1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chương trinh sơ cấp điện nước 2022

56 202 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 528 KB

Nội dung

MÔ TẢ VỀ KHÓA HỌC VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: + Giải thích được phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật; + Trình bày được cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ điện, đolường điện, cơ k

Trang 1

SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP KT - KT BẮC NGHỆ AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ - TrTCBNA ngày tháng 01 năm

2018 của Trường trung cấp KT-KT Bắc Nghệ An)

Tên nghề đào tạo: Điện nước

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.

Đối tượng tuyển sinh: Người học từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có

trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I MÔ TẢ VỀ KHÓA HỌC VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

+ Giải thích được phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật;

+ Trình bày được cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ điện, đolường điện, cơ khí cầm tay…;

+ Trình bày được phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành động cơ điệnxoay chiều một pha, ba pha, điện chiếu sáng;

+ Liệt kê được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa động cơ điện xoay chiềukhông đồng bộ một pha, ba pha, điện chiếu sáng

+ Trình bày được phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành hệ thống cấpthoát nước;

Trang 2

+ Liệt kê được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cấp thoát nước.

2.2 Kỹ năng:

+ Thực hiện các biện pháp an toàn; sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động;cấp cứu nạn nhân bị điện giật;

+ Lắp đặt được động cơ điện một pha, ba pha;

+ Bảo dưỡng được động cơ điện một pha, ba pha;

+ Sửa chữa được hư hỏng phần điện, phần cơ động cơ, điện chiếu sángđúng trình tự, yêu cầu kỹ thuât;

+ Lắp đặt được hệ thống cấp thoát nước;

+ Sửa chữa được hệ thống nước

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầucông việc

II DANH MỤC SỐ LƯỢNG, THỜI LƯỢNG CÁC MÔ ĐUN

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Ôn, Kiểm tra

MĐ 05 Lắp đặt, sửa chữa thiết bị cấp, thoát nước gia đình 132 12 114 6

Trang 3

Tổng cộng 540 90 410 40 III KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ, CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT KHÁC, NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM.

1 Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề.

(Có chương trình chi tiết của từng mô - đun kèm theo)

2 Các kỹ năng, năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm cần thiết khác

Ngoài những kỹ năng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề, ngườihọc nghề cần được bổ sung những kỹ năng mềm cần thiết khác, đó là:

- Kỹ năng giao tiếp: Giúp người học có kỹ năng giao tiếp tốt vì giao tiếp

tốt chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc

- Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề: Ra quyết định là việc làm quan

trọng, đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo Điều đó sẽ giúp cho học viênluôn có sự lựa chọn đúng đắn trong học tập cũng như trong cuộc sống

- Kỹ năng làm việc theo nhóm: Giúp người học có khả năng phối hợp với

người khác trong quá trình làm việc để đạt hiệu quả cao nhất

- Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm: Người học nghề cần tập cách

tự suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ việc chọn nghề đến việc học Tìm hiểubản thân để xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, tự tìm hiểu được điểm mạnh,điểm yếu để phát huy sở trường và hoàn thiện bản thân

IV THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC

1 Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu.

- Thời gian đào tạo: 3,5 tháng;

- Thời gian học tập: 15 tuần;

- Thời gian thực học: 540 giờ;

Trong đó thời gian ôn và kiểm tra hết môn học, mô đun và kết thúc khoá học: 40 giờ

+ Thời gian ôn và kiểm tra hết môn học, mô đun: 24 giờ+ Thời gian ôn và thi kết thúc khóa học : 16 giờ

2 Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 540 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 90 giờ;

+ Thời gian học thực hành: 450 giờ;

Trang 4

Trong đó thời gian ôn và thi kết thúc khóa học: 16 giờ (Thi: Lýthuyết 2 giờ; thực hành 4 giờ)

V QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP.

Được thực hiện theo thông tư số 42/2015/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng

10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định vềđào tạo trình độ sơ cấp

VI PHƯƠNG PHÁP VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ.

