Phát triển nguồn thu tại đài phát thanh truyền hình phú thọ

5 652 16
Phát triển nguồn thu tại đài phát thanh truyền hình phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển nguồn thu tại Đài phát thanh truyền hình Phú Thọ Trịnh Hùng Sơn Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Trần Đức Hiệp Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Nguồn thu; Quản lý tài chính Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bất cứ xã hội nào, thời đại nào quyền hạn luôn đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn càng nhiều, càng lớn thì trách nhiệm càng nặng nề. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện, đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp để gắn hoạt động của nó với cơ chế thị trường, ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội. Ngày nay, trong thế kỷ XXI với thành tựu của nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá, nó đã mang lại những cơ hội và thách thức không nhỏ cho mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập. Việt Nam đã tận dụng những cơ hội đó để vận dụng vào thực tế với những nội dung và chương trình lớn nhằm hội nhập thành công. Trong đó có chương trình tổng thể cải cách nền hành chính quốc gia, được phê duyệt tại Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Một trong bốn nội dung quan trọng của Chương trình tổng thể nền hành chính quốc gia là cải cách nền tài chính công. Để thực hiện nội dung trên, Chính phủ đã ban hành, Quyết định 192/2001/QĐ - TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước; Nghị định 10/2002/NĐ - CP ngày 16 tháng 1 năm 2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Nghị định 10 của Chính phủ ra đời đã tạo nên những chuyển biến đáng kể trong quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu công lập. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cơ chế tài chính mới các đơn vị sự nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công là một yêu cầu khách quan. Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ (Đài PT&TH Phú Thọ) là Đài Truyền hình địa phương được thành lập từ năm 1956, là cơ quan báo chí trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phát triển sự nghiệp phát thanh truyền hình trong tỉnh. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu đã giúp cho Đài PT&TH Phú Thọ bước đầu tự chủ được một phần kinh phí. Đối với các nguồn thu, Đài đã có nhiều cố gắng nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển. Để tăng thời lượng, tăng chương trình sản xuất đòi hỏi cần có nguồn kinh phí thỏa đáng, trong khi nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước là hạn chế sẽ là bất cập cho các hoạt động của Đài PT&TH Phú Thọ trong thời gian tới. Theo định hướng phát triển trở thành Đài trung tâm vùng trung du miền núi Bắc Bộ, với điều kiện xuất phát điểm về kinh tế của tỉnh và của cả khu vực là khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước nên nếu thực hiện cơ chế tự chủ phần lớn kinh phí trong thời gian tới của Đài PT&TH Phú Thọ sẽ là rất khó khăn. Trong những năm qua, để nhằm phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước trong xu thế hội nhập quốc tế, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý và đã đem lại những chuyển biến rất lớn trong hoạt động quản lý của Đài. Tuy nhiên, thực trạng cơ chế tự chủ tài chính hiện tại còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến mục tiêu của quá trình đổi mới. Để tìm ra và có thể áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp mang tính nguyên tắc cho việc quyết định, tổ chức và thực hiện nâng cao nguồn thu ở Đài PT&TH Phú Thọ trong lộ trình phát triển truyền hình Phú Thọ để đến năm 2020 sẽ tự chủ phần lớn về kinh phí là một vấn đề hết sức cấp bách đặt ra hiện nay với mong muốn đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính nhằm phát triển nguồn thu tại Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ phù hợp với định hướng phát triển phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý do ấy nên đề tài: “Phát triển nguồn thu tại Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của tác giả trong luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Dưới nhiều góc độ khác nhau đã có rất nhiều các công trình và đề tài nghiên cứu về công tác quản lý tài chính trong thời gian qua, điển hình như có thể nêu một số công trình như sau: - Luận án tiến sĩ: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam” của tác giả Đặng Văn Du, Học viện Tài chính - 2004. - Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam” của tác giả Lê Phước Minh, Học viện Ngân hàng - 2005. - Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh Thái, Học viện Tài chính - 2008. - Luận án tiến sĩ: “Các giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển giáo dục ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Hiểu, Học viện Tài chính - 2007. - Luận văn thạc sĩ: “Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Đỗ Văn Nhân, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2006. - Luận văn thạc sĩ: “Nguồn tài chính và quản lý tài chính ở các trường đại học công lập trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Văn Phong, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2002. - Luận văn thạc sĩ: “Đổi mới quản lý tài chính ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chính Minh” của tác giả Lê Thị Hoàng Lan, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2007. - Luận văn thạc sỹ : “ Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Đài truyền hình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Nam, Đại học Kinh tế Quốc Dân – 2008. - Đề tài nghiên cứu khoa học: “Đổi mới công tác quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh theo mô hình đơn vị dự toán cấp I”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2007. - Đề tài nghiên cứu khoa học: “Đề án triển khai thực hiện chuyển đổi cơ chế tài chính Đảng sang thực hiện Luật Ngân sách nhà nước đối với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ năm 2008”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2008. - Đề tài nghiên cứu khoa học: “Cơ chế tự chủ tài chính và việc vận dụng trong các đơn vị thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2008. - Tạp chí tài chính số 1/2005: “Mở rộng hơn nữa quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp” của tác giả Huỳnh Thị Nhân. - Tạp chí phát triển kinh tế số 198/2007: “Nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính cho các trường đại học công lập” của tác giả Bùi Công Lập. Qua nghiên cứu một số công trình đã đề cập đến công tác quản lý tài chính đảm bảo các khoản chi cho đơn vị sự nghiệp, phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính cho công tác phát triển ở các đơn vị công lập, phân tích thực trạng chính sách quản lý, đồng thời làm rõ các cơ hội và thách thức để đề xuất các quan điểm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính cho các đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam. Tóm lại: Xét về mặt tổng thể, các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ được những nội dung cơ bản lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính, nguồn kinh phí ở đơn vị sự nghiệp gắn với đặc thù của một số đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt về phát triển nguồn thu tại một Đài Phát thanh và Truyền hình nói chung, đặc biệt là với một địa phương như tỉnh Phú Thọ nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích: Hệ thống hóa có bổ sung, hoàn thiện để làm rõ một số vấn đề lý luận về các nguồn thu sự nghiệp. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng nguồn thu sự nghiệp tại Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay, luận văn đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển nguồn thu sự nghiệp tại Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ. 3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá những nội dung lý luận cơ bản về các nguồn thu ngân sách trong bối cảnh hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn thu tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ 2009 đến 2013. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển nguồn thu tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tế các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Đài PT&TH Phú Thọ. Luận văn không nghiên cứu nguồn thu do ngân sách cấp cho Đài PT&TH Phú Thọ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ. - Về thời gian: Giai đoạn từ 2009 đến 2013. 5. Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu của luận văn Các phương pháp đã sử dụng để thực hiện luận văn là: - Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng. - Phương pháp kỹ thuật: kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp diễn dịch, quy nạp, phương pháp quan sát Đặc biệt, để triển khai thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài còn áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu (phương pháp chuyên gia) và mô hình SWOT trong quá trình dự báo, đánh giá thực trạng nguồn thu của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ. Khi áp dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, đề tài đã sử dụng các số liệu được trích dẫn từ các chứng từ, sổ sách, các báo cáo tài chính tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn Đề tài “Phát triển nguồn thu tại Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ” là đề tài mới, chưa được nghiên cứu tại cơ quan Đài cũng như ở các đài phát thanh truyền hình trong cả nước. Do vậy, từ thực tế nghiên cứu là nhằm: - Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về các nguồn thu ngân sách ở các đơn vị sự nghiệp trong điều kiện hiện nay. - Phân tích thực trạng về các nguồn thu và việc sử dụng các nguồn thu này ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ và chỉ rõ những kết quả, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển nguồn thu ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ trong điều kiện mới. Những kết quả nghiên cứu của đề tài được áp dụng vào thực tế xây dựng và phát triển cơ quan Đài Phát thanh và Truyền hình Thọ và là tài liệu để các đài địa phương khác trong cả nước có thể tham khảo, áp dụng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 10 tiết. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn thu ở các đơn vị sự nghiệp có thu. Chương 2: Thực trạng nguồn thu của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn thu tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ. References 1. Báo Phú Thọ (2009-2013), Báo cáo tài chính các năm 2009; 2010; 2011; 2012; 2013. 2. Báo Phú Thọ (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013. 3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 21/3/2002 Hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP. 4. Bộ Tài chính (2006), Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006. 5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007. 6. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/ 2006. 7. Đài PT&TH Phú Thọ (2009-2013), Báo cáo kết quả quảng cáo các năm 2009; 2010; 2011; 2012; 2013. 8. Đài PT&TH Phú Thọ (2009-2013), Báo cáo tài chính các năm 2009; 2010; 2011; 2012; 2013. 9. Đài PT&TH Phú Thọ, Báo cáo quyết toán tài chính năm 2009- 2013. 10. Đài PT&TH Phú Thọ, Báo cáo doanh thu quảng cáo năm 2009-2013. 11. Đài PT&TH Phú Thọ (2011), Qui chế chi tiêu nội bộ năm 2011. 12. Hoàng Văn Hải (2010), “Quản trị chiến lược”,Các giải pháp chiến lược phát triển, tr.156-174. 13. Nguyễn Quốc Huy (2000), Hoàn thiện tổ chức và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vật tư thiết bị truyền hình Việt nam, Luận án tiến sỹ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Lâm (1998), Hoàn thiện công tác lập và thẩm định các dự án đầu tư xây dựng Đài Truyền hình Việt Nam, Luận án thạc sỹ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 15. Phan Thị Loan (1996), Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế ngành truyền hình Việt Nam, Luận án PTS Khoa học kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Nam (2008), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Đài truyền hình Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đài truyền hình Việt Nam, Hà Nội. 17. Huỳnh Thị Nhân (2005), “Mở rộng hơn nữa quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp”, Tạp chí Tài chính, số 1. 18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. 19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật số 03/2003/QH11 ngày 17-6-2003 về Luật Kế toán. 20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi, Nxb Tài chính. 21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19/06/2009 về chủ trương định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2015. 22. Sở TTTT Phú Thọ (2009-2013), Báo cáo kết quả Truyền hình trả tiền các năm 2009; 2010; 2011; 2012; 2013. 23. Sở TTTT Phú Thọ (2013), Báo cáo kết quả điều tra nghe nhìn. 24. Chung Thị Minh Thu (2007), Chiến lược phát triển dịch vụ quảng cáo trực tuyến của công ty cổ phần viễn thông FPT đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Công ty cổ phần viễn thông FPT, TP Hồ Chí Minh 25. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 08/2004/QĐ-TTg ngày 15/11/2004 phê duyệt Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 2004-2005. 26. Nguyễn Kế Tuấn (1995), Phát triển kinh tế tri thức thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. UBND tỉnh Phú Thọ (2011), Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 18/7/2011 về việc phê duyệt Qui hoạch báo chí Phú Thọ đến năm 2020. 28. UBND tỉnh Phú thọ (2013), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 29. Vai trò của quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. www.phutho.gov.vn . báo cáo tài chính tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn Đề tài Phát triển nguồn thu tại Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ là đề tài mới,. về nguồn thu ở các đơn vị sự nghiệp có thu. Chương 2: Thực trạng nguồn thu của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn thu tại Đài Phát. khách quan. Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ (Đài PT&TH Phú Thọ) là Đài Truyền hình địa phương được thành lập từ năm 1956, là cơ quan báo chí trực thu c UBND tỉnh Phú Thọ thực hiện

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan