Kafka phá vỡ tính liên tục của thời gian, tạo sự đứt gãy phá cách để mang đến một tác dụng biểu trưng sâu sắc.Bằng bút pháp huyền thoại, phi lịch sử ông phủ định hoàn toàn dấu vết của thời gian cũng như không gian, để chối bỏ quá khứ, chối bỏ cả thực tại. Sự phủ định đó mang lại một hiệu ứng đặc biệt, đó là sự đa nghĩa, hàm ý.Trong Lâu đài, Kafka đã vận dụng điều này gần như trên mọi phương diện, từ nhân vật, không gian đến thời gian cũng như toàn bộ tác phẩm.
Trang 1
VĂN HỌC TÂY ÂU 2
Đề tài: Tính biểu trưng của tiểu thuyết “Lâu đài” (Franz Kafka)
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Hiếu
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Lớp: Ngữ văn 3A
Năm học 2015 - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
Trang 2MỤC LỤC
TRANG PHẦN I – TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẦM
1 Tác giả Franz Kafka ………5
1.1 Cuộc đời ……… 5
1.2 Sự nghiệp ……… 6
2 Tiểu thuyết “Lâu đài”……… 10
2.1 Hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết “Lâu đài”………10
2.2 Tóm tắt tác phẩm……… 10
2.3 Một số đánh giá về tác phẩm………12
3 Vấn đề biểu trưng trong văn học……… 13
PHẦN II – TƯ DUY BIỂU TRƯNG CỦA TIỂU THUYẾT LÂU ĐÀI 1 Thời gian biểu trưng trong tác phẩm………15
2 Không gian biểu trưng trong tác phẩm……….15
2.1 Không gian của “Lâu đài” biểu trưng cho thế giới thực tại…… 19
2.2 Không gian của “Lâu đài” biểu trưng cho thế giới ước mơ………22
3 Nhân vật biểu trưng trong tác phẩm……… 26
3.1 Tính biểu trưng qua nhân vật K……… 26
3.2 Tính biểu trưng qua những nhân vật khác……… 34
3.2.1 Những người của lâu đài biểu trưng cho quyền lực vô hình…….34
3.2.2 Những người của làng biểu trưng cho những định kiến, ràng buộc và ý thức tập thể……… 35
PHẦN III Ý nghĩa biểu trưng của “Lâu đài”
Trang 31 Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng không gian………38
1.1 Không gian biểu trưng cho những mê lộ cuộc đời……….40
1.2 Không gian biểu trưng cho những mê lộ tâm thức ………44
2 Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng thời gian……….48
2.1 Thời gian biểu trưng cho giấc mộng cuộc đời ……….48
2.2 Thời gian biểu trưng cho giấc mộng tâm thức ……….51
3 Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng nhân vật:……….53
3.1 Hình tượng Lâu đài……… 53
3.1.1 Lâu đài biểu trưng cho bộ máy cai trị quyền lực trong xã hội…… 54
3.1.2 Lâu đài biểu trưng cho Đức tin tôn giáo mà con người khao khát vươn tới……… 59
3.2 Hình tượng nhân vật K……….65
3.2.1 Nhân vật K biểu trưng cho thân phận bi kịch của con người…….65
3.2.2 Nhân vật K biểu trưng cho hành trình kiếm tìm vô tận của con người……… 69
KẾT LUẬN
Trang 4mà người Do-thái chiếm thiểu số, không được coi trọng
Sau khi học xong trung học, Kafka học luật Năm 1906, ông trình bày luận văn tiến
sĩ Năm 1908, ông vào làm việc ở cơ quan Bảo hiểm tai nạn công nhân ở Prahanhưng ông vẫn không từ bỏ công việc sáng tác mà ông yêu thích
Trong đời sống tình cảm, Kafka có nhiều cuộc tình, ba lần đính hôn rồi lại hủy bỏ.Năm 1912, Kafka làm bạn với một người phụ nữ là Felice Bauer, cuộc tình kéo dàinăm năm và thời gian này cũng là lúc Kafka viết “Metamorphosis” Tuy nhiên,chuyện tình của họ cuối cùng không thành Đến năm 1917, Kafka phát hiện mình
bị bệnh lao phổi, một chứng bệnh nan y vào thời đó Trong thời gian chữa bệnh,Kafka làm bạn với Milena Jesensk, một nữ văn sĩ trẻ nhưng không lâu sau đó,Milena cũng rời Kafka Một số tài liệu cho rằng họ đã chia tay nhau vì Kafka cóvấn đề trong chuyện tình dục Về sau, Brod, bạn thân và là người được Kafka giaotoàn bộ tác phẩm trước khi qua đời, khẳng định rằng sinh thời, Kafka bị hành hạbởi ham muốn tình dục; tuy nhiên nhà văn lại luôn cho rằng quan hệ tình dục làbẩn thỉu và cảm thấy thiếu tự tin, đặc biệt với chính bản thân mình
Kafka về hưu năm 1918 do không còn đủ sức khỏe, ông sống đạm bạc với tiền hưu
Trang 5trí và đôi khi là trợ cấp của bố mẹ Năm 1923 Kafka gặp Dora Dymant, một phụ nữthuộc Do-thái Cơ đốc làm việc trong bếp một trại tế lễ Năm 1924, sức khỏe và tàichính suy sụp, Kafka dọn đến nhà dưỡng Kierling ở ngoài thành Vienna và sốngvới Dora, tưởng như đã gặp được hạnh phúc nhưng sau đó bệnh đột ngột tăng lên
và ông mất ngày 3 tháng 6 năm 1924 tại một bệnh viện ở gần Vienna
1.2 Sự nghiệp
Sáng tác của ông chịu nhiều ảnh hưởng trái ngược và phức tạp Tất cả các tácphẩm được xuất bản của Kafka đều được viết bằng tiếng Đức, trừ vài bức thư tiếngSéc viết cho Milena Jesensk Số ít ỏi những tác phẩm được xuất bản khi ông sinhthời thu hút rất ít sự chú ý của công chúng
Kafka chưa hoàn thành một tiểu thuyết nào trọn vẹn và đốt bỏ khoảng 90 phầntrăm tác phẩm của chính mình, hầu hết trong thời kỳ ông sống ở Berlin với sự trợgiúp của người tình Diamant Trong những năm đầu văn nghiệp, ông chịu ảnhhưởng của Heinrich von Kleist người mà các tác phẩm được Kafka miêu tả là đáng
sợ trong một bức thư gửi Bauer và là người ông xem là gần gũi hơn cả gia đìnhmình
Năm 1904 Kafka viết “Mô tả trận chiến”, tác phẩm được phân chia xuất bản ở tạpchí văn học Hyperion vào các năm 1908 và 1909 Năm 1908, khi ông bỏ việc tạicông ty bảo hiểm Ý và vào làm tại một cơ quan bảo hiểm tai nạn công nhân, đã cótám truyện ngắn của ông được xuất bản ở tạp chí văn học Hyperion với tựa đề là
“Trầm tư”
Từ những năm 1911- 1912 là thời gian đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác củaKafka với nhiều tác phẩm ra đời như “Hoá thân”, “Lời tuyên án” và “Người mấttích” - cuốn tiểu thuyết được cho là lấy cảm hứng từ những lần tham dự tại nhà hátYiddish Cuốn tiểu thuyết không được hoàn thành này được xuất bản với cái tên
“Nước Mỹ” sau khi ông mất
Năm 1914, Kafka tiếp tục bắt đầu một dự án tiểu thuyết khác mang tên “Vụ án”nhưng ông không bao giờ hoàn thành tác phẩm Theo nhật kí của ông, lúc nàyKafka đã bắt đầu chuẩn bị ý tưởng cho tiểu thuyết “Lâu đài” Tuy nhiên, mãi cho
Trang 6đến khoảng năm 1922 ông mới bắt đầu viết “Lâu đài” và đây cũng là một tiểuthuyết còn dang dở vì tác phẩm chưa hoàn thành mà Kafka lâm bệnh nặng rồi quađời.
Có thể thấy, khi còn sống ông chỉ cho in một vài tác phẩm, chủ yếu là nhữngtruyện ngắn Lời phán xét, Hóa thân, Trại cải hối…Sau khi chết, trái với di chúc củaông là muốn cho đốt hết tác phẩm của mình, Brod, bạn thân của ông đã cho in một
số tác phẩm : Vụ án, Lâu đài, Châu Mỹ và từ đây, Kafka trở thành một trong nhữngbậc thầy của văn học hiện đại chủ nghĩa phương Tây
Franz Kafka là một trong những nhà văn phức tạp nhất của thế kỉ XX - phức tạpngay trong chính tư tưởng sáng tác của ông, phức tạp cả ở sự tiếp nhận, đánh giáông của công chúng và các nhà nghiên cứu, phê bình khắp thế giới Vì vậy, đểnghiên cứu một vài lớp nghĩa nhất định trong sáng tác Kafka, ta phải xét trênphương diện cá nhân Kafka về bối cảnh xã hội, tính cách, con người và quan điểmsáng tạo của nhà văn
Những tác nhân ảnh hưởng quan điểm và phong cách sáng tác của F Kafka:
Tác nhân bên ngoài:
Như ta được biết, bối cảnh xã hội trong thời đại nhà văn sống ảnh hưởng rất lớnđến những sáng tác của nhà văn và xã hội mà Kafka sống là thời đại có nhiềuchuyển biến về chính trị, văn hóa, xã hội Trong bối cảnh đầy sôi động của cuối thế
kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, Đế chế Áo – Hung tan rã, nhiều biến động tiêu cực phủ lênđời sống con người Vì thế, con người sống trong thời đại ấy, cảm thấy mình đãđánh mất chiếc chìa khóa để mở cánh cổng cuộc đời và Kafka cũng không nằmngoài thân phận con người yếu đuối đó Không những chịu đựng nhiều nỗi đau lúctrưởng thành từ bối cảnh xã hội đương thời đó mà thuở nhỏ, Kafka đã phải trải quamột tuổi thơ bất hạnh do người cha hà khắc Tuy nhiên, chính sự cô đơn về tinhthần cùng với nguồn gốc Do-thái được tinh luyện trong nền giáo dục Đức đã tạocho Kafka một vốn văn hóa đa bản sắc của tôn giáo, hiểu biết và ảnh hưởng sâusắc đến các sáng tác của ông sau này
Bản thân nhà văn:
Trang 7Sự nhạy cảm tột độ của Kafka chính là sự pha trộn của hai dòng cảm xúc đối lập
mà thống nhất trong con người ông Đó là cảm giác bất lực, lo sợ và những khátkhao, niềm tin thoát ra khỏi sự lạc lõng, cô đơn rợn ngợp trong tâm hồn bất an,hoảng loạn của ông cũng như cái thế giới đầy rẫy bất công, đen tối thời bấy giờ.Ông cảm thấy viết văn là nguồn vui, là niềm đam mê bất tận để xa rời cái xấu, giảitỏa nỗi cô đơn, muộn phiền để sống hạnh phúc Đối với ông, văn chương là một sự
an ủi kì lạ, bí ẩn, có thể nguy hiểm, có thể cứu nguy, viết lách giúp “thoát ra khỏihàng ngũ kẻ giết người.” Trong những lúc cảm thấy bất lực, trống trải, ông lại tựban tặng cho trái tim mình một món quà là niềm tin Ông thường có những triết lí
cá nhân và tự động viên, cổ vũ với bản thân rằng: “Ðôi khi một cảm giác tuyệtvọng xé nát tâm hồn, và cùng với nó là niềm tin rằng nó là cần thiết, rằng bất kìmột bất hạnh đang đến nào cũng giúp ta tạo nên mục đích Giá như tôi có thể đivào đi ra tất cả các cánh cửa như một con người tương đối lương thiện!” Ước mơcùng với những mục đích sống khác xa với xã hội luôn thôi thúc ông đi tìm lẽ sốngthực thụ mà mình mong muốn, và chính vì khao khát sống một cuộc sống chânchính, đúng nghĩa luôn khiến ông phải đấu tranh, giằng xé trong tâm tưởng
Quan điểm và phong cách sáng tác:
Trong nhật kí của mình, Kafka đã chia sẻ rằng mục tiêu cuối cùng của ông khônghướng đến việc trở thành người tốt và có thể chịu trách nhiệm trước một toà án tốicao nào mà ông chỉ quan tâm tới toà án của con người
