1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh

23 3,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 47,04 KB

Nội dung

Nhân vật hội đồng Sáu đại điện cho tầng lớp địa chủ phong kiến trọng tiềntài danh lợi xem nhẹ nhân nghĩa.Bên cạnh đó, trong tác phẩm của mình Hồ Biểu Chánh không chỉ đề cập đếnnhững tên

Trang 1

1. Vài nét về Hồ Biểu Chánh và tác phẩm Cay đắng mùi đời:

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Biểu Chánh:

1.1.1 Cuộc đời:

- Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên,

về sau lấy tự làm bút hiệu chính thức Ông sinh tại làng Bình Thành,huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường ( nay là tỉnh Long An) trong một giađình nông dân nghèo

- Chín tuổi Hồ Biểu Chánh bắt đầu học chữ nho tại trường làng, sau đó họcchữ quốc ngữ và chữ pháp tại trường tổng Vĩnh Lợi

- Cuối năm 1905, đậu bằng Thành Chung Năm 1906 ông thi đậu Ký lụcSoái phủ Sài Gòn, làm việc tại dinh thượng thư Sài Gòn

- Năm 1918 Hồ Biểu Chánh chuyển về làm việc tại Gia Định Năm 1920,ông làm việc trong Văn phòng Thống đốc Nam Kỳ Năm 1921, thi đậungạch tri huyện Năm 1927, ông được thăng tri phủ, nhậm chức chủ quậnCàng Long ( Vĩnh Bình), năm 1932 ông làm chủ quận Ô Môn ( Cần Thơ)

- Năm 1937, Hồ Biểu Chánh được phong Đốc phủ sứ sau gần ba mươi nămlàm việc cho chính phủ Pháp Cùng năm 1937, ông xin hồi hưu nhưngchính phủ Pháp không cho vì chưa có người thay thế Năm 1941, ôngđược cử làm Nghị viên Hội đồng Liên bang Đông Dương, rồi Nghị viênHội đồng thành phố Sài Gòn kiêm Phó Đốc lý Năm 1942, Hồ Biểu Chánhngầm nhận tiền của Sở thông tin tuyên truyền Pháp để ra Nam kỳ tuần báo

và Đại Việt tập chí

- Năm 1946, Hồ Biểu Chánh làm cố vấn và đồng lý văn phòng trong chínhphủ “ Nam kỳ tự trị” do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thành lập Sau khiNguyễn Văn Thinh tự vẫn, Hồ Biểu Chánh lui về quê sống cuộc đời thanhbạch Ông mất ngày 4 tháng 11 năm 1958 tại Phú Nhuận, hưởng thọ 74tuổi

1.1.2 Sự nghiệp:

- Sau gần 50 năm cầm bút, Hồ Biểu Chánh đã để lại 64 bộ tiểu thuyết, 11đoàn thiên và truyện ngắn, 2 dịch phẩm, 12 kịch bản sân khấu ( hài kịch,hát bội, cải lương ), 23 công trình khảo cứu, 3 tập thơ ( Biểu Chánh thi vănchưa xuất bản ) và hàng chục bài báo thuộc nhiều lĩnh vực Với số lượngtiểu thuyết quá dồi dào, có thể nói Hồ Biểu Chánh là một trong nhữngthuyết gia nổi tiếng hàng đầu ở miền Nam, các tác phẩm tiểu thuyết của

Trang 2

ông trở thành món ăn tinh thần quen thuộc của đa số quần chúng vùng đấtNam Bộ Nhìn vào văn nghiệp của Hồ Biểu Chánh ta thấy rằng trong lịch

sử văn học Việt Nam hiếm có một cây bút nào có được sự sáng tạo bền bỉ

và phi thường như vậy

Các tiểu thuyết tiêu biểu:

Ai làm được (Cà Mau 1912, phỏng theo André Cornelis của Paul

Bourget)

• Cay đắng mùi đời (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Không gia

• Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas)

• Một chữ tình (Sài Gòn – 1923)

• Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn – 1925)

• Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn – 1926, phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo)

Chút phận linh đinh (Càn Long –1928, phỏng theo Trong gia đình của Hector Malot)

• Kẻ làm người chịu (Càn Long – 1928)

• Cha con nghĩa nặng (Càn Long- 1929)

• Khóc thầm (Càn Long – 1929)

• Con nhà nghèo (Càn Long – 1930)

• Con nhà giàu (Càn Long – 1931)

Người thất chí (Vĩnh Hội –1938, phỏng theo Tội ác và hình phạt của Fyodor Mikhailovich Dostoevsky)

• Hai khối tình (Vĩnh Hội – 1939)

• Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội – 1943)

Trang 3

1.1 Tổng thuật tác phẩm Cay đắng mùi đời:

1.1.1 Tóm tắt cốt truyện:

Cay đắng mùi đời xoay quanh cuộc đời đầy gian truân của thằng bé Được.Nhằm thực hiện âm mưu chiếm đoạt đạt tài sản, Phan Đức Lợi đã bắt cóc concủa anh mình là ông Hội đồng Nhàn đêm bỏ miệt ở xứ Gò Công Ba Thời -một người phụ nữ tốt bụng, có chồng tên Hữu bỏ nhà đi đã lâu, nay “xí” đượcthằng bé và đặt tên cho nó là Được Thằng Được ở với Ba Thời đến năm támtuổi thì tên Hữu về, đem bán nó cho thầy Đàng Thằng Được bắt đầu cuộcsống phiêu lưu, rong ruổi cùng thầy Ở với thầy, thằng bé được thầy dạy chođờn ca và học chữ Trong một lần hai thầy trò trên đường đến Gia Định thìthầy Đàng chết do rét và đói Thằng Được lang thang một mình và kết bạn vớithằng Bĩ Cả hai cùng nhau kiếm tiền và mua cho Ba Thời một con heo quắnđít Thằng Được nghe Ba Thời khuyên thì quyết tâm lên đường tìm ba mẹruột của mình Kết thúc tác phẩm Cay đắng mùi đời thằng bé Được tìm mẹmình là bà Hội đồng Nhàn và đền ơn đáp nghĩa cho những người có ơn vớinó

1.1.2 Ý nghĩa tác phẩm:

- Gía trị hiện thực:

Cay đắng mùi đời đã khắc họa bức tranh thôn quê miền Nam Việt Nam lúcbấy giờ với hình ảnh của những người nông dân chân chất, quanh năm bánmặt cho đất bán lưng cho trời

Tố cáo cái xã hội với những con người chạy theo đồng tiền, danh lợi, cậyquyền thế mà áp bức người nghèo khổ

Các chức quan, hương dịch làm việc cho thực dân trở thành cái danh khôngphận, trói buộc con người vào dòng danh lợi mà đánh mất chính mình

- Gía trị nhân đạo:

Đề cao, ca ngợi những con người tình nghĩa, sống yêu thương và chung thủyvới truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Trang 4

Là tiếng nói phê phán những con người ham danh lợi, tiền bạc mà đánh mấtnhân nghĩa, đạo lí.

Có tính giáo dục cao với những răn dạy nhẹ nhàng khuyên con người nênsống trọn tình, trọn nghĩa

2. Những đặc điểm tiêu biểu trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thu hút người đọc Chứng minh qua tác phẩm Cay đắng mùi đời:

2.1 Tiểu thuyết mang đậm chất truyền thống Nam Bộ:

đã miêu tả rất thành công hiện thực xã hội sinh động, đa dạng và cụ thể Đó làhình ảnh xã hội được ông khai thác đầy đủ các khía cạnh, ở cả thành thị vànông thôn Giáo sư- Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm nhận xét: “Hồ BiểuChánh tiêu biểu cho khuynh hướng hiện đại hóa văn chương theo con đườngcủa chủ nghĩa hiện thực”

- Hiện thực về một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu Bối cảnh trong tác phẩm

