Châm cứu cũng phát triển nhanh theo sự phát triển của Y học hiện đại, vận dụng Lý học, Hóa học vào y học; từ những hình thức châm cứu đơn giản là châm kim không và vê kim bằng tay, nay c
Trang 1n HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN CHÂM CỨU -o0o -
BÀI GIẢNG CHÂM CỨU
(Dành cho SV Đại học)
Năm 2013 ( Tài liệu lưu hành nội bộ)
Trang 22
Trang 33
LỊCH SỬ ĐẠI CƯƠNG VỀ CHÂM CỨU
A Mục tiêu học tập
1 Trình bày được lịch sử châm cứu Việt Nam và Thế giới
2 Trình bày được tóm tắt các nghiên cứu về châm cứu ở Việt Nam
3 Trình bày được tóm tắt các nghiên cứu về châm cứu trên thế giới
B Nội dung học tập
I Đại cương
Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc trong điều trị bệnh nói chung và trong điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền nói riêng Đây là cách điều trị bệnh rất được ưa chuộng của các thầy thuốc vì nó đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị bệnh cao, ít tốn kém cho người bệnh.Châm và cứu là hai bộ phận của một phương pháp chữa bệnh: Châm là dùng kim châm tác động vào huyệt, Cứu là dùng hơi nóng của ngải cứu khô tác động trên huyệt Có thể nói Châm cứu là dùng tác động cơ học, lý học hoặc hoá học kích thích vào những điểm nhất định trên cơ thể con người (Còn gọi là huyệt) để điều hoà Âm dương, khí huyết, duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể, qua đó mà phòng và điều trị bệnh một cách tích cực
Châm cứu là một phương pháp điều trị quan trọng trong nền y học cổ truyền phương Đông Châm cứu ra đời từ thời kỳ đồ đá (trên 4000 năm trước công nguyên) Người xưa dùng đá mài nhọn làm kim châm (gọi là Biếm thạch) để chữa bệnh rồi sau đó dùng xương làm kim châm (gọi là Cốt châm) hoặc tre làm kim châm (gọi là Trúc châm) Kinh nghiệm châm cứu được tích lũy từ đời này qua đời khác theo đà tiến hóa của xã hội loài người Loài người tiến hóa từ đồ
Đá sang đồ Đồng thì Biếm thạch được thay bằng Vi châm, người ta dùng kim châm cứu bằng đồng rồi sau đó là kim châm cứu bằng sắt, vàng, bạc… ra đời thay thế cho các kim bằng đá, xương, tre… Cho tới nay các loại kim dùng trong châm cứu là: Hợp kim, hoặc vàng, bạc dùng để châm cứu chữa bệnh và châm tê
để mổ Châm cứu cũng phát triển nhanh theo sự phát triển của Y học hiện đại, vận dụng Lý học, Hóa học vào y học; từ những hình thức châm cứu đơn giản là châm kim không và vê kim bằng tay, nay còn có rất nhiều phương pháp châm hiện đại: Châm bằng máy (Gọi là Điện châm), Tiêm thuốc vào huyệt (Thủy châm), sử dụng tia Laser để châm (Quang châm), dùng từ trường tác động lên huyệt (Từ châm)…Lúc đầu châm bằng kim ngắn gọi là Hào châm (kim dài khoảng 4 - 6 cm), sau châm kim dài hơn gọi là Mãng châm (Kim dài khoảng 7-
10 cm), ngày nay còn có nhiều loại kim châm khác, có kích thước to và dài hơn
để châm xuyên kinh, xuyên huyệt gọi là Đại Trường châm (kim dài từ 15-30 cm)… Trước đây thường chỉ châm cứu ở các huyệt trên đường kinh và ngoài đường kinh theo kinh nghiệm, trải qua nhiều thập kỷ các thầy thuốc châm cứu còn nghiên cứu và đúc rút ra nhiều kinh nghiệm châm theo từng vùng của cơ thể
mà vẫn có tác dụng điều trị bệnh toàn thân Ngày nay Châm theo vùng của cơ
Trang 44
thể để chữa bệnh toàn thân như: Nhĩ châm, Diện châm, Túc châm, Thủ châm …
đã được nhiều nhà nghiên cứu và các thầy thuốc dể tâm nghiên cứu và vận dụng
trong điều trị đạt kết quả rất khả quan
II Lịch sử châm cứu Thế giới
Châm cứu ra đời từ nền Y học cổ truyền phương Đông, cách đây trên 4000
năm Lịch sử đã ghi lại khá cụ thể Hàng chục thế kỷ đã qua châm cứu song
song phát triển cùng với thuốc Y học cổ truyền, xuất hiện nhiều thầy thuốc
Châm cứu giỏi ở mỗi thời kỳ của xã hội như: Bảo Cô, Cao Lỗ, Thôi Vĩ Đến
sau đời nhà Thục mới có sự giao lưu giữa nền Y học Trung Quốc với Việt Nam
Gần đây nhà nghiên cứu Liên xô cũ Bogoiaplenski cho biết người Ấn Độ vào
Thế kỷ I sau công nguyên đã sử dụng châm cứu và tìm thấy bức tranh minh họa
các huyệt trên cơ thể ở miền Đông Ấn độ Tác giả còn cho rằng có một người
Trung Quốc đã phổ biến châm cứu của Trung Quốc tại Ấn độ Sau này châm
cứu được truyền từ Trung Quốc sang Triều Tiên, Nhật Bản vào TK VI Châm
cứu được truyền sang châu Âu vào TK VII theo đoàn quân xâm lược của Mông
Cổ Trên thế giới có trên 200.000 thầy thuốc châm cứu, Liên xô cũ có khoảng
6.000 thầy thuốc châm cứu; ở Nhật có nhiều trường đào tạo châm cứu; ở Pháp
đã tổ chức đào tạo Đại học và sau Đại học cho các bác sĩ châm cứu…
Hội châm cứu Thế giới thành lập năm 1945 cứ 2 năm tổ chức một lần.Các
vấn đề về châm cứu được sự tham gia nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới
và châm cứu ngày càng phát triển, góp phần quan trọng trong chăm sóc sức
khỏe của nhân loại cùng với Y học hiện đại
III Lịch sử châm cứu Việt Nam
Việt nam là một nước có Lịch sử châm cứu từ lâu đời, có tổ chức châm cứu,
có biên soạn tài liệu châm cứu tương đối sớm trên thế giới Châm cứu nước ta
luôn được vận dụng rộng rãi trong phòng và chữa bệnh từ ngàn xưa, ngày một
phát triển không ngừng với sự phát triển của nền văn hóa, xã hội của dân tộc
Châm cứu không chỉ được ứng dụng ở Việt Nam mà còn có đóng góp trong
phòng và điều trị bệnh bằng châm cứu , có tiếng vang trên thế giới
- Từ thời Hồng Bàng (279 - 257 trước công nguyên) phương pháp châm cứu
đã được ghi lại trong cuốn “ Lĩnh nam chích quái “
- Thời Hùng Vương có An Kỳ Sinh, người Hải Dương chữa bệnh cho Thôi Văn Tử bằng châm cứu
- Từ thời Thục An Dương Vương, nước ta có Thôi Vỹ dùng châm cứu để
chữa bệnh Khoảng thế kỷ III Bảo cô là thầy thuốc châm cứu nổi tiếng ở Việt
Nam và cả Trung Quốc
- Thế kỷ XI đời Lý có thầy thuốc Nguyễn Chí Thành, người Gia viễn, Ninh
bình rất giỏi về châm cứu, đã chữa khỏi bệnh điên cho vua Lý Thần Tông
- Thế kỷ XIV, thời Trần, có Trâu Canh cứu sống hoàng tử Hạo tức vua Trần
Dụ Tông bằng châm cứu, danh y Tuệ Tĩnh viết về kinh lạc, huyệt vị trong
Trang 55
“Hồng nghĩa giác tư y thư”
- Thế kỷ XV, đời nhà Hồ, Nguyễn Đại Năng viết cuốn “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” để phổ cập rộng rãi phương pháp châm cứu Nguyễn Trực giới thiệu châm cứu trong nhi khoa
- Thế kỷ XVIII Hải Thượng Lãn Ông có ghi các phương pháp chữa bệnh trẻ
em bằng châm cứu trong bộ “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”
- Song song với dòng y học chính thống, trong dân gian vẫn lưu truyền các phương pháp day ấn, xoa bóp, chích lể để chữa bệnh
- Trong thời kỳ Pháp thuộc (Từ 1867): Khi Y học nước nhà đang có hướng phát triển lên thì thực dân Pháp xâm lược, từ đó thực dân pháp chèn ép, cấm đoán châm cứu, nhưng lại tìm cách đưa y thuật châm cứu Việt Nam vào Pháp và một số nước ở châu Âu
- Sau cách mạng tháng tám, châm cứu Việt Nam mới được quan tâm và ứng dụng mạnh mẽ trong Y học
Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước nhân dân chủ trương kế thừa phát huy
Y học cổ truyền dân tộc, châm cứu được trân trọng khai thác và phát triển song song, kết hợp với sự phát triển của Y học hiện đại Các hình thức châm cứu ngày một phong phú và chuyên sâu như: Châm ở loa tai (Nhĩ châm); Châm ở mặt (Diện châm); Châm ở chân (Túc châm); Châm kim to, dài (Mãng châm); Dùng máy (Điện châm); Hoa mai châm; Châm kèm theo tiêm thuốc vào huyệt (Thủy châm); châm bằng tia Laser (Quang châm); Châm bằng từ trường (Từ châm)…Châm tê để mổ (Châm tê phẫu thuật); Điện châm hỗ trợ Cai nghiện ma túy…
Chương trình châm cứu được giảng dạy chính thức ở các cấp đào tạo Y tế Viện Châm cứu Việt Nam được thành lập, Hội châm cứu Việt nam có trên 20.000 hội viên trải khắp đất nước Nhiều thầy thuốc châm cứu Việt Nam được mời đi để điều trị và đào tạo tại nhiều Châu lục
Tháng 11 năm 1999, hội nghị Châm cứu thế giới đã họp tại Việt Nam và Việt Nam được nhìn nhận là nước có nền châm cứu phát triển, có nhiều đóng góp cho
châm cứu thế giới Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tài Thu hiện nay đang là Phó
Chủ tịch hội châm cứu Thế giới; được mệnh danh là người có “Bàn tay Vàng”- Ông đã có công rất lớn trong sự khởi đầu và phát triển nền châm cứu nước ta trong suốt những thập kỷ vừa qua
IV Các nghiên cứu về châm cứu
1 Các nghiên cứu về châm cứu trên thế giới:
1.1 Nghiên cứu về huyệt vị:
Các điểm gọi là huyệt được các nhà nghiên cứu Liên xô cũ gọi là các điểm sinh học (Viết tắt là BAT), các nhà nghiên cứu Anh – Mỹ thì gọi là các điểm sống (Vital point)
* Số lượng huyệt trên cơ thể:
Trang 66
+ Các sách cổ xưa viết về châm cứu cho biết cơ thể con người có khoảng
160 huyệt (Theo sách “Linh khu kinh” Thế kỷ II-III trước công nguyên); Có 347 huyệt (Theo sách “Châm cứu Giáp ất” Thế kỷ III); Có 354 huyệt (Theo sách
“Đồng nhân du huyệt đồ kinh” Thế kỷ VI)
+ Ngày nay, qua các nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau chô thấy có 361 huyệt thuộc 12 đường kinh và các huyệt ngoài kinh.Nhiều nhà nghiên cứu cho thấy có sự trùng hợp giữa các điểm nắn đau trên da với huyệt, cũng có những điểm đau trên da khi nắn vào đau không trùng với huyệt
* Đặc điểm các huyệt:
+ Các nhà nghiên cứu Pháp cho thấy các điểm Valax, Watex và khu vực Wetterawald có sự tương ứng với các huyệt Thống điểm Valex đều nằm trên các huyệt châm cứu
+ Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phản xạ Liên
Xô cho thấy huyệt có những đặc trưng sau: Nhiệt độ cao hơn xung quanh, nhạy cảm với đau hơn, sự trao đổi oxy tăng, để dòng điện qua dễ dàng hơncó tổ chức liên kết tốt hơn
+ J.C Darras nghiên cứu nhiệt độ dưới điểm huyệt lại cho thấy: Một số
huyệt có nhiệt độ cao hơn, ngược lại một số huyệt có nhiệt độ thấp hơn những vùng xung quanh nó
+ Các nhà nghiên cứu Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc…dùng điện trở kế đo vùng huyệt cho thấy: Điện trở ở huyệt của người khỏe mạnh sấp sỉ bằng 0 Và các điểm sinh học tích cực tìm được trùng với vị trí các huyệt vị
+ Các nghiên cứu về mô học và tổ chức học cho thấy: Có sự gia tăng không đáng kể của các nhánh thần kinh tận cùng và cơ quan cảm thụ đặc biệt, những bó mạch thần kinh cơ, những đầu mút thần kinh, thành phần và số lượng Ion lớn hơn bình thường, vị trí tập trung dầy dặc các yếu tố thần kinh…Nhưng còn chưa được khoa học thừa nhận và còn có nhiều tranh cãi và nghiên cứu tiếp
1.2 Nghiên cứu về đường kinh:
Trong thập kỷ gần đây, với nền Y học hiện đại phát triển, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn tiến hành nghiên cứu về đường kinh bằng các phương pháp hiện đại để phát hiện sự tồn tại khách quan và sự liên quan của đường kinh với các tổ chức của cơ thể theo giải phẫu
+ Điện trở trên da của các đường kinh thấp hơn vùng phụ cận trên bề mặt
da xung quanh
+ Nhóm nghiên cứu của Darras ở Trung Quốc và học viện Mondor (Pháp) tiêm chất phóng xạ vào huyệt và quan sát thấy: Chất phóng xạ này không dịch chuyển phân tán mà theo một hướng xác định, có liên quan đến đường kinh Các nghiên cứu sau của Darras với Giáo sư Vemjoul, Giáo sư Albaede đã dùng chất
Trang 77
techneti có hoạt tính phóng xạ, tiêm một lượng nhỏ vào huyệt châm cứu và đã phát tia nhấp nháy để quan sát thấy đường kinh rõ nét trên màn chiếu ở người khỏe mạnh Còn trên người mắc bệnh thì đường kinh hiện ra kém đều đặn hơn nhiều
+ Khi têm chất có hoạt tính phóng xạ vào mạch máu và mạch lâm ba, thu được kết quả có sức thuyết phục là đường kinh không trùng với các hệ thống mạch máu , mạch bạch huyết và hệ dây thần kinh Hệ kinh lạc cũng không trùng với bất kỳ một tổ chức giải phẫu nào của cơ thể
* Ngoài ra còn có rất nhiều các nghiên cứu khác về tác dụng và cơ chế tác dụng
của châm cứu, nhưng còn nhiều tranh cãi và chưa được khoa học thừa nhận nhưng đã mở ra các nghiên cứu mới để hoàn thiện và có sức thuyết phục sau này
2 Các nghiên cứu về châm cứu ở Việt Nam:
2.1 Nghiên cứu về huyệt vị:
+ Năm 1984, Đỗ Công Huỳnh, Cao Xuân Dương, Trần Lê, Nguyễn Duy Lương (Học viện Quân y), dựa trên hiện tượng “Đắc khí”, đã dùng kim châm trên mặt da và đnhs giá kết quả dựa vào cảm giác đau nhiều hay ít khi châm mà
có nhận xét: Đa số các huyệt hình bầu dục và có kích thước khoảng 1,5mm x 3mm; khi châm vào cấc điểm ngoài huyệt thì sẽ co cảm giác đau hơn
2-+ Một số nghiên cứu cho thấy điện trở ở huyệt nhỏ hơn các vùng không phải huyệt
+ Các tác giả tại Quảng Nam – Đà Nẵng dưới sự hướng dẫn của Giáo sư – Tiến sĩ Lê Xuân Tú (Viện Sinh học Việt Nam), đã thấy sự phân bố điện thế trên đường kinh của cơ thể khỏe mạnh thì luôn hằng định và có biểu hiện của hoạt động điện sinh học Trên cơ thể bệnh lý thì có sự thay đổi điện thế sinh học này
+ Lê Minh (Học viện Quân y) đã đo điện trở, nhiệt độ trên huyệt của cơ thể khỏe mạnh theo một số giờ nhất định cho thấy: Các huyệt ở gần trung khu thần kinh có điện trở thấp hơn; Điện trở ở mỗi huyệt không giống nhau, có quan
hệ với điện trở vùng da; Hai huyệt trên cùng một đường kinh thì các huyệt ở vùng thân trên có điện trở thấp hơn ở vùng thân dưới; các huyệt ở đầu chi thì các huyệt ở các đường kinh Âm có điện trở thấp hơn ở các kinh Dương; người nhiều tuổi điện huyệt có xu thế tăng lên
2.2 Nghiên cứu về đường kinh:
+ Nhóm nghiên cứu của Hoàng Quang Thuận cho thấy:
- Trên hệ thống đường kinh có biểu hiện hoạt động điện sinh học
- Hệ thống đường kinh có hai loại điện trở trái ngược nhau và mang tính chất điều chỉnh, tạo sự ổn định diện thế trên các vùng cực điện sinh học của tổ chức tế bào; Sự rối loạn điện trở trên các đường kinh làm thay đổi điện sinh học trên các miền cực của cơ thể sống
+ Các nghiên cứu và thí nghiệm khác của Hoàng Quang Thuận cho thấy:
Trang 8hệ thống kinh lạc và huyệt Có sự tồn tại khách quan của hệ kinh (đường kinh, huyệt), không trùng và không phụ thuộc vào một cấu trúc giải phẫu nào của cơ thể Cơ chế tác dụng của châm cứu được nhiều nhà khoa học chú ý và tìm cách chứng minh, ngày một được sáng tỏ, góp phần vào khoa học hóa, hiện đại hóa nền Y học cổ truyền
TÁC DỤNG VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU
Trang 99
