1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nguồn thu tại đài phát thanh truyền hình quảng trị

99 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 855,92 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị là đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhândân tỉnh Quảng Trị, là cơ quan báo chí của Đảng bộ và chính quyền tỉnh thực hiệnchức n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS HÀ THỊ HẰNG

HUẾ, 2018

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoan mọi

sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đãđược chỉ rõ nguồn gốc

Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2018

Tác giả luận văn

TRẦN THỊ PHƯƠNG CHI

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân Bên cạnh đó, nócũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân, đơn vị Qua đây tôixin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã giúp đỡ tôi

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô giáoTrường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, nhiệt tình giúp đỡ cho tôitrong hai năm học vừa qua Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến

cô giáo, TS Hà Thị Hằng - người hướng dẫn khoa học - đã dành nhiều thời gian

quý báu để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo; Cán bộ viên chức Đài

PT-TH Quảng Trị đã tạo điều kiện về thời gian và giúp đỡ tôi trong việc cung cấp thôngtin, số liệu, các tài liệu liên quan để tôi hoàn thành nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệtôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo; đồngchí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2018

Tác giả luận văn

TRẦN THỊ PHƯƠNG CHI

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: TRẦN THỊ PHƯƠNG CHI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 Niên khóa: 2016 - 2018 Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS Hà Thị Hằng

Tên đề tài: QUẢN LÝ NGUỒN THU TẠI ĐÀI PHÁT THANH

TRUYỀN HÌNH QUẢNG TRỊ.

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị là đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhândân tỉnh Quảng Trị, là cơ quan báo chí của Đảng bộ và chính quyền tỉnh thực hiệnchức năng thông tin, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vàcung ứng các dịch vụ công Mặc dù trong những năm vừa qua, công tác quản lýnguồn thu của Đài đã đạt được một số kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ đề ra, song cơ chế quản lý nguồn thu ở đơn vị hiện cũng bộc lộ những hạnchế, khiếm khuyết Chính vì vậy, “Quản lý nguồn thu tại Đài Phát thanh Truyềnhình Quảng Trị” là một yêu cầu cấp thiết

2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp,phương pháp thống kê mô ta, đối chiếu so sánh, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệubằng phần mềm Excel

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn

3.1 Kết quả nghiên cứu: Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn

về quản lý nguồn thu trong đơn vị sự nghiệp có thu Phân tích, đánh giá thực trạng,hạn chế nguyên nhân của công tác quản lý nguồn thu Đề xuất các giải pháp hoànthiện cơ chế quản lý nguồn thu tại Đài PTTH Quảng Trị

3.2 Đóng góp về giải pháp: Đề tài đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế

quản lý nguồn thu tại Đài PTTH Quảng Trị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii

Danh mục chữ viết tắt iv

Mục lục v

Danh mục bảng viii

Danh mục hình, sơ đồ, biểu đồ ix

PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Cấu trúc luận văn 4

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 5

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý nguồn thu trong đơn vị sự nghiệp có thu 7

1.1.1 Các khái niệm 7

1.1.2 Đặc điểm và phân loại nguồn thu ở đơn vi sự nghiệp có thu 8

1.1.3 Nội dung của công tác quản lý nguồn thu ở các đơn vị sự nghiệp có thu 12

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp có thu 16

1.1.5 Sự cần thiết của quản lý nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp có thu 20

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp có thu 22

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nguồn thu của các Đài Truyền hình nước ngoài 22

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý nguồn thu của các Đài Truyền hình trong nước 25

1.2.3 Bài học kinh nghiệp rút ra với Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị 27

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN THU CỦA ĐÀI PHÁT

THANH TRUYỀN HÌNH QUẢNG TRỊ 29

2.1 Tổng quan về Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị 29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Đài PTTH Quảng Trị 29

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Đài PTTH Quảng Trị 30

2.1.3 Tình hình tài chính của Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị 33

2.1.4 Tình hình nhân lực của Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị 35

2.2 Thực trạng quản lý nguồn thu tại Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị 37

2.2.1 Tình hình nguồn thu tại Đài PTTH Quảng Trị 37

2.2.2 Tình hình công tác quản lý nguồn thu tại Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị 41

2.3 Đánh giá về công tác quản lý nguồn thu của Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị 59

2.3.1 Những kết quả đạt được 59

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 62

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGUỒN THU TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH QUẢNG TRỊ 66

3.1 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn thu tại Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị 66

3.1.1 Định hướng phát triển 66

3.1.2 Mục tiêu phát triển 67

3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn thu tại Đài PT – TH Quảng Trị 70

3.2.1 Huy động và khai thác các nguồn thu 70

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý tài chính tại Đài PTTH Quảng Trị 71

3.2.3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nguồn thu tại Đài PTTH Quảng Trị 75

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

3.2.4 Nâng cao nhận thức và công tác chỉ đạo điều hành cơ chế quản lý nguồn thu

ở Đài PT – TH Quảng Trị 76

3.2.5 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn thu mới theo điều kiện hiện nay 76

3.2.6 Kiện toàn đội ngũ cán bộ tài chính – kế toán 81

3.2.7 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ tại Đài PTTH Quảng Trị 81

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Kiến nghị 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Doanh thu – Lợi nhuận 33Bảng 2.2 Tình hình lao động và thu nhập của người lao động 34Bảng 2.3 Số lượng và trình độ CBVCLĐ - Đài PT-TH Quảng Trị năm 2017 35Bảng 2.4 Quy mô các nguồn tài chính của Đài PT – TH Quảng Trị 38Bảng 2.5 Biểu dự toán kinh phí ngân sách năm 2017 45Bảng 2.6 Giao chỉ tiêu kế hoạch tăng thu dịch vụ quảng cáo, tài trợ và xã hội

hóa chương trình giai đoạn 2015 - 2017 46Bảng 2.7 Tình hình thu chi tại Đài PTTH Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2017 47Bảng 2.8 Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp từ năm 2015 đến năm 2017 48Bảng 2.9 Nguồn quảng cáo trong nguồn thu sự nghiệp của Đài PT-TH Quảng

Trị tại các khung giờ phát sóng 50Bảng 2.10 Bảng chiết khấu, giảm giá trên hợp đồng quảng cáo 51Bảng 2.11 Kết quả hoạt động kinh doanh của Đài PT- TH Quảng Trị qua

các năm từ 2015 – 2017 53Bảng 2.12 Quy mô và cơ cấu các khoản chi từ nguồn thu dịch vụ tại Đài PTTH

Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2017 55Bảng 2.13 Tình hình và kết quả kiểm tra, giám sát về thu chi các nguồn thu tại

Đài PTTH Quảng Trị 58

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Đài PT-TH Quảng Trị 30

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình lập dự toán thu của Đài PT – TH Quảng Trị 42

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu số người làm việc các phòng ban 36Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu nguồn thu tại Đài PTTH Quảng Trị giai đoạn 2015 –

2017 40Biểu đồ 2.3 Biểu đồ cơ cấu các nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2015 - 2017 54Biểu đồ 2.4 Thị phần quảng cáo trên tivi ngày càng giảm 64

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, phát triển mạnh

mẽ trên quy mô toàn cầu, giúp cho thông tin đến với mọi người một cách nhanhchóng, đầy đủ, chính xác và thuận tiện

Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị là đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dântỉnh Quảng Trị, là cơ quan báo chí của Đảng bộ và chính quyền tỉnh thực hiện chứcnăng thông tin, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cungứng các dịch vụ công đồng thời là cơ quan hướng dẫn về chuyên môn, quy trình,quy phạm kỹ thuật và nghiệp vụ phát thanh, truyền hình ở địa phương; góp phầngiáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng cácchương trình truyền hình

Hòa nhập với xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và chủ trương xã hội hóa dịch vụ công, các đơn vị sự nghiệp ở Việt Namkhông còn đơn thuần thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao mà còn tự tổ chứccung ứng dịch vụ cho xã hội Nguồn tài chính của các đơn vị này không chỉ do ngânsách nhà nước cấp mà từng đơn vị đều khai thác thêm các nguồn thu từ hoạt độngdịch vụ cho xã hội Trong những năm gần đây, số thu từ hoạt động cung ứng dịch

vụ không chỉ là nguồn thu bổ sung mà còn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổngnguồn kinh phí của đơn vị Tuy nhiên, nhiều đơn vị sự nghiệp vẫn còn lúng túngtrong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này Kể từ khi Chính phủ ra Nghị định số43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trong

