Khóa luận phân tích khả năng phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 19 doanh nghiệp sản xuất gạch nung trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG TỪ ĐẤT TẠI HUYỆN
TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
NGUYỄN THÙY DƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Khả Năng Phát Triển Loại Hình Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất Tại Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương” do Nguyễn Thùy Dương, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành
Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _.
TS Lê Quang Thông Người hướng dẫn,
_
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh để nuôi dạy tôi trưởng thành và học tập đến nơi đến chốn Cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, họ hàng đã luôn động viên
và ủng hộ cho tôi!
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
Xin gửi đến thầy Lê Quang Thông lòng biết ơn chân thành nhất Cảm ơn Thầy đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Cảm ơn các anh chị, cô chú ở Sở Tài Nguyên Môi Trường Huyện Tân Uyên, Công
Ty Cổ Phần Thương Mại Huệ Quang (Hà Nội), đặc biệt là anh Khoa (Sở Tài Nguyên Môi Trường Tân Uyên), anh Khiết (Sở Xây Dựng), chú Mai Quang Thi (Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công Ty Huệ Quang), anh Thân Trọng Quy (Giám Đốc Công Ty Huệ Quang), chị Trang (Kế Toán Công Ty Huệ Quang) đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn huyện Tân Uyên đã cung cấp thông tin cho đề tài nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2010 Sinh viên
Nguyễn Thùy Dương
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THÙY DƯƠNG Tháng 06 năm 2010 “Phân Tích Khả Năng Phát
Triển Loại Hình Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất Tại Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương”
NGUYEN THUY DUONG June 2010 “Analytical Ability to Develop Forms of
Unfired Brick Production Based on Soil in Tan Uyen District, Binh Duong
Province”.
Khóa luận phân tích khả năng phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 19 doanh nghiệp sản xuất gạch nung trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và 1 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất tại Hà Nội
Tổng chi phí cho 1m3 gạch nung thủ công là 363.440 đồng với 1200 viên/m3 và giá bán bình quân 1 viên gạch là 316 đồng thì doanh thu là 379.200 đồng, lợi nhuận 15.759 đồng cho 1m3 gạch Kết quả cũng cho thấy khi doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi phí thì lợi nhuận thu được là 0,0434 đồng Tổng chi phí cho 1m3 gạch nung Tuynel là 355.855 đồng với 868 viên/m3 và giá bán bình quân 1 viên gạch là 580 đồng thì doanh thu là 503.440 đồng, lợi nhuận 147.584 đồng cho 1m3 gạch Khi doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi phí thì lợi nhuận thu được là 0,4147 đồng Khóa luận cũng tính được những chỉ tiêu trên cho gạch không nung từ đất để làm cơ sở cho việc so sánh và đưa ra quyết định lựa chọn của các doanh nghiệp Tổng chi phí cho 1m3 gạch không nung từ đất là 436.290 đồng với 793 viên/m3 và giá bán bình quân 1 viên gạch là 800 đồng thì doanh thu là 634.400 đồng, lợi nhuận 198.110 đồng cho 1m3 gạch Khi doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi phí thì lợi nhuận thu được là 0,4541 đồng Từ những số liệu được tính toán cụ thể như trên, khóa luận đưa
ra kết luận vấn đề phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất là khả thi đối với huyện Tân Uyên Sử dụng công nghệ này doanh nghiệp sẽ tiết kiệm 87.530 đồng/m3 so
Trang 5với gạch nung thủ công, 83.640 đồng/m3 so với gạch Tuynel về chi phí nhiên liệu đốt và chi phí điện năng; tiết kiệm được 3000m2 so với công nghệ lò thủ công và 23000m2 so với công nghệ lò Tuynel về diện tích mặt bằng; chi phí đầu tư là -2 tỷ đồng so với công nghệ lò thủ công và tiết kiệm được 3 tỷ đồng so với công nghệ lò Tuynel cho dây chuyền
30 triệu viên/năm Lượng đất nguyên liệu cho 1m3 gạch không nung từ đất từ 40-70% so với gạch nung thủ công là 1,2294 m3 và gạch Tuynel là 1,0369 m3 cho 1 m3 gạch Lượng nhiên liệu tiết kiệm được so với lò thủ công là 0,1888 tấn và 0,0623 tấn so với lò Tuynel cho 1m3 gạch Từ đó giảm tổng lượng khí phát thải 0.5797 kg so với lò thủ công và 0.0945 kg so với lò Tuynel cho 1m3 gạch Ngoài ra các thông số về kỹ thuật của gạch không nung từ đất có phần nổi trội hơn so với gạch nung Với những ưu điểm về nhiều mặt gạch không nung từ đất nhận được sự khuyến khích phát triển từ Chính phủ, nhưng công nghệ này chưa được ứng dụng nhiều, nguyên nhân do thông tin về loại gạch này chưa được phổ biến rộng rãi, yếu tố tác động chính đến khả năng phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất là người tiêu dùng thể hiện qua tâm lý e ngại về chất lượng của sản phẩm
Từ đó, khóa luận đưa ra một vài biện pháp để phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất tại địa bàn huyện Tân Uyên
Trang 6
MỤC LỤC
Trang CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu 3
1.3.4 Phạm vi của nội dung thực hiện 3
1.4 Cấu trúc của khóa luận 4
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 5
2.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 8
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Cơ sở lý luận 15 3.1.1 Hiệu quả kinh tế 15
3.1.2 Các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả kinh tế, và công thức tính toán khác 15
3.1.3 Khái niệm phát triển bền vững 16
Trang 73.1.9 Vấn đề chuyển đổi kỹ thuật 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu 31
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 31
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.2 So sánh hiệu quả kinh tế của gạch nung và không nung từ đất 39
4.2.2 Chi phí sản xuất gạch không nung từ đất 41
4.2.3 So sánh hiệu quả kinh tế của gạch nung và không nung từ đất 42
4.3 Các lợi ích do sản xuất gạch không nung từ đất 44
4.5 Xác định yếu tố ảnh hưởng khả năng phát triển gạch không nung từ đất 52
4.6 Biện pháp phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất tại Tân Uyên 53
4.6.1 Đối với doanh nghiệp 53
4.6.2 Đối với thị trường 54
4.6.3 Đối với chính quyền địa phương 54
Trang 8CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55 5.2 Kiến nghị 57 5.2.1 Đối với doanh nghiệp 57
5.2.2 Đối với nhà nước 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC
Trang 9ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QLTNTNMT Quản lí tài nguyên thiên nhiên môi trường
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Tỷ Trọng và Giá Trị Sản Xuất Tăng của Các Ngành Kinh Tế Chủ Lực Ước Đến
Bảng 3.1 Nhiệt Trị của Các Loại Nhiên Liệu 32 Bảng 3.2 Hệ Số Phát Thải Các Chất Ô Nhiễm Áp Dụng Cho Công Nghiệp (kg/TOE) 32
Bảng 3.4 Lượng Thải Một Số Khí Trên 1 Tấn Nhiên Liệu Dùng Sản Xuất Gạch 33
Bảng 4.1 Tổng Hợp Số Doanh Nghiệp, Sản Lượng Gạch Toàn Tỉnh Bình Dương Năm
