0
Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Những đề xuất, kiến nghị cụ thế

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 35 -40 )

- cần được bồi dưỡng thường xuyên những kiến thức mới cho cán bộ trong Tòa án nhân dân thành phố Huế. Trong quá trình giải quyết vụ án thì thẩm phán

là người có vai trò chủ đạo như là người trực tiếp giải quyết vụ án, đưa ra đường lối xử lý vụ án, phân tích, nhận định các tình tiết của vụ án và ra quyết định hoặc bản án theo quy định của pháp luật. Vì lẽ đó, đội ngũ thẩm phán ở Tòa án thành

phố cần chủ động trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm là vấn đề hết sức trong trọng và cần thiết. Bên cạn đó, cơ quan có thẩm quyền cần tạo điều kiện hơn nữa như: Thường xuyên mở lớp tập huấn chuyên môn, khi có quy định mới cần mở lớp tập huấn cho cán bộ Tòa án kịp thời, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, có đường lỗi chỉ đạo đúng đắn… nhằm giúp cho cán bộ Tòa án có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc giải quyết án của mình.

Thư ký Tòa án là người trực tiếp tham mưu, giúp việc cho Thẩm phán, giúp cho Thẩm phán hoàn thành công tác giải quyết vụ án, nên đội ngũ thư ký của Tòa án cũng cần được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình giải quyết vụ án. Cần được các cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện như đã nêu trên.

Về lĩnh vực giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Tòa án thành phố thẩm phán và thư ký tòa án cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn nữa về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Nhằm giúp cán bộ Tòa án nắm vững đường lối giải quyết vụ án nhanh chóng và đúng quy định của pháp luật.

Cần có sự phối hợp chặc chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, đặc biệt là giữa Tòa án và ngân hàng. Khi có những hành vi xâm phạm trái pháp luật đến lợi ích công, đến cá nhân, ảnh hưởng đến đường lối giải quyết vụ án thì ngân hàng, cũng như các cá nhân, tổ chức khác cần cung cấp thông tin chứng cứ tài liệu cho Tòa án. Điều đó cũng giúp cho đội ngũ cán bộ Tòa án có đường lối giải quyết vụ đúng đắn.

- cần phải tăng cường thẩm phán mới có chuyên môn sâu về giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng. Để tiếp cận và giải quyết

phán có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực này sẽ có phương hướng, đường lối xử lý nhanh chóng, đảm bảo đúng pháp luật, đảm bảo được quyền và lợi ích cho các bên hơn. Nên cần được tăng cường thêm là cần thiết.

- cần đề cao trách nhiệm cá nhân đối với từng chức danh cán bộ tư pháp,

đặc biệt là người đứng đầu đơn vị và các thẩm phán. Tăng cường thực hiện công

tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân, tập thể cán bộ của tòa án có vi phạm. Đối với các trường hợp vi phạm pháp luật, phẩm chất đạo đức kém phải kiên quyết loại bỏ khỏi ngành tư pháp. Còn với đội ngũ tham gia hoạt động xét xử (thẩm phán và hội thẩm nhân dân (nếu có)) có bản án tuyên không đúng, bị hủy, bị sửa do có sai lầm nghiêm trọng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, gây thất thoát tài sản Nhà nước thì cần tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để có biện pháp xử lý phù hợp với các quy định pháp luật.

- cần tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cá nhân trong

xã hội. tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về

Hợp đồng tín dụng và giải quyết các tranh chấp này. Nếu làm tốt công tác này sẽ hạn chế được các tranh chấp phát sinh và tăng cường khả năng ký kết các Hợp đồng tín dụng giữa các chủ thể. Đi tiên phong trong hoạt động này, ngày 1/9/2006 Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức ra mắt trang website đầu tiên để phổ biến những quy định của pháp luật, tham gia vào mạng thông tin tích hợp trên internet của thành phố. Với nội dung phong phú cụ thể như mục hỏi đáp thông tin pháp luật, lịch xét xử của toà, các mục trình bày về thủ tục tố tụng, những điều kiện về khởi kiện… đã giúp công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện một cách thuận lợi. Mô hình nay cần được mở rộng hơn nữa ở Toà án các cấp.

KẾT LUẬN

Tranh chấp Hợp đồng tín dụng là một lĩnh vực khá nhạy cảm và phức tạp. Trong nền kinh tế thị trường thì các quan hệ tranh chấp trong Hợp đồng tín dụng càng nhiều hơn; chính vì thế mà thực tiễn giải quyết các tranh chấp cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Các vụ tranh chấp Hợp đồng tín dụng diễn ra với các mức độ, nguyên nhân khác nhau, vì thế mà quá trình giải quyết vụ án cũng không thể tránh khỏi những khó khăn do pháp luật chưa hoàn thiện; trình tự thủ tục giải quyết rườm rà, mất nhiều thời gian; cơ chế giải quyết tranh chấp còn chưa phù hợp. Thêm vào đó là trình độ, năng lực của thẩm phán còn hạn chế cùng với ý thức của người dân chưa cao dẫn đến kết quả giải quyết tranh chấp chưa được tốt. Để khắc phục được bất cập này đòi hỏi trong thời gian tới pháp luật phục vụ, có liên quan đến Hợp đồng tín dụng cần hoàn thiện hơn nữa, sửa đổi thủ tục sao cho ngắn gọn hơn; cơ chế giải quyết tranh chấp phải thống nhất; đồng thời năng lực các thẩm phán phải được bồi dưỡng thường xuyên để luôn cập nhật kiến thức mới cùng với ý thức của người dân cần được nâng cao. Thực tiễn giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng ở Tòa án nhân dân thành phố Huế đã được giải quyết đúng trình tự, giải quyết các vấn đề trong tranh chấp đúng đắn, đưa ra phán quyết hợp lý. Tuy rằng,việc xét xử của toà án còn một số bất cập nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự nỗ lực lớn lao, không ngừng của đội ngũ Thẩm phán ngành Toà án nhân dân thành phố Huế.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 35 -40 )

×