1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KINH TẾ SẢN XUẤT: TRƯỜNG HỢP CÂY CAM SÀNH TẠI HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG

79 139 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 497,41 KB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KINH TẾ SẢN XUẤT: TRƯỜNG HỢP CÂY CAM SÀNH TẠI HUYỆN TRÀ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KINH TẾ SẢN XUẤT: TRƯỜNG HỢP CÂY CAM SÀNH

TẠI HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KINH TẾ SẢN XUẤT: TRƯỜNG HỢP CÂY CAM SÀNH TẠI HUYỆN TRÀ ÔN - TỈNH VĨNH LONG”, do Văn Thị Mỹ Hòa, sinh viên khóa 29, chuyên ngành kinh tế nông lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

ĐẶNG MINH PHƯƠNG Người hướng dẫn

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 3

Tôi xin cảm ơn sự chỉ dạy tận tình của thầy Đặng Minh Phương giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Đồng thời, tôi xin cảm ơn phòng NN&PTNT huyện Trà Ôn và chú Phạm Văn Danh và chú Lê Hoàng Nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa phương

Tôi xin cảm ơn bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn gian đình, quý thầy cô, các bạn bè, các

cô ,chú, anh, chị đã động viên giúp đỡ, khích lệ tôi vượt qua những khó khăn trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Tp HCM, ngày 12 tháng 6 năm 2007

Văn Thị Mỹ Hòa

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

VĂN THỊ MỸ HÒA.Tháng 6 năm 2007 “Kinh Tế Sản Xuất: Trường Hợp

Cây Cam Sành Tại Huyện Trà Ôn Tỉnh Vĩnh Long”

VAN THI MY HOA Jun 2007 “Production Economics: The Case Of Thick – Skinned Orange In Tra On District, Vinh Long Province”

Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu và thông tin từ các phòng ban

và điều tra trực tiếp 60 hộ nông dân đang trồng cam sành trên địa bàn huyện Trà Ôn

Đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cam sành, phân tích hiệu quả kinh tế, ứng dụng hàm lợi nhuận cho việc tìm ra yếu tố đầu vào tối ưu Kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế của cây cam sành rất cao và mức thu nhập tối đa mà nông dân trồng cam sành có được là 20,665 triệu đồng/năm kinh doanh, với mức lao động tối ưu là 155 công lao động và xác định hàm chi phí biên để nông dân đầu tư đúng mức tránh lãng phí và mang lại năng suất cao, đảm bảo thu nhập

Trang 6

2.3.5 Thương mại - dịch vụ 8

2.4 Tình hình sử dụng đất đai 8

2.5 Thu nhập 10 2.6 Tập quán sản xuất và kỹ thuật canh tác 10

2.8 Đánh giá chung về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 11

2.8.2 Khó khăn 11 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.2 Hiệu quả kinh tế 14

3.3 Đo lường hiệu quả kinh tế 14

3.3.1 Các khái niệm 14 3.3.2 Các chỉ tiêu xác định kết quả 15

3.3.3 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả 15

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 17 3.4.2 Phương pháp phân tích hồi quy 17 3.5 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây cam sành 22

3.5.1 Đặc điểm sinh học của cây cam sành 22 3.5.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam sành 23 3.5.3 Kỹ thuật cho trái nghịch vụ 24 3.5.4 Đặc tính kinh tế của cây cam sành 25

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 Tình hình cây ăn trái của huyện Trà Ôn năm 20062 26

4.2 Điều kiện sản xuất nông nghiệp và trồng cam sành tại Huyện 28

4.2.1 Thuận lợi 28 4.2.2 Khó khăn 28

4.3.1 Quy mô nhân khẩu 29

Trang 7

4.3.2 Tuổi chủ hộ 30 4.3.3 Trình độ học vấn của chủ hộ 30

4.3.4 Quy mô diện tích đất trồng cam sành 31

4.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả cây cam sành 32

4.4.1 Phân tích chi phí 1.000m2 cam sành trong thời kỳ kiến thiết cơ bản 32 4.4.2 Phân tích chi phí 1.000 m2 cam sành trong thời kỳ sản

4.4.3 Kết quả - hiệu quả của 1.000m2 cam sành trong 1 năm

4.4.4 Hiệu quả đầu tư cho 1.000m2 cam sành 35 4.4.5 Thu nhập từ cây cam sành theo quy mô hộ điều tra 36 4.4.6 Tình hình tiêu thụ cam sành 37 4.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của cây cam sành 38

4.5.1 Xác định mô hình hàm hồi quy của hàm sản xuất cam sành 38 4.5.2 Xác định và nêu ra giả thiết về mối quan hệ giữa các

4.6.1 Kiểm định giả thiết 40 4.6.2 Kiểm định tính hiệu lực của mô hình 41

4.6.3 Báo cáo kết quả của phân tích hồi quy 43 4.7 Xác định và phân tích hàm lợi nhuận theo yếu tố giá 45

4.7.1 Xác định hàm chi phí biên của nông hộ trồng cam sành

4.7.2 Thiết lập hàm cầu lao động cho một nông hộ 48

4.7.3 Xác định mức đầu vào tối ưu 49

4.7.5 Thu nhập tối ưu cho hộ nông dân 52 4.8 Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Trang 8

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.2 Dân Số Phân Theo Thành Phần Tôn Giáo năm 2005 6

Bảng 2.5 Giá Cả Một Số Loại Trái Cây tháng 5/2007 9

Bảng 2.6 Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Trà Ôn năm 2005 11

Bảng 4.1 Diện Tích Một Số Cây Ăn Quả Huyện Trà Ôn Năm 2005 27

Bảng 4.2 Sản Lượng Một Số Cây Ăn Quả Huyện Trà Ôn Năm 2005 27

Bảng 4.3 Quy Mô Nhân Khẩu 29

Bảng 4.4 Tuổi Chủ Hộ 30

Bảng 4.5 Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ 31

Bảng 4.7 Chi Phí Trung Bình 1.000m2 Cam Sành Trong Giai Đoạn

KTCB (2 năm) 32 Bảng 4.8 Chi Phí Đầu Tư Hàng Năm Cho 1.000m2 Cam Sành Trong

Kỳ SXKD (1 Năm) 33 Bảng 4.9 Kết Quả - Hiệu Quả Của 1.000m2 Cam Sành Trong Giai

Đoạn Kinh Doanh (1 năm) 34

Bảng 4.10 Tổng Chi Phí Đầu Tư của 1.000m2 Cam Sành 35

Bảng 4.11 Hiệu Quả Đầu Tư của 1.000 m2 Cam Sành 36

Bảng 4.12 Thu Nhập Từ Cây Cam Sành/Quy Mô Hộ Điều Tra 36

Bảng 4.13: Kết quả ước lựơng hồi quy hàm sản xuất cam sành 40

Bảng 4.14 Hệ Số Xác Định R2 Của Mô Hình Cam Sành 42

Bảng 4.15 Sự Thay Đổi Lao Động Tối Ưu Khi Giá Lao ĐộngThay Đổi 50

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 4.1 Biểu Đồ Phân Bố Diện Tích Cam Sành ở ĐBSCL 27