Bảng 4.2 Tổng Hợp Số Doanh Nghiệp, Sản Lượng Gạch Toàn Huyện Tân Uyên Năm
Bảng 4.3 Công Suất Thiết Kế và Sản Lượng Vật Liệu Xây Dựng Đến Năm 2020 38
Bảng 4.7 Lợi Ích Về Kinh Tế của Gạch Không Nung Từ Đất 44
Bảng 4.8 Các Loại Dây Chuyền Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất 45
Bảng 4.8 Lợi Ích Tiết Kiệm Được của Dây Chuyền Sản Xuất Gạch Không 46
Bảng 4.9 Lợi Ích Môi Trường của 1m3 Gạch Không Nung Từ Đất 47
Bảng 4.11 Thông Số Kỹ Thuật của Gạch Nung và Gạch Không Nung Từ Đất 49
Trang 11xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.2 Sơ Đồ Công Nghệ Nung Bằng Lò Liên Tục Kiểu Đứng 25
Hình 3.1 Cơ Chế Đóng Rắn của Gạch Không Nung Từ Đất 28
Hình 4.1 Tỷ Lệ Doanh Nghiệp Sản Xuất Loại Hình Lò Thủ Công và Lò Tuynel tại
Hình 4.2 Hiểu Biết Thông Tin về Gạch Không Nung Từ Đất của Các Doanh Nghiệp Sản
Hình 4.3 Mong Muốn của Các Doanh Nghiệp Để Chuyển Sang Sản Xuất Gạch Không
Nung Từ Đất 38 Hình 4.4 Khả Năng Đầu Tư Công Nghệ Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất của Các
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một Số Hình Ảnh về Nguyên Liệu Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất
Phụ lục 2: Một Số Hình Ảnh và Ứng Dụng của Viên Gạch Không Nung Từ Đất
Phụ lục 3: Công Văn của Bộ Xây Dựng về Xây Dựng Lò Hoffman
Phụ lục 4: Quyết Định của Chính Phủ về Quy Hoạch Tổng Thể Ngành Vật Liệu Xây Dựng Đến Năm 2020
Phụ lục 5: Quyết Định của Thủ tướng Chính Phủ về Quy Hoạch Tổng Thể ngành vật liệu xây dựng đến năm 2010
Phụ lục 6:Danh Sách Các Doanh Nghiệp Được Điều Tra Tại Tân Uyên, Bình Dương Phụ lục 7: Bảng Câu Hỏi
Trang 13số thế giới Tổn thất kinh tế do sự ấm lên toàn cầu là hơn 125 tỷ USD và sẽ tăng tới 340
tỷ USD vào năm 2030 (TC Xây dựng, 2009) Ngành xây dựng là một trong các ngành kinh tế chủ chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Ngành tạo ra các điều kiện cơ sở vật chất cơ bản cho sự phát triển Xây dựng cũng là một trong những ngành kinh tế khai thác, sử dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, bảo gồm tài nguyên không thể tái tạo được như: đất, khoáng sản, cát, đá, sỏi; tài nguyên có thể tái tạo được như: thực vật (khai thác gỗ của rừng), tài nguyên nước, và tiêu thụ năng lượng điện rất lớn Theo các định luật bảo toàn vật chất và bảo toàn năng lượng thì ngành nào sử dụng nhiều nguyên vật liệu, tiêu thụ nhiều năng lượng thì sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường, điển hình trong ngành xây dựng là sản xuất gạch đất sét nung
Việt Nam hiện nay tiêu thụ 20 – 22 tỷ viên gạch một năm, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng ước tính gấp đôi, 40 tỷ viên Để đạt được lượng gạch này, cần một lượng đất khoảng 600 triệu m3, tương đương 30.000 ha đất canh tác, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của nước ta Hay nói nôm na, mỗi năm phải nướng diện tích một xã vào
lò gạch Để sản xuất ra 400 tỉ viên gạch từ năm 2010 đến năm 2020 phải tiêu tốn 60 triệu tấn than (nếu dùng dầu FO thì phải tốn 25,6 tỷ lít ), riêng năm 2020 phải sử dụng 6,3 triệu tấn than Đồng thời các lò nung gạch, đặc biệt lò đứng thủ công thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khí thải độc hại CO2, SO2 ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khoẻ con
Trang 14người, giảm năng suất cây trồng (năm 2005 sản xuất 18 tỉ viên gạch thải ra 2,902 tỉ tấn
CO2) (Mỹ Hằng, 2010) Vì thế nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển, giảm dần sản xuất gạch đất sét nung xuống còn 30% - 50%, chuyển sang sản xuất vật liệu xây dựng không nung lên 50-70% sản lượng vật liệu xây Việt Nam cũng đã có gạch không nung, nhưng tỷ lệ sử dụng rất thấp, chỉ chiếm 4 – 5% sản lượng gạch toàn quốc Trong khi thế giới đã sản xuất gạch không nung cách đây gần 40 năm thì ở nước ta việc sử dụng loại gạch này hiện vẫn phải khuyến khích Theo Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg thì tỷ lệ gạch không nung trên tổng số vật liệu xây dựng vào các năm 2010, 2015, 2020 tương ứng 10%, 20 - 25%, 30 - 40% (Bùi Hiền, 2010)
Sản xuất gạch cũng là một trong những ngành nghề truyền thống của Bình Dương Theo số liệu thống kê 2009, tỉnh Bình Dương hiện có 255 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung, tập trung chủ yếu ở huyện Tân Uyên, tình hình sản xuất gạch tại đây cũng giống như tình hình chung của cả nước Vấn đề hiện nay là: “có nên thay thế việc sản xuất gạch nung truyền thống sang sản xuất gạch không nung”, nếu nên thì cách thực hiện là thế nào? Để trả lời cho những thắc mắc trên, được sự chấp thuận của Khoa Kinh Tế - Trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM và sự hướng dẫn của TS Lê Quang Thông, đề tài: “Phân
Tích Khả Năng Phát Triển Loại Hình Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất Tại Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương” được thực hiện nhằm đưa ra ý kiến đóng góp cho
quyết định chuyển sản xuất gạch nung sang gạch không nung và đề xuất biện pháp phát triển bền vững cho các cơ sở sản xuất và chính quyền địa phương
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích khả năng phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất, sử dụng gạch nung và không nung
- So sánh hiệu quả kinh tế của gạch nung và không nung từ đất
- Phân tích các lợi ích do sản xuất gạch không nung từ đất
Trang 153
- Phân tích điều kiện áp dụng sản xuất gạch không nung từ đất
- Đề xuất biện pháp phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất ở địa phương
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/03/2010 đến 15/07/2010 Trong đó khoảng thời gian từ 15/03 đến 29/03 tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến đề tài, từ ngày 30/03 đến ngày 10/04 điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về tình hình sản xuất gạch tại các cơ sở sản xuất và nhập số liệu Thời gian còn lại tập trung vào xử lý số
liệu và viết báo cáo
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện chủ yếu trên địa bàn huyện Tân Uyên Số liệu sơ cấp được thu thập trên địa bàn các xã: Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Phước Khánh, Hội Nghĩa, Thạnh Phước tại huyện Tân Uyên, Bình Dương và một doanh nghiệp sản xuất và chuyển giao công nghệ gạch không nung tại Hà Nội (Công ty Cổ phần Công nghệ Thương mại Huệ Quang)
1.3.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành điều tra 20 cơ sở sản xuất gạch nung (4 doanh nghiệp sản xuất gạch bằng lò tuynel, 16 cơ sở sản xuất gạch bằng lò thủ công truyền thống), 1 doanh nghiệp sản xuất gạch không nung Loại gạch đề tài nghiên cứu là gạch nung thủ công (170x70x70mm), gạch Tuynel (180x80x80mm) dạng ống 4 lỗ và gạch không nung từ đất tiêu chuẩn 210x100x60mm, dây chuyền có công suất 16 triệu viên/năm
1.3.4 Phạm vi của nội dung thực hiện
Đề tài tập trung vào các nội dung chính sau:
- Tìm hiểu tình hình sản xuất, sử dụng gạch nung và không nung
