1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM BÀN IDO5 TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

73 137 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Để đạt được yêu cầu chất lượng của khách hàng đặt ra, xí nghiệp đã phần nào đáp ứng khả năng vận dụng việc triển khai yêu cầu của khách hàng vào hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm tạ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

NGÔ THỊ HUYỀN TRANG

KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

SẢN PHẨM BÀN IDO5 TẠI XÍ NGHIỆP

CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

NGÔ THỊ HUYỀN TRANG

KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

SẢN PHẨM BÀN ID05 TẠI XÍ NGHIỆP

CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

Ngành Công Nghệ Chế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn đến:

 Cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng cho con ăn học nên người

 Ban Chủ Nhiệm khoa Lâm Nghiệp – Bộ môn Chế Biến Lâm Sản

và quý thầy cô đã chỉ bảo tôi trong suốt khóa học vừa qua

 Cô Ths NguyễnThịÁnhNguyệt đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

 Cán bộ, nhân viên và toàn thể anh chị em công nhân xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

 Anh Nguyễn Đức Tú – Trưởng phòng kỹ thuật xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

 Các bạn sinh viên trong lớp Chế Biến Lâm Sản khóa 35 đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập vừa qua

Trang 4

TÓM TẮT

Đềtài “Khảosáthệthốngquảnlýchấtlượngsảnphẩm Bàn DI05 tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa”đượctiếnhành tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa trong thời gian từ 01/03/2013 – 30/06/2013

Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa là một trong những xí nghiệp chế biến đồ mộc xuất khẩu thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam Để đạt được yêu cầu chất lượng của khách hàng đặt ra, xí nghiệp đã phần nào đáp ứng khả năng vận dụng việc triển khai yêu cầu của khách hàng vào hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, các phương pháp được áp dụng là: đọc nguồn tài liệu, văn bản, giấy tờ mà xí nghiệp cung cấp để tìm hiểu được yêu cầu chất lượng của khách hàng, cũng như việc Xí nghiệp triển khai và lập hệ thống quản

lý chất lượng vào trong sản xuất; Dùng thước đo kích thước phôi và kích thước sản phẩm; Dùng mắt kiểm tra khuyết tật các chi tiết, sản phẩm….;Dùng tài liệu để phân tích hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp Sau khi thu thập số liệu, dùng phương pháp thống kê tính tỉ lệ khuyết tật Nguồn nguyên liệu nhập về có các thông số quan trọng như: độ ẩm nguyên liệu (8-12%), số lượng chi tiết khảo sát cho các chi tiết sản phẩm là 30 chi tiết, độ cong vênh của gỗ tối đa 5mm/1m… Nguyên liệu được sử dụng là keo lá tràm Tỉ lệ khuyết tật Tỉ lệ khuyết tật qua các khâu cao nhất ở khâu sơn (21,11%), khâu bào hai mặt (20,94%) Toàn bộ sản phẩm có tỉ lệ khuyết tật trung bình là: 6,54% Các dạng khuyết tật chủ yếu xảy ra với gỗ nguyên liệu Tỉ lệ khuyết tật còn cao, bộ máy quản lý chất lượng của Xí nghiệp còn hạn chế

Vì vậy, xí nghiệp cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hoàn thiện hơn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH viii

Chương 1ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.3 Ý nghĩa khoa học thực tiễn: 2

