•Khái niệm thủ tục hành chínhThủ tục hành chính là trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc của cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc
Trang 1BÀI GIẢNG
NHẬP MÔN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Trang 2CHỦ ĐỀ V
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
Trang 4•Khái niệm thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc của cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết các công việc của nhà nước, các kiến nghị yêu cầu chính đáng của công dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, đảm bảo công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân
Theo khoản 1 Điều 3 nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức
Trang 5• Đặc điểm của thủ tục hành chính
Thứ nhất, được Luật hành chính quy định rất chặt chẽ, các hoạt động không
được quy phạm thủ tục hành chính quy định thì không phải là thủ tục hành chính.
Thứ hai, thủ tục quản lý hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý
hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các
tổ chức xã hội, cá nhân được Nhà nước trao quyền
Thứ ba, các quy phạm thủ tục hành chính không chỉ quy định trình tự thực
hiện quy phạm vật chất của Luật hành chính mà còn quy định trình tự nhằm thực hiện quy phạm vật chất của các ngành luật khác.
Trang 6NGUYÊN TẮC CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
• Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
•Nguyên tắc chân lý khách quan.
•Nguyên tắc công khai hóa thủ tục hành chính.
•Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật giữa các bên tham gia thủ tục hành chính
•Nguyên tắc thủ tục hành chính phải đơn giản, tiết kiệm
•Nguyên tắc tiến hành kịp thời, nhanh chóng thủ tục hành chính
Trang 7Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
• Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền định ra thủ tục hành chính.
• Các quy định này phải có sự thống nhất của bộ, ngành quản lý về lĩnh vực đó và phải được công bố công khai.
• Chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực hiện thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
• Thủ tục hành chính phải được thực hiện đúng pháp luật quy định Sự tuân thủ các thủ tục hành chính tạo nên tính khoa học, đồng bộ, thống nhất trong quản lý hành chính nhà nước
Trang 8Nguyên tắc chân lý khách quan
• Các quy định thủ tục hành chính phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lý
nhằm đưa ra quy trình hợp lý, thuận tiện nhất, mang lại kết quả cao nhất cho quản lý, bởi các thủ tục này liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân, do đó, thủ tục cần chặt chẽ, chi tiết từng khâu, từng bước, từng giai đoạn cụ thể của hoạt động đó Chẳng hạn: việc bãi bỏ các giấy phép con xuất phát từ yêu cầu khách quan của quản lý
• Từng khâu, từng bước, các giai đoạn trong thủ tục hành chính phải dựa trên những căn cứ khoa học
Trang 9Nguyên tắc công khai hóa thủ tục hành chính
• Nhà nước tạo điều kiện cho những đối tượng thực hiện thủ tục đóng góp ý kiến trong trường hợp cần thiết
• Vì sao phải công khai hóa thủ tục hành chính?
• Các thủ tục hành chính phải được công bố cho người thực hiện thủ tục biết để có thể thực hiện
dễ dàng
Trang 10Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật giữa các bên tham gia thủ tục hành chính
• Quan hệ thủ tục hành chính là quan hệ giữa chủ thể bắt buộc – chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước và chủ thể thường – chủ thể phục tùng quyền lực nhà nước, trong đó chủ thể bắt buộc có quyền nhân danh Nhà nước để áp đặt ý chí đối với bên kia Mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ
do pháp luật quy định khi tham gia vào quan hệ thủ tục hành chính Nhà nước tạo điều kiện và đưa ra những đảm bảo như nhau cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ Nếu xảy ra vi phạm pháp luật thì bất kể chủ thể nào cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình
Trang 11Nguyên tắc thủ tục hành chính phải đơn giản, tiết kiệm
• Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm Trước hết, các thủ tục hành chính cần giảm bớt các cấp, các cửa, các giai đoạn, tăng quyền đồng thời với trách nhiệm của các cơ quan thực hiện thủ tục Theo đó giảm bớt mức tối thiểu và trong nhiều thủ tục bỏ hẳn các loại phí, lệ phí đối với công dân và tổ chức Theo nguyên tắc này, việc thực hiện thủ tục hành chính sẽ đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của nhân dân, song cũng phải tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước
Trang 12Nguyên tắc tiến hành kịp thời, nhanh chóng thủ tục hành chính
• Đây là nguyên tắc mà các văn bản pháp luật quan trọng về các loại thủ tục hành chính cụ thể đều quy định về thời hiệu củ
lý, thời hiệu thi hành quyết định xử lý, thời hạn thực hiện từng bước, từng hành động của thủ tục hành chính
Trang 15Thủ tục hành chính nội bộ
• Thủ tục hành chính nội bộ bao gồm có các thủ tục như:
+ Thủ tục ban hành quyết định chính sách
+ Thủ tục ban hành quyết định quy phạm pháp luật hành chính
+ Thủ tục khen thưởng, kỷ luật
+ Thủ tục lập các tổ chức và thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức…
Trang 16Thủ tục hành chính liên hệ
• Là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến tự do, quyền và lợi ích hợp pháp, phòng ngừa, ngăn chặn, xử phạt hành vi vi phạm hành chính, trưng thu, trưng mua các bất động sản của công dân, tổ chức của công dân
• Đặc điểm của thủ tục hành chính liên hệ: cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước bằng việc áp dụng quy phạm pháp luật để giải quyết công việc, tình huống cụ thể, làm xuất hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân, tổ chức công dân