- So sánh hiệu quả kinh tế của gạch nung và không nung từ đất
- Phân tích các lợi ích do sản xuất gạch không nung từ đất
- Phân tích điều kiện áp dụng sản xuất gạch không nung từ đất
Trang 16- Đề xuất biện pháp phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất ở địa phương
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan đến sản xuất gạch nung và không nung (về kỹ thuật, tác động môi trường…), điều kiện chuyển đổi kỹ thuật Trình bày các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập số liệu, thống kê mô tả,
xử lý số liệu để mô tả tình hình sản xuất gạch tại địa phương, phân tích những lợi ích, đo lường ảnh hưởng và hiệu quả sản xuất của gạch nung và không nung từ đất
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày tình hình sản xuất và sử dụng, so sánh hiệu quả kinh tế của gạch nung và không nung từ đất, phân tích lợi ích, phân tích điều kiện cần thiết để phát triển, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển, đề xuất biện pháp phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị góp phần vào công cuộc phát triển bền vững nền kinh tế
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Lĩnh vực nghiên cứu về gạch không nung vẫn còn mới, chủ yếu được biết đến nhiều hơn đối với khu vực miền Bắc, điển hình là nghiên cứu của Công Ty Cổ Phần Thương Mại Huệ Quang (Hà Nội) hợp tác với Viện Địa Lý Tài Nguyên Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất
và các phế liệu công nghiệp, xây dựng, khai khoáng bằng phương pháp polyme hóa (đất hóa đá), bắt nguồn từ xu hướng chuyển sang sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường của thế giới và Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg của Chính phủ Theo công nghệ này nguồn đất để sản xuất gạch chiếm 50-70% phần nguyên liệu, sử dụng đa dạng các loại đất từ miền núi, đồng bằng, trung du và các vùng hải đảo đồng thời tận dụng được các nguồn phế thải xây dựng và công nghiệp góp phần cải thiện môi trường xanh, sạch, đẹp Gạch được tạo ra bằng công nghệ ép thủy lực hoàn toàn không qua quá trình nung do
đó tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải CO2, lợi nhuận từ 50-80%, giảm giá thành xây dựng
Trần Văn Huynh (2009) nghiên cứu về vấn đề phát triển gạch không nung và bê tông nhẹ là xu hướng tất yếu của ngành vật liệu xây dựng Việt Nam Nghiên cứu cho thấy nhu cầu sử dụng gạch trong tương lai và năng lực đáp ứng của nguồn nguyên hiện có, để đáp ứng cho nhu cầu trên mỗi năm phải tiêu tốn gần 3000 ha đất nông nghiệp, 5-6 triệu tấn than đồng nghĩa với việc thải ra môi trường gần 3 tỷ tấn CO2/năm và đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam Bên cạnh đó tác giả đưa những yếu tố có tính thuyết phục khác
để phát triển thị trường gạch không nung như quyết định của chính phủ, những công trình
Trang 18đã sử dụng gạch không nung (khách sạn Horison, khách sạn Hàng Chuối, khách sạn Hilton Opera, Trung tâm Hội nghị quốc tế 11 Lê Hồng Phong, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, sân vận động Mỹ Đình, Khu công nghiệp Bình Xuyên - Vĩnh Phúc), gạch bê tông nhẹ kích thước lớn 30x20x60cm hoặc 30x10x60cm với thể tích lớn dung trọng nhỏ 400-1200kg/m3, cường độ lớn từ 40-100kg/cm2 giảm nhẹ tải trọng tường xây trong công trình
từ 40 - 50%, góp phần làm giảm giá thành xây dựng công trình, đặc biệt ở các vùng đất yếu Từ đó đề xuất một số kiến nghị để góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững nền kinh tế
Doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp cơ khí Long Quân cung cấp những thông tin cần thiết để mở một nhà máy làm gạch không nung Nguyên vật liệu sẵn có như xỉ than đá, xỉ quặng các loại, đất, khoáng chất thải, chất thải rắn công nghiệp, cát, bột đá; diện tích mặt bằng ít nhất là 1000m2; nguồn vốn đầu tư cho loại dây chuyền 5 triệu viên/năm là 3,7 tỷ, loại dây chuyền 10 triệu viên/năm là 7,4 tỷ, loại dây chuyền 20 triệu viên/năm là 13,8 tỷ Đồng thời cung cấp 3 kiểu dây chuyền thiết bị tạo hình viên gạch không nung, một số công thức làm gạch không nung, hướng dẫn cách vận hành và hoạt động nhà máy tốt nhất
2.2 Tổng quan về huyện Tân Uyên
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Hình 2.1 Bản Đồ Huyện Tân Uyên
Nguồn: tanuyen.binhduong.gov.vn
Trang 197
a) Vị trí địa lý
Huyện nằm phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương Phía bắc giáp với huyện Phú Giáo, phía đông giáp với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), phía Tây giáp với Thị xã Thủ Dầu Một, phía nam giáp với huyện Thuận An Tổng diện tích tự nhiên là 61.344 km2
Tọa độ địa lý: 106o 46' - 106o 55'50” kinh độ Đông, 10 o19'5” - 11o 20' 2” vĩ độ Bắc
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ
tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến
500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29oC (tháng 4), tháng thấp nhất 24oC (tháng 1)
2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên khoáng sản
Than bùn: phân bố chủ yếu ở Tân Ba với trữ lượng 0,705 triệu m3, thuộc nhóm nhiên liệu cháy, có thể sử dụng chế biến phân bón vi sinh thích hợp hơn là dùng làm chất đốt
Kaolin: toàn tỉnh có 23 vùng mỏ với tiềm năng từ 300 - 320 triệu tấn, trong đó 15 vùng đang được khai thác cung cấp nguyên liệu cho ngành gốm sứ và làm chất phụ gia công nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh Tại Tân Uyên mỏ có trữ lượng lớn và được nhiều nơi biết đến là Đất Cuốc
Trang 20Sét: toàn tỉnh có 23 vùng mỏ với tổng tài nguyên trên 1 tỷ m3, Tân Uyên hiện có một số doanh nghiệp khai thác ở quy mô công nghiệp tại các mỏ Mỹ Phước, Tân Phước Khánh, Phước Thái, Khánh Bình bên cạnh đó vẫn còn phổ biến khai thác nhỏ, khai thác tận thu trong dân với tổng diện tích khoảng 99,35ha (99,34958ha), tổng trữ lượng 9.362.634m3, tốc độ khai thác trung bình đạt 1.448.000m3/năm Phần lớn các mỏ sét có chất lượng tốt, ngoài dùng để sản xuất gạch ngói thông thường còn có thể dùng để sản xuất các loại sản phẩm có giá trị cao hơn như gạch ngói trang trí, gạch lát sàn, bột màu, làm phối liệu cho ngành gốm sứ, chất độn cho
Đá xây dựng: đá xây dựng cát kết trong hệ tầng Dray Linh đã được thăm dò và khai thác tại Tân Uyên tập trung chủ yếu ở xã Thường Tân và xã Tân Mỹ với tổng diện tích 268,51ha, trữ lượng 71.206.929 m3 Tốc độ khai thác trung bình 6.160.150 m3/năm
b) Tài nguyên nước
Một đoạn Sông Đồng Nai chảy qua địa phận huyện Tân Uyên, dài 90km với lưu lượng trung bình 485m3/s, độ dốc 4,6% Sông Đồng Nai có giá trị lớn về giao thông vận tải, khoáng sản, cung cấp nước cho khu công nghiệp, đô thị, du lịch, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với Tân Uyên, một vùng trồng cây công nghiệp và ăn trái quan trọng của tỉnh
2.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Dân cư