Hồ Biểu Chánh trải dài trên các tỉnh: Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, MyTho, Gò Công, Thuộc miền Nam Việt Nam Nam bộ là vùng đất được thiênnhiên ưu đãi, với ruộng đất phù sa phì nhiêu màu mỡ Là vùng đất giàu tiềmnăng để mang lại cuộc sống ấm no cho nông dân Ấy vậy mà những kẻ giàu

có vẫn cứ giàu còn người nông dân thì vân chịu cảnh làm thuê, vay mướn Ở

đó người nông dân quanh năm suốt tháng, quần quật làm lụng nhưng vẫnkhông thoát khỏi cảnh nghèo, cảnh đói

Trang 5

Mở đầu tác phẩm ''Cay đắng mùi đời'', hiện ra trước mắt người đọc là hìnhảnh nghèo đói, hoang tàn, đìu hiu của xóm Tre nhỏ ở Gò Công Và hình ảnhchiếc nhà lá nhỏ của mẹ con Ba Thời

- Hiện thực văn hóa đan xen giữa cái cũ và cái mới trong buổi giao thời

Xã hội Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ XX đang trong thời kì chuyểnmình để bước sang một thời kì mới Sức ảnh hưởng của phong kiến vẫn cònrất nặng nề trong đời sống xã hội Trong khi đó văn hoá phương Tây ồ ạt trànvào, làm cho mọi tầng lớp trong xã hội bị choáng ngợp trước cái mới Bámlấy cái cũ của phong kiến hay đi theo cái mới của phương Tây, đó là vấn đềbức thiết của thời đại Qua những trang văn của mình, Hồ Biểu Chánh vẽ nênbức tranh hiện thực về những sinh hoạt, quan hệ trong các gia đình người dânNam bộ lúc bấy giờ Đó là những phong tục trong hôn nhân; văn hoá ăn mặc;văn hoá giao tiếp, ứng xử Ông cũng bàn đến những mặt tiêu cực trong cuộcsống, trong hôn nhân và trong mối quan hệ gia đình như: tranh giành gia tài,

mê tín dị đoan, cảnh cưỡng hiếp, ngoại tình,

Đọc "Cay đắng mùi đời'' gười đọc như được tận mẳt chứng kiến, tham dự vàohành trình phiêu liêu của ba thầy trò (thầy Đàng con Liên và thằng Được) Đitới và qua mỗi tỉnh thành khác nhau, Hồ Biểu Chánh vẽ ra khung cảnh sinhhoạt, thói quen, phong tục và cách cư xử của những con người nơi đó Đặcbiệt là trong cuộc hành trình một mình nhân vật Được tận mắt, tham gia vàocuộc sống sa hoa ở Sài Gòn Một hiện thực về cuộc sống sôi động, bề bộn, vớinhiều hạng người khác nhau ở thành thị

- Mâu thuẫn giai cấp

Trước sự chuyển biến về văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam cũngphân hóa sâu sắc, Xung đột giàu –nghèo, mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắthơn bao giờ hết

+ Hồ Biểu Chánh tố cáo tầng lớp địa chủ phong kiến độc ác, tham lam, tìmmọi cách để ức hiếp bóc lột dân lành, làm giàu trên xương máu người nghèo

Trang 6

(Nhân vật hội đồng Sáu đại điện cho tầng lớp địa chủ phong kiến trọng tiềntài danh lợi xem nhẹ nhân nghĩa.)

