đối với thị trường mục tiêu Hoạt động này nhằm đẩy mạnh việc bán hàng Bên cạnh đó, nó là công cụ tối ưu nhất để tiếp cận khách hàng, gieo vào lòng người tiêu dùng sự quen thuộc đối với thương hiệu Muốn khếch trương thương hiệu có hiệu quả phải phối hợp sử dụng tốt bốn công cụ: quảng cáo, bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán hàng và quan hệ công chúng
Trang 333.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Thu thập những tài liệu sẵn có và có liên quan thông qua các dữ liệu thứ cấp, thông qua sách báo, Internet và các tài liệu giáo viên hướng dẫn cung cấp cùng với các số liệu được cung cấp bởi Công ty
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu thị trường
Do giới hạn về thời gian, kinh phí và nguồn nhân lực để thực hiện nghiên cứu thị trường, việc khảo sát chỉ tiến hành với cỡ mẫu nhỏ và mang tính chất thăm dò về nhu cầu
sử dụng Ví điện tử của các khách hàng
Công cụ nghiên cứu: Bảng câu hỏi
Kế hoạch lấy mẫu:
+ Đối tượng điều tra:
Khách hàng trẻ tuổi (từ 20 – 30 tuổi), sống tại TP HCM
Có mức thu nhập trung bình đến cao
Hiện đại và năng động, biết sử dụng Internet
Tự chủ về việc chi tiêu cá nhân
+ Quy mô mẫu:
Sử dụng phương pháp chọn mẫu theo định mức: là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, chủ yếu dựa vào các thuộc tính kiểm soát để xác định đúng đối tượng cần khảo sát Phương pháp nghiên cứu này thích hợp với các thị trường chưa có khung mẫu
Có hai thuộc tính kiểm soát mẫu nghiên cứu của đề tại này là Tuổi và Giới tính Dựa vào số liệu dân số của Cục Thống Kê TP Hồ Chí Minh, ta lần lượt tính được các tỉ lệ
để chọn mẫu nghiên cứu
Về tỉ lệ dân số theo giới tính, ta có thể tính toán như sau:
Trang 34Bảng 3.2: Tổng Dân Số TPHCM Năm 2008 Chia theo Giới Tính và Khu Vực
Mặt khác, trong số 6.810.461 người dân thành phố thì có tổng cộng 1.313.729
người thuộc các nhóm tuổi cần nghiên cứu Tỉ lệ dân số theo nhóm tuổi cụ thể là:
Bảng 3.3: Tổng Dân Số TPHCM trong Độ Tuổi Cần Khảo Sát (từ 20 đến 30)
Độ tuổi Tổng số Số dân thành thị trong độ
Như vậy, ta sẽ chọn mẫu có kích thước n=100 từ đám đông có kích thước
N=1313729 với 2 thuộc tính kiểm soát là tuổi (từ 20 đến 30) và giới tính (nam/nữ) theo
bảng sau:
Trang 35Bảng 3.4: Số Lượng Mẫu Chọn theo Định Mức
Nguồn: Kết quả tính toán
Phương pháp thu thập dữ liệu: thực hiện phỏng vấn tại các phòng giao dịch
internet FPT, phỏng vấn trực tuyến qua Facebook, diễn đàn gamevn.com
Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị
phát triển 4 loại chiến lược sau: các chiến lược điểm mạnh-cơ hội (S/O), chiến lược điểm
yếu-cơ hội (W/O), chiến lược điểm mạnh-nguy cơ (S/T) và chiến lược điểm yếu-nguy cơ
(W/T) Cách thức phân tích là dựa vào những cặp ăn ý để đề ra những phương hướng
chiến lược
Đặc điểm:
- Kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài
- Mang tính trừu tượng và cảm tính cao, do đó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt
- Kết quả chưa phải là lựa chọn cuối cùng
Trang 36Các bước tiến hành
Để lập một ma trận SWOT, cần trải qua các bước sau:
- Bước 1: Liệt kê các cơ hội (Opportunities)
- Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa, nguy cơ (Treats)
- Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong của DN(Strengths)
- Bước 4: Liệt kê những điểm yếu bên trong của DN (Weakness)
- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong (S) với cơ hội bên ngoài (O) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô S/O
- Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong (W) với cơ hội bên ngoài (O) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô W/O
- Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong (S) với mối đe dọa bên ngoài (T) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô S/T
- Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong (W) với đe dọa bên ngoài (T) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô W/T
Kỹ thuật phân tích SWOT là kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong phân tích môi trường hiện nay Kết quả phân tích thường dùng như là những tiền mục tiêu của đơn vị Quá trình phân tích phức tạp đòi hỏi quá trình lựa chọn yếu tố phải thực chính xác
Trang 37CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1 Thương hiệu MobiVí:
a Logo mới của Ví điện tử MobiVí:
Logo ví điện tử mới là sự kết hợp biểu tượng của sự trẻ trung, năng động cũng như khẳng định sự nghiệp phát triển vững chắc của công ty tại Việt Nam:
Màu cam: thể hiện sự cam kết phát triển vững chắc của MobiVí tại thị trường Việt
Nam
Chữ i': được cách điệu thành hình người đang nghe điện thoại, thể hiện ai cũng có
thể có MobiVí