Theo số liệu thống kê năm 2008 dân số toàn huyện là 196.655 người, đây là một huyện đông dân thứ hai trong 7 huyện của tỉnh Bình Dương (sau thị xã Thủ Dầu Một), mật độ dân số đạt 276 người/km2 (thấp hơn mật độ chung toàn tỉnh - 410 người/km2) Dân
cư đông là một lợi thế của huyện Tân Uyên trong việc cung cấp nguồn lao động cho các khu công nghiệp đang phát triển rầm rộ trên địa bàn huyện (Niên giám thống kê năm
2008 - cục thống kê Bình Dương)
b) Cơ sở hạ tầng
Toàn huyện hiện có 8 khu công nghiệp, 4 cụm công nghiệp được chấp thuận đầu tư với diện tích 3,170 ha đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, chưa triển khai cơ sở hạ
Trang 219
tầng nhưng đã ký hợp đồng cho thuê và đang triển khai xây dựng Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư với tổng vốn trên 257 tỷ đồng Trong đó lĩnh vực giao thông chiếm 48,7%, thủy lợi chiếm 3,4%, văn hóa - xã hội chiếm 38,24% Đã đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường từ ĐT746 vào Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương và đang thi công các công trình quan trọng: cầu Thủ Biên nối liền hai bờ Bình Dương và Đồng Nai là tuyến đường quan trọng phục vụ tiến trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế của tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cầu Bạch Đằng nối cù lao Bạch Đằng với bên ngoài và cầu Thạnh Hội sẽ giúp “nối mạng” giữa “cánh đồng thu nhập cao” với các cơ sở chế biến, tiêu thụ cao cấp và góp phần phát triển kinh tế
du lịch, sinh thái, phát huy tiềm năng sông nước (Trang thông tin điện tử huyện Tân Uyên, 2009)
c) Giáo dục
Tân Uyên là một trong số những huyện có sự đổi thay khá nhanh chóng về giáo dục Là vùng chiến khu nên sau chiến tranh nhiều địa phương bị tàn phá nặng nề, cơ sở vật chất trường lớp hầu như không có Nhưng hiện nay hầu hết các xã, thị trấn đều có trường học, đáp ứng yêu cầu huy động học sinh ra lớp từ tiểu học đến trung học phổ thông Toàn huyện có 12 trường đạt chuẩn quốc gia Một số xã vùng chiến khu D như Lạc
An, Thường Tân có trường kiên cố hóa, lầu hóa Trước đây nhiều năm dài huyện thiếu giáo viên, đến nay đội ngũ giáo viên mạnh về số lượng và chất lượng Điểm nổi bật nhất ở Tân Uyên là 100% trường có nối mạng internet và ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng
yêu cầu quản lý giáo dục và giảng dạy
d) Kinh tế
Huyện Tân Uyên thuộc vùng Nam Bình Dương - vùng kinh tế phát triển của tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương Đây là khu vực năng động, dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế trong cả nước, đóng góp 50% sản lượng công nghiệp, có khả năng cung cấp 10 tỷ Kwh/năm điện năng, đồng thời là vùng tiêu thụ sản phẩm lớn
Trang 22Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 18,54% Vị trí của huyện thể hiện cụ thể trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Tỷ Trọng và Giá Trị Sản Xuất Tăng của Các Ngành Kinh Tế Chủ Lực Ước Đến Cuối Năm 2008
Tỷ trọng (%) Giá trị sản xuất tăng /năm (%)
Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Tân Uyên, 2009
Công nghiệp: đến nay, Tân Uyên đã có 518 doanh nghiệp trong nước và 249 dự
án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 4.470 tỷ đồng và trên
866 triệu USD, trong đó có 437 doanh nghiệp trong nước và 135 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động ổn định với cơ cấu giá trị sản xuất của khối doanh
nghiệp trong nước là 32,9%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 67,1%
Nông nghiệp: do diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp nên nông dân ở Tân
Uyên đã chủ động chuyển đổi một số diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp như cao su, điều cao sản với diện tích hiện có là 25.375ha, cây ăn quả như: bưởi, cam, quýt, sầu riêng với diện tích 2.027ha đã đem lại giá trị kinh tế cao hơn Bên cạnh đó, do thực hiện tốt việc thâm canh tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, cũng như thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân nên giá trị
sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng ổn định bình quân 5,55%/năm
Du lịch:do điều kiện tự nhiên ưu đãi, huyện Tân Uyên có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái Đến nay đã có 4 dự án khu du lịch sinh thái đang triển khai thực hiện gồm: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mắt Xanh, Vân Thịnh, Hàn Tam Đẳng và khu du lịch sinh thái Mê Kông Golf và Villa với tổng diện tích quy hoạch là 339,2ha (Trang thông tin điện tử huyện Tân Uyên, 2009)
Trang 2311
e) Y tế
Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 Bệnh viện Đa Khoa loại III và 22 trạm y tế xã Trung tâm y tế dự phòng được thành lập nhưng đang sử dụng chung cơ sở và thiết bị với bệnh viện Đa Khoa huyện Tổng số cán bộ y tế là 219 người, gồm 189 người ngành y và 30 người ngành dược:
- Ngành y: Có 41 bác sĩ và trình độ cao hơn, 67 y sĩ, kỹ thuật viên 50 y tá, 31 nữ hộ sinh và trình độ khác
- Ngành dược: Có 2 dược sĩ đại học, 17 dược sĩ trung cấp
Toàn huyện có 220 giường bệnh, với mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh và đội ngũ cán bộ y tế như hiện nay về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu cho người dân Hoạt động tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi được mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em được tổ chức thường niên nên tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng giảm 1,4% so với cùng kì năm 2007 (theo số liệu cập nhật mới nhất, tỷ
lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2009 giảm 1,82% so với năm 2008)
f) Giáo dục
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 64 cơ sở giáo dục - đào tạo công lập gồm : 1 trung tâm dạy nghề, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật hướng nghiệp, 6 trường trung học phổ thông, 9 trường trung học cơ sở, 25 trường tiểu học, 21 trường mầm non Ngoài
ra, huyện còn có 1 trường mầm non tư thục và 1 số cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ tư nhân
Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh các cấp học trên địa bàn huyện: mầm non 1/6 giáo viên; tiểu học 2/7 giáo viên; trung học cơ sở 2/6 giáo viên
g) Văn hóa-xã hội
Các hoạt động văn hóa thông tin, nghệ thuật, thể thao được tổ chức rộng khắp với nhiều hình thức và nội dung phong phú
Trang 24Văn hóa thông tin:
Hệ thống thiết chế văn hóa bao gồm Trung tâm văn hóa huyện, 1 thư viện huyện, 2 thư viện ở cụm văn hóa liên xã; 15 bưu điện văn hóa và nhiều điểm văn hóa vui chơi cho trẻ em và có khoảng 20% xã, thị trấn có nhà văn hóa Thư viện có hơn 11.434 đầu sách, nguồn sách rất phong phú, không ngừng được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân
Truyền thanh cơ sở được tăng cường đầu tư, phát triển rộng khắp các xã, thị trấn đạt 100%, số xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình đạt 100%, tỷ lệ số hộ được xem truyền hình đạt trên 95%
