1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT MỨC TIÊU HAO NGUYÊN LIỆU SẢN PHẨM BÀN KATE DINING TẠI CÔNG TY MINH DƢƠNG

126 125 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu: “Khảo sát mức tiêu hao nguyên liệu đối với sản phẩm bàn Kate Dining ở công ty cổ phần gỗ Minh Dương” được tiến hành tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương Bình Dương

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

ĐỖ THỊ HÀ

KHẢO SÁT MỨC TIÊU HAO NGUYÊN LIỆU SẢN PHẨM BÀN KATE DINING TẠI

CÔNG TY MINH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

ĐỖ THỊ HÀ

KHẢO SÁT MỨC TIÊU HAO NGUYÊN LIỆU SẢN PHẨM BÀN KATE DINING TẠI

CÔNG TY MINH DƯƠNG

Ngành: Công Nghệ Chế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Xin chân chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ tôi trong trong suốt khóa học

Cô Ths Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài Ban giám đốc, quản đốc, và toàn thể anh chị trong Công ty cổ phần gỗ Minh Dương đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại Công

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát mức tiêu hao nguyên liệu đối với sản phẩm bàn Kate Dining ở công ty cổ phần gỗ Minh Dương” được tiến hành tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương (Bình Dương), thời gian từ 1/3/2013 đến 30/5/2013 với mục đích phân tích và đánh giá mức tiêu hao nguyên liệu tại công ty, từ đó đưa ra định mức tiêu hao để công ty có thể áp dụng sản xuất trong tương lai và đồng thời cũng đưa ra những nguyên nhân và biện pháp nhằm hạn chế sự tiêu hao khi sản xuất một số sản phẩm

 Kết quả thu được:

- Tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu trong quá trình sản xuất trên lý thuyết là: 25,85%

- Tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu trong quá trình sản xuất của công ty thực tế là: 34,71%

- Đề tài cũng đã trình bày các nguyên nhân làm cho tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu cao Từ đó, đưa ra một số phương hướng nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ Việc sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ là vấn đề mà ngành

chế biến gỗ quan tâm lớn

Với kết quả này tôi hi vọng sẽ đem lại sự hữu ích cho công ty áp dụng trong sản xuất và mong muốn nhận được sự đóng góp của quý độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 6

SUMMARY

The project "Survey of consumption of raw materials for the product the table Dining Kate at Minh Duong Furniture Corporation" was conducted at the Minh Duong Furniture Corporation (Binh Duong), from March 1st, 2013 to May 30th,

2013 for the purpose of analysis and evaluation of materials consumption in the company, which proposed the company consumption to production can be applied

in the future and also to the causes and measures to limit consumption to produce a number of products

With this result I hope will bring useful for companies in the manufacturing and application wishes to receive contributions from the reader to the project is more complete

Trang 7

MỤC LỤC

Chương 1 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục đích nghiên cứu 2