A Mục tiêu học tập
1 Trình bày được Tác dụng của châm cứu theo YHHĐ và YHCT
2 Trình bày được Cơ chế tác dụng của châm cứu theo YHHĐ và YHCT
3 So sánh được ưu – nhược điểm cách giải thích cơ chế tác dụng của châm
cứu theo YHHĐ và YHCT
B.Nội dung học tập
I Đại cương:
Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh có từ lâu đời, đem lại hiệu quả điều trị cao, phạm vi ứng dụng rộng rãi, tiết kiệm kinh tế cho người bệnh Từ xưa giải thích tác dụng và cơ chế tác dụng của châm cứu theo Y học cổ truyền dựa vào các học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, Tạng phủ…còn chưa có tính thuyết phục cho quan điểm khoa học hiện đại Ngày nay với sự phát triển của châm cứu dưới nhiều hình thức vô cùng phong phú, thì châm cứu cũng được nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam quan tâm đi sâu nghiên cứu để chứng minh tác dụng cũng như cơ chế tác dụng theo khoa học hiện đại Các nghiên cứu của thập kỷ gần đây đã phần nào chứng minh được sự tồn tại khách quan của hệ kinh lạc và cơ chế tác dụng của châm cứu ngày càng được sáng tỏ đem lại sự tin tưởng của các nhà khoa học và người bệnh trong điều trị theo
phương pháp Y học cổ truyền nói chung và châm cứu nói riêng
II Tác dụng của châm cứu
1.Theo Y học hiện đại
1.1 Bệnh tật trong cơ thể thường ở các trạng thái: Hưng phấn hoặc ức chế, cấp hoặc mạn tính…
- Đau là một cảm nhận thuộc về giác quan và xúc cảm do tổn thương đang tồn tại hoạc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của tổn thương ấy Cảm giác đau có thể bắt nguồn từ bất cứ một điểm nào trên đường dẫn truyền đau
+ Đường dẫn truyền này đã được biết rõ về Giải phẫu: Thụ thể (Thụ thể cơ học, cơ nhiệt và đa năng C) và sợi Thần kinh hướng tâm (Sợi dẫn truyền nhanh – A alpha, A bêta; Sợi dẫn truyền trung bình – A delta; Sợi dẫn truyền chậm – C); Đường dẫn truyền hướng tâm tiên phát; Sừng sau tủy sống; Đường dẫn truyền đau đi lên và đường dẫn truyền xuống để chống đau
+ Các yếu tố gây đau: Hóa học, cơ học, lý học và tâm lý… Ngưỡng đau của mỗi cá thể khác nhau Yếu tố tâm lý có vai trò rất quan trọng để phản ánh cảm giác đau
1.2 Tác dụng của Châm cứu:
- Châm cứu có tác dụng kích thích gây hưng phấn hoặc ức chế tùy mục đích
để điều trị; Nếu bệnh ức chế thì dùng châm cứu để kích thích gây hưng phấn
Trang 10- Châm có tác động tại chỗ, theo các tiết đoạn thần kinh hoặc toàn thân để giảm đau, trên cơ chế tác dụng của cung phản xạ, các chất trung gian hóa học, nội tiết …Ví dụ: Đau thần kinh liên sườn: Châm các huyệt tại chỗ vùng đau, châm các huyệt giáp tích cột sống chi phối vùng đau đó và có thể châm thêm các huyệt khác xa vùng đau như huyệt Tổng của vùng đó hoặc huyệt Hội khác…
Châm cứu có tác dụng duy trì cân bằng âm dương, điều hòa chức năng tạng phủ, kinh lạc Tùy bệnh nông hay sâu, hư hay thực mà châm cứu dùng phương pháp bổ hay tả mà điều trị
- Hư là chính khí cơ thể suy giảm, châm bổ để điều chỉnh
- Thực là tà khí mạnh hoặc hoạt động của tạng phủ thái quá, dùng châm tả để điều chỉnh
- Hàn là sức nóng của cơ thể thiếu hụt, thường dùng cứu hoặc ôn châm
- Nhiệt là sức nóng của cơ thể tăng, thường phải châm tả hoặc châm chích nặn máu
III Cơ chế tác dụng của châm cứu
Đã từ lâu lý luận về cơ chế tác dụng của châm cứu được giải thích dựa trên các lý luận cơ bản của Y học cổ truyền như : Học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, Tạng phủ, Kinh lạc, Thiên nhân hợp nhất…Nhưng gần đây các nước trên thế giới đã quan tâm và nghiên cứu nhiều về phương pháp điều trị châm cứu trên
cả người cũng như động vật, đặc biệt là các nghiên cứu về cơ chế tác dụng của châm cứu Các nghiên cứu này luôn được sự chú ý và tranh luận một cách sôi nổi để làm sáng tỏ cơ chế của châm cứu dựa trên cơ sở khoa học
Kết quả của châm cứu là rõ ràng, đôi khi kỳ diệu nhưng cơ chế tác dụng của châm cứu đã được nghiên cứu rất nhiều nhưng tất cả đều chưa giải thích được một cách thoả đáng và tương xứng với tác dụng kỳ diệu đó
Trang 1111
1.Theo Y học hiện đại
1.1 Một số vấn đề của hoạt động thần kinh có liên quan tới việc giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu, Các giả thuyết về cơ chế tác dụng của châm cứu:
- Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới
- Hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski
- Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối với các vùng cơ thể do tiết đoạn chi phối
- Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widekski
- Lý thuyết về đau của Melzak và Wall (cửa kiểm soát 1995)
- Vai trò thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh của các tác giả Hoa kỳ (Guilemin, Chorhaoli), Mayer, Bruce Pomeranz…