Chính vì một quan điểm mới mẻ và tiến bộ như vậy mà trong các tác phẩm củaKafka luôn mang một phong cách rất riêng, khác người và rất Kafka Nếu như cáctác giả khác vẫn dùng ngòi bút của mình để uốn nắn những giấc mơ của họ theo sáthiện thực thì ông lại làm điều ngược lại, ông dùng hiện thực như một nguyên liệu
để diễn tả giấc mơ của mình Cái hiện thực trong văn chương Kafka là sự trộn lẫn
kì dị giữa mơ và thực làm cho người đọc như đi trong màn sương kì ảo, nó nhưmột điểm đứng giữa một khoảng không gian bất định - nơi mà ở đó người đọc cóthể phóng suy nghĩ của mình theo bất kì một chiều hướng nào, dù thậm chí là haihướng đó có đối lập với nhau đi nữa Lối viết của ông có sự rời rạc theo kiểu mảnh
vỡ vốn là đặc trưng của thời Hậu hiện đại; có những câu dài với nhiều mệnh đề là
Trang 8mầm mống của diễn ngôn dòng ý thức; có sự đan xen đời thường và huyền thoạimột cách kỳ ảo hoang đường; có sự mơ hồ, bí hiểm khó nắm bắt Những triết lí rấtđời thường của Kafka cũng được thể hiện bằng những con người xuất hiện ở hiệnthực lồng trong những khát khao trong tâm hồn chứa chan mơ ước trong thế giớihuyền thoại “Người nào khi sống không thể xoay xở được với cuộc đời, thì mộttay cần cản phần nào nỗi thất vọng về số phận của mình còn tay khác anh ta có thểghi lại những gì anh ta thấy dưới đống đổ nát” hay “Mỗi người đều bị đánh mấtkhông tìm lại được ở ngay trong chính bản thân mình, và chỉ sự suy ngẫm vềnhững người khác và về những qui luật thống trị trong họ và khắp cả mọi nơi mới
có thể mang lại niềm an ủi ”
Thế giới của Kafka biểu hiện trong các tác phẩm của mình mang đặc trưng củahiện thực Đế quốc Áo-Hung mang trong nó “toàn bộ những mâu thuẫn rải rác ởcác quốc gia châu Âu thời kỳ này và những hiện tượng phi lí trong xã hội đó báohiệu một sự tha hóa cao hơn của chính quyền đế quốc chủ nghĩa sẽ xuất hiện vớichủ nghĩa phát-xít Đó là những yếu tố hiện thực trong tác phẩm của ông Nhưngtất cả các biến thái kinh khủng đó của chế độ tư bản được bao quanh bởi một vònghào quang mờ ảo khiến cho nó như tồn tại ngoài thời gian, không gian, khiến nónhư trở thành tiền định của loài người” Chính những hiện thực khắc nghiệt từ đờisống tinh thần của cá nhân và xã hội mà trong suốt những tác phẩm của ông ta thấynhức nhối với bao nỗi cô đơn vây kín, lạc lối, sợ hãi, u mê và trống trải, một thếgiới u tối, phức tạp và phi lí với nhiều tầng thế lực đan xen, vừa mơ hồ vừa rấtthực, và nhân vật chính ở mọi tác phẩm của ông đều là những con người tự giaocho mình nhiệm vụ phải làm rõ ràng cái phi lí đó Và xét về nhân vật trong tácphẩm của ông, đó là kiểu nhân vật “khác biệt” - cũng như ông, đó thường là kiểungười nhỏ bé đến thảm hại bị bỏ quên bên rìa của xã hội, đang điên cuồng tìm hiểu
về chỗ đứng trong chính thế giới của mình Đó là sự khao khát được lý giải, đượctìm ra sự thật, nhưng cứ mãi đi trong cô đơn mà không có phương hướng để rồi rơivào bế tắc
Các câu hỏi mà ông đặt ra trong tác phẩm không có câu trả lời mà chỉ gây một “nỗi
lo âu” bi kịch, khiến cho sáng tác của ông gắn bó với chủ nghĩa biểu hiện về
Trang 9phương diện hệ ý thức và nghệ thuật Đó cũng là giá trị lớn trong tác phẩm củaông, “sức giải thể sâu xa” của sự nghiệp sáng tác của ông Vì vậy mà B.Brest đã có
ý kiến rất đúng rằng “phải có chìa khóa tốt” mới đi vào tác phẩm của Kafka được
2 Tiểu thuyết “Lâu đài”
2.1 Hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết “Lâu đài”
Theo một số sách, ban đầu, Kafka dự định viết tiểu thuyết tự thuật, nhưng rồi lại chuyển nhân vật Tôi sang là nhân vật K
Kafka viết phác thảo tiểu thuyết vào mùa thu năm 1920 và viết một mạch từ tháng một tới tháng chín năm 1922 thì nghỉ, phần kết vẫn còn bỏ ngỏ Địa danh được sử dụng trong tiểu thuyết là lâu đài và làng Wessek, nơi gia đình Kafka đã từng sống.
Mô típ lâu đài là nơi đầy bí hiểm thường xuất hiện trong văn học lãng mạn Tác phẩm Lâu đài của Kafka đã được Max Brod chuyển thể thành kịch bản và cho công diễn tại Schlossparktheater ngày 12.5.1953 ở Berlin.
2.2 Tóm tắt tác phẩm
Tiểu thuyết kể về một anh chàng tên K làm nghề đạc điền đến Lâu đài của bá tướcWest West để tìm việc và thông báo đã được nhận Khi đến đó, người dân không
hề hiếu khách và K chỉ nhận được sự tiếp đón thờ ơ, thậm chí còn suýt bị đuổi đi
vì vùng đất ấy chỉ có nhân viên trong bộ máy làm việc quản trị và dân làng dướiquyền của bá tước mới được phép có quyền sinh sống, nhưng vì sự thương hại củadân làng nên K được ở tạm trong một quán trọ nhỏ tại làng trong thời gian chờđợi
Sau đó, K bất ngờ nhận được một lá thư từ Klamm – một chức sắc trong vùngthăm hỏi và động viên anh phải làm việc thật tốt qua người đưa thư tên Barnabás,
em trai của Olga và từ đó anh quen biết với gia đình Olga
K quyết định đi tìm gặp Klamm tại quán Ông Chủ là quán chỉ phục vụ riêng chocác quý ông của Lâu đài, nhưng tại đây anh cũng chỉ nhận được những sự từ chối
và K đã không gặp được Klamm mà chỉ có thể nhìn thấy ông ta qua cái lỗ chìakhóa cửa, đồng thời ở đó, K gặp Frida , hai người quấn lấy nhau và nảy sinh tìnhyêu một cách nhanh chóng, cho dù có sự giúp đỡ từ Frida, Barnabás, Olga, K cũng
Trang 10chưa gặp được Klamm để hỏi về công việc của mình.
Tiếp đến, K xin gặp trưởng thôn của làng, ông trưởng thôn nói rằng người ta nhận
K làm đạc điền nhưng ở đây không cần đến đạc điền, có một tờ giấy thông báo vềviệc nhận người làm đạc điền nhưng giấy tờ đã bị lạc mất, K đưa thư của Klamm
ra cho ông ta xem nhưng trưởng thôn nói đó không phải là một công văn chínhthức mà chỉ là một lá thư riêng chẳng có gì rõ ràng, chỉ có giá trị động viên thôi,ông nói thẳng với K rằng những cuộc tiếp xúc với các chức sắc và K chỉ là giả tạonhưng vì thiếu hiểu biết mà anh lại tin đó là thật, rồi trưởng thôn đề nghị cho K.làm tạm công việc dọn dẹp tại một trường học, ban đầu anh không đồng ý nhưng
về sau thì chấp nhận vì muốn có thêm cơ hội ở lại vùng lâu đài, sau nhiều cuộc gặp
gỡ mà không mang lại kết quả gì K lại tiếp tục tìm kiếm và mỏi mòn chờ đợi
K có hai người giúp việc và anh cho rằng đó là một “sự phân công thiếu suy nghĩ”
từ lâu đài vì họ suốt ngày chỉ kè kè bám theo anh làm anh rất khổ sở, về sau đó vợchưa cưới của K là Frida đã có tính yêu chớp nhoáng và bỏ anh để đến với mộttrong hai người giúp việc này
Một hôm anh lại nhận được thư của Klamm với nội dung khen ngợi anh đang tiếntriển công việc rất tốt trong khi anh không có việc gì suốt thời gian qua ngoài cáiviệc chờ đợi, không ai nói gì và cũng không ai gọi đến, anh rất ngạc nhiên vàhoảng hốt vì sự mơ hồ đang diễn ra
Olga đã nói với K rằng gặp được Klamm là một việc hết sức khó khăn, hầu hếtmọi người chỉ nhìn thấy chung chung, nghe nói hoặc trông thoáng qua vì hình dáng
và chi tiết về ông ta không khi nào là ổn định, mỗi lúc lại thay đổi khác nhau Olgacũng kể câu chuyện về gia đình mình, một quan chức của lâu đài vì không nhậnđược tình yêu của em gái cô mà đã quyết định trả thù, gia đình cô bị cả làng bỏquên, cô lập, bố Olga đi kêu hết nơi này đến nơi khác, ông định cầu cứu với Lâuđài nhưng chỉ đến được trước cổng rồi phải quay về, chính vì thế mà đó là một thếgiới mơ hồ huyền bí giống như “ không phải là thật”
Sau cùng, K được thư ký trưởng của Klamm hứa sẽ có cuộc gặp gỡ với anh tạiquán Ông Chủ, anh vội vã đến ngay nhưng rốt cuộc ở đó ông ta lại đang nằm ngủ
Trang 11K đã phải chờ đợi với kiếp sống mòn mỏi, K cố gắng tìm sự thật về Lâu đài,nhưng càng theo đuổi mục đích đó thì anh càng rời xa nó hơn, kiệt sức trong cáithế giới huyễn hoặc có phần thực nhưng lại rất mơ hồ không rõ ràng, anh nhìn thấyLâu đài, nhưng vòng tìm kiếm cứ đi quanh quẩn, bất lực, không sao gặp đượcKlamm cũng như những chức sắc cao khác trong vùng.
2.3 Một số đánh giá về tác phẩm
Tiểu thuyết “Lâu đài” là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của FranzKafka với phần kết vẫn còn để ngỏ, chủ đề viết về thân phận và nỗi cô đơn của conngười, “Lâu đài” đã truyền cho giới phê bình cũng như độc giả nhiều cảm hứng,suy nghĩ và tư tưởng khác biệt nhau nên đã có những đánh giá khác nhau về tácphẩm này
Người ta vẫn nhắc đến tiểu thuyết của Kafka như là một hiện tượng, vì “Kafka
không tiên tri Ông chỉ thấy cái “ở đằng sau kia” Ông không biết rằng cảm nhận của ông cũng là một tiên cảm Ông không có ý định lột mặt nạ một chế độ xã hội Ông đưa ra sánh sáng những cơ thể mà ông biết trong hoạt động riêng tư và vì xã hội của con người, không ngờ tằng sự tiến hóa về sau của Lịch sử lại làm chuyển động chúng trên sân khấu lớn của nó.” – Milan Kundera (Trích từ “Nghệ thuật tiểu thuyết”) , chính sự độc đáo đó đã tạo nên sự nổi tiếng cho ông trong sự nghiệp
văn học của mình Riêng về “Lâu đài”, Haruki Murakami – một nhà văn Nhật Bản
đã từng nói :“Thế giới mà Kafka mô tả trong cuốn sách này vừa quá thực tế vừa
quá hư ảo khiến trái tim và tâm hồn tôi dường như tách làm đôi” Ông cũng thừa
nhận Kafka chính là một trong những nhà văn yêu thích nhất của mình, Murakami
đã sáng tác tiểu thuyết “Kafka on the Shore” (Kafka bên bờ biển) cũng là một cách
để tỏ lòng tôn kính với bậc thầy văn học Franz Kafka, cuốn sách này đã mang lạicho ông nhiều thành công trên thị trường văn học trong nước và cả quốc tế
Các đánh giá về “Lâu đài” đều có xuất phát từ quan niệm về “ thân phận của con
người tồn tại trong một thế giới “vô thường”,”phi lý” Con người là một thực thể
vô danh giữa một thế giới vô danh” (Becna Grôthuyzan).
