Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia cũng như của các địa phương như hệ thống giao thông, bến cảng, cung cấp điện,
Trang 1Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
ở tỉnh Phú Thọ Đào Quang Vũ
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: TS Phạm Vũ Thắng
Năm bảo vệ: 2014
Keywords Quản lý kinh tế; Vốn đầu tư; Phát triển kết cấu hạ tầng; Quản lý xây dựng
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kết cấu hạ tầng kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung, mỗi ngành, mỗi địa phương nói riêng Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại tạo nền tảng cho kinh tế phát triển nhanh, toàn diện và bền vững là điều kiện quyết định sự tăng trưởng, phát triển của nền sản xuất và dịch vụ kinh tế - xã hội Mặt khác, kết cấu hạ tầng kinh tế còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu các thành phần kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đòi hỏi phải
có nguồn vốn lớn, với thời hạn hoàn vốn dài, vì vậy nâng cao hiệu quả huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng chính là góp phần tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia cũng như của các địa phương như hệ thống giao thông, bến cảng, cung cấp
điện, nước sạch, thông tin liên lạc, y tế giáo dục… Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định:
“Nhà nước ưu tiên ngân sách và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong từng vùng và trên cả nước, xem đây là một khâu đột phá để phát triển đất nước hiện nay và chuẩn bị cho các bước tiếp theo, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực này” [16,
tr.199]
Phú Thọ là một tỉnh miền núi, thuộc trung du Bắc bộ, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối giữa các tỉnh vùng Tây bắc, Đông bắc với cả nước và quốc tế Phú Thọ cách Thủ Đô Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội bài 50 km, cách cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai)
và cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) khoảng 200 km, cách cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 200km, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn ở miền bắc Việt Nam là sông Hồng, sông Đà và sông Lô Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi Phú Thọ có nhiều tiềm năng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa của Tỉnh, phù hợp với xu thế hội nhập, hợp tác trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, trên thực tế, kết cấu hạ tầng kinh tế ở Tỉnh Phú Thọ còn kém, số vốn đầu tư vào lĩnh vực này còn thấp, chủ yếu là trông chờ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo kế hoạch, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường thu hút đầu tư Câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư, đồng thời đáp ứng yêu
cầu cơ bản cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại? Do đó, đề tài “Vốn đầu
Trang 2tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Tỉnh Phú Thọ” được chọn làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một vấn đề đặt ra với các địa phương nhất là các Tỉnh nghèo là làm thế nào để huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng kinh tế nói riêng Hơn nữa, kết cấu hạ tầng kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và địa phương nói riêng Song đòi hỏi vốn lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, bởi vậy, phát triển KCHTKT nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết xoay quanh vấn đề này:
- Đặng Thành Cương (2012) [41], Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kết hợp với khảo sát thực tiễn, luận văn đã hệ thống bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư FDI theo cách tiếp cận vĩ mô đứng trên góc độ nhà quản
lý, đó là: Giá trị gia tăng; hệ số ICOR; năng suất lao động; hiệu suất sử dụng điện năng, sử dụng đất; mức độ đóng góp vào xuất khẩu, GDP, ngân sách Nhà nước và tạo việc làm của khu vực FDI
Luận văn cũng đã luận giải các chính sách để thu hút vốn FDI vào địa phương đó là chính sách cơ cấu ngành tại địa phương, chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách về đất đai, chính sách
về lao động, ưu đãi hỗ trợ đầu tư, chính sách cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư
Luận văn nghiên cứu thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Nghệ An, nơi đã có một số đề tài nghiên cứu về thu hút vốn FDI nhưng ít có nghiên cứu đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn FDI Thông qua việc đánh giá thực trạng vốn FDI tại Nghệ An, luận văn đã chỉ ra nhiều hạn chế dẫn đến kết quả có sự mất cân đối trong thu hút vốn FDI, hiệu quả sử dụng vốn FDI thấp, quy
mô vốn nhỏ
Luận văn cũng khẳng định hiệu quả sử dụng vốn FDI còn thấp so với kỳ vọng được chứng minh qua tác động của vốn FDI đến đóng góp vào kinh tế, tạo việc làm, cải thiện môi trường, đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong đó nhấn mạnh đến cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, quản lý nhà nước, hoạt động xúc tiến và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Bên cạnh đó, việc tăng cường thu hút FDI tại Nghệ An cần gắn quy mô với chất lượng và hiệu quả sử dụng, chứ không thu hút bằng mọi giá Dựa trên cơ sở thực tế tại địa phương, luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp để tăng cường thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh, đó là: Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng
kỹ thuật tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài; thúc đẩy hoạt động xúc tiến; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; phát triển công nghiệp hỗ trợ; cải cách thủ tục hành chính; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện các biện pháp chống chuyển giá; cần thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI bằng các mô hình kinh tế lượng
- Vũ Thanh Mại (2007) [42]: trong thời gian qua, Đăk Lăk và các tỉnh vùng Tây Nguyên được Nhà nước quan tâm đầu tư thông qua chương trình phát triển vùng Tây Nguyên, các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng Nền kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển nhất định, song nhìn chung lại thì xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp Tốc độ tang trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế cao Huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế còn hạn chế, tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp; vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chỉ đủ tập trung cho xây dụng cơ sở hạ tầng thiết yếu, thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất; bên cạnh đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao, hiện tượng thất thoát lãng phí vốn đầu tư còn nhiều, nhất là khu vực Nhà nước gây nhiều bức xúc trong nhân dân
Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế; kinh nghiệm của một số nước trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu thời kỳ công nghiệp hóa, các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Trên cơ sở lý luận, đi sâu phân tích và đánh hiện hiện trạng huy động vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2001-2005, từ đó tác giả đề ra các giải pháp cụ thể, đồng bộ và cố hệ thống phù hợp thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2006-2010
- Nguyễn Lương Thành (2006) [43], Tác giả Nguyễn Lương Thành đã làm rõ được:
Trang 3Những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội đã được phân tích một cách hệ thống, bao gồm khái niệm và nội hàm của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Đặc biệt đã chỉ ra đặc điểm của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình này Tác giả đã khảo sát các kinh nghiệm của các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên, Quảng Ninh và Hải Dương và rút ra được những thành công và những hạn chế trong quá trình huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội
Phân tích đánh giá thực trạng việc huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh sau khi tái lập tỉnh (1997-2005), từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tiếp theo
Từ những phân tích trên, Tác giả đề xuất 6 quan điểm khi tổ chức huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và 5 giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2006-2010
- Đinh Văn Phượng (2000) [30]: trong luận văn, tác giả đã phân tích được đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội ở miền núi phía Bắc, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra 3 nhận xét có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư ở miền núi phía Bắc nước ta, đó là: Nhu cầu
về vốn đầu tư phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc là cấp thiết và mang tính khách quan; Lượng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi có quy mô lớn, thời bạn đầu tư dài, thậm chí có những lĩnh vực khó thu hồi vốn; Huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế ở các tỉnh miền núi phía bắc là vô cùng khó khăn và bất lợi hơn so với những vùng khác trong cả nước
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình huy động và sử dụng vốn, tác giả đã đưa ra những
đề xuất: Tăng mức đầu tư từ Ngân sách và tín dụng để các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện có hiệu quả chương trình dự án; Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư và phương thức phối hợp tiến trình đầu tư giữa các chương trình dự án, nhắm tập trung vốn đầu tư, sử dụng vốn có hiệu quả nhất để phát triển kinh tế miền núi phía Bắc; Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng và hấp dẫn hơn nữa để miền núi phía bắc thu hút được mọi nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài thông qua con đường hợp tác liên doanh, liên kết; Tăng thêm lượng vốn đầu tư để mở rộng các lớp học nhằm trang bị kiến thức cơ bản của nền kinh tế thị trường cho nhân dân, các chủ đầu tư và cán bộ cơ sở Đồng thời, cần có chính sách thực sự ưu đãi đối với cán bộ chuyên gia đến làm việc tại các vùng núi
- Khamphouthong Vichitlasy (2013) [44], luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư phát triển và huy động vốn cho đầu tư phát triển ở một địa phương Luận văn cũng đã nghiên cứu k inh nghiệm huy động vốn đầu tư của thủ đô Hà Nội và rút ra các bài học bổ ích cho Thủ đô Viêng Chăn
Luận văn đã nghiên cứu và phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển ( theo 3 nguồn chủ yếu: vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư của khu vực dân cư và vốn đầu tư từ nước ngoài) của Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn 2006 - 2011 Qua nghiên cứu luận văn đã góp phần khẳng định các thành tựu đạt được, đồng thời cũng chỉ rõ các hạn chế, tồn tại của công tác huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận văn trình bày các quan điểm định hướng, xác định nhu cầu vốn đầu tư phát triển của Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn đến năm 2015 và 2020 Từ đó luận văn đề xuất 3 nhóm giải pháp và 3 kiến nghị đối với cấp trên nhằm huy động có hiệu quả vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Viêng Chăn theo các định hướng
Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào những năm gần đây, luận văn đã chỉ ra năm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cập trong việc huy động vốn đầu tư phát triển hiện nay của Thủ đô Viêng Chăn, bao gồm: Việc tổ chức thực hiện dự án đầu tư của Nhà nước nói chung trong những năm gần đây còn nhiều khó khăn, do thu ngân sách vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, thực hiện kế hoạch đầu tư chậm, nhà
Trang 4thầu không có tiền để quay vòng đầu tư, nhiều dự án chậm tiến độ; Thủ đô Viêng Chăn vẫn chưa xây dựng được cơ cấu vốn cần huy động từ các nguồn, mới chỉ cố gắng huy động được nhiều vốn đầu tư từ các nguồn nhất là vốn đầu tư nước ngoài mà chưa xác định được là huy động, thu hút vốn đầu tư vào ngành nào, lĩnh vực nào; Các doanh nghiệp tư nhân ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn chế, kết quả kinh doanh khiêm tốn, thiếu định hướng dài hạn; Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn chưa xây dựng được các quy định và chưa đưa ra được cá biện pháp cụ thể để
hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Công tác quy hoạch còn những bất hợp lý làm cho tình trạng các dự án FDI tập trung vào lĩnh vực có lợi thế, có khả năng thu hút nhanh mà không tập trung vào lĩnh vực có lợi thế
Luận văn cũng đã đề xuất bốn nhóm giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển phù hợp tại Thủ đô Viêng Chăn, bao gồm: Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tăng cường huy động vốn nhà nước trên cả 3 mặt: Vốn ngân sách nhà nước; vốn đầu tư của khu vực dân cư; vốn đầu tư nước ngoài; Tạo cơ chế khuyến khích tư nhân và dân cư đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội của Lào nói chung và của Thủ đô Viêng Chăn nói riêng; Hoàn thiện môi trường pháp lý và thủ tục hành chính để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Tập trung tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tốc độ giải ngân các dự án ODA
Luận văn cũng đã đề xuất kiến nghị đối với cấp trên và với chính quyền Thủ đô Viêng Chăn trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện cơ chế chính sách và công tác điều hành quản
lý vốn đầu tư phát triển
- Thu hút vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng: đột phá từ hình thức hợp tác công - tư, bài viết của
Phùng Tuấn đăng trên tạp chí tài chính (tapchitaichinh.vn) ngày 02-01-2012 Trong bài viết, tác giả
Phùng Tuấn đã mạnh dạn đánh giá thực trạng nguồn vốn NSNN ở nước ta “Việt Nam nổi lên như một điển hình thành công về phát triển kinh tế ở Đông Nam Á trong gần thập kỷ qua với tốc độ phát triển GDP nhanh nhất vùng và là điểm sáng thu hút các nguồn vốn đầu tư bên ngoài Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cũng tăng rất nhanh trong khi hiện nay đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực này còn khá hạn chế và thiếu hiệu quả
Vì vậy, việc thu hút nguồn vốn bên ngoài thông qua phương thức hợp tác công tư (PPP) đang được coi là hướng đi thích hợp nhất trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành tái cấu trúc đầu tư công, giảm dần nguồn NSNN đầu tư để giảm bội chi ngân sách” Tác giả phân tích làm rõ sự hạn chế của việc huy động vốn từ NSNN, trong khi nhu cầu sử dụng vốn đầu tư ngày một tăng Đối với nguồn vốn huy động ngoài NSNN, tác giả chỉ ra 4 nguyên nhân dẫn đến việc huy động vốn từ bên ngoài khó khăn Từ đó, tác giả cho rằng huy động vốn theo hình thứ hợp tác công - tư là bước đột phá quan trọng và hiệu quả Bằng phương pháp phân tích, dẫn chứng và tổng hợp từ các dự án và một
số quốc gia đã sử dụng hình thức huy động vốn này, tác giả đã làm rõ những ưu điểm của nguồn vốn theo hình thức hợp tác công - tư Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra 5 vấn đề cơ bản mà Việt Nam phải làm để có thể thu hút mạnh mẽ được nguồn vốn đầu tư bên ngoài và từ khu vực tư nhân trong nước
Nhìn chung, các công trình đã công bố chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nói chung hoặc nghiên cứu về một nguồn vốn cụ thể nào đó trong phát triển kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước và ở một
số tỉnh, thành phố, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ Vì vậy, đề tài mà học viên lựa chọn làm luận văn Thạc sĩ là không trùng lặp với các nghiên cứu đã được công bố
Trang 53 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn cho đầu tư cho phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế
- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2013
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế ở Tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới (đến năm 2020)
4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài có thể huy động cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Tỉnh Phú thọ
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp cơ bản của triết học, phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin và các chính sách của Nhà nước, của Tỉnh Phú Thọ
- Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như khảo sát, thống
kê, gắn lý luận với thực tiễn trong phân tích và tổng hợp để rút ra các kết luận cần thiết
- Phương pháp tổng hợp từ kinh nghiệm huy động vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của một số tỉnh Đồng thời, tham khảo kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học
đã công bố
5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Vấn đề vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm hai nội
dung đó là huy động vốn và sử dụng vốn Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian không cho phép nên luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề huy động vốn cho đầu tư phát triển một số lĩnh vực thuộc hệ thống kết cấ hạ tầng kinh tế đó là: hệ thống giao thông; hệ thống công trình cấp điện; hệ thống cấp nước sạch; hệ thống thoát nước và xử lý rác thải tại Tỉnh Phú thọ
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2013, và giải pháp huy động vốn đầu tư chô phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đến năm 2020
6 Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa đặc điểm chủ yếu của vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, nguồn vốn và các hình thức huy động vốn cho lĩnh vực này
- Phân tích đánh giá thực trạng, làm rõ những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong việc huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trong những năm tiếp theo
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong
3 chương, 8 tiết
References
1 Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Tỉnh Phú
Thọ lần thứ XVII, Phú Thọ
Trang 62 Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh (2010), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bắc
Ninh lần thứ XVIII, Bắc Ninh
3 Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Hưng Yên (2010), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Tỉnh
Hưng Yên lần thứ XVII, Hưng Yên
4 Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Tỉnh
Vĩnh Phúc lần thứ XV, Vĩnh Phúc
5 Phạm Đăng Bình, Nguyễn Văn Lập (1995), Từ điển kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội
6 Bộ Kế hoạch đầu tư (1999), Một số vấn đề chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng đô thị lớn ở
Việt nam đến năm 2010, Hà Nội
7 Bộ Giao thông vận tải (2005), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, Hà Nội
8 Bộ Kế hoạch đầu tư (2004), Việt Nam hướng tới năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
9 Bộ Kế hoạch và đầu tư (2005), Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010, Hà Nội
10 Bộ Kế hoạch và đầu tư (2005), Báo cáo thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt
Nam, Hà Nội
11 Bộ Tài Nguyên môi trường (2005), Báo cáo phương án sử dụng đất, tài nguyên nước, địa
chất khoáng sản và bảo vệ môi trường vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Hà Nội
12 Chính phủ (2006), Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 Ban hành quy chế quản lý và
sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, Hà Nội
13 Công ty Cổ phần cấp nước Phú Thọ (2006), Báo cáo tình hình hoạt động công ty giai đoạn
2006 - 2010 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2010-2015
14 Cục Thống kê Phú Thọ (2010), Tình hình kinh tế xã hội năm 2005-2010 Tỉnh Phú Thọ, Phú
Thọ
15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội
16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội
17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
18 I.Đ.U Đan Xốp và F.I.Pôlianxki (1994), Lịch sử tư tưởng kinh tế, phần thứ nhất, tập 2, Nxb
Khoa học - Xã hội, Hà Nội
19 Nguyễn Đức Độ (2001), Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò của nó đối với củng cố
quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận văn tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà
Nội
20 Phan Tú Lan (2002), Khai thác và quản lý vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ký thuật đô thị
tại Việt Nam, luận văn tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội
21 Nguyễn Hữu Lợi (2006), Huy động vốn ngoài ngân sách để phát triển kết cấu hạ tầng xã hội
ở thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội
22 C.Mác và Ph Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội
23 C.Mác và Ph Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội
24 C.Mác và Ph Ăngghen (1986), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
25 GS.A.B Moixeere (1985), Từ điển kinh tế, Nxb Giáo dục, Mátxcơva
26 Hồ Văn Mộc, Điêu Quốc Tín (1994), Chú giải thuật ngữ kế toán Mỹ, Nxb Đồng Nai
27 Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công
nghiệp hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội
Trang 728 Nguyễn Thành Nam (2009), Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Phú Thọ hiện nay, luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia, Hà Nội
29 Lê Du Phong (1996), "Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (số 13), tr 4-8
30 Đinh Văn Phượng (2000), Thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế miền núi phía
bắc nước ta hiện nay, Luận văn tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội
31 Lê Đăng Quang (2007), Vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở tỉnh Bắc Ninh,
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
32 Đào Trọng Quy (2008), Huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở khu kinh tế
Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
33 Sở Điện lực Phú Thọ (2013), Quy hoạch phát triển điện lực Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015,
có xét đến năm 2020
34 Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Phú Thọ (2013), Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước
năm 2010
35 Sở Giao thông Phú Thọ (2013), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030
36 Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ (2013), Báo cáo tình hình thực hiện các nguồn vốn đầu tư
nước ngoài trên địa bàn Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và danh mục các dự án gọi vốn đầu tư giai đoạn 2011-2020
37 Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Phú Thọ (2013), Quy hoạch phát triển hệ thống cấp,
thoát nước và vệ sinh môi trường giai đoạn 2011- 2015
38 Phạm Thị Túy (2009), Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
39 Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, tái bản năm 2006
40 Thủ Tướng Chính Phủ (quyết định số 99/2008/QĐ-TTg), Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
41 Đặng Thành Cương (2012), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
tỉnh Nghệ An, Luận văn tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
42 Vũ Thanh Mại (2007), “Giải pháp huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho đầu
tư phát triển trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2006-2010”, luận văn thạc sỹ kinh tế,
trường đại học Kinh Tế Hồ Chí Minh
43 Nguyễn Lương Thành (2006), Tăng cường vốn đầu tư để xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới: Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
44 Khamphouthong Vichitlasy (2013), Huy động vốn đầu tư phát triển tại thủ đô Viêng Chăn
nước CHDCND Lào, Luận văn tiến sĩ quản lý kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
Website