Năm 2008, huyện có 21.654 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa chiếm 76,12%; 64/119 khu ấp đạt khu ấp văn hóa chiếm 53,78% trong đó 14/64 khu ấp văn hóa đạt 10 đến 11 năm, 25/64 khu ấp văn hóa đạt 5 đến 9 năm; 24/119 khu ấp đạt tiên tiến chiếm 20,17%
Thể dục thể thao:
Huyện có một nhà thi đấu đa năng, diện tích sử dụng 1.250m2, sân vận động có diện tích 20.732m2 tại trung tâm huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong huyện Đặc biệt huyện Tân Uyên có con sông Đồng Nai chảy qua tạo điều kiện cho phong trào đua thuyền truyền thống diễn ra hằng năm
(Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Bình Dương, 2010)
2.3 Tình hình chung về hoạt động sản xuất gạch nung
Hiện cả nước có hơn 300 nhà máy sản xuất gạch sử dụng công nghệ nung bằng lò Tuynel, gồm gần 100 doanh nghiệp nhà nước và trên 200 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công suất sản xuất của lò từ 7 đến 40 triệu viên/năm/lò Ngoài ra còn có hàng ngàn
cơ sở sản xuất bằng lò thủ công truyền thống và gần 250 doanh nghiệp sản xuất bằng lò liên tục kiểu đứng Hằng năm, nước ta sản xuất và tiêu thụ khoảng 10 tỷ viên gạch nung, trong đó các lò gạch thủ công truyền thống đóng góp 7 tỷ viên (ECSME, 2007) Nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất gạch là đất sét, được khai thác từ các vùng đồi, bãi ven sông, đầm, hồ Các doanh nghiệp có thể trực tiếp khai thác hoặc mua nguyên liệu một cách dễ
Trang 2513
dàng Tuỳ thuộc vào công nghệ sản xuất mà có các sản phẩm gạch khác nhau Đối với lò tuynel, sản phẩm chủ yếu là các loại gạch xây, lát dạng đặc, dạng ống chất lượng cao Đối với lò thủ công truyền thống và lò liên tục kiểu đứng thì sản phẩm chủ yếu là gạch đặc Sản phẩm gạch từ lò thủ công và lò liên tục kiểu đứng kém đồng đều và độ cong vênh cao nên thường chỉ được dùng cho các công trình xây dựng dân dụng Năng lượng sử dụng chủ yếu trong sản xuất gạch là than, củi, dầu (DO, FO), gas và một số loại nhiên liệu tận dụng khác như phoi bào, trấu, vỏ hạt điều, mùn cưa
Vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất gạch nung rất đáng quan tâm Ô nhiễm chủ yếu là do khí thải khi nung đốt gây ra Sản xuất gạch bằng lò thủ công truyền thống, mức độ ô nhiễm không khí rất cao do tiêu thụ số lượng lớn than, củi và loại nhiên liệu tận dụng khác, quá trình cháy lại không triệt để nên khí thải nhiều Ở những nơi sử dụng nhiều lò thủ công truyền thống, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề
2.4 Những vấn đề khó khăn trong sản xuất gạch nung
Về nguyên liệu: mỗi năm Việt Nam tiêu thụ từ 20-22 (tỉ viên), đến năm 2020 lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên Để đạt được mức này, lượng đất sét phải tiêu thụ vào khoảng 600 triệu m3 đất sét tương đương với 30.000 ha đất canh tác Có thể ước tính, mỗi năm phải nướng diện tích một xã vào lò gạch Điều này liên quan đến 2 vấn
đề lương thực và nguyên liệu sản xuất gạch
Vấn đề ô nhiễm môi trường: để sản xuất ra 400 tỉ viên gạch từ năm 2010 đến năm
2020 phải tiêu tốn 60 triệu tấn than (nếu dùng dầu FO thì phải tốn 25,6 tỷ lít ), riêng năm
2020 phải sử dụng 6,3 triệu tấn than Đồng thời các lò nung gạch, đặc biệt lò đứng thủ công thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khí thải độc hại CO2, SO2 ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khoẻ con người, giảm năng suất cây trồng (năm 2005 sản xuất 18 tỉ viên gạch thải ra 2,902 tỉ tấn CO2)
Về kỹ thuật sản xuất: hiện có 4 loại lò nung đang được các cơ sở sản xuất gạch Việt Nam sử dụng: lò tuynel, lò nung liên tục kiểu đứng, lò hoffman và lò thủ công truyền thống Mức độ đầu tư, năng suất, chất lượng sản phẩm, chi phí và tiêu thụ năng lượng phụ thuộc chủ yếu vào loại lò nung được sử dụng Lò Tuynel tuy có nhiều ưu điểm về môi
Trang 26trường, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm nhưng chi phí đầu tư cao, chỉ thích hợp cho những cơ sở lớn và mạnh về vốn với số lượng không nhiều, mà đa số là những cơ sở nhỏ thích hợp với lò liên tục kiểu đứng, lò hoffman và lò thủ công truyền thống, tuy nhiên sản xuất gạch với công nghệ như vậy ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do tiêu tốn rất nhiều nguồn nguyên nhiên liệu như: đất sét, củi đốt…
2.5 Chính sách về sản xuất gạch không nung
Đối mặt với những khó khăn, hạn chế, và tác động như hiện nay thì gạch nung đang dần là một điểm yếu về công nghệ quan trọng trong công nghiệp xây dựng ở nước ta
và rất cần được quan tâm Chính vì vậy:
Theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg về việc quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2020 và định hướng đến 2020 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 01/08/2001, phải phát triển gạch không nung thay thế gạch đất nung
từ 10 đến 15% vào năm 2005 và 25% đến 30% vào năm 2010, xóa bỏ hoàn toàn gạch đất nung thủ công vào năm 2010
Nghị định 121/2008-TTG của Viện vật liệu xây dựng – Bộ xây dựng trình thủ tướng đã phê duyệt đưa ra lộ trình đưa gạch không nung vào thay thế vật liệu nung quy hoạch tới năm 2020
Công văn 2383/BXD – VLXD ngày 27/11/2008 của Bộ xây dựng gửi các Sở xây dựng các tỉnh thành phố phát triển vật liệu xây, gạch không nung thay thế cho gạch ngói
nung để giảm ô nhiễm môi trường
Bên cạnh đó nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ chuyển đổi đầu tư sản xuất vật liệu mới (gạch không nung) như được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được tranh thủ lãi suất ưu đãi của chương trình kích cầu của Chính phủ
Tóm lại, trước thực trạng sản xuất gạch nung được trình bày như trên với những tác động đến môi trường đang diễn ra hằng ngày, bên cạnh đó là hàng loạt chính sách được đưa ra buộc xóa bỏ những cơ sở sản xuất gạch nung truyền thống vào cuối năm
2010 và khuyến khích phát triển gạch không nung thì vấn đề nghiên cứu của khóa luận là cần thiết cho quyết định chuyển đổi của các chủ cơ sở
Trang 27CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ, lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống của con người ngày một tăng, khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở lên khan hiếm
3.1.2 Các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả kinh tế, và công thức tính toán khác
a) Các chỉ tiêu kết quả
- Giá trị tổng sản lượng: là chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng tiền phản ánh kết quả thu được từ sản xuất
Giá trị tổng sản lượng = Tổng sản lượng * Đơn giá sản phẩm
- Tổng chi phí sản xuất: là tất cả những khoản chi phí bỏ ra để có được kết quả sản xuất
Tổng chi phí sản xuất = Biến phí + Định phí
- Lợi nhuận: là phần thu được từ việc bán sản phẩm làm ra trừ đi tổng chi phí sản xuất
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - tổng chi phí sản xuất
Trang 28- Doanh thu: là tổng giá trị thu được từ việc bán sản phẩm