Tồn tại trong Kafka là bản chất khác biệt khi :”sự nhạy cảm và bất lực trước thế
Trang 12giới người cha đầy thế lực đã làm cho ông, thiên tài của sự yếu ớt, có khả năng vô cùng đặc biệt trong việc nhận biết những chi tiết và giải mã chúng…” như tác giả
người Áo Ernest Fischer đã nhận định, vì vậy mà Kafka đã tạo ra một thế giới
“Lâu đài” mang sức mạnh siêu nhiên ảo ảnh, phản ánh thân phận con người mangđậm dấu ấn của riêng mình, đầy tính chất nhân bản hướng về xã hội
Nhân vật K rõ ràng “đã trở thành, hoặc là một biểu tượng của con người lao
mình vào một cuộc hành trình vô tận để đi tìm Phước lành và Công lý mà không bao giờ đạt được ước nguyền; hoặc là một hiệp sĩ dũng cảm chống lại thân phận của con người sống trên mảnh đất tù hãm của Chúa Trời và mang sẵn tội tông”
(Hoàng Trinh sách Phương Tây Văn học và con người) mang đậm nét cô đơn vàbất lực của con người đang ở trong tình cảnh sống xa lạ Một nhà phê bình cũng đã
nói về tác phẩm này như sau: “Tiểu thuyết "Lâu đài" là hình ảnh huyền thoại về
một tổ chức quyền lực quan liêu với những sợi dây vô hình đã trói buộc cuộc đời của từng con người, nhân vật K được tác giả chọn lọc mang tính chất biểu trưng,
nó có tầm khái quát và tạo nên hình tượng văn học ẩn chứa trong mình một tư tưởng triết học” trong một thế giới “Lâu đài” chứa đựng “những hình ảnh có tính chất biểu tượng của một thế giới đầy lo âu và biến động trong đó số phận con người hoàn toàn phụ thuộc vào các lực lượng thù địch, những lực lượng vô danh,
có mặt khắp nơi nhưng không ở đâu nhìn rõ họ cả.” (Hoàng Trinh, sách Phương
Tây Văn học và con người)
Cũng có ý kiến từ một nhà báo nói rằng :"Tôi thực sự đánh giá cao giải thưởng
văn học Franz Kafka quốc tế, có lẽ vì Franz Kafka là một trong những nhà văn yêu thích nhất mọi thời đại của tôi Tôi đọc tiểu thuyết The Castle (Lâu đài) của Kafka khi mới 15 tuổi Đây là cuốn sách lớn không thể tin nổi Nó đã làm tôi cực kỳ choáng váng” (Thể thao văn hóa) , có thể cho chúng ta thấy được những giá trị to
tớn mà Kafka đã cống hiến cho nền văn học phương Tây nói riêng và cả thế giớinói chung, sự nghiệp văn học của ông đã truyền cảm hứng và lý tưởng cho rấtnhiều nhà văn khác trong quá trình sáng tạo nên thế giới của riêng mình
3 Vấn đề biểu trưng trong văn học
Khái niệm tính biểu trưng:
Trang 13Con người thường giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ, việc giao tiếp không chỉdừng lại ở việc trao đổi thông tin mà còn là văn hóa ứng xử truyền thống của mộtvùng dân tộc cụ thể nhất định Từ đó cá sự vật, sự việc của tự nhiên được conngười thông qua tư duy khái quát lên trở thành biểu trưng chung cho cộng đồngnhư đền đài, nhà thờ, thánh, chúa,… Các hình ảnh biểu trưng thường mang tínhlịch sử cao Tượng trưng cho một thời đại, một giai đoạn lịch sử, ngoài ra còn cómột số hình ảnh trở thành nét tiêu biểu cho nền văn học.
Biểu trưng là thuộc tính quen thuộc của mọi cộng đồng cùng tồn tại trên trái đất,trên thực tế tính biểu trưng là biểu hiện của một cách tưởng tượng tiêu biểu nhất
Ví như, hình ảnh con rồng là biểu trưng cho tính ngưỡng và nghệ thuật thời
nguyên thủy của một số quốc gia phương Đông, hay ở các nước phương Tây lại
coi trọng sự hiện diện của hình ảnh con rắn.
Theo giáo trình lý luận văn học, tính biểu trưng là hiện tượng từ ngữ có tính chấttĩnh, cố định, thường xuyên như là kí hiệu của một hiện tượng đời sống, phản ánhhiện thực đời sống của một giai đoạn lịch sử nào đó
Khái niệm biểu trưng trong văn học:
Trong lý thuyết mô phỏng, phản ánh đã ngự trị trong văn học phương Tây hàngnghìn năm, theo năm tháng người ta đã khẳng định được rằng văn học không phải
là sự bê nguyên hiện thực vào trong tác phẩm, thế giới trong tác phẩm là một thếgiới hư cấu, như giống thật nhưng không phải là thật Để tạo ra một thế giới nhưthế, các nhà văn đã phải sử dụng nhiều yếu tố, trong đó có tính biểu trưng
Hiểu một cách khái quát, biểu trưng chính là tính hình tượng cho một đối tượng,một sự vật, là những hình ảnh cụ thể bao hàm nhiều ý nghĩa, kí hiệu thẩm mỹ đanghĩa Đồng thời cũng là phương tiện để tác giả thể hiện phong cách, quan điểmcủa mình trước thời đại
Biểu trưng không được hiểu theo nghĩa phúng dụ, mà đúng hơn là hình ảnh chỉ racái đúng hơn về bản chất bên trong của sự vật hiện tượng mà ta mơ hồ, nghi hoặc,mang tính tượng trưng, biểu đạt về một giá trị, phi hiện thực và khó cảm nhậnđược
Trang 14Tính biểu trưng là đặc điểm sự vật, hiện tượng có tính lặp đi lặp lại, trở thành thóiquen sử dụng nhằm đem lại hiệu quả về mặt ý nghĩa trong cuộc sống và trong vănhọc nghệ thuật Cơ cấu cảm xúc của biểu trưng nói lên khát vọng mong muốnvươn tới giá trị chân lý của con người, nó được gọi là biểu trưng khi một sự vật,hiện tượng nào đó mang một ý nghĩa sâu sắc được cộng đồng, giai cấp, xã hội côngnhận.
Tóm lại, tính biểu trưng trong các tác phẩm văn học là những hình ảnh mang ýnghĩa tả thực, cộng thêm vào đó là các ý nghĩa mới vượt ra khỏi ý nghĩa tả thựcban đầu, được cộng đồng, xã hội thừa nhận Từ đó có thể nhìn những hình ảnhtrong tác phẩm văn học có tính khái quát hơn, hài hòa dễ dàng tiếp cận,… và đi sâutìm hiểu những giá trị đặc sắc ẩn chứa trong đời sống thông qua văn học
PHẦN II – TƯ DUY BIỂU TRƯNG CỦA TIỂU THUYẾT “LÂU ĐÀI”
1 Thời gian biểu trưng
Thời gian K ở lâu đài chỉ vỏn vẹn trong vòng 6 ngày nhưng có lẽ tất cả người đọcđều có cảm giác như nó đã trải dài cả cuộc đời của K trong mệt nhoài và mỏi mònchờ mong
Lần đầu tiên K đặt chân đến vùng đất của bá tước West West là khi trời đã tối
khuya “Khi K đến nơi thì đêm đã khuya không thể nhìn thấy ngọn đồi có thành
lũy và tòa Lâu đài lớn, dù chỉ là một ít ánh sáng mờ nhạt nhất” Thời gian mở đầu
của tác phẩm dường như đã gợi tả phần nào về một cuộc hành trình đầy u ám vàđen tối Lúc này, ở những thời khắc đầu tiên khi vừa mới đặt chân vào làng, K đãcảm nhận được sự quan liêu của cả một guồng máy hành chính đến nỗi con trai củangười giúp việc Quan phòng thành cũng có quyền hạch sách chàng Thời gian cứmỏi mòn trôi qua và dù có mong muốn đến mức nào K vẫn không thể đến gầnLâu đài hơn Phía trên là Lâu đài với một khao khát mãnh liệt được chạm tới, phíadưới là ngôi làng với bao điều kì lạ và những phép tắc chẳng thể nào hiểu nổi; vàcuối cùng chỉ còn lại chàng K đứng giữa với sự cô độc ngày một lớn hơn
Thời gian trong tác phẩm được Kafka miêu tả như một bộ phim quay chậm dài lê
Trang 15thê, sáng trưa chiều tối dường như không được phân định rõ ràng và kể cả K vànhững người dân trong ngôi làng ấy dường như cũng bị chìm vào khoảng thời gianmỏi mòn, vô định ấy Người ta chẳng nói với nhau nhiều lời, người ta lặng lẽ làmnhững công việc của mình, người ta dường như chả quan tâm đến thời gian đangnặng nề trôi qua và đối với K., đó là cả một sự trông chờ trong vô vọng Một nétđặc biệt nữa đó là thời gian trong tác phẩm được Kafka lựa chọn là vào mùa đông,
là mùa mà đêm dài hơn ngày và hầu hết tất cả các hoạt động của mọi người đềudiễn ra vào ban đêm Màn đêm mang trong nó những nỗi u ám riêng và có lẽ cũngchính vì vậy, thời gian như ngưng đọng theo màn đêm ấy và kể cả chính lòngngười cũng không thể nào tìm ra được lối thoát để tìm ra ánh sáng Thời gian mùađông được Kafka sử dụng như một dụng ý nhằm phản ảnh lên thực tại xã hội lúcbấy giờ, khi mà tất cả đều bị chìm trong bóng tối, trong cái lạnh lẽo, giá rét, trongnhững hoang mang mơ hồ và chẳng thể định hướng được tương lai
Một khoảng thời gian chỉ 6 ngày nhưng gần như thâu tóm toàn bộ cuộc đời của K.Chuỗi thời gian đó, K đã phải trải qua những mâu thuẫn với những cư dân tronglàng: những người giúp việc của K dù đã lớn nhưng vẫn tranh ăn như trẻ con, K.làm lau dọn ở trường học nhưng vẫn có người giúp việc vì lí do Lâu đài cử đến, côgiáo lo cho mèo hơn là con người… Trong thời gian K vất vưởng tại làng làkhoảng thời gian khiến con người chàng như bị đẩy vào sự tận cùng của cô đơn K
đã gặp nhiều người: bà chủ quán, ngài trưởng thôn, Frida, Olga, gia đìnhBarnabas…nhưng K cũng không tránh khỏi cảm giác cô đơn, mệt nhoài Thời gian
K sống tại làng Lâu đài hiện lên như một thế lực vô hình cùng tầng tầng lớp lớpsự quan liêu thống trị khiến những con người sống trong xã hội đó cũng kệch cỡmđến mức khó tin K đã tìm đường đến Lâu đài nhưng nó thật quanh co, mơ hồ vàdường như cố tình rẽ lối khi chàng tìm đến, thậm chí K bị hoãn làm người đạcđiền vì không tìm thấy văn bản tuyển dụng chính thức, điều này làm chàng đã tuyệtvọng lại càng tuyệt vọng hơn và rồi thời gian ở nơi đây chỉ càng kéo dài ra trong sựmỏi mệt và bế tắc
Thời gian mà Kafka xây dựng trong Lâu đài cũng là một thời gian vô định, khóđoán Nó không xác định, không rõ ràng và phi lý Nếu như trong quan niệm mỹ
Trang 16học cổ điển, thời gian trong tác phẩm được quy định một cách cụ thể và mang tínhlịch sử thì ở đây, trong tác phẩm của mình, với một quan điểm mỹ học hiện đại,Kafka đã xóa mờ nhưng dấu hiệu của thời gian Thời gian trong tác phẩm của ôngcũng mơ hồ, bất định và phi lý như cái không gian của tác phẩm
Sự xuất hiện của K không có một khoảng thời gian cụ thể nào, và tất cả những gìdiễn ra khi K đến lâu đài cũng không có một khoảng thời gian xác định nào.Tất cảnhững gì diễn ra khi K đến lâu đài cũng chỉ gói gọn trong 6 ngày, trong 6 ngày đó,quy luật thời gian tự nhiên vẫn diễn ra đúng như tính chất vốn có của nó : sáng –tối Và nó vận hành theo một nguyên lý riêng nào đầy không thuộc quan niệm vềthời gian của con người Đó là sự dằng dặc, miên man và trải dài đến ngán ngẫm
“Tất cả độ dài - ngắn, đều bị đóng khung, chết cứng lại: “Trong các tác phẩm củaFranz Kafka trời tối và sáng một cách tuần tự, nhưng thời gian dường như dừnglại, không thể nhận thấy Không có sự khác biệt nổi bật nào giữa một năm của vụ
án và sáu ngày của lâu đài ” Do vậy, người đọc luôn bị rơi thỏm vào thời gian mơ
hồ, ngưng đọng và trì trệ nặng nề Quãng thời gian ba chiều thông thường cũng bịKafka chối bỏ Trong sáng tác của ông chỉ còn trơ lại và độc nhất một chiều thờigian đó là hiện tại Những sự kiện xảy ra trong thời gian ấy cũng luôn đứt đoạn,ngẫu hợp, nó tuyệt diệt với mối dây liên hệ quá khứ hay tương lai Vì vậy, conngười cũng phải giãy giụa, vô vọng trong kiếp lưu đày đơn độc và vô phương cứuchữa của mình, những trạng thái bi hài của thực tại cũng bị ám ảnh khắc khoảihơn.”
