Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
466,12 KB
Nội dung
Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội Dương Ngọc Thanh Trường Đại học Kinh tế Luận án TS ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 62 31 01 01 Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Dũng Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Hệ thống hoá lý luận về phân phối thu nhập và phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức. Làm rõ thực trạng thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đưa ra hệ thống các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ vững ổn định kinh tế, ổn định môi trường chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của Thủ đô Hà Nội. Keywords: Doanh Nghiệp; Vốn; Đầu tư nước ngoài; Phân phối thu nhập Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phân phối thu nhập trong doanh nghiệp ở nước ta, đặc biệt trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề phức tạp, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp này đã được cải thiện đáng kể song còn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế có những đặc điểm riêng nên trong phân phối thu nhập cũng không ít đặc thù. Phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn liên quan đến vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với nhiều nước, nhiều doanh nghiệp; liên quan đến vấn đề pháp luật, kinh tế, văn hóa, Do vậy, phải có những lý thuyết phù hợp giúp các nhà hoạch định chính sách giải quyết thỏa đáng những vấn đề này trong bối cảnh khuyến khích đầu tư nước ngoài, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế trong nước. Thực tiễn cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng đang đối mặt với hàng loạt thách thức như: mâu thuẫn chủ - thợ dẫn đến đình công, bãi công và tranh chấp lao động cả về quyền và lợi ích diễn ra khá phổ biến; tình hình chính trị - xã hội ở một số địa phương có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khá căng thẳng. Những vấn đề này phải chăng bắt nguồn từ thực trạng phân phối thu nhập chưa hợp lý trong các doanh nghiệp. Việc cải cách chính sách tiền lương, thu nhập cho khu vực doanh nghiệp (đặc biệt là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trong môi trường hội nhập đang đặt ra gay gắt, với những yêu cầu và đòi hỏi mới. Phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là vấn đề quan trọng nằm trong thách thức cần hoàn thiện. Việc nghiên cứu, xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách của Nhà nước trong thời gian tới nổi lên như những nhiệm vụ cấp bách. Bên cạnh đó để đáp ứng mục tiêu tận dụng cơ hội phát triển do dòng vốn đầu tư nước ngoài và xu hướng phát triển kinh tế tri thức mang lại, câu hỏi đặt ra là việc định hình một cách thức phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở tư duy, mục tiêu, giải pháp như thế nào nhằm thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội? Đây là vấn đề lớn của Thủ đô và đất nước. Vì vậy việc tập trung đi sâu nghiên cứu đưa ra bức tranh toàn cảnh thực trạng phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp này ở góc độ thể chế và công bằng, từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp cho quan hệ phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp này của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung là thực sự cần thiết. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu về phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Bởi vậy, luận án “Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội” của tác giả lựa chọn có ý nghĩa cấp thiết. Tác giả hy vọng, luận án sẽ góp phần đề xuất chính sách và giải pháp xây dựng quan hệ phân phối thu nhập theo hướng công bằng và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Thủ đô và của cả nước. 2. Tình hình nghiên cứu: Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Tiếp cận về phân phối thu nhập được nhiều trường phái và học giả quan tâm nghiên cứu. Các học giả Mác- xít là Mác, Anghen và Lênin xem xét quan hệ phân phối trong hệ thống quan hệ sản xuất. Đại diện của các trường phái kinh tế thị trường nhấn mạnh nguyên tắc phân phối theo thể chế nhà nước phúc lợi. Ngoài ra đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài, đại diện là các học giả như: N.Kaldor; S.Kuzents; O.Galor và J.b. Zeira; Liu Lin và Qin Wanshun; Attanasio và Binelli (2003) quan tâm nghiên cứu chủ đề này. Các công trình nghiên cứu đó đã đưa ra khuôn khổ lý thuyết phong phú và sâu sắc cho phép nhận diện và lý giải nhiều vấn đề về phân phối thu nhập trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Các công trình ở trong nước: Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về phân phối thu nhập cũng không ít. Nhiều công trình nghiên cứu được biên soạn khá công phu với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã khái quát lý luận về phân phối thu nhập, lợi ích kinh tế và một số vấn đề liên quan tới phân phối thu nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Song các nghiên cứu này hầu như chưa đề cập đến việc phân chia lợi ích kinh tế và vấn đề thể chế phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và đánh giá toàn diện về phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các khía cạnh như: Thể chế phân phối thu nhập; công bằng trong phân phối và những giải pháp hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp này ở Hà Nội. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu trong đề tài luận án là đòi hỏi cấp thiết. Câu hỏi nghiên cứu của luận án là: Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội có những ưu nhược điểm gì? Cần phải làm gì và làm như thế nào để khắc phục các nhược điểm, tạo sự hài hòa các lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp này, góp phần thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng quan hệ phân phối thu nhập, chỉ ra những thành công và bất cập trong phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, luận án đề xuất những quan điểm, giải pháp hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp này nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của các chủ thể trong doanh nghiệp và lợi ích của đất nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Hệ thống hoá lý luận về phân phối thu nhập và phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức. 2. Làm rõ thực trạng thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội; chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. 3. Đưa ra hệ thống các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ vững ổn định kinh tế, ổn định môi trường chính trị- xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của Thủ đô Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất; vừa chịu sự tác động của sản xuất, trao đổi, tiêu dùng và tác động trở lại mạnh mẽ các khâu đó, vừa là biểu hiện của việc thực hiện các lợi ích kinh tế. Nghiên cứu phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, luận án tập trung vào những nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là thể chế phân phối. Đây là nhân tố quyết định sự công bằng trong phân phối, mức độ hài hòa giữa các lợi ích kinh tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, bao gồm doanh nghiệp liên doanh nước ngoài và doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ (không xem xét các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, chứng khoán hoặc kinh doanh các loại hình vốn khác). - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm doanh nghiệp liên doanh nước ngoài và doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài từ năm 2000 đến nay (có tham khảo các số liệu từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987). - Về nội dung: Luận án nghiên cứu quan hệ phân phối với 3 chủ thể chính là Nhà nước, chủ doanh nghiệp và người lao động; cụ thể là vấn đề thể chế phân phối thu nhập và công bằng xã hội trong phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội. 5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu: Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận trước hết dưới góc độ là một khâu của quá trình tái sản xuất, tác động qua lại với các khâu khác. Đồng thời, phân phối thu nhập là nhân tố trực tiếp quyết định mức độ thực hiện các lợi ích kinh tế của các chủ thể trong doanh nghiệp. Công bằng trong phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận theo các nguyên tắc thị trường. Sự điều tiết của nhà nước dù quan trọng đến đâu cũng phải dựa trên nguyên tắc này. Luận án dựa trên phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, luận án sử dụng những phương pháp như: Phương pháp logic và lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn, phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh. 6. Đóng góp mới của luận án - Luận án đã khái quát có chọn lọc những vấn đề lý luận về phân phối thu nhập qua các