đó có quy định về chế độ quản lý tài chính cũng như quản lý nguồn thu các đơn vị

sự nghiệp theo hướng tự chủ, nhưng trên thực tế việc triển khai Nghị định này còngặp không ít khó khăn

Đài PT – TH Quảng Trị, với tư cách là một đơn vị sự nghiệp, cũng nằm trongtình trạng như thế Mặc dù trong những năm vừa qua, công tác quản lý nguồn thucủa Đài đã đạt được một số kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

ra, song cơ chế quản lý nguồn thu ở đơn vị hiện cũng bộc lộ những hạn chế, khiếmkhuyết Đây là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn Xuất phát từ lý do ấy nên

đề tài: “Quản lý nguồn thu tại Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị” đã được

lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của tác giả trong luận văn này

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở thực trạng nguồn thu và quản lý nguồn thu tại Đài Phát thanhTruyền hình Quảng Trị, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả cácnguồn thu tại Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị, qua đó góp phần thúc đẩy sựphát triển của Đài trong thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến quản lý nguồnthu bao gồm nguồn thu ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hoạt động sự nghiệpcủa Đài PT – TH Quảng Trị

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: tại Đài PT – TH Quảng Trị

- Về thời gian: số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2015 – 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Thông tin, số liệu thứ cấp: được thu thập từ đơn vị nghiên cứu, giáo trình,sách, internet, báo chí chuyên ngành kinh tế có liên quan đến đề tài nghiên

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

cứu,…Số liệu từ Đài PT - TH Quảng Trị bao gồm: Quá trình hình thành và pháttriển của Đài PT – TH Quảng Trị, số liệu về kết quả hoạt động của Đài PT – THQuảng Trị, thống kê doanh thu hoạt động sự nghiệp qua các năm, thu thập từ cácbáo cáo, các tài liệu thống kê chính thức của Ban Giám đốc, bộ phận Kế toán và cácphòng ban chức năng của Đài Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiếtcho phần cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, xác định định hướng và nội dungnghiên cứu.

Phương pháp thu thập các dữ liệu này là tìm, đọc, phân tích, sử dụng vàtrích dẫn

4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được kiểm tra theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác

và lôgic, sau đó được nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm Excel Sử dụngcác công cụ của máy tính để tiến hành phân tích và sắp xếp theo trình tự nhất định.Các số liệu được trình bày ở các bảng số liệu, đồ thị, biểu đồ và hộp ý kiến

4.3 Phương pháp phân tích số liệu

4.3.1 Phương pháp thống kê, mô tả

Luận văn sử dụng phương pháp này để tập hợp, sắp xếp số liệu thu thập đượcdưới dạng bảng biểu, mô hình, đồ thị theo các tiêu chí, tiêu thức phù hợp làm căn cứcho việc so sánh, phân tích đánh giá

Bảng thống kê: Bảng thống kê là hình thức biểuhiện các số liệu thống kê mộtcách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng củacác hiện tượng nghiên cứu Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu nàynhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng Các số liệu đã thuthập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu,phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượngnghiên cứu Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảnggiản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

4.3.2 Phương pháp đối chiếu, so sánh

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị sốcủa kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

Trong đó: Y1 là chỉ tiêu năm trước

Y0 là chỉ tiêu năm sau

Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu trong thời giannghiên cứu Việc so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm cho thấyđược sự tác động có liên quan đến các hoạt động trong phân tích Từ đó có sự nhậndiện rõ các hoạt động trong nghiên cứu

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị sốcủa kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

Y = Y1– Y0

Trong đó: Y0là chỉ tiêu năm trước

Y1là chỉ tiêu năm sauY: là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước củachỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêukinh tế Từ đó đánh giá chính xác các hoạt động phân tích

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn thu ở các đơn vị sự nghiệp

có thu

Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn thu của Đài PT - TH Quảng Trị

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn thu tại Đài

PT – TH Quảng Trị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

1.1 Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu

Trước năm 2000, hầu hết các Đài Truyền hình từ quốc gia đến địa phươnghoạt động theo cơ chế bao cấp, nguồn thu chủ yếu của đơn vị là ngân sách nhànước Theo đó, các đơn vị được giữ lại một phần hoặc toàn bộ nguồn thu từ hoạtđộng sự nghiệp để bảo đảm hoạt động Ngoài ra, hàng năm NSNN còn cấp theo dựtoán cho các Đài các khoản để đảm bảo chi thường xuyên và chi cho đầu tư cơ sở

hạ tầng, trang thiết bị, sửa chữa lớn máy móc…

Từ năm 2000 trở lại đây, các Đài Truyền hình đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ

về cơ chế tài chính qua việc triển khai thực hiện chủ trương tự chủ của Nhà nước.Mặc dù chuyển từ cơ chế bao cấp dần dần sang cơ chế tự chủ các đơn vị cũng gặpkhông ít khó khắc khăn, song đã bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ

Thực hiện cơ chế tự chủ đã góp phần nâng cao tính năng động của các đơn

vị, huy động nguồn lực và mở rộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khángiả Tới nay, gần 100% Đài Truyền hình quốc gia và 70% Đài địa phương thựchiện tự chủ Để tự chủ thành công, các đơn vị đã phải tự vận động, thay đổi phùhợp với xu thế, tạo nguồn lực để phát triển Hướng đi có thể nhiều, khác nhaunhưng mục tiêu chung của các đơn vị là tạo nguồn tài chính vững mạnh để đảmbảo tự chủ thành công

Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có không ít các công trình nghiên cứuđược công bố trong và ngoài nước, sau đây là một số công trình tiêu biểu:

“Quản lý nguồn thu sự nghiệp tại bệnh viện da liễu Trung Ương”, luận vănthạc sĩ của tác giả Trần Thị Hoài Thương viết năm 2016 Nội dung chủ yếu tác giảbài viết đã phân tích và đánh giá cơ chế quản lý trong ngành y tế nói riêng, cụ thể làBệnh viện Da liễu Trung ương trong xu huớng chuyển sang nền kinh tế thị truờng

xã hội chủ nghĩa và chủ truơng xã hội hoá dịch vụ công Nguồn tài chính của các

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

đơn vị này không chỉ do Ngân sách Nhà nước cấp mà từng đơn vị khai thác thêm từcác dịch vụ cung ứng cho xã hội Từ thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhtheo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Bệnh viện Da liễu Trung ương, tác giả đưa ramột số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn thu sự nghiệp củađơn vị.

“Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính, phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước“của Trần Minh Tá và Bạch Thị Minh Huyền(1996) Nội dung chủ yếu của công trình bàn về sự cần thiết phải tiến hành đổi mớichính sách và cơ chế quản lý tài chính trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ởViệt Nam Công trình cũng nghiên cứu, đề xuất định hướng và các giải pháp chủyếu nhằm đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam

“Phát triển nguồn thu tại Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ”, luận vănthạc sĩ của tác giả Trịnh Hùng sơn viết năm 2014 Tác giả để xuất một số nhóm cácgiải pháp để phát triển nguồn thu tại Đài PT – TH Phú Thọ như sau: (1) Nhóm giảipháp về nội dung chương trình, (2) Nhóm các giải pháp về xây dựng cơ chế nguồnthu, (3) Giải pháp về tăng lượng khán giả, (4) Giải pháp về nhân lực, (5) Giải pháp

về công nghệ, (6) Cần xây dựng được chiến lược phát triển rõ ràng, cụ thể Bêncạnh đó, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nuớc, đơn vị chủ quản vàĐài truyền hình

Các bài viết về quản lý nguồn thu, cơ chế quản lý nguồn thu ở các đơn vị sựnghiệp có thu đăng trên các tạp chí kinh tế trong nước và quốc tế

Các công trình nghiên cứu nói trên đều nghiên cứu theo các khía cạnh khácnhau về nguồn thu, chính sách và cơ chế quản lý nguồn thu trong các đơn vị sựnghiệp công lập Tuy nhiên theo nhận thức của tác giả chưa có công trình nghiêncứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ chế quản lý nguồn thu tại một đơn

vị sự nghiệp có thu, cụ thể là Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý nguồn thu trong đơn vị sự nghiệp có thu