1.2 Cơ chế tác dụng của châm cứu
Các nhà châm cứu học phương Tây đã giải thích mối quan hệ giữa các huyệt với các cơ quan hữu quan bằng mối quan hệ của các con đường phản xạ thần kinh
Châm cứu là một kích thích tạo ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế hoặc dập tắt cung phản xạ bệnh lý, có thể xuất hiện ngay sau khi châm và tác động vào huyệt, nhưng cũng có thể sau khi lưu kim lâu mới thấy, hoặc phải nhắc
đi nhắc lại nhiều lần mới có kết quả
Nhiều tác giả trong nước và trên thế giới (Vogralic, Kassin – Nga; Chu liễn
và các tác giả Trung Quốc; Vũ Xuân Cang, Mai Văn Nghệ - Việt Nam; Jean Boosy – Pháp…), dựa vào vị trí, tác dụng của nơi châm cứu mà đề ra cơ chế tác dụng của châm cứu như sau:
* Phản ứng tại chỗ
- Châm là một kích thích cơ học hay cứu vào huyệt là một kích thích lý học (Nhiệt) gây nên một kích thích tại da, cơ, tạo ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, làm giảm cơn đau, giải phóng sự
co cơ (Dựa trên nguyên lý của Utomski – có hai luồng xung động của hai kích thích khác nhau cùng đưa lên não một thời điểm thì kích thích nào có cường độ mạnh hơn và liên tục hơn thì có tác dụng kéo dài các xung động của kích thích kia tới nó và tiến tới dập tắt nó)
- Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt độ ở da, sự tập trung bạch cầu Các kích thích này được truyền vào tủy sống, lên não, từ não xung động được đưa đến các cơ quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ mới…có thể các yếu tố trên làm thay đổi tính chất của tổn thương, giảm sung huyết, bớt nóng, giảm đau, mềm cơ
- Phản ứng tại chỗ có ý nghĩa thực tiễn lâm sàng khá lớn, là cơ sở của phương pháp điều trị tại chỗ hay xung quanh nơi có tổn thương mà châm cứu
Trang 1212
dùng các huyệt gọi là A thị huyệt (Thống điểm, Thiên ứng huyệt)
* Phản ứng theo tiết đoạn thần kinh:
Cơ thể có 31 tiết đoạn, mỗi tiết đoạn gồm một một khoanh tuỷ, gồm 1 đôi dây thần kinh tuỷ sống (Sừng trước và sau), đôi hạch giao cảm, chi phốivận động và cảm giác của một số cơ quan nội tạng, bộ phận hoặc vùng da tương ứng Ví dụ: Vùng da ở tiết đoạn D5-D6-D9 và C2-C3-C4 tương ứng với dạ dày Khi một bộ phận trong tiết đoạn có bệnh sẽ gây nên sự thay đổi bất thường ở da (ấn đau, điện trở giảm ), ở cơ (cơ co rút gây đau) Châm cứu vào các huyệt thuộc tiết đoạn đó có thể điều chỉnh những rối loạn trong tiết đoạn, làm mất co thắt và giảm đau
Việc sử dụng các huyệt ở một vùng da để chữa bệnh nội tạng thuộc vùng tiết đoạn với vùng này sẽ gây ra các luồng xung động thần kinh hướng tâm, những luồng này sẽ truyền xung động vào sừng sau tủy sống rồi chuyển qua sừng trước
từ đó bắt đầu phản xạ ly tâm, theo các cơ quan, nội tạng tương ứng, làm điều hòa mọi chức năng sinh lý như bài tiết hoặc dinh dưỡng…
Việc sử dụng phản ứng tiết đoạn có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn lớn vì nó có thể giúp cho thầy thuốc chọn huyệt ở vùng da hoặc vùng tiết đoạn sẽ điều trị được bệnh nội tạng thuộc tiết đoạn đó chi phối
Dựa vào loại phản ứng này ta chọn dùng các huyệt Du ở lưng, huyệt Mộ, huyệt Hoa Đà Giáp tích và các huyệt xa ở các chi để chẩn đoán; điều trị bệnh và châm tê phẫu thuật
* Phản ứng toàn thân:
Trải qua thực tế lâm sàng điều trị bằng châm cứu thấy: Một huyệt có thể điều trị được nhiều bệnh khác nhau, một bệnh cũng có thể có nhiều công thức huyệt điều trị khác nhau tùy thuộc vào thời gian bị bệnh, thời gian mà thầy thuốc châm cứu…(Tý ngọ lưu chú – Thời châm cứu) Các huyệt sử dụng nhiều khi không nằm trên hoặc gần vùng bị bệnh, cũng không nằm trong tiết đoạn thần kinh chi phối vùng bệnh – Các nhà khoa học giải thích cơ chế tác dụng này là tác dụng toàn thân
Bất cứ một kích thích nào, từ ngoài cơ thể hoặc từ trong nội tạng đều được truyền đến vỏ não Theo nguyên lý về hiện tượng chiếm ưu thế (Utomski),
“trong cùng một thời điểm, nếu trên vỏ não có hai điểm hưng phấn, ổ hưng phấn nào do luồng kích thích mạnh hơn và liên tục hơn sẽ thu hút các kích thích của ổ hưng phấn kia về nó và dập tắt ổ hưng phấn kia”; Theo wedanski giải thích về
cơ năng linh hoạt của hệ thần kinh; các yếu tố nội tiết (hormon) và các chất trung gian hóa học (Acetylcholin, morphin…); các phản ứng tại chỗ, phản ứng tiết đoạn sẽ phần nào giải thích được cơ chế tác dụng toàn thân trong điều trị bằng châm cứu
Dựa vào phản ứng toàn thân của vỏ đại não, ta chọn dùng những huyệt ở xa vùng bệnh nhưng có tác dụng đặc hiệu đến vùng bệnh, khi châm cứu đạt cảm giác đắc khí (căng, tê, tức, nặng) đó là dấu hiệu báo kích thích đã đạt mức độ có
Trang 1313
tác dụng trị liệu
2.Theo Y học cổ truyền
