I. Mục đích chọn chuyên đề: Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề quyết định đến sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác gáo dục còn góp phần hình thành và bồ dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là Giáo dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn. Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần biết lựa chọn phương pháo dạy tối ưu nhất, phù hợp với phương pháp đổi mới, phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài học. Song để đi đến thành công giáo dục đòi hỏi mọi người phái biết và không ngừng nỗ lực phấn đấu, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư thích đáng vào công việc của mình. Đây là một công việc vừa mang tính giáo dục vừa mang tính nghệ thuật. Do đó Đảng và Nhà nước ta đã ghi rõ ở Nghị quyết TW II là “Nâng vao chất lượng toàn diện ở bậc Tiểu học”. Bộ Giáo dục đã đề ra yêu cầu của việc dạy học hiện đại là tăng cường hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Đổi mới về phương pháp vad kĩ năng lập kế hoạch dạy học ở tất cả các môn học thông qua việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5.
Trang 1PHÒNG GD&ĐT ĐỨC CƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH BÙI THỊ XUÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:… /KH-CMBTX IaDin, ngày 25 tháng 11 năm 2013
KẾ HOẠCH CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2013-2014
Chuyên đề: Kĩ năng lập kế hoạch dạy học theo hướng tích cực (Kĩ năng lập kế hoạch
bài học theo hướng dạy học tích cực)và dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập
của học sinh
Căn cứ kế hoạch năm học 2013-2014 của trường TH Bùi Thị Xuân;
Thực hiện kế hoạch chuyên môn năm học 2013-2014, chuyên môn trường TH Bùi Thị Xuân xây dựng kế hoạch chỉ đạo, thực hiện chuyên đề chuyên môn của nhà trường năm học 2013-2014 như sau:
I Mục đích chọn chuyên đề:
- Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề quyết định đến sự phồn vinh của đất nước Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống Mặt khác gáo dục còn góp phần hình thành và bồ dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là Giáo dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng
để các em học tiếp các bậc học cao hơn
Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần biết lựa chọn phương pháo dạy tối ưu nhất, phù hợp với phương pháp đổi mới, phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài học Song để đi đến thành công giáo dục đòi hỏi mọi người phái biết và không ngừng nỗ lực phấn đấu, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư thích đáng vào công việc của mình Đây là một công việc vừa mang tính giáo dục vừa mang tính nghệ thuật Do đó Đảng và Nhà nước ta đã ghi rõ ở Nghị quyết TW II là “Nâng vao chất lượng toàn diện ở bậc Tiểu học” Bộ Giáo dục đã đề ra yêu cầu của việc dạy học hiện đại là tăng cường hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh Đổi mới về phương pháp vad kĩ năng lập kế hoạch dạy học ở tất cả các môn học thông qua việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 Đó là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường Tiểu học ở trong tình hình hiện nay A.KO Men Xi đã viết
“Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách…hãy tìm ra phương pháp cho giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”
Trang 2Chính vì những lí do trên, cần phải nhanh chóng tổ chức bồi dưỡng kĩ năng lập
kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy và hiệu quả học của nhà trường, đáp ứng được những kiến thức của cấp học, đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời đại hòa nhập và thông qua đó gáo dục kĩ năng sống cho học
sinh Do đó chuyên môn trường TH Bùi Thị Xuân lựa chọn chuyên đề Kĩ năng lập
kế hoạch dạy học theo hướng tích cực (Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực)và dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
II CƠ SỞ THỰC HIỆN:
1 Tình trạng của vấn đề đặt ra và sự cần thiết để thực hiện chuyên đề:
1.1 Tình trạng chung:
Hiện nay trình độ dân trí huyện ta nói chung và dân trí tại các điểm trường mà nhà trường đóng chân trên địa bàn xã IaDin nói riêng đang còn rất thấp so với các tỉnh huyện khác trong cả nước Vậy làm sao để giải quyết vấn đề đó? Để nâng cao trình độ nhận thức của người dân thì những người trong nhành giáo dục phải có trách nhiệm khá nặng nề, mà muốn giải quyết được vấn đề thì đòi hỏi phải đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới PPDH cũng như hình thức tổ chức dạy học để phù hợp với đối tượng, phù hợp với sự phát triển của xã hội
1.2 Tình hình của địa phương:
Trường TH Bùi Thị Xuân đóng chân trên 04 làng có gần 100% dân cư là người dân tộc thiểu số (Nẻh1, Nẻh2, Ah, Gôn) Dân trí thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, còn nhiều hủ tục lạc hậu, thiếu sự hiếu biết và quan tâm đến việc giáo dục… Nên sự quan tâm đến việc học tập của con em trên địa bàn còn rất nhiều hạn chế., nói rõ ra là phó mặc tất cả cho nhà trường và giáo viên
1.3 Tình hình trường lớp:
Trường TH Bùi THị Xuân là trường mới được thành lập năm nay là năm thứ
06, nhưng cũng có đủ các điểm trường đến tận các làng nằm trên trục giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến lớp Cũng được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp trong việc đầu tư cơ sở vật chất và chuyên môn
Mặt khác, sự đầu tư cơ sở vật chất không đồng bộ, ngày càng xuống cấp của trường lớp và thiết bị dạy học, diện tích kkhoong đảm bảo cho các hoạt động dạy và học của nhà trường Nhà trường lại dạy 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhìn chung các em đến trường nhưng còn khuyết về nhiều mặt: Đồ dùng học tập và sách
vở còn nhiều thiếu thốn trông chờ nhiều vào sự bao cấp của nhà nước, thiếu sự quan tâm của phụ huynh, ý thức học tập không cao, học sinh dân tộc gặp nhiều trở ngại về ngôn ngữ và giao tiếp nên các em còn rất rụt rè, thiếu sự tự tin trước đám đông…
Trang 31.4 Tình hình soạn giảng của giáo viên:
- Một bộ phận soạn giáo án mang tính chất đối phó, còn sao chép nhiều, không quan tâm đến chất lượng giáo án có phù hợp với đối tượng học sinh hay không, có phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập hay không Trong nội dung bài soạn chưa chú ý nhiều đến hoạt động học của học sinh, chưa chú nhiều đến hình thức
tổ chức dạy học
- Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, chưa quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh tự học và rèn luyện kĩ năng học tập cúng như kĩ năng sống cho học sinh
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG CỦA GIÁO VIÊN
(THÁNG 11/2013)
Khối Số bộ hồ sơ Cá nhân Xếp loại
* Dự giờ được 18 tiết, Xếp loại như sau:
* Thanh tra toàn diện 02 đ/c:
Khối Số GV được thanh tra Tốt Xếp loại chung Khá Trung bình
Trang 4*Thanh tra chuyên đề 04 đ/c:
thanh tra
Xếp loại chung
- Kĩ năng học tập của học sinh còn hạn chế: đa số học sinh còn đọc viết yếu, thiếu kĩ năng học tập, chưa hứng thú trong học tập
KẾT QUẢ THI GIỮA HỌC KÌ I (02 MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT)
NĂM HỌC 2013-2014
Khối Môn Bài thi TS TS Giỏi DT TS Khá DT TS T.Bình DT TS Yếu DT
1 Toán T.Việt 70/70 142 132 197 196 2836 2836 259 259
2 Toán T.Việt 48/48 51 51 1112 1112 1812 1812 1423 1423
2 Tính thuyết phục của chuyên đề:
Trong tình hình hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức là một yêu cầu cao Quá trình dạy học này gồm hai mặt quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên (trong đó là cả một quá trình thiết kế và chuẩn bị bài dạy của giáo viên) và hoạt động học của học sinh Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng tiếp thu và chỉ đạo, tự tổ chức Điều cần chú ý trong học tập là phải hoạt động một cách tích cực chủ động và có nhận thức sâu sắc Bằng hoạt động học tập học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình không ai có thể làm thay được
Như vậy, dạy học phải xây dựng trên nhu cầu hứng thú, thói quen, năng lực của học sinh ở các trình độ khác nhau nhằm làm cho học sinh lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ giá trị cần thiết, phát huy được đầy đủ năng lực của
