1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI KHU DU LỊCH VÀM SÁT

77 185 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 511,73 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là yếu tố chủ chốt, nó mang tính chất sống còn của doanh nghiệp nên đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giá tình hình sả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TẠI KHU DU LỊCH VÀM SÁT

ĐINH HOÀI TÂM

LUẬN VĂN CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tháng 12 năm 2007 Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân Tích Hiệu Quả

Trang 2

Hoạt Động Kinh Doanh Tại Khu Du Lịch Vàm Sát” do Đinh Hoài Tâm, sinh viên

khoá TC22, ngành KN và PTNT, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày -

-LÊ NHẬT HẠNH Người hướng dẫn

-

Ký tên, ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

- -

Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm

LỜI CẢM TẠ

Trang 3

Để hoàn thành đề tài này, tôi đã được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhiều người Trước tiên con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, đấng sinh thành đã sinh con ra, đã nuôi dạy con và cho con có được ngày hôm nay

Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức trong suốt

4 năm trên giảng đường Đó chính là hành trang, là nền tảng vững chắc để tôi có thể tự tin bước vào đời

Tôi chân thành cảm ơn cô Lê Nhật Hạnh- giảng viên Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm, người đã hết lòng giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn cho tôi hoàn thành

đề tài này

Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên của KDL Vàm Sát, đặc biệt chú Hà Thanh Linh giám đốc KDL và các cô chú, anh chị trong KDL

đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại quý KDL

Xin cảm ơn tất cả các người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người, những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này Tôi sẽ nghi nhận những giá trị cao quý đó bằng lòng biết ơn vô hạn và kính chúc mọi người được nhiều sức khoẻ, thành đạt và hạnh phúc

Kính bút,

Sinh viên: Đinh Hoài Tâm

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

ĐINH HOÀI TÂM Tháng 12 năm 2007 “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI KHU DU LỊCH VÀM SÁT”

Mục đích của đề tài là phân tích và tìm hiểu những nguyên nhân tác động kết quả

và hiệu quả của hoạt động kinh doanh cảu KDL Từ đó đề ra một số ý kiến nhằm nâng hiệu quả hoạt động kinh doanh của KDL

Để phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của KDL, tôi sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn Qua phân tích, đề tài cho thấy KDL hoạt động có hiệu quả qua các năm, doanh thu và lợi nhuận của KDL đều tăng Tuy nhiên, bện cạnh đó có những mặt cần phải khắc phục như nâng cấp hạ tầng cơ

sở, nâng cấp các điểm tham quan đã xuống cấp và phải có chiến lược chiêu thị, hậu mãi

cụ thể và tốt hơn Từ đó giúp cho hoạt động của KDL ngày càng phát triển hơn nữa

Đề tài đánh giá thông qua các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh và thực trạng của KDL thông qua phỏng vấn từ đó đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của KDL Sau cùng, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy hơn nữa những mặt mạnh của KDL để góp phần làm cho KDL ngày càng phát triển hơn

Trang 5

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

Danh mục phụ lục

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 M ục tiêu nghiên cứu 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Cấu trúc luận văn 2

2.1.1 Vị trí địa lý 4

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 4

2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng 5 2.1.4 Mục tiêu nhiệm vụ và phương hướng phát triển của Khu du lịch 6 2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ 8 2.2.1 Cơ cấu tổ chức 8 2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 8 2.3 Tình hình nhân sự của KDL 10

2.4 Những thuận lợi và khó khăn 10

2.4.1 Những thuận lợi 10

2.4.2 Những khó khăn 10

Trang 6

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2 Ý nghĩa, vai trò phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh13 3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh 14

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 15

3.3 Các chỉ tiêu trong phân tích hoạt động kinh doanh 18

3.3.1 Các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh doanh 18

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của KDL 19

4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của KDL 21 4.1.2 Phân tích tình hình chi phí của KDL 26 4.2 Phân tích tình hình lao động của KDL 27

4.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 29

4.2.3 Phân tích khoản mục chi phí tiền lương 29 4.2.4 Phân tích năng suất lao động tại KDL 33 4.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 33 4.4 Phân tích tình hình lợi nhuận của KDL 34

4.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận của KDL 34 4.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 36 5.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của KDL 38

5.5.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 38 5.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn(tính hợp lý) 40 5.5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn (hiệu suất, hiệu quả) 41

Trang 7

4.6 Thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch của KDL 44

4.6.1 Sự mong đợi của khách hàng đối với KDL 44

4.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

4.6.3 Đánh giá chất lượng dịch vụ của KDL 46

4.6.4 So sánh chất lượng dịch vụ của KDL Vàm Sát

4.7 Những biện pháp nhằm nâng hiệu quả kinh doanh

cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch 55

Trang 9

Sơ đồ 2.1 Mô hình quản lý của khu du lịch 8

Bảng 4.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của KDL

Bảng 4.2 Bảng phân tích tỷ suất chi phí/ doanh thu thuần 20 Bảng 4.3 Tình hình biến động doanh thu, lợi nhuận

Bảng 4.5 Tổng số khách tham quan của KDL qua 2 năm 2005-2006 24

Bảng 4.8 Tình hình bố trí lao động qua 2 năm 2005-2006 28

Bảng 4.9 Hiệu quả sử dụng lao động tại KDL qua 2 năm 2005 – 2006 29

Bảng 4.10 Phân tích khoản mục chi phí tiền lương 30 Bảng 4.11 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương 32 Bảng 4.12 Năng suất lao động của KDL qua 2 năm 2005 – 2006 33

Bảng 4.13 Tình hình biến động cơ cấu tài sản cố định qua 2 năm 2005 – 2006 34

Bảng 4.14 Tình hình lợi nhuận của công ty qua 2 năm 2005 – 2006 35

Bảng 4.15 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 37

Bảng 4.16 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 38

Bảng 4.17 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 39 Bảng 4.18 Phân tích cơ cấu vốn của công ty qua 2 năm 2005 – 2006 40

Bảng 4.19 Hiệu Suất Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn 41

Bảng 4.20 Tốc Độ Luân Chuyển Vốn Lưu động 43

Bảng 4.21 Kỳ Vọng Của Khách Hàng Đối với KDL 45

Bảng 4.22 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Quyết Định Tham Quan Của KH 46 Bảng 4.23 Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Điểm Tham Quan 47