Kafka phá vỡ tính liên tục của thời gian, tạo sự đứt gãy phá cách để mang đến mộttác dụng biểu trưng sâu sắc.Bằng bút pháp huyền thoại, phi lịch sử ông phủ địnhhoàn toàn dấu vết của thời gian cũng như không gian, để chối bỏ quá khứ, chối bỏ
cả thực tại Sự phủ định đó mang lại một hiệu ứng đặc biệt, đó là sự đa nghĩa, hàmý.Trong Lâu đài, Kafka đã vận dụng điều này gần như trên mọi phương diện, từnhân vật, không gian đến thời gian cũng như toàn bộ tác phẩm “Tôi hoàn toànđảm nhận việc phủ nhận thời đại của mình, nó rất gần gũi với tôi, tôi không cóquyền tranh đấu, nhưng trong chừng mực nào đó, tôi có quyền giới thiệu nó Tôikhông có phần thừa kế, không khẳng định yếu ớt cũng như phủ định cực đoan
Trang 17chống lại sự khẳng định Tôi là sự kết thúc, hoặc là sự bắt đầu”.
Nói rằng thời gian trong tác phẩm Lâu đài của ông là thời gian mơ hồ, không xácđịnh, nó mang lại một cảm giác tù túng, quẩn quanh là một cách nói vẫn là mộtquan điểm được chấp nhận, những yếu tố đó được người đọc cảm nhận trực tiếpqua những gì mà Kafka thể hiện trong tác phẩm Xét trên phương diện khác, trongmột chừng mực nào đó, có thể thấy rằng thời gian trong tác phẩm mang một ýnghĩa riêng Nó là quan điểm, là cách nhìn, cách cảm nhận và tư duy của Kafka vềthời gian cuộc đời con người
Cuộc đời con người như 6 ngày trong cuộc hành trình chinh phục Lâu đài của K.Điều này có vẻ như mâu thuẫn với quan điểm thời gian trong tác phẩm dằng dặc,trải dài miên man và mơ hồ đã nêu trên Nhưng không, đó chính là cái nghịch dịmang tính nghệ thuật mà K mang đến trong các sáng tác của mình Cái nghịch dị
ấy tạo ra một hình thù khác lạ cho tác phẩm của ông và tạo nên một phong cáchriêng rất “Kafka” Cái nghịch dị mà Kafka xây dựng trong tác phẩm gợi cho ngườiđọc về sự nghịch dị thật sự của hiện thực, một cảm quan mới về thời gian tronghiện thực của thời kỳ hiện đại
Thời gian 6 ngày mà K trải qua ở làng, với cuộc hành trình tìm kiếm lối vào Lâuđài là một thời gian ngắn ngủi, thời gian đó được Kafka gán cho một ý nghĩa sâusắc Như đã nói, thời gian K ở làng được Kafka kéo dài ra như cuộn tròn cả cuộcđời của K vào đó, điều này đồng nghĩa rằng, cuộc đời con người rất ngắn ngủi.Truyện cực ngắn “Làng gần nhất” là một truyện ngắn mang nét tương đồng với tácphẩm Lâu đài về phương diện này : “Ông tôi thường nói : - Cuộc đời ngắn ngủiđến kì lạ Đối với ông, ngoái nhìn lại, cuộc đời bị thu ngắn đến nỗi ông chẳng thểhiểu, chẳng hạn như, việc một chàng trai trẻ quyết định cưỡi ngựa đến làng bêncạnh mà không hề lo sợ - cho dù không có sự cố nào xảy ra, thì ngay cả tuổi thọtrung bình của một cuộc đời hạnh phúc hẳn không đủ thời gian cho chuyến đi ấy”
Ở đây không xét đến sự tương đồng về nội dung, trong truyện ngắn này, Kafka thểhiện một cách nhìn mới về thời gian trong tác phẩm, cũng như trong hiện thực.Cuộc đời con người ngắn ngủi là thế, nhưng cũng dài miên man và dằng dặc.Kafka để người đọc tự đi tìm một quy luật thời gian cho riêng bản thân mình Và
Trang 18như vậy, tác phẩm của Kafka đã để nghệ thuật làm đúng nhiệm vụ của nó theoquan niêm mỹ học của riêng ông chăng ? Một kiểu nghệ thuật thiên về việc gợi ratrong đầu người đọc những chiêm nghiệm mang tính chất cá nhân hơn là viện tácgiả phản ánh nó bằng nhận thức chủ quan.
2 Không gian biểu trưng của Lâu đài
2.1 Không gian của “Lâu đài” biểu trưng cho thế giới thực tại
Hình tượng Lâu đài là sự phản ánh của thiết chế quyền lực phi lý trong xã hội.Ngay từ những dòng đầu của tác phẩm, không gian của Lâu đài hiện ra trong sự
mờ mịt: “Ngôi làng yên nghỉ dưới lớp tuyết dày Sương mù và bóng tối bao phủ,
không thể nhìn thấy ngọn đồi có thành lũy và tòa Lâu đài lớn, dù chỉ là một ít ánh sáng mờ nhạt nhất” Lần đầu tiên nhìn thấy, hình ảnh Lâu đài đã kiến nhân vật K.
hoàn toàn thất vọng Bởi vì Lâu đài ở đây “không có vẻ cổ kính, không có cung
điện nguy nga tráng lệ Lâu đài chỉ là quần thể những ngôi nhà hợp thành Có vài ngôi nhà hai tầng, cò lại là nhiều nhà thấp nằm ngổn ngang, ai không biết đấy là Lâu đài thì cứ tưởng là một thị trấn nào đó” và “càng đến gần, chàng lại càng thấy thất vọng: Lâu đài này trong thực tế trông có vẻ thật thảm hại: những ngôi nhà này chỉ khác mấy ngôi nhà ở quê là nó đươc xây bằng đá, tuy vậy, đá cũng đã
lở vụn dần ra…” Nhưng không tương xứng với bề ngoài có vẻ giản dị thậm chí
xuống cấp trầm trọng đó, bên trong Lâu đài - như được nhà văn mô tả - là cả mộtguồng máy hành chính hoạt động “chặt chẽ, không ngừng nghỉ” và cũng khôngkém phần rắc rối, phức tạp
Lâu đài lẩn khuất giữa ranh giới hư và thực, K biết nó ở đó, biết sự tồn tại của nó,
nhưng không chạm đến nó được “Chàng tiếp tục đi về phía trước, nhưng đường
con rất dài, hóa ra con đường chính của làng không dẫn lên quả đồi có Lâu đài,
mà chỉ dẫn đến gần đó, rồi như cố ý, nó rẽ ngang không bỏ xa lâu đài mà cũng không dẫn đến gần” K như vướng vào mê cung của Lâu đài, cả con đường đi đến
Lâu đài cũng mơ hồ Con đường rất dài nhưng nó không dẫn đến Lâu đài, cứ đếngần nó như cố ý rẽ sang một hướng khác K như bị mắc kẹt giữa không gian hư
vô ấy
Trang 19Lâu đài biểu trưng cho quyền lực áp chế của xã hội Cái thiết chế quyền lực đó vôhình chế ngự đời sống của con người Họ khoa trương, thần thánh hóa quyền lực,tách biệt với mọi cư dân để rồi người trong làng đều ám ảnh nỗi sợ của thứ quyềnlực đó.
Lâu đài là mắt xích vô tận của tầng lớp chế độ quan liêu: từ trưởng thôn, đến ngườithư kí, người đưa thư Lâu đài trong mắt dân làng là những hình dung rời rạc khácnhau Không ai có thể cho chàng câu trả lời chính xác về Lâu đài, để nó trở thànhnỗi hoài nghi và ám ảnh cứ đeo đuổi trong suốt hành trình của K Chàng sống giữathời đại đó, chàng bị Lâu đài từ chối, làng cũng không chấp nhận Thậm chí có
những lúc K nghĩ: “Chưa thấy bộ máy hành chính ở đâu lại lẫn lộn như ở đây.