1.2.1 Các khái niệm

1.2.1.1 Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu

- Đơn vị sự nghiệp có thu là những đơn vị cung cấp dịch vụ công hoạt độngtrong các lĩnh vực như phát thanh truyền hình, giáo dục, khoa học công nghệ, môitrường, y tế, văn hóa thể thao

Trên giác độ điều hành quản lý, các đơn vị cung cấp dịch vụ công bao gồm cónhững dịch vụ xã hội (giải trí, trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu khoa học )

và dịch vụ công ích (sản xuất và cung cấp điện, nước sinh hoạt, gas, vệ sinh môitrường, ) được gọi chung là các đơn vị sự nghiệp Đối tượng phục vụ của các hoạtđộng này chính là công chúng, và các hoạt động này được gọi là hoạt động sản xuất

và cung ứng dịch vụ công, đó chính là nhiệm vụ cơ bản của các đơn vị sự nghiệp

- Nguồn thu xét về hình thức nó phản ánh sự vận động và chuyển hóa của cácloại nguồn thu trong quá trình tạo dựng các quỹ bằng tiền Xét về bản chất nó lànhững mối quan hệ biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hìnhthành các quỹ bằng tiền nhằm phục vụ cho sự phát triển của tổ chức

Nhà nước cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu khai thác mọi nguồn thu để thựchiện chức năng kinh tế - xã hội mà đơn vị đảm nhiệm Do đó, nguồn thu của cácđơn vị sự nghiệp có thu bao gồm: (i) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; (ii)Nguồn thu sự nghiệp; (iii) Nguồn thu khác của đơn vị sự nghiệp Chủ thể trực tiếpquản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu là Thủ trưởng của các đơn vị đó.Vậy nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu chủ yếu bao gồm từ hai nguồn, thứnhất là nguồn từ ngân sách nhà nước cấp và thứ hai là nguồn từ các hoạt động sựnghiệp Cùng với các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định củapháp luật và các nguồn khác

1.2.1.2 Quản lý nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu

Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý sửdụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đốitượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lýphải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạchđồng thời tổ chức kiểm tra Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệunăng hoạt động của tổ chức.

Có thể hiểu quản lý nguồn thu là một hệ thống các chính sách, công cụ, bộmáy tổ chức và con người thực hiện các hoạt động huy động, phân bổ và tạo dựngcác nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp gồm nhiều biện phápkhác nhau Quản lý nguồn thu là việc sử dụng các công cụ quản lý nhằm phản ánhchính xác tình trạng thu của một đơn vị, thông qua đó lập kế hoạch quản lý và sửdụng các nguồn thu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị Quản lý nguồnthu đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn và đưa ra các quyết định thu và tổchức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động quản lý nguồnthu của đơn vị

Từ khái niệm chung về quản lý nguồn thu, có thể hiểu quản lý nguồn thu trongđơn vị sự nghiệp có thu là một hệ thống các chính sách, công cụ, bộ máy tổ chức vàcon người mà nhà sử dụng để quản lý, điều tiết thống nhất có hiệu quả việc huyđộng, phân bổ và tạo dựng các nguồn lực tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu.Quản lý nguồn thu trong Đài Truyền hình gồm:

 Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệuquả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm

 Thực hiện chính sách ưu đãi, chiết khấu, hoa hồng,… cho các đối tượngkhách hàng

 Từng bước tiến tới hạch toán chi phí và giá thành các chương trình phátthanh, truyền hình

Hiệu quả của thực hiện tài chính kế toán là mục tiêu quan trọng của quản lýnguồn thu của Đài Truyền hình

1.2.2 Đặc điểm và phân loại nguồn thu ở đơn vi sự nghiệp có thu

1.2.2.1 Các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu

Một là, kinh phí do NSNN cấp:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao Đây là nguồn thumang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chínhcho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăngcường tính tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu này trongcác đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN.

- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụđối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu

sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toánđược cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vịkhông phải là tổ chức khoa học và công nghệ);

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặthàng, theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định (điều tra, quy hoạch, khảo sát,nhiệm vụ khác);

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nướcquy định (nếu có);

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớntài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyềnphê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp cóthẩm quyền phê duyệt;

- Kinh phí khác (nếu có)

Hai là, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị thể hiện mối quan hệ giữa ngườihưởng dịch vụ phải trả tiền và người cung ứng dịch vụ Với mỗi đơn vị sự nghiệphoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì sẽ có các nguồn thu sự nghiệp được quyđịnh cụ thể Bao gồm:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước Mức thuphí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiệntheo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với từng loại phí, lệ phí.

- Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyênmôn và khả năng của đơn vị Mức thu từ các hoạt động này do thủ trưởng các đơn

vị quyết định, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy, như:

+ Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: Thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chứctrong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hànhthực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ

và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

+ Sự nghiệp Y tế, đảm bảo xã hội: Thu từ các hoạt động dịch vụ về khám, chữabệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các tổchức; cung cấp các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm; thu từ các hoạt động cungứng lao vụ (giặt là, ăn uống, phương tiện đưa đón bệnh nhân, khác); thu từ các dịch

vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các khoản thu khác theo quy địnhcủa pháp luật

+ Sự nghiệp Văn hóa, Thông tin: thu từ các hoạt động đăng, phát quảng cáotrên báo, tạp chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; thu phát hành báo chí, thông tin

cổ động Thu từ bán vé các buổi biểu diễn, vé xem phim, các hợp đồng biểu diễnvới các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cung ứng dịch vụ in tráng lồng tiếng,phục hồi phim và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

+ Sự nghiệp Thể dục, thể thao: Thu hoạt động dịch vụ sân bãi, quảng cáo, bảnquyền phát thanh truyền hình và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

+ Sự nghiệp kinh tế: Thu tư vấn, thiết kế, quy hoạch, dịch vụ nông lâm, thuỷlợi, thuỷ sản, giao thông, công nghiệp, xây dựng, địa chính, địa chất và các ngànhkhác; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

- Thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

Ba là, nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu không phải nộp ngân sách theo chế độ Đây là những khoảnthu không thường xuyên, không dự tính trước được chính xác nhưng có tác dụng

hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Bốn là, nguồn khác, gồm:

- Nguồn vốn khấu hao cơ bản tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản được

để lại theo quy định

- Nguồn viện trợ, dự án tài trợ trong và ngoài nước

- Nguồn vốn vay của các cá nhân, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước theoquy định của phát luật

- Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước theo quy định của pháp luật

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từcác hoạt động dịch vụ

- Thu khác (nếu có)

1.2.2.2 Đặc điểm và mối quan hệ của các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu

Thứ nhất, Các đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về các khoản thu, mức thu.

Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phíphải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quy định

Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứnhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết địnhmức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng khôngđược vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định

Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theoquy định của nhà nước

Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thutheo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩmchưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác địnhtrên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoảnthu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ

Thứ hai, ngân sách nhà nước, nguồn thu sự nghiệp và nguồn khác có cùng một

mục đích sử dụng là đầu tư cho các hoạt động sự nghiệp, ba nguồn này có mối quan

hệ tác động qua lại, bổ sung cho nhau Trong ba nguồn này, nguồn từ ngân sách nhànước giữ vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng cao, thực hiện được sự phân công tráchnhiệm trong chi tiêu cho các hoạt động sự nghiệp, định hướng cho các hoạt động sựnghiệp phát triển phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảoquyền lợi bình đẳng cho mọi người dân Nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu kháccũng đóng vai trò để hỗ trợ, giảm nhẹ gánh nặng chi cho NSNN và có xu hướngchiếm tỷ trọng ngày càng cao, đồng thời cũng thể hiện được tính năng động, hiệuquả của mỗi đơn vị sự nghiệp trong việc huy động được tổng các nguồn lực của xãhội để đầu tư cho hoạt động cung cấp dịch vụ công