Bên cạnh đó, trong tác phẩm của mình Hồ Biểu Chánh không chỉ đề cập đếnnhững tên địa chủ đều gian ác, xấu xa, vẫn có những địa chủ tốt bụng, giàulòng nhân ái, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người nghèo Tiêu biểu là tấm lòngcủa kẻ giàu sang như bà hội đồng Phan Thanh Nhàn Sẵn sàng cưu mang,giúp đỡ những đứa trẻ nghèo trong lúc khó khăn

Còn có một lực lượng không nhỏ bao gồm hương chức, hội tề, những kẻ cóquyền thế ở nông thôn chuyên cấu kết nhau để ức hiếp dân lành vô tội.Chúng là những kẻ tham lam, hách dịch, dùng tiền để che giấu mọi tội lỗi vàcũng vì tiền mà tạo ra nhiều oan trái ( Nhân vật Chú Bếp trong ''Cay đắngmùi đời'' ỉ thế có quyền, lộng hành, ngang nhiên quát tháo đánh đập dân lànhngay giữa ban ngày)

+ Hiện thực về cuốc sống của giai cấp nông dân lao động Họ bị bóc lộtnặng nề về kinh tế, làm lụng vất vả quanh năm nhưng vẫn phải sống trongcảnh đói nghèo Không chỉ bị bóc lột về kinh tế, phải sống trong nghèo đói,người dân còn bị áp bức, chèn ép ở mọi lĩnh vực Hồ Biểu Chánh không chỉnhận ra, đề cao, ca ngời những người nông dân ở tính tình thật thà chất phác,

là nạn nhân của sự đè ép, áp bức, mà quan trọng còn ở lòng nhân hậu, yêuthương con người Cuộc sống nông thôn được hiện lên rõ nét thông quanhững số phận của người phụ nữ nông thôn Ba Thời, gia đình chú Tích, thầyĐàng, Ba Thời là người phụ nữ tảo tần, dù nghèo nhưng giàu lòng yêuthương, chồng bỏ đi mấy năm trời nhưng vẫn một lòng chung thủy Qua đótác phẩm cũng đã lên án xã hội lúc bấy giờ, một xã hội đầy rãy những bấtcông, ngang trái

- Thế lực đồng tiền

Trong tác phẩm của mình Hồ Biểu Chánh còn nên lên một hiện thực về đồngtiền danh lợi Đồng tiền có sức công phá quyết liệt, tấn công vào thành trì củađạo đức truyền thống thậm chí nó còn là ma lực phá hoại nhân phẩm, đạo đứccon người

Trang 7

Nhân vật Được (trong tác phẩm ''Cay đắng mùi đời'') mặc dù còn nhỏ tuổinhưng đã có những suy nghĩ, trăn trở về tiền bạc, giàu nghèo Trong thâm tâmcủa một cậu nhóc mới lớn ấy luôn mong mỏi tìm được ba mẹ ruột, nhưngđồng thời cũng mong họ là những người giàu có Chỉ khi họ là những ngườigiàu có thì cậu mới có thể trả ơn cho những người đã giúp đỡ mình, mới cóthể đón Ba Thời, con Liên, thằng Bĩ về sống chung Có thể nói giàu nghèo từlâu đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

=> Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là một bức tranh toàn cảnh xã hội Nam

Bộ, mà ở đó người đọc có dịp chiêm nghiệm, soi chiếu, tìm được tiếng nóiđồng cảm trong những kiếp người, kiếp đời

2.1.2 Văn hóa

Không hiển nhiên mà người ta gọi cho Hồ Biểu Chánh là nhà văn Nam Bộ,bởi lẽ trong những tác phẩm của ông ta dể dàng tìm thấy những nét văn hóacủa vùng đất Lục tỉnh Nam Kỳ, từ phong tục, tập quán đến những đạo lí, cungcách ứng xử ở đời Là người mở đầu cho tiểu thuyết hiện thực ở miền Nam,

Hồ Biểu Chánh đã khai thác và viết về văn hóa Nam Bộ một cách triệt đểnhất Đây là một trong những đặc điểm trong tiểu thuyết của ông thu hútngười đọc

- Văn hóa được lồng ghép trong những cảnh lao động sản xuất và trong cuộcsống sinh hoạt của người dân

+ Những người dân quê, thật thà, chân chất, dựa vào thiên nhiên mà canh tác,sản xuất và trồng trọt: "Nửa tháng năm trời mưa dầm dề ngày nào cũng nhưngày ấy" Những cảnh sinh hoạt đời thường được ông miêu tả và kể lại:

"Ngoài đồng náo nức nông phu, bạn cày thả ví, công cấy hát hò dưới sông",tất cả tạo nên một khung cảnh vùng quê đẹp, thanh bình mà yên ả, mangnhững nét sinh hoạt rất riêng của người dân vùng sông nước

+ Đờn ca tài tử là một nét truyền thống nổi tiếng của đất Nam Kỳ lục tỉnh,người ta có thể hò hát chơi đàn cùng nhau ở bất cứ đâu, hò đố giao duyêngiữa nam và nữ khi cùng nhau gặt đập, ca cải lương khi đang chèo xuồng,

Trang 8

nằm võng đu đưa mà cất một bài vọng cổ, hay những khi họp mặt bạn bècùng hát lên một khúc ca tình bằng hữu, tạo nên một dấu ấn riệng biệt củavùng sông nước Trong Cay Đắng Mùi Đời, Hồ Biểu Chánh đã xây dựngnhân vật Thầy Đàng là người đại diện cho nét văn hóa này rất rõ nét ThầyĐàng không màn danh lợi, bỏ cuộc sống quan trường chật vật và bon chen đểtìm về cuộc sống nhàn hạ ẩn dật, Thầy ra đi để tìm thấy cuộc sống đích thựccủa mình với cây đàn là hành trang duy nhất Thầy xin con Liên và thằngĐược về nuôi, dạy chúng học đàn, đi khắp nơi trong vùng đất Nam Bộ kiếmsống bằng nghề đờn ca Rồi thằng Được khi gặp thằng Sĩ kết nghĩa anh em,chúng cũng cùng nhau bương trải bằng nghề hát cải lương, ca tài tử Đờn catài tử thời ấy không để chỉ mua vui, giải trí mà nó còn là một nghề kiếm sốngđược rất nhiều người ưa chuộng, mãi đến tận ngày nay nét văn hóa đặc sắc ấyvẫn còn được giữ gìn và phát huy ngày một lớn mạnh.

- Phong tục, tập quán trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh

+ Một phong tục được xem là đã có từ rất lâu và đây là điều cấm kỵ củangười Việt Nam đó là không nên lấy tên ông, bà, cha, mẹ để đặt tên cho concháu: "Mầy oán tao rồi lấy tên ông nội tao mà đặt tên con mầy há" Ba Thờinghĩ vì vô tình lượm được bên đường một thằng bé nên chị gọi thằng bé mìnhnhận làm con nuôi tên là Được và càng không ngờ tên "Được" lại là tên củaông nội chồng mình Đây là một phong tục mà theo người Việt Nam thì đây làđiều cấm kỵ và không nên vì được coi là bất kính với ông bà, tổ tiên và có thểmang lại điềm xấu

+ Nét dễ tìm thấy trong những tục lệ của người xưa đó là tục bán con, đợcon: Trái ngược hoàn toàn với Chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất

Tố, chị vì nghèo khó đến mức đường cùng mới đứt ruột bán đi đứa con màchị đứt ruột sinh ra, còn Hữu – chồng Ba Thời bán thằng Được cho ThầyĐàng cũng không vì cần tiền mà chủ yếu là muốn chứng minh thằng Đượckhông phải con ruột của vợ mình Phải chăng trong xã hội thời ấy tục báncon, đợ con dường như hiển nhiên được chấp nhận mà không ai lấy làm ngạcnhiên?!

