1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRANG SỨC BỀ MẶT SẢN PHẨM GHẾ 970 CHAIR TẠI CÔNG TY CP GỖ MINH DƯƠNG

80 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Quy trình công nghệ chế biến đồ gỗ cũng đã và đang được cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng cho các sản phẩm gỗ .Ngoài việc tạo ra một sản phẩm bền chắc thì yếu tố thẩm mỹ là rất

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH



LÊ THỊ THÌN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRANG SỨC

BỀ MẶT SẢN PHẨM GHẾ 970 CHAIR TẠI

CÔNG TY CP GỖ MINH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2010

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

CẢM TẠ

Xin chân thành gởi lời cảm ơn tới:

Ba mẹ đã nuôi dưỡng ,dạy bảo và luôn đứng bên cạnh động viên con

Toàn thể thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Thầy cô khoa Lâm Nghiệp

Thầy cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chi em trong Công ty CP Gỗ Minh Dương đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty

Toàn thể các bạn lớp DH06CB đã tận tình giúp đỡ trong thời gian vừa qua

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2010

Lê Thị Thìn

Trang 4

TÓM TẮT

Như chúng ta đã biết ngành công nghiệp gỗ phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây Quy trình công nghệ chế biến đồ gỗ cũng đã và đang được cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng cho các sản phẩm gỗ Ngoài việc tạo ra một sản phẩm bền chắc thì yếu tố thẩm mỹ là rất quan trọng và cũng rất được quan tâm, vì vậy việc trang sức cho sản phẩm đồ mộc hết sức quam trọng.Trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài : “ Khảo sát quy trình công nghệ trang sức bề mặt sản phẩm ghế 970 chair

tại Công ty CP gỗ Minh Dương “ Đề tài được tiến hành tại CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ

MINH DƯƠNG Địa chỉ: Ấp 1B, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương Thời gian thực hiên từ 10/03/2010 đến 28/05/2010

Để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất tại nhà máy, đề tài đã tiến hành theo dõi công đoạn trang sức sơn phủ bề mặt gỗ tự nhiên của sản phẩm mộc Phương pháp khảo sát được tiến hành rút mẫu một cách ngẫu nhiên, độc lập, để đảm bảo tính khách quan ở mỗi khâu công nghệ tôi tiến hành khảo sát lặp lại ba lần, mỗi lần 30 mẫu Kết quả theo dõi cho thấy: tỷ lệ khuyết tật ở công đoạn kiểm tra xử lý bề mặt ván nền

là chiếm tỷ lệ cao nhất 17,78% và định mức sử dụng sơn thực tế ít hơn so với đinh mức của công ty đưa ra Kết quả khảo sát có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc theo dõi quá trình trang sức bề mặt của sản phẩm tại nhà máy

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa i Cảm tạ ii Tóm tắt iii

1.2 Mục tiêu – Mục đích nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN

2.1 Khái quát tình hình trang sức bề mặt vật liệu gỗ 4

2.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần gỗ Minh Dương 5

2.5.2 Vật liệu trang sức 13

Trang 6

CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Nội dung nghiên cứu 18

3.4 Một số yêu cầu cần thiết khi trang sức sản phẩm mộc 24

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 2.1 : Công ty cổ phần gỗ Minh Dương 6

Hình 2.2 : Mô hình sơ đồ các xưởng Công ty Minh Dương 8

Hình 2.3 : Biểu đồ thể hiện doanh thu qua các năm 9

Hình 2.4 : Biểu đồ thể hiện tỉ lệ doanh thu theo thị trường 10

Hình 2.5 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần gỗ Minh Dương 11

Hình 2.6: Buồng sơn nằm tự động 14

Hình 2.7 : Buồng sơn tĩnh điện 14

Hình 2.8 : Boole sơn 15

Hình 2.9 : Chuyền sơn tĩnh điện 15

Hình 2.10 : Nội thất phòng ngủ 16

Hình 2.11 : Nội thất phòng ngủ 17

Hình 3.1: Quá trình bay hơi của dung môi 24

Hình 4.1 : Sản phẩm 970 chair 27

Hình 4.2 : Cấu tạo súng phun 29

Hình 4.3 : Quy trình sơn phủ bề mặt sản phẩm ghế 970 chair 30

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trung bình khuyết tật sau 3 lần khảo sát 33

Hình 4.5: Chi tiết bị mắt đen 34

Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trung bình khuyết tật sau 3 lần khảo sát 36

Hình 4.7: Chi tiết bị móp cạnh 36

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần chà nhám 39

Hình 4.9: Chi tiết bị cháy nhám 39

Hình 4.10: Chi tiết bị xù lông gỗ 40

Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát 43

Hình 4.12: Chi tiết bị hở mối ghép 44

Hình 4.13 : Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật qua từng khâu công nghệ 45

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG

Bảng 2.1 : Công ty Minh Dương 7

Bảng 2.2 : Chi nhánh Tam Bình 7

Bảng 4.1: Bảng quy cách kích thước các chi tiết 27

Bảng 4.2 : Bảng các bước của quy trình công nghệ sơn-vernis của ghế 970 chair 28 Bảng 4.3 : Thông số kỹ thuật của thiết bị sơn 29

Bảng 4.4 : Bảng tỷ lệ khuyết tật ở công đoạn xử lý bề mặt ( khảo sát lần 1) 32

Bảng 4.5 : Bảng tỷ lệ khuyết tật ở công đoạn xử lý bề mặt ( khảo sát lần 2) 32

Bảng 4.6 : Bảng tỷ lệ khuyết tật ở công đoạn xử lý bề mặt ( khảo sát lần 3 ) 33

Bảng 4.7 : Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát 33

Bảng 4.8: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn filler ( khảo sát lần 1) 34