trường phái kinh tế thị trường. Từ đó làm mới lý luận về lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện một nền kinh tế thị trường hiện đại. - Từ việc phân tích thực trạng của phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, luận án chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực này. - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp để hoàn thiện phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội, đảm bảo hài hoà các lợi ích, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục, luận án gồm 3 chương. Chương 1: Lý luận về phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Chương 2: Phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội; Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội; CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG Trong mục này, luận án làm rõ những nội dung sau: 1.1.1. Khái luận về lợi ích kinh tế: Luận án đã làm rõ bản chất của lợi ích kinh tế, các hình thức lợi ích kinh tế, vai trò của lợi ích kinh tế, đưa ra kết luận ở góc độ phân phối thu nhập trong doanh nghiệp là: Lợi ích kinh tế là quyền lợi (quyền được hưởng) của các chủ thể tham gia trên cơ sở đóng góp nguồn lực dựa vào kết quả hoạt động kinh tế. 1.1.2. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trƣờng: Phân phối thu nhập trong nền kinh kinh tế thị trường là một vấn đề phức tạp đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học. Luận án đã chỉ rõ bản chất của quan hệ phân phối, các hình thức thu nhập chủ yếu trong doanh nghiệp - đó là: Tiền lương của người lao động, Lợi nhuận thuộc về chủ doanh nghiệp và thu ngân sách (thuế) của Nhà nước. 1.1.3. Lƣợc thuật các lý thuyết phân phối trong nền kinh tế thị trƣờng: Luận án đã lược thuật có chọn lọc các lý thuyết về phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường như: Lý thuyết của các nhà kinh tế cổ điển, đại diện là Adam Smith và David Ricardo; lý thuyết của các nhà kinh điển Mác – Lênin; lý thuyết của các nhà kinh tế tân cổ điển mà đại diện tiêu biểu là J.B.Clark; lý thuyết của các nhà kinh tế với những nghiên cứu mới về phân phối là A. Marshall, Vifredo Pareto, A.Pigou; lý thuyết của trường phái “kinh tế phúc lợi mới” mà đại diện tiêu biểu là Keynes, John Hicks và Nicholas Kaldor, A.Bergson, Paul Samuelson… Các lý thuyết đã đưa ra các luận điểm khoa học liên quan đến các khía cạnh của quá trình phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường ở các giác độ khác nhau. Đây là những cơ sở khoa học để tác giả nghiên cứu về phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội. 1.2. PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Trong mục này, luận án đề cập những vấn đề ảnh hưởng đến phân phối thu nhập; đưa ra khái niệm, định hình cấu trúc thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN; đồng thời xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá công bằng xã hội trong phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp này. 1.2.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ảnh hƣởng đến quan hệ phân phối thu nhập Luận án làm rõ các lợi ích to lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mang lại, đồng thời nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp này như: Nhân tố chính trị; nhân tố kinh tế; nhân tố văn hóa; mức độ hội nhập. 1.2.2. Thể chế phân phối trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 1.2.2.1. Khái niệm thể chế phân phối thu nhập: Trong mục này, luận án làm rõ khái niệm về thể chế, thể chế kinh tế, thể chế kinh tế thị trường. Từ các khái niệm và nghiên cứu về quan hệ phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn ĐTNN, tác giả đề xuất khái niệm sau: “Thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các quy tắc, luật lệ, thoả ước, cơ chế thỏa thuận… chi phối việc phân phối thu nhập của các chủ thể kinh tế trong doanh nghiệp”. 1.2.2.2. Cấu trúc của thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: 1). Các luật chơi và các quy tắc về hành vi phân phối lợi ích kinh tế của doanh nghiệp - cái điều chỉnh các hoạt động của các bên tham gia “trò chơi” phân phối lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. 2). Nhà nước, các bên tham gia quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là người lao động và người sử dụng lao động. 3). Cách thức tổ chức (cơ chế) thực hiện các luật chơi đó nhằm đạt được mục tiêu, hay kết quả mà các bên tham gia mong muốn. Đồng thời, để các hoạt động phân chia được thực hiện theo cơ chế thị trường. 