Chương 2TỔNG QUAN GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA 3

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp: 3

2.1.1 Lịch sử hình thành: 3

2.1.2 Quá trình phát triển: 4

2.1.3 Thị trường tiêu thụ: 4

2.1.4 Phương hướng phát triển: 4

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp: 5

2.2.1 Chức năng: 5

2.2.2 Nhiệm vụ: 5

2.3 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp: 6

2.4 Tình hình sản xuất tại xí nghiệp: 9

2.4.1 Nguyên liệu: 9

2.4.2 Sản phẩm, khách hàng: 9

Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

Trang 6

3.1 Nội dung nghiên cứu: 13

3.2 Phương pháp nghiên cứu: 13

Chương 4KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 15

4.1 Quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của xí nghiệp Chế biến gỗ Đông Hòa 15

4.1.1 Quy trình triển khai yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng tại công ty 15

4.1.2 Quy trình sản xuất tại công ty: 17

4.1.3 Một số tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng tại xí nghiệp: 18

4.1.4 Tiêu chuẩn phân biệt các sản phẩm bị lỗi trong khâu sản xuất: 19

4.1.5 Tiêu chuẩn phân biệt các sản phẩm: 20

4.1.6 Tiêu chuẩn AQL (II): 21

4.1.7 Hệ thống quản lý chất lượng xí nghiệp đang áp dụng: 21

4.2 Khảo sát thực tế quá trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng sản 21

4.2.1 Giới thiệu sản phẩm khảo sát: 21

4.2.2 Yêu cầu chất lượng của khách hàng Habufa: 23

4.2.3 Yêu cầu chất lượng sản phẩm Bàn ID05 của xí nghiệp dựa vào yêu cầu chất lượng của khách hàng Habufa: 24

4.2.4 Khảo sát thực tế quá trình quản lý chất lượng sản phẩm của xí ngiệp đối với sản phẩm bàn ID05: 26

4.2.5 Kết quả khảo sát: 32

4.2.6 Tỉ lệ khuyết tật ở khâu định hình: 37

4.2.6.1 Tỉ lệ khuyết tật ở khâu chà nhám: 39

4.2.6.2 Tỷ lệ khuyết tật ở khâu lắp ráp: 40

4.3.6.3 Tỉ lệ khuyết tật qua khâu sơn: 41

4.3 Phân tích tính hợp lý giữa quá trình khảo sát thực tế tại công ty và yêu cầu chất lượng của khách hàng: 42

Trang 7

4.4 Đề xuất các bước quản lý chất lượng sản phẩm cho công ty: 43

4.4.1 Cách tổ chức và phân công QC tại các khu vực sản xuất: 43

4.4.2 Quản lý chất lượng sản phẩm khi sản xuất trên các máy: 44

Chương 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1 Kết luận: 50

5.2 Kiến nghị: 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Chi tiết sản phẩm Bàn ID05 23

Bảng 4.2 Cách kiểm tra , các lỗi thường gặp, nguyên nhân, biệ pháp khắc phục cho các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 ở khu vực nguyên liệu và tạo phôi 28

Bảng 4.3 Cách kiểm tra các lỗi các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 khu vực định hình 29

Bảng 4.4 Cách kiểm tra chi tiết sản phẩm Bàn ID05 khu vực chà nhám 30

Bảng 4.5 Cách kiểm tra các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 ở khu vực sơn 31

Bảng 4.6 Cách kiểm tra các chi tết sản phẩm Bàn ID05 ở khu vực bao bì 32

Bảng 4.7 Tỉ lệ khuyết tật qua máy bào hai mặt của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 33

Bảng 4.8 Kết quả tỉ lệ khuyết tật qua máy phay của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 34

Bảng 4.9 Tỉ lệ khuyết tật qua máy ghép thanh của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 35

Bảng 4.10 Kết quả tỉ lệ khuyết tật qua máy rong cạnh của các chi tiết sản phẩm ISTRANA DINING TABLE 36

Bảng 4.11 Kết quả tỉ lệ khuyết tật qua máy ghép tấm của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 37

Bảng 4.12 Kết quả tỉ lệ khuyết tật qua máy khoan của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 38

Bảng 4.13 Kết quả tỉ lệ khuyết tật qua máy phay của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 39

Bảng 4.14 Kết quả tỉ lệ khuyết tật qua khâu chà nhám của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 40

Bảng 4.15 Tỉ lệ khuyết tật qua khâu lắp ráp của các chi tiết sản phẩmBàn ID05 41

Bảng 4.16 Kết quả tỉ lệ khuyết tật qua khâu sơn của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 42

Trang 9

Bảng 4.17 Các dạng khuyết tật , nguyên nhân và biện pháp khắc phục trên máy cưa đĩa 45 Bảng 4.18 Các dạng khuyết tật , nguyên nhân và biện pháp khắc phục trên máy bào 46 Bảng 4.19 Các dạng khuyết tật trong quá trình gia công, nguyên nhân và biện pháp khắc phục trên máy khoan 48 Bảng 4.20 Các dạng khuyết tật trong quá trình gia công và biện pháp khắc phục trên máy chà nhám 48 Bảng 4.21 Các dạng khuyết tật và cách khắc phục 49

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 6

Hình 2.2: Bàn IN03 9

Hình 2.3 Tủ QS052 10

Hình 2.4 Bàn IN09 10

Hình 2.5 Ghế KS03 11

Hình 2.6 Tủ đứng TC05 12

Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống triển khai yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng tại công ty 15

Hình 4.2 Sơ đồ quy trình sản xuất tại công ty được thể hiện ở sơ đồ hình 17

Trang 11

DANH SÁCH PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Số chi tiết khuyết tật qua máy bào 2 mặt của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 53 Phụ luc 2:Số chi tiết khuyết tật qua máy phay mộng của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 54 Phụ lục 3:Số chi tiết khuyết tật qua máy ghép thanh của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 55 Phụ lục 4: Số chi tiết khuyết tật qua máy rong cạnh của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 56 Phụ lục 5: Số chi tiết khuyết tật qua máy ghép tấm của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 57 Phụ lục 6:Số chi tiết khuyết tật qua máy bào 2 mặt của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 58 Phụ lục 7: Số chi tiết khuyết tật qua máy phay của các chi tiết sản phẩm bàn ID95 59 Phụ lục 8: Số chi tiết khuyết tật qua khâu chà nhám của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 60 Phụ lục 9: Số chi tiết khuyết tật qua khâu ráp của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 61 Phụ lục 10: Số chi tiết khuyết tật qua khâu sơn của các chi tiết sản phẩm Bàn ID05 62

Trang 12

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

 

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Với mức sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ

có chất lượng cũng tăng theo Chất lượng đã trở thành vấn đề sống còn, quyết định

sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, chất lượng là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại Sản phẩm mộc bây giờ cũng là một trong những mặt hàng được ưa chuộng hiện nay Cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gỗ trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt Chính vì vậy để giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ đứng vững trên thị trường thì cần nâng cao chất lượng sản phẩm, bằng cách xây dựng một quy trình quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ và thích hợp

Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hoà sản xuất đa dạng các sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng Tuy nhiên trong quá trình sản xuất khâu quản lý chất lượng sản phẩm vẫn còn một số vấn đề bất cập gây nên tỉ lệ phế phẩm của công ty còn cao Điều này làm giảm năng suất làm việc của nhà máy dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển bền vững xí nghiệp cần phải liên tục đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng

Với thực trạng trên, được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp, Bộ môn Chế Biến Lâm Sản và sự cho phép của Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hoà, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Khảo sát quy trình quản lý chát lượng sản phẩm mộc tại Xí nghiệp Chế biến gỗ Đông Hoà” nhằm tìm ra những ưu , nhược điểm của quá trình kiểm tra chất lượng giúp xí nghiệp thực trạng chất lượng sản phẩm của xí nghiệp Từ đó, đề

ra những biện pháp khắc phục phù hợp với thực trạng của nhà máy

Trang 13

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Việc tiến hành “ Khảo sát quy trình quản lý chất lượng sản phẩm mộc tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hoà” nhằm tìm hiểu quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tại xí nghiệp, tính toán, phân tích các chỉ tiêu chất lượng, tính tỉ lệ khuyết tật qua các khâu công nghệ Qua đó, đánh giá, tìm ra những ưu, khuyết điểm trong quá trình kiểm tra chất lượng để đề xuất những giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm mộc của xí nghiệp cũng như giảm thiểu tỉ lệ phế phẩm, tăng năng suất

1.3 Ý nghĩa khoa học thực tiễn:

Quản lý chất lượng có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay Bởi vì quản lý chất lượng một mặt làm cho chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và mặt khác nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Đó

là cơ sở để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường Nâng cao chất lượng trên cơ sở giảm chi phí thông qua hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý chất lượng Chất lượng sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất Các yếu tố lao động, công nghệ và con người kết hợp chặt chẽ với nhau theo những hình thức khác nhau Tăng cường quản lý chất lượng sẽ giúp cho xí nghiệp xác định đầu tư đúng hướng, khai thác quản lý sử dụng công nghệ, con người có hiệu quả hơn

Vì vậy, việc tiến hành đề tài “ Khảo sát hệ thống quản lý chất lượng tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa” nhằm mục đích xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng tốt hơn tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUANGIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ

NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp:

Ngày 09/05/2002 theo quyết định 432/QĐ-TCC của Công ty Công Nghiệp

và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Việt Nam, Xí Nghiệp Cao Su Tổng Hợp được đi dời và đổi tên thành Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa, địa chỉ Khu phố Thống Nhất, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Ngày 1/07/2005 Công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Việt Nam đi vào cổ phần hóa và đổi tên thành Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công Nghiệp

và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa

Tên xí nghiệp: Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Tên giao dịch quốc tế: RUBICO

Địa chỉ: khu phố Thống Nhất, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Trang 15

Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa là một trong năm xí nghiệp trực thuộc côy ty Cổ Phần Công Nghiệp Và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Việt Nam (địa chỉ 63 Trương Định, Quận 3, TP.HCM)

2.1.2 Quá trình phát triển:

Thời gian đầu mới hình thành, Su Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa hoạt động dưới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Việt Nam, vì Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc, có tư cách pháp nhân không đầy đủ

Nguồn vốn còn hạn chế, máy móc đa phần cũ và được điều động từ nơi khác

về, số lượng máy mua mới không đáng kể, lĩnh vực hoạt động rất đơn giản chhủ yếu là tiêu thụ nội địa, phần sản xuất tinh chế còn hạn chế

Cuối năm 2001 đầu năm 2002 đã được bổ sung một số máy móc, góp phần cải thiện và nâng cao năng suất, năng lực sản xuất chủ yếu của xí nghiệp Đến cuối năm 2002 xí nghiệp đượccông ty giao quyền độc lập về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động sản xuất Qua nhiều năm hoạt động hiện nay xí nghiệp đã đi vào ổn định sản xuất thu hút lượng khách hàng khá lớn

2.1.3 Thị trường tiêu thụ:

Sản phẩm cùa xí nghiệp chủ yếu cung cấp cho thị trường nước ngoài Các thị trường xuất khẩu chính của xí nghiệp là các nước Mỹ, Canada, Úc, Ba Lan, Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Các sản phẩm ván ghép thanh mang tính chất gia công bán cho các đơn vị thị trường nội địa chhủ yếu ở các tỉnh như : Bình Dương, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh,

Bà Rịa Vũng Tàu…

2.1.4 Phương hướng phát triển:

Nhiệm vụ trước mắt và kâu dài là tăng cường tím kiếm, kí kết hợp đồng, đảm bảo đúng tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng Duy trì áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000

Trang 16

Giải quyết tích cực vấn đề công nợ bằng cách đôn đốc khách hàng thanh toán sớm Mặt khác, các khoản chi phí phải được rà soát chặt chẽ, vận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị nhằm giảm giá thành để cạnh tranh với các đơn vị khác

Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường hiện nay, thì con người là yếu tố quyết định sự thành đạt hay thất bại của doanh nghiệp Do

đó xí nghiệp phải chú trọng đến việc sắp xếp một bộ máy gọn nhẹ, có đủ nhân lực, nhạy bén, có phẩm chất tốt và năng động để quản lý điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp Cùng với việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, xạy dưng6 tác phong công gnhiệp mới cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp:

2.2.1 Chức năng:

Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa dưới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Việt Nam, được sử dụng co dấu riêng theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động theo quy chế của công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su