Bảng 4.9 : Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn filler ( khảo sát lần 2 ) 35

Bảng 4.10 : Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn filler ( khảo sát lần 3) 35

Bảng 4.11 : Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát 35

Bảng 4.12: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn sơn lót ( khảo sát lần 1) 37

Bảng 4.13: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn sơn lót ( khảo sát lần 2 ) 38

Bảng 4.14: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau sơn lót ( khảo sát lần 3) 38

Bảng 4.15: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát 39

Bảng 4.16: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn sơn bóng ( khảo sát lần 1) 42

Bảng 4.17: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn sơn bóng ( khảo sát lần 2 ) 42

Bảng 4.18: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn sơn bóng ( khảo sát lần 3) 43

Bảng 4.19: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát 43

Bảng 4.20 : Bảng tỷ lệ hỏng trung bình ở mỗi khâu công nghệ 45

Bảng 4.21 : Bảng kết quả đinh mức sơn qua 3 lần khảo sát 45

Bảng 4.22 : Bảng so sánh kết quả khảo sát thực tế với định mức của công ty 46

Bảng 4.23 : Bảng các khuyết tật và cách khắc phục 46

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Khi xã hội phát triển ngày càng cao thì nhu cầu con người về vấn đề ăn mặc ở không chỉ đơn giản là ăn no mặc ấm, mà còn phải ăn ngon mặc đẹp, nhà ở cũng phải được cải thiện , nhu cầu trang trí nội thất nhà cửa do đó cũng tăng cao Các sản phẩm

đa dạng đến ngành công nghiệp ra đời không ngoài mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu trên của con người, trong đó ngành công nghiệp chế biến gỗ nói riêng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đáp ứng cho con người nhu cầu về xây dựng, về nhà ở,

về trang trí nội thất

Hiện nay, trên thế giới với sự tìm tòi nghiên cứu con người đã tạo ra những loại nguyên liệu mới nhằm thay thế cho những sản phẩm gỗ, trong bối cảnh tình hình nguyên liệu gỗ đang khan hiếm như hiện nay Mặc dù ngành công nghiệp nguyên liệu mới đang phát triển mạnh mẽ nhưng không có một loại vật liệu nào có thể thay thế được những hiệu quả như màu sắc tự nhiên, vân thớ đẹp và đặc biệt thân thiện với môi trường … do sản phẩm gỗ mang lại

Để tạo ra một sản phẩm mộc hoàn thiện có giá trị cao thì cần đặc biệt quan tâm đến từng khâu công nghệ sản xuất ra nó, trong đó khâu trang sức sản phẩm ( nhất là những sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật …) là khâu vô cùng quan trọng Do đó để taọ ra một sản phẩm đạt chất lượng cao và xuất khẩu hiệu quả thì việc tồn tại các dạng khuyết tật trên bề mặt sản phẩm trong quá trình trang sức

là không cho phép

Được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp, trường ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Đình Bôi, tôi tiến hành thực hiện đề

tài:”Khảo sát quy trình công nghệ trang sức bề mặt sản phẩm 970 chair tại công ty

CP gỗ Minh Dương ” với hy vọng có thể giúp cho việc lựa chọn nguyên vật liệu, tìm

Trang 11

ra ưu nhược điểm và các dạng khuyết tật hình thành trong quá trình trang sức để đưa ra biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng bề mặt góp phần tăng năng suất

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài :

Hiện nay, nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa kinh tế để hợp tác với các nước trên thế giới Sự kiện Việt Nam gia nhập thành công vào thị trường thương mại thế giới ( WTO) là một cơ hội lớn để nền kinh tế nước ta có thể phát triển mạnh mẽ, song bên cạnh

đó có những khó khăn và thách thức cũng không nhỏ Để có thể đứng vững trong thị trường cạnh tranh như hiện nay thì vấn đề về chất lượng, kiểu dáng của sản phẩm đang trở thành vấn đề mà các nhà sản xuất và người tiêu dùng đặt lên hàng đầu Với vị trí là nhà cung cấp nên đòi hỏi nhà sản xuất khi tạo ra sản phẩm phải đạt được 3 tiêu chí cơ bản “ bền , đẹp , giá cả phải chăng “ Một sản phẩm tốt đạt yêu cầu thì ngoài việc vật liệu tốt cần phải có tính thẩm mỹ cao, đẹp cả về hình thức lẫn về màu sắc

Chính vì những yêu cầu đó nên việc trang sức bề mặt cho sản phẩm gỗ hiện nay là rất cần thiết

1.2 Mục tiêu – Mục đích nghiên cứu:

1.2.1 Mục đích :

Mục đích của đề tài là khảo sát dây chuyền sơn phủ tại Công ty CP gỗ Minh Dương để có thể lựa chọn được màu sắc phù hợp và tiết kiệm được vật liệu trang sức qua các khâu công nghệ , đồng thời tìm ra quy trình trang sức bề mặt các sản phẩm đồ

gỗ hợp lý để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và đề xuất một số giải pháp công nghệ trang sức bề mặt sản phẩm nhằm cải thiện trong quá trình sản xuất

Trang 13

1.2.2 Mục tiêu

Để làm được điều đã nêu trên cần :

- Khảo sát dây chuyền trang sức

- Phát hiện những tồn tại

- Xây dựng quy trình trang sức

- Tính toán hiệu quả kinh tế của dây chuyền sản xuất

1.3 Giới hạn đề tài :

Vì công ty có nhiều chi nhánh nên tôi chọn Công ty CP Gỗ Minh Dương chi nhánh nằm tại Bình Dương là nơi tôi thực hiện đề tài Do nhà máy sử dụng nhiều loại vật liệu trang sức khác nhau rất đa dạng , phong phú, với nhiều phương pháp công nghệ vernis với thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ tiến hành khảo sát và tính toán theo dõi ở các phần dây chuyền sản xuất sản phẩm 970 chair nguyên liệu chính là gỗ cao su và quy trình công nghệ vernis và chà nhám tại đơn vị xưởng 4 Đồng thời phân tích kết quả và