Đến mức dường như bộ máy hành chính và cuộc sống cứ như đổi chỗ cho nhau vậy” Cái mê cung của thiết chế mờ ám và phi lý được đặt khiến con người bị xem
như mất khả năng tìm hiểu và nhận định
Bộ máy chính quyền là một chính thể thống nhất tồn tại với những điều quá phi lý.Công văn nhận hay không nhận người đạc điền cũng mập mờ, không rõ ràng haygọi điện thoại đến văn phòng của thư ký Sortini thì có thể được một nhân viên bìnhthường tiếp chuyện Thậm chí, ngài Klamm gửi cho K bức thư khen ngợi mặc dù
K chưa bao giờ làm việc gì; ngài trưởng thôn lại cho K là một người phục vụkhông cần thiết Từng sự việc nối đuôi nhau để rồi dẫn đến cái kết cục là sự mònmỏi chờ đợi của K từ ngày này qua ngày khác
Phương thức cai trị của bộ máy nhà nước này làm khuất lấp mọi thứ một cách hoàn
hảo Không một ai có thể thấy được dung nhan của ngài Klamm, “từ chỗ trực tiếp
nhìn thấy, và từ những lời bàn tán, cộng thêm ý định méo mó nhất định phía sau, chứng cớ gián tiếp không được kiểm nghiệm khác đã hình thành một hình ảnh về Klamm mà trong những nét cơ bản là xác thực, nhưng chỉ là trong những nét cơ bản Tuy thế hình ảnh đó cũng thường xuyên thay đổi, thậm chí thay đổi hơn cả vẻ ngoài của Klamm trong thực tế Ông ta hoàn toàn khác khi đến làng, và lại hoàn toàn khác khi ra đi, ông ta khác trước lúc uống bia và sau khi uống, khác lúc thức
và khác lúc ngủ, khác lúc ở một mình và khác trong khi nói chuyện…” Thậm chí,
người đã trông thấy Klamm rồi cũng không chắc đó có phải là ông ta không Mỗi
Trang 20người có một cách cảm nhận về Klamm khác nhau,“một nam nhi được người ta
khao khát như Klamm thì dễ tạo ra các hình ảnh khác nhau trong trí tưởng tượng của mỗi người” Thậm chí, bà chủ quán Bên Cầu đã dành cả tuổi xuân của mình để
nhung nhớ Klamm
Khi K càng cố tiếp cận Lâu đài, nó lại xa tầm với của chàng hơn Không nhữngthế, sự quyền lực của Lâu đài như bao trùm khắp làng Quán rượu nơi những ngườihầu trong Lâu đài cũng trở thành quán rượu hạng sang Những người trong Lâu đài
nghỉ ngơi thì người dân không được bén mảng đến vì “họ rất rụt rè, dễ tổn
thương” Các nhân vật trong Lâu đài tự thần thánh hóa quyền lực của mình, cách
ngăn với cư dân trong làng bằng thứ quyền lực tối cao ấy Đó là những điều đáng
sợ trong hệ thống chính quyền đầy tính quan liêu Lâu đài là một guồng máy chặtchẽ, không ngừng nghỉ và cũng không kém phần phức tạp, rắc rối
Những hiểu biết của những người dân trong làng cũng cực kì ít ỏi: Lâu đài vậnhành như thế nào? Hình dáng của người lãnh đạo – ngài Klamm ra sao? Khôngmột ai có thể biết chính xác cả Họ có hiểu biết nông cạn, họ nhìn chính quyềnbằng con mắt sợ hãi Họ cho Lâu đài là thứ vĩ đại, cao siêu và mang giá trị vĩnh
hằng bởi “họ mắt nửa nhắm nửa mở, chỉ bằng cách động đậy một ngón tay, không
cần nói một lời là đủ xử lý bọn phục vụ cáu bẳn, còn chúng vào những phút ấy, thì thở phì phì mà vẫn cười hạnh phúc” Thậm chí, Barnabas nhận thấy rõ quyền lực
và sự “thông tuệ” lớn lao ngay cả ở những viên chức không quan trọng lắm Họnghiễm nhiên trở thành những con người nhỏ bé dưới “bóng cả” quyền lực của Lâuđài Những con người trong làng bị khuất phục trước những điều như thế Khiđược triệu hồi đến Lâu đài, tất cả các người dân trong làng cụ thể như gia đình củaBarnabas đều đem cả sức lực, thời gian của mình để cống hiến cho Lâu đài, phụctùng Lâu đài một cách tuyệt đối
“Lâu đài” biệt lập và ngăn cách với người dân trong làng – một Lâu đài mà về cảhình dáng lẫn nội tại đều bộc lộ và chứa đựng những nghịch lý đáng sợ trongphương pháp lãnh đạo và cách thức mà sự phi lý hiện diện Hình tượng Lâu đàichính là một hình ảnh biểu trưng về những tổ chức hành chính quan liêu với cácsợi dây vô hình trói buộc cuộc đời của mỗi con người bằng cách chi phối và đè bẹp
Trang 21toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của con người thông qua quyền lực và sự phi
lý Đây cũng chính là cuộc sống của người dân Séc dưới sự thống trị của Áo- Hungvào đầu thế kỉ XX
2.2 Không gian trong Lâu đài biểu trưng cho thế giới ước mơ
Xã hội là sản phẩm đồ sộ nhất mà toàn thể loài người đã góp công tạo nên từ buổi
sơ khai Nó vô định hình, trừu tượng mà cụ thể, xa mà gần, không nhìn thấy rõnhưng lại luôn hiện diện ở trước mặt Chính cái xã hội này, vừa là cái nôi nuôidưỡng con người bằng những thành tựu, kinh nghiệm sản xuất vật chất, tinh thần,song cũng vùi dập con người xuống cực cùng của những địa ngục, mê cung Conngười nhỏ bé và yếu ớt, cố gắng vùng vẫy, cố gắng nắm bắt thực tại, và rồi thấtvọng vì hiểu ra rằng, một cái kim khâu thì không thể chọc thủng bầu trời Dòng khíquyển độc hại đầy chết chóc đó luôn bao quanh, chi phối, trói buộc, gượng ép conngười phải làm những điều mà mình không muốn Có người chịu chấp nhận phómặt cho số phận, nhưng cũng có người cố gắng vùng lên hay gửi những ước mơcủa mình vào thế giới tâm linh
Trước thế kỉ XX, đời sống tư tưởng Châu Âu vững tin dựa trên câu nói nổi tiếngcủa Decartes: “Tôi tư duy là tôi tồn tại” Con người tin vào khả năng kiểm soát thếgiới của mình và tin vào sự hợp lý của trật tự xã hội, sự phát triển tịnh tiến của lịch
sử Nhưng thế kỉ XX ập đến với những sự kiện làm rung chuyển thế giới lẫn đứctin của con người Chủ nghĩa đế quốc, chế độ toàn trị, đại chiến thế giới, sự độcquyền của chủ nghĩa tư bản… đã làm bật lên những góc cạnh phi lý vốn mờ ảo, ítđược chú ý Các giá trị đạo đức bị lung lay, niềm tin vào con người và trật tự hợp
lý của xã hội bị đổ vỡ Con người chứng kiến chính bản thân mình bị tha hóa đếncao độ và cảm thức về cái phi lý trong xã hội càng sâu xa “Lâu đài” nằm trongdòng chảy văn học chung thể hiện sự khủng hoảng tinh thần của thế kỉ XX, khi conngười không bám trụ được vào bất kì giá trị nào Lâu đài ở ngay trước mặt, nhưng
K không bao giờ thấy nó được Lâu đài có thể được hiểu theo cách chính là Thiênluật mà con người hiện đại tìm kiếm với hy vọng điều chỉnh lại được thế giới đãtrở nên hỗn loạn khủng khiếp Sự thất bại trong hành trình tìm kiếm Lâu đài của Kchính là sự bế tắc không tìm ra lối thoát của thời đại Lâu đài vừa có thể hiểu là tòa
Trang 22lâu đài, vừa có thể hiểu là thiết chế xã hội, bộ máy chính quyền hay là đức ChúaTrời, là sự vắng mặt, không bao giờ tìm thấy được Chính vì tin vào đức Chú Trời,tin vào thế giới tâm linh ấy nên K càng cố gắng tìm cho ra Lâu đài, thế nhưng càngtìm thì Lâu đài càng xa anh, có thể ngay cả đến lúc chết, K vẫn chứ tìm thấy đượcnó.
Trong thế giới mà Kafka xây dựng, như đã nói ở trên, ta nhận thấy có một sự thậtdường như nghịch lý nhưng vẫn tồn tại như một lẽ hiển nhiên: đó là tình trạng dù
bị chế độ cầm quyền áp đặt, thống trị nhưng tất cả người dân trong vùng đều mộtlòng tuân phục và không hề manh nha chút ý định phản kháng Đây có thể là kếtquả của một quá trình cai trị lâu dài tạo thành một chế độ, một phong tục, một thóiquen, mà con người thường bị những thói quen, tục lệ, lề thói chi phối áp đặt.Nhưng cũng có thể, đó là do những thiết chế quyền lực – mà trong nhận thức củangười dân - là tối cao và vô hạn đã được mặc định cho Lâu đài khiến con ngườimột cách tự nhiên trở nên khuất phục dưới nó Lâu đài qua mô tả của nhà văn nhưmột nơi ngự trị của thánh thần là các viên chức, người dân cảm thấy họ thật xacách cũng như quá khác biệt với Lâu đài cả về khoảng cách địa lý lẫn vị thế giaicấp
Cũng như tòa Lâu đài với dân làng, Thượng Đế trong niềm tin tôn giáo vốn là mộtlực lượng xa vời và cách biệt; vĩ đại và toàn năng; vô hạn và siêu nhiên với conngười, khiến con người luôn khao khát vươn tới, tha thiết chạm đến, và cầu việnmỗi khi bế tắc đến kiệt sức; nhưng càng mong muốn và dấn thân tìm kiếm và thâmnhập vào bản chất sự việc thì tất cả càng ngày càng xa rời và điều đó trở thành mộtnỗi ám ảnh vô vọng trong tâm thức, thế nhưng, con người càng khao khát thì càng
ám ảnh, càng vô vọng thì càng tin tưởng vào thế giới tâm linh huyền bí đó
Đối với mọi người, Lâu đài là nơi ngự trị của sự cao quý và đẹp đẽ, khác hẳn vớicuộc sống thô kệch thấp kém của dân làng; điều đó được thể hiện qua chi tiết nhânvật K nhìn thấy một người phụ nữ trong nhà Brunswich thì chàng đã đoán đượcngay cô ta đã từng ở trong Lâu đài bởi cung cách nhã nhặn kiều diễm khác xa vớisự cục mịch ô dề của những người dân trong ngôi nhà này – tương tự như sự tintưởng của con người về một nơi mà bản chất của đời sống là hoàn toàn đẹp đẽ huy
Trang 23hoàng, vui sướng an lạc và vĩnh hằng vô hạn gọi tên là Thiên Quốc Chưa một lầnđược nhìn thấy ngài Chánh văn phòng Klamm và mãi mãi cũng không thể nào hiểubiết được sự thật về ngài một cách rõ ràng - bởi người dân có những giới hạn nhấtđịnh trong khả năng cũng như nỗi sợ hãi cố hữu vì oai nghiêm của ngài lớn đếnmức họ chỉ có thể đứng trông hay nhìn trộm từ xa, rồi bàn tán và phỏng đoán về
hình dạng của ngài theo cách: “một nam nhi được người ta khao khát như Klamm
thì dễ tạo ra các hình ảnh khác nhau trong trí tưởng tượng của mỗi người” và cái
cách thần tượng hóa Klamm của bà chủ quán Bên Cầu với sự dằn vặt, tiếc nuối,chấp nhận trả giá bằng cả tuổi xuân cũng như tâm hồn mình cho một ngài Chánhvăn phòng mà bà tôn thờ dù chưa bao giờ có thể chạm tới - trong cả nghĩa đen lẫnnghĩa bóng – tương tự như cái cách mà những con người tín ngưỡng thường hướng