Trang 9

- Những quan điểm, đạo lí ở đời của Hồ Biểu Chánh được ông thể hiện quatác phẩm:

Nam Bộ là vùng đất của nghĩa, của tình, của những con người sống chân quê,mộc mạc và chân chất Những lời nhật xét mà nhiều người đã ưu ái dành tặngcho nhựng đứa con được sinh ra từ vùng Lục tỉnh Nam Kỳ Tiếp nối truyềnthống của ông cha đã thấm vào xương vào máu và đến ngày nay nó vẫn cònnguyên vẹn Không phân biệt giàu nghèo, cao thấp, sang hèn, hễ có bạn đếnnhà là cơm canh tiếp đón Khi thầy Đàng mời bạn đến nhà ca hát thì vợ thầyluôn tiếp đón niềm nở: "Đêm nào cũng quy tụ những tay đờn giỏi đến hòachơi với thầy Hễ đờn đến khuya thì ăn uống vui cười Vợ thầy tuy phải thứckhuya coi nấu nướng mà đãi khách muốn vừa ý chồng nên chẳng có một tiếngchi buồn trách"

Đọc Hồ Biểu Chánh để mà biết đạo lí ở đời Thật vậy, khi đọc tiểu thuyết củaông ta luôn tìm ra được những triết lí, từ tình nghĩa vợ chồng đến tình cảmanh em, cách ứng nhân xử thế ở đời đến luật nhân quả, tất cả đều có trongnhững câu chuyện của ông Ba Thời - một người phụ nữ chung thủy, một lòng

vì chồng vì con, giữ đúng tiết hạnh của người phụ nữ mặc cho chồng mình Hữu đã kết hôn với một người khác Hồ Biểu Chánh đã khắc họa hình ảnh BaThời như là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam, chị như là hình ảnh tượngtrưng, đại diện cho tầng lớp xã hội phụ nữ lúc bấy giờ Cũng chính vì thế màthương cho hoàn cảnh đơn chiếc của Ba Thời, người anh của Chị cùng vợ củamình đã cưu mang: "Thấy Ba Thời vô duyên bạc phận chồng bỏ bơ vơ thìđem lòng thương nên không muốn để Ba Thời đi" Một tình cảm anh em giữacon Liên và thằng Được, không ruột rà thân thích, được thầy Đàng nhận nuôidây dỗ và học đờn, ấy vậy mà tình cảm lại khắng khích, quyến luyến tay chân,

-đề đến khi con Liên được Bà Hội đồng ở Cần Thơ nhận nuôi, thằng Đượcbuồn ảo não và đến khi làm ăn có của dư của để nó tìm đường đến thăm vàmua cho con Liên một cái khăn bông, thiệt đẹp

Tình mẫu tử, thầy trò là tình cảm thiêng liêng và được thể hiện xuyến suốt tácphẩm Ba Thời lượm nuôi thằng Được mà đứt ruột, khóc thúc thích khi Hữu

Trang 10

bán cho thầy Đàng Thằng Được khi biết mình chỉ là "một đứa con hoang" màkhi đò qua tới mé sông bên kia nó leo lên bờ mà ngó trở lại, dàn cây ángkhuất không thấy xóm tre nữa, không biết chỗ nào là nhà mình Rồi nghĩ:

"Chớ chi mà mình giàu có thì kiếm mua một con heo khác cho má mình" Cắt

cớ chi mà không thân, không thích, không máu mủ ruột rà mà người tathương nhau đến lạ Bà Hội Đồng mất đứa con từ nhỏ cũng khóc ròng rã mấychục năm, ngày đêm không ngừng thương nhớ mong mỏi tìm lại đứa conPhan Thanh Nhã của mình, để rồi đến khi tìm lại được con Bà ôm hun thấmthiết Thằng Được khóc cho thầy Đàng khi thầy mất, thương thầy chết tứctưởi nơi đất khách quê người trong đêm mưa gió, tuy thầy không có công sinhnhưng cũng có công nuôi dạy Và đây là những minh chứng rõ ràng nhất chocâu nói người miền Tây quý bạn trọng tình

Hồ Biểu Chánh đã khéo léo lồng ghép những đạo lí và tiểu thuyết của mình

để nói lên quan điểm cá nhân của mình Những lời dạy dỗ của thầy Đàng:

"Phàn đàn bà con gái phần nhiều ưa nghe đờn mà tiếng đờn của Việt Nam làréo rắt rỉ rả nge ca bắt thương, bắt nhớ, bắt cảm, bắt trọng tình, bởi vậy ngónđờn tươi chừng nào thì càng làm cho đàn bà con gái dễ mê chừng ấy, nếu làmthầy đờn mà không có chánh tâm, không trọng nghĩa thì thiếu chi dịp làm chobọn quần thóa mắt tiết trinh mà xưa nay bọn thầy đờn có bao nhiêu ngườiđược chánh tâm biết trọng nghĩa Vậy con phải nhớ lời thầy dặn nếu ngày saocon có nghề nghiệp nào khác thì con đừng có dạy đờn ví bằng con không cónghề con phải ra làm thấy đờn thì con phải ráng mà chánh tâm trọng nghĩacho lắm mới được" Để từ những lời dạy dỗ đó cho ra một thằng Được biếtnghĩ trước, tính sau: "Ở đời mình chưa chắc người ta làm quấy mà mình nghicho người ta như vậy thì mình quấy trước"

Muốn biết về vùng đất và con người Nam Bộ đầu thế kỷ XX hãy đọc tiểuthuyết Hồ Biểu Chánh vì ông không chỉ là người mở đầu cho tiểu thuyết hiệnthực Nam Bộ mà qua những câu chuyện ông kể còn mang đậm dấu ấn vănhóa vùng miền Đó là những phong tục tập hoán, cung cách sinh hoạt đờithường và trong lao động sản xuất, đặc biệt là những đạo lí từ tình nghĩa vợ

Trang 11

chồng đến tình cảm anh chị em, từ tình mẫu tử đến ơn nuôi dạy của tình thầytrò Miêu tả những nét văn hóa, đan xem là những câu chuyện xoay quanh giađình, bạn bè, thầy trò không chỉ phơi bày hiện thực lúc bấy giờ mà còn nêulên quan điểm nghệ thuật của tác giả thiện luôn thắng ác, chính nghĩa thắnggian tà, người ở hiền sẽ gặp lành, một kết thúc có hậu là đặc điểm trong vănchương của ông.

2.1.3 Ngôn ngữ

Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn tiên phong- đặt những viên gạchđầu tiên làm nền mống cho thể loại tiểu thuyết định hình và phát triển Vănphong của Hồ Biểu Chánh nhẹ nhàng, bình dị và gần gũi, mang đậm phongcách văn xuôi Nam Bộ, nó tự nhiên đi vào lòng người một cách lạ thường.Đến với những tác phẩm của ông, ở nhiều thể loại nói chung và tiểu thuyếtnói riêng, người đọc điều cảm nhận được cái chất chân quê, mộc mạc trongtừng câu, từng chữ, ta như được hoài cổ về vùng đất, xã hội văn hóa, phongtục tập quán cũng như tính cách con người miền sông nước Cửu Long ởnhững thập niên đầu thế kỷ XX thông qua cách hành văn và lối sử dụng ngônngữ đậm chất Nam Bộ của mình

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh mang một dấu ấnriêng, đậm bản sắc Nam Bộ Tiếng nói của con người nơi đây chính là chấtliệu chủ yếu để ông viết nên tác phẩm của mình, trong đó có tiểu thuyết Cayđắng mùi đời

Bên cạnh lời văn gần gũi và mộc mạc, Hồ Biểu Chánh còn đưa ngôn ngữhằng ngày vào tác phẩm văn chương một cách rất tự nhiên Đọc tiểu thuyếtcủa Hồ Biểu Chánh, người đọc như được sống trong miền đất của nhân vật,bên cạnh những con người đậm đặc tính cách của vùng đất này

- Những hệ thống đại từ nhân xưng và cách giao tiếp của các nhân vật mangđậm dấu ấn Nam Bộ, đó là một nét riêng rất tiêu biểu trong tiểu thuyết của

Hồ Biểu Chánh, nó mang lại một hiệu ứng rất gần gũi và chân phương, thuhút người đọc bởi sự chân thực trong ngôn ngữ Những đại từ nhân xưng

Ngày đăng: 31/10/2016, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w