Thứ ba, các đơn vị sự nghiệp còn được tạo điều kiện thuận lợi nhằm khai thác

đa dạng các nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế cho phát triển các sự nghiệpkhoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao thông qua hình thức

xã hội hoá Xã hội hóa là quá trình huy động, tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủđộng của nhân dân và các tổ chức vào hoạt động cung ứng dịch vụ công trên cơ sởphát huy tính sáng tạo và khả năng đóng góp của mỗi người, dưới hình thức: huyđộng kinh phí đóng góp của dân vào việc cung ứng các dịch cụ công cộng của Nhànước; động viên, tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động và tích cực của các tổ chức

và công dân vào quá trình cung ứng dịch vụ công công, đa dạng hóa các hoạt độngcung ứng dịch vụ công trên cơ sở phát huy công sức và trí tuệ của dân

1.2.3 Nội dung của công tác quản lý nguồn thu ở các đơn vị sự nghiệp có thu

Quy trình quản lý nguồn thu được tiến hành theo từng năm kế hoạch qua cácbước sau:

1.1.4.1

Lập dự toán

thu chi

Thực hiện

Thanh tra, kiểmtra, đánh giáĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

1.2.3.1 Lập dự toán thu chi

Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của đơn vị sự nghiệp là thông qua cácnghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắnhạn của đơn vị, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo đượchoạt động thường xuyên của đơn vị, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sởvật chất, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối

đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tưcho đơn vị

Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập dựtoán trên cơ sở quá khứ (incremental budgeting method) và phương pháp lập dự toáncấp không (zero basic budgeting method) Mỗi phương pháp lập dự toán trên cónhững đặc điểm riêng cùng những ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng khác nhau.Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉtiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnhtheo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến Như vậy phương pháp này rất rõràng, dễ hiểu và dễ sử dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sởbền vững cho nhà quản lý trong đơn vị trong việc điều hành mọi hoạt động Phươngpháp lập dự toán cấp không là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựavào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thểhiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động thực tế của năm trước.Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán phức tạp hơn do không dựa trên số liệu,kinh nghiệm có sẵn Tuy nhiên, nếu đơn vị sử dụng phương pháp này sẽ đánh giáđược một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị, chấm dứt tình trạngmất cân đối giữa khối lượng công việc và chi phí thực hiện, đồng thời giúp đơn vịlựa chọn được cách thức tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đề ra

Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp truyền thống, đơngiản, dễ thực hiện và phù hợp cho những hoạt động tương đối ổn định của đơn vị.Trong khi đó, phương pháp lập dự toán cấp không phức tạp hơn, đòi hỏi trình độcao trong đánh giá, phân tích, so sánh giữa nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của đơn vị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

nên chỉ thích hợp với những hoạt động không thường xuyên, hạch toán riêng đượcchi phí và lợi ích.

Trong điều kiện cụ thể ở các đơn vị sự nghiệp của Việt Nam hiện nay, phươngpháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ vẫn là phương pháp được sử dụng rộng rãi Tuynhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp

có thể nghiên cứu triển khai áp dụng thử nghiệm phương pháp lập dự toán cấpkhông cho một số hoạt động tự chủ của đơn vị.” [9]

Khi xây dựng kế hoạch dự toán thu phải dựa vào các căn cứ sau:

+ Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệptrong từng giai đoạn nhất định Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dựtoán thu tài chính ở ĐVSN có cái nhìn tổng quát về những mục tiêu, nhiệm vụ màđơn vị phải hướng tới trong năm, từ đó xác lập được các hình thức, phương phápphân phối nguồn vốn đảm bảo tiết kiệm và đạt hiệu quả cao

+ Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chỉ tiêu cóliên quan đến việc cấp phát kinh phí chi ngân sách nhà nước kỳ kế hoạch mà cấptrên giao cho các ĐVSN Đây chính là việc cụ thể hoá các chủ trương của Nhà nướctrong từng giai đoạn thành các chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch Khi dựa trên căn cứ này đểxây dựng dự toán chi phải thẩm tra, phân tích tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệuquả của các chỉ tiêu thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Trên cơ sở đó có kiếnnghị điều chỉnh lại các chỉ tiêu kế hoạch cho phù hợp

+ Các văn bản pháp lý quy định thu như các chế độ thu do Nhà nước quyđịnh

+ Số kiểm tra về dự toán thu do cơ quan có thẩm quyền thông báo

+ Kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu của các nămtrước (chủ yếu là năm báo cáo) và triển vọng của các năm tiếp theo

1.2.3.2 Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán:

Dự toán thu là căn cứ quan trọng để tổ chức thực hiện thu Thực hiện dự toán

là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính của Đài Đây là quá trình sửdụng tổng hoà các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu

đã được ghi trong kế hoạch thành hiện thực Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển đơn vị Tổ chức thực hiện dự toán lànhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị Do đó đây là một nộidung được đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính của Đài Truyềnhình Việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên độ ngân sách (ở nước ta là mộtnăm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm).

Căn cứ thực hiện dự toán:

- Dự toán thu (kế hoạch) của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trong chấp hành dự toán của Đài Đặcbiệt là trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăng cường quản lý Nhà nước bằngpháp luật, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản

lý tài chính ngày càng được hoàn thiện Việc chấp hành dự toán thu chi ngày càngđược luật hoá, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động thực hiện theo đúng chức năng,nhiệm vụ của mình

- Khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị

- Chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước

- Yêu cầu của công tác thực hiện dự toán Đảm bảo phân phối, cấp phát,sửdụng nguồn kinh phí một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả

- Trong quá trình thu, đơn vị phải thực hiện thu đúng đối tượng, thu đủ, tuânthủ các quy định của Nhà nước để bảo đảm hoạt động của đơn vị mình

- Đảm bảo giải quyết linh hoạt về kinh phí Do sự hạn hẹp của nguồn kinh phí

và những hạn chế về khả năng dự toán nên giữa thực tế diễn ra trong quá trình chấphành và dự toán có thể có những khoảng cách nhất định đòi hỏi phải có sự linh hoạttrong quản lý

1.2.3.3 Quyết toán các khoản thu:

Cuối năm, đơn vị phải kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phảnánh sau một kỳ chấp hành dự toán, giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khâu tổchức thu nộp, sau đó tổng hợp, đánh giá tình hình chấp hành dự toán đã được giao,rút ra những kinh nghiệm choviệc khai thác nguồn thu, công tác xây dựng dự toán và

tổ chức thu nộp trong thời gian tới, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên

Muốn công tác quyết toán được tốt, cần phải:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

+ Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định nhưng đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ,linh hoạt và hiệu quả.

+ Mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định

+ Ghi chép cẩn thận, phản ánh kịp thời và chính xác

+ Thường xuyên tổ chức, đối chiếu, kiểm tra

+ Cuối kỳ báo cáo theo mẫu biểu thống nhất và xử lý những trưởng hợp tráivới chế độ để tránh tình trạng sai sót

1.2.3.4 Thanh tra, kiểm tra, đánh giá:

Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP đối với đơn vị thực hiện tự chủ, tự chịutrách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, đơn vịxây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước và cơ quan quản

lý tài chính trực tiếp Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát thu, chi theo quy định

và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến Do vậy,phải đòi hỏi sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, uốn nắn vàđưa công tác quản lý nguồn thu đi vào nề nếp Việc kiểm tra giúp đơn vị nắm đượctình hình quản lý nguồn thu nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư Cùng với thanh tra,kiểm tra, công tác đánh giá rất được coi trọng trong quá trình quản lý nguồn thu.Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, những việc gì không đạt gây lãng phí để cóbiện pháp động viên kịp thời cũng như rút kinh nghiệm quản lý

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp có thu

1.2.4.1 Các nhân tố bên trong

Một là, đặc điểm của ngành

Đặc điểm hoạt động của ngành là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đếncông tác quản lý nguồn thu của ĐVSN Do đặc điểm hoạt động của các đơn vị khácnhau dẫn đến mô hình quản lý nguồn thu của các đơnvị cũng sẽ khác nhau CácĐVSN nằm trong từng ngành sẽ được đơn vị chủ quản thiết lập cho những cơ chếquản lý nguồn thu nội bộ, áp dụng riêng trong ngành Cơ chế quản lý này vừa phải

cụ thể hóa các văn bản pháp quy của Nhà nước, vừa đáp ứng được những yêu cầu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

riêng của ngành, phù hợp với những yêu cầu quản lý cụ thể, đặc thù mà Nhà nướcchưa quy định, sao cho công tác quản lý nguồn thu thích hợp và chặt chẽ hơn Nhìnchung, do chịu tác động của những cơ quan quản lý ngành, nên cơ chế quản lý theongành các ĐVSN thường chặt chẽ hơn quy định chung của Nhà nước Một số ngành

có những chính sách quản lý tập trung, hạn chế phân cấp quản lý cho các đơn vịthành viên làm ảnh hưởng đến tính tự chủ về tài chính của ĐVSN trong ngành đó.Một số ngành lại mở rộng cho đơn vị trực thuộc dẫn đến sự không công bằng giữacác ĐVSN thuộc các ngành khác nhau Ngoài ra, do tính chất hoạt động, do tầmquan trọng của các ngành khác nhau mà sự ưu tiên cấp phát ngân sách và phân cấpquyền tự chủ tài chính của Nhà nước cũng khác nhau

