1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ SÁP NHẬP XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN VÀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

109 138 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 817,18 KB

Nội dung

Đề tài “Phân tích nguyên nhân sáp nhập Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa” đã tiến hành phân tích kết quả - hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ SÁP NHẬP XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN VÀ

XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

NGUYỄN TRỌNG HOÀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010

Trang 2

Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp bậc cử nhân, khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự sáp nhập xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông

Hòa” do Nguyễn Trọng Hoàn, sinh viên khóa 32, ngành kinh tế nông lâm, đã bảo vệ

thành công trước hội đồng vào ngày _

TRẦN MINH TRÍ Người hướng dẫn (Chữ ký)

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Khóa luận tốt nghiệp đã khép lại quá trình học tập dưới ngôi Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Những kiến thức đã tích lũy trong quá trình 4 năm học tập mà các thầy cô truyền đạt là hành trang giúp Tôi tự tin hơn khi vào đời

Để có được như ngày hôm nay, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến:

Cảm ơn công ơn của cha mẹ đã không ngại vất vả, hy sinh để cho con được theo đuổi con đường mà mình đã chọn Cảm ơn các anh chị đã hết lòng ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần, đó chính là nguồn động viên to lớn giúp em đủ tự tin vượt qua những khó khăn, thử thách

Cảm ơn các thầy cô trong khoa kinh tế đã trang bị cho em những kiến thức vô cùng quí báu Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Minh Trí, người đã luôn tận tình truyền đạt những kiến thức trong quá trình giảng dạy cũng như trong quá trình hướng dẫn thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn anh Huỳnh Thanh Vạn (Giám đốc) và các anh chị trong Xí nghiệp chế biến gỗ Đông hòa đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Xí nghiệp

Cảm ơn bạn bè, những người thân đã giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu cũng như trong quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2010

Nguyễn Trọng Hoàn

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN TRỌNG HOÀN Tháng 07 năm 2010 “Phân Tích Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Sáp Nhập Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa”

NGUYEN TRONG HOAN July, 2010 “Analyzing The Causes Of Merger Di

An Wood Processing Enterprises and Dong Hoa Wood Processing Enterprises”

Đề tài “Phân tích nguyên nhân sáp nhập Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa” đã tiến hành phân tích kết quả - hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa Phân tích tình hình cung ứng đầu vào cũng như quá trình sản xuất và tiêu thụ của hai Xí nghiệp Trên cơ sở phân tích kết hợp với phỏng vấn trực tiếp một số ý kiến chủ quan của các cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp Đông Hòa (Xí nghiệp sau khi sáp nhập), rút ra những nguyên nhân dẫn đến sự sáp nhập Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Trang 5

v

MỤC LỤC

Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIII DANH MỤC CÁC BẢNG IX DANH MỤC CÁC HÌNH X DANH MỤC PHỤ LỤC XIII

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2

1.4 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 4

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An 4

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 5

2.2 Chức năng và nhiệm vụ Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 6 2.2.1 Chức năng Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 6

2.2.2 Nhiệm vụ Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 6

2.3 Cơ sở vật chất của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 6 2.3.1 Tài sản cố định của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 7

2.3.2 Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 8

2.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 12 2.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An 12

Trang 6

2.4.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 166

2.5 Quy trình sản xuất – công nghệ của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 199

2.5.1 Quy trình sản xuất – công nghệ của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An 199

2.5.2 Quy trình sản xuất – công nghệ của Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 21

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 222

3.1 Cơ sở lí luận 222

3.1.1 Khái niệm sáp nhập 222

3.1.2 Khái niệm và các chỉ tiêu phân tích kết quả - hiệu quả kinh doanh 222

3.1.3 Các loại đầu vào và những chỉ tiêu đánh giá 244

3.1.4 Quá trình sản xuất và các chỉ tiêu đánh giá 266

3.1.5 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 277

3.1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 288

3.2 Phương pháp nghiên cứu 288

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 288

3.2.2 Phương pháp phân tích 288

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Phân tích kết quả - hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 30

4.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 30

4.1.2 Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 366

4.2 Phân tích tình hình cung ứng đầu vào của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 411

4.2.1 Tình hình cung ứng và sử dụng nguyên liệu của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 411

4.2.2 Tình hình sử dụng vốn của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An - Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa năm 2007, 2008 và 2009 511

4.2.3 Tình hình sử dụng lao động của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An - Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa năm 2007, 2008 và 2009 60

Trang 7

vii

4.3 Phân tích quá trình sản xuất của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế

biến gỗ Đông Hòa 655

4.3.1 Tình hình quản lý lao động sản xuất tại Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 655

4.3.2 Phân tích tình hình biến động năng suất lao động qua các năm 2007, 2008 và 2009 699

4.4 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 71

4.4.1 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thị trường của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 71

4.4.2 Tình hình tiêu thụ theo thị trường xuất khẩu của Xí nghiệp Dĩ An và Xí nghiệp Đông Hòa 733

4.4.3 Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa 766

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

5.1 Kết luận 78

5.2 Kiến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 83

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DTBH&CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

KT-CL Kĩ thuật - Chất lượng

KH-XNK Kế hoạch - Xuất nhập khẩu

Trang 9

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Cơ Cấu Tài Sản của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến

Gỗ Đông Hòa Năm 2009……….7 Bảng 2.2 Nguồn Vốn Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ

An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2008, 2009………8 Bảng 2.3 Loại Hình Vốn Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ

An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2008, 2009……… 10 Bảng 4.1 Tình Hình Nguyên Liệu Thu Mua của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí

2009………422

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 Cơ Cấu Nguồn Vốn Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Xí Nghiệp Chế Biến

Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2008, 2009……… 9 Hình 2.2 Cơ Cấu Loại Hình Vốn Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2008, 2009……… 11 Hình 2.3 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An……….133

Hình 2.4 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa……… 177

Hình 2.5 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất - Công Nghệ của Xí Nghiệp Dĩ An………… 20 Hình 2.6 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất - Công Nghệ Của Xí Nghiệp Đông Hòa………… 211

Hình 4.1 Thay Đổi Doanh Thu của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế

2009……….311

Hình 4.2 Thay Đổi Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An

và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa qua các Năm 2007, 2008 và 2009………… 322

Hình 4.3 Biến Động Lợi Nhuận qua các Năm của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và

Hòa……… 344

Hình 4.4 Doanh Thu, Chi Phí, Lợi Nhuận của Xí Nghiệp Dĩ An và Xí Nghiệp Đông Hòa Năm 2009……… 366

Hình 4.5 Tỷ Suất Tổng Chi Phí /Tổng Doanh Thu của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An

và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2007, 2008 và 2009………377

Trang 11

xi

Hình 4.6 Biểu Đồ Tỷ Suất Lợi Nhuận/Tổng Doanh Thu của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ

Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2007, 2008 và

2009……… 399

Hình 4.7 Tỷ Suất Lợi Nhuận/TổngChi Phí của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí

Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2007, 2008 và 2009……… 40

Hình 4.8 Cơ Cấu Nguyên Liệu Thu Mua của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí

2009………433

Hình 4.9 Tình Hình Biến Động Giá Thu Mua Nguyên Liệu của Xí Nghiệp Chế Biến

Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2007, 2008 và

2009 444

Hình 4.10 Tình Hình Tồn Kho Nguyên Liệu của Xí Nghiệp Dĩ An và Xí Nghiệp Đông

Hòa năm 2007, 2008 và 2009 466

Hình 4.11 Giá Trị Thành Phẩm Tồn Kho của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An - Xí

2009……… 477

Hình 4.12 Tiêu Hao Nguyên Liệu/1m3 SP của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí

Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa qua các Năm 2007, 2008 và

2009……….488

Hình 4.13 Hiệu Quả Sử Dụng Nguyên Liệu của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí

Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa………50

Hình 4.14 Hệ Số Vòng Quay Vốn Lưu Động (VLĐ) của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An

- Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa năm 2007, 2008 và

2009……… 511

Hình 4.15 Độ Dài Vòng Quay Vốn Lưu Động của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An - Xí

2009……….533

Hình 4.16 Tỷ Suất Lợi Nhuận/Vốn Lưu Động của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An - Xí

2009……….544

Trang 12

Hình 4.17 Hệ Số Vòng Quay Vốn Cố Định của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An - Xí

2009……….566

Hình 4.18 Độ Dài Vòng Quay Vốn Cố Định của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An - Xí

2009……….588

Hình 4.19 Tỷ Suất Lợi Nhuận/ Vốn Cố Định của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An - Xí

2009……….599

Hình 4.20 Sự Tăng Giảm Số Lượng Công Nhân Sản Xuất Hàng Năm của Xí Nghiệp Dĩ

An - Xí Nghiệp Đông Hòa năm 2007, 2008 và 2009……….61 Hình 4.21 Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí

……….622

Hình 4.22 Cơ Cấu Lao Động theo Độ Tuổi của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí

2009……… 644

Hình 4.23 Cơ cấu lao động theo trình độ của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế

……… 655

Hình 4.24 Số Lượng Công Nhân/Quản Đốc tại Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí

Hòa………677

Hình 4.25 Số Lượng Công Nhân/ Phó Quản Đốc tại Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và

Hòa……… 688

Hình 4.26 Tình Hình Năng Suất Lao Động của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa qua các Năm 2007, 2008, 2009……….70 Hình 4.27 Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm theo Thị Trường của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ

2009……… 722

Trang 13

xiii

Hình 4.28 Biểu Đồ Giá Trị Kim Ngạch Xuất Khẩu Sản phẩm Theo Thị Trường của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa năm 2009………744

Trang 14

DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Danh Mục Các Bảng

Trang 15

Theo Bộ Thương mại, 2010 (http://vietbao.vn), sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong những năm qua Nguyên nhân chủ yếu do thị trường thế giới đang ưa chuộng các sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam, thậm chí đối tác Hoa Kỳ còn đánh giá sản phẩm gỗ Việt Nam “có chất lượng tốt hơn so với Indonesia và giá rẻ hơn Thái Lan” Trước tình hình đó, ngày càng nhiều nhà sản xuất chế biến gỗ tham gia vào thị trường Và cũng trong bối cảnh đó, áp lực kinh doanh đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ ngày càng cao Một số doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh cũng bị buộc phải rút lui khỏi thị trường Để đủ sức cạnh tranh cũng như tồn tại, nhiều doanh nghiệp bằng cách này hay cách khác như liên kết, sáp nhập.… để đương đầu với sự khắc nghiệt của thị trường

Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa là hai trong

ba Xí nghiệp chế biến gỗ trực thuộc Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Ngày 2 tháng 3 năm 2010 Công ty quyết định sáp nhập Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa Nguyên nhân là đâu? Theo ông

Trang 16

Nguyễn Thành Kỳ, trưởng phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu Xí nghiệp Đông Hòa (Xí nghiệp sau khi sáp nhập), nguyên nhân chủ quan của việc sáp nhập hai Xí nghiệp nhằm khắc phục tình trạng kết quả kinh doanh kém trong những năm qua, đặc biệt là

Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa Vậy, các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của hai Xí nghiệp trong những năm qua thay đổi như thế nào? Và có sự khác biệt về các chỉ tiêu trên giữa hai Xí nghiệp hay không? Việc sáp nhập được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc tập trung chuyên môn hóa sản xuất, đổi mới

cơ cấu nhân sự, đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm các chi phí sản xuất chung Ngoài ra, sáp

nhập cũng nhằm để mở rộng sản xuất hướng tới phát triển các hoạt động Marketing và nâng cao hiệu quả thu mua nguyên liệu, vật tư – công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất

Để hiểu thêm về nguyên nhân dẫn đến sự sáp nhập Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An

và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Phân Tích Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Sáp Nhập của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự sáp nhập của Xí nghiệp chế biến gỗ

Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Phân tích kết quả - hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Phân tích tình hình cung ứng đầu vào của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và

Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Phân tích quá trình sản xuất của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Từ phân tích trên rút ra những nguyên nhân dẫn tới việc quyết định sáp nhập của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trang 17

Địa bàn nghiên cứu tại Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Phạm vi thời gian:

Thu thập, nghiên cứu và phân tích số liệu qua ba năm 2007, 2008 và 2009 Thời gian nghiên cứu từ ngày 30/04/2010 đến ngày 15/07/2010

1.4 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm năm chương

Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nêu lên các khái niệm, các chỉ tiêu phân tích liên quan tới đề tài và các phương pháp thực hiện trong quá trình nghiên cứu đề tài

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đây là phần chính của khóa luận gồm những nội dung: Phân tích kết quả hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa; phân tích tình hình cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ

Đông Hòa

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu và thảo luận, một số nội dung chính và kết luận được rút

ra Từ đó, một số nhận định và khuyến nghị mang tính tham khảo được đưa ra cho ban quản lý Xí nghiệp

Trang 18

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An

Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An trực thuộc Công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su, trụ sở chính đặt tại 64 Trương Định, Quận 3, TP.HCM Trước đây, Công ty Công Nghiệp Cao Su được thành lập theo quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng và Tổng Cục Cao Su Việt Nam theo quyết định số 87 - TCCB ngày 19/03/1992 Ngày 06/02/2001 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ra quyết định số 362/QĐ/BNN - TCCB sáp nhập công ty Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu vào Công ty Công Nghiệp Cao Su và đổi tên thành Công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su

Ngày 19/03/1996, Tổng Công ty Cao su Việt Nam ra quyết định số 284/QĐ -

TC về việc thành lập Xí nghiệp Cao Su Tổng Hợp (Thuận An, Thuận Giao, Bình Dương)

Căn cứ theo quyết định số 432/QĐ - TC ngày 09/05/2002 của Tổng Công ty Cao su Việt Nam, Xí nghiệp Cao su Tổng Hợp được di dời và đổi tên thành Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An

Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty CPCN&XNK Cao su do Hội đồng quản trị Công ty thành lập Xí nghiệp chế biến gỗ

Dĩ An có tư cách pháp nhân không đầy đủ, thực hiện chế độ phụ thuộc, được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành của Nhà nước Xí nghiệp hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty CPCN&XNK Cao su

Trang 19

Trụ sở: Khu phố Thống Nhất – Thị trấn Dĩ An – Huyện Dĩ An – Bình Dương Điện thoại: 0650.3734.363

Fax: 0650.3732.185

Email: xncbgda@hcm.vnn.vn

Xí nghiệp Dĩ An chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2001 Lĩnh vực hoạt động của Xí nghiệp rất đơn giản, chủ yếu tập trung vào sản phẩm sơ chế và được tiêu thụ trong nước Sản phẩm tinh chế của Xí nghiệp chưa nhiều chỉ mới 500 m3 Vào thời điểm này, do Xí nghiệp mới thành lập nên nguồn vốn đầu tư còn rất hạn chế, nhà xưởng phần lớn được tận dụng từ những công trình hiện có, máy móc thiết bị được điều từ những đơn vị khác Đến cuối năm 2001 và đầu năm 2002, Xí nghiệp Dĩ An được trang bị thêm máy móc thiết bị mới Ngày 30/11/2004 Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ

An chính thức được cổ phần hóa

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công

ty CPCN&XNK Cao Su do Hội đồng quản trị Công ty thành lập Xí nghiệp Đông Hòa

có tư cách pháp nhân không đầy đủ, thực hiện chế độ phụ thuộc, được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành của Nhà nước Xí nghiệp hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty CPCN&XNK Cao su

Từ năm 1995 đến năm 1990, Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa chuyên sản xuất các loại vỏ xe, giày, ủng, nệm từ chỉ xơ dừa

Sau năm 1990, Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa chuyển sang sản xuất đồ gỗ Khi Tổng Công ty chuyển sang cổ phần, vốn điều lệ của Xí nghiệp là 9 tỷ đồng, số lượng nhân viên là 468 người

Năm 2003 Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa đạt chứng nhận ISO 9001:2000 Khách hàng chính của Xí nghiệp là IKEA – Tập đoàn gỗ hàng đầu thế giới của Thụy Điển Sản phẩm của Xí nghiệp phải đạt tiêu chuẩn QWAY, IWAY do khách hàng IKEA yêu cầu

Trụ sở chính: Xã Đông Hòa – Huyện Dĩ An – Tỉnh Bình Dương

Điện thoại: 0650.3750.483

Fax: 0650.3750.570 Email: rubicodonghoa@hcm.vnn.vn

Trang 20

2.2 Chức năng và nhiệm vụ Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa là hai Xí nghiệp chế biến gỗ trực thuộc Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao

Su Hai Xí nghiệp này có chức năng và nhiệm vụ gần như là giống nhau

2.2.1 Chức năng Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa hoạt động dưới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động theo quy chế của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su

2.2.2 Nhiệm vụ Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa có nhiệm vụ khai thác gỗ cao su, sản xuất, kinh doanh gỗ cao su và các sản phẩm tinh chế từ gỗ cao

su và các loại gỗ khác Ngoài ra, hai Xí nghiệp còn thực hiện các nhiệm vụ kinh tế do Công ty ủy quyền, duy trì và ổn định việc sản xuất gỗ đảm bảo chất lượng, tăng cường khai thác và sơ chế gỗ cao su, gỗ tràm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu

Xí nghiệp Dĩ An và Xí nghiệp Đông Hòa có trách nhiệm tìm kiếm các hợp đồng, đơn hàng sản xuất kinh doanh, đảm bảo có việc làm thường xuyên cho người lao động Đồng thời thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh tế đã được Công ty hoặc Xí nghiệp ký kết theo phân cấp Hai Xí nghiệp phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả các hoạt động kinh tế đó

Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa có trách nhiệm quản lý, sử dụng hợp lý, đảm bảo và phát triển vốn được giao Hai Xí nghiệp có trách nhiệm chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý kinh tế tài chính, hạch toán thống kê, đảm bảo tính xác thực theo đúng quy định của pháp luật

Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa được quyết định về tổ chức bộ máy nhân sự thuộc phạm vi quản lý của Xí nghiệp

2.3 Cơ sở vật chất của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ

Trang 21

2.3.1 Tài sản cố định của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ

Đông Hòa

Tài sản cố định là cơ sở vật chất cần thiết cho sản xuất của các Xí nghiệp Tài

sản cố định là công cụ và phương tiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất, thể

hiện năng lực hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật của các Xí

nghiệp Mức độ đầu tư tài sản cố định nói lên tổng quát quy trình công nghệ của các

Xí nghiệp Giá trị từng loại tài sản cố định và cơ cấu từng loại của Xí nghiệp Dĩ An và

Xí nghiệp Đông Hòa được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1 Cơ Cấu Tài Sản của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế

Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2009

Dĩ An Đông Hòa Khoản mục Nguyên giá(1000đ) Tỷ trọng(%) Nguyên giá(1000đ) Tỷ trọng(%)

đồng và tổng tài sản cố định của Xí nghiệp Đông Hòa là 28,59 tỷ đồng Nguyên giá

máy móc thiết bị của Xí nghiệp Dĩ An là 11,79 tỷ chiếm tới 56,61% tổng tổng tài sản

cố định Trong khi đó, nguyên giá máy móc thiết bị của Xí nghiệp Đông Hòa là 17,13

tỷ chiếm tới 59,93% tổng tài sản cố định Cơ cấu máy móc thiết bị của Xí nghiệp Dĩ

An và Xí nghiệp Đông Hòa đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản cố định

Đây là điểm tích cực trong cơ cấu tài sản cố định của hai Xí nghiệp Bởi vì trong sản

xuất, máy móc thiết bị là công cụ trực tiếp tạo ra sản phẩm, quyết định rất lớn đến

năng suất lao động và sản phẩm đầu ra của Xí nghiệp Nguyên giá nhà cửa vật kiến

trúc của Xí nghiệp Dĩ An năm 2009 là 7,88 tỷ, chiếm 37,81% trong tổng cơ cấu tài sản

của Xí nghiệp Trong khi đó, nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc của Xí nghiệp Đông

Hòa năm 2009 là 10,06 tỷ, chiếm 35,19% trong tổng cơ cấu tài sản của Xí nghiệp

Trang 22

Nguyên giá phương tiện vận tải và dụng cụ quản lý của hai Xí nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản cố định

Nhìn chung, quy mô Xí nghiệp Đông Hòa lớn hơn Xí nghiệp Dĩ An Tuy nhiên,

cơ cấu tài sản cố định của hai Xí nghiệp là tương đương nhau

2.3.2 Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, chi phối toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp Vốn thật sự là cần thiết nhưng làm sao

để sử dụng có hiệu quả là điều quan trọng nhất Nguồn vốn của Xí nghiệp Dĩ An và Xí nghiệp Đông Hòa được thể hiện qua bảng 2.2

Bảng 2.2 Nguồn Vốn Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Xí Nghiệp Chế Biến

Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2008, 2009

ĐVT: 1000.000đ

Dĩ An Đông Hòa Chênh lệch Chênh lệch Khoản mục 2008 2009 2008 2009

Vốn SXKD 34.454 36.843 2.389 6,93 39.513 28.667 -10.846 -27,44

- Nợ phải trả 15.084 19.736 4.652 30,84 31.007 22.418 -8.589 -27,70

- Vốn CSH 19.370 17.107 -2.263 -11,68 8.506 6.259 -2.247 -26,41

Qua bảng 2.2, vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dĩ An năm 2009 là 36,84

tỷ, tăng 2,38 tỷ, tương ứng 6,93% so với năm 2008 Trong khi đó, vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Đông Hòa là 28,66 tỷ, giảm 10,846 tỷ, tương ứng 27,44% so với năm 2008 Nợ phải trả của Xí nghiệp Dĩ An năm 2009 là 19,73 tỷ, tăng 4,65 tỷ, tương ứng 30,84% so với năm 2008 Nợ phải trả của Xí nghiệp Đông Hòa năm 2009 là 22,41

tỷ, giảm 8,589 tỷ, tương ứng 27,70% so với năm 2008 Vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp

Dĩ An năm 2009 là 17,10 tỷ, giảm 2,26 tỷ, tương ứng 11,68% so với năm 2008 Vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp Đông Hòa năm 2009 là 6,25 tỷ, giảm 2,24 tỷ, tương ứng 26,41% so với năm 2008

Bảng 2.2 cho thấy, vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dĩ An tăng lên năm

Trang 23

Để hiểu thêm về tình hình vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dĩ An và

Xí nghiệp Đông Hòa, phần tiếp theo sẽ phân tích cơ cấu nguồn vốn của hai Xí nghiệp

Hình 2.1 Cơ Cấu Nguồn Vốn Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2008, 2009

Nguồn tin: Phòng kế toán - tài chính

Qua hình 2.3, nợ phải trả của Xí nghiệp Dĩ An năm 2008 chiếm 43,78% tổng vốn sản xuất kinh doanh Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp chiếm tới 56,22% tổng vốn sản xuất kinh doanh Qua năm 2009, nợ phải trả của Xí nghiệp Dĩ

An chiếm 53,57% tổng vốn sản xuất kinh doanh Vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp chiếm 46,43% tổng vốn sản xuất kinh doanh

Năm 2008, nợ phải trả của Xí nghiệp Đông Hòa chiếm tới 78,47% tổng vốn sản xuất kinh doanh Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp chỉ chiếm 21,53% tổng vốn sản xuất kinh doanh Qua năm 2009, cơ cấu nguồn vốn Xí nghiệp Đông Hòa không có sự thay đổi so với năm 2008

Như vậy, cơ cấu giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dĩ An là tương đương nhau qua hai năm 2008 và 2009 Trong khi đó, nợ phải trả của Xí nghiệp Đông Hòa chiếm tỷ trọng lớn (78%) trong tổng vốn sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2008 và 2009 Điều này phản ánh rằng, Xí nghiệp Đông Hòa phụ thuộc nhiều hơn vào chủ nợ

Trang 24

Bảng 2.3 Loại Hình Vốn Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Xí Nghiệp Chế Biến

Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2008, 2009

ĐVT: 1000.000đ

Dĩ An Đông Hòa Chênh lệch Chênh lệch Khoản mục 2008 2009 2008 2009

Vốn SXKD 34.454 36.843 2.389 6,93 39.513 28.667 -10.846 -27,44

-Vốn CĐ 21.417 20.335 -1.082 -5,05 13.536 12.123 -1.413 -10,43 -Vốn LĐ 13.036 16.487 3.451 26,47 17.977 16.544 -1.433 -7,97

Bảng 2.3 cho thấy, vốn cố định của Xí nghiệp Dĩ An năm 2009 là 20,33 tỷ đồng, giảm 1,08 tỷ đồng, tương ứng 5,05% so với năm 2008 Vốn cố định của Xí nghiệp Đông Hòa năm 2009 là 12,12 tỷ đồng, giảm 1,41 tỷ đồng, tương ứng 10,43%

so với năm 2008 Nguyên nhân vốn cố định của hai Xí nghiệp giảm là do năm 2009, hai Xí nghiệp đã thanh lý bớt một số máy móc thiết bị cũ, chuẩn bị bổ sung máy móc thiết bị mới Vốn lưu động của Xí nghiệp Dĩ An năm 2009 là 16,48 tỷ đồng, tăng 13,41 tỷ đồng, tương ứng 26,47% so với năm 2008 Nguyên nhân vốn lưu động của Xí nghiệp tăng năm 2009 là do các khoản phải thu và hàng tồn kho của Xí nghiệp Đông Hòa giảm so với năm 2008 Vốn lưu động của Xí nghiệp Đông Hòa năm 2009 là 16,54

tỷ đồng, giảm 1,43 tỷ đồng, tương ứng 7,97% so với năm 2008 Nguyên nhân của sự sụt giảm vốn lưu động là do năm 2009, các khoản phải thu và hàng tồn kho của Xí

nghiệp Đông Hòa tăng so với năm 2008

Như vậy, năm 2009 vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dĩ An tăng lên so với năm 2008 Trong khi đó, vốn sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Đông Hòa lại giảm xuống

Trang 25

Hình 2.2 Cơ Cấu Loại Hình Vốn Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An và Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa Năm 2008, 2009

Nguồn tin: Phòng kế toán - tài chính

Qua hình 2.2, vốn cố định của Xí nghiệp Dĩ An năm 2008 chiếm tới 62,16% tổng vốn sản xuất kinh doanh Trong khi đó, vốn lưu động của Xí nghiệp chỉ chiếm 37,84% tổng vốn sản xuất kinh doanh Qua năm 2009, cơ cấu loại hình vốn của Xí nghiệp Dĩ An có sự thay đổi Tỷ trọng vốn cố định của Xí nghiệp Dĩ An chiếm 55%,

và tỷ trọng vốn lưu động chiếm 44,75% trong tổng vốn

Tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn của Xí nghiệp Đông Hòa năm 2008 là 34,25% Trong khi đó, tỷ trọng vốn lưu động của Xí nghiệp chiếm tới 65,75% tổng vốn Qua năm 2009, tỷ trọng vốn cố định của Xí nghiệp Đông Hòa là 42,28%, và tỷ trọng vốn lưu động là 57,72% trong tổng vốn

Bảng cơ cấu loại hình vốn của hai Xí nghiệp cho thấy, năm 2008 và 2009, vốn

cố định của Xí nghiệp Đông Hòa chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn lưu động Trong khi đó, vốn cố định của Xí nghiệp Dĩ An luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn lưu động Cơ cấu loại hình vốn của hai Xí nghiệp phần nào cho thấy, năm 2008 và 2009, Xí nghiệp Dĩ