1 Phương pháp giảng dạy

Khi giảng dạy, giáo viên chỉ dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hànhnhững kỹ năng nghề theo nội dung, yêu cầu của mô đun

Khi giảng dạy kết thúc mô đun phải tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả

mô đun đã học mới tổ chức giảng dạy mô đun tiếp theo trong chương trình đàotạo

2 Thang điểm đánh giá

Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến10), có tính đến hàng thập phân 1 con số

VI HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH

ĐỘ SƠ CẤP

1 Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề.

- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Điện nước đã thiết kế tổng

số giờ học tối thiểu là: 540 giờ (Lý thuyết: 90 giờ; Thực hành: 450 giờ; Chươngtrình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Điện nước gồm 4 mô đun đào tạo; thời gian;phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục II

- Một giờ học thực hành là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn Mộtgiờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn

- Một ngày học thực hành không quá 8 giờ chuẩn Một ngày học lý thuyếtkhông quá 6 giờ chuẩn

- Một tuần học thực hành không quá 40 giờ chuẩn Một tuần học lý thuyếtkhông quá 30 giờ chuẩn

- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chínhcủa từng bài; từ đó các cở sở dạy nghề tự xây dựng nội dung bài giảng để thuậnlợi cho giáo viên khi lên lớp

2 Hướng dẫn kiểm tra và kiểm tra kết thúc khóa học

a Kiểm tra thường xuyên, định kỳ

- Mỗi mô đun có ít nhất một cột kiểm tra thường xuyên (thời gian kiểm tra

30 phút) và ít nhất một cột kiểm tra định kỳ (thời gian 1 giờ)

b Kiểm tra kết thúc mô đun

Trang 5

- Điều kiện kiểm tra kết thúc mô đun:

+ Người học phải tham dự ít nhất 70% thời gian lên lớp lý thuyết, 80% giờthực hành

+ Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên

- Hình thức và thời gian kiểm tra:

+ Thực hiện bài kiểm tra kỹ năng tổng hợp, gồm kiến thức và kỹ năng thựchành một hoặc một số khâu công việc của nghề Thời gian từ 1 đến 3 giờ

+ Hoặc làm bài kiểm tra viết, thời gian là: 1 giờ

c Kiểm tra kết thúc khóa học:

- Điều kiện kiểm tra kết thúc khóa học:

+ Các điểm tổng kết mô đun phải đạt từ 5 điểm trở lên

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm tổ chức kiểm tra kếtthúc khóa học

- Hình thức và thời gian kiểm tra: Thực hiện bài tập kỹ năng tổng hợp đểthực hiện công việc đơn giản của nghề hoặc hoàn thiện một sản phẩm

Số

TT

Mô đun kiểm tra

Hình thức kiểm tra Thời gian

kiểm tra

Kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghề:

1 Kiến thức nghề Viết hoặc vấn đáp Không quá 90 phút

2 Kỹ năng nghề Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 240 phút

* Các chú ý khác:

Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường cóthể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phùhợp với nghề đào tạo

Trang 6

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Thực hành điện cơ bản

Mã mô đun: MĐ 01

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Trang 7

THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN

Mã mô đun: MĐ 01

Thời gian thực hiện mô đun: 58 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành 40 giờ;

KT: 3 giờ)

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí: Là mô đun được giảng dạy đầu tiên cho người học

- Tính chất: Là môn học bổ trợ các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho họcsinh về lĩnh vực an toàn lao động, an toàn điện, sử dụng cụ, đồ nghề điện và cơkhí cầm tay Đây là mảng kiến thức cần thiết cho người lao động nói chung vàthợ điện nói riêng công tác trong môi trường công nghiệp

II MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;

Sử dụng các loại máy đo để kiểm tra, phát hiện hư hỏng của thiết bị/mạchđiện;

Sử dụng và bảo quản trang thiết bị dụng cụ đúng kỹ thuật;

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Tuân thủ biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp

III NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số

TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian Tổng

số

Lý thuyết

Thực hành

Ôn, Kiểm tra

2 Sử dụng dụng cụ nghề điện và cơkhí nhỏ cầm tay. 7 2 5

Trang 8

Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành

được tính bằng giờ thực hành.