Hình 4.2 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Cam Sành của Nông Hộ 38

Hình 4.3 Đường Chi Phí Biên Của Người Trồng Cam Sành 47

Hình 4.4 Đường Cầu Lao Động Của Nông Hộ 49

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long

LN/TCP Lợi Nhuận/Tổng Chi Phí

DT/TCP Doanh Thu/Tổng Chi Phí

TN/TCP Thu Nhập/Tổng Chi Phí

BVTV Bảo Vệ Thực Vật

Trang 12

Vĩnh Long là tỉnh trồng lúa và cây ăn quả, theo mô hình chung trong khu vực toàn tỉnh có 119.000 hecta đất nông nghiệp, sản lượng lương thực hàng năm ổn định khoảng 950.000 tấn Khoảng 90% hộ gia đình trong tỉnh làm nghề nông Nông nghiệp

là ngành sản xuất chính của tỉnh khoảng 77% diện tích, trong đó trồng cây ăn trái lâu năm chiếm 38.733 ha

Cam sành được xem là loại cây ăn trái lâu năm có giá trị kinh tế cao đang được đầu tư mở rộng diện tích khắp tỉnh Tại Trà Ôn thì mô hình này mới được áp dụng những năm gần đây với tổng diện tích trồng cam là 1.116,6 ha, đây là vùng sản xuất có năng suất và sản lượng lớn của tỉnh, đất được xem là tốt nhất và tỉnh đang xem xét mở rộng diện tích cây trồng thành vùng chuyên canh cây ăn trái

Với sự ưu đãi của chính phủ nông dân đã mạnh dạng tăng diện tích đất trồng cam sành chính trên đất vườn và đất ruộng Vậy trồng cam sành có đem lại hiệu quả

kinh tế cao cho nông dân hay không? Đề tài “Kinh Tế Sản Xuất: Trường Hợp Cây

Cam Sành tại huyện Trà Ôn Tỉnh Vĩnh Long” được tiến hành nhằm xem xét quyết

định của nông dân có đúng không và nên đầu tư cho những nhân tố nào thì đem lại hiệu quả cao nhất, và vì cam sành có rất nhiều triển vọng cải thiện đời sống nông thôn nhưng đây là loại cây khó trồng do có rất nhiều bệnh, vì vậy để sản xuất đem lại hiệu quả cao đòi hỏi người dân phải có kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như nguồn vốn khá lớn Trong điều kiện hiện nay do cam sành là mặt hàng nông sản nên ít nhiều chịu ảnh hưởng của giá cả trên thị trường, giá cam không ổn định, giá biến động quanh năm, hiện nay người dân trồng cam sành chủ yếu cho trái vào mùa nghịch để giá cam

Trang 13

cao hơn, do đó nhà nước cần quan tâm hơn về kỹ thuật sản xuất, vốn và nhất là phải đảm bảo thị trường tiêu thụ cho người dân của tỉnh

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đề tài ứng dụng kinh tế sản xuất và kinh tế vi mô 2 cho việc tìm ra yếu tố đầu vào tối ưu

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cam sành

- Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam sành

- Xác định đường cầu lao động của cây cam sành

- Ứng dụng hàm sản xuất cho việc tìm ra yếu tố đầu vào tối ưu

- Xác định mức thu nhập tối ưu

1.4 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thực tế 60 hộ nông dân trồng cam sành tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

- Từ số liệu điều tra được tiến hành xử lý số liệu

- Nghiên cứu tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kinh nghiệm sản xuất của người dân tại địa phương

- Phân tích yếu tố ảnh hưởng năng suất cam sành, phân tích hiệu quả sản xuất, ứng dụng hàm lợi nhuận cho việc tìm ra yếu tố đầu vào tối ưu

Trang 14

1.5 Bố cục luận văn

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương

Chương 1: Mở đầu: giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục đích và phạm vi nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan: trình bày các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Trà Ôn

Chương 3: Nội dung và phạm vi nghiên cứu: trình bày các khái niệm và phương pháp phân tích, các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả

Chương 4: Kết quả và thảo luận: Phân tích các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến năng suất cây cam sành, xác định yếu tố sản xuất tối ưu để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho 1000m2 cam sành

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Trà Ôn là một tỉnh nằm ở phía Nam tỉnh Vĩnh Long, nằm cặp theo bờ trái sông Hậu, cách thị xã Vĩnh Long khoảng 50 km theo đường bộ Trà Ôn có cảnh quan sông nước – miệt vườn rất hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế

Toạ độ địa lý: từ 9051’42’’ đến 10051’30’’ vĩ độ Bắc và từ 105030’30’’-

106006’00’’ kinh độ Đông

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 25.839,12 km chiếm 17,52 % diện tích tự nhiên của Tỉnh, đứng thứ 3 sau Vũng Liêm và Tam Bình Trà Ôn có 1 thị trấn huyện lỵ (Trà Ôn) và 13 xã là Xuân Hiệp, Hoà Bình, Nhơn Bình, Thới Hoà, Hựu Thành, Thuận Thới, Trà Côn, Vĩnh Xuân, Thiện Mỹ, Tân Mỹ, Tích Thiện, Lục Sĩ Thành, Phú Thành

Phía Bắc giáp Tam Bình và Bình Minh

Phía Nam và Tây Nam giáp sông Hậu thuộc địa phận 2 huyện Châu Thành (Cần Thơ) và Kế Sách (Sóc Trăng)

Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Vũng Liêm và Cầu Kè (Trà Vinh)

Nhìn chung địa hình Trà Ôn rất thuận lợi cho việc cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn

Trang 16

2.1.3 Thời tiết và khí hậu

Trà Ôn có nhiệt độ trung bình hàng năm đạt từ 26,80C – 27,20C, ít thay đổi qua các tháng trong năm Tổng bức xạ hàng năm cao và ổn định (79,5 Kcal/cm2/năm), số giờ chiếu sáng dài (bình quân đạt 2.552 – 2.582 giờ/năm) là điều kiện tối hảo cho đầu

tư tăng năng suất cây trồng Lượng mưa hàng năm đạt từ 1.398 – 1.635 mm/năm, trong phạm vi này nói chung tương đối đủ so với nhu cầu của các chủng loại cây ăm quả hiện trồng như: cam, quýt, bưởi, xoài, nhãn…Tuy nhiên do sự phân bổ lượng mưa không đồng đều giữa các tháng trong năm nên cây trồng vẫn bị thiếu nước