4). Thị trường các yếu tố sản xuất là các đầu mối tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở các yêu cầu, quy định của “luật chơi". Hình 1.1: Thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Kinh tế thị trƣờng Thị trƣờng các yếu tố đầu vào Thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp ĐTNN Các quy tắc về phân phối thu nhập trong DN ĐTNN Khung pháp luật về phân phối thu nhập trong DN ĐTNN Các nguyên tắc phân phối thu nhập Các chủ thể tham gia phân phối thu nhập trong doanh nghiệp ĐTNN Nhà nước Nhà đầu tư nước ngoài Người LĐ và đại diện Các cơ chế thực thi thể chế phân phối thu nhập DN ĐTNN Cơ chế thỏa thuận tiền lương Cơ chế tham gia, phối hợp Cơ chế thanh tra, kiểm tra Cơ chế vận hành quan hệ LĐ 1.2.3. Công bằng xã hội trong phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: Luận án đã làm rõ vai trò của công bằng trong phân phối thu nhập. Đồng thời, luận án đưa ra một số chỉ tiêu đo lường công bằng trong phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đó là: Tỷ lệ phân chia thu nhập của các chủ thể ; mức độ tương xứng giữa tiền lương, thu nhập và sự đóng góp của người lao động; chỉ tiêu công bằng giữa những người lao động. 1.3. PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở BẮC KINH (TRUNG QUỐC) 1.3.1. Đột phá về lý luận phân phối thu nhập: Trong lĩnh vực phân phối thu nhập, Trung Quốc có những đột phá chủ yếu thể hiện trên các phương diện là: (1). Đột phá vào quan niệm bình quân chủ nghĩa. (2). Thực hiện chính sách "ưu tiên hiệu qủa, chiếu cố công bằng. (3). Xây dựng lý luận kiên trì phân phối theo lao động là chính, cho phép các yếu tố sản xuất tham gia vào phân phối. (4). Xây dựng và kiện toàn hệ thống bảo hiểm xã hội thích ứng với nền kinh tế thị trường XHCN. 1.3.2. Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Thành phố Bắc Kinh: Luận án đã làm rõ các qui định của Thành phố Bắc Kinh tác động đến phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp theo, luận án đã đánh giá thực trạng phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Thủ đô Bắc Kinh ở các góc độ là các chủ thể tham gia phân phối thu nhập, các cơ chế thực thi phân phối thu nhập và đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho Bắc Kinh. 1.3.3. Các bài học rút ra cho Hà Nội: Trên cơ sở xem xét, đánh giá phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc), luận án rút ra 7 bài học quan trọng cho Hà Nội: (1). Kết hợp hợp lý mục tiêu hiệu quả và công bằng xã hội; (2). Xác định vai trò phân phối lợi ích kinh tế của các chủ thể có ý nghĩa quan trọng trong phát triển các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; (3). Cần thiết một cơ chế phân cấp, tăng thẩm quyền ban hành các chính sách của Thành phố nhằm tác động đến các qui định về tiền lương và thu nhập một cách linh hoạt; (4). Phân phối thu nhập bảo đảm công bằng xã hội trong kinh tế thị trường là phải kết hợp nhuần nhuyễn, tối ưu giữa nguyên tắc tự do của thị trường và nguyên tắc công bằng xã hội; (5). Quản lý Nhà nước về phân phối thu nhập trong kinh tế thị trường là vấn đề được quan tâm; (6). Chính sách phân phối thu nhập của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là bài toán tổng thể về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội; (7). Phải thực hiện cơ chế thỏa thuận về tiền lương ở trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. (8). Chính sách phân phối của Trung Quốc làm cho gia tăng giãn cách giầu nghèo giưuax các vùng miền và các tầng lớp dân cư. Đây là nguyên nhân tiềm tàng bất ổn xã hội. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 - Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp liên quan đến lợi ích của các chủ thể: nhà đầu tư nước ngoài, người lao động và nhà nước. Thực hiện phân phối công bằng trong các doanh nghiệp này không chỉ đảm bảo lợi ích của các chủ thể này, mà còn góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo động lực cho sự phát triển của đất nước và của từng địa phương. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đặc thù riêng và vì vậy thể chế phân phối ở các doanh nghiệp này cũng có không ít đặc thù. Do vậy, hoàn thiện thể chế phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp này có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo thực hiện hài hòa các lợi ích kinh tế. Việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá công bằng là cơ sở đánh giá sát thực hơn thực trạng phân phối trong loại hình doanh nghiệp này. - Qua khảo cứu phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) và rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Hà Nội. CHƢƠNG 2 PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI 2.1. THỂ CHẾ PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI 2.1.1. Môi trƣờng pháp luật: Luận án nghiên cứu khung pháp lý cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, pháp triển của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với việc ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài (1987), Nhà nước Việt Nam đã chính thức thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của thành phần kinh tế có vốn nước ngoài. Tiếp theo là nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành đã thực sự là bước tiến dài theo hướng cải thiện môi trường đầu tư, tạo một "sân chơi" bình đẳng cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Đã hình thành khung pháp lý cho lao động, khung pháp lý cho chính sách tiền lương, khung pháp lý cho chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 2.1.2. Các chủ thể chính trong phân phối thu nhập Luận án đã nghiên cứu 3 chủ thể như sau: 2.1.2.1. Nhà nước: Là một chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối thu nhập trong doanh nghiệp. Với kết quả sản xuất kinh doanh tăng nhanh, nguồn thu của ngân sách nhà nước từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Hà Nội ngày càng tăng. Việc chuyển giá, trốn, nợ thuế luôn là vấn đề mà cơ quan nhà nước cần phải xử lý. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước, làm cho việc phân phối trở nên không công bằng giữa các chủ thể liên quan mà đặc biệt là nhà nước - chủ thể đại diện lợi ích toàn dân. 2.1.2.2. Doanh nghiệp: Số lượng doanh nghiệp ĐTNN tăng nhanh hàng năm. Tổng số lao động năm 2010 tăng 2,37 lần so với năm 2005 và 1,15 lần năm 2008. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đa số có quy mô vốn lớn, doanh thu tăng liên tục qua các năm, tổng lợi nhuận trước thuế đạt cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản suất kinh doanh năm 2010 đạt 2,95% cao hơn so với năm 2009 (2,83%). 2.1.1.3. Người lao động: Với việc tăng số lượng lên rất nhanh các doanh nghiệp có vốn ĐTNN của Hà Nội đã tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp liên tục tăng lên. Thu nhập bình quân tháng của 1 lao động ở các ngành khác nhau có sự phát triển mạnh và chênh lệch rất khác biệt. Thu nhập bình quân của các loại lao động trong loại hình doanh nghiệp này có sự chệnh lệch và giãn cách mạnh, đặc biệt là khoảng cách về thu nhập giữa lao động quản lý và lao động giản đơn. * Đại diện người lao động - Công đoàn: Nhiều năm gần đây, vai trò của Công đoàn trong các các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã ngày càng được thể hiện rõ hơn trong việc đảm bảo duy trì trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính đại diện cũng như việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động còn hạn chế, đặc biệt trong quá trình thương lượng thỏa thuận về tiền lương và các quan hệ lao động khác. 2.1.3. Cơ chế phân phối thu nhập: Luận án đã phân tích cơ chế phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Cơ chế thực thi quan hệ lao động; cơ chế thỏa thuận tiền lương, thu nhập; cơ chế tham gia, phối hợp; cơ chế thanh tra, kiểm tra phân phối thu nhập. 2.1.4. Các thị trƣờng cơ bản tác động đến phân phối thu nhập: Luận án đã phân tích một số thị trường cơ bản tác động đến phân phối thu nhập như: Thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường đất đai, thị trường khoa học công nghệ. Tóm lại: Thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Hà Nội đang từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, Thể chế phân phối thu nhập hiện vẫn là khâu yếu nhất trong quan hệ phân phối thu nhập ở loại hình doanh nghiệp này. Điều này được thể hiện ở khung luật pháp, chính sách vẫn chưa cho phép đảm bảo một chế độ phân phối công bằng; chưa thực hiện được việc vừa đảm bảo mở rộng tỷ lệ người có thu nhập cao và trung bình, vừa nâng cao mức thu nhập cho người thuộc nhóm yếu thế, là người trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp; chế độ tiền công, tiền lương hiện hành còn bất cập; sự lúng túng trong việc xác định các biện pháp điều tiết thu nhập trong quản lý giám sát phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp này. Các thị trường yếu tố sản xuất đầu vào chưa đảm bảo, không đủ mạnh. Cơ chế thỏa thuận về tiền lương ít hiệu quả; quản lý nhà nước về thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn nhiều bất cập; thanh tra, kiểm tra nhà nước về tiền lương và thu nhập còn yếu kém. 2.2. CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI 2.2.1. Tỷ lệ phân chia giữa các chủ thể: việc phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn có tỷ lệ không thống nhất ở từng hàng hóa cụ thể, cũng như trong từng nghành nghề SX – KD, chưa hợp lý về tỷ lệ phân phối nhằm đảm bảo lợi ích của các bên. Từ trường hợp nghiên cứu, tác giả đã cố gắng đưa ra tỷ lệ phân chia cơ bản là: Nhà nước từ 35% đến 40%; người lao động từ 40% đến 45% và chủ doanh nghiệp 15% đến 20%. Đây là căn cứ cho các chủ thể thỏa thuận về thu nhập của mỗi bên nhằm xây dựng quan hệ phân phối hài hòa và quan hệ lao động tiến bộ. 2.2.2. Mức độ tƣơng xứng giữa tiền lƣơng, thu nhập và đóng góp của ngƣời lao động: Thỏa ước lao động tập thể về tiền lương là sự định hình về giá cả sức lao động, dựa trên khả năng chi trả của chủ doanh nghiệp, phù hợp với giá cả thị trường theo quy luật cung - cầu, đảm bảo nhu cầu người lao động theo mức sống, không thấp hơn lương tối thiểu quy định của pháp luật. Trên thực tế, lợi ích của người lao động bị vi phạm, chủ yếu là vấn đề tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm. Mặc dù, tiền lương của các doanh nghiệp trả cho người lao động đều cao hơn mức lương cơ bản do Nhà nước ta quy định, song nó lại là thấp so với mức chi tiêu thực tế hàng tháng của người lao động. Có sự khác biệt về thu nhập giữa các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mức lương thấp nhất thuộc về ngành sản xuất công nghiệp và gia công chế biến. 2.2.3. Công bằng giữa những ngƣời lao động: Trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài, nếu chia lao động ra làm 4 loại (lao động quản lý, viên chức chuyên môn nghiệp vụ, lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh và nhân viên thừa hành, phục vụ), thì khoảng cách chênh lệch về tiền lương bình quân tháng giữa các loại lao động trong loại hình doanh nghiệp này là khá lớn, thấp nhất là nhân viên thừa hành, phục vụ và cao nhất là lao động quản lý. Đó là một quan hệ tiền lương nghiêng về phía đãi ngộ cao đối với lao động quản lý, các nhà chuyên môn, chuyên gia và ép tiền lương đối với lao động trực tiếp sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu, là tiềm tàng của tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có xu hướng ngày càng gia tăng hiện nay Nhận xét, tiền lương tối thiểu chung còn quá thấp, chưa theo kinh tế thị trường, nhưng lại ràng buộc rất chặt với tiền lương tối thiểu khu vực thị trường làm cho khu vực này rất khó chuyển sang cơ chế thị trường. Thu nhập của người lao động trong những năm qua tuy có tăng nhưng ở mức còn thấp không đủ bù trượt giá tiêu dùng, nhất là lương thực, thực phẩm làm cho đời sống của người lao động, đặc biệt là nhóm thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn. Cơ chế, chính sách phân phối thu nhập trong doanh nghiệp đổi mới không theo kịp cơ chế quản lý kinh tế trong kinh tế thị trường nên chưa thực sự công bằng. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trả lương cho người lao động khá thấp và thường sát với lương tối thiểu. Việc phân chia tổng thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN có sự khác biệt ở các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và gia công chế biến. Các chủ thể được hưởng trong phân phối thu nhập chưa có tỷ lệ hợp lý dẫn đến thất thu ngân sách của Nhà nước, thu nhập của người lao động không đảm bảo cuộc sống. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đình công, lãn công trong thời gian qua. Phân tầng xã hội về thu nhập giữa các loại hình doanh nghiệp có xu hướng tăng, nhất là có sự chênh lệch khá lớn giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp sản xuất của các doanh nghiệp ngành nghề có lợi thế cạnh tranh. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI Luận án đã đánh giá và làm rõ những đóng góp chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thủ đô Hà Nội cả về mặt kinh tế và xã hội cũng như chỉ ra 7 vấn đề tồn tại và 4 nguyên nhân cơ bản của những bất cập trong phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội. [...]