đề xuất ý kiến

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Khái quát tình hình trang sức bề mặt vật liệu gỗ:

Vấn đề trang sức bề mặt gỗ trên thế giới :

Trang sức bề mặt vật liệu gỗ đã được tiến hành rất lâu từ nhiều nghìn năm trước đây Cho đến nay,công nghệ này đã rất phát triển ở rất nhiều nước trên thế giới Đã có rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu về các thành tựu trang sức bề mặt vật liệu gỗ và các công trình này đã được ứng dụng ở rất nhiều nước Người La Mã đã từng dùng khối lượng lớn dầu hắc ín để quét lên vũ khí, tàu và các toà nhà Bên cạnh đó dầu hắc

ín còn được dùng để quét lên bề mặt các sản phẩm ngoại thất như cột gỗ, hoặc gỗ ở dưới đất nơi dễ bị mục Một vài thế kỷ trước đây, những người đàn ông Hy Lạp đã bôi vernis lên thuyền của họ Các chất này được tạo ra từ dầu thực vật, nhựa cây, như gôm arabich từ cây keo, dầu thông từ cây thông, sáp ong, cánh kiến đỏ từ tổ của một số côn trùng ký sinh trên cây Laccifer lacca Tất cả các chất đó làm tăng khả năng chống chịu với môi trường và tính thẩm mỹ của sản phẩm Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một số loại chất phủ gốc dầu thực vật đã ra đời Các loại dầu này chủ yếu là dầu trẩu, gai, đay, Người ta dùng các loại dầu này trong chế tạo sơn dầu Phương pháp trang sức cho loại chất phủ này chủ yếu là thủ công: nhúng, quét, Đến giữa năm 1900, trên thị trường đã xuất hiện một số loại sơn và màng phủ từ cellulose Các chất liệu này được phủ lên các bề mặt chịu nước Các loại sơn nitro cellulose cho đến nay vẫn là một trong những loại chất phủ chủ yếu của công nghệ trang sức bề mặt gỗ Cùng sự ra đời của các loại chất phủ này, các phương pháp trang sức cơ giới cũng được nghiên cứu Vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20, một loạt các chất phủ khác đã được nghiên cứu và

Trang 15

cho vào sản xuất, như epoxy, sơn gốc urea, sơn gốc melamine, sơn poliester ,… Từ đó đến nay, công nghệ trang sức bề mặt trên thế giới đã rất phát triển và hiện nay công nghệ trang sức đã đạt tới trình độ công nghệ cao

Tình hình trang sức bề mặt gỗ ở Việt Nam :

Từ thời xa xưa, cha ông chúng ta thường trang sức các sản phẩm mộc bằng phương pháp gia công bề mặt các sản phẩm dưới hình thức chạm khắc, khảm trai Cùng với các nghề cổ truyền đó, các chất liệu sơn phủ từ dầu sơn ta đã được ra đời và

là chất liệu chính dùng trang sức trong nhiều thế kỷ Bên cạnh đó, các chất có nguồn gốc từ tự nhiên: các loại đất mầu, dầu thực vật, lòng trắng trứng gà, sáp để trang sức cho các sản phẩm mộc cũng được sử dụng Những năm cuối thế kỷ 19, vernis cánh kiến đã được sử dụng để trang sức đồ mộc nội thất và đến nay giải pháp trang sức này vẫn được dùng nhiều trong trang sức đồ mộc nội thất Trong những năm gần đây với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều vật liệu trang sức mới ở dạng chất lỏng và chất rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang sức bề mặt các sản phẩm và các

đồ dùng đạt hiệu quả cao Hiện nay, nước ta đang có chủ trương đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu các mặt hàng truyền thống, đồ mỹ nghệ từ tre, nứa, song mây, do vậy vấn đề trang sức các loại hình sản phẩm này phù hợp với yêu cầu sử dụng đặt ra trước mắt các nhà sản xuất là hết sức cần thiết Do đó, nước ta đã có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp nhập về các dây chuyền trang sức hiện đại và có tính tự động hoá cao Chính vì vậy, chất lượng trang sức hàng mộc của chúng ta đã đạt tiêu chuẩn quốc tế Các sản phẩm mộc của nuớc ta đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới

2.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần gỗ Minh Dương:

Công ty Minh Dương thành lập vào 12/12/2002 với tên Công ty TNHH Minh Dương, đến 1/10/2007 được sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương cho phép chuyển đổi thành Công ty cổ phần Gỗ Minh Dương do ông Dương Minh Chính làm chủ tịch hội đồng quản trị và ông Dương Minh Định làm tổng giám đốc, với số vốn điều lệ 65.5

tỉ đồng

Trang 16

Hình 2.1 : Công ty cổ phần gỗ Minh Dương

Đăng kí kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực, nhưng ngay từ khi thành lập công ty đã chú trọng vào lĩnh vực chế biến đồ gỗ xuất khẩu Được sự hỗ trợ, tư vấn cách thức tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng từ các quốc gia và tổ chức có chuyên môn như chương trình hợp tác phát triển từ Hà Lan, Đan Mạch, Quỹ Hỗ trợ Mê Kông,… Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng phát triển về quy mô, doanh thu và thị trường tiêu thụ

