1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG NHẬP MÔN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHỦ ĐỀ 1

49 400 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 284,43 KB

Nội dung

Khái niệm Nhà nướcTừ việc xem xét nguồn gốc, bản chất và các đặc trưng của nhà nước, có thể định nghĩa về nhà nước như sau: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một

Trang 2

BÀI GIẢNG

NHẬP MÔN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Trang 3

CHỦ ĐỀ I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Trang 4

Nội dung chính

I Bản chất nhà nước.

II Quản lý hành chính nhà nước

III Mối quan hệ giữa hoạt động quản lí hành chính với các cơ quan quyền lực khác của nhà nước.

IV Nền hành chính nhà nước

Trang 5

I BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC

1.1 Bản chất nhà nước:

• Bản chất là khái niệm diễn đạt những đặc tính bên trong của sự vật, cái cốt lõi của sự vật gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của sự vật đó

• Bản chất của Nhà nước thể hiện qua:

-> tính giai cấp

-> tính xã hội

Trang 6

Tính giai cấp

Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức

ra và sử dụng để thực hiện sự thống trị đối với xã hội trên 3 lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư tưởng

•Về kinh tế: Giai cấp cầm quyền xác lập và bảo vệ chế độ sở hữu, đặc

biệt là đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu thuế

•Về chính trị: Giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và

những công cụ bạo lực vật chất.

•Về tư tưởng: Giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp

mình và tuyên truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra

sự nhận thức thống nhất trong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất

tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị.

Trang 8

1.2 Khái niệm Nhà nước

Từ việc xem xét nguồn gốc, bản chất và các đặc trưng của nhà nước, có thể định nghĩa về nhà nước như sau:

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế

và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội

Trang 9

II QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

2.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1 Quản lý là gì?

2.1.2 Hành chính là gì?

2.1.3 Hành chính Nhà nước là gì?

2.14 Quản lý hành chính Nhà nước là gì?

Trang 10

Quản lý là gì?

• Quản lý là tiến trình hoạt động hoặc giám sát việc thực thi nhiệm vụ để đảm bảo cho các hoạt động trong tổ chức được thực hiện theo hướng mục tiêu

đã đề ra của tổ chức, đặc biệt là nhiệm vụ tạo ra và duy trì các điều kiện để thực hiện tốt mục tiêu thông qua việc kết hợp những nỗ lực của các nhóm khác nhau trong tổ chức, cũng là một nhóm người trong tổ chức liên quan đến việc tổ chức đó

• Quản lý là hướng dẫn, chỉ huy, điều hành hay cai trị Quản lý gắn liền với tổ chức, đảm bảo cho các hoạt động trong tổ chức đạt mục tiêu đã đề ra.

Trang 11

Quản lý là gì?

Với cách hiểu trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:

• Chủ thế quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định.

• Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý

• Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp.

Trang 12

Hành chính là gì?

• Thuật ngữ “hành chính” có gốc từ tiếng Latinh, ban đầu hành chính bắt nguồn từ minor (phục vụ), sau này là ministrate (điều hành)

• Theo gốc từ Hán - Việt, “hành chính” là sự thi hành những chính sách và pháp luật của Chính phủ, nghĩa là, hoạt động quản lý hành chính nhà nước

=> Như vậy, về cơ bản hành chính có những đặc tính sau:

- Hành chính là phục vụ người khác thông qua việc chấp hành các quyết định do người đó ban hành và chịu sự kiểm soát của họ

-Hành chính là điều hành theo quy định nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống

Trang 13

• Chấp hành là thực hiện trên thực tế các luật và các

văn bản mang tính chất luật của Nhà nước, các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên nói chung

• Điều hành là hoạt động hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo,

kiểm tra, đôn đốc đối với các đối tượng quản lý nhằm bảo đảm thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật

và các nhiệm vụ quản lý được giao

Trang 14

Hành chính là gì?

• Tóm lại, Hành chính là hoạt động chấp hành và điều hành trong quản lý một hệ thống theo những quy định định trước nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống

Trang 15

Hành chính Nhà nước là gì?

Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của

Nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội

Hành chính Nhà nước còn gọi là hành chính công

Trang 16

Quản lý hành chính Nhà nước là gì?