Xí nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng hợp lý, dẳm bảo và phát triển nguốn vốn được giao, chấp hành đầy dủ các quy định về quy định và quản lý kinh tế tài chính, đảm bảo tính xác thực theo quy định của pháp luật

Trang 17

2.3 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp:

Hình 2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp

- Phó giám đốc:

Phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp công tác sản xuất của phân xưởng sơ chế và tinh chế, theo dõi tiến độ sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá nguuyên liệu vật tư trong Xí Nghiệp

Tham mưu cho Giám đốc trong công tác sắp xếp bộ máy quản lý sản xuất và

bố trí nhân sự ở các bộ phận được giao phụ trách Giải quyết các đơn thư khiếu nại

kế toán

Phòng

kế hoạch xuất- nhập khẩu

Phòng

kỹ thuật sản xuất

Tổ KCS quản

lý chất lượng

Phó giám đốc

Xưởng

sơ chế

Xưởng tinh chế Giám đốc

Trang 18

có liên quan đến các hế độ chính sách người lao động và báo cáo với giám đốc để

có biện pháp giải quyết Phụ trách công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động Phụ trách thực hiện các chương trình ISO tại Xí Nghiệp, đảm bảo lịch xuất hàng theo kế hoạch

- Phòng Tổ chức hành chính

Phòng Tổ chức hành chính tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác bộ máy quản lý, công tác cán bộ, công tác đào tạo, tuyển dụng lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật, thanh tra bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của nhà nước và chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Và Xuất Nhập Khẩu Cao

Su Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, thực hiện các công tác văn thư lưu trữ theo quy định của nhà nước, duy trì hoạt động hành chính Xí Nghiệp

- Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu

Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu tham mưu cho Giám đốc trong công tác xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, tìm kiếm khách hàng, xây dựng mạng lưới cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo số lượng, chất lượng, giá cả phù hợp và theo kịp tiến độ kế hoạch sản xuất Quản lý việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch công ty đã được giao

Tham mưu cho Giám đốc đánh ggiá chất lượng công tác quản lý, điều hành sản xuất của các phân xưởng, phòng ban toàn Xí Nghiệp Đề xuất các biện pháp

Trang 19

giảm bớt rủi ro, tiết kiệm tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng ổn định và phát triển

- Phòng Kỹ thuật sản xuất

Phòng kỹ thuật sản xuất sản xuất phối hợp với các phòng ban phân xưởng sản xuất thực hiện việc sắp xếp quy trình công nghệ sản xuất sao cho phù hợp với từng thời điểm, từng mặt hàng cụ thể Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sao cho phù hợp với từng thời điểm, từng mặt hàng cụ thể Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Tham mưu cho ban giám đốc về các chỉ tiêu kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

- Tổ kiểm tra chất lượng :

Tổ kiểm tra chất lượng là một bộ phận hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Xí Nghiệp hoặc người được ủy quyền bởi Giám đốc Xí Nghiệp Thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm đảm bảo sản phẩm xuất xưởng phải đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng Tham vấn về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho các bộ phận, phân xưởng có liên qua

- Tổ quản lý chất lượng:

Quản lý chất lượng sản phẩm phải theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của các sản phẩm Xí Nghiệp sản xuất Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, phân xưởng sản xuất thực hiện viện kiểm soát chất lượng sản phẩm, kiểm soát sản phẩm không phù hợp

- Phân xưởng sơ chế:

Kiểm tra chất lượng quy cách phôi do Xí Nghiệp mua về, sản xuất phôi thô theo lệnh sản xuất của ban Giám đốc điều hành Xí Nghiệp

- Phân xưởng tinh chế:

Thực hiện sản xuất hàng tinh chế theo lệnh sản xuất của giám đốc

Trang 20

2.4 Tình hình sản xuất tại xí nghiệp:

Mỹ, Canada Nguyên liệu nhập về dưới dạng gỗ phách, chiều dày từ 20 – 50 mm,

độ ẩm dao động từ 10 – 14% Nguồn nguyên liệu để sản xuất bàn ISTRANA DINING TABLE là gỗ keo lá tràm

2.4.2 Sản phẩm, khách hàng:

Hiện tại xí nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu đi các nước như Tây Âu, Nhật, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Anh… Khách hàng lớn nhất của Xí nghiệp là: tập đoàn IKEA – một trong những tập đoàn gỗ lớn nhất của Thụy Điển và một

số khách hàng khác Xí nghiệp đang chủ trọng mở rộng mạng lưới thị trường tới các nước khác như: Nhật, Hàn Quốc và đẩy mạng phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm gỗ nội thất trong nước

Sản phẩm chủ yếu mà công ty đang sản xuất là: Bàn ghế các loại, tủ, bộ bàn ăn,

Hình 2.2: Bàn IN03

Trang 21

Hình 2.3 Tủ QS052

Hình 2.4.BànIN09

Trang 22

Hình 2.5 Ghế KS03

Trang 23

Hình 2.6 Tủ đứng TC05

Trang 24

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu các phương pháp quản lý chất lượng

- Tìm hiếu các yêu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty

- Mô tả quy trình quản lý chất lượng trên các sản phẩm mộc

- Tính tỉ lệ khuyết tật qua các khâu sản xuất

- Thiết lập quá trình quản lý chất lượng

- Phân tích, so sánh để hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện các nội dung này chúng tôi sử dụng phương pháp sau:

 Đọc tài liệu, sử dụng các phương tiện truyền thông để tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến quản lý chất lượng

 Khảo sát thực tế: Tiến hành quan sát, theo dõi quá trình kiểm tra chất lượng các chi tiết của sản phẩm bằng cách :

 Dùng thước dây đo kích thước phôi và kích thước sản phẩm

 Sử dụng máy đo độ ẩm kiểm tra độ ẩm từng công đoạn sản xuất

 Dùng mắt kiểm tra khuyết tật các chi tiết, sản phẩm

Sau khi thu thập được số liệu, tiến hành xử lý bằng phương pháp thống kê lấy mẫu không hoàn lại Số liệu thu được đem tính tỉ lệ khuyết tật theo công thức (3.1)

P = x100% (3.1)

Trong đó: P: tỉ lệ khuyết tật gỗ cho các chi tiết theo dõi

h: số chi tiết khuyết tật theo dõi

n: số chi tiết theo dõi

Trang 25

Để đảm bảo độ tin cậy cần thiết, sau khi tính tỉ lệ khuyết tật tiến hành kiểm tra lại kết quả tính toán bằng cách áp dụng bài toán xác định dung lượng mẫu cần thiết

Số chi tiết cần theo dõi là:

ntd ≥   (3.2) Trong đó : ntd : số chi tiết cần theo dõi

e: sai số tương đương ( e = 0,03)

t : hệ số tin cậy ( t = 1,96), với độ tin cậy 90%

s : phương sai mẫu

Với s=     (3.3) ( q = 1 –p)

Khi đó đem so sánh ntd tính được với n đã cho trước, nếu ntd< n thì phép tính đảm bảo độ tin cậy và ngược lại

Trang 26

Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

4.1 Quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của xí nghiệp

Chế biến gỗ Đông Hòa

4.1.1 Quy trình triển khai yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng tại công ty

Quy trình triển khai yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng tại công ty được thể hiện ở sơ đồ:

Hình 4.1:Sơ đồ hệ thống triển khai yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng tại

Trang 27

Khi khách hàng đặt hàng tại công ty sẽ trao đổi với ban giám đốc đưa ra bản

vẽ cùng với một số yêu cầu cơ bản về chất lượng của sản phẩm mà họ yêu cầu, ban giám đốc triển khai những yêu cầu đó cho công ty, đại diện là trưởng phòng kỹ thuật Sau khi có được bản vẽ, công ty sẽ làm sản phẩm mẫu, có biên bản nghiệm thu đưa cho khách hàng xem để chỉnh sửa và làm mẫu đối chứng, trao đổi giá cả và đưa khách hàng duyệt cuối cùng Sau đó, sản phẩm được sản xuất ở công ty Nhiệm

vụ của trưởng phòng kỹ thuật là thảo luận đưa ra bản yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu chất lượng chính thức cho công ty qua từng công đoạn sản xuất, sau đó bản yêu cầu này được giao cho QC, các quản đốc xưởng cùng các phòng ban khác để triển khai thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Tất cả các sản phẩm mẫu của công ty phải được khách hàng kiểm tra trước khi sản xuất.Công ty sẽ làm sản phẩm mẫu đúng theo theo chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của phòng kỹ thuật đã ban hành Đối chiếu sản phẩm mẫu sau khi đã hoàn tất so với bảng chiết tính nguyên liệu của sản phẩm Trước khi khách hàng đánh giá sản phẩm mẫu, QC cùng với kỹ sư trưởng đánh giá lại lần cuối (kiểm tra chi tiết sản phẩm, chất lượng vật tư…) để cho khách hàng kiểm tra, đánh giá

Sau khi khách hàng kiểm tra, trường hợp kết quả đạt, công ty sẽ sử dụng mẫu

đó đối chứng cho quá trình sản xuất Phòng kỹ thuật dựa trên mẫu này xây dựng quy trình sản xuất, yêu cầu chất lượng, bảng tính chi tiết nguyên vật liệu chính thức cho sản xuất Trường hợp kết quả không đạt, căn cứ vào các kết quả kiểm tra của khách hàng, trưởng phòng kỹ thuật cùng QC xác định và phân tích nguyên nhân không đạt và tìm giải pháp khắc phục Nếu nguyên nhân từ kết cấu sản phẩm, phòng kỹ thuật tìm cách cải thiện, đảm bảo độ chắc và an toàn cho sản phẩm Nếu nguyên nhân xuất phát từ các nguồn vật tư (vật tư lắp ráp, nguyên liệu gỗ….) phòng kế hoạch vật tư phải tìm mua những loại vật tư tốt hơn, đúng yêu cầu khách hàng Tiếp tục làm mẫu mới cho khách hàng kiểm tra

 

Trang 28

4.1.2 Quy trình sản xuất tại công ty:

Hình 4.2 Sơ đồ quy trình sản xuất tại công ty được thể hiện ở sơ đồ hình

Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là gỗ keo lá tràm Nguyên liệu nhập về là nguyên liệu đã được sấy có độ ẩm từ 8 – 12 % Tùy theo chi tiết của sản phẩm sẽ tiến hành cắt thô nguyên liệu bằng cưa đĩa theo quy cách ban đầu hoặc cắt thô để xử

lý những khuyết tật như cong vênh, nứt, mắt đen… Sau đó, gỗ được chuyển sang máy bào để bào hai mặt gỗ, chuẩn bị phay mộng, tráng keo và nối đầu gỗ thành thanh gỗ, ghép thành tấm nguyên liệu