về vị Thượng đế tối cao bên trong tâm tưởng của mình với một sự trung thành vàthờ phụng tuyệt đối, dù chưa bao giờ có thể trực tiếp nhìn thấy hay chạm được vàongài Hoặc sự phục tùng tuyệt đối và vô tôi vạ của Barnabas và gia đình anh ta nóiriêng hay của cả dân làng nói chung thông qua việc chỉ cần được Lâu đài triệu đến,
dù trả bất cứ giá nào - từ thời gian, công sức, nỗ lực cho đến cả bản thân mìnhtrong mọi nghĩa, mà thậm chí không đòi hỏi về giới hạn, chừng mực, sự hết lòng
hy sinh để được phục vụ Lâu đài này – tương tự như những tín đồ ngoan đạo hiếndâng đời mình vô điều kiện cho tôn giáo Những hiểu biết của người dân đối vớiLâu đài - nơi quen thuộc và duy nhất họ thuộc về - lẽ ra phải tường tận vô cùng -nhưng họ lại quá mơ hồ về “Lâu đài”, họ không biết bên trong được tổ chức nhưthế nào, không biết có bao nhiêu phòng ban, không biết cung cách tiến hành côngviệc ra sao, thậm chí không biết diện mạo của những người đứng đầu tiêu biểu, đểrồi phải bàn tán tranh luận hay trăn trở về việc thật ra Lâu đài vận hành như thếnào, hay hình dáng của ngài chánh văn phòng ra sao, và người mà được gọi làKlamm đang giao nhiệm vụ cho Barnabas đó có thật sự là Klamm không, hay thếnào là một nhân viên bình thường và một nhân viên cao cấp và liệu chàng đưa thưBarnabas thuộc về “tầng lớp” nào trong số đó
Người dân nghiễm nhiên trở thành những con người nhỏ bé dưới bóng cả quyềnlực Lâu đài, họ không có con đường nào khác để lựa chọn ngoài một lòng một dạ
Trang 24tin tưởng và tuân theo tất cả sắp xếp, thông báo và mệnh lệnh từ Lâu đài – tương tựnhư cách mà con người trở nên nhỏ bé và khuất phục trước những quyền năng siêunhiên của vũ trụ trong tâm thức mỗi người Và có những người tin rằng được vàolàm việc trong Lâu đài là mục đích và ý nghĩa duy nhất đối với cuộc đời họ, ngay
cả chính nhân vật K cũng khao khát và không ngừng nỗ lực để tìm hiểu, khám phá,vươn tới Lâu đài tương tự như nỗi khát khao cháy bỏng trong linh hồn con người
để hiểu biết về bản ngã của mình và chỉ cảm thấy thỏa mãn khi tìm được Chân lýthực sự
Theo quan niệm của tín ngưỡng tôn giáo, Thượng Đế - hay những cách gọi khác làĐức Tin, Chân Lý, Bản Ngã, Tự Tánh,…- được tin là vị giáo chủ toàn năng bêntrong ngôi đền thân thể vật chất của con người, và tìm kiếm để thăng hoa Bản Ngã
là mục đích sâu xa và ý nghĩa quan trọng nhất của kiếp sống vật chất này Chính vìvậy, nhà văn Kafka đã mượn hình tượng Lâu đài để biểu trưng cho một thế giới vôhình đầy bí ẩn, đầy lực lượng và quyền năng thôi thúc sự khám phá của con ngườitrong mọi thời đại Với tư tưởng và ý thức quan sát thế giới trong tính hai mặt,bằng sự liên hệ giữa cái thông thường và cái bí ẩn, giữa cái hữu hình và cái vôhình; hình tượng Lâu đài được Kafka dựng nên là một sự biểu trưng tương đốihoàn chỉnh cho hình ảnh Đấng tối cao trong tâm linh của con người về sự xa vờivới cái bí ẩn, sự phi lý với cái siêu thực, sự chuyên quyền với cái toàn năng Với
sứ mệnh hay mục đích và cốt lõi trong sáng tác của một nhà hiện đại chủ nghĩatheo tư duy tượng trưng siêu thực - là khám phá và làm hé lộ bản chất cũng nhưnhững bí ẩn của thế giới bằng cách phổ quát hóa hình ảnh từ những cái thực tế -thông qua hình ảnh một thế giới được xây dựng trong Lâu đài; Kafka đã tạo nênmột sự biểu trưng về hai hình ảnh: một là thực trạng xã hội trong thời đại củaKafka nói riêng và của cả loài người nói chung về sự thật và bản chất của đời sốnghiện tại – một thế giới bên ngoài nửa thực nửa hư nhưng bằng thiết chế quyền lựcđáng sợ đè bẹp, chi phối con người trong sự phi lý và bằng sự phi lý; hai là thế giới
vô hình huyền bí với những sức mạnh siêu nhiên tối cao mà con người hướng tớitrong suốt hành trình đi tìm ý nghĩa thực của đời sống
Từ hình tượng Lâu đài của tác phẩm, người đọc có thể nhận ra được những bất
Trang 25công phi lý trong cuộc đời của K lẫn Kafka Sự phi lý tuân theo quy luật nhân quả,những nguồn gốc, nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa kích thích khao khát khám phácủa Kafka về nó Kafka đã quan sát thế giới bằng con mắt hoài nghi, nhưng cũngđầy niềm tin Đó là hai mặt đối lập mà thống nhất trong cách viết của Kafka.Kafka đã xây dựng không gian Lâu đài mang nhiều tầng ý nghĩa: hiện thực và ướcmơ; những nhân vật mang tính đa dạng.
Không gian Lâu đài được xây dựng như một mê cung đúng nghĩa, không xác địnhđược chính xác cả không gian lẫn thời gian Ông đã khiến cho người đọc tò mò vàham muốn khám phá khi bước vào tác phẩm Không gian Lâu đài mang tính biểutrưng cao Đó là một không gian âm u, tăm tối khiến con người lạc lõng, tuyệtvọng không lối thoát mang màu sắc hư ảo Con người hữu danh cũng như vô danh,sự tôn sung luôn đi song song cùng nỗi ám ảnh
Kafka đã xóa nhòa dấu hiệu của không gian lẫn thời gian Ông viết trên quan điểm
mỹ học của phương Tây nhưng cũng rất sáng tạo, đậm nét tư duy cá nhân Cả thếgiới, tâm tưởng của ông là một mê cung Hình ảnh Lâu đài cũng được xây dựngnên từ chất liệu mê cung ấy
3 Nhân vật biểu trưng
3.1 Tính biểu trưng qua nhân vật K.
Trong sáng tác của Franz Kafka, mặc cảm ngoại biên luôn hiện hữu, đôi khi trởthành một thực thể Bằng sự nhạy cảm của một thiên tài bị ruồng rẫy, Kafka luônnhìn thấy một cách có khi mơ hồ, khi hiện hữu cuộc xua đuổi được thực hiện từphía trung tâm Và trung tâm, vì vậy, có vẻ như là một cái gì đó xa vời, xa xỉ đốivới các nhân vật của ông Chính vì thế, người ta thấy trong các sáng tác của Kafkathường xuất hiện những nhân vật chinh phục Cuộc chinh phục với khát vọng
mãnh liệt nhất, vì thế, cũng dai dẳng nhất thuộc về K của Lâu đài Câu chuyện bị
bỏ dở khi số phận con người nhỏ bé, cô đơn ấy chưa được định đoạt
Nhân vật K được tác giả chọn lọc mang tính chất biểu trưng, nó có tầm khái quát
và tạo nên hình tượng văn học ẩn chứa trong mình một tư tưởng triết học: tìnhtrạng bị bỏ rơi nên cô đơn, bất lực, trở thành con người xa lạ giữa đời thường
Trang 26K trong “Lâu đài” của nhà văn là một con người xa lạ Chàng không chỉ xa lạ vớikhông gian, con người trong tác phẩm mà còn xa lạ với chính bản thân mình Đầutiên, K là con người vô danh Kafka khi xây dựng nhân vật K, người làm nghề đạcđiền đến nhận việc ở lâu đài, tác giả đã không cho K một cái tên hoàn chỉnh, rõràng Một chữ K trống trải và vô nghĩa Ở đây cần nói thêm rằng, trong nhiều tácphẩm của Kafka, nhất là những tác phẩm thể hiện rõ mặc cảm bên lề, tên nhân vậtthường xuất hiện dưới dạng một kí tự, một sự vô tăm tích, vô thừa nhận: K.
trong Lâu đài, Jozep K (thường được gọi tắt là K.) trong Vụ Án, Josep K trong Giấc mơ Hoàn toàn có thể nhìn nhận đấy như là nhận thức bi thảm về thân
phận bên lề của nhà văn, về những cá nhân và về những dân tộc được coi là thiểu
số, là ngoại biên, những khu vực bị thống trị (nơi Kafka sống cho đến lúc mất lúcbấy giờ đang thuộc đế chế Áo - Hung) Đấy là những dân tộc, nhưng khu vực cưdân vô thừa nhận, bị rẻ rúng Vì bị rẻ rúng, nên nhân vật càng quyết tâm bằng mọicách thâm nhập, chinh phục nó “K” là họ hay là tên của nhân vật không ai biếtđược Một người đến cả tên và họ của mình mà còn mơ hồ thì những việc khác làmsao có thể rõ ràng được Người ta hoàn toàn không biết chàng đến từ đâu, gia đình
ra sao, quê hương như thế nào Thân thế của chàng không hề được nhắc đến trongtoàn bộ tác phẩm Lỗ Tấn trong “A.Q chính truyện” dù còn mờ ảo song ông vẫngiải thích cách gọi tên nhân vật A.Q của mình Nhưng Kafka thì không giải thích vìsao lại như thế Vậy nên, từ lúc vừa xuất hiện trong tác phẩm, K đã hoàn toàn xa lạvới chính bản thân mình
Rồi khi K tìm được lâu đài, chàng cũng hoàn toàn xa lạ trong cái không gian ấycùng với những con người sống ở đó Chàng đi tìm lâu đài, nhưng càng đi càngkhông thể đến Lâu đài ở đó, phía trên ngôi làng, K nhìn thấy nhưng không tìm
đường vào được vì “con đường chính của làng lại không dẫn tới quả đồi có Lâu
đài, mà chỉ dẫn đến gần đó, rồi như cố ý nó rẽ ngang, không bỏ xa lâu đài mà cũng không đến gần”, “Ban ngày, lâu đài ở trước mặt chàng như cái đích dễ dàng đạt tới” nhưng ban đêm lâu đài“mỗi lúc một rời xa” Xa lạ với lâu đài là vậy, cả
những người trong làng cũng xa lạ với K Họ “không cần khách”, việc K đến làng chỉ làm họ cảm thấy phiền phức, mệt mỏi, K là “một kẻ thừa, xa lạ, và có mặt trên
Trang 27đường ở khắp mọi nơi, và liên tục gây nên sự phiền phức cho người khác” Họ
không chấp nhận K, vì K là người mới đến làng, hay vì K không có giấy phép củangài bá tước, hoặc vì một lý do gì đó mà K không biết mà cũng không ai biết.Cái thế giới mà K đang sống mơ hồ, huyễn hoặc, không thực cũng không ảo, mà
trong đó, tính phi lý dường như bao trùm tất cả, ngay cả âm thanh cũng phi lý “Có
tiếng vo ve phát ra từ ống nghe mà K chưa bao giờ gặp khi gọi điện thoại, như thể
đó là sự ồn ào được tạo nên từ số tiếng trẻ con-nhưng cũng không phải tiếng vo ve thật mà là tiếng hát xa xôi, bất tận-như thể từ tiếng vo ve ấy một âm thanh cao duy nhất và mạnh mẽ được tạo ra một cách vô lý, nó đập vào tai K như muốn vào sâu hơn cái màng nhĩ mỏng manh của chàng” Tính phi lý đầu tiên là ngay ở chính K,