An đầu tư tài sản cố định nhiều hơn

Trang 26

2.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến

gỗ Đông Hòa

2.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An

Mô hình cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An theo dạng quan hệ trực tuyến chức năng, hệ thống thông tin theo chiều dọc Các trưởng phòng có chức năng tham mưu cho ban giám đốc Xí nghiệp quản lý, điều hành chuyên môn ở các phòng, quản lý tổ chức sản xuất theo kế hoạch được giao, điều này nhằm đảm bảo sự chỉ huy thống nhất từ trên xuống nhanh gọn

Trang 27

Phòng TC-KT

Phòng

Phòng TC-HC

Tổ KCS- KTCL

Phòng T.Phôi

PX Đ.hinh

Phòng KT-SX

Tổ

NT

PX Sơn+đg

PX Sấy

P.KTCĐ- XDCB

Trang 28

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An được thể hiện như sau:

Giám đốc Xí nghiệp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của người lao động theo quy định của bộ luật lao động và hướng dẫn của công ty Chỉ đạo trực tiếp phòng Tổ chức – Hành chính, Tài chính - Kế toán, Kế hoạch – Xuất nhập khẩu, Kỹ thuật cơ điện – Xây dựng cơ bản

Phó giám đốc (phụ trách phân xưởng sấy, tổ nghiệm thu)

Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc theo nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Giám Đốc Công ty và Giám Đốc Xí nghiệp về nhiệm vụ đã được phân công

Phó giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp việc khai thác và cung ứng nguồn nguyên liệu gỗ, đáp ứng kịp thời theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Phó giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp công tác sản xuất của phân xưởng sấy và tổ nghiệm thu Ngoài rak, phó giám đốc còn có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác sắp xếp bộ máy quản lý và bố trí bộ máy nhân sự ở các bộ phận được giao phụ trách

Phó giám đốc (phụ trách phòng KTSX, PX tạo phôi, phân xưởng định hình, PX sơn và đóng gói, tổ KCS và tổ kiểm soát chất lượng trên dây chuyền)

Phó giám đốc có nhiệm vụ theo dõi, quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, tình hình công nợ phải thu, phải trả trong toàn Xí nghiệp từng thời điểm để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thông suốt, đồng

bộ và ổn định

Trang 29

Phòng Kế hoạch – Xuất nhập khẩu

Phòng Kế hoạch – Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong

công tác xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường để

sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ sơ chế và tinh chế Ngoài ra, Phòng Kế hoạch – Xuất

nhập khẩu còn có nhiệm vụ quản lý việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đã được công

ty giao

Phòng kĩ thuật sản xuất

Là bộ phận hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc Xí nghiệp

hoặc người được ủy quyền bởi Ban Giám Đốc Xí nghiệp

Thực hiện nhiệm vụ được Ban Giám Đốc Xí nghiệp phân công, đảm bảo về mặt

kĩ thuật cũng như chất lượng sản phẩm đạt theo yêu cầu của khách hàng

Tham mưu cho Giám Đốc về các tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng sản phẩm, quy

trình công nghệ của các sản phẩm Xí nghiệp sản xuất

Phòng kỹ thuật cơ điện - xây dựng cơ bản

Là bộ phận hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc Xí nghiệp

Tham mưu cho Giám Đốc về việc đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản và

quản lý máy móc, thiết bị hiện có tại Xí nghiệp

Thực hiện việc làm kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, trùng tu, đại tu máy móc thiết bị

Phối hợp với các bộ phận, phân xưởng thực hiện sắp xếp dây chuyền máy móc

thiết bị phù hợp với dây chuyền công nghệ sản xuất sao cho phù hợp với từng thời

điểm, từng mặt hàng cụ thể

Phân xưởng sấy

Phân xưởng sấy có nhiệm vụ sấy phôi, nhập và xuất gỗ phôi Ngoài ra, phân

xưởng sấy còn có nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc về tình hình hoạt động và tiến độ

sản xuất của phân xưởng, tổ chức nhân sự, lao động của xưởng

Phân xưởng tạo phôi

Phân xưởng tạo phôi có nhiệm vụ sản xuất phôi thô để giao cho phân xưởng

định hình theo đơn hàng và lệnh sản xuất của Xí nghiệp

Phân xưởng định hình

Phân xưởng định hình có nhiệm vụ sản xuất hàng tinh chế theo đơn hàng và

lệnh sản xuất của giám đốc Xí nghiệp

Trang 30

Phân xưởng sơn + đóng gói

Phân xưởng sơn + đóng gói có nhiệm vụ sản xuất hàng tinh chế theo đơn hàng

và lệnh sản xuất của giám đốc

2.4.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Mô hình cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa cũng theo dạng quan hệ trực tuyến chức năng, hệ thống thông tin theo chiều dọc, được thể hiện qua hình 2.2

Trang 31

Phó giám đốc Phụ trách nội chính

Phòng

kế hoạch xuất nhập khẩu

Phòng tài chính

kế toán

Phân xưởng cưa

Phân xưởng sấy bảo quản

Phòng

kỹ thuật sản xuất

Phân xưởng cung ứng phôi

Phân xưởng tinh chế A

Phân xưởng tinh chế B

Tổ

KCS

Phòng

tổ chức lao động tiền lương

Tổ bảo

vệ

Trang 32

Chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa được thể hiện như sau:

Phó giám đốc kĩ thuật có nhiệm vụ xây dựng, chỉ đạo thực hiện hệ thống định

mức kinh tế - kĩ thuật, quy trình công nghệ sản xuất tinh chế

Chỉ đạo thực hiện các cộng việc quản lý chất lượng và kiểm chất lượng sản phẩm

Đại diện lãnh đạo phụ trách xây dựng, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Thiết kế, chế tạo sản phẩm, chỉ đạo thực hiện sản xuất mẫu sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng

Phòng tài chính - lao động - tiền lương

Phòng tài chính - lao động - tiền lương có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo tuyển dụng, thi đua, khen thưởng,

Trang 33

kỉ luật, thanh tra bảo vệ, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy (PCCC), vệ sinh môi

trường

Phòng tài chính - kế toán

Phòng tài chính - kế toán có nhiệm cụ xây dựng kế hoạch tài chính cho Xí

nghiệp, tổ chức quản lý sử dụng nguồn vốn của Xí nghiệp một cách hiệu quả, bảo quản

tiền mặt và các chứng khoán có giá trị như tiền mặt

Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu

Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, tham gia xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Thương lượng, đàm phán với khách hàng, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới

Như vậy, mô hình cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa là giống nhau, theo dạng quan hệ trực tuyến chức năng,

hệ thống thông tin được phân bổ theo chiều dọc

Ưu điểm: Nhiệm vụ và quyền hạn giữa các phòng ban chức năng rõ ràng, không chồng chéo công việc Mô hình cơ cấu đơn giản, dễ quản lý, tiết kiệm được chi phí quản lý

Nhược điểm: Việc thông tin liên lạc giữa các phòng ban chức năng phải qua nhiều khâu, tốn nhiều thời gian

2.5 Quy trình sản xuất – công nghệ của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

2.5.1 Quy trình sản xuất – công nghệ của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An

Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An và Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa áp dụng phương pháp sản xuất dựa trên cơ sở máy móc thiết bị của dây chuyền công nghệ chế biến gỗ hiện đại Việc chọn công nghệ sản xuất phù hợp nhằm tạo ra các sản phẩm được xử lý đúng tiêu chuẩn, chất lượng cao đảm bảo cho tiêu chuẩn xuất khẩu

Trang 34

Quy trình sản xuất – công nghệ của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An được thể hiện qua hình 2.3

Hình 2.5 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất - Công Nghệ của Xí Nghiệp Dĩ An

Nguồn tin: Phòng kỹ thuật – Chất lượng

Xuất phân xưởng

Gỗ gia công

Sấy

Tạo phôi

Tinh chế bào cắt ghép

Định hình sản phẩm

Chà nhám đánh bóng Sơn

Thành phẩm

Đóng gói

Sản phẩm sơ chế

Sản phẩm tinh chế

Trang 35

2.5.2 Quy trình sản xuất – công nghệ của Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

Quy trình sản xuất – công nghệ của Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa được thể hiện

qua hình 2.4

Hình 2.6 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất - Công Nghệ Của Xí Nghiệp Đông Hòa

Nguồn tin: Phòng kỹ thuật – Chất lượng Các khâu trong quy trình sản xuất – công nghệ của hai Xí nghiệp đều trải qua những bước tương tự nhau Xí nghiệp nhập gỗ gia công, sau đó sấy, tạo phôi – cắt – bào, cắt chuẩn – chà nhám, định hình – phay – khoan, chà nhám – đánh bóng, sơn, lắp ráp và khâu cuối cùng là đóng gói sản phẩm

Tạo phôi - cắt - bào

Gỗ gia công

Sấy

Cắt chuẩn chà nhám

Định hình Phay - khoan

Chà nhám đánh bóng

Sơn Lau màu Lắp ráp

Đóng gói Sản phẩm tinh

chế xuất hàng Sản phẩm sơ chế

Trang 36

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lí luận

Phần này sẽ làm rõ các vấn đề sau: Khái niệm sáp nhập, khái niệm và các chỉ

tiêu phân tích kết quả - hiệu quả kinh doanh; các vấn đề liên quan đến cung ứng đầu

vào và các chỉ tiêu đánh giá; quá trình sản xuất và các chỉ tiêu đánh giá; tình hình tiêu thụ sản phẩm; và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

3.1.1 Khái niệm sáp nhập

Theo tạp chí kinh tế và dự báo số 6 (446) tháng 3 năm 2009, khái niệm sáp nhập được hiểu theo hai nghĩa hẹp và rộng Theo nghĩa hẹp, sáp nhập doanh nghiệp là giao dịch trong đó một hoặc một số doanh nghiệp từ bỏ pháp nhân của mình để gia nhập vào một doanh nghiệp khác Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập Sau khi việc sáp nhập hoàn thành doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình

Trong khi đó, sáp nhập theo nghĩa rộng, ngoài định nghĩa theo nghĩa hẹp, còn bao gồm cả việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ

và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp trước sáp nhập

3.1.2 Khái niệm và các chỉ tiêu phân tích kết quả - hiệu quả kinh doanh

a) Khái niệm và các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh

Theo giáo trình “kế toán quản trị và phân tích kinh doanh” của Phạm Văn Dược

và Đặng Kim Cương (1995), kết quả kinh doanh là một chuỗi kết quả cao nhất trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh tế của Xí nghiệp Đối với bản thân Xí nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh, khai thác triệt để và hợp lý các năng lực tiềm tàng, tạo khả năng cạnh tranh để đạt mục đích cuối

Trang 37

nhất của Xí nghiệp Lợi nhuận chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, là thước đo thành tích lâu dài cũng như giúp Xí nghiệp tồn tại và phát triển