Ghép thanh Ghép tấm

Định hình

Chỉnh sơn ( QC)

QC khách hàng Đóng gói

Xuất hàng

Trang 29

4.1.3 Một số tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng tại xí nghiệp:

a Tiêu chuẩn an toàn sản phẩm:Đối với lỗ khoan thì tiêu chuẩn QC là đường

kính < 10 mm, độ sâu < 12mm Nếu đường kính > 10mm và độ sâu > 12mm thì cần chú ý đến độ an toàn Tất cả các lỗ khoan này cần được có nút đậy gỗ lại

b Khu vực nguyên liệu:Độ ẩm nguyên liệu khi nhập về 8 – 12 %, độ cong thanh

tối da 5 mm/ 1m Khuyết tật tối đa là có mắt đen , ruột, nứt… < 10mm Các chi tiết

cần độ chắc chắn như chấn ghế, bàn thì không nối đầu

c Khu vực định hình: Kích thước và kiểu dáng của chi tiết, sản phẩm theo bảng

gia công chi tiết, bản vẽ Dùng thước kẹp, thước dây đo dung sai bản vẽ cho phép, Cần phân loại mặt A/ B, chi tiết trái/ phải Kết cấu sản phẩm phải đảm bảo an toàn, chắc chắn

d Khu vực chà nhám: Trước khi chá nhám cần kiểm tra lại khâu định hình Chà

nhám đúng thớ, đúng kiểu dáng Độ phẳng cần đạt cấp nhám #240 Đối với mặt hàng giả cổ, thì khâu chà cước cần chà đồng đều hai mặt chính và phụ; chà đúng với

bản vẽ

Khuyết tật cần xử lý: lốc, xước, sần sùi, gợn sóng, chà cước không đều, bị lẹm bề mặt gỗ…

e Khu vực lắp ráp: Kích thước tổng thể của sản phẩm, chi tiết đúng theo bản vẽ

Khi lắp ráp khung không mất góc vuông, không sole, ghập ghềnh Các mối lắp ráp sạch keo, không nứt tét, không lồi đinh, vis Độ hở lắp ráp chấp nhận tối đa là 0,05

mm tại khu vực bị khuất

f Khu vực sơn: Màu sắc phải đồng đều theo mẫu Độ bóng phải đạt yêu cầu Đối

với mặt hàng giả cổ thì cần phun cát đồng đều lên bề mặt.Khuyết tật cần xử lý: trầy,

xước, móp, chảy sơn, phun cát không đều, xù lông, dơ màu…

g Khu vực bao bì: Bao bì yêu cầu đúng kích thước, đúng loại Số lượng chi tiết

trông thùng phải đầy đủ, bao bì phải sạch sẽ, không rách góc… Các chi tiết trong bao bì phải được cách ly theo quy định để tránh trầy , xước, … Thông tin ẩn như

tem, mã vạch, số đơn hàng… đầy đủ theo yêu cầu

Trang 30

4.1.4 Tiêu chuẩn phân biệt các sản phẩm bị lỗi trong khâu sản xuất:

a Định nghĩa:

Lỗi nghiêm trọng là những lỗi làm sản phẩm bị hư hỏng, gãy đổ hoặc gây

nguy hiểm cho khách hàng Nếu phát hiện sản phẩm bị lỗi nghiêm trọng cần phải

loại bỏ ngay sản phẩm, tăng cường số lượng kiểm tra Chỉ cần phát hiện một lỗi

ngiêm trọng thì đơn hàng cũng bị đình chỉ để xử lý

Lỗi nặng là những lỗi nhìn thấy được và ảnh hưởng đến chất lượng sản

phẩm Thông thường, khách hàng sẽ không chấp nhận lỗi này Nếu phát hiện lỗi này

người kiểm hàng cần báo lại cho công ty để yêu cầu công ty sửa chữa Các lỗi nặng

phải được khắc phục theo yêu cầu của người kiểm hàng và phải được người kiểm

hàng kiểm tra lại

Lỗi nhẹ là những lỗi không ảnh hưởng nghiêm trọng, khách hàng có thể

chấp nhận nhưng các lỗi này sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn về chất lượng của công

ty Vì vậy, các lỗi này cần được khắc phục

b Tiêu chuẩn phân biệt các sản phẩm bị lỗi

Trong quá trình sản xuất, dựa trên những chỉ tiêu yêu cầu của khách hàng,

chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản của xí nghiệp mà xí nghiệp đã đưa ra các tiêu chuẩn

phân biệt các sản phẩm bị lỗi Một số tiêu chuẩn phân biệt chi tiết sản phẩm bị lỗi

như sau:

STT

Sai hỏng

Nghiêm trọng

Lỗi nặng Lỗi nhẹ

1 Dũng gỗ khác lạo đối với yêu cầu khách

Trang 31

7 Các chi tiết không đồng màu x

8

Vết nứt, tét dài hơn 5cm và rộng hơn 2cm

tại những chi tiết quan trọng, đặc biệt là

chi tiết chịu lực lớn (chân bàn, chân ghế)

x

10 Thiếu một bộ phận/ chi tiết x

12 Sản phẩm không thể lắp ráp hoặc tháo rời

4.1.5 Tiêu chuẩn phân biệt các sản phẩm:

a Tiêu chuẩn phân biệt chất lượng sản phẩm loại A:

Chất lượng chi tiết, sản phẩm loại A yêu cầu bề mặt láng, đẹp, không nứt/

trầy/ xước/ móp/ ruột/ lốc, mắt nhỏ hơn 5mm ( không quá một mắt trong diện tích

như chân bàn, chân ghế; không quá hai mắt trong diện tích rộng như mặt bàn, mặt

ghế) Màu sơn phải đều, đúng bảng màu chuẩn, không cháy nổ bong bóng Lắp ráp

phải kín, sạch keo, không mất góc vuông, không ghập ghềnh, sole

b Chất lượng B

Chất lượng chi tiết, sản phẩm được phân loại B khi có một mắt lớn hơn 5

mm và nhỏ hơn 10 mm đã qua xử lý phẳng, nằm ở vị trí mặt phụ, mặt bên trong,

khuất Vết trầy móp nhỏ hơn 1,5 mm phần trong hoặc phần sát đất hoặc phần bị che

khuất không có hai vết trên một sản phẩm Những vết trầy xước theo chiều dọc thớ

không được dài quá 10 mm và không quá một vết trên bề mặt Gỗ mốc trên thớ gỗ

mặt phụ, mặt che khuất

Chú ý: mặt phụ là mặt nhìn thẳng từ phía trước ở 4 phía, ví dụ như hai mặt

trong của chân bàn, chân ghế, mặt dưới của lưng tựa ghế, một mặt bên trong của sau

ghế Mặt che khuất là sau khi lắp ráp sẽ không nhìn thấy, ví dụ mặt trong của diềm

ghế, mặt dưới của bàn, kiềng bàn

Trang 32

c Chất lượng loại C

Sản phẩm bị lỗi nhiều hơn mức quy định A và B, phân loại thành chất lượng C Sản phẩm này không được đóng bao bì mà phải để riêng, yêu cầu quản đốc giám định tái chế hoặc phân loại lại Nếu chấp nhận sản phẩm C phải có mẫ đối chứng được kí duyệt từ quản đốc và QC kiểm hàng vẫn phải đóng mộc QC như chất lượng loại A và B Tuyệt đối tổ bao bì không được đóng gói bao bì sản phẩm chất lượng C nếu không có mộc QC

4.1.6 Tiêu chuẩn AQL (II):

Tiêu chuẩn AQL ( II ) là tiêu chuẩn dùng để nghiệm thu QC xác suất nguyên vật liệu nhập hàng hay sản phẩm xuất đi để đánh giá nguyên vật liệu, sản phẩm đó

có đạt yêu cầu hay không Tiêu chuẩn cho phép 1,5 % lỗi nặng, và 4 % lỗi nhẹ

4.1.7 Hệ thống quản lý chất lượng xí nghiệp đang áp dụng:

Hệ thống quản lý chất lượng xí nghiệp đang sử dụng là: ISO 9001- 2008:

Kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp

Hệ thống quản lý, gọn nhẹ, vận hành hiệu quả, nhanh chóng

Tập trung đầy đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, môi trường, con người

4.2 Khảo sát thực tế quá trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của mặt hàng:

4.2.1 Giới thiệu sản phẩm khảo sát:

Trong thời gian khảo sát ở Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa, xí nghiệp đã sản xuất rất nhiều sản phẩm ISTRANA DINING TABLE (Bàn ID05) của khách hàng Habufa (khách hàng của nước) là một trong những sản phẩm được sản xuất tại

xí nghiệp Và để thuận lợi cho việc tìm hiếu cũng như tiếp cận sâu hơn vấn đề mà

đề tài đang đề cập thì cách tiến hành khảo sát thực tế một sản phẩm sẽ giúp đề tài được

Trang 33

chuyên sâu hơn Đó là sản phẩm Bàn ID05

Chi tiết sản phẩm Bàn ID05 được trình bày qua bảng sau:

Trang 34

Bảng 4.1 Chi tiết sản phẩm Bàn ID05

Stt Tên chi tiết

Quy cách tinh

Thể tích (m3)

Loại gỗ Dày Rộng Dài

4.2.2 Yêu cầu chất lượng của khách hàng Habufa:

Yêu cầu chất lượng của mặt hàng Bàn ID05 khách hàng đưa ra là loại gỗ keo

lá tràm có độ ẩm từ 8 – 12 %, màu sắc sản phẩm là màu của đồ giả cổ (có bảng màu kèm theo) đối với mặt bàn, chân và khung bàn có màu trắng (có bảng màu kèm theo) Cùng với một số yêu cầu cơ bản như gỗ không thủng lỗ trong phạm vi chấp nhận Các sản phẩm chi tiết phải có bảng hướng dẫn lắp ráp đi kèm Mặt bàn phụ phải kéo ra, vô dễ dàng Các thanh gỗ có mối đầu nối không hở, nứt, tét hoặc không đồng màu Các thùng carton, bao bì phải đúng khổ Tất cả các chi tiết, phụ

Trang 35

tùng không bị thiếu khi đã đóng gói Đặc biệt, đường chà cước các mặt bàn phải đều nhau