Trang 5các em Vai trò của giáo viên là truyền đạt tri thức, là người hướng dẫn, người cố vấn cho học sinh trong việc học tập Chỉ có sự phối hợp hữu cơ và sự liên hệ qua lại chặt chẽ giữa những tác động bên ngoài của giáo viên, biểu lộ trình bày tài liệu chương trình và tổ chức công tác học tập của học sinh với sự căng thẳng trí tuệ “bên trong” của các em mới tạo được cơ sở của học tập có hiệu quả Tính tích cực nhận thức của bản thân các em càng cao thì sự cân bằng năng lượng sinh hóa cơ sở tư duy sẽ càng phong phú và những kiến thức lĩnh hội càng sâu sắc, đầy đủ và vững chắc hơn
III NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Chuyên đề Kĩ năng lập kế hoạch dạy học theo hướng tích cực (Kĩ năng lập
kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực)và dạy học phát huy tính tích cực,
tự giác học tập của học sinh được chia làm 4 giai đoạn:
1 Giai đoạn 1:
- Thời gian: Từ tháng 11/2013đến tháng 12/2013
- Nội dung:
+ Tổ chức khảo sát chất lượng bài soạn, tiết dạy của GV và chất lượng học tập của học sinh (đ/c Lý)
+ Triển khai chuyên đề đến từng cán bộ, giáo viên trong nhà trường và tập huấn kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng tích cực (đ/c Lý)
+ Tổ chức phân công giáo viên soạn và giảng mẫu trên đối tượng học sinh:
Môn Toán: đ/c Đỗ Thị Hoa Môn Tiếng Việt: đ/c Nguyễn Thị Vỵ + Triển khai áp dụng chuyên đề và kiểm tra việc thực hiện chuyên đề trong toàn thể giáo viên nhà trường
- Sơ kết giai đoạn 1: Ngày 26/12/2013
2 Giai đoạn 2:
- Thời gian: Từ tháng 01/2014 - 02/2014
- Nội dung:
+ Tiếp tục rèn kĩ năng Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực và tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh cho toàn thể giáo viên nhà trường
+ Rèn kĩ năng học tập cho học sinh, thông qua đó rèn kĩ năng giao tiếp
và mạnh dạn của học sinh
+ Tổ chức phân công gáo viên tiếp tục dạy thể nghiệm trên đối tượng học sinh
Trang 6+ Tổ chức kiểm tra chất lượng bài soạn và thao giảng, dự giờ trong giáo viên Thảo luận sau giờ dự nhằm đánh giá lại quá trình áp dụng chuyên đề, đồng thời chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện để tìm ra hướng khắc phục cho giai đoạn 2
BẢNG PHÂN CÔNG CỤ THỂ
STT Họ và tên giáo viên dạy
thể nghiệm
Lớp Chỉ tiêu phấn đấu của giờ
dạy/ hồ sơ
6 Hồ sơ cá nhân của GV toàn thể giáo viênnhà trường Khá: 06 bộTốt: 07 bộ
- Sơ kết giai đoạn 2: ngày 27/02/2014
3 Giai đoạn 3:
- Thời gian: Từ tháng 03/2014 – 17/04/2014
- Nội dung:
+ Rèn kĩ năng lập kế hoạch bài học và dạy học theo hướng dạy học tích cực cho toàn thể giáo viên nhà trường
+ Tiếp tục rèn kĩ năng học tập cho học sinh, thông qua đó rèn kĩ năng giao tiếp và mạnh dạn của học sinh, thu hút học sinh đi học chuyên cần
+ Tổ chức dạy thể nghiệm trên đối tượng học sinh Thảo luận sau giờ dự nhằm đánh giá lại quá trình áp dụng chuyên đề, đồng thời chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện để tìm ra hướng khắc phục cho giai đoạn 3
BẢNG PHÂN CÔNG CỤ THỂ
STT Họ và tên giáo viên dạy
thể nghiệm
Lớp Chỉ tiêu phấn đấu của giờ
dạy/ hồ sơ
6 Hồ sơ cá nhân của GV toàn thể giáo viênnhà trường Khá: 03 bộTốt: 10 bộ
- Sơ kết giai đoạn 3: ngày 25/04/2014
Trang 74 Giai đoạn 4:
- Thời gian: từ 01/05/2014 – 10/05/2014
- Nội dung:
+ Cá nhân viết báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề + Chuyên môn nhà trường báo cáo tổng kết thực hiện chuyên đề và rút
ra bài học kinh nghiệm
- Sơ kết giai đoạn 4: Ngày 15/05/2014
- Báo cáo Hiệu trưởng
IV Giải pháp thực hiện:
1 Triển khai nội dung chuyên đề và kế hoạch thực hiện chuyên đề đến từng cán
bộ, giáo viên trong nhà trường
2 Tổ chức tập huấn công tác lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực cho toàn thể giáo viên nhà trường
3 Phân công giáo viên soạn bài và dạy thể nghiệm trên đối tượng học sinh; thảo luận để đi đến thống nhất trong cách thực hiện và triển khai áp dụng chuyên đề trong toàn thể giáo viên nhà trường
4 Tiến hành thanh, kiểm tra công tác soạn giảng, áp dụng vào công tác dạy học của giáo viên toàn trường
5 Tiếp tục phân công giáo viên dạy thực nghiệm trên đối tượng học sinh và đưa
ra chỉ tiêu cho từng tiết dạy
6 Sau mỗi giai đoạn tổ chức họp đánh giá và sơ kết việc áp dụng và thực hiện chuyên đề, bổ sung và rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung chuyên đề cho phù hợp tình hình của nhà trường