Những ngày đầu thành lập chỉ với 2 xưởng sản xuất và 250 công nhân, đến nay công ty đã có 6 xưởng sản xuất và 2 kho nguyên vật liệu với diện tích nhà xưởng rộng 30.000 m2 (diện tích tổng thể 56.000 m2 ) Từ khi thành lập đến nay, bình quân mỗi năm Công ty đầu tư xây thêm một xưởng sản xuất mới Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư nhà máy thứ hai Tam Bình (An Bình , Dĩ An, Bình Dương) cũng chuyên sản xuất đồ

gỗ với diện tích nhà xưởng rộng 15.000 m2 (diện tích tổng thể 28.000 m2), bắt đầu hoạt động vào tháng 3/2005 Việc mở rộng đã nâng tổng số công nhân của cả công ty lên khoảng 2.300 công nhân

Trang 17

DT NHÀ XƯỞNG (m2)

DT NHÀ KHO (m2)

DT TỔNG THỂ (m2)

DT NHÀ XƯỞNG (m2)

DT NHÀ KHO (m2)

DT TỔNG THỂ (m2)

Trang 18

Hình 2.2 : Mô hình sơ đồ các xưởng Công ty Minh Dương

Công ty CP gỗ Minh Dương là khu vực có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và khu vực Tây nam bộ Bình Dương là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía nam Việt Nam, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất của cả nước Đặc biệt Thành phố

Hồ Chí Minh cũng là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của Việt nam

Đội ngũ Cán bộ quản lý, điều hành sản xuất của công ty là những người được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất đồ gỗ, đã từng làm việc trong các công ty hàng đầu về lĩnh vực này ở Việt Nam Sản phẩm của Công ty ngay từ bước đầu có mặt ở thị trường đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cả về

kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng sản phẩm

Công ty luôn chú trọng đến điều kiện và môi trường làm việc, đảm bảo sức khỏe,

y tế cho người lao động và thực hiện theo đúng chế độ, quy định pháp luật, luôn có ý thức bảo vệ môi trường chung, đang hướng dần đến mục tiêu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

Trang 19

Với phương châm “Chất Lượng – Trung Thực”, sản phẩm làm ra của Công ty

luôn đảm bảo chất lượng cao, thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng ngay cả những khách hàng khó tính nhất như Mỹ, Nhật Công ty đã được Bộ Thương Mại Việt nam xếp vào 1 trong 50 Doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu của Việt nam, và được tặng bằng khen 2 năm về danh hiệu: "Doanh nghiệp đạt thành tích cao trong xuất khẩu

Trang 20

Hình 2.4 : Biểu đồ thể hiện tỉ lệ doanh thu theo thị trường

Thời gian gần đây, Công ty bắt đầu chú trọng hơn ở thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường cung cấp đồ nội thất cho chung cư cao cấp

2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty:

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần gỗ Minh Dương được thể hiện qua hình 2.5:

Trang 21

Hình 2.5 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần gỗ Minh Dương

Theo sơ đồ này thì ban giám đốc nhà máy phụ trách điều hành mọi hoạt động của công

ty , được quản lý trực tiếp bởi hội đồng quản trị và quản lý trực tiêp phó giám đốc Trong đó phó giám đốc Kế toán – Tài chính có nhiệm vụ quản lý hai bộ phận đó là phòng kế toán và phòng HCNS Phòng kế toán quản lý tài chính kế toán của nhà máy Phòng HCNS quản lý các bộ phận như đội bảo vệ, đội xe, y tế, nhân sự và lao động tiền lương Còn phó giám đốc Sản xuất – Kinh doanh có nhiệm vụ quản lý các bộ phận như kinh doanh, kế hoạch, kỹ thuật, kho vật tư, kho thành phẩm, bộ phận bảo trì máy móc thiết bị và xưởng sản xuất Bên cạnh đó phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập ra các kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất của các xưởng nhờ vào ban quản đốc của từng xưởng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ công việc để đạt được nắng suất cao nhất

Trang 22

2.4 Cơ cấu lao động sản xuất của công ty

Hiện tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương có hai nhà máy chế biến gỗ có khoảng

150 lao động gián tiếp và 2300 lao động trực tiếp Đội ngũ lao động của công ty hầu hết còn rất trẻ, năng động, sáng tạo, ham học hỏi Trong đó tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm khoảng 65% là nam, 35% còn lại là nữ và lao động gián tiếp đa phần đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất, hầu hết đều đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc các chuyên ngành có liên quan Hàng quý Công ty đều tổ chức một đợt huấn luyện cho CB-CNV với các chuyên gia trong ngành hoặc những cán bộ có kinh nghiệm làm việc lâu năm Đây là một phần trong chương trình đào tạo cán bộ nguồn của Công ty nhằm tìm kiếm những người có năng lực cho các vị trí quản lý cao hơn phục vụ cho sự phát triển và mở rộng quy mô của Công ty Bên cạnh nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất, Công ty còn rất chú trọng đến đội ngũ kỹ thuật xưởng, kỹ thuật thiết kế và một hệ thống quản lý có trình độ chuyên môn cao

Công ty luôn đảm bảo đúng với những quy định của Pháp luật về điều kiện lao động và an toàn lao động cho người lao động như tổng số giờ lao động mỗi tuần, bao gồm cả tăng ca, không quá 66 giờ, mỗi tháng được nghỉ ít nhất một ngày

2.5 Tình hình sản xuất tại công ty:

2.5.1 Nguyên liệu :

Đa số sản phẩm của công ty đều được sản xuất từ gỗ cao su Đây là loại gỗ được khách hàng rất ưa chuộng hiện nay không chỉ do gỗ cao su giá rẻ hơn các loại gỗ khác mà còn là cây gỗ rừng trồng, sinh tưởng và phát triển nhanh Nguyên liệu của công ty chủ yếu được mua từ một số nhà máy xẻ gỗ như công ty TNHH Thanh Hùng, cơ sở Thanh Bích,

cơ sở Phương Dung, công ty TNHH Tân Phát Thịnh, công ty TNHH Hiệp Sanh

Công ty sử dụng hai nguyên liệu chính là gỗ tự nhiên và ván nhân tạo Gỗ tự nhiên nhập về có độ ẩm từ 8 – 12 % Nguyên liệu nhập về chủ yếu là gỗ cao su chiếm khoảng 65%, gỗ oak chiếm khoảng 30%, 10% còn lại công ty sử dụng các loai gỗ như