Hai là, quy mô, tầm quan trọng của đơn vị sự nghiệp

Quy mô, tính phức tạp và tầm quan trọng của từng ĐVSN cũng ảnh hưởngđến quản lý nguồn thu đơn vị Nếu ĐVSN có quy mô lớn, các bộ phận phụ thuộchoạt động phân tán thì chế độ quản lý nguồn thu thiên về phân cấp rộng cho đơn vị

cơ sở, cơ quan quản lý cao nhất của ĐVSN chỉ tập trung đảm nhiệm những khâuquản lý trọng yếu, cần thống nhất trong đơn vị hoặc các khâu mà cấp cao đảmnhiệm hiệu quả hơn Ở các ĐVSN có quy mô nhỏ, kết cấu đơn giản thì bộ máy quản

lý nguồn thu gọn nhẹ, thường chỉ bao gồm cán bộ phòng tài chính kế toán, phòngnày trực tiếp quản lý nguồn thu tài chính ở các bộ phận của đơn vị Thường cácĐVSN có tầm quan trọng thì Nhà nước sẽ ưu tiên hơn trong cấp phát vốn đầu tư vàcấp kinh phí thường xuyên, ngay cả trong các thời kỳ khó khăn Các ĐVSN kémquan trọng hơn đôi khi phải thu hẹp quy mô hoạt động hoặc giảm bớt đầu mối khitài chính nhà nước gặp khó khăn Những yếu tố này cũng ảnh hưởng nhất định đếnquản lý nguồn thu ở ĐVSN

Ba là, trình độ cán bộ quản lý nguồn thu của đơn vị sự nghiệp

Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trongviệc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý Trình độ cán bộ quản lý lànhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời chính xác của các quyết định quản lý,

do đó nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sựthành bại của công tác quản lý nói chung cũng như công tác quản lý nguồn thu nói

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

riêng Đối với các cơ quan quản lý cấp trên, nếu cán bộ quản lý nguồn thu có kinhnghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sẽ đưa ra được những biện pháp quản lýphù hợp, xử lý thông tin quản lý kịp thời, chính xác làm cho hoạt động quản lý ngàycàng đạt hiệu quả cao Ngược lại, nếu cán bộ cấp trên yếu kém, không dám chịutrách nhiệm thì cơ chế quản lý nguồn thu sẽ trì trệ, lạc hậu, kém hiệu quả Đối vớiđội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán, nếu có năng lực, trình độchuyên môn tốt, có kinh nghiệm công tác sẽ đưa công tác quản lý tài chính kế toán

đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính kế toán của Nhà nước, gópphần vào hiệu quả của công tác quản lý nguồn thu ĐVSN nếu không có cán bộquản lý nguồn thu chuyên nghiệp và thành thạo thì nguy cơ thất thoát, sai chế độchính sách và chậm trễ là rất lớn

Bốn là, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị sự nghiệp

Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vịxây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định,

để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, nhằm bảo vệ, quản

lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị Hệ thống kiểm soát nội bộ là chìa khóa

để quản lý nguồn thu ở ĐVSN thực hiện hiệu quả, đúng chế độ, chính sách của Nhànước Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị bao gồm môi trường kiểm soát, hệthống kế toán và các thủ tục kiểm soát Môi trường kiểm soát là những nhận thức,quan điểm, sự quan tâm và hoạt động lãnh đạo đơn vị đối với hệ thống kiểm soátnội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị Môi trường kiểm soátđược đề cao sẽ giúp ĐVSN giảm thiểu nguy cơ sai lầm Hệ thống kế toán là các quyđịnh về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị áp dụng để thực hiện ghi chép kếtoán và lập báo cáo tài chính Hệ thống kế toán là công nghệ mà quản lý tài chínhĐVSN phải tuân thủ Công nghệ này có tính pháp lý quốc gia.Thủ tục kiểm soát làcác quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện trongđơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể Thủ tục kiểm soát được tuân thủ sẽgiúp cán bộ quản lý nguồn thu phát hiện kịp thời sai lầm để sửa chữa Nếu ĐVSN

có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu, thì công tác quản lý nguồn thu sẽđược tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều Hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm cho công

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

tác tài chính được đặt đúng vị trí, được quan tâm đúng mức; hệ thống kế toán đượcvận hành có hiệu quả, đúng chế độ quy định; các thủ tục kiểm tra, kiểm soát đượcthiết lập đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ; giúp đơn vị phát hiện kịp thời mọi sai sót; ngănchặn hữu hiệu các hành vi gian lận trong công tác quản lý nguồn thu.

1.2.4.2 Các nhân tố bên ngoài

Một là, thị trường đầu vào của đơn vị sự nghiệp

ĐVSN là một cơ quan nhà nước nên phải tuân thủ các quy định của Nhà nước

về chi tiêu Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, các ĐVSN phải mua các vật tư,thiết bị, máy móc theo giá thị trường Nếu giá cả thị trường biến động lên, ĐVSNrất khó khăn trong việc đi xin kinh phí bổ sung, bởi nguồn kinh phí Nhà nước cấpđược ổn định cho một số năm Trong trường hợp này, các ĐVSN buộc phải thắtlưng, buộc bụng cố gắng chi dùng trong số tiền được cấp Rồi lấy tiền ở đâu để tăngthu nhập cho người lao động trong các ĐVSN là bài học nan giải hiện nay Để khắcphục khó khăn này, nhiều ĐVSN tổ chức thêm các hoạt động dịch vụ ngoài luồng,cho phép người lao động tranh thủ làm thêm ở nhà v.v… Tình trạng này càng làmcho quản lý nguồn thu trong các ĐVSN càng khó khăn hơn

Hai là, thị trường đầu ra của đơn vị sự nghiệp

Các ĐVSN cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho xã hội theo hai phương thức:độc quyền hoặc cạnh tranh Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ độc quyền như đàiphát thanh, truyền hình, kiểm tra chất lượng, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thểthao thì quản lý nguồn thu theo chế độ của Nhà nước thuận lợi hơn, nhưng cũngthường vấp phải vấn đề trì trệ, lạc hậu của định mức, chính sách do sự quan liêu củacác cơ quan ban hành chính sách và sức ép của các đơn vị cung ứng dịch vụ sựnghiệp vì không có đối chứng so sánh

Với các ĐVSN độc quyền, Nhà nước cần tăng cường vai trò hướng dẫn vàgiám sát của các cơ quan chức năng cấp trên Đối với các ĐVSN cung cấp dịch vụ

và sản phẩm chịu sự cạnh tranh của cơ sở tư nhân thì quản lý nguồn thu đối vớiĐVSN buộc phải thay đổi nhanh hơn theo cơ chế thị trường, nếu không ĐVSN sẽkhông tồn tại được cả về hai phía: hoặc định mức không đủ để cung cấp dịch vụ vớichất lượng cạnh tranh thì hoạt động của ĐVSN sẽ èo uột, thậm chí chết yểu; hoặc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

