KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC • Quyết định quản lý hành chính nhà nước là một loại quyết định pháp luật được các chủ thể có thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước tro
Trang 1BÀI GIẢNG
NHẬP MÔN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Trang 2CHỦ ĐỀ IV
QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
Trang 3IV Quy trình ban hành, tổ chức và thực hiện quyết định quản lí hành chính nhà nước.
V Quyền phản kháng lại các quyết định quản lí hành chính nhà nước
Trang 4KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Quyết định quản lý hành chính nhà nước là một loại quyết định pháp luật được các chủ thể có thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, ban hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định dưới những hình thức nhất định là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước (đơn phương) nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các mặt của đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của công dân trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Trang 5ĐẶC ĐIỂM QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính dưới luật, nó được ban hành trên cơ sở luật và để thực hiện luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên Tính dưới luật thể hiện ở nội dung trình tự xây dựng, ban hành và hình thức pháp lý của quyết định.
• Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để thể hiện hoạt động chấp hành và điều hành, có nghĩa là phạm vi giới hạn của quyết định quản lý hành chính nhà nước không thể ban hành trong lĩnh vực xét
xử, lập pháp
Trang 6ĐẶC ĐIỂM QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Các quyết định quản lý hành chính nhà nước phải căn cứ vào trình tự, thủ tục, chức năng và thẩm quyền
• Có tính bắt buộc và cưỡng chế nhà nước
• Quy trình, thủ tục ban hành theo luật định
• Nhằm giải quyết các vấn đề trong quản lý hành chính nhà nước
Trang 7TÍNH CHẤT QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Quyết định quản lý hành chính nhà nước cũng giống như mọi quyết định pháp luật khác đều có tính ý chí, tính quyền lực và tính pháp lý
• Tính ý chí của Quyết định quản lý hành chính nhà: Quyết định quản lý hành chính nhà nước là kết quả sự thể hiện ý chí đơn phương của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
• Tính xã hội của Quyết định quản lý hành chính nhà nước: phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội ở những thời điểm tồn tại của nó; phản ánh đúng những nhu cầu khách quan của xã hội
Trang 8TÍNH CHẤT QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
•Tính quyền lực nhà nước của Quyết định quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ khi ra quyết định thì cơ quan, người có thẩm quyền nhân danh Nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước Mọi tổ chức, cơ quan nhà nước, cá nhân thuộc đối tượng thi hành đều phải thực hiện quyết định đó, nếu không tự giác, trong các trường hợp pháp luật quy định sẽ bị cưỡng chế thi hành Như vậy, việc ra quyết định QLHC thể hiện ý chí đơn phương.
Trang 9TÍNH CHẤT QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Tính pháp lý của Quyết định quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở hệ quả pháp lý của nó Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành có thể làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật (cơ chế quản lý nhà nước) bằng việc đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm pháp luật hành chính hay làm đình chỉ hiệu lực của chúng; đặt ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ hoạt động quản lý; hoặc làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Trang 10PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Căn cứ vào tính chất pháp lý: có 3 loại
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính chủ đạo
- Quyết định quy phạm pháp luật hành chính
- Quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
Trang 11Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính chủ đạo
• Là quyết định chủ yếu được ban hành nhằm mục đích
đề ra các chủ trương chính sách quản lý hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền của các chủ thể ban hành, làm cơ sở cho việc ra quyết định quy phạm pháp luật hành chính hoặc quyết định áp dụng quy phạm hành chính
