1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thông tin tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hà nội

8 217 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 237,02 KB

Nội dung

Giải pháp thông tin tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hà Nội Đào Thị Hồng Ngọc Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60.34.05 Người hướng dẫn: TS. Đặng Đức Sơn Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Chương I: Cơ sở lý luận về vai trò của thông tin tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương II: Thực trạng vai trò thông tin tài chính đối với việc tiếp cận nguồn vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp thông tin tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hà Nội. Keywords: Doanh nghiệp nhỏ; Doanh nghiệp vừa; Hà Nội; Quản trị kinh doanh; Thông tin tài chính; Vốn Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam cũng như các nước trên Thế giới, doanh nghiêp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội khối lượng hàng hóa lớn, giải quyết nhiều nhu cầu việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khai thác các nguồn lực, tiềm năng tại chỗ của mỗi địa phương tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho phần lớn bộ phận dân cư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn giữ vai trò trong việc hỗ trợ, bổ sung cho các doanh nghiệp lớn tạo thành mối liên kết chặt chẽ cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển bền vững. Hiện nay tại các nước có nền kinh tế phát triển xu hướng doanh nghiêp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ lệ áp đảo so với doanh nghiệp có quy mô lớn. Tính đến cuối năm 2007, số lượng DNNVV ở Hàn Quốc chiếm 99,8% trong tổng số gần 3 triệu DNNVV, tại Nhật Bản số lượng 2 DNNVV chiếm tới 99,7% so với 5 triệu DNNVV. Tại Việt Nam theo thống kê gần đây cho thấy các DNNVV chiếm gần 96% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp gần 45% GDP và thu hút một lượng lớn lao động, tạo 12 triệu việc làm cho toàn xã hội, trong đó phải kể đến Thành phố Hà Nội, trung tâm văn hoá - du lịch của cả nước, nơi có số lượng DNNVV chiếm thị phần lớn đứng thứ hai trong cả nước [15, tr. 25]. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của khu vực DNNVV đối với việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong thời gian vừa qua nhiều chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ đối với khu vực doanh nghiệp này. Thực tiễn hai năm qua cho thấy kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thời kỳ mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp được hoà nhập và phát triển đặc biệt là đối với khu vực DNNVV. Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển, để đạt được những thành tựu, các DNNVV gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức đã và đang ngày một tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như là đến từng doanh nghiệp nói riêng. Ngoài những yếu tố khách quan: sự phân biệt đối xử giữa khu vực tư - công; mối quan hệ giữa DNNVV và các định chế tài chính, sự bất cân xứng trong quá trình trao đổi thông tin…những yếu tố chủ quan xuất phát từ chính bản thân DN: năng lực tài chính thấp, không có tài sản thế chấp, thông tin tài chính của doanh nghiệp chưa công khai, trung thực….đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tiếp cận, huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp Theo kết quả nghiên cứu của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 74,47% các DNNVV dựa vào kênh huy động vốn là các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy khả năng tiếp cận được vốn của DNNVV là rất khó, chỉ có 19,2% đáp ứng được yêu cầu của tổ chức tín dụng và 80,8% không đáp ứng được tiêu chí của tổ chức tín dụng [16, tr.35]. Nguyên nhân là do DNNVV không có khả năng về tài chính, sức cạnh tranh kém, tỉ lệ vốn tham gia dự án thấp… và đặc biệt DNNVV chưa thực sự quan tâm và đưa ra được lượng thông tin cần thiết, điều đó đã ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của tổ chức tín dụng đối với DNNVV. Với một hệ thống thông tin tài chính vừa thiếu tính minh bạch và chính xác thì doanh nghiệp rất khó thuyết phục được các tổ chức, định chế cho vay đánh giá được thực lực chính của doanh nghiệp mình từ đó khó huy động được vốn. Thông tin thiếu tính trung thực và công khai làm giảm đi sự tin tưởng của các tổ chức tín dung đối với nhà đầu tư đồng thời làm tăng độ rủi ro tín dụng khi các định chế tài chính quyết định đầu tư hay cho DNNVV vay vốn. 3 Xuất phát từ những nhận thức nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “GIẢI PHÁP THÔNG TIN TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI” làm đề tài nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu những bằng chứng thực tế từ đó đưa ra các giải pháp thông tin tài chính của DNNVV nhằm tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho khu vực DNNVV. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề thông tin tài chính nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa là vấn đề mọi tổ chức đều quan tâm. Ngoài những khẳng định về sự đóng góp to lớn của khu vực DNNVV, các nghiên cứu đã đề cập đến những thách thức mà doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt trong quá trình tiếp cận vốn. Việc xem xét các yếu tố của thông tin tài chính vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định vai trò của thông tin tài chính trong việc trợ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn vay “Các khái niệm về báo cáo tài chính”, Uỷ ban chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB); “Khuôn mẫu cho việc soạn thảo và trình bày báo cáo tài chính”, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)… đã nghiên cứu khá sâu sắc về đặc điểm, vai trò, tính chất của thông tin tài chính, mối quan hệ của thông tin tài chính với những chính sách kế toán… [27,28]. Tuy nhiên mỗi công trình nghiên cứu lại có những quan điểm khác nhau về yếu tố cấu thành, đặc điểm và vai trò của thông tin tài chính; tầm quan trọng của thông tin tài chính trong việc tiếp cận vốn chưa được đề cập đến. Các công trình nghiên cứu trong nước cụ thể của Đề tài “Khả năng tiếp cận tài chính của các DNNVV ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Cành (2008) , “Một số giải pháp nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”, Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng (2008)… đã chỉ ra ra một số hạn chế của hệ thống tài chính và đưa ra kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho các DNNVV Việt Nam ở mức độ vĩ mô còn giải pháp thông tin tài chính mới đề cập một khía cạnh nhỏ. [11,15, 24] Một số tham luận, bài báo khác ở trong nước cũng như nước ngoài đã nêu lên những ảnh hưởng quan trọng của thông tin tài chính minh bạch đối với việc tiếp cận vốn bên ngoài doanh 4 nghiệp. Tuy nhiên những gợi ý trên chủ yếu chỉ dừng lại ở dạng các kiến nghị cấp vĩ mô, riêng lẻ mà chưa xây dựng thành một hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Xuất phát từ tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế và cụ thể là vai trò của hệ thống thông tin tài chính DNNVV đối với việc huy động vốn bên ngoài doanh nghiệp, luận văn tiến hành khảo sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống thông tin các đối tượng được đưa ra và xử lý phục vụ cho mục đích tiếp cận vốn. Từ đó, tác giả đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, vướng mắc trong quá trình thông tin tài chính của các doanh nghiệp, đưa ra giải pháp về thông tin tài chính nhằm trợ giúp các DNNVV nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn từ nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh những vấn đề trên, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp liên quan đến quá trình kế toán và thông tin tài chính giúp cho các DNNVV nâng cao năng lực quản lý từ đó thúc đẩy sự phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ đề tài nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình cung cấp thông tin tài chính trong các DNNVV. Về nội dung: Trong phạm vi khuôn khổ đề tài, luận văn tìm hiểu thành tựu khu vực DNNVV đóng góp vào nền kinh tế quốc dân, những khó khăn, thách thức mà khu vực doanh nghiệp này đã, đang và sẽ đối mặt đặc biệt là vai trò hệ thống thông tin tài chính của doanh nghiệp nhằm trong việc tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng. Luận văn đi sâu nghiên cứu và phân tích quá trình hệ thống thông tin tài chính của DNNVV tới các đối tượng sử dụng thông tin (nhà đầu tư, ngân hàng, đối tác kinh doanh) từ đó có cơ sở tìm ra giải pháp mang tính thực tiễn nhằm giúp DNNVV tăng khả năng tiếp cận được nguồn vốn. Về mặt thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát nghiên cứu quá trình thông tin tài chính của DNNVV ở Hà Nội và vai trò của thông tin tài chính đối với việc tiếp cận các nguồn vốn tại thời điểm khảo sát. 5 Về không gian: Quá trình nghiên cứu tiến hành với các DNNVV trên địa bàn Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng. Trong luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp khảo sát, so sánh đối chiếu từ đó áp dụng các kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. Cụ thể: - Luận văn đi sâu phân tích cơ sở lý thuyết cho mối quan hệ thông tin tài chính giữa các DNNVV và các nhà đầu tư và cho vay. Từ đó luận văn tập trung phân tích đặc điểm, vai trò của thông tin tài chính trong việc nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài phục vụ cho sự phát triển doanh nghiệp. - Luận văn trình bày số liệu khảo sát thực tế về tình hình cung cấp thông tin tài chính trong các DNNVV làm cơ sở cho việc đưa ra các dẫn chứng và kết luận. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng bảng câu hỏi đối với các doanh nghiệp và phương pháp lựa chọn mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá, so sánh, thống kê và hệ thống hoá các quan điểm, ý kiến về thực trạng quá trình thông tin tài chính của doanh nghiệ nhỏ và vừa đối với các tổ chức tín dụng bên ngoài để từ đó có nhóm giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV. - Luận văn đưa ra các kết luận về nội dung nghiên cứu và các giải pháp về thông tin tài chính nhằm gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp. 6. Những đóng góp của luận văn Những đóng góp của luận văn xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu và những bằng chứng thu thập được trong quá trình khảo sát thu thập số liệu và những giải pháp mà tác giả đề xuất. Cụ thể: - Luận văn làm rõ về lý luận cơ sở lý thuyết của thông tin tài chính trong các DNNVV, vai trò của thông tin tài chính đối với người sử dụng thông tin. 6 - Luận văn cung cấp những bằng chứng thực tiễn về việc sử dụng thông tin tài chính phục vụ cho việc huy động vốn của các DNNVV đối với các nguồn huy động khác nhau (ngân hàng, các quỹ đầu tư, đối tác kinh doanh…). - Luận văn đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất lượng thông tin tài chính phục vụ cho việc khai thác nguồn vốn bên ngoài của các DNNVV. 