KHÁI NIỆM CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC• Chức năng hành chính nhà nước là những phương diện hoạt động chuyên biệt của hành chính nhà nước, là sản phẩm của quá trình phân công, chuyên môn
Trang 1BÀI GIẢNG
NHẬP MÔN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Trang 2CHỦ ĐỀ III
CHỨC NĂNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
Trang 3Nội dung chính
I Khái niệm chức năng hành chính nhà nước
II Các chức năng quản lí hành chính nhà nước cụ thể III Phương tiện để thực hiện chức năng hành chính nhà nước
IV Hình thức và phương pháp quản lí hành chính nhà nước
Trang 4I KHÁI NIỆM CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Chức năng hành chính nhà nước là những phương diện hoạt động chuyên biệt của hành chính nhà nước, là sản phẩm của quá trình phân công, chuyên môn hóa hoạt động trong lĩnh vực thực thi quyền hành pháp
• Các chức năng hành chính đều được quy định chặt chẽ bằng
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và được phân cấp cho các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở
Ví dụ: theo hệ thống pháp luật Việt Nam, Chính phủ là cơ quan
chấp hành của Quốc hội, thực thi quyền hành pháp, đông thời là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Trang 5PHÂN LOẠI CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Theo phạm vi thực hiện chức năng: chức năng đối nội, chức năng đối ngoại
• Theo tính chất hoạt động: chức năng lập quy và chức năng điều hành hành chính
• Theo lĩnh vực chủ yếu: chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng văn hóa, chức năng xã hội
• Theo cấp hành chính: chức năng hành chính trung ương và chức năng hành chính địa phương
• Theo nhóm chức năng: chức năng bên trong (nội bộ) và chức năng bên ngoài
Trang 6• Chức năng bên trong: gồm các chức năng vận hành nội bộ nền hành chính hoặc cơ quan hành chính Bao gồm: chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng nhân sự, chức năng ra quyết định hành chính, chức năng lãnh đạo, chức năng phối hợp, chức năng tài chính, chức năng kiểm soát, chức năng báo cáo
• Chức năng bên ngoài: gồm có nhóm chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với các lĩnh vực và chức năng cung ứng dịch vụ công
Trang 7II CHỨC NĂNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
2.1 Chức năng hành chính tổng quát
2.2 Cơ chế vận hành của chức năng hành chính nhà nước
Trang 8CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH TỔNG QUÁT
Bao gồm:
•Chức năng đối với dân
•Chức năng đối với nền kinh tế thị trường
•Chức năng đối với xã hội
•Chức năng hành chính đối với bên ngoài
Trang 9CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI DÂN
• Thiết lập hệ thống chính sách an dân, khơi dậy và phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân dân
• Giao cho dân một công việc tự quản Dân được tự quản những công việc gì?
• Bảo đảm cho dân tham gia xây dựng, giám sát hoạt động của cơ quan và công chức hành chính nhà nước Thể hiện như thế nào?
• Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Thể hiện như thế nào?