định mức quá cao sẽ dẫn đến lãng phí, phi hiệu quả Vì thế, đối với các ĐVSN cungứng sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh, Nhà nước cần mở rộng tương đối quyền

tự chủ cho đơn vị, đi đôi với quy định chế độ tự chịu trách nhiệm

Ba là, cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước

Cơ chế quản lý nguồn thu của Nhà nước là toàn bộ các chính sách, chế độ thutài chính thống nhất trong các cơ quan nhà nước mà các ĐVSN phải tuân thủ Thôngqua cơ chế quản lý nguồn thu, nhà nước kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các nguồnlực tài chính công trong các ĐVSN Chính vì thế, cơ chế quản lý nguồn thu của Nhànước là cơ sở, nền tảng của quản lý tài chính trong các ĐVSN Tính chất tiến bộ haylạc hậu của cơ chế quản lý quản lý của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tàichính trong các ĐVSN Một mặt, cơ chế quản lý nguồn thu của nhà nước tạo ra môitrường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêucầu hoạt động của đơn vị Nó được xây dựng dựa trên quan điểm định hướng vềchính sách quản lý ĐVSN trong từng giai đoạn cụ thể của nhà nước nhằm cụ thể hóacác chính sách đó Cơ chế này sẽ vạch ra các khung pháp lý về mô hình quản lýnguồn thu của ĐVSN, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập

dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát, đến quyết toánkinh phí, nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô của nhà nước có tính đếnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị Do đó, nếu cơ chế quản lý nguồn thuphù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linhhoạt, năng động và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính, giúp cho ĐVSN thực hiệntốt nhiệm vụ chuyên môn được giao Ngược lại, nếu các định mức quá lạc hậu, quytrình cấp phát và kiểm tra quá rắc rối, phức tạp thì không chỉ chi phí quản lý nguồnthu tăng, mà còn gây tình trạng che dấu, biến báo các khoản chi cho hợp lệ, hoặcquản lý tài chính không theo kịp hoạt động chuyên môn trong các ĐVSN

1.2.5 Sự cần thiết của quản lý nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp có thu

Thứ nhất, quản lý nguồn thu là một trong những hoạt động quản lý quan

trọng của bất kỳ một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường Thông qua quản

lý nguồn thu, chủ thể quản lý không chỉ kiểm soát được một phần chu trình hoạt

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

động của đơn vị mà còn đánh giá được chất lượng hoạt động của chúng Nguồn thucòn biểu hiện lợi ích của các chủ thể tham gia và liên quan đến đơn vị Thông quaquản lý nguồn thu, chủ thể quản lý sử dụng được công cụ kích thích lợi ích mộtcách hữu hiệu.

Thứ hai, do hoạt động của các ĐVSN rất đa dạng, tham gia trong nhiều lĩnh

vực kinh tế, văn hóa, xã hội và theo đuổi không chỉ mục tiêu riêng, mà còn phục vụmục tiêu chung của toàn xã hội nên quản lý nguồn thu khá phức tạp, thường đượcquy định cụ thể cho từng ngành Trong điều kiện kinh tế thị trường, yêu cầu về chấtlượng dịch vụ công và hiệu quả hoạt động của các ĐVSN là những vấn đề cònmang tính phức tạp hơn nữa Bên cạnh các khoản chi của ngân sách nhà nước đốivới các ĐVSN, các đơn vị này còn có nguồn thu nhập từ chi trả của dân cư Quản lýtốt nguồn thu của ĐVSN không những góp phần làm giảm bớt các khoản chi sựnghiệp của NSNN, mà còn khuyến khích cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xãhội với chi phí tiết kiệm

Thứ ba, quản lý nguồn thu tại các ĐVSN công lập có vài trò cân đối giữa việc

hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầuhoạt động của đơn vị Vì vậy, cần có cơ chế trong quản lý phù hợp với hoạt độngcủa đơn vị nhằm tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt,năng động và phong phú về hình thức, giúp cho các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụđược nhà nước giao Quản lý tài chính tại các ĐVSN công lập đóng vai trò như mộtcán cân công lý, đảm bảo công bằng, hợp lý trong việc sử dụng, phân phối cácnguồn lực tài chính trong từng đơn vị

Thứ tư, việc quản lý, tạo dựng nguồn thu ở các ĐVSN liên quan trực tiếp đến

hiệu quả kinh tế - xã hội và chi tiêu đóng góp của nhân dân Do đó, nếu nguồn thucủa các ĐVSN được quản lý, giám sát, kiểm tra tốt, sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừacác hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chínhcông, đồng thời nâng cao hiệu quả việc huy động các nguồn thu của đơn vị

Ngoài ra, quản lý nguồn thu các ĐVSN còn cung cấp thông tin để tái cơ câuhoạt động cung cấp dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao,… trong tươngquan với sự cạnh tranh của khu vực tư nhân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp có thu

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nguồn thu của các Đài Truyền hình nước ngoài

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý nguồn thu của Đài Truyền hình BBC (Anh)

BBC (British Broadcasting Corporation) là thông tấn xã quốc gia của Vươngquốc Anh và Bắc Ireland BBC là đài truyền hình quốc gia lâu đời nhất trên thếgiới cũng như là đài truyền hình lớn nhất thế giới theo số lượng nhân viên (hơn 20nghìn nhân viên, hơn 35 nghìn nếu tính thêm các nhân viên bán thời gian và nhânviên hợp đồng ngắn hạn) Trụ sở của BBC nằm ở Broadcasting House ở Luân Đôn.Các sản phẩm của BBC bao gồm các chương trình và thông tin trên TV, trênđài phát thanh và trên Internet Nhiệm vụ chính của BBC là đưa truyền thông đạichúng trung lập tại Anh Quốc, Channel Islands và Isle of Man [20]

Nguồn thu chính để cung cấp cho BBC là thông qua giấy phép truyền hình, vớigiá 145.50 bảng mỗi năm cho mỗi hộ gia đình kể từ tháng 4 năm 2010 Cần có giấyphép như vậy để được nhận sóng trên khắp Vương quốc Anh, Quần đảo Channel vàIsle of Man Không cần giấy phép để sở hữu một chiếc ti vi được sử dụng cho cácphương tiện khác, hoặc cho các bộ radio chỉ phát âm thanh (mặc dù cần có giấy phépriêng cho các hộ gia đình không có tivi cho đến năm 1971) Chi phí của một giấyphép truyền hình được đặt ra bởi chính phủ và thực thi bởi luật hình sự Sẽ có sẵngiảm giá cho các hộ gia đình chỉ có máy truyền hình đen trắng Giảm giá 50% cũngđược đưa ra cho những người bị mù hoặc khiếm thị nặng, và giấy phép được hoàntoàn miễn phí đối với bất kỳ hộ gia đình nào có người từ 75 tuổi trở lên Theo kết quảđánh giá chi tiêu gần đây của chính phủ Anh, đã có một thỏa thuận giữa chính phủ vàBBC, trong đó phí cấp phép hiện tại sẽ vẫn bị đóng băng ở mức hiện tại cho đến khiHiến chương Hoàng gia được gia hạn vào đầu năm 2017

Doanh thu được thu thập một cách riêng tư và được trả vào Quỹ Hợp nhất củaChính quyền trung ương, một quy trình được định nghĩa trong Đạo luật Thông tinliên lạc 2003 BBC thu thập và thực thi thu phí giấy phép dưới tên thương mại "TVLicensing" Việc thu thập TV Licensing hiện đang được thực hiện bởi Capita, một

cơ quan bên ngoài Sau đó, các quỹ được phân định bởi Bộ Văn hoá, Truyền thông

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

và Thể thao (DCMS) và Bộ Tài chính và được Quốc hội phê chuẩn thông qua phápluật Các khoản thu nhập bổ sung được trả bởi Bộ Lao động và Lương hưu để bùcho việc miễn giấy phép trợ cấp cho những người trên 75 tuổi.