2 Nội dung chi tiết:

Bài 1: An toàn điện

Thời gian: 4 giờ(Lý thuyết: 01 giờ; Thực hành: 3 giờ)

Mục tiêu:

- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện;

- Thực hiện chính xác các biện pháp an toàn điện cho người và thiết bị;

- Cấp cứu nạn nhân bị điện giật đúng kỹ thuật

- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

Nội dung

1 Ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể con người;

2 Tiêu chuẩn về an toàn điện;

3 Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện;

4 Các biện pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật

Bài 2: Sử dụng dụng cụ nghề điện và cơ khí nhỏ cầm tay

Thời gian: 7 giờ(Lý thuyết: 02 giờ; Thực hành: 5 giờ)

Mục tiêu

- Nhận dạng chính xác các loại dụng cụ;

- Sử dụng dụng cụ nghề điện và cơ khí nhỏ cầm tay đúng kỹ thuật;

- Đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc

Nội dung

1 Sử dụng, bảo quản dụng cụ nghề điện;

2 Sử dụng, quản dụng cụ cơ khí nhỏ cầm tay

Bài 3: Đo lường điện

Thời gian: 12 giờ(Lý thuyết: 3 giờ; Thực hành: 8giờ; KT: 01 giờ)

Mục tiêu.

- Sử dụng thành thạo thiết bị đo;

- Đọc được chính xác các giá trị khi đo;

- Đảm bảo an toàn khi thực hiện đo

Nội dung.

1 Đo điện áp bằng von met;

Trang 9

2 Đo dòng điện bằng ampe met;

3 Đo điện trở cách điện bằng me gom met;

4 Sử dụng ampe kìm;

5 Sử dụng đồng hồ vạn năng

* Kiểm tra

Bài 4: Điện chiếu sáng

Thời gian: 35 giờ(Lý thuyết: 9 giờ; Thực hành: 24giờ; KT:

02giờ)

Mục tiêu.

- Đọc được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đấu mạch điện chiếu sáng;

- Sửa chữa và lắp đặt được các mạch điện chiếu sáng

Nội dung.

1 Lắp đặt mạch điện dùng công tắc đơn

2 Lắp mạch điện dùng công tắc 3 cực

3 Lắp mạch điện bóng đèn sáng tỏ sáng mờ

4 Lắp mạch điện chiếu sáng tuần tự

5 Lắp mạch điện điều khiển quạt trần

6 Lắp đặt công tơ điện một pha và ba pha

7 Lắp đặt mạch điện chiếu sáng trong nhà

+ Bộ thí nghiệm về mạch điện AC 1 pha, 3 pha

+ Cầu đo điện trở

+ Project Board cắm linh kiện

+ Nguồn DC; AC 1 pha, 3 pha điều chỉnh được

+ Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay

+ Máy đo các loại (VOM; DVOM; MΩ; TeraΩ; Ampare kìm )+ Công tắc các loại

+ Bóng đèn sợi đốt, huỳnh quang

+ Quạt trần

+ Công tơ điện 1 pha và 3 pha

Trang 10

- Học liệu:

+ Giáo án, giáo trình

+ Tranh vẽ: An toàn điện, biện pháp cấp cứu người bị tai nạn

+ Ngân hàng câu hỏi kiểm tra

- Nguồn lực khác:

+ PC, phần mềm chuyên dùng

+ Projector, overhead

+ Máy chiếuvật thể ba chiều

V PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành Các nộidung trọng tâm cần kiểm tra là:

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn điện;

- Cấp cứu người bị điện giật;

- Sử dụng dụng cụ điện và cơ khí nhỏ cầm tay;

- Đo các đại lượng điện như: dòng điện, điện áp, công suất, điện năng.;