Huyện Trà Ôn mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 - 11 tổng lượng mưa chiếm 94 - 97% lượng mưa cả năm, những tháng này thường có áp thấp nhiệt đới và đôi khi có bão

+ Mùa khô kéo dài từ tháng 12 – 4 lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 3 – 6% lượng mưa

cả năm Thời gian bắt đầu và kết thúc không ổn định Nhiệt độ của đất và nhiệt độ của không khí tăng cao, lượng bốc hơi lớn Tuy vào mùa khô nắng gắt nhưng ở địa phương không bị tình trạng thiếu nước tưới Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, chăm sóc cây trồng của hộ nông dân trên địa bàn huyện

2.1.4 Nguồn nước

Trà Ôn là huyện sản xuất nông nghiệp của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, thông qua hệ thống sông Tiền, sông Hậu và sông Măng Thít nối liền Tuy có hệ thống sông rạch chằng chịt và khả năng tiêu thoát nước tốt, hàng năm Trà Ôn vẫn còn một số diện tích vùng bị ngập lũ do điều kiện địa hình thấp, đó là các vùng trũng chưa có bờ bao khép kín Trà Ôn là huyện nằm cách xa biển nên nguồn nước ít bị nhiễm mặn Do đó không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ăn quả trong khu vực

Huyện Trà Ôn được bao bọc bởi sông Hậu và sông Măng Thít và các hệ thống kênh rạch chằn chịt của huyện nên có nguồn nước mặt dồi dào, chất lượng tốt, sử dụng tốt nhất của Tỉnh

Huyện có nguồn nước ngầm tương đối phong phú, nguồn nước chưa ô nhiễm Nước có thể đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu

Với những thuận lợi trên rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản hiện nay huyện có khoảng 123 loài cá nước ngọt

Trang 17

2.1.5 Khuyến nông

Về công tác khuyến nông, trong những năm qua huyện đã phối hợp với các trạm khuyến nông của tỉnh mở lớp tập huấn tới tận các ấp, xã nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt cho nông dân Tuy nhiên tham gia khóa tập huấn phần lớn là các hộ nông dân chưa có kinh nghiệm sản xuất hoặc những hộ trẻ tuổi, các hộ có kinh nghiệm sản xuất, sản xuất lâu năm hoặc lớn tuổi thì rất ít tham gia nhưng phần lớn là học hỏi kinh nghiệm của nhau

2.2 Tình hình kinh tế xã hội

2.2.1 Dân số

Dân số: 152.212 người (2005), trong đó thành thị là: 11.850 người, nông thôn là:140.362 người Tổng só hộ trong huyện là 32.896 hộ Trong đó thành thị: 2.356 hộ, nông thôn: 30.540 hộ Số hộ nghèo của huyện là: 5.562,6 hộ chiếm tỷ lệ 16,91 %, giảm 73 hộ so với trước Dân số ở nông thôn vẫn chiếm phần lớn trong tổng dân số, những hộ nghèo chủ yếu là sống nông thôn, thiếu đất canh tác Vì vậy cần đảm bảo lao động nông thôn đủ việc làm hoặc tổ chức phân công lao động hợp lý tránh tình trạng lao động nhàn rỗi di cư sinh sống dẫn đến thiếu lao động khi đến mùa vụ

2.2.2 Tôn giáo

Bảng 2.2 Dân Số Phân Theo Thành Phần Tôn Giáo năm 2005

1.5553.60482-75110-

Trang 18

Hoạt động tôn giáo ở địa phương chấp hành đúng qui định của nhà nước và các thành phần tôn giáo đều vận động nhân dân lập nên nhiều quỹ như: quỹ xây dựng nhà tình thương, quỹ cứu trợ lũ lụt

2.3 Cơ sở hạ tầng

2.3.1 Giao thông

Đường bộ: Có đường quốc lộ 54 nối liền quốc lộ 54 và 53, tỉnh lộ 39, các đường liên xã Hiện nay đường xá cơ bản đã hoàn thành, giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện tạo điều kiện cho huyện giao lưu buôn bán với các vùng trong và ngoài tỉnh

Đường thuỷ: Có hệ thống giao thông thuỷ quốc tế là sông Hậu và quốc gia là sông Măng Thít, đây là tuyến giao thông thuỷ huyết mạch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Ngoài ra còn có sông Trà Ngoa là một mạng lưới hệ thống kênh rạch hợp thành

hệ thống giao thông thuỷ rất tiện lợi, nhưng còn thiếu bến bãi

2.3.2 Điện

Huyện có hệ thống điện cao thế 220 kw đi qua và 259,8 km đường dây trung thế và 360,2 km đường dây hạ thế Nhưng có 5.372 hộ không có điện sử dụng (năm 2005), các hộ này chủ yếu sống trong khu vực vùng sâu (đồng ruộng) và các hộ không vào điện

2.3.3 Y tế

Năm 2005 huyện có 15 cơ sở y tế nhà nước: 1 bệnh viện thị trấn, và mỗi xã có 1

cơ sở y tế Người dân được quan tâm đúng mức về sức khỏe và người dân đươc tham gia và chất lượng phục vụ rất tốt không xảy ra tình trạng loại trừ phân biệt đối xử

2.3.4 Tình hình văn hóa - giáo dục

Huyện có 1 trung tâm văn hóa tại huyện, khu vui chơi giải trí, một thư viện và phòng đọc sách tại huyện và có 4 xã có thư viện và phòng đọc sách riêng

Từ năm 2005 – 2006 Huyện có 53 trường học gồm: mẫu giáo, tiểu học, trung học, phổ thông (hệ công lập và bán công) Phần lớn các xã đã có trường cấp III (hệ công lập và bán công) Tuy nhiên chất lượng giảng dạy của các trường bán công thì không đạt tiêu chuẩn Ở các trường vẫn có lớp “chọn” với chất lượng rất tốt còn những lớp thường thì kém chất lượng

Trang 19

Toàn tỉnh có 367 trường phổ thông, với 4.609 phòng học, 6.283 lớp học, 8.892 giáo viên và 187.811 học sinh đến trường (Niên giám thống kê Vĩnh Long, 2005)