Trang 23

gỗ ash, gỗ thông new zeland, gỗ thông thụy điễn, gỗ quế, gỗ beech Ván nhân tạo bao gồm ván dán, ván MDF có veneer, ván MDF thường với nhiều qui cách khác nhau Nguyên liệu của công ty đa dạng phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng

2.5.2 Vật liệu trang sức:

Các loại sơn chủ yếu để sơn phủ bề mặt gỗ mà công ty Minh Dương sử dụng là các loại màu, sơn AC, sơn NC và sơn PU do công ty TNHH hóa keo Bình Thạnh cung cấp Đối với các loại màu được pha chế sẵn mà các loại sơn được công ty Minh Dương pha chế trước khi sử dụng phù hợp với yeu cầu của khách hàng Ngoài ra còn một số loại vật liệu phụ khác như bột BA, bột oxttitan, bột gỗ ,…

2.5.3 Dây chuyền công nghệ sơn :

Để có được những bước phát triển mạnh mẽ như ngày nay, Công ty đã đầu tư khá lớn về dây chuyền công nghệ và máy móc hiện đại Hiện nay, 100% máy móc thiết bị được mua là thiết bị mới, 80% máy móc nhập từ nước ngoài; trong đó 50% được nhập

từ Đài Loan, 30% nhập từ Ý và Đức Các máy móc thiết bị đơn giản công ty chọn mua của các công ty trong nước sản xuất Công ty liên tục đầu tư, cải tiến máy móc cũng như quy trình sản xuất để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày cao của khách hàng Trong xưởng ở khâu phun sơn, dây chuyền phun sơn có thể là một dây chuyền khép kín hoặc hở Độ dài của dây chuyền phụ thuộc vào kích thước xưởng, loại sơn

Hệ thống sơn tại nhà máy được trang bị 3 loại chuyền sơn ( hình 2.6, 2.7, 2.8, 2.9 )

Trang 24

Hình 2.6: Buồng sơn nằm tự động

Hình 2.7 : Buồng sơn tĩnh điện

Trang 25

Hình 2.8 : Boole sơn

Hình 2.9 : Chuyền sơn tĩnh điện

Trang 26

2.5.4 Một số sản phẩm sản xuất tại công ty :

Hiện nay công ty chuyên về sản xuất, chế biến, gia công đồ gỗ nội thất gia dụng xuất khẩu làm từ nguyên liệu gỗ theo yêu cầu của khách hàng

Các sản phẩm nội thất của công ty phong phú về chủng loại và mẫu mã do chính công ty thiết kế cũng như theo các yêu cầu của khách hàng, bao gồm các loại bàn ghế văn phòng, bộ bàn ăn, kệ sách, giường, tủ…đều có ở nội thất phòng ăn và phòng ngủ Các sản phẩm này thể hiện ở hình 2.10, 2.11, 2.12

Hình 2.10 :Nội thất phòng ngủ

Trang 27

Hình 2.11: Nội thất phòng ăn 2.6 Khách hàng của công ty :

Công ty có các khách hàng lớn như ở Mỹ có Stakmore, DSA , ở Anh có PD, EUROPE ( DFP, Seconique, Home Base… ), ở Pháp có Lapeyre, Robco, ở Châu Úc có Complete F.G( Nantucket, Home & Leisure, …) , ở Nhật có Senshukai , ở Hàn Quốc

có Ebano, Hankook, Seo Hung Ngoài ra công ty Minh Dương cũng đã xuất khẩu sang các thị trường lớn như ở Châu Á ( Nhật, Hàn Quốc, Malaysia), ở Châu Âu (Anh, Pháp), ở Châu Mỹ (Mỹ, Canada, Mexico), ở Châu Úc (Australia, Newzealand)

Trang 28

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Qua quá trình khảo sát nắm bắt tình hình sản xuất tại nhà máy thì các sản phẩm

mà nhà máy đang sản xuất không có gì thay đổi đáng kể về loại hình cũng như kiểu dáng sản phẩm, hiện tại nhà máy đang thực hiện gia công các sản phẩm nội thất như: bàn , ghế, tủ, giường….Vì thời gian thực hiện có hạn và yêu cầu của đề cương thực tập nên tôi thực hiện nội dung nghiên cứu thông qua khảo sát quy trình vernis của sản phẩm ghế 970 chair

3.1 Nội dung nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đề ra, đề tài đề cập đến các nội dung cần phải nghiên cứu trong quá trình khảo sát tại nhà máy như sau:

 Khảo sát nguyên liệu bề mặt gốc của sản phẩm khảo sát

 Khảo sát vật liệu trang sức bề mặt sản phẩm

 Khảo sát các bước công nghệ của quá trình sơn phủ tại nhà máy

 Khảo sát cấu tạo ,thiết bị , dụng cụ phun sơn

 Khảo sát các chỉ tiêu kỹ thuật , các thông số công nghệ trong quá trình trang sức

 Khảo sát các dạng khuyết tật trong quá trình trang sức

 Tổng kết và đề xuất cải thiện quy tình trang sức

Trang 29

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan trong quá trình khảo sát tôi tiến hành kiểm tra lại theo công thức xác định tỷ lệ hỏng cho 30 chi tiết theo dõi :