Trang 17Thủ tục hành chính liên hệ
• Phân loại thủ tục hành chính liên hệ:
+ Thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân và tập thể công dân.+ Thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử phạt, cưỡng chế hành chính.+ Thủ tục tiến hành áp dụng biện pháp tịch thu, trưng dụng, trưng mua
Trang 18Thủ tục văn thư
• Một trong những loại văn bản quan trọng liên quan đến thủ tục văn thư là quyết định hành chính cá biệt được ban hành dưới hình thức văn bản hành chính cá biệt, đơn phương đưa ra một tình trạng pháp lý làm xuất hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân hoặc tập thể công dân bằng cách cho phép, cấm đoán, bắt buộc, quy định điều kiện… và thi hành ngay
• Tóm lại, thủ tục văn thư mang nhiều tính chất kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính, đòi hỏi phải
tỉ mỉ, đúng thể thức và tùy thuộc vào các loại việc
Trang 19CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
• Thủ tục giải quyết các công việc cụ thể có thể chia thành các giai đoạn:
oKhởi xướng vụ việc
oRa quyết định giải quyết vụ việc
oThi hành quyết định
oKhiếu nại, giải quyết khiếu nại và xem xét lại quyết định đã ban hành
Trang 20Khởi xướng vụ việc
• Đây là giai đoạn khởi đầu của thủ tục hành chính
• Chủ thể thực hiện: cơ quan nhà nước có thẩm quyền
• Cơ sở để khởi xướng vụ việc: khi có căn cứ phát sinh thủ tục hành chính (sự kiện pháp lý) như: cơ quan hành chính nhà nước giải quyết khiếu nại thụ lý đơn khiếu nại, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản xử phạt vi phạm…Trong nhiều trường hợp căn cứ phát sinh thủ tục hành chính xuất hiện nhưng chưa đủ điều kiện để tiến hành thủ tục hành chính, chẳng hạn như: phải xem xét còn thời hiệu khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại hay không…
Trang 21Khởi xướng vụ việc
• Một số hoạt động trong giai đoạn này như: lập biên bản, thu thập chứng cứ, gặp gỡ các bên liên quan… Cần phân biệt hoạt động này với giai đoạn tiếp theo, mục đích của giai đoạn này
là nhằm xác định sự cần thiết phải tiến hành thủ tục, mục đích của giai đoạn sau là áp dụng thủ tục như thế nào để giải quyết đúng đắn
Trang 22Ra quyết định giải quyết vụ việc
• Đây là giai đoạn quan trọng nhất của thủ tục hành chính nhà nước
• Các hoạt động trong giai đoạn này: thu thập, đánh giá, nghiên cứu các thông tin liên quan đến
vụ việc, ra quyết định giải quyết vụ việc… Ví dụ: cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy khai sinh trong thủ tục đăng ký khai sinh…
Trang 23Thi hành quyết định
• Đây là giai đoạn hiện thực hóa nội dung quyết định
• Các chủ thể có liên quan phải tổ chức thực hiện, thực hiện quyền và nghĩa vụ được nêu trong quyết định Trong trường hợp này, chủ thể có thẩm quyền có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định buộc đối tượng tác động của quyết định thi hành quyết định Ví dụ:
áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Trang 24Khiếu nại, giải quyết khiếu nại và xem xét lại quyết định đã ban hành
• Các đối tượng có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đã ban hành có quyền khiếu nại ngay khi quyết định mới ban hành hoặc sau khi thi hành quyết định nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định khi
họ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ
Trang 25CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
• Thủ tục hành chính là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết các công việc của dân và các tổ chức theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người và
cơ quan có công việc cần giải quyết
• Hiện nay ở nước ta thủ tục hành chính vẫn còn nhiều tồn tại:
• Đòi hỏi quá nhiều giấy tờ gây phiền hà cho người dân, nhất là những người ít hiểu biết về quy định, công việc của nhà nước
Trang 26CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
• Nặng về nhiều cửa, nhiều cấp trung gian không cần thiết, rườm rà không rõ ràng
• Thiếu thống nhất, tùy tiện thay đổi và thiếu công khai
• Mục tiêu và yêu cầu của các cải cách một bước thủ tục hành chính là phải đạt được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc của dân và tổ chức cụ thể là:
• Phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp đã
và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức
Trang 27CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
• Xây dựng và thực hiện được các thủ tục giải quyết các công việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai, vừa tạo điều kiện cho công dân và tổ chức
có yêu cầu giải quyết các công việc, vừa
có tác dụng ngăn chặn tệ nạn cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng trong cán bộ, công chức nhà nước, đảm bảo trách nhiệm quản
lý nhà nước, giữ vững kỉ cương, pháp luật.
Trang 28CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
• Mục đích nhằm thực hiện những công việc trên:
o Tinh giảm thủ tục hành chính, loại bỏ những khâu xin phép, xét duyệt không cần thiết, giảm phiền hà, tạo thuận lợi, ít tốn kém cho nhân dân và những nhà kinh doanh.
o Lập lại trật tự trong việc ban hành thủ tục hành chính và lệ phí, không được tùy tiện đặt thêm các thủ tục.
o Cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay cần phải:
o Xây dựng quy chế công vụ và quy chế phối hợp giữa các cơ quan, công chức có trách nhiệm giải quyết công việc của dân để thực hiện nguyên tắc “ một cửa một dấu “.
o Mở rộng thông tin công việc nhà nước đến dân, bảo đảm quyền được thông tin của dân, chú trọng thông tin về thủ tục hành chính theo nguyên tắc thông tin rộng rãi, công khai.
o Xây dựng một cơ chế tiếp nhận ý dân, đặc biệt là các đối tượng chính phải chấp hành thủ tục.