Bảng 4.24 Mức Độ Hài Lòng của Khách hàng về Phục vụ Ăn Uống 48 Bảng 4.25 Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng về Dịch Vụ Lưu Trú 49 Bảng 4.26 Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng về Phương Tiện Vận chuyển 50 Bảng 4.27 Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng về CL Phục Vụ của HDV 51

Trang 10

Bảng 4.28 Kết quả chất lượng dịch vụ du lịch đạt được của KDL 53 Bảng 4.29 Đơn Vị Du Lịch Được Khách Hàng Nhớ Đến Đầu Tiên 55 Bảng 4.30 Đánh Giá của Khách hàng về CL dịch Vụ của Vàm Sát với Các 56

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục : Bảng câu hỏi phỏng vấn

Trang 13

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề :

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, khi Việt Nam trở thành thành viên

150 của tổ chức kinh tế thới giới WTO thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, nhất là trong chạy đua giành thị phần của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải nâng cao mình, tự khắc phục những mặt yếu điểm, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giúp sản phẩm mình đứng trên thị trường, từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên

cơ sở nguồn lực hiện có của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là yếu tố chủ chốt, nó mang tính chất sống còn của doanh nghiệp nên đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình nhằm đánh giá được thực tế tình hình mọi hoạt động kinh tế, phát hiện những nguy cơ tìm ẩn Từ đó đưa ra những chiến lược, chính sách quản

lý phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là một việc không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong mọi lãnh vực, kể cả lãnh vực kinh doanh du lịch Trong xã hội hiện nay, nhu cầu giải trí thư giản không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày Du lịch sinh thái là một loại hình giải trí thư giản tốt nhất sau những ngày làm việc vất vả Con người có thể tận hưởng một bầu không khí trong lành mát mẻ với vẻ đẹp nên thơ hữu tình của những cảnh vật tự nhiên Vì vậy nhu cầu dịch vụ du lịch sinh thái ngày càng nâng cao trong và ngoài nước Du lịch chiếm một

tỉ trọng không nhỏ trong thu nhập quốc dân Từ đó việc đầu tư và nâng cao cao chất lượng kinh doanh du lịch trở thành vấn đề cần thiết cho nền kinh tế cả nước nói chung và trong từng doanh nghiệp nói riêng

Từ những nhận thức trên và qua quá trình thực tế tại KDL Vàm Sát tôi đã chọn đề tài:

“PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI KHU DU LỊCH VÀM SÁT”

Với mong muốn được sử dụng những kiến thức đã học vào thực tế và đóng góp những ý kiến giúp cho KDL nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh

1.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 14

- Đề tài được thực hiện tại khu du lịch Vàm Sát trực thuộc CôngTy TNHH MTV DL Phú Thọ

- Thời gian nghiên cứu từ 1/8/2007-1/12/2007

- Nội dung nghiên cứu kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của KDL Vàm Sát qua 2 năm 2005-2006 thông qua thông tin thu thập tại Văn phòng

1.3 Cấu trúc luận văn

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Đưa ra những lý thiết, khái niệm cơ sở thực hiện đề tài, giới thiệu những phương pháp dùng để phân tích như phương pháp so sánh , phương pháp thay thế liên hoàn, các công thức dung để phân tích, nghiên cứu những vấn đề theo mục đích của đề tài

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đi sâu vào phân tích các mặt, các chỉ tiêu của quá trình hoạt động kinh doanh của KDL qua 2 năm 2005-2006

Phân tích cụ thể các chỉ tiêu nhằm tìm ra những thuận lợi khó khăn, điểm mạnh yếu từ hoạt động kinh doanh của KDL để từ đó có thể đưa ra được các giải pháp đề xuất thực hiện

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Thông qua kết quả phân tích rút ra được những mặt và điểm yếu của KDL, từ đó đưa ra những kiến nghi, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của KDL

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Đặc điểm

2.1.1.Vị trí địa lý

Khu du lịch Vàm Sát cách trung tâm Tp.HCM 55km nằm trong tiểu khu 15A là một

trong 24 tiểu khu của rừng ngập mặn Cần Giờ Thuộc địa bàn Lý Nhơn Phía Tây giáp nông trường quận 10, phía Bắc giáp nông trường Tân Bình, phía Nam giáp Lý Nhơn, phía Đông giáp tiểu khu 16 và dòng sông Vàm Sát đổ ra Cần Giờ

Văn phòng giao dịch đặt tại số: 49 Hoà Bình, Phường 3, Quận 11, TPHCM Tel: 84.8.9632760-9632751-Fax: 84.8.9632751

Trạm hướng đặt bên chân cầu Dần Xây trên đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ Tel:84.8.8876169

Email: vamsat@phuthotourist.com

Website: http://www.vamsat.com

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triễn

Khu du lịch Vàm Sát một đơn vị trực thuộc Công ty Du Lịch Phú Thọ Có diện tích

1862 ha trong đđó rừng chiếm hơn 70℅ diện tích Trước đây khu du lịch là trường Giáo dục Công Nông Nghiệp Q11 đđược thành lập năm 1978 để quản lý giáo dục lao động cho các đối tượng tệ nạn xã hội từ thành phố đưa xuống họ có trách nhiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và

và đào kênh, đắp đập, nuôi trồng thủy sản Năm 1999 trường hết chức năng UBND Quận 11 đề xuất với thành phố chuyển giao cơ sở vật chất của trường cho Công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thị quản lý và đầu tư khai thác Du lịch sinh thái Ngày 30/01/1999 bằng quyết định số 01/QĐ.TC Công ty Du lịch Phú Thọ ra quyết định thành lập Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát hoạt động cho đến nay

Từ những vật chất ban đầu của trường Công ty Du lịch Phú Thọ đã đầu tư nâng cấp và xây dựng thành khu du lịch sinh thái đặc trưng và hấp dẫn du khách Được tổ chức du lịch thới giới WTO (World Tourism Organization) bình chọn là một trong 65 khu du lịch phát triển bền nhất trên thế giới(19/08/2003) trong hệ thống 47 quốc gia thành viên Được Tổng Cục Du Lịch,

Bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam tặng giải thưởng quốc gia cúp vàng du lịch xanh Việt Nam năm 2003

Trang 16

Nằm giữa và cách xa hai con sông lớn là Xoài Rạp và Lòng Tàu, và xa các trục đường

bộ không có dân cư sinh sống nên Vàm Sát có nhiều ưu điểm rất đặc trưng của du lịch sinh thái rừng với hệ thống động thực đa dạng, phong phú bởi cách xa tiếng ồn của động cơ hay khói bụi

sẽ giúp cho quí khách hoà mình với thiên nhiên hoang dã, khám phá sự huyền bí của rừng thiêng, thả hồn tìm về ký ức tuổi thơ hay kỷ niệm của một thời trai trẻ khi ngồi du thuyền rong duổi trên những dòng sông uốn lượn quanh co hay đứng giữa rừng nghe tiếng chim hót trong bầu không khí tĩnh lặng thanh bình rất thích hợp cho những ngày nghỉ cuối tuần của du khách Khu du lịch Vàm Sát tổ chức đón khách tại trạm dưới chân cầu Dàn Xây Một cây cầu dài và đẹp nhất Cần Giờ Từ đó đưa du khách xuống tàu du lịch hoặc cano cao tốc để bắt đầu một chuyến tham quan trên sông đầy thú vị Từ điểm xuất phát là sông Dần Xây tàu sẽ đưa du khách vượt sông Dinh Bà, sông Lò Rèn để tiến sâu vào khu dự trữ sinh quyển thế giới, hai bên

là hai bờ sông trãi dài như vô tận, dọc dòng sông du khách sẽ thấy những loại hình đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản trên sông của bà con dân cư Cần Giờ như: khu nuôi sò huyết, đóng đáy, đăng, lưới cá tôm cũng như cảnh sinh hoạt của cư dân vùng sông nước trên các chồi cheo leo giữa sông hay trên những chiếc ghe làm nhà cho cả gia đình sinh sống

Quản lý lâm sinh

Bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn cả rừng trồng và rừng tự nhiên

Bảo tồn cảnh quan rừng ngập mặn và các môi trường sống của động vật hoang dã, đặc biệt là chim nước

Bảo tồn thuỷ vực, các bãi bồi dọc bờ sông và viên biển để tái sinh tự nhiên cả các loài thực vật lẫn động vật

Trang 17

Nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái có giới hạn

Tạo môi trường thuận lợi đào tạo, nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học và sinh viên trong và ngoài nước

2.1.4 Mục tiêu nhiệm vụ và phương hướng phát triễn của Khu du lịch

Theo đề án quy hoạch phát triễn du lịch Cần Giờ vừa phù hợp với xu hướng phát triển thành phố hướng ra biển trong Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội TP Hồ Chí Minh thời kỳ 1996-2010 vừa phù hợp với định hướng phát triển chung theo Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội Cần Giờ giai đoạn 2000-2020 Trong đó ngành du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế khác trên địa bàn Cần Giờ cùng phát triển Vì Khu du lịch Vàm Sát nằm trong cụm phát triển du lịch rừng nên cần có những bước đi thích hợp với du lịch sinh thái như:

Tích cực vận dụng các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái (Nguyên tắc hoà nhập- nguyên tắc kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái- nguyên tắc quy mô) trong đầu tư xây dựng và phát triển

Vận dụng tốt mối quan hệ con người- thực vật- chim thú rừng

Vai trò của con người: con người đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ và phát triển chim động vật rừng Ngoài ra con người cũng theo dõi và giám sát chim thú rừng để làm tăng tính đa dạng sinh học

Tiêu cực: con người cũng là nhân tố tiêu cực trong việc phá hại môi trường, nơi ở của chim thú hoặc săn bắn, bắt, mua bán chim thú rừng thiếu suy nghĩ

Vai trò động vật: chim và dơi có vai trò quan trọng trong việc gúp cho cây rừng thụ phấn và phát tán hạt giống Nếu bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn một cách bền vững thì chim thú rừng đóng vai trò quan trọng việc cung cấp thức ăn, chuỗi thức ăn hay dòng năng lượng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn

Vai trò thực vật : là nơi cho các loài chim thú rừng sinh sống, đẻ, thức ăn cho một số loài động vật Mỗi loài chim thú rừng đều có giá thể và môi trường sống trong một khu rừng nào đóvới thành phần loài cây khác nhau

Để có bước đi thích hợp nhằm khai thác bền vững hệ động thực vật rừng ngập mặn đa dạng phong phú nằm gọn trong khu du lịch sinh thái Vàm Sát cần đầu tư đúng hướng, giữ vững danh hiệu là khu du lịch sinh thái bền vững được tổ chức du lịch thế giới công nhận Du lịch Vàm Sát cần:

Tiếp tục duy trì, củng cố bảo vệ các khu bảo tồn dơi, chim để khai thác có hiệu quả Vì đây là một sản phẩm du lịch đặc thù

Trang 18

Nâng cấp các sản vật hiện có như biển chết, du thuyền câu cá sấu, đường xuyên rừng, trại nuôi thử nghiệm động vật hoang dã Từng bước đầu tư khu động hoang dã có qui mô lớn hơn

Tăng cường phương tiện vận chuyển du lịch trên sông bằng cách đa dạng các thành phần tham gia đầu tư vận chuyển Tạo điều kiện thuận lợi cho các du khách đến Vàm Sát trong khi đường bộ chưa phát triển

Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ phục vụ, hướng dẫn viên hiện có Có chế độ chính sách thu hút lao động địa phương có trình độ, nghiệp vụ về làm việc

Phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện sẵn có như: tìm hiểu về di chỉ khảo cổ (Sa huỳnh) niên đại 2000-2500; tham quan mô hình mô hình đánh bắt thuỷ sản và thưởng thức theo kiểu dân dã tại trổ, tour hành hương về đền thơ thần không đầu (ông Dương Văn Hạnh, một phó tướng của nghĩa sĩ Trương Định bị Pháp chặt đầu) và miếu bà chuối xứ được nhân dân xã Lý Nhơn anh hùng lập miếu thờ phụng từ trước đến nay Nằm trong di tích đựợc nhà nước công nhận và đầu tư là Đình Thần – Miếu Bà- Đài tưởng niệm liệt sĩ ở ấp Lý Thái Bửu, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ Nằm cách khu du lịch Vàm Sát 2,5km