- Đo các thông số trong mạch điện như: điện trở, điện dung, hệ số tự cảm

2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học

để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy;

Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để học sinh ghi nhớ kỹ hơn

3 Những trọng tâm cần chú ý

- Biện pháp kỹ thuật an toàn điện;

- Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các thiết bị đo phổ thông như:VOM, Ampe kìm, điện kế

- Sử dụng dụng cụ điện và cơ khí cầm tay

4 Tài liệu cần tham khảo:

- Kỹ thuật đo - Ngô Văn Ky, Trường Đại Học Bách Khoa Thành phố HồChí Minh, 1993

- Vật liệu điện - Nguyễn Xuân Phú, NXB Khoa học và Kỹ thuật , 1998

- Đo lường và điều khiển bằng máy tính - Ngô Diên Tập, NXB Khoa học

và Kỹ thuật, 1997

- Sửa chữa điện máy công nghiệp - Bùi Văn Yên, NXB Đà nẵng, 1998

- Giáo trình An toàn điện - Nguyễn Đình Thắng, Vụ Trung học chuyênnghiệp - Dạy nghề - NXB Giáo Dục, 2002

- Giáo trình Đo lường các đại lượng điện và không điện - Nguyễn VănHoà, Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề - NXB Giáo Dục, 2002

Trang 11

- Giáo trình Hướng dẫn thực hành thiết kế lắp đặt điện nhà - Biên soạn:

Trần Duy Phụng - Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - dạy nghề Lê Thị Hồng Gấm

- Nhà xuất bản Đà Nẵng

Trang 12

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Sửa chữa động cơ điện

Mã mô đun: MĐ 02

Trang 13

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Mã mô đun: MĐ 04

Thời gian thực hiện mô đun: 111 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 75 giờ;

KT: 6 giờ)

I VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí: Mô đun này học sau mô đun thực hành điện cơ bản và có thể đào

tạo song song với mô đun 03;

- Tính chất: Là mô đun chuyên môn hình thành và rèn luyện kỹ năng nghề.

II MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

Có khả năng tháo lắp, đấu nối thành thạo động cơ 1 pha thông dụng;

Lấy mẫu các bộ dây động cơ không đồng bộ chính xác;

Quấn được các bộ dây động cơ không đồng bộ;

Sửa chữa được các hư hỏng của động cơ không đồng bộ;

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Rèn luyện tác phong công nghiệp, an toàn cho người và thiết bị

III.NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian :

số

Lý thuyết

Thực hành

Ôn, Kiểm tra

4 Sửa chữa động cơ không đồng bộ

5 Sửa chữa động cơ không đồng bộ

Trang 14

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành

và được tính vào giờ thực hành.

2 Nội dung chi tiết

Bài 1: Động cơ không đồng bộ

Thời gian: 7 giờ(Lý thuyết: 6 giờ; Thực hành: 01giờ)

Mục tiêu của bài:

- Phát biểu khái niệm động cơ không đồng bộ;

- Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc động cơ không đồng bộ;

- Lấy mẫu thông số của bộ dây động cơ không đồng bộ;

- Đọc các thông số sơ đồ dây quấn stato của động cơ một pha, ba pha ;

- Coi trọng, chính xác trong công việc

Nội dung:

1 Khái niệm chung về động cơ không đồng bộ;

2 Cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha;

3 Nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ không đồng bộ;

4 Mở máy động cơ không đồng bộ ba pha;

5 Động cơ không đồng bộ một pha;

6 Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ;

6.1 Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ ba pha;

6.2 Sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ một pha

Bài 2: Tháo lắp động cơ

Thời gian: 7 giờ(Lý thuyết: 02 giờ; Thực hành: 5giờ)

Mục tiêu:

- Liệt kê được các bước tháo lắp động cơ điện;

- Tháo lắp được động cơ không đồng bộ đúng trình tự, đúng kỹ thuật;

- Đánh giá được tình trạng động cơ;

- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

Nội dung:

Trang 15

2 Làm sạch động cơ;

3 Kiểm tra tổng quát tình trạng động cơ ;

3.1 Xem xét vỏ máy3.2 Kiểm tra rôto3.3 Kiểm tra vòng bi (bạc đỡ)3.4 Kiểm tra dây quấn stato

4 Lắp động cơ;

4.1 Lắp vòng bi

4.2 Lắp rôto vào stato

4.3 Lắp nắp máy vào thân máy

Bài 3: Đấu dây vận hành động cơ

Thời gian: 8 giờ(Lý thuyết: 01 giờ; Thực hành: 6giờ;KT: 01 giờ)

Mục tiêu:

- Xác định đúng cực tính đầu dây động cơ;

- Đấu dây vận hành được động cơ không đồng bộ;

- Kiểm tra dòng điện không tải động cơ;

- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

Nội dung:

1 Ý nghĩa các số liệu ghi trên biển máy;

2 Cách bố trí các mối dây ra trên hộp nối;

2.1 Quy ước ký hiệu Đầu – Cuối

2.1 Quy cách bố trí các mối dây ra trên hộp nối

3 Đấu dây vận hành động cơ;

4 Kiểm tra dòng điện không tải

* Kiểm tra

Bài 4: Sửa chữa động cơ không đồng bộ một pha

Thời gian: 41 giờ(Lý thuyết: 8 giờ; Thực hành: 31 giờ;KT: 02 giờ)

Mục tiêu:

- Xác định được nguên nhân sai hỏng động cơ điện một pha;

- Quấn lại động cơ một pha bị hỏng theo số liệu có sẵn, đảm bảo động cơhoạt động tốt với các thông số kỹ thuật, theo tiêu chuẩn kỹ thuật điện;

- Sửa chữa được các sai hỏng phần cơ động cơ một pha ;

- Tuân thủ nguyên tắc an toàn và vệ sinh công nghiệp

Nội dung:

1 Quấn dây động cơ một pha (Máy bơm nước, máy mài…)

1.1 Tháo và vệ sinh động cơ

1.2 Sơ đồ dây quấn

1.3 Thu thập các số liệu cần thiết

1.4 Thi công quấn dây

Trang 16

1.5 Thử nghiệm

2 Các dạng hư hỏng và biện pháp khắc phục

* Kiểm tra

Bài 5: Sửa chữa động cơ không đồng bộ ba pha

Thời gian: 48 giờ(Lý thuyết: 13giờ; Thực hành: 32 giờ;KT: 3 giờ)

Mục tiêu:

- Xác định được các sai hỏng động cơ ba pha ;

- Quấn lại động cơ ba pha bị hỏng theo số liệu có sẵn, đảm bảo động cơhoạt động tốt với các thông số kỹ thuật, theo tiêu chuẩn kỹ thuật điện ;

- Sửa chữa được các hư hỏng phần cơ động cơ ba pha;

- Tuân thủ nguyên tắc an toàn và vệ sinh công nghiệp

Nội dung:

1 Tháo và vệ sinh động cơ;

2 Khảo sát và vẽ lại sơ đồ dây quấn;

2.1 Xác định các số liệu ban đầu

2.2 Tính toán số liệu

2.3 Sơ đồ dây quấn

3.1 Lót cách điện rãnh stato động cơ

3.2 Quấn (hay đánh) các bối dây cho một pha dây quấn

3.3 Lồng dây vào rãnh stato

3.4 Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra và đai giữ đầu nối

+ Dây điện từ các loại

+ Giấy cách điện, phim phổi

+ Ghen cách điện bằng amiăng

+ Máy quấn dây chỉ thị số

+ Khoan điện; Mỏ hàn điện

+ Kìm điện các loại: kìm vuông, kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm ép cốt

+ Tuốc-nơ-vít các loại (dẹp, bake): từ 2mm đến 6mm

+ Cưa, bào, búa cao su

Trang 17

+ Các loại máy đo (AC & DC): ampe kế, volt kế, Ohm kế, watt kế,tần số kế, Cosϕ kế, điện kế 1pha, 3 pha,