- Khấu hao: có nhiều phương pháp khấu hao như khấu hao đường thẳng, khấu hao nhanh… đề tài áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính tóan cho giá trị khấu hao hàng năm của các loại tài sản đầu tư ban đầu Khấu hao theo đường thẳng còn gọi là
khấu hao tuyến tính
Khấu hao = nguyên giá tài sản (chi phí xây dựng)/ tuổi thọ của tài sản (công trình)
b) Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (TLN/CP)
TLN/CP = Lợi nhuận/tổng chi phí sản xuất Chỉ tiêu này cho biết nếu bỏ ra một đồng chi phí trong quá trình sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
3.1.3 Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là loại hình phát triển có tính vững chắc và lâu bền, phát triển bền vững là lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của thế hệ tương lại trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ.(Đặng Thanh Hà, 2007)
Để đạt được phát triển bền vững cần kết hợp hài hòa ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường
Kinh tế: cách tiếp cận kinh tế bền vững dựa trên cơ sở khái niệm của Hicks –
Linhda về tối đa luồng thu nhập có thể tạo ra được trong khi vẫn đảm bảo ít nhất là giữ nguyên trữ lượng tư bản ( tự nhiên và nhân tạo) cần để tạo nên thu nhập đó
Sinh thái: quan điểm sinh thái về phát triển bền vững tập trung vào sựu bền vững
của hệ thống sinh học và vật chất
Văn hóa xã hội: khái niệm bền vững về văn hóa xã hội là tìm kiếm và duy trì sự
bền vững các hệ thống xã hội và văn hóa kế cả việc giảm và loại trừ các mâu thuẫn Chú trọng cả 2 vấn đề: bình đẳng trong cùng 1 thế hệ (nhất là loại trừ nghèo đói) và bình đẳng giữa các thế hệ (bao gồm quyền của các thế hệ tương lai) Để đạt được phát triển bền
Trang 2917
Mục tiêu xã hội
Đánh giá tác động môi trường Định giá môi trường
Nội hóa ảnh hưởng nội vi
Phân phối thu nhập
b) Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác
Các dạng ô nhiễm chính:
Ô nhiễm không khí: việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí
Ví dụ về các khí độc là carbon monoxide, sulfur dioxide, các chất chlorofluoro carbon (CFCs), và nitrogen oxide là chất thải của công nghiệp và xe cộ Ozone quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với ánh sáng mặt trời
Mục tiêu sinh thái
Sự tham gia cộng đồng, tư vấn
MT Đa thành phần trong QLTNTNMT
Mục tiêu kinh tế
Trang 30Ô nhiễm nước: xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm
Ô nhiễm đất: xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocarbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và chlorinated hydrocarbon
Ô nhiễm phóng xạ
Ô nhiễm tiếng ồn: bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2010)
c) Tác hại của các chất ô nhiễm không khí phổ biến
Tác hại của CO 2
Ảnh hưởng có hại của khí CO2 trong không khí chủ yếu là phá hủy đá trong các công trình xây dựng đặc biệt là các loại đá carbonat như đá vôi Khi có hơi nước, CO2phẩn ứng với hơi nước tạo ra acid carbonic, axid này tác dụng lên CaCO3 chuyển hóa thành bicarbonat dễ tan trong nước nên bị cuốn trôi Tuy khí CO2 không gây hại trực tiếp cho con người và sinh vật thông qua tiếp xúc bình thường nhưng lại rất bền trong tự nhiên
và đây lại là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính, làm suy giảm và phá hủy tầng Ozone
Tác hại của SO 2 (lưuhuỳnh dioxit)
Khí SO2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan với nước bọt, từ đó qua đường tiêu hoá để ngấm vào máu SO2 có thể kết hợp với các hạt nước nhỏ hoặc bụi
ẩm để tạo thành các hạt axít H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin, gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+ (kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu
Trang 3119
cũng như làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản,
khó thở
Tác hại của CO (cacbonoxit)
Khi hít phải, CO sẽ đi vào máu, chúng phản ứng với Hemoglobin (có trong hồng cầu) thành một cấu trúc bền vững nhưng không có khả năng tải oxy, khiến cho cơ thể bị ngạt Nếu lượng CO hít phải lớn, sẽ có cảm giác đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi Nếu CO nhiều, có thể bất tỉnh hoặc chết ngạt rất nhanh Khi bị ôxy hoá, CO biến thành khí
cacbonic (CO2) Khí CO2 cũng gây ngạt nhưng không độc bằng CO
Nguồn phát sinh: Khí CO hình thành ở những nơi đốt than thiếu ôxy, như từ khói thải của lò gạch nơi mà than cháy không triệt để, ống khói nhà máy nhiệt điện dùng than
đá, các nồi nấu nhựa đường, khí xả động cơ hay bếp than tổ ong
Tác hại của NO x (các oxit nitơ)
Oxit nitơ có nhiều dạng, do nitơ có 5 hoá trị từ 1 đến 5 Do ôxy hoá không hoàn toàn nên nhiều dạng oxit nitơ có hoá trị khác nhau hay đi cùng nhau, được gọi chung là NOx Có độc tính cao nhất là NO2 , khi chỉ tiếp xúc trong vài phút với nồng độ NO2 trong không khí 5 phần triệu đã có thể gây ảnh hưởng xấu đến phổi, tiếp xúc vài giờ với không khí có nồng độ NO2 khoảng 15-20 phần triệu có thể gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan; nồng độ NO2 trong không khí 1% có thể gây tử vong trong vài phút
NOx bị oxy hoá dưới ánh sáng mặt trời có thể tạo khí Ozone gây chảy nước mắt và mẩn ngứa da, NOx cũng góp phần gây bệnh hen, thậm chí ung thư phổi, làm hỏng khí quản
Nguồn phát sinh: Khí NOx xuất hiện trong quá trình đốt cháy nguyên liệu trong các động cơ đốt trong (khí xả của phương tiện giao thông ), trong công nghiệp sản xuất axít HNO3 , quá trình hàn điện và quá trình phân huỷ nhựa celluloid
Tác hại của bụi
Bụi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, có thể gây nhiễm độc toàn thân, làm giảm khả năng miễn dịch, gây tổn thương da, niêm mạc như loét da, xạm da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc, gây dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen, gây nhiễm khuẩn (do bụi vi sinh vật, nấm mốc), tác động tới cơ quan hô hấp: gây viêm
Trang 32phế quản mạn tính, gây bệnh bụi phổi như bệnh bụi phổi silíc, bụi phổi amiăng, bụi phổi bông Có thể gây ra ung thư và một số bệnh mãn tính khác
3.1.5 Tài nguyên đất và đất sét
a) Tài nguyên đất
Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi
ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ
thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực)
b) Đất sét
Đất sét hay sét là một thuật ngữ được dùng để miêu tả một nhóm các khoáng vật phyllosilicat nhôm ngậm nước, thông thường có đường kính hạt nhỏ hơn 2 μm Đất sét bao gồm các loại khoáng chất phyllosilicat giàu các ôxít và hiđrôxít của silic và nhôm cũng như bao gồm một lượng lớn nước tham gia vào việc tạo cấu trúc và thay đổi theo từng loại đất sét Đất sét nói chung được tạo ra do sự phong hóa hóa học của các loại đá chứa silicat dưới tác động của axít cacbonic nhưng một số loại đất sét lại được hình thành