• Là sự tác động có tổ chức của quyền lực nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương thực hiện, tiến hành thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, duy trì trật tự, an nình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, tổ chức

• Quản lý hành chính nhà nước cũng được hiểu là hoạt động hành chính nhà nước

Trang 17

Đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước:

• Là hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan hành chính nhà nước, được bảo đảm thực hiện bằng cơ

sở vật chất to lớn của Nhà nước

• Mang tính chủ động, sáng tạo cao

• Mang tính tổ chức trực tiếp, thường xuyên, chuyên nghiệp

• Mang tính chính trị và hướng đến mục tiêu chính trị, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

Trang 18

2.2 Vị trí của hành chính nhà nước trong Bộ máy quản lý nhà nước

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam:

• Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, có quyền lập hiến, lập pháp

• Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có quyền tư pháp - bảo vệ, giám sát và thực thi pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

• Quyền hành pháp được giao cho Chính phủ - có quyền lực cao nhất trong trong hệ thống các cơ quan hành chính của nhà nước, bao gồm: quyền lập quy (ban hành các văn bản dưới luật) và quyền hành chính (quyền tổ chức bộ máy quản

lý công việc hàng ngày của Nhà nước, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và công dân)

Trang 19

Sơ đồ mô tả “hành chính nhà nước” trong mối tương quan giữa các

cơ quan quyền lực nhà nước Việt Nam

Quyền lập pháp

Quyền lực nhà nước là

thống nhất

Quyền tư pháp Quyền hành pháp

Quyền lập quy Quyền hành chính

Nền hành chính Nhà

nước

Trang 20

III.Mối quan hệ giữa hoạt động quản lí hành chính với các

cơ quan quyền lực khác của nhà nước

• Trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất tập trung, không phân chia nhưng có sự phân công, phối hợp trong việc thực thi các loại quyền lực nhà nước

• Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội sẽ quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến bộ máy nhà nước bao gồm cả hệ thống các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp

Trang 21

IV NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Nền hành chính nhà nước là tổng thể các tổ chức

và quy chế hoạt động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước do các cơ quan công quyền tiến hành bằng những văn bản luật và văn bản dưới luật để giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của công dân

Trang 22

IV NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Nền hành chính nhà nước bao gồm các yếu tố cấu thành sau:

• Thể chế của nền hành chính nhà nước

• Tổ chức bộ máy của nền hành chính nhà nước

• Nền công vụ và công chức Nhà nước

Trang 23

Thể chế của nền hành chính nhà nước

• Là bao gồm các văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan hành chính

Trang 24

Tổ chức bộ máy của nền hành chính Nhà nước

• Theo nghĩa rộng chung của các nước đó

là bộ máy thực thi quyền hành pháp

• Theo nghĩa hẹp, đúng với bộ máy hành

chính nhà nước ở Việt Nam thì Hội đồng

Nhân dân không thuộc phạm trù bộ máy hành chính nhà nước Chính vì vậy, phạm vi hành chính nhà nước chỉ bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Trang 25

TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA

CHXHCN VIỆT NAM

• Hành chính nhà nước ở Việt Nam cũng chia thành hai nhóm: Bộ máy hành chính nhà nước trung ương và Bộ máy hành chính nhà nước địa phương.

• Cách thức thành lập các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được mô tả như sau:

- Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp đóng vai trò quyết định trong việc thành lập

ra các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

- Chính phủ và cơ cấu tổ chức của chính phủ

do Quốc hội quyết định thông qua kỳ họp thứ nhất của từng nhiệm kỳ.

- Ủy ban Nhân dân các cấp do Hội đồng Nhân dân cùng cấp quyết định

Trang 26

TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

CỦA CHXHCN VIỆT NAM

• Do mối quan hệ mang tính hệ thống, việc thành lập các bộ máy hành chính nhà nước địa phương đều đòi hỏi phải được sự phê chuẩn của cấp trên trong thứ bậc hành chính

• Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất

- Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Trang 28

CÔNG VỤ VÀ NỀN CÔNG VỤ

• Công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước.

Trang 29

Đặc trưng công vụ

Công vụ có những nét đặc trưng sau:

• Về mục tiêu hoạt động công vụ: nhằm phục vụ

nhân dân, vì lợi ích của nhân dân.

• Về quyền lực và quyền hạn trong thực thi công vụ: Trong

hoạt động công vụ, các cơ quan nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước.

• Về nguồn lực để thực thi công vụ: Hoạt động

công vụ được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước Công vụ do cán bộ, công chức thực hiện Ngoài ra, hoạt động công vụ còn được thực hiện bởi các cá nhân được nhà nước trao quyền

• Về quy trình thực thi công vụ: trình thực thi công vụ

có một số đặc trưng cơ bản sau đây: tính pháp lý, tuân thủ theo quy định, công khai, bình đẳng và

có sự tham gia của các chủ thể có liên quan.