2.3.5 Thương mại - dịch vụ

* Thương mại

Trong những năm gần đây hoạt động thương mại của huyện có những chuyển biến đáng kể, việc buôn bán trao đổi hàng hóa với các tỉnh bên ngoài diễn ra sôi động hơn, đặc biệt là thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh Ngoài ra tỉnh còn xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản ra nước ngoài như: lúa, nhãn, bưởi,… với chất lượng cao và được

sự tin tưởng của người tiêu dùng

* Dịch vụ

Có 26,2 % (2005) cơ cấu kinh tế của huyện là dịch vụ và tăng liên tục qua các năm (năm 2003: 25%) Thông tin liên lạc ngày càng phát triển, có 14 xã có điện thoại, bưu điện…là huyện đạt tiêu chuẩn của tỉnh về số điện thoại/dân

2.4 Tình hình sử dụng đất đai

Tại huyện Trà Ôn thì nghề nông vẫn là ngành chính của người dân ở đây, vì vậy

mà phần lớn diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp

84,00,342,742,8010,12

Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện Nhìn chung phần lớn đất của huyện là đất nông nghiệp, chiếm 84% diện tích đất toàn huyện Tuy nhiên phần đất chưa được sử dụng còn quá cao chiếm 10,12% tổng diện tích đất của huyện nhưng lại có tình trạng thiếu đất sản xuất nông nghiệp hoặc không có nhà ở làm phí tài nguyên quốc gia Đất thổ cư chỉ chiếm 2,38% tổng diện tích, diện tích đất lâm nghiệp không đáng kể (0,34%)

Trang 20

Bảng 2.4 Tình Hình Cây Ăn Quả năm 2005

Cam, quýt, bưởi

Nhãn, vãi

Xoài

Sầu riêng

3.816,91.200,8405,92.88,3

67,021,07,14,9

Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện Tại huyện Trà Ôn, cây cam sành, bưởi, quýt được trồng với diện tích lớn nhất là

3.816,9 ha, trong đó đất trồng cam sành chiếm phần lớn: 1.116,6 ha Ngoài cam sành

và bưởi thì nhãn ở đây cũng được sản xuất rất nhiều chiếm 21% tổng diện tích, sầu

riêng chiếm 4,9% và xoài chiếm 7,1% Tuy cam sành là cây ăn quả được sản xuất

nhiều nhất ở đây nhưng giá cả thì tương đối ổn định và cao ở mùa nghịch Tổ chức

công tác thu mua tương đối tốt, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ hoàn toàn ở đây

Bảng 2.5 Giá Cả Một Số Loại Trái Cây tháng 5/2007

nghịch mùa để bán được giá cao Đầu tháng 4/2007, các nhà vườn ở Tam Bình, Trà Ôn

(Vĩnh Long); Cầu Kè (Trà Vinh); Phú Hữu (Hậu Giang); Cái Côn (Sóc Trăng) bắt đầu

Trang 21

thu hoạch trái Giá cam sành loại I được các vựa cam mua 12.000 đ/kg; cam loại II và loại III giá từ 9.000 - 10.000 đ/kg Với mức giá này, nhà vườn sẽ thu được lợi nhuận khá Tuy nhiên, đến giữa tháng 4/2007, cam sành đã “đụng hàng” với cam ngoại nhập nên giá giảm đi từ 1.000 - 2.000 đ/kg, và lượng hàng xuất bến chở ra miền ngoài cũng giảm đáng kể Bên cạnh đó, chất lượng cam nội cũng chưa đồng đều, và cạnh tranh được với cam ngoại nhập nên làm cho cam sành tụt giá (Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư Vĩnh Long)

2.5 Thu nhập

Trà Ôn là huyện có nguồn nhân lực dồi dào, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về chất lượng lao động của sản xuất, nhìn chung thu nhập của người lao động chưa cao GDP bình quân đầu người của tỉnh Vĩnh Long đạt 7.600.000 đồng, thu nhập bình quân đầu người của một lao động trong khu vực nhà nước do địa phương quản lý là 1.236.000 đồng/tháng (Niên giám Thống kê Vĩnh Long, 2005)

2.6 Tập quán sản xuất và kỹ thuật canh tác

Sản xuất nông nghiệp huyện Trà Ôn chủ yếu là trồng lúa, cây cam sành gần đây mới được trồng và đang có xu hướng mở rộng diện tích trồng trên đất ruộng rất lớn Người dân ở đây sản xuất nông nghiệp dựa vào nguồn vốn tự có của mình và sử dụng sức lao động của gia đình là chính Tuy nhiên kỹ thuật chưa cao, phần lớn dựa vào kinh nghiệm bản thân và học hỏi từ những hộ sản xuất đã thành công Vì thế nhà nước cần có chính sách giúp đỡ nông dân, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp

Tuy cây lúa là cây đứng đầu về diện tích toàn huyện nhưng cây cam sành lại là nguồn thu nhập chính cho hộ nông dân Vì vậy một lượng lớn diện tích đất trồng lúa

đã được chuyển sang trồng cam, nhà nước cần quan tâm hơn nữa cho việc phát triển sao cho cân đối các cây trồng ở địa phương tránh tình trạng sản xuất ồ ạt dẫn đến giá giảm và sản xuất không còn lợi nhuận

2.7 Cơ cấu kinh tế huyện Trà Ôn

Huyện Trà Ôn là nơi có truyền thống là vùng nông nghiệp, cây trồng ở đây chủ yếu là lúa, cam, nhãn… và chăn nuôi gia súc, gia cầm

Trang 22

Bảng 2.6 Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Trà Ôn năm 2005

Xây dựng (%)

Nông – Lâm, ngư nghiệp (%)

2.8 Đánh giá chung về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

2.8.1 Thuận lợi

Công tác khuyến nông ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ được đẩy mạnh vào trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cải thiện sản phẩm củ, đồng thời giảm được đáng kể chi phí trong sản xuất nông nghiệp

Trà Ôn có nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng tương đối tốt Hiện tại huyện đang đào tạo lao động có chuyên môn, nâng cao dân trí, chất lượng ngày càng cao Huyện có vị trí thuận lợi cho du lịch sinh thái miệt vườn, ngành dịch vụ và du lịch đang được đầu tư phát triển

Huyện có cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho sản xuất và đời sống người dân ngày càng cao, chất lượng cuộc sống tốt hơn

2.8.2 Khó khăn

Nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp trong khi nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, giá cả đầu ra biến động liên tục không ổn định trong khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng liên tục, thu nhập người dân không ổn định, đời sống vẫn còn nhiều khó khăn

Trang 23

Tình trạng thiếu việc làm vẫn thường xuyên xảy ra, lao động nhàn rỗi còn nhiều

vì vậy nạn lao động di chuyển từ nông thôn lên thành thị rất phổ biến và dẫn đến thiếu lao động khi thời vụ đến