P = 100%

n

h

Với h : số chi tiết hỏng

n : số chi tiết theo dõi

Để đảm bảo độ tin cậy, tôi kiểm tra lại kết quả tính toán bằng cách áp dụng bài toán xác định cỡ mẫu Số chi tiết cần theo dõi:

nct  t2  22

e

s

Trong đó : n : số chi tiết cần theo dõi

t: hệ số tin cậy = 1,96 ( độ tin cậy 95%) s: phương sai mẫu

S được tính theo công thức : s =

n

q

Trong đó : q = 1- p

Trang 30

n : số chi tiết cần theo dõi

e : sai số tương đối với độ chính xác 97% ( e = 0.03)

nct : tính được so sánh với n đã theo dõi

Nếu nct  n thì phép tính đảm bảo độ tin cậy Nếu nct  n thì phép tính không đảm bảo độ tin cậy Đối với sơn tôi tiến hành lấy định mức ở từng khâu và màu tôi theo dõi 20 chi tiết và xem lượng 20 chi tiết đó sử dụng được bao nhiêu kg màu Ở khâu công nghệ sơn lót và sơn top bằng máy phun tĩnh điện do khi qua máy phun sơn tĩnh điện đều phải dặm lại bằng tay nên khi lấy mẫu phải kết hợp cả máy và phun tay Theo dõi 20 chi tiết hoặc cụm chi tiết xem đã sử dụng được bao nhiêu kg sơn Sơn lót và sơn top bằng tay tôi tiến hành theo dõi 20 chi tiết và cụm chi tiết và xem lượng sơn đã sử dung cho 20 chi tiết hoặc cụm chi tiết là bao nhiêu Để đảm bảo tính chinh xác và khách quan tôi tiến hành lấy định mức 3 lần với 20 chi tiết và cụm chi tiết Sau đây là công thức định mức sơn:

Công thức tính lượng màu trung bình :

MMi = SGi / KLMi (m2/kg) (3.4) Trong đó :

MMi : Lượng màu lau sử dụng trung bình lần thứ i ( m2/kg)

SGi : Diện tích gỗ lau màu hết KLMi kg màu (m2 )

KLMi : Khối lượng màu lau được SGi m2 gỗ (kg) Định mức sử dụng lau màu :

MM = ( MM1 + MM2 + MMi+ MMn ) / n ( m2 /kg) (3.5) Trong đó :

MM : Định mức lau màu ( m2/ kg ) ;

MMi : Lượng màu sử dụng trung bình lần thứ i ;

n : số lần làm thí nghiệm Công thức tính lượng sơn lót sử dụng trung bình :

Trang 31

MSi = SGi / KLSi (m2/kg) (3.6) Trong đó :

MSi : Lượng sơn lót sử dụngtrung bình lần thứ i ( m2/kg)

SGi : Diện tích gỗ sơn lót hết KL Si kg màu (m2 )

KLSi : Khối lượng sơn lót được SGi m2 gỗ (kg) Định mức sử dụng sơn lót :

MST = ( MST1 + MST2 + MSTi+ MSTn ) / n ( m2 /kg) (3.7) Trong đó :

MST : Định mức stain ( m2/ kg ) ;

MSTi : Lượng stain sử dụng trung bình lần thứ i ;

n : số lần làm thí nghiệm Công thức tính lượng stain sử dụng trung bình :

MSTi = SGi / KLSTi (m2/kg) (3.8) Trong đó :

MSi : Lượng sơn lót sử dụngtrung bình lần thứ i ( m2/kg)

SGi : Diện tích gỗ stain hết KL Si kg màu (m2 )

KLSTi : Khối lượng stain được SGi m2 gỗ (kg) Định mức sử dụng sơn lót :

MS = ( MS1 + MS2 + MSi+ MSn ) / n ( m2 /kg) (3.9) Trong đó :

MS : Định mức sơn lót ( m2/ kg ) ;

MSi : Lượng sơn lót sử dụng trung bình lần thứ i ;

n : số lần làm thí nghiệm Công thức tính lượng sơn top sử dụng trung bình :

MTi = SGi / KLTi (m2/kg) (3.10) Trong đó :

MTi : Lượng sơn top trung bình lần thứ i ( m2/kg)

Trang 32

SGi : Diện tích gỗ sơn top hết KLTi kg màu (m2 ) KLTMi : Khối lượng sơn top được SGi m2 gỗ (kg) Định mức sử dụng sơn top :

MT = ( MT1 + MT2 + MTi+ MTn ) / n ( m2 /kg) (3.11) Trong đó :

đó Tuy nhiên trong quá trình trang sức sơn phủ cho các sản phẩm , thì các sản phẩm thường bị xảy ra hư hỏng là điều không thể tránh khỏi Vấn đề là cần phải phát hiện ra những khuyết tật đó, xem tỷ lệ khuyết tật là bao nhiêu? Các nhân tố ảnh hưởng và gây

ra những khuyết tật đó? để rồi từ đó đưa ra những biện pháp hạn chế và khắc phục

Trang 33

Thông thường các sản phẩm đồ mộc cần phải gia công bề mặt bằng công nghệ trang sức bề mặt, đó là công nghệ phủ lên bề mặt sản phẩm ( hoặc chi tiết ) một chất liệu phủ ( như sơn , vernis, nitrocellulozi…) Vậy, chất phủ bề mặt cần phải có tính chất hóa lý như thế nào? và những chất nào đáp ứng được yêu cầu đó Rõ ràng vai trò đầu tiên của chất phủ là phải có khả năng bám dính lên bề mặt , tất nhiên khả năng bám dính càng cao càng có hiệu quả tốt Ngoài ra cũng cần phải kể đến độ cứng, dẻo dai, đàn hồi … màu sắc hoặc trong suốt , thỏa mãn yêu cầu nhất định của sử dụng Trong quá trình công nghệ trang sức, chất phủ bề mặt tồn tại dưới dạng dung dịch lỏng Nồng