tồn tại mà như không tồn tại Phi lý ở chỗ tòa lâu đài rõ ràng ở đó, mà vẫn khôngthể đến được Phi lý khi bộ máy chính quyền trong làng đầy tính quan liêu, rối rắm,phức tạp mà con người ở đó vẫn cứ nhất mực tôn sùng, kính cẩn Chính vì sốngtrong thực tại phi lý đó nên K cảm thấy bất an, bấp bênh, không định hướng đượccon đường đi cho chính mình K lạc trong mê cung cung lâu không lối thoát, nhiều
lúc chàng lo lắng tự vấn chính bản thân mình “chẳng lẽ con đường này đi không
bao giờ hết”, K cứ đi mà “không biết đi đâu những ý nghĩ thay vì hướng tới mục đích lại cứ rối tung lên” Sống trong không khí đâu đâu cũng nơm nớp lo sợ trước
quyền lực của bộ máy thống trị, mọi người xa lạ, thờ ơ, cái không khí đặc quánhmùi mơ hồ, huyền ảo, thử hỏi làm sao K không bất an K muốn tìm hiểu rõ rànglâu đài, nhưng luôn bị một thế lực vô hình nào đó ngăn cản, thế nên chàng mãi mãitồn tại bên lề cuộc sống trong lâu đài Chàng bất an trước thực tại, tương lai, quákhứ cũng không phải là điểm tựa
“Lâu đài” là một hệ thống các hình ảnh biểu trưng, cùng với hình tượng lâu đàibiểu trưng cho quyền lực của bộ máy chính quyền, trong bài tiểu luận này, dựa trênnghệ thuật xây dựng nhân vật của Kafka, như đã nói ở trên, chúng tôi thấy rằng K
là nhân vật biểu trưng cho thân phận bi kịch của con người lao động trong xã hội.Cũng như K, họ là những con người vô danh, không có lấy nổi một cái tên hoànchỉnh cho mình Vì vô danh vô tánh, không có thân thế rõ ràng mà số phận của họđược dự báo rằng cũng sẽ lạc lõng, mơ hồ
Trang 28Thứ hai, con người lao động hiện lên thông qua nhân vật K là những người cô đơn,
bị xã hội cô lập Ngay từ đêm đầu tiên đến làng, K đã bị mọi người phủ nhận Khi
K còn chưa kịp mừng vì chàng vừa tìm được một ngôi làng khi ngoài trời bóng tối
đã bao trùm thì đã phải lo lắng vì quán trọ chàng tìm được đã không còn phòngnữa Phải chăng những dấu hiệu ban đầu đã cho thấy người làng không hề chàođón K khi K đã vào được nhà trọ, bắt đầu thiu ngủ thì họ lại réo K dậy Họ khôngchấp nhận việc K ở lại nếu như K không có giấy tờ hoặc không có giấy phép của
bá tước: “Quân lêu lổng! Tôi yêu cầu anh phải tôn trọng người của bá tước! Tôi
gọi anh dậy để cho anh biết rằng ngay lập tức, anh phải rời khỏi lãnh địa của bá tước”.Bà chủ quá trọ cũng từng than phiền với K rằng nếu hôm đấy bà không bận
loay hoay dưới bếp thì bà cũng không cho phép ông chồng mình cho K vào ngủ ởđấy Như vậy, ngay từ đầu, K đã hoàn toàn bị bỏ rơi, cô đơn, chàng bị cô lập hoàntoàn và không được một ai chấp nhận Sau này, khi đã được lâu đài xác nhận làchàng do lâu đài mời đến, mọi người trong làng vẫn không mấy thiện cảm với K.ngày hôm sau khi tìm đường đến lâu đài và bị lạc, chàng bị gã làm thuộc da cùngvới bạn gã đuổi ra khỏi nhà Rồi Gertocker khi thấy K đứng trước cửa nhà mình,
ông ta không hề bận tâm đến K mà “mối quan tâm chính của ông ta là trước nhà,
ngoài ngõ mọi thứ đều phải có trật tự” Dù đang bị ốm và đường đi rất xấu, tuyết
phủ rất nhiều Gertocker vẫn cố đánh xe trượt tuyết đưa K về quán trọ, không phải
vì ông ta tốt với K, cái chính là ông ta không muốn mặt thấy K, không muốn Klảng vảng trước nhà ông Cũng vậy, khi K vào quán trọ Bên Cầu, ở phòng của các
cô hầu gái, K lại bị các cô hầu tỏ thái độ không ưa ám gì Khi làm việc ở trườngtiểu học, K cũng phải chịu thái tỏ hằn học, khó chịu, tìm mọi cách để đuổi K đi củangười thầy giáo và cô phụ tá của ông ta Dù cố gắng nhưng K không thể hòa nhập
được với mọi người, câu nói của K đã khẳng định điều đó, K “đã cảm thấy mình
bị bỏ rơi, tôi không thuộc về những người nông dân, cũng không thuộc về lâu đài”,
“từ lúc đó, không ai để ý đến chàng nữa” Không ai xem K là một thành phần
trong làng, K hay chính là những con người lao động trong xã hội dường như bịgạt sang bên lề cuộc sống, họ không hề có tiếng nói, không được xã hội màng đến,đời sống cứ như dòng chảy mà những con người lao động như K lại bị chính dòngchảy ấy đánh bật lên bờ, tách biệt khỏi thủy lưu, chỉ biết trơ trọi đứng nhìn đời
Trang 29sống cuồn cuộn chảy Đọc nhật kí của Kafka, có thể thấy xuất hiện rất nhiều nhữngcâu gợi mặc cảm thân phận như "bị đuổi khỏi giấc mơ", "bị đá văng ra khỏi thếgiới", "tôi là ai đây", "sự cô đơn của tôi" v.v… Có lẽ K cũng như vậy.
Thứ ba, chính vì cái bóng quyền lực của bộ máy thống trị quá lớn, mà những ngườilao động dường như quá bé nhỏ, họ cứ mãi ngoi ngớp mà vẫn không ngẩng đầu lênđược Họ bị quyền lực vô hình dẫn dắt, sắp đặt, che mờ lý trí Thấp cổ bé miệng,không có tiếng nói, không có địa vị-quyền lực trong xã hội chính là số phận chungcủa những con người ấy mà đại diện là nhân vật K Ngay từ đầu khi đến lâu đài, K
đã phải đối diện với người có quyền lực đầu tiên - “con trai của quan phòng
thành”, một gã trai trẻ đã tự giới thiệu hắn như vậy Hắn quát háo, nạt nộ K, và đe
dọa sẽ đuổi cổ K ra khỏi làng ngay lập tức nếu K không có giấy tờ và “sự cho
phép của bá tước” Sự cho phép của bá tước hay chính là quyền lực của bộ máy
thống trị bao trùm toàn bộ ngôi làng Khi đến gặp ông trưởng thôn, dù cố giải thíchnhư thế nào thì K vẫn không nhận được kết quả gì ngoài sự mệt mỏi, thất vọng.Tiếng nói của chàng bị một mớ hỗn độn công văn, giấy tờ đè ập Rốt cuộc, K vẫnkhông được giải thích cho một lý do chính đáng vì sao lâu đài mời K đến làm đạcđiền mà bây giờ trưởng thôn lại bảo là không có công việc cho chàng Lý do duynhất hết sức vô lý là sự chậm trễ của công văn Dù đó không phải là lỗi của chàngnhưng K vẫn không thể nói được gì, cuối cùng chàng cũng phải chấp nhận làm mộtcông việc không đúng với sở trường, nghề nghiệp đó là lao công trong trườnghọc
Tiếp theo, hình tượng K đại diện cho một lớp người trong xã hội, có ước mơ vàluôn phấn đấu mong đạt được ước mơ của mình Họ có trí tuệ, có lý tưởng, khátkhao vươn lên nhưng lại bị hoàn cảnh thực tế từ chối, ngăn cản hoặc dìm mọi cốgắng của họ xuống đáy xã hội Ngay từ nhỏ K đã thể hiện mình là người có ước
mơ và muốn chinh phục ước mơ đó khi chàng muốn trèo qua được bức tường bao
quanh nhà thờ Và vào một buổi sáng “K đã chiến thắng bức tường một cách dễ
dàng và bất ngờ Chàng nhìn xuống, nhìn quanh ra cả phí sau, nơi có những cây thánh giá gắn sâu vào đất, lúc ấy ở nơi đó, không có ai vĩ đại hơn chàng”, “lúc đó
K cảm thấy chiến công ấy tăng thêm sức mạnh cho chàngsuốt cả cuộc đời” Nhân
Trang 30vật K còn là một người có trí tuệ và lập luận sắc bén Trong khi mọi người tronglàng đều bị uy quyền của lâu đài làm cho u mê, ngu muội thì duy chỉ có K là tỉnhtáo, chàng không bị quyền lực của lâu đài làm cho sợ hãi Bằng chứng là chàng đã
bình tĩnh đối đáp với “con trai quan phòng thành” trong cái đêm đầu tiên chàng
đến làng Chàng cũng khẳng khái trả lời ông chủ quán khi được hỏi về cuộc phỏng
vấn với viên thư ký của Klam: “Tại sao tôi lại phải để cho họ thẩm vấn, tại sao tôi
phải làm theo một trò đùa hay thói đỏng đảnh của một công chức” Và chàng cũng
đủ lý trí để nhận ra sự bất bình thường trong những bức thư gửi từ Klam hay từ lâu
đài và bộ máy chính quyền rối rắm:“Lá thư không nhất quán, có chỗ người ta nói
với chàng như nói với một người tự do, có ý chí riêng: cách xưng hô hoặc chi tiết nói về những yêu cầu của chàng là những chỗ như thế Ở chỗ khác, thì một cách thẳng thắn hoặc bóng gió, người ta xử sự với chàng như với một người lao động
vô danh tiểu tốt, người mà từ chiếc ghế của một ngài chánh văn phòng nào đó thì khó mà có thể nhận ra”, “em nghĩ xem, ở trên đó là chính quyền với bộ máy rắc rối” Trong những lần tranh luận với bà chủ quán trọ hay trong lần nói chuyện với
người trợ lý của Klam, K đã đưa ra những lý lẽ, lập luận sắc bén mà dường như lầnnào những người muốn tranh luận với chàng cũng đều bị đuối lý cả Không nhữngvậy, K còn khao khát được được tìm hiểu lâu đài, nơi chàng sẽ bắt đầu làm việc,chàng muốn lý giải những điều còn mập mờ, bị quyền lực che phủ, có những lúc
dường như không gì có thể ngăn cản bước chân chàng “vì con đường khó đi và nỗi
lo sẽ trở về nhà ra sao đã không cản được bước tiến của chàng Chàng còn đủ sức
để tiếp tục cho con đường lôi cuốn đến cùng” Dù bị người trong làng mỉa mai,
ngăn cản, họ khẳng định rằng K sẽ không bao giờ vào được lâu đài và gặp đượcKlam, nhưng K vẫn cương quyết theo đuổi đến cùng mục tiêu của mình Conngười lao động trong xã hội đương thời cũng như K, họ cũng có mơ ước và khátkhao Thế nhưng thực tại lại không như mong đợi, xã hội đương thời vùi dập, nhấnchìm mọi ước mong của họ
Chính bởi thực tại cuộc sống phũ phàng, luôn ngăn cản con đường tìm đến ước mơ
của K nên chàng trở nên thất vọng K muốn “nhô lên cho cả thế giới biết” nhưng
có điều gì đó lại nhấn chìm K xuống K sống mòn mỏi, phấn đấu trong mệt nhoài
Trang 31và vô vọng Vì vậy mà cuộc sống của K trở thành một mê cung không lối thoát.Cuộc sống của K hay cũng chính là cuộc sống của những con người lao động trong
xã hội bấy giờ - mờ ảo, tối tắm, vô vọng, không có con đường để bước ra ánh sáng
K cứ mãi lẩn quẩn trong cái vòng xoay mang tên bộ máy chính quyền, bộ máy đó
cứ thản nhiên xoay K cho đến khi anh kiệt sức, mà K mãi vẫn không tìm được lối
ra K cố gắng tìm đường đến lâu đài nhưng dường như càng tìm càng xa, vì lâu đàiquá lớn mà K thì quá nhỏ bé Lâu đài ở đó, K thấy ở đó, nhưng để đến được lâu đàithì K vẫn không thể đến được Sau mọi phấn đấu nỗ lực tìm kiếm cái rõ ràng trong
lâu đài, cuối cùng, “K còn lại một mình trong căn phòng rộng lớn, chàng can