Ngoài ra, khu du lịch Vàm Sát cũng cần đầu tư nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu cắm trại, nhà vệ sinh để phục vụ du khách tốt hơn

2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ

2.2.1 Cơ cấu tổ chức

Từ khi thành lập đến nay ban lãnh đạo KDL áp dụng mô hình quản lý như sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý của khu du lịch

Giám đốc

2.2.2.Chức năng và nhiệm vụ

a) Giám đốc: Có nhiệm vụ lãnh đạo chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Khu du

lịch, các tổ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, tiến hành theo dõi hoạt động của Khu du lịch

Tổ Bảo

Vệ

Tổ Vận Chuyển

Tổ Kinh Doanh

Văn Phòng

Trang 19

b) Văn phòng bao gồm bộ phận Tổ Chức Hành Chính, Kế Hoạch Kinh Doanh, Kế Toán Tài Chính

Tổ Chức Hành Chính: Có nhiệm vụ tham mưu đề xuất ý kiến trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của Khu du lịch, tổ chức quản lý công tác cán bộ lao động và theo dõi thực hiện công tác tiền lương và theo chế độ chính sách đối với người lao động, thống

kê chất lượng lao động và báo cáo tăng giảm lao động, theo dõi công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy

Kế Hoạch Kinh Doanh: Lập kế hạch kinh doanh hàng năm và phương án kinh doanh dài hạn, là tham mưu chính cho Giám đốc trong việc tìm kiếm nguồn tiềm năng kinh doanh mới

Kế Toán Tài Chánh: Quản lý việc sử dụng vốn, nguồn vốn hoạch toán kế toán các khoản thu chi, giá bán các dịch vụ theo dõi tài sản cố định công nợ hàng hoá tồn kho, tham mưu cho Giám đốc về giá cả phương thức thanh toán trước khi Giám đốc ký, thực hiện kế toán

và báo cáo kết quả kinh doanh của Khu du lịch

c) Tổ Kinh Doanh bao gồm bộ phận Nhà Hàng, Nhà Nghỉ và bộ phận Dịch Vụ

Nhà hàng kinh doanh thức ăn và nước uống cho du khách Nhà nghỉ kinh doanh nơi nghỉ dưỡng cho du khách

Bộ phận Dịch vụ có nhiệm vụ bán và quản lý tour, thông báo cho các bộ phận,

tổ khác khi du khách đến và đi

d) Tổ Vận Chuyển: Có chức năng quản lý và điều hành tàu thuyền, cano đưa đón

khách du lịch từ trạm hướng dẫn Dần Xây đến Đầm Dơi và khu trung tâm Khu du lịch Chịu trách nhiệm an toàn tuyệt đối cho du khách trong suốt tuyến đường thuỷ Ngoài ra Tổ Vận Chuyển còn chịu trách nhiệm bảo quản và sửa chửa tàu thuyền, máy móc khi hư hỏng

e) Tổ Bảo Vệ bao gồm bộ phận Quản lý rừng và Quản lý khu trung tâm

Quản lý rừng: có nhiệm vụ bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn cả rừng trồng và rừng tự nhiên tránh bị khai thác của bọn xấu

Bảo vệ cảnh quan rừng ngập mặn và các môi trường sống của động vật hoang dã, đặc biệt là chim nước tránh sự săn bắt của dân địa phương

Bảo vệ thuỷ vực, các bãi bồi dọc bờ sông và viên biển dể tái sinh tự nhiên cả các loài thực vật lẫn động vật

Nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái có giới hạn

Quản lý khu trung tâm: có nhiệm vụ trông coi và quản lý cơ sở vật chất, hạ tầng ở khu trung tâm Khu du lịch

Trang 20

- KDL Vàm Sát là một trong những trọng điểm của việc quy hoạch các khu vui trơi giải

trí và phát triển du lịch sinh thái của Huyện Cần Giờ và TP Hồ Chí Minh, vì có cảnh quan

thiên nhiên hoang dã và phong phú, mang nét sinh thái đặc trưng của rừng ngập mặn; nhiều lễ

hội văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Nên hưởng nhiều chính sách ưu tiên của Nhà nước

- Nằm trên địa bàn có vùng đất tương đối bằng phẳng, mật độ dân cư thấp, nhà cửa ,

kiến trúc còn mang tính tạm thời Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quy hoạch và xây dựng

mới ngay từ đầu

- Là nơi phục vụ cho công việc học tập, tham quan, nghiên cứu của các sinh viên, học

sinh cũng như các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước

Có những nét văn hoá đặc trưng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ

- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi trong việc khai thác và phát triễn

loại hình du lịch sông nước đang được du khách ưa thích

2.4.2 Những khó khăn

- KDL Vàm Sát hiện đang khó khăn, trăn trở nhất đối với sự phát triễn khai thác du

lịch chính là hệ thống giao thông Cách thành phố không quá 55km mà phải đi mất 3 giờ đồng

hồ ( bằng xe gắn máy hoặc xe hơi)

- Cầu Bình Khánh chưa xây dựng là một thiệt thòi lớn để phát triễn ngành du lịch ở

Huyện Cần Giờ nói chung và KDL nói riêng

- Vốn đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển KDL còn quá khiêm tốn và

chưa nhất quán

Trang 21

- Hiện tại, KDL mới chỉ khai thác một phần nhỏ của du lịch về tài nguyên thiên nhiên, chưa khai thác tài nguyên nhân văn về du lịch, mà du lịch sinh thái lại là loại hình vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên nhân văn

Trang 22

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 cơ sơ lý luận

3.1.1 Khái niệm

Du lịch sinh thái (theo định nghĩa của Tổng Cục du lịch Việt Nam) là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Du lịch bền vững (theo định nghĩa của WTO (Năm 1992 Janero de Rio) là việc triễn các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa Trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai

Sản phẩm du lịch là tổ hợp những cái nhằm đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, nó bao hàm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và tiện nghi cung cấp cho khách

du lịch được tạo nên cho các yếu tố tự nhiên và trên cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một cơ sở nào đó Theo tác giả Krippendory sản phẩm du lịch gồm các nhóm sau: Các yếu tố thuộc về con người: Ngôn ngữ, tâm tính, lòng hiếu khách, văn học nghệ thuật, truyền thống nhân gian…

Các thành phần tự nhiên: khí hậu, phong cảnh, địa hình, động thực vật, tình hình dân cư…

Hạ tần cơ sở nói chung: vận chuyển và liên lạc…

Trang thiết bị du lịch; nơi ăn, chốn ở, nơi giải trí…

Chất lượng dịch vụ: Nhiều nhà nghiên cứu thường gặp khó khăn khi xác định hay định

nghĩa chất lượng dịch vụ Nhìn chung người ta nhận định nghĩa chất lượng dịch vụ là những gì

mà khách hàng cảm nhận được

Mỗi khách hàng thường cảm nhận khác nhau về chất lượng, và do đó việc tham gia của khách hàng trong việc phát triển và đánh giá chất lượng dịch vụ là rất quan trọng, trong lĩnh vực du lịch, chất lượng là một hàm của nhận thức khách hàng Nói một cách khách, chất lượng được xác định dưa vào nhận thức, hay cảm nhận thức của khách hàngliên quan đến nhu cầu cá nhân của họ

Sự hài lòng của khàch hàng: có nhiều định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng nhưng

dường như các tác giải đều đồng ý rằng hài lòng hay không hài lòng của khách hàng là trạng

Trang 23

thái tình cảm thích thú hay thất vọng thông qua việc so sánh chất lượng sản phẩm/ dịch vụ với mong đợi của khách hàng

Theo đó, sự hài lòng của khách hàng là một hàm số của chất lượng sản phẩm/dịch theo cảm nhận của khách hàng và sự mong đợi của chính khách hàng Nếu mong đợi của khách hàng lớn hơn chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ, khách hàng sẽ thất vọng Nếu như chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt hơn sự mong đợi, khách hàng sẽ hài lòng và doanh nghiệp sẽ đạt được sự thoả mãn của khách hàng

Các doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu đạt được sự hài lòng của khách hàng ngày càng cao bởi vì điều này sẽ khiến doanh nghiệp nắm bắt được tâm lý khách hàng, khiến khách hàng lập lại hành vi mua hàng Sự hài lòng càng cao

Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hoạch toán và các thông tin kinh

tế khác bằng những phương pháp khoa học thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rỏ hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ

sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp

3.1.2 Ý nghĩa, vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh

Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện kinh doanh khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn có những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện, chỉ có thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể phát hiện và khai thác được chúng được để mang lại hiệu quả cao hơn.thông qua phân tích mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc các vấn đế phát sinh và từ đó có những giải pháp thích hợp để cải tiến hoạt động quản lý có hiệu quả hơn

Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh Thông qua tài liệu phân tích cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thấy đúng đắn khả năng, những hạn chế cũng như thế mạnh của doanh nghiệp mình Chính trên cơ sở này, những nhà quản trị doanh nghiệp có thể ra các quyết định đúng đắn để đạt được những mục tiêu, chiến lược kinh doanh

Phân tích hoạt kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh Dựa trên các tài liệu có được, thông qua phân tích, doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để ra các chiến lược kinh doanh phù hợp

Trang 24

Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các cấp độ quản trị khác nhau trong nội

bộ doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài là những người không trực tiếp điều hành doanh nghiệp, khi họ có mối quan hệ về quyền lợi với doanh nghiệp

3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Việc phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp xác định lợi nhuận, chi phí và những điều chỉnh nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh Đây là một việc bức thiết để theo dõi sát hoạt động kinh doanh của KDL nhằm tránh và giảm thiểu sai phạm trong quản lý, đưa KDL ngày càng phát triễn

a) Nhân tố của môi trường bên trong: gồm có

- Sản phẩm du lịch:

Là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới doanh thu Sản phẩm du lịch không đẹp, không hấp dẫn sẽ khó thu hút du khách đến tham quan làm ảnh hưởng đến số lượng khách tham quan, đến doanh thu, lợi nhuận của đơn vị, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của KDL

Chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo, đó là yêu cần thiết để KDL tồn tại và phát triễn Trong nền kinh tế hiện nay, yếu tố này có vai trò quyết định đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mà đặc biệt là uy tín của doanh nghiệp được xem là tài sản vô hình vô cùng quí giá để giúp doanh nghiệp đứng vững trên thương trường

-Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh:

Đây là những tài sản, tài nguyên vật chất trực tiếp hay gián tiếp cho hoạt động kinh doanh của KDL như: tài nguyên rừng, hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, phương tiện vận chuyển,…và đặc biệt là khả năng tài chính phục vụ kinh doanh dịch vụ mà trong đó nguồn vốn được xem là yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục

Vốn trong hoạt động kinh doanh được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, tuỳ theo đặc điểm, tính chất hoạt động và chức năng của từng doanh nghiệp sẽ có hình thức huy động khác nhau

b) Nhân tố tác động bên ngoài

Trang 25

Là những yếu tác động, ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của KDL nhưng nó có nguồn gốc từ bên ngoài doanh nghiệp Những yếu này có thể xem là vỏ bọc vừa bảo vệ, vừa gây trở ngại cho KDL Ảnh hưởng tổng hợp hay đơn lẻ của chúng có thể tạo ra ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của KDL như: yếu tố chính trị, nền kinh tế, thu nhập, mức sống và trình độ văn hoá của ngưới dân, văn hoá truyền thống, phong tục tập của địa phương…

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu của Văn phòng KDL

Tham khảo các tài liệu, luận văn của các anh chị khoá trước, các tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, tạp chí, tìm kiến trên mạng internet…có liên quan làm cơ sở đánh giá kết quả, dựa vào những kiến thức đã học để phân tích số liệu theo đúng mục đích cần phân tích

Số liệu sơ cấp: Hình thức thu thập số liệu là phỏng vấn trực tiếp

Cách tiến hành nghiên cứu:

- Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi

- Độ lớn của mẫu: 80 đáp viên

- Chia làm hai đối tượng:

+ Khách du lịch Vàm Sát: 40 đáp viên + Khách ngẫu nhiên: 40 đáp viên

3.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp dược dùng chủ yếu trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện, có tính so sánh được để rút ra kết luận về hiện tượng và quá trình kinh doanh

Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế sao:

- Phải thống nhất về nội dung phản ánh

- Phải thống nhất về phương pháp tính toán

- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thời gian tương ứng

- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đại lượng biểu hiện là đại lượng đo lường

Tuỳ theo mục đích yêu cầu, tính chất và nội dung của việc phân tích mà các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng phương pháp so sánh cho phù hợp

So sánh tuyệt đối:

Trang 26

- Số tuyệt đối: là mức độ thể hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công

- Số tuyệt đối là cơ sở tính các chỉ tiêu khác

-So sánh tuyệt đối: là so sánh các chỉ tiêu kinh tế giữa kì kế hoạch và thực hiện, giữa những khoảng thời gian, không gian khác nhau để thấy được mức độ hoàn thành, quy mô phát triển của các chỉ tiêu kinh tế đó

So sánh tương đối: là tỉ lệ phần trăm( %) của chỉ tiêu phân tích so với các chỉ tiêu gốc

để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

3.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh Phương pháp này có một số đặc điểm như sau:

- Một hiện tượng hoặc quá trình kinh tế có thể phản ánh bằng chỉ tiêu kinh tế và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố

- Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học trong đó các nhân tố được sắp xếp từ nhân tố lượng đến chất lượng

- Gọi Q là chỉ tiêu phân tích

- Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích

- Thể hiện qua phương trình: Q = a.b.c

- Đặt Q1 là kết quả kì phân tích: Q1 = a1.b1.c1

- Q0 là chỉ tiêu kỳ kết hoạch: Q0 =a0.b0.c0

- Q1 –Q0 = Q : mức chênh lệch giữa kết quả thực tế so với chỉ tiêu kế hoạch

- Q = a1.b1.c1- a0.b0.c0 là đối tượng phân tích

- Thực hiện phương pháp thay thế:

- Thay thế nhân tố a: a0.b0.c0 được thay thế bằng a1.b0.c0

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là: a= a1.b0.c0- a0.b0.c0

- Thay thế cho nhân tố b là: a1.b1.c0

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: b= a1.b1.c0- a1.b0.c0

- Thay thế cho nhân tố c là: a1.b1.c0 được thay thế bằng a1.b1.c1

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: c= a1.b1.c1- a1.b1.c0

Trang 27

- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a+ b+ c = (a1.b0.c0- a0.b0.c0)+ (a1.b1.c0- a1.b0.c0)+ (a1.b1.c1- a1.b1.c0)= a1.b1.c1- a0.b0.c0 = Q: đối tượng phân tích

3.3 Các chỉ tiêu trong phân tích hoạt động kinh doanh

3.3.1 Các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh doanh

- Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu = (Lợi nhuận/Doanh thu)*100

- Tỷ suất LN/CP = (Lợi nhuận trước thuế/chi phí)*100

- Tỷ suất LN/Vốn CSH = (Lợi nhuận trước/ Vốn CSH)*100

- Tỷ suất LN/Vốn kinh doanh = (LN/Vốn Kinh doanh)*100

- Hiệu suất sử dụng tổng vốn = Tổng doanh thu/Tổng vốn kinh doanh

- Hiệu suất sử dụng VCĐ = Tổng doanh thu/VCĐ

- Hiệu suất sử dụng VLĐ = Tổng doanh thu/VLĐ

- Hiệu quả sử dụng Tổng vốn = Tổng LN/ Tổng vốn kinh doanh

- Hiệu quả sử dụng VCĐ = Tổng LN/ VCĐ

- Hiệu quả sử dụng VLĐ = Tổng LN/VLĐ

3.3.2 Các chỉ tiêu về lao động

Lợi nhuận sau thuế

Hiệu quả sử dụng loa động =

Trang 28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của KDL

Bảng 4.1 Kết Quả và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh của KDL Qua 2 Năm 2005 và

1 Doanh thu thuần 3,564,191 3,956,546 392,355 11.01

2 Giá vốn hàng bán 3,313,332 3,675,804 362,472 10.94

3 Lợi tức gộp 250,859 280,742 29,883 11.91

4 Chi phí bán hàng 83,115 89,315 6,200 7.46

5 Chi phí quản lí doanh nghiệp 72,781 77,126 4,345 5.97

Trong đó chi phí lãi vay 27,580 33,923 6,343 23.00

6 Lợi tức thuần từ hoạt động 95,149 114,301 19,152 20.13

kinh doanh

Thu nhập từ hoạt động tài chính 6,690 8,259 1,569 23.45

Chi phí hoạt tài chính 3,252 3,759 507 15.59

7 Lợi tức từ hoạt động tài chính 3,438 4,500 1,062 30.38

8 Lợi tức bất thường 385 371 -14 -3.64

9 Tổng lợi tức trước thuế 98,972 119,172 20,200 20.41

10 Thuế thu nhập doanh nghiệp 61,409 76,037 14,628 23.82

11 Lợi tức sau thuế 3,563 43,135 5,572 14.83

Nguồn: Văn phòng

Trang 29

Từ Bảng trên ta thấy:

- Do các khoản giảm trừ tăng 15.92%, tương ứng với 26,823 nghìn đồng, trong đó chủ yếu là thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 16.13% tương ứng với số tiền 25,705 nghìn

đồng nên làm cho doanh thu thuần chỉ tăng 11.01% tương ứng với số tiền là 392,355 nghìn

đồng so với năm 2005, thấp hơn tỉ lệ gia tăng của doanh thu là 0.22%

- Tuy tỉ lệ giá vốn hàng bán tăng 10.94%, nhưng tỉ lệ tăng này lại thấp hơn tỉ lệ tăng doanh thu thuần không đáng kể ( chỉ bằng 0.07% so với tỉ lệ tăng doanh thu thuần), nhưng bù

lại chí phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp tăng tương đối thấp ( chỉ tăng 4.46% và

5.97% so với năm 2005) nên góp phần làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng

đáng kể (20.13% so với năm 2005, ứng với số tền là 19,152 nghìn đồng)

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của KDL tăng 30.89% tương ứng với số tiền là 1,062 nghìn đồng, thu nhập này chủ yếu từ lãi ngân hàng mang lại

- Lợi tức bất thường giảm nhưng số tiền từ thu nhập bất thường quá nhỏ nên không ảnh hưởng lợi tức sau thuế và nó mang tính khách quan vì các khoản thu thập bất thường và chi phí

bất thường đều không thể dự kiến được nên việc tăng hay giảm chỉ tiêu này không nói lên được

tình hình kinh doanh tốt hay xấu

Để có thể đánh giá được kết quả hoạt kinh doanh , ta cần đi sâu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh: chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí về

Nguồn: tính toán tổng hơp

Tỷ suất chi phí giá vốn hàng bán/doanh thu thuần:

- Năm 2005: cứ 100 đồng doanh thu thuần thì chi phí giá vốn hàng bán chiếm 92.96 đồng

Trang 30

- Năm 2006: cứ 100 đồng doanh thu thuần thì chi phí giá vốn hàng bán chiếm 92.90 đồng, giảm 0.06% so với năm 2005

Tỷ suất chi phí bán hàng/ doanh thu thuần:

- Năm 2005: trong 100 đồng doanh thu thuần, chi phí bán hàng chiếm 2.23 đồng

- Năm 2006: trong 100 đồng doanh thu thuần, chi phí bán hàng chiếm 2.26 đồng, giảm 0.07% so với năm 2005

Tỷ suất chi phí QLDN/doanh thu thuần:

- Năm 2005: trong 100 đồng doanh thu thuần, chi phí quản lí doanh nghiệp chiếm 2.04 đồng

-Năm 2006: trong 100 đồng doanh thu thuần, chi phí quản lí doanh nghiệp chiếm 1.95 đồng, giảm 0.09% so với năm 2005

Như vậy: nhờ quản lí tốt các khoan chi phí mà các khoản chi phí năm 2006 giảm hơn so với năm 2006 Tuy mức độ giảm không đáng kể nhưng đây là một biểu hiện tốt góp phần làm cho lợi nhuận của KDL tăng lên

4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của KDL

Tình hình biến động lợi nhuận, doanh thu qua các năm: hầu như doanh nghiệp nào khi bước vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh kể cả doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch thì mục tiêu cuối cùng đó là bán được sản phẩm của mình và thu được lợi nhuận Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được do bán sản phẩm của mình ra thị trường

Do đó để thấy được tình hình thu nhập của KDL như thế nào, ta cần xét đến tình hình biến động về doanh thu và lợi nhuận của KDL qua các năm

Trang 31

Bảng 4.3 Tình Hình Biến Động Doanh Thu, Lợi Nhuận Qua 3 Năm 2004, 2005 và 2006

Hình 4.1 Bảng Đồ Tình Hình Biến Động Doanh thu Qua Các Năm

Hình 4.2 Bảng Đồ Tình Hình Biến Động Lợi Nhuận Qua Các Năm

Trang 32

Qua bảng đồ trên ta thấy doanh thu của KDL tăng qua các năm nhưng không đều, còn lợi nhuận thì nhìn chung là tăng đều qua các năm Doanh thu của công ty đạt cao nhất vào năm

2006 và thấp nhất vào năm 2004 Cụ thể là năm 2005 doanh thu tăng 5.79% so với năm 2004,năm 2006 tăng 11.23% so với năm 2005 và 11.67% so với năm 2004 Trong đó, doanh thu chủ yếu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ Tăng doanh thu là một xu hướng tất yếu

và đây là ngành đang phát triển, bên cạnh đó hiện nay chúng ta đã trở thành một thành viên chính thức của WTO, kinh tế đất nước phát triển, đời sống của người dân được nâng cao do đó nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ dưỡng cũng tăng mà mức doanh thu của KDL chỉ tăng từ 5 – 20% là chưa cao Do đó, việc tăng doanh thu là rất quan trọng, muốn làm được điều này cần phải tạo ra nhiều sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch

Bảng 4.4 Các Yếu Tố Doanh Thu Chính của KDL

Trang 33

Về mặt lợi nhuận: vì kinh doanh dịch vụ du lịch là một ngành rất đặc thù nên lợi

nhuận thu được không giống với các ngành khác Cụ thể, năm 2005 lợi nhuận tăng 8.97% so

với năm 2004, năm 2006 tăng 14.83% so với năm 2005 và 25.13% so với năm 2004

Bảng 4.5 Tổng Số Khách Tham Quan Của KDL qua 2 năm

Chênh lệch Khách Đơn vị tính Năm 2005 Năm2006 ± %

Đường bộ Người 7614 8023 4097.28 Đường

thuỷ Người 8267 9556 1289 15.59

Tổng cộng Người 15881 17579 1698 10.69

Giá trị 1000 đồng 4,041,080 5,329,904 1,288,824 31.89

Nguồn: Văn Phòng

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Doanh thu tiêu thụ được xác định bằng phương trình kinh tế sau đây:

Doanh thu = Số khách (qi) * Giá bán đơn vị ( gi)

Từ phương trình trên cho thấy doanh thu chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố:

-số khách

-Giá bán đơn vị

Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào đối với doanh thu, tôi tiến hành

phân tích doanh thu tiêu thụ của công ty bằng phương pháp thay thế liên hoàn

Giá b/q 1 khách năm 2005 = Doanh thu

số khách

= 4,041,080 15,881

= 254.4600466 nghìn đồng/1khách

Trang 34

Giá b/q 1 đơn vị sản phẩm năm 2006 = Doanh thu

Số lượng sản phẩm tiêu thụ 5,329,904

= 17,579

Doanh thu năm 2006 tăng lên 1,288,824 triệu đồng so với năm 2005 Để tìm hiểu

nguyên nhân của sự gia tăng này do yếu tố nào tác động,tôi tiến hành phân tích như sau:

Mức độ ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ:

Như vậy qua phân tích ta thấy doanh thu năm 2006 tăng 1,288,824 nghìn đồng so

với năm 2005 là do:

- Số khách tăng 1698 người làm cho doanh thu tăng lên 432,073.159 nghìn đồng

-Giá bán đơn vị tăng 48.7371774 nghìn đồng/ ngàn tấn đã làm cho doanh thu tăng lên

856,750.841 nghìn đồng

Kết luận: doanh thu tiêu thụ của năm 2006 tăng lên là do cả 2 yếu tố trên

Bảng 4.6 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Doanh Thu

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Mức tăng giảm

Trang 35

Yếu tố ± DT

Số du khách tăng làm doanh thu tăng 432,073.159 Giá bán tăng làm doanh thu tăng 856,750.841 Doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 1,288,824

Nguồn: TTTH

4.1.2 Phân tích tình hình chi phí của KDL

Bảng 4.7 Kết cấu chi phí của KDL qua 2 năm

Qua Bảng phân tích trên, tôi có một số nhận xét sau:

-Năm 2006,giá vốn hàng bán tăng 10.94% tương ứng với số tiền là 362,472 nghìn đồng so với

năm 2005 Sự gia tăng này là do năm 2006 KDL đã bỏ vốn ra tôn tạo lại các điểm tham quan,

nâng cấp các phương tiện đưa đón du khách và giá thực phẩm luôn tăng

-Chi phí bán hàng năm 2006 tăng thêm 7.46% so với năm 2005 vì số lượng du khách

ngày càng tăng nên KDL tăng cường về nhân sự phục vụ cho hoạt động của KDL

-Chi phí quản lỳ doanh nghiệp cũng tăng lên 5.97% so với năm trước do KDL mở

rộng thêm bộ máy tổ chức và các khoản chi phí khác cũng tăng theo như chi phí cho nhân viên,

bảo vệ rừng, các điểm tham quan, trang thiết bịvà phương tiện phục vụ cho hoạt động của KDL

do KDL nâng cao uy tín, thu hút du khách để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nên việc

tăng thêm khoản chi phí này là một điều tất yếu

-Chi phí tài chính của công ty năm 2006 lên 15.59% so với năm 2005 nhưng số tiền

này là không đáng kể do chi phí đi lai là chính

Nguồn: Văn Phòng

Trang 36

Ta thấy các chi phí trên đều tăng lên trong năm 2006 kéo theo chi phí từ hoạt động kinh doanh

của KDL cũng tăng theo

4.2 Phân tích tình hình lao động tại công ty

4.2.1 Phân tích yếu tố lao động

Lao động hay sức lao động là 1 trong 3 yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt

động kinh doanh, 3yếu tố đó là: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Trong

đó yếu tố sức lao động là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất.Ngày nay dù khoa học kỹ thuật tiên

tiến được phát minh ra để phục vụ cho con người, giải phóng sức lao động cho con người

nhưng không thể nào thay thế được con người đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ du

lịch, từ đó cho thấy sự quan trọng của yếu tố này trong hoạt động kinh doanh của KDL như thế

nào Sau đây tôi xin đi sau vào phân tích tình hình lao động tại KDL

Bảng 4.8 Tình hình bố trí lao động tại KDL qua 2 năm 2005 – 2006

Qua Bảng trên ta thấy trong năm 2006 tổng số lao động của KDL tăng lên 2 người

tương ứng với tỉ lệ 7.69% Trong đó lao động nam tăng 1 người tương ứng với 5.26% và nữ

tăng 1 người tương ứng 14.28%

Trang 37

KDL có số lao độngnam nhiều hơn số lao động nữ là do đặc thù KDL năm trong Khu Dự Trử Sinh Quyên Thới Giới nên cần nam để bảo vệ rừng Còn lao động nữ đa số làm công việc văn phòng và hướng dẫn du khách

Lực lượng lao động trực tiếp tăng 1 người tương ứng với mức tăng 4.54% do số lượng khách du lịch ngày càng tăng nên cần thêm hướng dẫn địa phương Lao động gián tiếp tăng 1 tương ứng 25% do KDL thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự

Những lao động có trình độ đại học của KDL chiếm 10.7%, chủ yếu được bố trí vào các vị trí quan trọng như giám đốc, các tổ trưởng các tổ

Những lao động có trình độ tốt nghiệp trung học chiếm 50% đây là đội ngũ lao động

có kinh nghiệm và gắn bó nhiều năm với KDL từ khi mới thành lập

Các lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp được bố trí theo chuyên ngành phù hợp

4.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 4.9.Hiệu quả sử dụng lao động tại KDL qua 2 năm 2005 – 2006

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 Chênh Lệch

4.2.3 Phân tích khoản mục chi phó tiền lương

Trang 38

Bảng 4.10.Phân tích khoản mục chi phí tiền lương

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 Chênh lệch

Số tiền tỉ lệ(%) Doanh thu đồng 3,732,664,000 4,151,842,000 419,178,000 11.23

Số lao động bình quân người 26 28 2 7.69

Chi phí tiền lương(tổng quỹ lương) đồng/người 660000000 720000000 60000000 9.09 Tiền lương bình quân đồng/người/năm 25,384,615 25,714,285 329,670 1.29

Nguồn: Văn Phòng và TTTH

Ngày đăng: 27/02/2019, 14:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thị Việt Hà, 2006. Phân Tích Kết Quả Hiệu Quả Sản Xuẩt Kinh Doanh Tại Cty CP Rượu-Bia Đà Lạt. Luận văn tốt nghiệp ĐH, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân Tích Kết Quả Hiệu Quả Sản Xuẩt Kinh Doanh Tại Cty CP Rượu-Bia Đà Lạt
2. Lê Hoàng Long, 2006. Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Xí Nghiệp Công Nghiệp Và Dịch Vụ Ôtô Sài Gòn( ISAMCO). Luận văn tốt nghiệp đại học, khao kinh tế, đại học nông lâm TPHCM, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Xí Nghiệp Công Nghiệp Và Dịch Vụ Ôtô Sài Gòn( ISAMCO
3. Nguyễn Thị Mỵ, 2005. Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. Nhà Xuất Bản Thống Kê, 98 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Thống Kê
4. Trịnh Đức Tuấn, 2004. Bài Giảng Thống Kê Doanh Nghiệp, Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
5. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, 2001. Giào Trình Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. Nhà Xuất Bản Thống Kê, 271 trang Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w