do các hoạt động thủy nhiệt Đất sét được phân biệt với các loại hạt đất đá nhỏ khác có trong đất, chẳng hạn như bùn nhờ kích thước nhỏ của chúng, hình dạng tạo bông hay tạo lớp, khả năng hút nước cũng như chỉ số độ dẻo cao Trong các nguồn tài liệu khác nhau, người ta chia đất sét ra thành ba hay bốn nhóm chính như sau: kaolinit, montmorillonit-smectit, illit và chlorit (nhóm cuối cùng không phải lúc nào cũng được coi là một phần của đất sét và đôi khi được phân loại như là một nhóm riêng, trong phạm vi phyllosilicat)
Có khoảng 30 loại đất sét nguyên chất khác nhau trong các nhóm này, nhưng phần lớn đất sét tự nhiên là các hỗn hợp của các loại khác nhau này, cùng với các khoáng chất đã
phong hóa khác
Trang 3321
c) Tác dụng của đất sét
Đất sét là chất mềm dẻo khi ẩm, cho nên rất dễ tạo dạng Khi khô nó trở nên rắn chắc hơn và khi được nung hay làm cứng bằng nhiệt độ cao, đất sét trở thành rắn vĩnh cửu Thuộc tính này làm cho đất sét trở thành một chất lý tưởng để làm các đồ gốm sứ có
độ bền cao, được sử dụng cả trong những mục đích thực tế cũng như dùng để làm đồ trang trí Với các dạng đất sét khác nhau và các điều kiện nung khác nhau, người ta thu được đất nung, gốm và sứ Phụ thuộc vào các hợp chất có trong đất, đất sét có thể có nhiều màu khác nhau từ màu trắng, xám tới màu đỏ-da cam sẫm Đất sét được nung kết trong lửa là một trong những vật liệu rẻ tiền để sản xuất và được sử dụng rộng rãi Gạch, ngói, các xoong nồi từ đất, các đồ tạo tác nghệ thuật từ đất, bát đĩa, thân bugi và thậm chí
cả các nhạc cụ như đàn ocarina đều được làm từ đất sét Đất sét cũng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn trong sản xuất giấy, xi măng, gốm sứ và các bộ lọc hóa học
3.1.6 Khái niệm cơ chế polyme hóa vô cơ
a) Cơ chế trực tiếp
Đất sét do nước mưa phong hóa từ đá tràng phong hóa ra, đá acid và trung kiềm thường tạo ra đất sét 2 lá, trong tính khoáng học gọi đó là nhóm kaolinite Kaolinite có cấu trúc hai lá, mỗi lá đều có từ tính âm (-) Nếu dùng một dung dịch xút quậy và đun một chất caolanh thì một trong hai lá ấy sẽ có tính dương (+) Vì vậy, khoáng vật sét kaolinite thành một nam châm tí hon, với một đầu âm và một đầu dương Chúng kết dính lại với nhau, và với đất trộn trơ chung quanh, thành đá Đó là một composit vô cơ Lượng xút chiếm tỷ lệ 4%, còn lượng kaolinite trong đất chiếm tỷ lệ 25% Đó là một phương pháp có
cơ chế từ tính toàn diện và trực tiếp, ta gọi đó là sự polime hóa trực tiếp
b) Cơ chế gián tiếp
Đất mịn hạt và vật liệu mịn hạt như đất sét trở xuống chỉ có điện tích âm trên toàn hạt, đó là các anion thiên nhiên Nếu đưa vào đó các điện tích dương kim loại, gọi là cation, thì cation se nối các anion lại với nhau, và đất bở rời hóa đá Cùng lúc, nó tạo ra sự kết dính bằng cách thu nạp thêm các cation thô hơn vào Chuỗi anion-cation-anion… là
Trang 34một polyme vô cơ hay tổng hợp ( vô cơ + hữu cơ) Cation kim loại rẽ nhất là vôi Ca2+ Ta
có thể thay vôi bằng Mg2+, hay Fe3+, Al3+… với điều kiện chịu tăng giá thành Các hạt gỗ của con mối, sau khi tiêu hóa hết chất cenluloz rồi, cũng là các cation cực mạnh, nhưng có nguồn hữu cơ Hạt gỗ và vôi được xem như cation tổng hợp, làm ra polyme tổng hợp hay composite tổng hợp giá rất thấp.(IPT GROUP, 2010)
3.1.7 Gạch nung
a) Khái niệm
Gạch nung là loại gạch xây được tạo thành từ nguyên liệu chính là đất sét thông qua quá trình nung ở nhiệt độ cao
b) Kỹ thuật sản xuất gạch nung
Quá trình sản xuất gạch gồm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn sấy khô: Quá trình bốc hơi nước trong viên gạch mộc do phơi nắng, sấy khô trong lò nung
- Giai đoạn gia nhiệt trước khi nung: Trong giai đoạn này, các chất hữu cơ trong gạch mộc bị đốt cháy, diễn ra sự chuyển đổi về chất từ trạng thái của đất sang trạng thái gốm, sau đó chuyển dần sang trạng thái kết khối
- Giai đoạn nung: Trong giai đoạn này nhiệt độ vùng nung đạt tới 850 – 950oC Quá trình kết khối của viên gạch diễn ra với đặc trưng là bề mặt các thành phần nóng chảy điền đầy vào các khoảng trống tạo thành mối liên kết vững chắc giữa các hạt Viên gạch trở nên vững chắc hơn
- Giai đoạn làm nguội: Nhiệt độ viên gạch được giảm từ từ đến nhiệt độ môi trường để tránh gây ra nứt nẻ, cong vênh
Hiện có 3 loại lò nung đang được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng: lò tuynel, lò nung liên tục kiểu đứng và lò thủ công truyền thống
Công nghệ sản xuất bằng lò tuynel
Lò tuynel có nguồn gốc từ Đức, được du nhập vào Việt Nam từ năm 1976 Công suất sản xuất của lò từ 7 đến 40 triệu viên/năm/lò Ưu điểm nổi bật của lò tuynel là sản
Trang 35Sản phẩm mộc
Sản
phẩm đã
sấy
Thành phẩm
Sấy sản phẩm mộc Đẩy vào lò
LÒ SẤY
LÒ NUNG
Chiều chuyển động của dòng khí
Chiều chuyển động của sản phẩm Vùng sấy và vùng đốt Vùng nung Làm nguội
Nguồn nhiệt
lượng lớn, nung liên tục, chủ động sấy khô, tiết kiệm năng lượng do sử dụng được tối đa lượng nhiệt trong lò; mức độ cơ giới hoá khá cao, sản xuất theo dây chuyền công nghiệp, năng suất lao động cao; giảm phát thải khí CO2, hạn chế ô nhiễm môi trường Tuy vậy, lò tuynel đòi hỏi mức đầu tư khá cao, quy mô sản xuất lớn Đây là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Hình 3.1 Sơ Đồ Công Nghệ Nung Bằng Lò Tuynel
Lò tuynel có dạng đường hầm thẳng, có chế độ làm việc liên tục, sử dụng được nhiều loại nhiên liệu như: than cám, dầu DO, dầu FO, khí ga Gạch mộc được xếp trên các
xe goòng chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động của khí nóng Lò có kích cỡ khác nhau, dài từ 25-150 m Lò có những bộ phận hồi lưu và trộn khí, tránh sự phân lớp khí gây mất đồng đều nhiệt độ trong lò Lò được chia làm 3 vùng: vùng đốt nóng, vùng nung và vùng làm nguội Không khí dần được nóng lên sau khi làm nguội sản phẩm được
Trang 36chuyển sang vùng nung tham gia quá trình cháy và chuyển sang vùng đốt nóng để sấy khô gạch mộc trước khi chuyển sang vùng nung Khói lò được thải ra ngoài qua ống khói nhờ quạt hút Sự tuần hoàn của khí thải cho phép tạo ra chế độ nhiệt đồng đều trên tiết diện lò
Công nghệ sản xuất bằng lò thủ công truyền thống
Lò thủ công truyền thống được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ lâu đời Lò thủ công truyền thống phù hợp với sản xuất nhỏ, thủ công, tranh thủ được lao động thời vụ nông nhàn; cung cấp gạch xây tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển, giá thành có khả năng cạnh tranh cao, gạch có thể xây tường chịu lực
Nhược điểm của công nghệ sản xuất gạch nung bằng loại lò này là nung gián đoạn, tổn thất nhiệt năng lớn, phát thải khí CO2 nhiều, gây ô nhiễm môi trường cao; sử dụng lao động thủ công là chủ yếu, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của người lao động
Lò được xây dựng trên địa hình bằng phẳng, thường xây thành từng cặp, mỗi đơn nguyên có kích thước phổ biến (dài x rộng x cao) là: 11 x 2,05 x 5,5 (m) Miệng lò để trống, có lợp mái để che mưa Cửa trước và cửa sau để trống khi xếp gạch mộc vào và ra gạch sau khi nung Hai cửa này sẽ được xây bít lại khi đã xếp xong gạch mộc Nguyên liệu được đốt trong bầu chụm và có quạt gió thổi cưỡng bức vào lò Khí thải và hơi nóng thoát lên miệng lò