V Tổ chức thực hiện:
1 Chuyên môn nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, kế hoạch và triển khai chuyên đề đến từng cán bộ, giáo viên trong nhà trường
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn của chuyên đề, tổ chức thanh kiểm tra theo đúng kế hoạch; phân công giáo viên dạy thực nghiệm
2 Giáo viên nhà trường căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ được phân công tiếp thu và áp dụng chuyên đề theo đúng kế hoạch
3 Trong quá trình thực hiện chuyên đề có ý kiến đề xuất hay điều chỉnh bổ sung gì cho chuyên đề yêu cầu tất cả các cán bộ, giáo viên nhà trường liên hệ
bộ phận chuyên môn để đề đạt ý kiến cùng bàn bạc thống nhất cách giải quyết chứ không cần chờ đến kì sơ kết các giai đoạn
Trang 8Kế hoạch được triển khai, chỉ đạo tới toàn thể giáo viên trong nhà trường thực hiện
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Nơi nhận:
- Hiệu trưởng (thay b/c);
- Các tổ chuyên môn (t/h);
- Lưu CM-VT
PHÒNG GD&ĐT ĐỨC CƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH BÙI THỊ XUÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:… /KH-CMBTX IaDin, ngày 03 tháng 12 năm 2013
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ GIAI ĐOẠN 1
NĂM HỌC 2013-2014
- Thời gian: Từ tháng 11/2013 đến tháng 12/2013
- Nội dung:
Trang 9+ Tổ chức khảo sát chất lượng bài soạn, tiết dạy của GV và chất lượng học tập của học sinh (đ/c Lý)
+ Triển khai chuyên đề đến từng cán bộ, giáo viên trong nhà trường và tập huấn kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng tích cực (đ/c Lý)
+ Tổ chức phân công giáo viên soạn và giảng mẫu trên đối tượng học sinh:
Sau khi Hội giảng, tổ chức họp đánh giá kết quả một cách cụ thể, tìm ưu điểm để phát huy và khắc phục, bổ sung các mặt tồn tại
Cùng bàn bạc thống nhất cách thực hiện chung cho toàn trường một các hiệu quả nhất
+ Triển khai áp dụng chuyên đề và kiểm tra việc thực hiện chuyên đề trong toàn thể giáo viên nhà trường
+ Phân công người giám sát, kiểm tra việc thực hiện chuyên đề của các giáo viên ở các điểm trường: Yêu cầu các tổ trưởng tập huấn lại công tác soạn giảng theo hướng tích cực cho GV trong khối; lên lịch thao giảng, dự giờ kiểm tra việc áp dụng chuyên đề trên đối tượng học sinh; kiểm tra nề nếp và chất lượng học tập của học sinh sau khi áp dụng chuyên đề
BẢNG PHÂN CÔNG CỤ THỂ
1 Trần Thị Mỹ Tổ trưởng tổ 1 Giám sát, kiểm tra tổ 1
2 Bùi Hữu Nga Tổ trưởng tổ 2 Giám sát, kiểm tra tổ 2
3 Nguyễn Thị Vỵ Tổ trưởng tổ 3 Giám sát, kiểm tra tổ 3
4 Đỗ Thị Hoa Tổ trưởng tổ 4 Giám sát, kiểm tra tổ 4
5 Nguyễn Đức Chính Tổ trưởng tổ 5 Giám sát, kiểm tra tổ 5
* Đối với học sinh:
Trang 10+ Tiếp tục củng cố kĩ năng đọc, viết, tính toán cho học sinh một cách vững chắc và bước đầu hướng dẫn học sinh cách học ở nhà, ở lớp và rèn luyện kĩ năng học tập tích cực ở học sinh
Tăng cường gọi hỏi, dùng câu dễ hiểu, khuyến khích học sinh yếu mạnh dạn trả lời câu hỏi
Có hình thức phát động phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời để động viên tinh thần các em, tạo không khí thi đua học tập thân thiện, tích cực
Gọi HS yếu nhắc lại nội dung câu trả lời của bạn
+ Thông qua kì thi chất lượng cuối HKI nắm bắt và đánh giá chất lượng của học sinh
- Sơ kết giai đoạn 1:
+ Các tổ trưởng báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề giai đoạn 1 vào ngày 20/01/2014
+ Tổ chức sơ kết toàn trường ngày 21/01/2014
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Nơi nhận:
- Hiệu trưởng (thay b/c);
- Các tổ chuyên môn (t/h);
- Lưu CM-VT
PHÒNG GD&ĐT ĐỨC CƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH BÙI THỊ XUÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:… /KH-CMBTX IaDin, ngày 21 tháng 01 năm 2014
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ GIAI ĐOẠN 2
NĂM HỌC 2013-2014
- Thời gian: Từ tháng 02/2014 đến tháng 03/2014
- Nội dung:
+ Tiếp tục rèn kĩ năng Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực và tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh cho toàn thể giáo viên nhà trường