7. Kết cấu nghiên cứu đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 3 chương. Cụ thể: Chương I: Cơ sở lý luận về vai trò của thông tin tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương II: Thực trạng vai trò thông tin tài chính đối với việc tiếp cận nguồn vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp thông tin tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hà Nội. References Tiếng Việt 1. Đinh Văn Ân (2004), Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam- Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 2. Lê Xuân Bá (2007), Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Thanh Bình (2008), Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển DNNVV, Luân văn Thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế HCM, TP.HCM 4. Bộ Công Thương (2008), Dự án đánh giá tác động từ việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới đến KT-XH Việt Nam. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Kế hoạch phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 2006-2010. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Đề tài giải pháp nâng cao năng lực cạnh 7 tranh của các DNVVN trên địa bàn Thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Chương trình phát triển Kinh tế tư nhân, Chuyên đề nghiên cứu Kinh tế tư nhân của dự án MPDF. 8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Báo cáo một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh DNNVV. 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh VN - Kết quả điều tra DNNVV năm 2007. 10. Bộ Thương Mại (2007), Doanh nghiệp Việt Nam - Apec – WTO - Hội nhập và phát triển, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Cành (2007), Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh DNNVV. 12. Lê Chí Công (2008), “Nâng cao sức cạnh tranh cho DNNVV trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Kinh tế Quản lý, (25), Tr 7-8 13. Cục Thống kê TP Hà Nội (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội. 14. Nguyên Linh (2007), “Vốn trói Doanh nghiệp - Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng cần nhìn nhận từ hai phía”, Báo Hà Nội mới, (52), Tr 2. 15. Phạm Minh Nghĩa (2008), Thực trạng các giải pháp thúc đẩy sự phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố HN trong điều kiện VN gia nhập WTO, Luận văn thạc sĩ kinh tế Học viện Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 16. Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (2006), Điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV. 17. Đặng Đức Sơn (2008), Nghiên cứu giải pháp cho việc áp dụng các CMKT trong các DNNVV trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của VN, Đề tài NCKH cấp Bộ. 18. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, 2008, Báo cáo tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn Thủ đô Hà Nội năm 2008, Hà Nội. 19. Nguyễn Thành Tâm (2007), “Một số phát hiện từ cuộc điều tra năm 2005 DNVVN”, Tạp chí Quản lý Kinh tế TW, (15), Tr 7-8 . 20. Tổng cục Thống kê (2007), Thực trạng Doanh nghiệp năm 2004, 2005, 2006,Nxb Thống kê. 21. Lê Huy Trọng (2007), “Tác động công khai kết quả kiểm toán Nhà nước đối với quản lý tài chính DNNVV”, Tạp chí Kiểm toán Nhà nước (43), Tr12. 8 22. Nguyễn Lê Trung (2008), “Tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV phát triển”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (15), Tr 23 -25 23. Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng (2008), Một số giải pháp nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, Đề tài NCKH cấp Thành phố Đã Nẵng. 24. Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng (2009), Báo cáo đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với DNNVV tại Thành phố Đà Nẵng. Tiếng Anh 25. Baruch Lev, Pual Zarowin (1998), The boundaies of financial Reporting and how extend them, pp. 85-87. 26. Collins, Maydaw, Weiss (1997), “Changes in the Value – relevance of Earnings and Book Values over the Past Forty Years”, Journal of Accounting and Economics. 27. FASB, (1980), Statement of Financial Accounting Concepts No.2 – CON2, Qualitative Characteristics of Accounting Information, pp. 85, 91, 92. 28. IASB (2001), Framework for the Preparation and Presentation of Financial Statements (75), pp. 24,36,44,45,64. 29. Kokko, A., and Sjoholm, F. (2005), "The internationalization of Vietnamese small and medium-sized enterprises", Asian Economic Papers, Vol. 4(1), pp.152-177. 30. OECD (2002), “OECD Small and Medium Enterprise Outlook Organisation for Economic Co – operration and Development”, (70), pp. 45-48. . nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp thông tin tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hà Nội. . tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hà Nội. Keywords: Doanh nghiệp nhỏ; Doanh nghiệp vừa; Hà Nội; Quản trị kinh doanh; Thông. trò của thông tin tài chính nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương II: Thực trạng vai trò thông tin tài chính đối với việc tiếp cận nguồn vốn doanh nghiệp nhỏ

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w