Trình độ nông dân còn thấp, đời sống lạc hậu nên việc chuyển giao khoa học kỹ thuật còn gặp ít nhiều khó khăn

Trang 24

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

Khi tiến hành sản xuất thì việc đầu tiên là đánh giá hiệu quả kinh tế, là vấn đề cực kỳ quan trọng, là điểm xuất phát của mọi tính toán kinh tế Điều đó đặt ra như một tất yếu khách quan, đối với địa phương nó là cơ sở để xác định đúng đắn một cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng nhu cầu xã hôi và mang lại lợi ích cho người sản xuất

Chỉ có trên cơ sở hiệu quả kinh tế ngày càng cao thì mới tích lũy và đáp ứng được yêu cầu của quy luật tái sản xuất mở rộng nền kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng Nó phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẳn có như: lao động, vật tư, tiền vốn,… để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí thấp nhất Điều này có nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi phí mà thực chất là hao phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm Do đó hiệu quả kinh tế cao hay thấp là do việc sử dụng các yếu tố này có hiệu quả hay không

Phát triển kinh tế nông thôn có những đặc trưng riêng và hầu như đó là những vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển Thật vậy, kinh tế nông thôn rất đơn giản về loại hình và ngành nghề chậm phát triển Thành phần kinh tế chủ yếu tập trung ở kinh tế nông hộ và hoạt động tài chính là sản xuất nông nghiệp Vì vậy phát triển nông thôn phải chú ý đến các khâu của quá trình sản xuất nhất là khâu tiêu thụ

Phát triển xã hội nhằm ổn định việc làm, ổn định thu nhập, giải quyết nhà ở và các phúc lợi xã hội, y tế,… là vấn đề thiết thực liên quan đến đời sống người dân Giải quyết việc làm ở nông thôn phải dựa trên cơ sở của nền sản xuất nông nghiệp, đầu tư sản xuất nông nghiệp thật tối ưu, sắp xếp phân công lao động dư thừa từ sản xuất nông nghiệp vào các ngành nghề mới thích hợp nhằm tăng thu nhập cho người lao động và cải thiện được đời sống của người dân nông thôn

Trang 25

Từ đó cho thấy việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất được đặt ra như một tất yếu khách quan, có ý nghĩa chiến lược đối với xu thế phát triển của xã hội, mà trong từng giai đoạn cụ thể nó càng có ý nghĩa thiết thưc

Trong lĩnh vực sản xuất của cải vật chất, hiệu quả của sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng phản ánh kết quả tổng hợp nhất của quá trình kinh tế trên cơ sở xác định mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được với chi phí sản xuất hoặc vốn đầu tư trong quá trình kinh tế đó Mục đích của hoạt động sản xuất luôn hướng tới lợi nhuận cao nhất trên đơn vị chi phí đầu tư, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh tế của từng đơn vị, từng xí nghiệp, hộ gia đình có tác động đến sản xuất và thu nhập của nền kinh tế quốc dân

3.2 Hiệu quả kinh tế

Thấy được tính quan trọng và vai trò của hiệu quả kinh tế đến phát triển kinh tế

xã hội, nhà nước ta luôn quan tâm đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, vì “sản xuất nông nghiệp ở nông thôn chiếm 2/3 lao động, nhất

là ở ĐBSCL nhưng thực tế thì vấn đề về đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ăn quả chưa được coi trọng Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chưa thống nhất dẫn đến trong tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại cây ăn quả gặp nhiều khó khăn trở ngại” (Bùi Hữu Tiến, 2006)

3.3 Đo lường hiệu quả kinh tế

Trang 26

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Doanh thu: Tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ

Chi phí = Toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất

b) Thu nhập

Thu nhập = Doanh thu – (Chi phí vật chất + Chi phí lao động thuê ngoài)

Hay

Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí công lao động nhà

Chi phí lao động nhà: Là phần công lao động của gia đình bỏ ra được tính bằng tiền

c) Tỷ suất thu nhập trên chi phí

Tỷ suất thu nhập trên chi phí = Thu nhập / Chi phí sản xuất

Chỉ tiêu này phản ánh: Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập

d) Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận / Chi phí sản xuất

Chỉ tiêu này phản ánh: Một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

3.3.3 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả

a) Hiện giá thuần NPV (Net Present Value)

Hiện giá thuần biểu hiện lợi ích ròng thực tế (chính là lợi nhuận ròng thực tế đối với đầu tư tư nhân) có tính đến yếu tố giá trị tiền tệ theo thời gian Được hiểu như tổng lợi nhuận tích tụ từ dự án cho chủ đầu tư Nó là tổng số của các hiệu số hiện giá lợi ích

và hiện giá chi phí

Trang 27

+ Nếu NPV > 0 thì dự án có lời, có thể đầu tư

+ Nếu NPV = 0 thì dự án huề vốn, có thể đầu tư hoặc không

+ Nếu NPV < 0 thì dự án lỗ, không nên đầu tư

b) Suất nội hoàn IRR (Internal Rate of Return)

Suất nội hoàn IRR (tỷ suất sinh lời nội tại) là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá của lợi ích bằng với hiện giá của chi phí Đó chính là suất chiết khấu làm cho NPV bằng không

+ Nếu IRR > r thì dự án có lời

+ Nếu IRR = r thì dự án vừa đủ hoàn vốn

+ Nếu IRR < r thì dựa án lỗ

c) Tỷ suất lợi ích chi phí B/C (hoặc viết BCR: Benefit Cost Ratio)

Tỷ suất lợi ích chi phí cho biết tỷ lệ giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí

Trang 28

3.3.4 Phương pháp tính khấu hao

Luận văn áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng

a) Phân bổ chi phí đầu tư XDCB vườn cây

Chi phí đầu tư XDCB bao gồm các khoảng chi phí: Máy móc thiết bị, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu tưới tiêu, chi phí công lao động Tất cả được phân

bổ vào chi phí sản xuất trong 5 năm

b) Khấu hao công cụ dụng cụ

Công cụ dụng cụ bao gồm: Bình phun thuốc, kéo tỉa cành, cuốc, xẽng được khấu hao trong 5 năm

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

a) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên

60 hộ trồng cam sành tại huyện Trà Ôn dưới dạng bảng câu hỏi, nhằm nắm được sơ bộ

về hiện trạng sản xuất và những đặc điểm cơ bản của vùng Tuy nhiên ở địa phương điều tra thì trồng cùng một giống cam sành gốc ghép do các vườn ươm cung cấp và không phải là giống được công nhận

b) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua tham khảo các tài liệu, báo cáo của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện, báo, đài, internet,…