độ , dung môi cũng có một tác dụng rất lớn đến chất lượng trang sức Chất phủ bề mặt

về đại thể có thể chia làm hai nhóm chính đó là : Nhóm chất rắn và nhóm chất dầu Song dù nhóm nào nó đều phải tạo màng khi phủ lên mặt sản phẩm Chất phủ bề mặt rắn thường được sử dụng rộng rãi Khi sử dụng cần được hòa tan bởi các dung môi thích hợp Khi đã tạo được màng lỏng, dung môi phải được bay hơi để tạo thành màng cứng của chất phủ , người ta thấy , thời gian chuyển pha (rắn – lỏng ) phụ thuộc rất lớn vào tốc độ bay hơi của dung môi Nếu tốc độ bay hơi quá nhanh sẽ gây sự rạn nứt bề mặt hoặc làm đọng hơi nước trên bề mặt làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng màng trang sức Nhưng ngược lại nếu tốc độ quá chậm thì cản trở việc hình thành màng cứng của chất phủ Không giữ được độ bóng, nhẵn bề mặt Mặt khác lại kéo dài thêm chu kỳ sản xuất Quá trình bay hơi của dung môi trong màng lỏng – rắn được mô

tả bởi các giai đoạn dưới đây :

- Giai đoạn hình thành màng lỏng Dung dịch, chất phủ được phủ lên bề mặt của sản phẩm dồng thời với sự bay hơi của các dung môi Giai đoạn này xảy ra rất nhanh chóng Sự bay hơi tạo nên nồng độ của màng lỏng tăng lên rõ rệt

- Giai đoạn bắt đầu hình thành màng rắn Nồng độ của chất phủ trên bề mặt tăng lên rất nhanh tạo thành màng rắn rất mỏng trên bề mặt Có thể nói rằng màng này được hình thành từ một mạng đơn phân tử Trên bề mặt sản phẩm cùng song song tồn tại

Trang 34

màng lỏng và màng rắn Theo thời gian màng rắn càng phát triển, tốc độ phát triển càng chậm lại

- Giai đoạn màng rắn hoàn thành Dung môi vẫn tiếp tục bay hơi Màng rắn đơn phân tử hình thành bắt đầu có sự cản trở sự bay hơi của dung môi Nói một cách khác

là sự bay hơi của dung môi lúc này không chỉ phụ thuộc vào điều kiện môi trường mà còn phụ thuộc vào chính bản thân nó Vì vậy tốc độ bay hơi chậm lại, thời gian kết thúc

sự bay hơi dài ra Kết thúc sự bay hơi của màng lỏng cũng chính là màng rắn hoàn toàn Nhưng ở giai đoạn này cũng cần phải lưu ý đến sự phất triển mạng tinh thể đồng thời với sự sắp xếp của nó sẽ cản trở sự bay hơi của dung môi rất đáng kể

Hình 3.1: Quá trình bay hơi của dung môi 3.4 Một số yêu cầu cần thiết khi trang sức sản phẩm mộc:

3.4.1 Những yêu cầu của ván nền ( gỗ tự nhiên) :

3.4.1.1 Độ ẩm ván nền:

Đối với gỗ tự nhiên tiến hành trang sức bằng chất phủ tạo màng, độ ẩm yêu cầu từ

812 % ( gỗ mềm là 8 %, gỗ cứng là 12 %).Nếu độ ẩm của bề mặt gỗ quá thấp việc tạo màng và bám dính sẽ khó khăn do dung môi thấm nhanh vào gỗ Độ ẩm ván nền cao thì mặt dưới ( mặt tiếp xúc với bề mặt gỗ ) sẽ có bọt khí, bong rộp bề mặt dẫn đến khả năng bám dính kém

Trang 35

3.4.1.2 Chủng loại nguyên liệu:

Do đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý, hóa của mỗi loại gỗ khác nhau, thậm chí các

vị trí trong thân cây, độ tuổi, hoặc các vùng sinh trưởng khác nhau nên nó cũng ảnh hưởng đến khả năng bám dính và tạo màng chất phủ ( chẳng hạn gỗ có tinh dầu , nhựa

sẽ làm giảm sự thấm ướt, bám dính ) Đặc biệt gỗ có dầu nhựa có thể gây “hiệu ứng” giữa dầu, nhựa với sơn phủ

3.4.1.3 Khuyết tật của bề mặt ván nền :

Các dạng khuyết tật do gỗ như chéo thớ , mắt gỗ, túi gôm, vết nhựa, lỗ mọt, nấm mốc, vết nứt, tét ,lỗ đinh, sợi lông gỗ, sai số gia công do các khâu gia công trước để lại ảnh hưởng đến độ bám dính của chất phủ và làm giảm tính thẩm mỹ của bề mặt trang sức Chính vì vậy trước khi đưa chất phủ lên bề mặt gỗ cần được xử lý bề mặt gốc đúng yêu cầu kỹ thuật

3.4.1.4 Độ nhẵn bề mặt :

Độ nhẵn bề mặt ảnh hưởng trực tiếp đến độ bám dính của màng chất phủ , ảnh hưởng đến mỹ quan , kinh tế và đặc biệt là độ bóng của sản phẩm hoàn chỉnh Vì vậy cấp độ nhẵn bề mặt gốc phù hợp trang sức chất phủ tạo màng là G8  G12 và độ nhấp nhô trên bề mặt là Rmin = 16  m, Rmax = 60  m

3.4.2 Yêu cầu đối với chất phủ tạo màng :

Tạo màng mỏng: nếu tạo được màng mỏng tốt, trải đều lên bề mặt, độ phủ kín cao lên bề mặt thì sẽ không có hiện tượng “loang” trên bề mặt sản phẩm