Cũng theo giáo trình trên, một số chỉ tiêu được sử dụng để đo lượng kết quả kinh doanh gồm: doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Doanh thu: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp

thu được trong kỳ, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Tổng doanh thu = Giá bán một đơn vị sản phẩm * Sản lượng

Chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng

tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động Chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao

động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính

Lợi nhuận: là toàn bộ giá trị còn lại của toàn bộ các sản phẩm tiêu thụ trong

kỳ, sau khi đã trừ các khoản chi phí cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất, đánh giá đúng đắn nhất kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Trang 38

b) Khái niệm và các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sừ

dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất Hiệu quả sản xuất kinh doanh

là kết quả so sánh giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào (Giáo trình “kế toán quản trị

và phân tích kinh doanh” của Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1995))

Cũng theo giáo trình trên, để đo lượng hiệu quả kinh doanh, một số chỉ tiêu được sử dụng gồm: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí và

Trang 39

Khái niệm: Theo www.OLDict.com, nguyên liệu là những vật tự nhiên chưa

qua một sự chế biến nào và cần được lao động, máy móc, kỹ thuật biến hóa mới thành sản phẩm: Bông, than, tre, mía, gỗ

Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

Doanh thu BH&CCDV Hiệu quả sử dụng nguyên liệu =

Tổng chi phí nguyên liệu Hiệu quả sử dụng nguyên liệu cho biết một đồng nguyên liệu tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh thu Hiệu quả sử dung nguyên liệu càng cao chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu càng tốt (Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1995)

Mức tiêu hao nguyên liệu (NL):

NL tồn kho đầu kỳ + NL mua trong kỳ - NL tồn cuối kỳ Tiêu hao NL/1m3 SP =

Sản lượng sản phẩm tinh chế Chỉ tiêu này nói lên khối lượng nguyên liệu bị tiêu hao khi sản xuất ra một m3sản phẩm Mức tiêu hao nguyên liệu càng thấp thì hiệu quả sử dụng nguyên liệu của

Xí nghiệp càng tốt (Ts Phan Đức Dũng, 2006)

b) Vốn

Theo giáo trình tài chính doanh nghiệp – TS Lưu Thị Hương (2002), vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định: Vốn cố định là vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm, xây

dựng để hình thành nên tài sản cố định (TSCĐ) hay được hiểu là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp

Vốn lưu động: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu

động của doanh nghiệp

Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông

Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất

Trang 40

Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước (Huỳnh Đức Lộng, 2003– Nhà xuất bản thống kê)

Hiệu quả sử dụng vốn: Có 3 chỉ tiêu để đo lường hiệu quả sử dụng vốn gồm:

Số vòng quay vốn lưu động/vốn cố định: Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu

động/vốn cố định nói lên trong một năm (quý), VLĐ/VCĐ quay được bao nhiêu vòng

Số vòng quay càng nhiều thì hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Doanh thu thuần

Số vòng quay vốn lưu động/vốn cố định (VLĐ/VCĐ) =

VLĐ/VCĐ

Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động/vốn cố định: Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời (VLĐ/VCĐ)

nói lên trong quá trình sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp bỏ ra 1 đồng VLĐ/VCĐ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ lệ sinh lời càng cao thì hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao, và được tính theo công thức sau:

Lợi nhuận

Tỷ lệ sinh lời (VLĐ/VCĐ) =

VLĐ/VCĐ

Số ngày một vòng quay vốn lưu động/vốn cố định:

Một chỉ tiêu khác thường được sử dụng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu độ dài của mỗi vòng quay của vốn lưu động, được tính bằng đơn vị ngày Cách tính cho một năm, hay một quý như sau:

Số ngày kì phân tích

Số ngày một vòng quay (VLĐ/VCĐ) =

Số ngày vòng quay vốn Mỗi vòng quay của vốn cần một thời gian càng ngắn càng tốt (Phạm Văn Dược

và Đặng Kim Cương (1995))

c) Lao động

Khái niệm: Học thuyết giá trị của Adam Smith cho rằng lao động là nguồn gốc

giá trị của hàng hóa Tức là giá trị của hàng hóa do lao động trừu tượng kết tinh lại trong hàng hóa Do đó trong quá trình trao đổi, giá cả của một loại hàng hóa nào đó là lao động của người sản xuất bỏ trực tiếp vào hàng hóa

Ngày đăng: 28/02/2019, 11:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Xuân Sâm, Biện pháp nâng cao hiệu quả thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An – Dình Dương, sinh viên khoa kinh tế khóa 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp nâng cao hiệu quả thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An – Dình Dương
2. Vũ Thị Thanh Hương, nghiên cứu tình hình cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp chế biến hàng nông sản, sinh viên khóa 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu tình hình cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp chế biến hàng nông sản
3. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 1995. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 1995
4. Phan Đức Dũng, 2000. Giáo trình kế toán giá thành, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Đức Dũng, 2000. "Giáo trình kế toán giá thành
5. Huỳnh Đức Lộng, 2003. Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Đức Lộng, 2003. "Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: nhà xuất bản thống kê
6. Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2008. Giáo trình marketing căn bản, sở giáo dục và đào tạo Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2008. "Giáo trình marketing căn bản
7. Các trang web của tuổi trẻ http://www.tuoitre.com.vn và trang web của thời báo kinh tế Sài Gòn http://thoibaokinhtesaigon.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các trang web của tuổi trẻ http://"www.tuoitre.com.vn" và trang web của thời báo kinh tế Sài Gòn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w