3.4.2 Phương pháp phân tích hồi quy

Phương pháp phân tích hồi quy: là một dạng thức thể hiện mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố sản xuất, được biểu diễn bằng một hàm số F:

Dạng hàm năng suất của cây cam sành được xác định như sau:

0*X1 *X2 * *X7 *e

Hay: Ln Y = 0 + 1*LnX1 + 2*Ln2 +…+ 7*LnX7 + 

Trong đó: Y: sản lựợng thu hoạch

X1: Yếu tố sản xuất thứ nhất

X2: Yếu tố sản xuất thứ hai

…………

X7: Yếu tố sản xuất thứ 7

Trang 29

Phương pháp phân tích hồi quy được tiến hành qua các bước sau:

- Xác định và nêu ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến kinh tế

- Thiết lập mô hình toán học để mô tả mối quan hệ giữa các biến số

- Ước lượng các tham số của mô hình

- Kiểm định các giả thiết của mô hình

- Phân tích mô hình

Các giả thiết khi phân tích hồi quy

- Phương pháp phân tích hồi quy là nghiên cứu sự ảnh hưởng của các bién độc lập đến biến phụ thuộc Mối quan hệ này được biển diễn thông qua một hàm toán học,

có dạng như sau:

Y = F(X1,X2,…,Xn) = F(Xi)

Trong đó: Y: là biến phụ thuộc

X1,X2,…,Xn:là biến độc lập (hay biến giải thích) F: là dạng hàm toán học

- Khi nghiên cứu phương trình hồi quy điều người ta quan tâm đầu tiên là R2

tính theo tỷ lệ % các biến độc lập đã giải thích cho biến phụ thuộc Tuy nhiên để kiểm tra sự giải thích của biến độc lập có thực sự tác động đến biến phụ thuộc và tính hiệu lực của mô hình ước lượng, ta tiến hành các kiểm định sau:

a) Kiểm định mô hình

- Kiểm định T

Giả thiết: H1: ai ≠ 0 (Tất cả các biến Xi đều ảnh hưởng đến Y)

H0: ai = 0 (Tất cả các biến Xi không ảnh hưởng đến Y)

i = 1, 2,…,n Với giá trị ttra bảng được tìm trên bảng phân phối Student theo công

thức ttra bảng = tα, (n-k-1) = tα, df

α: là mức ý nghĩa n: tổng số mẫu quan sát k: là biến độc lập

Từ đó ta so sánh hai giá trị tstatistic và ttra bảng xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

Trang 30

|tstat| < tα, (n-k-1): chấp nhận giả thiết H0

٭ Trường hợp 2

|tstat| > tα, (n-k-1): Chấp nhận giả thiết H1

- Kiểm định F (Fisher)

Giả thiết:

H0: ai = 0 ( tất cả các biến Xi không ảnh hưởng đến Y)

H1: ai ≠ 0 ( một trong những biến Xi ảnh hưởng đến Y) Sau đó F(k-1),(n-k) được tra ở bảng phân phối Fisher

Từ đó, ta so sánh hai giá trị t vừa tìm được nếu:

٭ Trường hợp 1

Ftính < F(k-1),(n-k): chấp nhận giả thiết H0

٭ Trường hợp 2

Ftính > F(k-1),(n-k): chấp nhận giả thiết H1

b) Kiểm định sự vi phạm giả thiết của mô hình

Khi mô hình kinh tế lượng đã được xây dựng từ một dạng thức toán học và kết xuất dữ liệu từ các kết suất EVIEW chúng ta tiến hành kiểm định T và F Ngoài ra ta còn xem xét mô hình ước lượng có vi phạm một trong ba hiện tượng sau:

 Hiện tượng phương sai không đồng đều (heterocedasticity)

 Hiện tượng đa cộng tuyến (multicollinearity)

 Hiện tượng tự tương quan (autocorrelation)

- Hiện tượng phương sai không đồng đều (heterocedasticity)

* Dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng phương sai không đồng đều là hiện tượng mà phương sai của đường hồi qui tổng thể ứng với các giá trị của các biến độc lập là khác nhau (tức là esilon ≠ 0)

Trang 31

Để phát hiện hiện tựơng này, người ta dùng kiểm định WHITE theo các bước sau:

+ Xây dựng mô hình hồi qui nhân tạo (arifical regression): với biến phụ thuộc

là bình phương của các số hạng sai số

+ Trị thống kê WHITE statistic (Wstat)

Wstat = N* R2 artifical

N: số mẫu quan sát

R2 artifical: hệ số xác định của phương trình hồi qui nhân tạo

- Hiện tựơng đa cộng tuyến (multicollinearity)

Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng xảy ra khi tồn tại mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo hay xấp xỉ hoàn hảo giữa một vài hay tất cả các biến giải thích trong mô hình hồi qui

- Hiện tượng tự tương quan (autocorrelation)

Hiện tượng tự tương quan là hiện tượng mà một số hạng sai số của một mẫu quan sát cụ thể nào đó trong tổng thể có quan hệ tuyến tính với một hay nhiều các số hạng sai số của các mẫu quan sát khác trong tổng thể

* Hậu quả

Các ước lượng thông số vẫn là không thiên lệch, tuyến tính và nhất quán

Các ước lượng thông số không tốt nhất, tức là không có phương sai bé nhất Giá trị R2 tăng cao một cách giả tạo và Tstat cũng có khuynh hướng lớn hơn giá trị thật

Trang 32

Ước lượng mô hình hồi qui gốc (orginal regression) rồi ghi nhận các số hạng sai

số  (residual)

Kết quả của hiện tượng xảy ra trong ba trường hợp sau:

0 < d < 2: Có hiện tượng tự tương quan dương

d = 2: Không có hiện tượng tự tương quan

2 > d > 4: Có hiện tượng tự tương quan âm

3.5 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây cam sành

Nguồn gốc Cam Sành (Citrus nobilis L.)

Quýt King mà nhân dân miền Nam quen gọi là cam Sành Cam Sành trên gốc ghép Volkameriana sinh trưởng và phát triển mạnh hơn trên gốc cam Mật, chống chịu bệnh chảy mủ gốc, thích ứng với điều kiện đất khô hạn và thoáng khí Cây cho trái bói sau 16 tháng trồng nếu được chăm sóc khá tốt Sâu bệnh: sâu vẽ bùa, vết dầu, nhện các loại, rầy mềm, rệp sáp, bệnh đốm bồ hóng, sâu ăn lá Dạng quả hơi dẹt, trọng lượng từ

200 – 400 g/quả, vỏ quả dày (4 – 6 mm), sần sùi, nước quả màu cam, khá nhiều nước,

sự phát triển của trái Những giống thích ứng với điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon và hấp dẫn, mẫu mã đẹp Những giống ở nhiệt độ cao có phẩm chất kém hơn, chín sớm hơn và chua hơn

Trang 33

* Đất đai

Đất trồng cam phải có tầng canh tác dày ít nhất là 0, 5m, đất thông thoáng nước tốt, độ PH từ 3,3 – 6,5 Không nên trồng cam ở đất sét nặng và đất cát già có lớp đất mặt cạn, đá ông, đá lồi đầu quá nhiều ở gần mặt đất (hoặc nơi có mực nước ngầm cao

mà không thể thoát nước tốt)

* Dinh dưỡng

Cam sành cần cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng NPK cũng như các nguyên tố vi lượng Hiện nay có loại phân bón hỗn hợp nên đa số nông dân huyện Trà Ôn đều sử dụng để bón cho cây với ưu điểm là đơn giản trong sử dụng

* Đạm

Là nguyên tố không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng và có vai trò quyết định đến năng suất và phẩm chất của quả Thiếu đạm là mất dịp lục, bị ngã vàng, cành quả nhỏ, vỏ mỏng như giấy, năng suất giảm nhiều

Trang 34

cất giữ được lâu Thừa kali thì gây ra hiện tượng hấp thụ canxi magiê kém, quả tuy to nhưng mẫu mã xấu, vỏ dày, thịt quả khô

* Canxi

Nếu thiếu canxi thì đất chua có hiện tượng khó tiêu P2O và M0 bị rửa trôi, Al,

Fe di động nhiều dẫn đến rễ và cây bị ngộ độc (Lê Duy Nhật Tân, 2005)

3.5.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam sành

Cây cam sành có thể trồng được trên nhiều loại đất như: đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất có hàm lượng mùn cao, cao ráo thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m đều có thể trồng cam được Nếu mực nước ngầm cao, ít thoát nước thì phải xây dựng hệ thống mương thoát nước và nên trồng cây giống từ cành chiết hoặc trồng cây có gốc ghép là cành giâm

Mật độ trồng: Khoảng cách trồng giữa các cây cam sành: đối với cây có gốc ghép trên gốc ghép gieo hạt thì trồng với khoảng cách là 2,5 x 2,5 hoặc là 2,5 x 2, đối với giống cây trồng là cành chiết thì trồng với mật độ dày hơn Nhưng thực tế ở địa phương trồng với mật độ dày khoảng 1,2 x 2 hoặc 1,5 x 1,5 hoặc có thể dày hơn

Chuẩn bị đất: Khi đất ruộng lên líp hoặc đất vườn tạp, nhà vườn áp dụng lên líp kiếu cuốn chiếu hoặc đắp mô (nhưng đa số người dân chọn kiểu đắp mô) Trước khi trồng một tháng đất phải được dọn cỏ, chia mô, đắp mô, bón lót

Chăm sóc: Tủ gốc giữ ẩm, rễ của cam sành thường rất cạn, nhiệt độ những ngày nắng gắt dễ làm tổn thương đến bộ rễ của cam Do đó chúng ta cần tủ gốc giữ ẩm bằng rơm, rạ khô và chừa cách gốc khoảng 15 – 20 cm

Mực nước trong mương: cây cam sành rất mẫn cảm với nước, nếu mực nước trong mương quá cao có thể gây úng và thối rễ Vì vậy cần để mực nước trong vườn cách mặt líp tối thiểu là 50cm Nước trong mương nên cho ra vào thường xuyên có tác dụng rửa trôi phèn

Xiếc nước: cây cam sành thường ra hoa vào điều kiện khô hạn, lợi dụng đặc tính này nhiều nhà vườn đã dùng phương pháp xiếc nước để cho ra hoa đồng loạt như hiện nay tại huyện Trà Ôn, đa số nhà vườn đều có hệ thống đê bao để chủ động nguồn nước khi cần

Trang 35

Vét sình: có tác dụng bổ sung lại nguồn dinh dưỡng đã mất do khai thác, bị rửa trôi Thời gian vét sình thường vào mùa nắng, bồi sình lên líp một lớp mỏng để tránh hiện tượng cây bị ngộp do thiếu oxy

Bón phân: cam cần được bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, đủ

vi lượng cây mới phát triển khỏe mạnh, sung sức, chống chịu tốt với sâu và bệnh hại, cây sống lâu và có thu hoạch cao Muốn bón phân cho cây có hiệu quả cần căn cứ vào tính chất của đất, tình hình sinh trưởng của cây và sản lượng thu hoạch hàng năm Phòng trừ sâu và bệnh hại: theo tổng kết của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, sâu bệnh hại cam sành ở nước ta có rất nhiều (khoảng 44 loại sâu và 8 loại bệnh) với một số bệnh hại, virus chủ yếu như: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp cam, ruồi đục quả, bệnh loét, sẹo cam và gần đây có bệnh vàng lá Greening, Phytopthora,Tristeza )

Cam ra trái thì bón NPK và phun phân bón lá Biotex Trước khi thu hoạch 2 tháng, bón thêm Calxiumnitrate (1,5g/gốc) để giữ cho trái đẹp màu và tăng vị ngọt Thường xuyên xịt thuốc trừ nhện đỏ và bệnh trên cây trái, khoảng 10 ngày xịt một lần

3.5.3 Kỹ thuật cho trái nghịch vụ

Đầu tiên nhà vườn phải tập trung “siết” nước để lá khô sau đó tưới nước cho cam ra bông Thời gian này phải tưới nước và bón phân đầy đủ, đồng thời phải đậy cỏ giữ độ ẩm

Muốn “ép” cho cam cho trái ngịch mùa đầu tiên phải cắt bỏ cam non, sau đó phải nắm vững kỹ thuật làm bông vì đây là khâu quyết định Giai đoạn này ngoài việc phải thường xuyên canh giữ sâu rầy phá hoại còn phải phun thuốc dưỡng, thuốc kích thích Rồi định lượng phân xơ dừa, NPK, ure, kali…cho từng gốc cam, nếu làm chưa tới thì bông ra èo uột, còn đậm quá bông rụng hết Vô nước mương sao cho vừa phải, nhất là trong mùa lũ phải cơi, be bờ chắc chắn, không khéo nước vỡ bờ, tràn mương thì rễ sẽ bị thối, từ khi cam ra bông cho đến lúc thu hoạch khoảng 9 – 10 tháng Nếu

kỹ lưỡng, đến tháng 5 bà con bắt đầu bao trái để nắng không làm nám cam và côn trùng đục phá, cũng như giữ cho màu cam bóng láng, tươi đẹp Giá bán cam nghịch vào thời điểm hiện tại (06/2007) là 15.000 và sẽ tăng tiếp đến tháng 8