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

Chương 2 4

TỔNG QUAN 4

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần gỗ Minh Dương 4

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty 7

2.1.3 Tình hình nhân sự 8

2.1.4 Tình hình máy móc thiết bị 9

2.1.5 Một số sản phẩm công ty được sản xuất tại công ty 12

2.2 Khái quát chung về khảo sát mức tiêu hao nguyên liệu 13

Chương 3 16

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 16

3.1 Nội dung nghiên cứu 16

3.2 Phương pháp nghiên cứu 16

Chương 4 19

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19

4.1 Nguyên liệu 19

Trang 8

4.2 Sản phẩm khảo sát 23

4.3 Quy trình sản xuất 27

4.4 Biểu đồ gia công 29

4.5 Tính toán tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu 31

4.5.1 Tính toán tiêu hao nguyên liệu trên lý thuyết 31

4.5.1.1 Xác định lượng dư gia công từng chi tiết của sản phẩm 31

4.5.1.2 Thể tích sơ chế phế phẩm 32

4.5.1.3 Hiệu suất pha cắt 33

4.5.1.4 Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm 33

4.5.1.5 Tỷ lệ lợi dụng gỗ 34

4.5.1.6 Các hao hụt phát sinh trong quá trình gia công 34

4.5.2 Tỷ lệ hao hụt gỗ qua các công đoạn gia công trên thực tế sản xuất của công ty .36

4.5.2.1 Tiêu hao nguyên liệu khâu gia công sơ chế 36

4.5.2.2 Tiêu hao nguyên liệu khâu pha phôi và định hình cho chi tiết 37

4.5.2.3 Tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu khâu tinh chế 50

4.5.2.4 Tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu trên thực tế 50

4.6 Nguyên nhân 50

4.6.1 Nguyên liệu 50

4.6.2 Gia công 52

4.6.3 Máy móc,thiết bị 52

4.6.4 Con người 53

4.6.5 Mức độ phức tạp của chi tiết và yêu cầu khách hàng 53

4.7 Biện pháp 54

Trang 9

4.7.1 Nguyên liệu 54

4.7.2 Gia công 56

4.7.3 Máy móc, thiết bị 57

4.7.4 Con người 57

Chương 5 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 60

5.2 Kiến nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Nhà máy sản xuất của công ty 4

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí nhà xưởng của công ty 6

Hình 2.3: Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty 6

Hình 2.4: Sản phẩm kệ và tủ 9

Hình 2.5: Sản phẩm ghế 9

Hình 2.6: Sản phẩm bộ bàn ăn

10

Hình 2.7: Sản phẩm bàn trang điểm và một số sản phẩm 10

Hình 3.1: Quy cách nguyên liệu nhập

16

Hình 3.2: Cấu tạo thô đại gỗ cao su

17

Hình 3.3: Khuyết tật nứt, tét, mục

17

Hình 4.4: Hình dáng sản phẩm khảo sát

17

Hình 3.4: Khuyết tật mắt gỗ, nấm trắng, mốc

18

Hình 3.5: Hình chiếu tổng thể sản phẩm

19

Trang 12

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu trên lý thuyết

38

Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu trên thực tế

53

Hình 4.3: Dao cắt không đảm bảo yêu cầu

56

Hình 4.4: Tận dụng bìa,cạnh

58

Hình 4.5: Hình đế chân và tấm lót điều chỉnh độ cao đế chân

59

DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Bảng thống kê nhà xưởng 6

Bảng 2.2: Bảng thống kê các loại máy móc thiết bị ……… 8

Bảng 3.1: Bảng quy cách phôi nguyên liệu nhập 16

Bảng 3.2: Biểu đồ gia công sản phẩm 24

Bảng 4.1: Bảng thể tích tinh chế sản phẩm 28

Bảng 4.2: Bảng lượng dư gia công 29

Bảng 4.3: Thể tích gỗ sơ chế có tính % phế phẩm 32

Bảng 4.4: Bảng thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm 34

Trang 13

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đã từ lâu đời,gỗ là một trong những loại vật liệu được con người biết đến và

sử dụng vào nhiều mục đích: làm chất đốt,đóng tàu thuyền,dùng trong xây dựng,nội thất…và cho đến ngày nay,gỗ vẫn là một trong những loại vật liệu được lựa chọn hàng đầu Gỗ là loại vật liệu có đặc tính ưu việt hơn các loại vật liệu khác như có màu sắc tự nhiên, vân thớ đẹp, dễ gia công, chế biến, đồng thời tạo cảm giác sang trọng, ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên Vì lợi thế đó,các sản phẩm làm từ gỗ đang chiếm ưu thế trên thị trường so với các loại vật liệu khác

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng theo Trong đó, nhu cầu làm đẹp nơi ở, nơi làm việc, nghỉ ngơi theo phong cách phù hợp với sở thích và thị hiếu của mỗi người là nhu cầu không thể thiếu và góp phần quan trọng trong đời sống Trái với nhu cầu ngày càng tăng thì nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt Hiện nay nước ta đang phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu từ nước ngoài với giá thành khá cao,chính vì thế áp lực lên nguồn nguyên liệu ngày càng tăng Trong quá quá trình sản xuất hiện nay việc thực hiện quy trình sản xuất vẫn còn nhiều bất cập, vướng vấp tạo ra tỷ lệ hao hụt cao qua các công đoạn gia công, dây chuyền công nghệ bố trí còn có chỗ không hợp lý gây ra lãng phí nhiều về nguyên liệu, công sức của người lao động Điều này đã làm giảm năng suất làm việc của nhà máy dẫn đến hiệu quả kinh tế kém Chính vì lẽ đó cần có những biện pháp cần thiết để tiết kiệm nguồn nguyên liệu và tối ưu hóa những khâu công nghệ để hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận

Trang 14

Để đạt được mức chuẩn hóa lượng tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm mộc, đi đến định mức chung cho sản xuất là một vấn đề mà hầu hết các công

ty hiện nay chưa có một hướng giải quyết rõ rệt Mức tiêu hao được xây dựng dựa trên dây chuyền sản xuất sản phẩm trên từng công đoạn, chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố: khuyết tật tự nhiên của gỗ, tay nghề công nhân, lượng dư gia công và máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất Vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân làm cho mức tiêu hao nguyên liệu tăng cao và biện pháp khắc phục trong sản xuất là giải pháp tối ưu

Được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp - Bộ môn Chế Biến Lâm Sản và

sự cho phép của công ty cổ phần gỗ Minh Dương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát mức tiêu hao nguyên liệu sản phẩm bàn Kate Dining tại công ty Minh Dương”,nhằmtheo dõi mức tiêu hao nguyên liệu cho một sản phẩm từ đó tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu hao nguyên liệu chính trong thực tế sản xuất của xí nghiệp và xác định lượng tiêu hao trên từng công đoạn, giúp nhà máy giảm thiểu tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu,tăng hiệu suất trong sản xuất Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp với tình hình sản xuất của nhà máy

1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục đích nghiên cứu

Việc tiến hành “Khảo sát mức tiêu hao nguyên liệu sản phẩm bàn Kate Dining tại công ty Minh Dương” nhằm tìm ra nguyên nhân và biện pháp giảm tiêu hao nguyên liệu, xác định lượng dư gia công hợp lý, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp cho công nhân, tăng năng suất, cải thiện tình hình sản xuất của doanh nghiệp

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt được các mục đích trên đề tài cần phải thực hiện tốt các mục tiêu sau:

 Xác định mức tiêu hao nguyên liệu gỗ qua từng công đoạn

Trang 15

 Tìm hiểu nguyên nhân gây hao hụt nguyên liệu qua từng công đoạn

 Phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ tiêu hao trong sản

xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Hiện nay với nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ trong nước và xuất khẩu tăng mạnh làm cho rừng tự nhiên nước ta bị cạn kiệt Để có nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất thì hầu hết nguyên liệu được khai thác từ rừng trồng và nhập khẩu từ nước ngoài Vấn đề khan hiếm nguyên liệu cộng với giá thành gỗ được đẩy lên cao vẫn đang diễn ra và gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Trong bối cảnh đó thì bài toán sử dụng, quản lý nguyên liệu gỗ trong sản xuất sao cho hiệu quả được đặt ra

Tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu là yếu tố quan tâm hàng đầu trong sản xuất, tỷ lệ tiêu hao cao đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế thấp và ngược lại, đồng thời tỷ lệ tiêu hao phản ánh được chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, phương pháp gia công

và trình độ quản lý của nhà máy

Trang 16

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần gỗ Minh Dương

 Địa chỉ: Ấp 1B, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

 Điện thoại: 0650.711.097

 Fax: 0650.711.098

 Website:minhduongfurniture.com.

 Email: minhduongf@hcm.vnn.vn; minhduongf@yahoo.com.