+ Quạt điện vòng chập, chạy tụ

+ Nguồn AC 1 pha

- Học liệu:

+ Giáo án, giáo trình

+ Sơ đồ cấu tạo, sơ đồ trải quạt bàn

+ Ngân hàng câu hỏi kiểm tra

+ Máy chiếu vật thể ba chiều

V PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành Các nộidung trọng tâm cần kiểm tra là:

- Cấu tạo, nguyên lý động cơ không đồng bộ

- Nhận dạng và đo kiểm, đấu dây vận hành đúng sơ đồ

- Tìm hiểu, phát hiện và sửa chữa khắc phục một số hư hỏng của động cơ

VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

1 Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Sơ cấp

2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:

- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học

để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy

- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để học viên ghi nhớ kỹ hơn

- Nên bố trí thời gian giải bài tập, làm các bài thực hành nhận dạng các loạiđộng cơ, đo kiểm, đấu dây vận hành động cơ

- Cần tập trung cả lớp để hướng dẫn ban đầu: Phần này giáo viên cần thaotác mẫu cho học sinh quan sát

- Tùy vào thiết bị có của từng đơn vị để phân chia số lượng học sinh thựctập trong mỗi nhóm (Mỗi nhóm nên tối đa là 3 học sinh): Phần này giáo viên nênquan sát từng nhóm và sửa sai tại chỗ (nếu có)

- Tập trung cả lớp để rút kinh nghiệm sau mỗi ca thực tập: Phần này giáoviên cho học sinh nêu lên những vướng mắc trong ca thực tập và đưa ra phươngpháp khắc phục

- Nên sử dụng các mô hình cắt bổ, để minh họa nguyên lý của các loại máyđiện

3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Quấn lại dây quấn động cơ

Trang 18

- Đấu dây, vận hành các loại động cơ.

- Sửa chữa một số hư hỏng thường gặp

4 Tài liệu cần tham khảo:

- Hướng dẫn mô-đun Sửa chữa vận hành máy điện

- Công nghệ chế tạo Máy điện và Máy biến áp - Nguyễn Đức Sĩ,NXB Giáo dục, Hà Nội 1995

- Máy điện 1, Vũ Gia Hanh Trần Khánh Hà Phan Tử Thụ Nguyễn Văn Sáu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001

Máy điện 2, Vũ Gia Hanh Trần Khánh Hà Phan Tử Thụ Nguyễn Văn Sáu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001

Hướng dẫn sử dụng và sửa chữa Máy biến áp, Động cơ điện, Máy phát điện công suất nhỏ, Châu Ngọc Thạch, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999

Trang 19

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Cấp, thoát nước cơ bản

Mã mô đun: MH 03

Trang 20

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CẤP THOÁT NƯỚC CƠ BẢN

- Tính chất: Môn học cấp thoát nước cơ bản mang tính chất lý thuyết baogồm những khái niệm cơ bản nhất của chuyên ngành cấp thoát nước

II MỤC TIÊU MÔN HỌC:

Có khả năng biết cách sử dụng dụng cụ và thiết bị gia công ống;

Đọc được bản vẽ sơ đồ và lập được bảng dự trù vật tư, thiết bị;

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Rèn luyện tác phong, tinh thần làm việc tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác

III NỘI DUNG MÔN HỌC:

1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Ôn, Kiểm tra

Trang 21

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm

tra thực hành được tính vào giờ thực hành.