Lý luận YHCT với các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng phủ kinh lạc
là cơ sở cho việc thực hành chữa bệnh bằng châm cứu Còn cơ chế tác dụng của châm cứu theo YHCT vào các điểm chính sau:
2.1 Điều hoà âm dương
Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hoà âm dương
Theo YHCT âm dương là thuộc tính của mọi sự vật, hai mặt âm dương luôn luôn có quan hệ mâu thuẫn, đối lập với nhau nhưng lại luôn nương tựa vào nhau
và hỗ trợ cho nhau Trong cơ thể các tạng phủ, khí huyết, tinh thần bao giờ cũng giữ được sự thăng bằng, nương tựa vào nhau để hoạt động giúp cho cơ thể luôn thích ứng với hoàn cảnh xã hội, thiên nhiên
Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng bằng âm dương Sự mất cân bằng gây nên bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài (tà khí của lục dâm), hoặc do thể trạng suy yếu, sức đề kháng giảm yếu (chính khí hư), hoặc do sự biến đổi bất thường
về mặt tình cảm, tâm thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do các nguyên nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém, sự ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ…
Trên lâm sàng, bệnh lý hàn nhiệt, hư thực có lúc phân định rõ ràng (hư hàn thuộc về âm, thực nhiệt thuộc về dương) nhưng nhiều khi bệnh tật rất phức tạp, các dấu hiệu về hàn - nhiệt rất khó phân biệt (kiêm chứng chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt giả hàn)
Nguyên tắc điều trị chung là lập lại mối cân bằng âm dương Cụ thể trong điều trị bằng châm cứu muốn đuổi tà khí, nâng cao chính khí phải tuỳ thuộc vào
vị trí nông sâu của bệnh, trạng thái hàn nhiệt, hư thực của người bệnh để vận dụng châm hay cứu, hư thì bổ, thực thì tả; nhiệt thì châm còn hàn thì cứu hoặc
ôn châm
2.2.Điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc
Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc, phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu cơ bản là điều hoà cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc
Theo YHCT hệ kinh lạc bao gồm những kinh thẳng và những đường lạc (ngang) nối liền các tạng phủ ra ngoài da, tứ chi, xương khớp, ngũ quan và nối liền các tạng phủ kinh lạc với nhau
Hệ thống kinh lạc chằng chịt khắp cơ thể, thông suốt ở mọi chỗ (trên, dưới, trong, ngoài) làm cho cơ thể tạo thành một khối thống nhất thích nghi được với hoàn cảnh tự nhiên, xã hội
Trong kinh lạc có kinh khí vận hành để điều hoà khí huyết, làm cơ thể luôn luôn khoẻ mạnh, chống được các tác nhân gây bệnh Bình thường khí huyết
Trang 1414
trong hệ kinh lạc luôn được lưu thông để mang khí huyết đi khắp từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong khiến cho bì phu tươi nhuận, lục phủ ngũ tạng được nuôi dưỡng đầy đủ là khi đó cơ thể khỏe mạnh Nếu vì một nguyên nhân nào đó
mà làm cho khí huyết trong hệ kinh lạc không thông suốt thì sẽ gây ra bệnh, biểu hiện ra ngoài ở hệ kinh lạc
Hệ kinh lạc là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng
là nơi tiếp nhận các hình thức kích thích (châm, cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác ) thông qua các huyệt để chữa bệnh Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân - tà khí) hoặc nguyên nhân bên trong đường kinh, nếu đó là thực khí thì phải loại bỏ tà khí ra ngoài (dùng phương pháp tả), nếu do chính khí
hư thì phải bồi bổ kinh khí đầy đủ (dùng phương pháp bổ) Có 14 kinh mạch chính, mỗi đường kinh mang tên một tạng hoặc một phủ nhất định
Khi tạng phủ có bệnh thường có những biểu hiện thay đổi bệnh lý trên các đường kinh mang tên nó hoặc trên các đường kinh có mối quan hệ biểu lý với nó (chẩn đoán dựa vào phương pháp chẩn đoán chung kết hợp với phương pháp chẩn đoán trên kinh lạc, dò kinh lạc ) Khi châm cứu người ta tác động vào các huyệt trên các kinh mạch Trên cơ sở học thuyết kinh lạc, tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng cuả cơ thể người ta chú trọng đặc biệt vào các vấn đề sau:
- Châm kim phải đắc khí
KHÁI QUÁT VỀ HỌC THUYẾT KINH LẠC
A Mục tiêu học tập
Trang 1515
1- Trình bày được Định nghĩa hệ kinh lạc
2- Trình bày được tóm tắt hệ kinh lạc và tên đầy đủ của các kinh và mạch chính
3- Trình bày được Tác dụng của hệ kinh lạc
Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể: Kinh
là đường thẳng, đi ở sâu, là cái khung của hệ kinh lạc; Lạc là những đường ngang, từ kinh mạch chia ra như một mạng lưới và đi ở nông
Hệ Kinh lạc tạo thành một mạng lưới chằng chịt, được phân bổ khắp phần ngoài cơ thể rồi tỏa ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ trong (lục phủ - ngũ tạng), ra ngoài (cân mạch, cơ nhục, xương khớp…v v), từ trên xuống dưới, từ trước đến sau tạo thành một chính thể thống nhất, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài
II Cấu tạo của hệ kinh lạc
1 Kinh mạch và lạc mạch
a) 12 kinh mạch chính
- Ở tay gồm có:
+ Ba kinh Âm: Kinh Thủ thái âm Phế, Thủ thiếu âm Tâm , Thủ quyết
âm Tâm bào lạc
+ Ba kinh Dương: Kinh Thủ dương minh Đại trường, Thủ thái dương Tiểu trường,Thủ thiếu dương Tam tiêu,
Trang 1616
- Đốc mạch - Dương duy mạch
- Xung mạch - Âm kiểu mạch
- Đới mạch - Dương kiểu mạch
c) 12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính
d) 12 kinh cân nối liền các đấu xương ở tứ chi không vào phủ tạng
đ) 15 biệt lạc(Gồm 14 biệt lạc và 1 tổng lạc): Từ biệt lạc phân nhánh nhỏ f) Phù lạc và tôn lạc: có rất nhiều các tôn lạc và phù lạc nối ở ngoài da
2 Huyệt:
Gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở đường kinh phụ cộng là 361 huyệt nằm trên 14 đường kinh (nếu kể cả hai bên 319 x 2 +52= 690 huyệt.) và khoảng 200 huyệt ngoài đường kinh (hiện nay các nhà nghiên cứu đã tìm và đặt tên thêm nhiều huyệt nữa), nhưng tổ chức Y tế thế giới chỉ công nhận 40 huyệt ngoài kinh
3 Kinh khí và kinh huyết vận hành trong kinh lạc:
Trong cơ thể có 12 tạng phủ (Lục phủ: Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu,
Vị, Đởm + Ngũ tạng: Phế, Tâm, Tỳ, Thận, Can + tạng Tâm bào), tương ứng với
hệ kinh lạc có 12 đường kinh mang tên các tạng phủ tương ứng Tạng là Âm nên tương ứng với các tạng là các kinh Âm, Phủ là dương nên tương ứng với các phủ là các kinh Dương
Âm khí và dương khí của mỗi kinh có mức độ khác nhau nên có tên gọi khác nhau: Dương khí mới phát sinh gọi là Thiếu dương, dương khí cực thịnh gọi là Dương minh, dương khí tỏa rộng khắp gọi là Thái dương Âm khí mới phát sinh gọi là Thiếu âm, Âm khí đến tận cùng gọi là Quyết âm, Âm khí tỏa rộng khắp gọi là Thái âm Âm – Dương đi phần trên gọi là Thủ kinh, Âm – Dương đi phần dưới gọi là Túc kinh, vì tế nên có các tên gọi như trên
Mười hai kinh mang tên của 6 thứ khí của đất và trời, khí của mỗi đường kinh xuất phát từ một phủ hoặc tạng sở thuộc của nó, cùng tác động vào các quy luật Âm – Dương, ngũ hành, tạng phủ mà khiến cho khí huyết được lưu hành đều đặn không bị rối loạn
4.Tên và mã hóa các đường kinh:
4.1 Tên của các đường kinh: Tên đầy đủ của một đường kinh gồm yếu tố quyết định:
- Tính chất âm – dương: Mỗi kinh đã mang tên của tạng hoặc phủ tương ứng Với kinh thuộc tạng là kinh Âm, nhưng tính chất âm của mỗi đường kinh lại khác nhau nên có: Thái âm, thiếu âm, quyết âm; Với kinh thuộc Phủ là kinh Dương, nhưng tính chất dương của mỗi đường kinh lại khác nhau nên có:
Dương minh, Thái Dương, thiếu Dương
- Tên tạng hoặc phủ thuộc đường kinh đó
- Kinh bắt đầu hay kết thúc ở chân hay ở tay mà mang tên: Ở chân là
Trang 1717
“Túc”, ở tay là “Thủ”
* Ví dụ: Kinh Thái âm Phế ở tay – Tên đầy đủ là “Thủ thái âm Phế”, gọi tắt là kinh Phế hay kinh Thái âm tay Hoặc kinh Vị ở chân – Tên đầy đủ là “Túc dương minh Vị”, gọi tắt là kinh Vị hay kinh Dương minh chân
4.2 Mã hóa tên đường kinh:
- Tên của một đường kinh đầy đủ gồm 3 yếu tố trên, nên với mỗi quốc gia
có tên riêng của mình Nhưng để Quốc tế hóa về Châm cứu cho tiện trao đổi và nghiên cứu, người ta đã mã hóa tên đường kinh theo số La mã hoặc theo chữ viết tắt của tiếng Anh
* Dựa vào vòng tuần hoàn kinh khí, mã hóa theo chữ số la mã Bắt đầu từ đường kinh đầu tiên trong vòng tuần hoàn là kinh Phế - Mã hóa đường kinh Phế
là số I và lần lượt đên mạch nhâm là số XIV Các huyệt vị của đường kinh cũng được mã hóa theo số thứ tự của mình tùy vào vị trí nào trên đường kinh đó Bắt đầu từ số 1 cho huyệt đầu tiên của đường kinh và lần lượt theo thứ tự tiếp theo sau cho đến huyệt cuối cùng của đường kinh đó
* Lấy chữ viết hoa đầu tiên của Tạng phủ mà đặt tên riêng cho đường kinh tương ứng mỗi quốc gia có một tên gọi riêng cho các đường kinh Ngoài tên mã hóa theo chữ số La mã, tổ chức Y tế Thế giới đề nghị lấy tên theo tiếng Anh để mã hóa cho các đường kinh
- Ví dụ: Người Pháp lấy chữ P là tên cho kinh Phế (viết tắt của chữ Poumon là Phổi) Người Anh lấy chữ Lu là tên cho kinh Phế (viết tắt của chữ Lungs là Phổi) Mã hóa tên đường kinh theo số La mã là I (vì là kinh đầu tiên của vòng tuần hoàn kinh khí)
Có thể tóm tắt mã số và tác dụng chính của 14 kinh mạch theo bảng sau:
MÃ HÓA VÀ TÁC DỤNG CỦA 14 KINH MẠCH CHÍNH
Trang 18sự liên quan mật thiết và thống nhất với nhau giúp cho cơ thể thành một khối hoàn thiện ở trạng thái cân bằng Hệ kinh lạc là hệ thống đảm nhiệm mối liên kết thống nhất này
+ Hệ kinh lạc là đường vận hành của khí huyết, tân dịch, mang chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng toàn thân