• Vi dụ: Nghị quyết của Chính phủ
Trang 12Quyết định quy phạm pháp luật hành chính
• Là loại quyết định đặt ra các quy tắc xử sự chung, áp dụng nhiều lần Ví dụ: Nghị định, quyết định…
Trang 13Quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
• Là quyết định do cơ quan hành chính nhà nước hoặc
cá nhân, tổ chức được uỷ quyền hành pháp ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể, cá biệt
• Đây là loại quyết định áp dụng pháp luật cho một trường hợp cụ thể của một cá nhân hay một tổ chức nhất định, được ban hành trên cơ sở quyết định chung, quyết định quy phạm pháp luật, nhưng cũng có trường hợp được ban hành trên cơ sở văn bản cá biệt của cấp trên
• Mang tính đơn phương và bắt buộc thi hành ngay
Trang 14• Căn cứ vào chủ thể có thẩm quyền ban hành:
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
+ Chính phủ: ban hành nghị quyết, nghị định
+ Thủ tướng Chính phủ: ban hành Quyết định, chỉ thị
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ: ban hành Quyết định, chỉ thị, thông tư
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân: có quyết định, chỉ thị
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân: có quyết định, chỉ thị
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước liên tịch: có thông
tư liên bộ, liên ngành
Trang 15PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Trang 16• Căn cứ theo hình thức quyết định quản lý hành chính
nhà nước:
- Theo hình thức thể hiện: Quyết định quản lý hành chính nhà nước dưới dạng văn bản, miệng (nhằm giải quyết những công việc cụ thể gấp rút như: trong chỉ huy máy bay, tàu biển, phòng chống thiên tại ), ám hiệu, dấu hiệu (đèn hiệu, cờ hiệu, còi hiệu ) ví dụ về
ám hiệu, dấu hiệu là quyết định quản lý hành chính nhà nước
- Theo hình thức pháp lý: tên các quyết định quản lý hành chính nhà nước đã nêu theo cơ quan ban hành
Trang 17TÍNH HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định
Trang 18TÍNH HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Tính hợp lý: Một quyết định quản lý hành chính nhà
nước được coi là hợp lý khi nó đáp ứng các yêu cầu sau :
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, tập thể và cá nh
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải xuất phát
từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản
lý hành chính nhà nước, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan
Trang 19TÍNH HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Tính hợp lý: Một quyết định quản lý hành chính nhà
nước được coi là hợp lý khi nó đáp ứng các yêu cầu sau :
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải có tính
cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện
- Ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày một quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa, nghĩa là phải đảm bảo kỹ thuật lập quy
- Phải có tính dự báo cho tương lai
Trang 20Ví dụ 1:
• “Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội” (Quyết định 51) vào ngày 22/1/2009 là chưa bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp cũng như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân có hoạt động liên quan
-> Có một số quy định mang tính cấm đoán không có căn cứ, có biểu hiện “ngăn sông cấm chợ” đối với các cá nhân, công dân tham gia hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm cấm vận chuyển gia súc, gia cầm vào khu vực nội thành, nội thị; cấm vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên
xe máy, xích lô, xe đạp hoặc các phương tiện khác”.
Trang 21Ví dụ 2:
• Ngày 23/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) đã ban hành Thông tư số 22/2008/TT‑BGDĐT hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu
tú (gọi tắt là Thông tư 22) Tuy nhiên, Thông tư 22 đã có dấu hiệu vượt quá Điều
62 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 Vì vậy, lãnh đạo Bộ Tư pháp và lãnh đạo một
số đơn vị thuộc Bộ đã có buổi làm việc với đại diện của Bộ GD &ĐT bàn về cách xử lý Thông tư 22
Trang 22Ví dụ 3:
• Bộ Công an đã có thông tư số 03 đề nghị công an các tỉnh, thành phố khôi phục hoạt động cấp đăng ký mới đối với xe gắn máy theo đúng nhu cầu sở hữu và sử dụng của người dân, và xem chiếc xe máy là một tài sản được pháp luật bảo hộ Tuy nhiên, ở Hà Nội, việc này không dễ dàng gì vì UBND thành phố Hà Nội vẫn đang duy trì hiệu lực của quyết định tạm dừng cấp đăng ký xe gắn máy trên 7 quận nội thành
Trang 23Ví dụ 4:
• Quyết đinh số 26/UB‑ TP Hà Nội 3/2003 quy định về thời gian hoạt động của các phương tiện vận tải
• Kết quả thực hiện đã làm cho nhiều phương tiện giao thông không thể hoạt động theo các quy định Chỉ sau 2 ngày thực hiện đã phải tạm đình chỉ và sửa đổi
Trang 24Ví dụ 5:
• Quyết định về việc hạn chế đăng ký xe máy của một số tỉnh, thành phố, cấm học sinh, sinh viên các trường nghệ thuật biểu diễn ở quán bar, vũ trường thời gian qua
Trang 25IV Quy trình ban hành, tổ chức và thực hiện quyết định quản lí hành chính nhà nước
• Quy trình ra quyết định hành chính chia thành 4 giai đoạn Mỗi một giai đoạn chia thành nhiều hoạt động (bước) khác nhau
oGiai đoạn xây dựng và ban hành quyết định
oGiai đoạn tổ chức thực hiện quyết định
oGiai đoạn kiểm tra việc thực hiện quyết định hành chính
oGiai đoạn tổng kết, đánh giá hiệu lực và hiệu quả của quyết định quản lý hành chính nhà nước
Trang 26Giai đoạn xây dựng và ban hành quyết định
Gồm 4 bước sau:
• Bước 1: Điều tra nghiên cứu, thu thập thông tin và xử lý thông tin
• Bước 2: Soạn quyết định
• Bước 3: Thông qua quyết định
• Bước 4: Ra văn bản
Trang 27Giai đoạn tổ chức thực hiện quyết định
Gồm 3 bước:
• Bước 1: Phải nhanh chóng triển khai quyết định đến đối tượng quản lý bằng phương tiện nhanh nhất, theo con đường ngắn nhất tránh qua nhiều khâu trung gian
• Bước 2: Tổ chức lực lượng thực hiện quyết định Phân công
và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân
và bảo đảm tài chính thực hiện
• Bước 3: Xử lý thông tin phản hồi, điều chỉnh kịp thời Theo dõi tiến độ triển khai để có biện pháp hỗ trợ và xử lý kịp thời để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả thực hiện
Trang 28Giai đoạn kiểm tra việc thực hiện quyết định hành chính
•Kiểm tra: Gồm các nhiệm vụ:
o Kiểm tra thường xuyên và toàn diện trong suốt quá trình thực hiện
o Kiểm tra đột xuất có trọng điểm nhằm một số khâu nhất định
o Kiểm tra tổng kết việc thực hiện quyết định
Trang 29Giai đoạn kiểm tra việc thực hiện quyết định hành chính
• Xử lý kết quả kiểm tra:
o Đôn đốc việc thực hiện, bổ sung quyết định cần thiết
o Khen thưởng người tốt việc tốt
o Xử lý cơ quan, tổ chức, người có sai phạm, khuyết điểm
o Sơ kết
Trang 30Giai đoạn tổng kết, đánh giá hiệu lực và hiệu quả của
quyết định quản lý hành chính nhà nước
Trang 31GIÁM SÁT, KIỂM TRA, KIỂM SÁT VÀ XỬ LÝ QUYẾT ĐỊNH QUẢN
vi, nhiệm vụ, quyền hạn của minh
- Chính phủ: kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương
Trang 32GIÁM SÁT, KIỂM TRA, KIỂM SÁT VÀ XỬ LÝ QUYẾT
- Viện kiểm sát nhân dân: kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngàng Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Trang 33GIÁM SÁT, KIỂM TRA, KIỂM SÁT VÀ XỬ LÝ QUYẾT ĐỊNH QUẢN
LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Xử lý quyết định quản lý hành chính nhà nước: Quyết định quản lý hành chính Nhà nước không đảm bảo một trong các yêu cầu về tính hợp lý hoặc tính hợp pháp thì cần
áp dụng biện pháp: Đình chỉ; Kiến nghị bãi bỏ; Bãi bỏ.
Thẩm quyền xử lý:
-Cơ quan nhà nước cấp trên có quyền xử lý các văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới hoặc cùng cấp nhưng thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan đó
-Cơ quan ban hành quyết định có quyền tự xử lý quyết định của mình, trừ trường hợp có quy định khác
-Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý không được trái pháp luật
Trang 34Quyền phản kháng lại các quyết định quản lí hành chính nhà
nước
• Phương thức phản kháng quyết định hành chính bất hợp pháp:
- Khiếu nại hành chính là phương thức theo đó công dân yêu cầu chủ thể đã ban hành quyết định hành chính bất hợp pháp sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định đó hoặc yêu cầu cơ quan hành chính hoặc cán bộ, công chức hành chính đã gây tổn hại cho công dân, tổ chức phải bồi thường cho họ (xem lại luật khiếu nại)
- Tố cáo
- Khởi kiện vụ án hành chính