trường quay tới quay lui để tìm kiếm đối phương, nhưng không còn ai ở đó, đám đông cũng đã giải tán, chỉ còn cốc sâm banh bị vỡ nằm lăn lóc trên mặt đất Những mảnh vỡ đâm vào chân ” K cứ khát khao, tìm cách, thất bại rồi lại khát
khao, tìm cách và thất bại cứ thế, cuộc sống của K như một vòng tròn quẩnquanh, khép kín Chỉ khi nào bộ máy thống trị thay đổi theo hướng tích cực thìvòng tròn ấy mới có thể biến thành đường thẳng và K mới có thể khẳng định bảnthân mình trong xã hội
Bên cạnh những nhân vật phải chết trong tuyệt vọng, trong các tác phẩm của Kafkacòn xuất hiện những nhân vật không chết, nhưng cũng không bao giờ có thể vào
được trung tâm K trong Lâu đài bỏ đi sau khi nói những câu chuyện vô bổ về
quần áo với người đàn bà vô vị Và tác phẩm khép lại bằng câu nói của người đàn
bà này: "Ngày mai nhận quần áo mới, có lẽ tôi sẽ cho tìm anh" Và dĩ nhiên, lâuđài, nơi anh muốn đến, vẫn mãi ở phía trước, trong sự lòng vòng bất nhẫn của conđường
Tóm lại, xây dựng hình tượng người đạc điền K, theo một cách hiểu trong rất nhiềucách hiểu về tính chất biểu trưng trong tác phẩm “Lâu đài”, Franz Kafka muốnthông qua đó vẽ nên số phận của con người lao động trong xã hội đương thời: vôdanh, có trí tuệ, ước mơ nhưng lại bị quyền lực làm cho mê muội, vô vọng, cuộcsống trở nên bế tắc
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Kafka, như nhiều nhà nghiên cứu thống nhấtđánh giá, là có những đột phá quan trọng Người ta hay nói đến việc nhà văn không
Trang 32cung cấp cho nhđn vật một đời sống đầy đủ, như lă biểu hiện của sự biến mất củacon người trước thế giới, hoặc biểu hiện của con người bị vật hóa, công cụ hóatrước thiết chế xê hội toăn trị Trong băi viết năy, chúng tôi nhìn thấy ở đó dấu hiệucủa những mặc cảm bín lề Trong nhật kí, Kafka đê từng cho thấy những khắckhoải về việc bị đâ văng khỏi thế giới, khắc khoải truy vấn "tôi lă ai" trín đời năy,khắc khoải về nín văn chương vă ngôn ngữ dđn tộc Do Thâi của ông Mỗi nhđn vậtcủa Kafka dường như lă một biểu hiện cụ thể của niềm khắc khoải ấy Họ lần lượtxuất hiện trong tâc phẩm với một nhđn thđn không rõ răng Thậm chí, họ không cólấy một câi tín Họ luôn luôn xuất hiện một câch bí ẩn không giống bất kì nhđn vậtnăo trong câc sâng tâc của câc nhă hiện thực tiền bối Câc nhđn vật của Kafka lặng
lẽ tồn tại không cần đến một tiểu sử Nó không có gia đình, bỉ bạn vă người thđn.Nói một câch thoả đâng hơn, khâc với những K., những người cưỡi xô hay nghệ sĩnhịn đói, Jozef K có một ông chú vă cô em họ (cô em năy, người đọc chỉ nghe nóiđến), thương gia trẻ tuổi Georg Bendemann hơn Jozef K một ông bố, GregorSamsa có hẳn một gia đình Song, những người thđn ấy xuất hiện không bao giờmang đến một tình cảm ấm cúng, một sự sẻ chia cho nhđn vật, cũng không nhằmlăm cho nhđn vật có một vị thế xâc định trong mối quan hệ xê hội Họ có mặt ở đóhoặc theo kiểu những người xa lạ, hoặc chỉ gđy thím rắc rối, hay như kẻ thù củanhđn vật, tăng thím tính không xâc định của nó trong thế giới Họ xuất hiện trongnhững biến cố năo đó, để rồi họ bị đẩy văng khỏi gia đình Ngoăi mẹ vă cô em gâicủa Gregor với thứ tình thương mă bản thđn họ không đủ kiín nhẫn theo đuổi, vẵng chú lạ lùng của Jozef K., câc nhđn vật còn lại đều dửng dưng với người thđnđau khổ của mình Điều năy cho thấy, ngay từ khi mới xuất hiện, nhđn vật củaKafka đê cô đơn, như dấu hiệu của sự cắt lìa trung tđm Nhđn vật của Kafka cũngchấp nhận lă một kẻ lang thang không có nghề nghiệp, vì chẳng bao giờ thấy ônggiới thiệu cho nó một việc lăm Hoặc nếu có một việc lăm thì cũng chỉ lă nghe nói,
mă chẳng thấy nó lăm câi việc của nó Nó luôn luôn đứng bín lề công việc, nhất lă
K trong những ngăy ở lđu đăi Không có một diện mạo rõ răng, không tính câch,nhđn vật của Kafka chấp nhận tồn tại với một câi tín, mă câi tín ấy có lúc chỉ nhưmột sự bắt đầu, bằng một chữ câi đầu
Trang 333.2 Tính biểu trưng qua những nhân vật khác
3.2.1 Những người của lâu đài biểu trưng cho quyền lực vô hình
Những nhân vật đại diện cho Lâu đài bao giờ cũng xa vời, và những kẻ như K.không bao giờ có thể tiếp cận Đó là những con người có một địa vị trong xã hội,
có tên tuổi để gọi, như vị chủ nhân của lâu đài - bá tước Wets West, ngài chánh vănphòng Klamm Những nhân vật này thực sự kì bí ở chỗ họ luôn luôn dấu mặt ở đâu
đó, chẳng hề tham gia bất cứ một công việc nào liên quan đến đời sống cộng đồng,nhưng cái tên của họ lại ăn sâu vào đời sống ấy như một ám ảnh, một đe doạ Mọingười luôn nhắc đến họ với niềm kính cẩn trong vẻ sợ hãi đến tột độ, và niềm tựhào khó hiểu
Klamm, người có chức tước cao nhất trong Lâu đài, và cũng là người có quyền lựclớn nhất Trong hành trình của K nhân vật này luôn ẩn chứa những điều khó lýgiải, ngoài tầm tay, khiến K không thể gặp được hay thậm chí là đến gần Dân làngkhông ai biết được Klamm, chỉ trừ một vài người có thể thấy ông ta qua cái lỗ nhỏ
“Ông hỏi tôi có biết Klamm không, trong khi tôi là - Nói đến đây vô tình cô ta tỏ
ra vênh váo, và cái nhìn đắc thắng của cô ta không liên quan gì đến điều họ vừa nói, lại lướt đến K - Tôi là tình nhân của ông ấy”.
Sự vênh váo của Frida chứng tỏ nó đã là một thói quen, một sự tất yếu mà mọingười đều phải chấp nhận Frida quen tỏ ra như thế với mọi người, không phải vớichỉ riêng mình K Dù chỉ là một cô gái phục vụ quầy rượu, nhưng quầy rượu đó lại
là nơi người hầu của Lâu đài tụ tập và quan trọng hơn cô là “người tình của
Klamm”, bấy nhiêu đó đủ cho Frida tự hào, để cô vênh váo, và để mọi cô gái khác
Trang 34phải khao khát Bà chủ quán Bên cầu có lẽ chỉ có một sự an ủi, một niềm kiêu hãnhlàm người duy nhất là đã từng được Klamm gọi đến, đã từng là người tình của ngàimặc dù chưa bao giờ "chuyện trò", thậm chí chỉ là "nhìn thấy" ngài.
Những chi tiết phi lý được kể lại thản nhiên và điềm tĩnh một cách không thể tinnổi Lâu đài và Klamm, tất cả có mà như không, không mà như có Thậm chí, quýông Klamm vừa tồn tại vừa không tồn tại Những người được cho là đã thấyKlamm không dám chắc đó có phải ông ta hay không Trong bức thư được ngườiđưa thư cho là của ông ta thì “chữ ký không thể đọc được” Mọi dấu vết về nhânvật này đều bị xóa nhòa Trong công cuộc tìm kiếm, bất chấp nỗ lực của K., mọithứ đối với chàng đều lơ lửng, vừa trong tầm tay vừa ngoài tầm tay Hình tượngngài Klamm đại diện cho chính quyền “Lâu đài” thuộc về kiểu nhân vật độc tài vôhình - không ai có thể thấy được
3.2.2 Những người của làng biểu trưng cho những định kiến, ràng buộc và ý thức tập thể
Cũng như Lâu đài, dân Làng không chấp nhận K., trước hết vì dân Làng sợ hãi Lâuđài mà K không được xác nhận của Lâu đài, và sâu xa hơn, vì K không giống họ
Đêm đầu tiên đến làng, K là một “ông khách đến muộn” khiến cho chủ quán “bất
ngờ và bối rối, quán trọ “không còn phòng cho thuê” - làng hết “chỗ” cho sự có
mặt của K và chính vì thế, sự có mặt của chàng dường như là thừa thãi Rồi ngaysau đó, chàng bị người ta đánh thức dậy vì không có giấy phép từ ngài bá tước Họbắt buộc chàng phải rời đi ngay trong đêm tối và chàng thì đang vô cùng mệt mỏi.Sau này, khi đã ở trọ tại quán Bên cầu, K càng nhận thức sự bơ vơ, lạc lõng củamình nhiều hơn nữa khi bà chủ quán trọ cứ luôn ca thán rằng K sẽ không thể vàoquán trọ của bà nếu hôm đó, tức cái hôm đầu tiên K đến, bà không lơ đãng để ôngchồng của mình coi quán Đến cả những người hầu gái, chủ nhân của căn phòng
mà K và Frida ở cũng lấy làm vui mừng khi K phải chuyển đi Và, khi tới ở trongtrường học thì thầy giáo, người quản lý ở đó và cả những đứa trẻ cũng không chàomừng K
Trong khoảng thời gian lưu lại ở làng, nhân vật K quen khá nhiều người trong
Trang 35làng: bà chủ quán trọ, thầy giáo làng, gia đình anh chàng đưa thư Barnabas, và đặcbiệt, Frida Thế nhưng, nó chỉ càng làm rõ thêm thế đứng chông chênh của K khiLâu đài - tầng trên và Làng - tầng dưới đều không chấp nhận; chàng kẹt lại giữahai tầng thế giới đó và mọi nỗ lực thét gào không được ai nghe thấu.
Quan hệ giữa con người được thể hiện trước hết bằng đối thoại Nhưng, trong tácphẩm, những đoạn đối thoại đa phần đều gần như là độc thoại Mặc dù đang tròchuyện, lời nói của mỗi người không hề ăn khớp nhau Con người với con người,ngay trong hình thức giao tiếp sơ khai nhất vẫn cứ là xa cách Họ không nói thật
Họ nghi ngờ lẫn nhau Hãy thử đọc lại một cuộc trò chuyện giữa K với bà chủquán:
“- Anh chưa học nghề cắt may sao? – Bà chủ quán hỏi.
- Chưa bao giờ, - K trả lời.
- Anh làm nghề gì?
- Đạc điền.
- Nghề đó là gì?
K giải thích, bà chủ quán vừa nghe vừa ngáp.
- Anh không nói thật Tại sao anh không nói thật?
- Bà cũng không nói thật.”
Những cuộc hội thoại như thế không đưa con người đến được mục đích của mình,thậm chí, không đưa con người đến được gần nhau Nó chỉ càng tô đậm thêm sựnghi ngờ và xa cách
hững câu trả lời rời rạc của thầy giáo hay sự giúp đỡ của người đánh xe không hề
có ý nghĩa thân thiện hay khuyến khích Người đánh xe giúp đỡ chàng “hoàn toàn
không thể hiện sự thiện chí mà hầu như chỉ là sự cố gắng ích kỷ và hoảng hốt nhằm tống khứ K đi cho khuất mắt”.
Frida, người yêu của nhân vật K cô yêu chàng, chấp nhận từ bỏ “tước vị” “ngườitình của Klamm” để đến với chàng, nhưng điều đó không đủ với K Không ai biếtđược thật sự thì Frida có yêu chàng không? Sau cái say mê đột ngột đầu tiên, tình