Độ bám dính: nếu độ bám dính lên bề mặt càng cao thì tuổi thộ màng sơn, vecni càng bền

Độ cứng: trong công nghệ trang sức bề mặt thì màng sơn có độ cứng, chịu mài mòn sẽ làm tăng thêm tuổi thọ cho sản phẩm

Độ bền uốn và co giãn: trong quá trình gia công sản phẩm cần phải có độ co giãn thích hợp nhưng vẫn đảm bảo độ cứng

Trang 36

Màu sắc của sơn: Đồng đều, đúng màu sắc qui định, bền màu, chống được ẩm, nhiệt, hoá chất

Độ trong suốt: đối với sơn phải có độ trong suốt, sơn không được lẫn các tạp chất vào nhằm tạo cho sản phẩm có độ bóng ,nhẵn và phẳng

Độ nhớt của sơn: Để bề mặt sản phẩm bám dính tốt với sơn , dễ phun và dễ quét thì yêu cầu độ nhớt cua sơn cần pha trong khoảng 13 – 50s

Thời gian khô: Phụ thuộc vào độ dày của màng sơn, dung môi pha sơn, chất đóng rắn… với yêu cầu không khô nhanh quá hoặc chậm quá

Tạo sản phẩm có sức chịu đựng va đạp tốt, không bị rạn nứt và móp tróc do va đập

Trang 37

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Qua quá trình thực hiện nội dung khảo sát quy trình trang sức bề mặt cho sản phẩm ghế 970 chair Tôi đạt được những kết quả sau :

4.1 Sản phẩm khảo sát :

Sản phẩm khảo sát là ghế “ 970 chair “ với màu sơn đỏ nâu như thể hiện ở hình 4.1 Nguyên liệu dùng là gỗ Cao su , bảng vẽ 3 hình chiếu của ghế “ 970chair “ được trình bày ở phần phụ lục

Hình 4.1 : Sản phẩm 970 chair

Với kích thước bao 48(mm)x 482(mm)x763mm ghế có các chi tiết như trong bảng4.1:

Trang 38

Bảng 4.1: Bảng quy cách kích thước các chi tiết

Hiện tại nhà máy sử dụng các vật liệu xử lý bề mặt chủ yếu là bột trét , keo 502 ,

và số giấy nhám # 120, #150, #180, #240, # 320 ,… , và ba loại sơn chủ yếu là sơn PU,

AC, NC do do công ty TNHH hóa keo Bình Thạnh cung cấp

Bảng 4.2 : Bảng các bước của quy trình công nghệ sơn-vernis của ghế 970 chair :

Quy trình Nguyên liệu và thực

Đóng gói sau 8 giờ

Trang 39

4.3 Thiết bị trang sức bề mặt sản phẩm :

Hiện tại nhà máy sử dụng phương pháp phun sơn bằng súng phun ở khâu sơn sealer ( sơn lót ), stain màu, topcoat (sơn bóng) Thiết bị súng phun làm viêc theo nguyên tắc dùng áp suất khí nén từ 4 6 % kg /cm2 để đẩy sơn ra ngoài tạo thành màng sương mù bám vào bề mặt sản phẩm Cấu tạo thiết bị súng phun như trên hình 3.2 Lỗ kim phun được điều chỉnh từ 0,4  2,2 mm, tùy vào yêu cầu của lớp sơn và cấu tao của súng Đầu súng đặt cách sản phẩm từ 200  300 mm, tốc độ di chuyển súng chậm và đều trong khoảng 14 18 m/phút Đầu súng luôn vuông góc với bề mặt sản phẩm Đối với công việc chà nhám bằng tay thì dùng loại giấy nhám là #320, #400 Những thông số kỹ thuật khi phun sơn được thể hiện ở bảng 4.3 và sơ đồ cấu tạo súng phun như hình 4.2

Bảng 4.3 : Thông số kỹ thuật của thiết bị sơn

Trang 40

4.4 Quy trình trang sức bề mặt sản phẩm tại nhà máy:

Quá trình trang sức bề mặt sản phẩm gỗ là một công đoạn phức tạp gồm nhiều khâu công nghệ, tùy vào yêu cầu về màu sắc, đặc tính của phôi nguyên liệu mà việc đưa ra một quy trình sơn sẽ có những khâu công nghệ khác nhau

Quy trình sơn phủ bề mặt sản phẩm được trình bày như hình:

Hình 4.3: Quy trình sơn phủ bề mặt sản phẩm ghế 970 chair

Sau khi đưa ra quy trình sơn phủ bề mặt sản phẩm tôi tiến hành kiểm tra tỷ lệ khuyết tật qua từng khâu công nghệ và dựa vào lý thuyết để phân ra các dạng khuyết tật Áp dụng vào thực tế mà các dạng khuyết tật được phân thành từng lô kiểm tra Đồng thời lập bảng thống kê số lượng sản phẩm hỏng ở mỗi khâu công nghệ để tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình nghiên cứu

4.4.1 Kiểm tra xử lý bề mặt :

Đây là khâu công nghệ quan trọng đầu tiên, có tác dụng nhằm tạo ra một bề mặt chuẩn phẳng không có khuyết tật tạo điều kiện thuận lợi cho công việc trang sức bề mặt phôi nguyên liệu bằng sơn phủ.Công việc ở đây là dùng bột trét để trét vào những chỗ bị mắt sâu Yêu cầu của bột trét là mau khô bám dính tốt, không co rút, sau đó dùng giấy nhám chà đều cho phẳng bề mặt Cỡ giấy thường dùng là #120 - #240 Tùy

Ngày đăng: 28/02/2019, 13:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w