2 Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ

Thời gian: 13 giờ (Lý thuyết: 3 giờ; Thực hành: 10 giờ) Mục tiêu:

- Trình bày được các tiêu chuẩn bản vẽ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

2 Quy tắc vẽ đường nét, ghi kích thước

- Trình bày được nội dung bản vẽ sơ đồ;

- Nêu được trình tự đọc bản vẽ sơ đồ;

- Phân biệt được các quy ước biểu diễn bản vẽ sơ đồ;

- Đọc được bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp, thoát nước;

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ

Nội dung:

1 Bản vẽ sơ đồ hệ thống điện phòng vệ sinh

2 Bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp, thoát nước

2.1 Các ký hiệu dùng trong bản vẽ cấp, thoát nước 2.2 Bản vẽ cấp, thoát nước bên trong nhà

Trang 22

2.3 Bản vẽ cấp, thoát nước bên ngoài nhà

* Kiểm tra

Chương 3: Khái niệm chung về hệ thống cấp, thoát nước

Thời gian: 29 giờ(Lý thuyết: 8giờ; Thực hành: 20 giờ;KT: 01 giờ)

Mục tiêu:

- Nêu được nhiệm vụ, phân loại hệ thống cấp, thoát nước gia đình;

- Trình bày được sơ đồ và cấu tạo của hệ thống cấp, thoát nước gia đình;

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ

Nội dung:

1 Thành phần, tính chất của nước:

1.1 Tính chất lý, hoá, vi sinh của nước

1.2 Các chất không tan, keo và tan trong nước thải

2 Nhiệm vụ phân loại hệ thống cấp, thoát nước:

2.1 Nhiệm vụ của hệ thống cấp, thoát nước

2.2 Phân loại hệ thống cấp, thoát nước

3 Sơ đồ hệ thống cấp, thoát nước:

3.6 Hệ thống thoát nước mưa

3.7 Hệ thống thoát nước bể tự hoại

4 Đường ống, phụ kiện và thiết bị cấp, thoát nước:

4.1 Đường ống và phụ kiện

4.2 Thiết bị cấp nước

4.2.1 Các loại van cấp nước4.2.2 Các loại bồn chứa nước4.2.3 Các thiết bị dùng nước và thiết bị khác

4.2.4 Các thiết bị đặc biệt

* Kiểm tra

Bài 4: Dụng cụ, vật liệu, thiết bị gia công ống

Trang 23

Thời gian: 26 giờ (Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành: 20 giờ;KT: 02 giờ) Mục tiêu:

- Nêu được cách sử dụng dụng cụ, thiết bị gia công ống;

- Phân loại được vật liệu đường ống, phụ kiện cấp thoát nước;

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ

Nội dung:

1 Dụng cụ cầm tay

2 Thiết bị gia công ống

3 Vật liệu đường ống, phụ kiện

4 Kí hiệu phụ kiện cấp, thoát nước

* Kiểm tra

IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

- Giáo trình Cấp, thoát nước cơ bản

- Tài liệu tham khảo

- Máy chiếu, máy tính

+ Tính chất, yêu cầu chất lượng nước cấp

+ Các khái niệm về hệ thống cấp nước, thoát nước

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm.

Đánh giá thông qua “Sổ theo dõi người học” về nội dung:

+ Ý thức chấp hành nội quy học tập

+ Tác phong và trách nhiệm đối với tập thể lớp

VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC:

1 Phạm vi áp dụng chương trình:

Áp dụng cho trình độ Sơ cấp nghề

2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

Cấp, thoát nước cơ bản là môn học lý thuyết cơ sở nên phương phápgiảng dạy chủ yếu là phương pháp giảng giải, phân tích kết hợp chặt chẽ vớiviệc liên hệ thực tế

Trang 24

3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nguồn nước và công trình thu nước

- Tính chất, yêu cầu chất lượng nước cấp

- Sơ đồ hệ thống cấp nước

- Các loại hoá chất dùng để xử lý nước

- Cấu tạo hệ thống cấp, thoát nước

- Thành phần, tính chất của nước thải

- Công trình sử lý nước thải

4 Tài liệu tham khảo:

- Trần Hữu Quế- Vẽ kỹ thuật- Nhà xuất bản giáo dục năm 2001;

- Sổ tay hướng dẫn vẽ kỹ thuật - Nhà xuất bản giáo dục năm 1992;