Đây là những yêu cầu cơ bản mà mà khách hàng trao đổi cùng ban giám đốc khi đặt hàng Khi kiểm hàng, khách hàng sẽ kiểm tra từng sản sản phẩm dựa theo các yêu cầu, tiêu chuẩn đã trình bày ở trên (tiêu chuẩn AQL, tiêu chuẩn phân biệt lỗi sản phẩm, tiêu chuẩn phân biệt lỗi chất lượng sản phẩm cùng các tiêu chuẩn có liên quan)

4.2.3 Yêu cầu chất lượng sản phẩm Bàn ID05 của xí nghiệp dựa vào yêu cầu chất lượng của khách hàng Habufa:

Dựa vào yêu cầu của khách hàng , trưởng phòng kỹ thuật soạn thảo ra yêu cầu chất lượng chung cho mặt hàng Bàn ID05 để thuận tiện cho việc sản xuất cũng như dễ dàng kiểm soát chất lượng đối với sản phẩm này

a Khu vực nguyên liệu:

Gỗ keo lá tràm màu tự nhiên Không chấp nhận gỗ bị mốc, mắt xuyên thủng, mối, mọt, nứt mặt, mắt mục, nhiều mắt chết, nứt ngang thớ, thiếu phôi, hở mối ghép Chân bàn phải ghép ngang, mặt bàn ghép thường, chạy rãnh chống mo Không chấp nhận toàn bộ mộng răng lược Mặt bàn không chấp nhận mắt đen hoặc quầng gỗ có đường kính lớn hơn 10 mm Không chấp nhận gỗ ghép sọc dưa, không cùng màu Độ cong vênh của thanh gỗ tối đa 5 mm/1m Độ ẩm gỗ 8 – 12%

b Khu vực định hình và lắp ráp

Kích thước tổng thể đúng theo bản vẽ hoặc mẫu sống Kích thước và các thông số kỹ thuật từng chi tiết phải đúng theo bản vẽ kỹ thuật và bảng quy cách tính Dao, mũi, lưỡi phải được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất Không lốc, bể, tét, mắt xuyên thủng, ruột dài ( lớn hơn 10 mm ), thâm, mốc, mối, mọt, quầng gỗ…

Trước khi định hình phải phân loại mặt A – B, mặt trái – phải

Khi ráp mộng chốt bằng keo phải đảm bảo đủ keo, chắc chắn và an toàn Bắn vis cho đúng chủng loại quy định cho từng chi tiết Các mối ghép sạch keo, không nứt tét, không lồi đinh / vis Các mối ghép phải kín, khít, đầy đủ đinh, vis theo quy định

Trang 36

Độ hở ráp chấp nhận tối đa 0,5 mm tại khu vực bị ráp khuất Khi ráp khung

tủ thì các đường nét góc cạnh của sản phẩm phải thẳng hoặc theo quy định của sản phẩm, đúng góc độ, các cạnh không quá bén Thời gian để khô keo là 1 giờ trước khi qua công đoạn kế tiếp

c Khu vực chà nhám:

Đây là mặt hàng giả cổ ( chà cước, bào lốc ) cần sử dụng loại cước #1,2 cho máy chổi và cước #0,6 chà cước rời Khi chà cước cần chà theo dọc thớ gỗ, đường cước giữa các chi tiết cần đều nhau, đặc biệt là giữa mặt bàn chính và phụ phải đồng đều Các chi tiết phải đạt cấp nhám #240 theo quy định của phòng kỹ thuật Ván nóc

tủ chấp nhận tối đa 2 mắt đen ( đường kính nhỏ hơn 10 mm ) đã được đục và trám đồng màu , kín phảng hoặc nhiều mắt sống Mặt chính không lốc, xước, sần sùi, gợn sóng, sọc dưa ( do gỗ ghép tấm ) Mặt hậu không chấp nhận lông nhám sần sùi, thiếu phôi, lủng lỗ Nếu đã được xử lý cũng cần phải rung phẳng.Không sót keo hay cộm bột nhám Các dấu đinh ráp khung phải được đục sâu xuống và trám bột kín, rung phẳng Độ ẩm gỗ từ 8 – 12%

d Khu vực hoàn tất

Màu sắc của chi tiết, sản phẩm theo mẫu đã duyệt Độ ẩm gỗ 8 – 12 % Gỗ ghép phải đồng màu, không sọc dưa Không chấp nhận mắt đen hoặc quầng gỗ đường kính quá 10 mm trên diềm tủ Nóc tủ chấp nhận tối đa 2 mắt đen ( đường kính nhỏ hơn 10 mm) đã được đục và trám đồng màu, kín phẳng Đường chà cước phải đều, đúng, đẹp Mặt chính không chấp nhận các khuyết tật như trầy, xước, móp, thiếu độ bóng, cát phun không đều, nhám, lốc, nứt, bụi bẩn, xù lông, dơ màu… Không chấp nhận cạnh bén

e Khu vực bao bì

Sản phẩm trước khi vào bao bì phải được QC 100 %, được xịt bụi sạch sẽ Số lượng và cách đóng gói, chèn lót mút, xốp,… đúng theo quy định, đảm bảo an toàn cho sản phẩm đã vào bao bì Bao bì được kéo băng keo kín 100 % theo quy định

Ngày đăng: 27/02/2019, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w