 Tổng giám đốc/Giám đốc: Dương Minh Chính

 Diện tích mặt bằng: 30.000 m2

 Tổng số lao động: 2400 người

 Thị trường xuất khẩu: Châu Âu, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Anh

 Doanh thu ước tính: trên 30.000.000 USD/năm

 Công suất: 120conts/tháng

 Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, gia công, kinh doanh các mặt hàng đồ

gỗ gia dụng và mỹ nghệ xuất khẩu

Hình 2.1: Nhà máy sản xuất của công ty

Trang 17

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Được thành lập vào ngày: 12/12/2002 do Ông Dương Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng thành viên và ông Dương Minh Định - Tổng Giám Đốc với 100% vốn Việt Nam

- Ngày 11/12/2007, Minh Dương chính thức đổi tên thành công ty cổ phần gỗ Minh Dương, vốn điều lệ 65,5 tỷ đồng, đầu tư mở rộng thêm 3 nhà máy sản xuất

gỗ khác: Tam Bình, Thành Dương và Chu Lai

 Nhà máy chế biến gỗ Tam Bình

Địa chỉ: xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Diện tích: 2,5 héc ta

 Nhà máy chế biến gỗ Thành Dương

Địa chỉ:xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Diện tích: 3 héc ta

 Nhà máy chế biến gỗ Chu Lai

Địa chỉ: xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Diện tích: 6,5 héc ta

- Tháng 8/2009, Công Ty Cổ Phần Thương Mại Gỗ Minh Dương được thành lập

với 2 showroom, chuyên cung cấp những mặt hàng nội thất chất lượng cao cho các khách hàng Việt

Phương châm của công ty: CHẤT LƯỢNG – TRUNG THỰC được đặt lên hàng đầu Hiện nay, tại công ty đã có 6 nhà xưởng, với dây chuyền sản xuất khép kín

Trang 18

Bảng2.1: Bảng thống kê nhà xưởng

Số lượng công nhân (Người)

Diện tích nhà xưởng (m2)

Diện tích nhà kho (m2 )

Diện tích tổng thể (m2)

P.Kế hoạc

h

P.Kỹ thuật

P.Nhâ

n sự

Trang 19

2.1.3 Tình hình nhân sự

Minh Dương có một tài sản quý báu là một đội ngũ nhân viên trẻ, hiểu sâu sắc và gắn bó với công ty từ những ngày đầu Trong đó, nhân viên Minh Dương luôn thích ứng nhanh với thay đổi, có khát khao học hỏi, và trên hết họ là những con người có năng lực và trung thực

Hiện tại công ty có khoảng 2100 lao động trực tiếp với 1300 công nhân nam,

800 công nhân nữ và khoảng 300 lao động gián tiếp với 40nhân viên trình độ đại học, 70nhân viên trình độcao đẳng, 190nhân viên trình độtrung cấp Đội ngũ lao động của công ty hầu hết còn rất trẻ, năng động, sáng tạo, ham học hỏi Lao độnggián tiếp đa phần đã có kinh nghiệm và làm việc lâu năm trong trong lĩnh vực

đồ gỗ nội thất

Hàng quý công ty tổ chức một đợt huấn luyện cho CB-CNV với các chuyên gia trong ngành hoặc những cán bộ có kinh nghiệm làm việc lâu năm Đây là một phần trong chương trình đào tạo cán bộ nguồn của công ty nhằm tìm kiếm những người có năng lực cho các vị trí quản lý cao hơn phục vụ cho sự phát triển và mở rộng quy mô của công ty

2.1.4 Tình hình máy móc thiết bị

Công ty bao gồm 6 nhà xưởng trong đó có 5 xưởng sản xuất thường xuyên Mỗi nhà xưởng đều có đầy đủ thiết bị, máy móc để gia công sản phẩm hoàn thiện, máy móc xuất xứ chủ yếu ở Đài Loan và Việt Nam, hình dáng gọn nhẹ, làm việc hiệu quả cũng như độ chính xác gia công cao

Máy móc thiết bị tại công ty bao gồm các loại thiết bị chủ yếu là các thiết bị trực tiếp gia công sản phẩm như cưa đĩa, máy bào, máy phay ,máy khoan…và thiết bị phụ trợ giúp duy trì tiến độ sản xuất được liên tục

Số lượng máy móc thiết bị ở phân xưởng thực tập được thống kê trong bảng sau:

Trang 20

Bảng 2.2:Bảng thống kê các loại máy móc thiết bị phân xưởng 5

LƯỢNG XUẤT SỨ

TÌNH TRẠNG

30 Buồng phun sơn tĩnh điện 2 Đài Loan 85%

Trang 21

2.1.5 Một số sản phẩm đƣợc sản xuất tại công ty

Hình 2.4: Sản phẩm kệ và tủ

Hình 2.5:Sản phẩm ghế

Trang 22

Hình 2.6: Sản phẩm bộ bàn ăn

Hình 2.7:Sản phẩm bàn trang điểmvàmột số sản phẩm đƣợc sản xuất tại công ty

Trang 23

2.2 Khái quát chung về khảo sát mức tiêu hao nguyên liệu

Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là đối tượng chính tạo nên sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu

là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất trong giá thành sản phẩm Vì thế nguyên vật liệu chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy doanh nghiệp cần làm tốt công tác kế toán nguyên vật liệu, quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách thiết thực và tiết kiệm

Lựa chọn nguyên liệu là một trong những khâu quan trọng khi sản xuất sản phẩm mộc, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó nếu lựa chọn nguyên liệu hợp lý sẽ tiết kiệm được nguyên liệu và hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo được tính kinh tế Sử dụng nguyên liệu phải đúng theo yêu cầu và chức năng sử dụng của sản phẩm, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao

Nguyên liệu sản xuất sản phẩm chủ yếu của công ty là gỗ cao su ghép với mục đích phù hợp với nguyên liệu hiện có và giá cả tương đối Ngoài ra còn sử dụng một số loại ván nhân tạo nhằm hạ giá thành sản phẩm

Khi sản xuất sản phẩm phải mất một lượng hao phí nhất định về nguyên liệu Như vậy để sản xuất một sản phẩm nguyên liệu bao gồm lượng nguyên liệu có ích được chuyển vào sản phẩm và lượng hao phí trong quá trình sản xuất

M = p+∑H Trong đó:

M: Lượng nguyên liệu để sản xuất sản phẩm

p: Lượng nguyên liệu có ích chuyển vào sản phẩm

∑H: Lượng nguyên liệu hao phí trong quá trình sản xuất

Lượng hao phí nguyên liệu ∑H có thể phân thành nhiều thành phần khác nhau và nó phụ thuộc vào lượng tiêu hao trên từng công đoạn, vì vậy khi xác định

Trang 24

lượng tiêu hao nguyên liệu cần xác định lượng hao phí trên từng khâu công nghệ và lượng hao phí cho sản phẩm là tổng các hao phí trên các khâu

Tính kinh tế là tiêu chí hàng đầu đặt ra đối với sản xuất,vì thế làm thế nào để giảm tiêu hao, nâng cao năng suất, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ là những vấn đề cần phải xem xét trước khi sản xuất.Để xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu phải căn cứ vào từng yếu tố ảnh hưởng, tiến hành khảo sát lượng hao phí trên các khâu công nghệ theo từng đặc thù của nguyên liệu và sản phẩm, dựa vào kích thước sản phẩm để tính mức tiêu hao nguyên liệu

Trang 25

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đề ra đề tài xác định các nội dung sau:

 Khảo sát một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm có tiêu hao nguyên liệu

 Tính toán tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu cho từng khâu công nghệ và trên

cả quy trình

 Tìm hiểu nguyên nhân gây hao hụt nguyên liệu qua từng công đoạn

 Phân tích, đề xuất giải pháp công nghệ hợp lý nhằm nâng cao tỷ lệ lợi

dụng gỗ, giảm phế phẩm và góp phần hạ giá thành sản phẩm

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nội dung nàychúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

 Đo đếm, thu thập số liệu, sử dụng các công cụ hỗ trợ như: thước dây, đồng

hồ bấm giờ, thước kẹp

 Tiến hành quan sát, theo dõi quá trình sản xuất các chi tiết của sản phẩm, ghi nhận một cách đầy đủ và chính xác các hiện tượng đúng như đã xảy ra trong thực tế, phương pháp này có 4 ưu điểm là được tiến hành nhanh, ít tốn kém, kết quả khả quan (hoàn toàn ngẫu nhiên không phụ thuộc ý muốn người điều tra), chính xác, tiết kiệm thời gian và kinh phí nên thường áp dụng với quy

mô lớn và đa dạng, sai số không đáng kể

 Sử dụng toán học thống kê để lấy mẫu và tính toán xác định tỷ lệ hao hụt

- Các công thức tính:

Trang 26

+ Thể tích chi tiết sản phẩm:

V = Dày * Rộng * Dài (3.1)

+ Tỷ lệ tiêu hao gỗ:

H= (Vt-Vs / Vt ) * 100 (3.2) Trong đó:

H: Tỷ lệ tiêu hao gỗ Vs: Thể tích gỗ sau gia công Vt: Thể tích gỗ trước gia công

Vs, Vt: Được tính theo giá trị trung bình + Xác định tỷ lệ hao hụt gỗ qua các công đoạn gia công:

H = H1 + H2 +H3+ …+ Hi (3.3) Trong đó:

Hi: Là tỷ lệ tiêu hao qua các công đoạn

i: Là số công đoạn

+ Xác định tỷ lệ hao hụt của sản phẩm:

H = ( H1 + H2 + H3 + …+ Hj )/j (3.4) Trong đó:

Hj: Tỷ lệ tiêu hao của các chi tiết

j: Số chi tiết

 Sử dụng phần mềm AutoCard để thể hiện hình ảnh bản vẽ sản phẩm

Trang 27

 Theo dõi quy trình sản xuất

 Lấy số liệu từ thực tế sản xuất

sử dụng 100% gỗ tự nhiên hoặc theo một tỷ lệ nào đó

Nguyên liệu gỗ tự nhiên công ty nhập là gỗ cao su xẻ, đã qua tẩm sấy, các quy cách kích thước cũng như độ ẩm đảm bảo theo yêu cầu của công ty

Trang 28

Hình 3.1:Quy cách nguyên liệu nhập Bảng 3.1: Bảng quy cách phôi nguyên liệu nhập

Trang 29

Giá trị sử dụng:Gỗ cao su có thớ thẳng, mịn, cấu tạo đồng đều giác lõi không phân biệt, vân thớ và màu sắc đẹp, khối lượng thể tích trung bình Dtb = 0,55, cường

độ chịu lực trung bình, dễ gia công chế biến Gỗ cao su thích hợp sản xuất ván ghép thanh và hàng mộc xuất khẩu

Hình 3.2:Cấu tạo thô đại gỗ cao su

Nguyên liệu gỗ tự nhiên được nhập về mặc dù đảm bảo về độ ẩm và kích thước, nhưng cũng không tránh khỏi một số khuyết tật như:

Trang 30

Hình 3.4: Khuyết tật mắt gỗ, nấm trắng, mốc

3.3.2 Sản phẩm khảo sát

Sản phẩm công ty sản xuất với đủ chủng loại như tủ, bàn, ghế, giường, kệ

Để thuận lợi cho việc khảo sát tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu gỗ,chúng tôi tiến hành khảo sát sản phẩm bàn Kate Dining với nguyên liệu gỗ cao su ghép, ván MDF và ván ép

 Đặc điểm của bàn Kate Dining:

- So với các sản phẩm khác thì bàn Kate Dining có hình dáng hài hoà, cân đối, màu sắc trang nhã, mẫu mã sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, mang phong cách hiện đại, phù hợp thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước Ngoài chức năng làm bàn ăn thì sản phẩm bàn Kate Dining còn có thể dùng như bàn tiếp khách trong gia đình

- Độ bền, tính tiện nghi: Sản phẩm bàn Kate Diningđảm bảo về tính ổn định cũng như khả năng bền Sản phẩm liên kết linh động, tháo lắp nhanh, di chuyển dễ dàng và tiện lợi khi sử dụng cũng như vận chuyển

Trang 31

 Hình chiếu tổng thể sản phẩm bàn Kate Dining:

Hình 3.5: Hình chiếu tổng thể của sản phẩm

Trang 32

120Cắt sơ chế

RongMDF dán veneer

Lau màu

Vuốt bén Lau màu Nhám

Lót toàn diệnRáp

Khoan lỗNhám

Cắt tinhVán ép uốn cong

Trang 33

Chờ rápLót toàn diện

Cắt tinh

LótNhám

Khoan lỗ

Chờ ráp

Chờ ráp chân góc Khoan lỗ

Phôi ghép tấm Rong Bào Lọng Tupi phay mặt ngoài

Cắt sơ chế

Rong

Khoan lỗCắt sơ chế

Bào Lọng Tupi phay mặt ngoàiPhôi ghép tấm

Chờ ráp

Trang 34

Tupi bo R4 cạnh Nhám băngKhoan lỗ

Trang 35

Lót toàn diệnLau màu

Cắt tinh

CấybulongTop

Nhám thùng

Trang 36

Bảng 3.2: Biểu đồ gia công sản phẩm

S

TT Tên chi tiết NL SL Kích thước

tinh chế Máy bào Máy rong

cạnh

Cưa đĩa cắt ngắn Máy lọng Máy tupi Máy router

Máy đánh mộng

Máy khoan Chà nhám Trang sức

2x74

2lỗØ15x35 16x74x923 15x73x922

4lỗ Ø16,4

lỗ Ø30,8

lỗ Ø10

lỗ Ø

10 26x401x401 25x400x400

Trang 37

CS 4 20x110x520 26x115x525 25x115x525 25x111x525 25x111x521 22x111x

521

6 lỗ Ø10 21x111x521 20x110x520

4x10

8 lỗ Ø10 28x128x93 28x128x92

1 lỗ Ø16

57x83x401 56x82x400

Trang 38

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tính toán tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu

4.1.1 Tính toán tiêu hao nguyên liệu trên lý thuyết

Thể tích tinh chế của chi tiết được tính dựa trên thể tích của chi tiết sau khi hoàn tất gia công, thể tích tinh chế của một chi tiết được tính dựa vào công thức:

VTCCT = a*b*l*10^-9 (m3)

Trong đó:

VTCCT: thể tích chi tiết (m3)

a: bề dày chi tiết (mm)

b: bề rộng của chi tiết (mm)

l: chiều dài của chi tiết (mm)

10^-9: hệ số quy đổi

Thể tích tinh chế của sản phẩm được tính dựa vào công thức:

VTCSP= ∑VTCCT (m3) Với VTCSP: thể tích sản phẩm (m3)

Thể tích tinh chế sản phẩm:

V = ∑V = 0,07825 (m3)

Trang 39

6 Bổ bắt dây đai Cao su ghép 10 20 30 4 0,00002

7 Eke tam giác Cao su ghép 20 56 56 16 0,00100

Trang 40

4.1.1.1 Xác định lượng dư gia công

Trong thực tế sản xuất, người ta lấy lượng dư gia công theo qui định của cục Lâm Nghiệp số 10/LNSX ngày 08/02/1971 cho phép ta lấy lượng dư gia công như sau:

- Lượng dư lấy theo chiều dài: 15 † 20 mm

- Lương dư lấy theo chiều dày và chiều rộng:

+ Từ 50 mm trở xuống lấy lượng dư gia công là: 3 † 5 mm

+ Từ 60 † 90 mm lấy lượng dư gia công là: 5 † 7 mm

+ Từ 100 mm trở lên lấy lượng dư gia công là: 7 † 15 mm

- Nếu chi tiết có chiều dài hơn 1500 mm hoặc gỗ có độ ẩm cao thì có thể lấy cao hơn quy định

- Gỗ cong vênh nhiều cho phép lấy lượng dư gia công nhiều hơn quy định

- Đối với chiều dày ván MDF hoặc ván dán không để lượng dư gia công hoặc để

ít vì chúng không qua khâu bào thẩm hay bào cuốn mà chỉ qua khâu chà nhám Lượng dư gia công không khống chế được do trình độ tay nghề công nhân,

sự hao hụt nguyên liệu do không chính xác trong gia công,một phần ảnh hưởng từ cách điều chỉnh máy,một phần do sự gá và đẩy phôi

Thể tích gỗ sơ chế được tính theo công thức:

VSCCT = (a + Δ‟a) * (b + Δ‟b) * (c + Δ‟c) * n * 10-9(m3) Trong đó:

Ngày đăng: 27/02/2019, 09:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w