- Gs Pts Trần Hiếu Nhuệ, Ts Trần Đức Hạ, Ks Đỗ Hải - Cấp, thoát nước

- Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật năm 2006;

- Tiêu chuẩn thiết kế thi công và nghiệm thu hệ thống Cấp, thoát nước bên

trong nhà và công trình - Nhà xuất bản Xây dựng Hà nội -2002;

- Ts Nguyễn Ngọc Dung - Xử lý nước cấp - Nhà xuất bản Xây dựng Hà

Trang 25

CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN

Tên môđun: Lắp đặt, Sửa chữa hệ thống đường ống cấp,

thoát nước gia đình

Mã mô đun: MĐ04

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Trang 26

LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP, THOÁT NƯỚC

GIA ĐÌNH

Mã mô đun: MĐ 04

Thời gian thực hiện mô đun: 131 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 111 giờ;

KT: 5 giờ)

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí: Mô đun Lắp đặt, sửa chữa đường ống cấp, thoát nước là mô đunchuyên môn nghề trong danh mục các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nghề

”Sửa chữa lắp đặt mạng cấp, thoát nước gia đình”

- Tính chất: Mô đun Lắp đặt, sửa chữa đường ống cấp, thoát nước mangtính tích hợp

II MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

- Kiến thức:

Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại đường ống cấp nước;

Lựa chọn được các ống, phụ kiện theo thiết kế;

Đọc được các bản vẽ thi công đường ống cấp nước;

- Kỹ năng:

Trình bày được trình tự lắp đặt và sửa chữa hư hỏng thông thường củađường ống cấp, thoát nước;

Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thi công đúng kỹ thuật;

Lắp đặt, sửa chữa được những hư hỏng thông thường đảm bảo đúng kỹthuật;

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định

III NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Ôn, Kiểm tra

Trang 27

7 Lắp đặt tuyến ống cấp, thoát nước 15 2 12 1

8 Sửa chữa ống cấp nước nóng và nước

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành

và được tính vào giờ thực hành.

2 Nội dung chi tiết :

Bài 1: Chuẩn bị thi công

Thời gian: 12 giờ (Lý thuyết: 01 giờ; Thực hành: 11 giờ) Mục tiêu :

- Xác định được vị trí tuyến ống lắp đặt theo thiết kế;

- Lựa chọn đủ các dụng cụ, thiết bị;

- Lựa chọn được vật tư, dụng cụ, thiết bị cần thiết cho thi công;

- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định

2.2 Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn kỹ thuật

3 Kiểm tra mặt bằng thi công trước khi lắp đặt

3.1 Mặt bằng thi công

3.2 Đường vận chuyển vật tư, thiết bị

3.3 Phương án xử lý mặt bằng (nếu sai thiết kế)

4 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư

Trang 28

4.1 Lập phương án thi công và tiến độ thi công

4.2 Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư

4.3 Lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị

4.4 Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ lao động

Bài 2: Sử dụng bộ dụng cụ cầm tay, dụng cụ chuyên dùng

Thời gian: 11 giờ (Lý thuyết: 01 giờ; Thực hành: 10 giờ) Mục tiêu:

- Nêu được đặc điểm, công dụng, phân loại dụng cụ cầm tay, chuyên dùng;

- Trình bày được cách sử dụng dụng cụ cầm tay;

- Sử dụng được dụng cụ cầm tay, chuyên dùng;

- Sửa chữa, bảo quản được các dụng cụ cầm tay của nghề;

- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định

3 Bảo quản, sửa chữa

3.1 Vệ sinh, tra dầu mỡ

3.2 Mài, sửa dụng cụ

4 An toàn lao động

Bài 3: Sử dụng máy khoan, máy cắt và máy ren

Thời gian: 13 giờ (Lý thuyết: 02 giờ; Thực hành: 11 giờ) Mục tiêu:

- Nêu được công dụng, phạm vi sử dụng, nguyên lý làm việc của máy khoan, máy cắt cầm tay, máy ren ống;

Ngày đăng: 19/02/2019, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w