... trong nước và của Thủ đô Hà Nội tác động đến phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài 3.2 QUAN ĐIỂM VỀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG TRONG PHỐI THU NHẬP Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI Từ kết quả nghiên cứu 2 chương, đặc biệt là chương 2, luận án rút ra 3 quan điểm quan trọng để thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Hà Nội. .. nguyên nhân, hạn chế tác động đến thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN Đây là cơ sở để tác giả định hình, đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Hà Nội Lý luận và thực tiễn đòi hỏi Hà Nội phải sớm hoàn thiện thể chế phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đó là tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ... Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia phân phối thu nhập ở doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 3.3.3.1 Cơ quan quản lý nhà nước: Luận án đã đưa ra các giải pháp đối với thành phố Hà Nội và 7 kiến nghị đề xuất với Trung ương nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý của nhà nước đối với quá trình phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3.3.3.2 Chủ doanh nghiệp: Năng cao năng... phân phối thu nhập của loại hình doanh nghiệp này Đó là cơ sở khoa học để đánh giá sâu sắc thực trạng phân phối thu nhập của loại hình doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Hà Nội Vận dụng những nghiên cứu lý luận và các bài học ngoài nước, luận án đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về những thành tựu và hạn chế trong phân phối thu nhập của loại hình doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Hà nội Luận án chỉ ra thể chế phân. .. kinh tế - xã hội và trong nội bộ doanh nghiệp đang đặt ra những vấn đề thách thức cần được giải quyết trong thời gian tới CHƢƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI 3.1 BỐI CẢNH TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỂ CHẾ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI Luận án đã phân tích và đánh giá... phân phối thu nhập là khâu yếu nhất dẫn đến phân phối thu nhập ở loại hình doanh nghiệp này chưa thỏa đáng; việc phân chia các lợi ích kinh tế còn bất cập giữa các chủ thể trong doanh nghiệp; các loại lao động trong cùng doanh nghiệp ĐTNN; các doanh nghiệp ĐTNN hoạt động ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau và giữa loại hình doanh nghiệp này với các loại doanh nghiệp khác trên địa bàn Hà Nội. .. chế phân phối thu nhập theo định hướng thị trường, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Với những quan điểm và giải pháp phù hợp, Hà Nội hoàn toàn có khả năng xây dựng và hoàn thiện một thể chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đảm bảo hài các lợi ích của các chủ thể liên quan và của cả xã hội cũng như trong nội bộ doanh nghiệp - Đây là mục tiêu và động lực phát triển doanh. .. những năm qua, phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, tăng cường đồng thu n xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Tuy nhiên, thể chế phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp này đang... thu nhập ở doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ giữa các chủ thể trong doanh nghiệp và động lực phát triển doanh nghiệp Bởi vậy, thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ có ý nghĩa để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp, mà còn góp phần phát triển một thành phần kinh tế quan trọng, đáp ứng lợi ích người lao động và của đất nước Trong. .. hiểm, bảo hiểm y tế và các chế độ phụ cấp mới nhất, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội 10 Nguyễn Bá Châu (2012) Đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầ u tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội, Trường Đại học Công đoàn, Hà Nội 11 Phan Trung Chính (2007), “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội , Tạp chí quản lý nhà nước (số 141), tr 30-32 . Chương 1: Lý luận về phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Chương 2: Phân phối thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội; Chương 3: Quan. phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội. 5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu: Phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. hoàn thiện phân phối thu nhập trong loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội; CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 1.1.