Thu nhập từ các doanh nghiệp thương mại và từ việc bán hàng ở nước ngoàitrong danh mục các chương trình đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, vớiBBC Worldwide đã đóng góp khoảng 145 triệu bảng cho dịch vụ công cộng cốt lõicủa BBC Theo Báo cáo thường niên năm 2013/14 của BBC, tổng thu nhập của nó

là 5 tỷ bảng Anh (5,066 tỷ bảng Anh), có thể được chia nhỏ như sau:

3.726 tỷ bảng Anh trong phí giấy phép thu được từ các chủ hộ gia đình;

1,023 tỷ bảng Anh từ các doanh nghiệp thương mại của BBC;

244,6 triệu bảng từ khoản trợ cấp của chính phủ, trong đó 238,5 bảng từ Vănphòng Chính phủ cho BBC World Service;

72,1 triệu bảng từ thu nhập khác, chẳng hạn như thu tiền thuê và tiền bảnquyền từ các chương trình phát sóng ở nước ngoài

Hãng BBC được khuyến khích tăng nguồn thu bổ sung từ việc khai thác cácchương trình do chính phủ tài trợ BBC Worldwide bán chương trình và thời lượngphát sóng, đồng thời đó cũng là hãng truyền thông quốc tế số một nước Anh với 18kênh, trong đó có BBC Mỹ Ngoài ra, Worldwide còn phát hành sách, DVD vànhững mặt hàng khác liên quan đến nội dung chương trình và là cổ đông củaUKTV Các hoạt động thương mại được mở rộng và lợi nhuận thu được sẽ dùng đểtái đầu tư cho dịch vụ truyền thông

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý nguồn thu của Kênh Truyền hình CNN (Mỹ)

“Những ngày mới thành lập, CNN còn non trẻ và nguồn kinh phí khá hạn hẹp.Kênh có trụ sở chính nằm ở Atlanta và 8 chi nhánh khác trên nước Mỹ Ban đầu chỉ

là một thương hiệu ít được khán giả biết đến, nhưng CNN đã thực sự thay đổi vàkhẳng định được tầm ảnh hưởng khi đưa tin những sự kiện mang tính lịch sử như:

sự kiện giải thoát các con tin người Mỹ ở Iran năm 1981, tai nạn hàng không ở hồPotomac ở Washington năm 1982, tàu con thoi Challenger phát nổ ở Florida năm1986… và khán giả nhận ra rằng đây là một kênh truyền hình đáng tin cậy cho các

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

sự kiện trên thế giới trong vòng 24 giờ và người Mỹ bắt đầu biết đến CNN CNN đãthực sự vươn ra thế giới khi đưa tin các sự kiện điển hình như: chiến dịch "Bão táp

sa mạc" được phát động dưới thời Tổng thống George H W Bush năm 1991, cuộckhông kích của Mỹ nhằm vào Baghdad CNN đưa tin chiến sự trực tiếp tại chiếntrường Theo ước tính có khoảng 16 triệu khán giả đã theo dõi tình hình chiến sựqua kênh CNN được trực tiếp từ Kuwait, Baghdad và các vùng chiến sự trong chiếndịch bên cạnh các kênh tryền hình là đối thủ cạnh tranh như: CNBC, MSNBC, FoxNews Channel…”[19]

Với đội ngũ 300 phóng viên chuyên nghiệp, 38 trung tâm thông tin, 1.000cộng tác viên và hơn 1.500 nhân viên chuyên lo thu thập thông tin có mặt khắp nơitrên thế giới Phóng viên của CNN tác nghiệp ở những nơi sự kiện đang diễn ranóng nhất với những tin tức trực tiếp từ hiện trường, những tin tức thời sự từ chiếntrường, những hội nghị cấp cao…

Để có được ngày hôm nay, CNN phải trải qua những giai đoạn thăng trầmtrong quá trình phát triển Từ năm 2000 đến 2003, hoạt động kinh doanh của CNN

bị thua lỗ Time Warner, công ty mẹ của CNN, đã tính đến khả năng sát nhập CNNvào ABC News, thậm chí còn có ý định bán đứt CNN vào năm 2003 Sau thời gianchỉnh đốn và tự làm mới mình, CNN chính thức lấy lại khán giả truyền hình ở độtuổi từ 25 đến 54 và qua mặt Fox News, trở lại vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tin tức.Năm 2007, CNN.com được thành lập Ngay lập tức, website này nhanh chóng trởthành nơi cung cấp thông tin lớn nhất thế giới Theo thống kê, CNN.com vượt mặt

cả Wikipedia, Yahoo News và MSNBC.com Headline News, CNN International vàCNN.com là các thành viên mới thêm sau này vào ngôi nhà chung CNN

Năm 2003 - 2004, CNN rơi vào khủng hoảng Người có công đưa kênh truyềnhình này ra khỏi giai đoạn khó khăn là Jim Walton - nguyên Chủ tịch CNN đến cuốinăm 2012 Sau khi nhậm chức vào tháng 9/2003, Walton đã thực hiện kế hoạch cải

tổ sâu rộng, trong đó phải kể đến việc phát triển CNN ở ba lĩnh vực: truyền hình,phát thanh và Internet Sau thời gian cải tổ và phát triển ở các lĩnh vực mới, doanhthu CNN liên tục tăng Từ năm 2004, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

CNN là 20% - một con số ấn tượng trong lĩnh vực tryền thông Hằng năm, lợinhuận của CNN tăng từ 200 triệu USD lên hơn 400 triệu USD.

Hiện nay, lượng khán giả của CNN lên tới hàng tỷ người trên khắp thế giới.CNN đã biến tin tức thành những sản phẩm khác nhau rồi kinh doanh nguồn tin tức

đó Hiện doanh thu hằng năm CNN thu về là hàng tỷ USD từ tin tức, ngoài doanhthu khổng lồ từ quảng cáo trên truyền hình, Internet, phát thanh… Sau 3 thập kỷ kể

từ ngày 1/6/1980, CNN trở thành gã khổng lồ truyền thông của thế giới

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nguồn thu của các Đài Truyền hình trong nước

1.3.2.1 Kinh nghiệm quản lý nguồn thu tại Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế

Là một Đài địa phương khu vực miền Trung, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế

có nhiều nét tương đồng với Đài PT – TH Quảng Trị, đều là đơn vị sự nghiệp có thu

tự chủ một phần kinh phí, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế thực hiện công tác tài chínhtheo các luật và nghị định sau:

Trước năm 2017 áp dụng luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày16/12/2002 của Quốc hội, từ 01/01/2017 trở đi thực hiện theo luật Ngân sách Nhànước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; Nghị định số 43/2006/NĐ-CPngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế, và tài chính đối với đơn vịcông lập Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã phát sóng truyền hình trên vệ tinh từnăm 2015 phủ sóng cả nước và các nước Đông Nam Á, thời lượng phát sóng là17h/ngày

Năm 2017 tổng nguồn sự nghiệp của Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đạtkhoảng 20 tỷ đồng, trong đó thu từ quảng cáo 15 tỷ đồng, thu từ hợp đồng dịch vụkhác khoảng 4 tỷ đồng, thu từ bán chương trình khoảng 1 tỷ đồng Đài chỉ có thể tựđáp ứng được một phần nhu cầu chi thường xuyên, bình quân khoảng từ 40-50%,còn lại vẫn dựa vào ngân sách nhà nước Những năm gần đây, doanh thu từ hoạtđộng dịch vụ quảng cáo của các đài địa phương nói chung và Đài PT – TH ThừaThiên Huế nói riêng đều giảm mạnh, ước tính từ 2015-2017, bình quân giảm từ 30-

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

40%, trong khi nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp hằng năm không tăng hoặctăng không đáng kể.

Đài PT - TH Thừa Thiên Huế đã đa dạng nguồn thu, trong đó lựa chọn mộthướng đi mới trong quản lý nguồn thu, đó là bán sản phẩm là các chương trìnhtruyền hình tự sản xuất cho các đài trung ương và địa phương khu vực phía nam vớicác phim tài liệu về nét đặc trưng của văn hóa cố đô Huế, quảng bá mảnh đất, conngười, văn hóa – du lịch Huế

1.3.2.2 Kinh nghiệm quản lý nguồn thu tại Đài Truyền hình Việt Nam

Quản lý tài chính tại Đài THVN được thực hiện theo nghị định số18/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ và Thông tư số 09/2009/TT-BTCngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính:

- Đài THVN thực hiện cơ chế tài chính, lao động, tiền lương như doanhnghiệp nhà nước

- Hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật

- Quyết định dùng vốn nhà nước do Đài THVN quản lý để đầu tư, thành lậpdoanh nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép

- Đài THVN là chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp do Đài quyết định thànhlập và chủ sở hữu phần vốn góp tại các doanh nghiệp thuộc Đài theo quy định củapháp luật

Tại Đài THVN, doanh thu được quản lý chặt chẽ theo quy định hiện hành củanhà nước và của Đài Hàng tháng, các đơn vị có thu trực thuộc Đài THVN phải báocáo kết quả thu của tháng vào ngày 15 tháng sau và nộp tiền về tài khoản của ĐàiTHVN (sau khi trừ đi các khoản được để lại chi tại đơn vị theo quy định) Trênnguyên tắc bảo đảm thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao,các đơn vị được giao thu quảng cáo & dịch vụ truyền hình và các đơn vị có liênquan phải thực hiện đúng Pháp lệnh Quảng cáo, Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của Luật Báo chí, Luật Thương mại, Pháp Lệnh Hợp đồng kinh tế, LuậtBản quyền, các quy định hiện hành của nhà nước, đơn giá quảng cáo và các quyđịnh của Đài THVN

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Đơn giá quảng cáo và chế độ ưu đãi cho khách hàng quảng cáo do Tổng giámđốc Đài THVN quy định, hoặc được phân cấp cho các đơn vị xây dựng theo khunggiờ, kênh phát sóng, theo trang in, vị trí trang; được công khai áp dụng cho từngnăm và được điều chỉnh nhằm đảm bảo khai thác tích cực các nguồn thu, phấn đấudoanh thu năm sau cao hơn doanh thu năm trước liền kề Từng bước tiến tới thựchiện đấu giá quảng cáo theo các khung giờ quảng cáo và trong các chương trìnhtruyền hình theo quy định của nhà nước.