Trang 36

3.5.4 Đặc tính kinh tế của cây cam sành

Cây cam sành là loại cây trồng lâu năm, trồng và thu hoạch nhiều lần, vòng đời của cây từ 6 – 7 năm tùy thuộc vào năng suất của cây mà nhà vườn “ép” trái Thời kỳ

cơ bản kéo dài từ 15 tháng – 2 năm Sau khi trồng 2 năm thì cây bắt đầu cho trái, khoảng năm tuổi thứ 3 cây bắt đầu cho trái có thể thu hồi vốn cơ bản ngay và còn có lợi nhuận Khoảng năm 4 thì cây bắt đầu cho trái ổn định và năng suất rất cao

Trang 37

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình cây ăn trái của huyện Trà Ôn năm 2006

Huyện Trà Ôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, với

sự ưu đãi của tự nhiên giúp Trà Ôn là Huyện có đất đai tốt nhất của Tỉnh, cam sành tỉnh Vĩnh Long với diện tích chiếm 31% tổng diện tích trồng cam sành ĐBSCL được trồng chủ yếu tại huyện Trà Ôn và huyện Tam Bình nhưng thương lái phần lớn đến từ Tam Bình nên cam sành Trà Ôn không được nổi tiếng bằng cam sành Tam Bình Tuy nhiên chất lượng và sản lượng cam sành Trà Ôn được xem là tốt của Tỉnh Điển hình (năm 2007) là 2.000m2 cam sành của anh Năm Hóa ở ấp Mỹ Phó (Thiện Mỹ, Trà Ôn) vừa bán được 190 triệu đồng, và vườn cam 1.500m2 của anh Nguyễn Văn Vĩnh ấp Mỹ Hòa (Thiện Mỹ, Trà Ôn) bán được 120 triệu đồng, vườn cam của cô Nguyễn Thị Dịp (xã Vĩnh Xuân, Trà Ôn) có 5.000m2 vừa bán với giá 280 triệu đồng, vườn cam anh Phạm Ngọc Xê (Tam Ngãi, Cầu Kè, Trà Vinh) với 5.000m2 vừa cho 260 triệu đồng Anh Nguyễn Thanh Nhã, phó chủ tịch UBND xã Tích Thiện (Trà Ôn) nói: “Bây giờ cây cam đang là chuyện thời sự ở vùng đất này, cạnh nhà mình, trong xóm mình bán cam tiền chục triệu, hổng trồng sao được”

Tại huyện Trà Ôn vào thời điểm này thì 100% nhà vườn cho trái nghịch vụ nhưng sản lượng thì không thua kém gì mùa thuận mà giá lại cao gấp mấy lần Hiện tại giá cam bán ra của nhà vườn là 15.000 đồng/kg Với mức giá rất cao, xong đa số nhà vườn ở đây bán ra với hình thức “mão” Thương lái sẽ đến xem vườn, ra giá và hẹn ngày xuống hái

Theo Võ Hữu Thoại (1993), cam sành cho trái từ năm thứ 3 sau khi trồng và chăm sóc 2 năm, trong năm thứ 3 trung bình mỗi 1.000m2 cam sành cho trái khoảng 2.160 kg trái và tại năm thứ 4 là 3.600 kg trái, năm thứ 4 là năm bắt đầu cho trái ổn định nếu chăm sóc tốt Cam sành là cây trổng mang lại hiệu quả kinh tế cao, khoảng

Trang 38

Huyện Trà Ôn có diện tích cây ăn trái lớn nhất tỉnh, với diện tích là 8.461ha, trong đó diện tích trồng cây có múi là 3.951ha, với các loại cây ăn trái như: bưởi, cam sành, quýt, nhãn thì được xem là huyện có diện tích, năng suất và sản lượng lớn của cả tỉnh Riêng cây cam sành là 2.834ha

Bảng 4.1 Diện Tích Một Số Cây Ăn Quả Huyện Trà Ôn Năm 2005

Nguồn tin:Phòng Thống kê Huyện

Ta thấy tổng diện tích canh tác trồng cây ăn quả ở Trà Ôn tăng liên tục, riêng diện tích cây nhãn có giảm Tổng diện tích cây ăn trái là 7.581,2 ha (2005) thì có đến 3.816,9 ha trồng cam, quýt, bưởi Riêng diện tích cam sành là 1.116,6 ha Các cây trồng còn lại cũng chiếm diện tích rất lớn nhất của toàn huyện

Bảng 4.2 Sản Lượng Một Số Cây Ăn Quả Huyện Trà Ôn Năm 2005

Trang 39

cây nhãn với sản lượng là 10.604,6 tấn, nhưng gần đây giá nhãn bấp bênh nên nhà vườn đốn nhãn trồng cam làm diện tích giảm xuống

Hình 4.1 Biểu Đồ Phân Bố Diện Tích Cam Sành ở ĐBSCL

Nguồn tin: Đoàn Hữu Tiến, 2006

4.2 Điều kiện sản xuất nông nghiệp và trồng cam sành tại Huyện

4.2.1 Thuận lợi

Trà Ôn là vùng đất gần giữa châu thổ Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn rộng mở rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên của Trà Ôn xếp vào loại thuận lợi nhất so với các huyện ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước, hội đủ những điều kiện phát triển nền nông nghiệp đa canh, đa dạng hóa cây trồng theo hướng thâm canh tăng năng suất Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa ở cả 12 tháng trong năm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường

Hơn 300 năm xây dựng và phát triển, nông dân Trà Ôn đã xây dựng được nền văn minh lúa gạo và văn minh miệt vườn khá phát triển Với việc ứng dụng khoa học công nghệ và kinh nghiệm trong sản xuất đã chọn được các cây trồng đặc sản truyền thống nổi tiếng như: cam sành, bưởi năm roi, quýt đường, xoài,… và đã hình thành được một số vùng chuyên canh lúa, bưởi, cam, nhãn…có quy mô khá lớn và chất lượng vượt trội Hiện nay cam sành không những tiêu thụ ở các thành phố lớn như: Tp

Hồ Chí Minh, Hà Nội,… mà còn xuất khẩu sang các nước và được đánh giá cao

4.2.2 Khó khăn

Bình quân đất nông nghiệp huyện Trà Ôn là 155m2/nhân khẩu nông thôn (bình quân lao động chỉ có 3,913m2) dân số đông và tiếp tục tăng sẽ đè nặng lên đất nông

Ngày đăng: 27/02/2019, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w