Nhiên liệu: than cám 6, củi, phoi bào, mùn cưa, trấu, vỏ điều Sản phẩm được xếp
cố định, nhiệt di động từ dưới lên trên, không có hệ thống kiểm tra nhiệt độ, thợ đốt lò kiểm tra nhiệt độ bằng kinh nghiệm Lò thủ công truyền thống được đốt gián đoạn theo từng mẻ nung Các giai đoạn sấy, gia nhiệt, nung và làm nguội diễn ra một cách độc lập nên quá trình nung kéo dài, khả năng tận dụng nhiệt kém, nhiệt tích trong vỏ lò lớn Bởi vậy tiêu hao nhiên liệu lớn và gây ra ô nhiễm môi trường Chất lượng gạch không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người đốt lò, tỉ lệ gạch phế phẩm cao (trên 10%)
Trang 3725
Công nghệ sản xuất bằng lò liên tục kiểu đứng
Lò liên tục kiểu đứng là lò có xuất xứ từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam
từ năm 2001 Lò liên tục kiểu đứng khởi động một lần, có thể vận hành liên tục trong suốt quá trình sản xuất Lò liên tục kiểu đứng có buồng đốt đặt theo chiều thẳng đứng, gạch di chuyển từ trên xuống dưới Mức độ cơ giới cao, giảm được lao động nặng nhọc; tiết kiệm nhiên liệu đến 45% so với lò thủ công truyền thống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Quy
mô sản xuất và đầu tư vốn phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hình 3.2 Sơ Đồ Công Nghệ Nung Bằng Lò Liên Tục Kiểu Đứng
Nhiên liệu là than cám được trộn một phần vào trong viên gạch mộc, một phần được rắc bên ngoài trong quá trình nung Quá trình nung gạch trong lò liên tục kiểu đứng được chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn sấy: trong giai đoạn này gạch mộc được gia nhiệt với tốc độ vừa phải nhờ nguồn khí nóng từ dưới di chuyển lên, nhiệt độ gạch tăng dần khi tiến sát vào khu vực buồng đốt
- Giai đoạn gia nhiệt trước khi nung: Gạch mộc đã sấy khô được chuyển dịch dần vào khu vực buồng đốt, nhiệt độ viên gạch tăng dần đến nhiệt độ nung Trong giai đoạn này, than
Trang 38và các chất hữu cơ trong viên gạch được đốt cháy, gạch chuyển dần từ trạng thái đất sang trạng thái gốm và kết khối
- Giai đoạn làm nguội: Trong giai đoạn này, gạch được làm nguội dần từ nhiệt độ nung đến nhiệt độ của môi trường Do nhiệt độ được hạ thấp từ từ nên gạch không bị cong vênh, nứt nẻ
Các giai đoạn sấy, gia nhiệt trước khi nung, giai đoạn nung và làm nguội diễn ra liên tục ở trong buồng lò Nhờ đó tận dụng được nhiệt của dòng khí ở giai đoạn nung để sấy khô và gia nhiệt cho gạch mộc ở giai đoạn trước khi nung Nhiệt từ gạch ở giai đoạn làm nguội được dùng để gia nhiệt cho không khí cấp vào cho quá trình cháy Việc tận dụng nhiệt triệt để như vậy đã giảm tiêu hao năng lượng, đồng thời phát thải khí CO2 cũng giảm Quá trình nung liên tục làm tăng năng suất sản xuất gạch, chất lượng gạch được đảm bảo tốt hơn so với lò thủ công truyền thống
Hình 3.3 Công nghệ sản xuất bằng lò Hoffman
Nguồn: Thùy Dương, xã Khánh Bình (Tân Uyên), 2010 Quá trình sản xuất bằng lò Hoffman cũng giống như những loại lò trên, chỉ khác ở những điểm sau: Lò đun được đầu tư với tổng số vốn 1,4 tỉ đồng (chiều dài 48m, chiều ngang 9,8 m, công suất thiết kế đạt trên 30 triệu viên gạch/năm và 500 ngàn viên ngói/năm) Lò Hoffman gồm 2 dãy, mỗi dãy có 9 khoang gạch với 10 cửa đốt Có 2 phương pháp đốt cơ bản là đốt cửa hông và đốt trên xuống, đồng thời có thể kết hợp cả 2
Trang 3927
cách đốt Ưu thế của lò Hoffman là có thể sử dụng rất nhiều loại chất đốt như trấu, mạt cưa, vỏ điều ép, than đá… và năng suất đạt 45.000 - 50.000 viên/ngày
c) Tác động môi trường từ hoạt động sản xuất gạch nung
Từ năm 2000 đến năm 2007 sản lượng gạch xây tăng từ 9 tỉ viên lên 22 tỉ viên Dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng lên 25 tỉ viên, đến năm 2015 là 32 tỉ viên và đến năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỉ viên Sản xuất gạch đất sét nung với khối lượng lớn trong những năm qua đáp ứng nhu cầu xây dựng là một thành quả đáng tự hào, nhưng đồng thời cũng thể hiện một số nhược điểm:
Tiêu tốn một lượng đất sét dẻo khổng lồ, để sản xuất 1000 viên gạch tiêu chuẩn tiêu tốn trung bình 1,5m3 đất sét, tuỳ theo gạch đặc hay rỗng Từ năm 2000 đến năm 2007 sản xuất toàn bộ 120 tỉ viên gạch, tiêu tốn trên 180 triệu m3 đất sét Nếu lấy trung bình khai thác 1m2 đất được 2m3 đất sét làm gạch thì diện tích đất canh tác để khai thác là 90 triệu m2 tương đương với 9.000 ha đất canh tác; trung bình mỗi năm 1200 ha, đã biến đất canh tác thành ao hồ, biến ruộng bậc cao thành vùng đất trũng Nếu cứ với tốc độ sản xuất
và nhu cầu ngày càng tăng như hiện nay, thì diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp dần
và điều cần nói đến ở đây là vấn đề an ninh lương thực
Trung bình mỗi năm ngành sản xuất gạch nung tiêu tốn 5-6 triệu tấn than(nếu dùng dầu FO thì tốn khoảng 1,28 tỉ lít), như vậy sẽ thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khí thải độc hại CO2, SO2 ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khoẻ con người, giảm năng suất cây trồng (năm 2005 sản xuất 18 tỉ viên gạch thải ra 2,902 tỉ tấn CO2)
(Trần Văn Huynh, 2009)
3.1.8 Gạch không nung từ đất
Gạch không nung có nhiều loại, song thể hiện những mặt hạn chế sau:
- Dây chuyền sản xuất gạch Block bằng cát, đá, xi măng tuy đã có song chưa được phát triển mạnh mà nguyên liệu đầu vào phải kén chọn là đất, cát sạch nên còn có hạn
Trang 40- Dây chuyền sản xuất gạch ép từ đá và xi măng cũng vậy, vật liệu có hạn, mẫu mã không đẹp, mịn; nơi xây dựng nhà máy có hạn vì phụ thuộc nguyên liệu
- Dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ bằng phương pháp sủi bọt hoặc khí của Đức thì
có ưu thế là gạch nhẹ, song nguyên liệu đầu vào cũng phải kén chọn là cát sạch, tro bay,
xi măng, phụ gia Mà phụ gia phải ngoại nhập phụ thuộc Dây chuyền thiết bị ngoại nhập quá đắt nên khó phù hợp để đầu tư…
Gạch không nung từ đất và phế liệu giải quyết được những hạn chế trên, đảm bảo tính khả thi trong việc phổ biến rộng rãi và sự phát triển bền vững nên được chọn để
nghiên cứu
a) Khái niệm
Gạch không nung từ đất là loại gạch xây được tạo thành từ đất và phế liệu trong xây dựng, sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học: cường độ nén,
uốn, độ hút nước mà không cần qua nhiệt độ
b) Kỹ thuật sản xuất gạch không nung từ đất
Công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất dựa trên sự hiện diện của nguyên tố Silic làm cơ cấu và chất kết dín mạnh mẽ tạo ra hiện tượng ion hóa thành composit vô cơ, một loại vật liệu vô cùng vững chắc Vì vậy, nguyên lý tạo ra loại gạch này là nhờ vào đặc tính của vật liệu: đất sét có tính âm, kết hợp với vật liệu có nhiều tính dương như magie, sắt, qua quá trình nén, sẽ tạo ra một chất mới cứng như đá Loại gạch này sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn, không cần qua nung nóng Gạch ép xong chỉ cần hong khô
7 - 10 ngày là có thể xuất xưởng
Hình 3.1 Cơ Chế Đóng Rắn của Gạch Không Nung Từ Đất
Nguồn: Công ty Huệ Quang, 2009