Kết quả của việc áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp đã thúc đẩy doanhthu của Đài THVN tăng trưởng nhanh, doanh thu năm 2016 tăng 227,8% so vớinăm 2015 và năm sau đều tăng so với năm trước Đài THVN đã khai thác tốt nguồnlực của xã hội, nâng cao chất lượng chương trình, thu hút khán giả truyền hình và từ

đó tăng doanh thu quảng cáo chương trình, doanh thu truyền hình trả tiền và cácdịch vụ khác như in băng, bán bản quyền chương trình Nguồn thu quảng cáo thờigian gần đây chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các Đài truyền hình, giữa các hìnhthức quảng cáo: báo hình, báo viết, internet nên Đài THVN đã khai thác hếtnăng lực của mình để tăng nguồn thu khác như bán bản quyền chương trình truyềnhình, thu thuê bao truyền hình, bán thiết bị DTH, in sao băng chương trình

1.3.3 Bài học kinh nghiệp rút ra với Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị

Thứ nhất, chủ động và tích cực trong việc xã hội hóa các chương trình phát

thanh và truyền hình Trước yêu cầu phát triển, Đài PT – TH Quảng Trị cần phải cómột quan điểm tích cực trong triển khai các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm nguồnthu Tuy nhiên, trước kinh doanh, các sản phẩm của nhà đài phải đáp ứng tốt hơnnhu cầu thông tin, giải trí lành mạnh của công chúng Việc xã hội hóa các hoạt độngcủa truyền hình đã và sẽ là một khuynh hướng tất yếu trong thời gian tới Chỉ có thể

để cho công chúng ngày một tham gia nhiều hơn vào các công đoạn sản xuất củamình, và hướng hoạt động sản xuất đến phục vụ và thoả mãn nhu cầu xem của côngchúng, Đài PT – TH Quảng Trị mới có điều kiện thuận lợi để phát triển, giữ được

ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh thông tin bùng nổ hiện nay

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Thứ hai, không ngừng đổi mới các chương trình đáp ứng được yêu cầu phát

triển của địa phương và đất nước trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,phát huy thế mạnh bản sắc của địa phương để tạo thế cạnh tranh và thu hút cácnguồn lực cho đầu tư phát triển, từ đó tạo các nguồn thu ổn định

Thứ ba, quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý mà trong đó yếu tố con

người là quan trọng nhất Phải có kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp

lý, phát huy tính sáng tạo, hiệu quả của mỗi cán bộ công chức trong đơn vị thànhsức mạnh tập thể để lãnh, chỉ đạo và thực hiện tốt nhất có thể các mục tiêu và địnhhướng đã đề ra

Thứ tư, cần vừa tập trung đầu tư nâng cao chất lượng chương trình cốt lõi

như chương trình chính sự, chương trình giải trí đem lại nguồn thu lớn, ổn định.Nâng cao chất lượng chương trình để có thể bán chương trình trình truyền hình.Việc mở mới chương trình cần tính toán hiệu quả trong việc quản lý nguồn thu cho

cơ quan

Tóm tắt chương I

Tóm lại, trong chương này tác giả đã trình bày tổng quan các tài liệu và côngtrình nghiên cứu liên quan trước đây, những lý thuyết liên quan đến đơn vị sựnghiệp công lập có thu, các loại nguồn thu, công tác quản lý nguồn thu trong đơn vị

sự nghiệp có thu, đồng thời đưa ra một số vấn đề liên quan đến công tác quản lýnguồn thu để có cái nhìn toàn diện về lĩnh vực quản lý nguồn thu ở Đài Truyềnhình Từ đó làm rõ đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu làm cơ sở nghiên cứu

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN THU CỦA ĐÀI PHÁT

THANH TRUYỀN HÌNH QUẢNG TRỊ

2.1 Tổng quan về Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Đài PTTH Quảng Trị

Ngày 20 tháng 7 năm 1955, cùng với sự hình thành đặc khu Vĩnh Linh, ĐàiTruyền thanh Vĩnh Linh được thành lập (tiền thân của Đài PT-TH Quảng Trị ngàynay) Sau một thời gian ngắn, Đài đã xây dựng được 2 hệ thống truyền thanh với mộtmạng lưới đường dây và máy tăng âm khá hiện đại lúc bấy giờ gồm: Hệ thống truyềnthanh Hồ Xá và hệ thống truyền thanh giới tuyến chạy dọc theo sông Bến Hải trongnhững năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước Ở nơi tuyến đầu miền Bắc, Đài truyềnthanh Vĩnh Linh là cơ quan tuyên truyền đấu tranh chính trị sắc bén, kịp thời của Đảng,phục vụ cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Năm 1972, tỉnh Quảng Trị được giải phóng Tháng 6/1972, cùng với việcthành lập Ty Thông tin – Văn hoá Quảng Trị, Ban Quản lý Truyền thanh Quảng Trịđược thành lập Đến tháng 1/1973, Đài Truyền thanh Đông Hà được thành lập trựcthuộc Ban Quản lý Truyền thanh, từ năm 1973 đến năm 1976 Đài Truyền thanhĐông Hà là cơ quan thông tin đại chúng, tiếng nói của Đảng bộ và Chính quyềncách mạng tỉnh Quảng Trị

Năm 1976, sáp nhập ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Ngày 15tháng 4 năm 1976, Đài Phát thanh Bình Trị Thiên được thành lập

Ngày 1/7/1989 tỉnh Quảng Trị được lập lại Đài Phát thanh Quảng Trị đượcthành lập và tổ chức phát sóng chương trình phát thanh đầu tiên Đến ngày17/11/1992 UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 701/QĐ-UB về việc thành lậpĐài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và chương trình Chào xuân Bính Thân (1992)được xem là chương trình truyền hình đầu tiên của Đài PT-TH Quảng Trị

Từ đó cho đến nay, Đài PT-TH Quảng Trị đã không ngừng được đầu tư, nângcao chất lượng chương trình, mở diện phủ sóng, tiếp tục tăng thời lượng chương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 15/02/2019, 11:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Tài chính, 2002. Hỏi đáp về cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp có thu. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hànhchính và đơn vị sự nghiệp có thu
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
8. Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị, 2014 - 2016. Báo cáo quyết toán tài chính năm 2014 - 2016. Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quyết toán tàichính năm 2014 - 2016
4. Bộ Tài chính – Vụ Ngân sách nhà nước, 2005. Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Hungary và Cộng Hòa Liên bang Đức trong quản lý tài chính ngân sách Khác
5. Chính phủ, 2002. Nghị định số 51/2002/NĐ - CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí Khác
6. Chính phủ, 2013. Nghị định 43/ 2006/ NĐ - CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Khác
7. Phan Thị Cúc, 2002. Đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê Khác
9. TS Nguyễn Phú Giang – Đại học Thương mại. Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp và những vấn đề đặt ra hiện nay Khác
11. Quốc hội, 1999. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 Khác
12. Trịnh Hùng Sơn, 2014. Phát triển nguồn thu tại Đài Phát thanh và Truyền hình Phú ThọĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w