Trang 10CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
• Đảm bảo cho mọi tổ chức, thành phần kinh tế và mọi công dân có điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi, được tự do tìm kiếm lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật
Trang 11Vai trò, chức năng hành chính Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường ở nước ta
Định hướng Dẫn đắt
Hỗ trợ Khuyến khích
Ngăn ngừa Điều tiết
Thông tin công nghệ
Sản xuất Đầu tư
Tác động gián tiếp
Trang 12CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI
• Điều hành xã hội, bảo đảm trật tự kỷ cương, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, tham nhũng, thực hiện công bằng xã hội
Trang 13CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI BÊN NGOÀI
• Là sự cụ thể hóa các vai trò và nội dung của hành chính nhà nước đối với xã hội Thiết lập thể chế, tổ chức bộ máy và công chức hành chính làm công tác đối ngoại
• Ví dụ: hợp tác chuyển giao công nghệ câu cá ngừ ở Bình Định với Nhật Bản; hợp tác chuyển giao công nghệ trồng rau sạch ở Đà Lạt với Nhật Bản; hợp tác về giáo dục đưa một số cán bộ
đi du học với các nước như Mỹ, Nhật, Nga
Trang 14CHỨC NĂNG VẬN HÀNH (CỤ THỂ) CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Chức năng quy hoạch, kế hoạch
• Chức năng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
• Chức năng theo dõi, giám sát, kiểm tra
• Chức năng sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo
Trang 15CHỨC NĂNG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
• Quy hoạch? => là sự cụ thể hóa ý tưởng chiến lược về mục tiêu và giải pháp trên không gian lãnh thổ với
từng lĩnh vực cụ thể
• Kế hoạch? Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, Kế hoạch là một dự án tổng thể với các mục tiêu kinh tế - xã
hội ở tầm kinh tế vĩ mô hay kinh tế vi mô được thể hiện thành các chỉ tiêu chung của nền kinh tế quốc dân hay các ngành, các đơn vị hay một lãnh thổ, hay đơn vị cơ sở, cùng với chính các chính sách, các giải pháp tương ứng để thực hiện
Trong giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụ thể hóa các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từng thời kỳ bằng các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu, biện pháp định hướng phát triển và hệ thống chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch
Trang 16CHỨC NĂNG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
• Là một quá trình xác định những mục tiêu tương lai và các cách thức thích hợp để đạt mục tiêu đó Đây là một quá trình nhằm trả lời câu hỏi:
Trang 17CHỨC NĂNG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
• Nội dung:
cân đối lớn, các chính sách, giải pháp để đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
o Tiến hành dự báo, dự toán, mô hình hóa, xây dựng chiến lược phát triển, lập các chương trình, dự án cho từng ngành, từng vùng, từng lĩnh vực
o Bao quát các ngành, các vùng, các lĩnh vực và các thành phần kinh tế phù hợp với cơ cấu và cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta
Trang 18CHỨC NĂNG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
• Là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý, là cơ sở cho việc thực hiện các chức năng còn lại Vì:
o Giúp cho cơ quan hành chính nhà nước đối phó với sự bất định và thay đổi trong tương lai
o Tập trung các nỗ lực của cơ quan hành chính nhà nước vào việc hoàn thành mục tiêu đề ra
o Tạo được khả năng tiết kiệm nguồn lực của cơ quan
o Là cơ sở cho việc thực hiện chức năng theo dõi, giám sát, kiểm tra.
• Các giai đoạn tiến hành lập kế hoạch:
o Xác định mục tiêu.
o Xây dựng kế hoạch hành động nhằm thực hiện mục tiêu.
o Tổng kết, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch
Trang 19CHỨC NĂNG TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Là một quá trình của quản lý bao gồm các hoạt động như thiết lập một cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công lao động phù hợp, thiết lập môi trường làm việc tập thể
• Nội dung:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý: thiết kế cơ cấu tổ chức gọn, phù hợp với mục tiêu, chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức; phân định trách nhiệm rõ ràng, và tạo thuận lợi cho việc chỉ đạo và phối hợp
- Phân công công việc cho từng cá nhân phù hợp với năng lực, bộ phận hợp lý
- Xây dựng mối quan hệ bên trong – bên ngoài, quan hệ trực thuộc, quan hệ phối hợp
Trang 20CHỨC NĂNG NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH
• Là việc tuyển dụng, sắp xếp bố trì, phát triển nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn chức danh; tiêu chuẩn hóa các ngạch bậc công chức hành chính; tổ chức hệ thống công việc theo số lượng định liệu thích hợp
Trang 21• Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và phân tích các phương án
• Soạn thảo quyết định
• Thông qua và ban hành quyết định
Trang 22CHỨC NĂNG ĐIỀU HÀNH, HƯỚNG DẪN THI HÀNH
• Xây dựng các hướng dẫn cụ thể để thực hiện các quyết định thuộc phạm vi, trách nhiệm công
vụ của từng cấp, từng ngành
Trang 23CHỨC NĂNG PHỐI HỢP
• Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, bộ phận, đơn vị trong cơ quan