Trang 30

=> Công vụ? -> là mọi hoạt động nhằm thực hiện các nhiện vụ

của Nhà nước

=> Nền công vụ? -> bao gồm tất cả các loại hình công vụ và các

điều kiện để cho công vụ được tiến hành Có thể thấy nền công

vụ bao gồm các yếu tố sau:

• Hệ thống pháp luật quy định cách thức tổ chức và hoạt động của các chủ thể thực thi công vụ, bao gồm Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản pháp quy phạm pháp luật khác

• Hệ thống các quy chế quy định cách thức tiến hành các hoạt động công vụ tạo thành hệ thống các thủ tục và quy tắc của hoạt động công vụ.

• Đội ngũ cán bộ, công chức với tư cách là những chủ thể trực tiếp tiến hành các công vụ cụ thể

• Môi trường và các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để các hoạt động công vụ được tiến hành (công sở, công sản…)

Trang 33

Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị

• Chính trị là gì?

• Vì sao nền hành chính nhà nước có tính lệ thuộc vào chính trị?

Trang 34

Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị

• Nền hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, là công cụ để thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp, cũng chính là thể chế hóa các đường lối chủ trương, chính sách của giai cấp thống trị Vì vậy, hành chính nhà nước lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị, thực thi nhiệm vụ chính trị, phải chấp hành và phục tùng chính trị

• Ở Việt nam, nền hành chính Việt Nam mang tính giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc (Nhà nước

ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dựa trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo)

Trang 35

Tính pháp quyền

• Hành chính nhà nước trong khi thực thi quyền hành pháp của mình phải hoạt động theo những quy phạm pháp luật, bằng một hệ thống các văn bản pháp quy

• Mọi công chức và công dân phải tuân thủ pháp luật để bảo đảm tính chính quy

• Các chủ thể hành chính nhà nước sử dụng đúng đắn quyền lực, thực hiện đúng chức năng và quyền hạn được trao khi thi hành công vụ

Trang 36

Tính liên tục, ổn định và tính thích ứng

• Vì sao có tính liên tục và ổn định? Thi hành công vụ

và phục vụ nhân dân là công việc hàng ngày và thường xuyên cho nên nền hành chính nhà nước phải đảm bảo tính liên tục, ổn định để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ hoàn cảnh chính trị -

xã hội nào

• Vì sao có tính liên tục và thích ứng? Nhà nước là một

sản phẩm xã hội, mà xã hội thì luôn biến động, vì vậy nền hành chính nhà nước cũng luôn phải có những thay đổi để không bị lạc hậu, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, chính trị, xã hội trong giai đoạn đổi mới

Trang 37

Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ

• Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ, được thiết kế theo hình tháp, gồm nhiều cơ quan hành chính được cấu trúc theo hệ thống dọc từ trung ương đến cơ sở, cấp cơ sở phục tùng và chịu sự kiểm soát của cấp trên trực tiếp

Trang 38

Tính không vụ lợi

• Mọi hoạt động hành chính nhà nước đều mang tính phục vụ, không vì lợi nhuận và tuân theo nguyên tắc: mọi công dân, mọi tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Trang 39

Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao

• Nội dung quản lý nhà nước đa dạng và phức tạp, do đó, đòi hỏi công chức phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn cao, nó ảnh hưởng đến hoạt động hành chính nhà nước

Trang 41

Nguyên tắc hoạt động của nền hành chính nhà

nước

•Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hành chính nhà nước

•Nguyên tắc nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước

•Nguyên tắc tập trung dân chủ

•Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ

•Nguyên tắc phân định giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý

kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước

•Nguyên tắc kết hợp chế độ làm việc tập thể (DC) với chế độ 1 thủ

trưởng.

•Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

•Nguyên tắc công khai, minh bạch

Trang 42

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hành chính nhà nước

• Phạm vi lãnh đạo: toàn bộ mọi mặt tổ chức và hoạt động hành chính

• Chủ thể lãnh đạo: toàn bộ cơ quan các cấp của Đảng và các đảng viên

• Hình thức lãnh đạo:

- Bằng các nghị quyết của các cơ quan Đảng ở các cấp, trong đó vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ cho qua trình tổ chức và hoạt động hành chính

- Lãnh đạo công tác cán bộ bằng hình thức đào tạo, lựa chọn, bồi dưỡng và giới thiệu cán bộ cho bộ máy hành chính, lãnh đạo việc sắp xếp, phân bổ cán bộ

- Bằng tuyên truyền, vận động thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của các tổ chức các cấp của Đảng, bằng uy tín của Đảng, vai trò gương mẫu của các cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.

Ngày đăng: 18/02/2019, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w