• Thiết lập mối quan hệ, thông tin đơn giản, hiệu quả giữa các bộ phận trong cơ quan thông qua hình thức họp giao ban định kỳ, cơ chế thông báo, báo cáo…
Trang 24CHỨC NĂNG TÀI CHÍNH
–Là việc xây dựng ngân sách, chú trọng nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, ngân sách được cấp đúng chế độ, đúng quy định phân cấp; quản lý chặt chẽ công sản và những cơ sở vật chất khác Bao gồm:
Trang 25CHỨC NĂNG THEO DÕI, GIÁM SÁT, KIỂM TRA
• Thiết lập một hệ thống kiểm tra có đủ thẩm quyền, có tính toàn diện, thường xuyên, liên tục, công khai và có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác giám sát, kiểm tra nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước
Trang 26CHỨC NĂNG SƠ KẾT, TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO
• Báo cáo: là thiết lập các báo cáo định kỳ và đột xuất của cấp dưới bằng lời nói hoặc văn bản
để trình nộp cấp trên Trong các bản báo cáo cần đánh giá việc thực hiện mục tiêu, số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc thực hiện
Trang 27III PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Các phương tiện cơ bản để thực hiện chức năng hành chính nhà nước gồm:
– Có địa vị pháp lý và thẩm quyền hợp pháp, rõ ràng rành mạch
– Có quy chế công vụ làm căn cứ hành động và quy định hành vi của công chức
– Có đội ngũ công chức đủ tiêu chuẩn ứng với chức danh để hoàn thành nhiệm vụ
– Có công sở khang trang, tiện lợi cho công tác và thuận tiện cho nhân dân
– Có định chế ra quyết định hành chính để thực thi công vụ
Trang 28IV HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Trang 29HÌNH THỨC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Khái niệm: Là hoạt động biểu hiện ra bên ngoài mang tính chất tổ chức – pháp lý của những hoạt động
cụ thể cùng loại về nội dung, tính chất và phương thức tác động do các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện đối với tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quản lý
• Các hình thức quản lý hành chính Nhà nước:
- Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật
- Ban hành những văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.
- Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý khác
- Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp
- Thực hiện các hoạt động mang tính chất tác nghiệp về nghiệp vụ - kỹ thuật
Trang 30PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
• Khái niệm: Phương pháp quản lý hành chính Nhà nước là những phương thức, cách thức mà
cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để tác động lên khách thể nhằm đạt được các mục đích đã đề ra
Trang 31• Bằng phương pháp thuyết phục, chủ thể quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho mọi công dân nhận thức đúng đắn về
kỷ cương xã hội, kỷ luật nhà nước để họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội
• Sử dụng phương pháp thuyết phục bằng nhiều biện pháp khác nhau như: nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, kêu gọi, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phát triển các hình thức tự quản
xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng…
Trang 32PHƯƠNG PHÁP CƯỠNG CHẾ
• Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
cá nhân hoặc tổ chức trong những trường hợp pháp luật quy định về vật chất hay tinh thần nhằm buộc cá nhân hoặc tổ chức đó phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định
• Cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước là phương pháp sử dụng những quyết định bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lý, tức là không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể được áp dụng
Trang 33sự, gây thiệt hại cho Nhà nước, tập thể và công dân
- Cưỡng chế kỷ luật: Là biện pháp cưỡng chế do các cơ quan nhà nước
áp dụng đối với cán bộ, công chức, có hành vi vi phạm kỷ luật lao động,
kỷ luật nội bộ cơ quan
- Cưỡng chế hành chính: Là biện pháp cưỡng chế do cơ quan và cán bộ
có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc với mục đích ngăn chặn, phòng ngừa, vì lý do an ninh quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia Bao gồm: nhóm các biện pháp phòng ngừa hành chính; các biện pháp ngăn chặn hành chính; các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp xử lý hành chính khác
Trang 34PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH
• Là phương pháp quản lý bằng cách chủ thể quản lý ra quyết định hành chính chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là, chhủ thể quản lý ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lý
• Là phương pháp thể hiện tính chất quyền lực nhà nước của hoạt động quản lý
• Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý đạt được bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý
Trang 35PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ
• Là cách tác động gián tiếp đến hành vi của cá nhân, tổ chức thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người
• Sự khác biệt giữa phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế là ở lợi ích
• Những đòn bẩy kinh tế được sử dụng như: quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng v.v… nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lý