+ Duy trì chức năng hoạt đông sinh lý bình thường của cơ thể
+ Đảm bảo cơ thể thành một thể thống nhất từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ lục phủ ngũ tạng đến gân cơ, da lông
+ Tạo thành mạng lưới vững chắc bảo vệ cơ thể chống ngoại tà xâm phạm
2 - Về bệnh lý
+Hệ thống kinh lạc là đường xâm nhập của ngoại tà vào trong gây bệnh cho cơ thể và vào các tạng phủ - Là nơi bệnh tà xâm nhập vào cơ thể từ nông vào sâu (bệnh ngày càng nặng)
+ Hệ thống kinh lạc là đường để ngoại tà từ trong tạng phủ đi ra ngoài -
Là nơi bệnh tà ra khỏi cơ thể từ sâu ra nông (bệnh ngày một nhẹ)
+ Bệnh dù do ngoại hay nội nhân, tính chất bệnh hư (do chính khi suy yếu) hay thực (do tà khí xâm nhập), nhưng đều thông qua đường kinh mà biểu hiện ra bên ngoài - Là nơi phản ánh sự thay đổi bệnh lý của cơ thể
VD: Bệnh ở Phế thì đau ngực + cánh tay
Bệnh ở Can thì đau hai bên mạng sườn lan xuống dưới
Bệnh ở Tâm thì đau mặt trong hai cánh tay
3 - Về chẩn đoán
Nhờ vào hệ kinh lạc, thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể Khi kinh lạc bị bệnh thường biểu hiện thay đổi bất thường trên đường kinh, mạch đó.Hoặc khi tạng phủ bị bệnh
Trang 1919
cũng biểu hiện ra ngoài thông qua kinh mạch mang tên tạng phủ đó như: Thay đổi màu da, điện trở, nhiệt độ, cảm giác đau…Dựa vào những thay đổi này trên đương kinh mà thầy thuốc có thêm dữ liệu để chẩn đoán bệnh thuộc kinh lạc hay tạng phủ nào bị bệnh - Gọi là kinh lạc chẩn
+ Nhìn mầu sắc của đường kinh thay đổi (độ trắng, tím, tái nhợt, nổi cao lên, bong biểu bì da…), xuất hiện trên đường kinh nào thì biết được đường kinh hoặc tạng phủ tương ứng bị bệnh
+ Hỏi các triệu chứng đau, vị trí đau để xác định đường kinh nào hay tạng phủ nào bị bệnh
VD: Đau đầu, trán - kinh dương minh Vị
Đau sau đầu - kinh thái dương Bàng quang
Đau cạnh đầu – kinh thiếu dương Đởm + Tam tiêu
Đau đỉnh đầu - kinh q.âm Can
+ Ấn dọc đường kinh để tìm điểm đau, sờ dọc đường kinh để xem sự thay đổi nhiệt độ để tìm xem bệnh ở tạng phủ hoặc kinh lạc nào
+ Đo lượng thông điện ở huyệt nguyên; Đo độ cảm giác nhiệt độ ở huyệt tỉnh cũng có thể chẩn đoán được nơi bị bệnh
4 - Về chữa bệnh:
Kinh lạc là đường dẫn truyền các dạng kích thích dùng trong châm cứu như Cơ học (châm, bấm…); Lý học (Xung điện, tia Laser, nhiệt độ…); Hóa học (Các loại thuốc…); Là đường dẫn truyền thuốc vào các tạng phủ nhất định (dựa vào sự quy kinh của các vị thuốc để chọn vị tương ứng với tạng phủ đó) để chữa bệnh Vận dụng học thuyết kinh lạc để điều trị trong: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh Dán cao, ngâm thuốc, tiêm thuốc…vào huyệt để điều trị Dùng thuốc theo sự quy kinh của từng nhóm thuốc, từng vị thuốc để điều trị bệnh ở tạng phủ, kinh lạc tương ứng
IV Tuần hoàn của kinh mạch:
- Đường tuần hành kinh mạch biểu hiện mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài của của cơ thể, của một đường kinh, giữa các đường kinh với nhau và giữa các đường kinh với các tạng phủ…
- Mỗi đường kinh đều có một hướng đi nhất định, các đường kinh đều có sự liên quan với nhau khí huyết vận hành trong kinh mạch, kinh sau tiếp kinh trước tạo thành vòng tuần hoàn kinh kín đi khắp toàn thân Bên trong thì vào thuộc tạng phủ mà nó mang tên, liên quan tới phủ tạng mà nó có quan hệ biểu lý Bên ngoài đi ra phần da cơ biểu hiện bởi các hệ thống huyệt vị trên da
- Vòng tuần hoàn kinh khí của mười hai đường kinh chính tạo thành vòng đại tuần hoàn Vòng tuần hoàn của mạch Nhâm và mạch Đốc tạo thành vòng Tiểu tuần hoàn Hai vòng tuần hoàn này tạo thành vòng tuần hoàn khép kín
1 Hướng tuần hoàn của 12 kinh chính:
Nhìn khái quát đường tuần hoàn của 12 kinh chính đi theo quy luật
Trang 2020
“Âm thăng – Dương giáng” và theo quy luật “Thiên nhân hợp nhất” (Thiên – Nhân – Địa), có những đặc điểm sau:
- Ba kinh Âm ở tay đi từ trong tạng ra ngón tay
- Ba kinh Dương ở tay đi từ ngón tay lên mặt
- Ba kinh Âm ở chân đi từ ngón chân lên bụng ngực
- Ba kinh Dương ở chân đi từ mặt xuống ngón chân
Có sự liên hệ giữa các kinh:
+ Các kinh Dương nối tiếp với nhau ở mặt
+ Các kinh Âm nối tiếp với nhau ở trong Tạng
+ Các kinh Dương và kinh Âm nối tiếp với nhau ở các đầu chi
Sự nối tiếp của các kinh trong vòng tuần hoàn kinh khí thể hiện theo trình tự sau:
Ngón tay
Kinh Thủ thái âm Phế → Kinh Thủ dương minh Đại trường Ngón chân ↓ Mũi (Nghinh hương) Kinh Túc thái âm Tỳ ← Kinh túc dương minh Vị
↓Ngực (tạng) Ngón tay
Kinh Thủ thiếu âm Tâm → Kinh Thủ thái dương Tiểu trường
Ngón chân ↓ Mặt (Gò má) Kinh Túc thiếu âm Thận ← Kinh Túc thái dương Bàng quang ↓Ngực (tạng) Ngón tay
Kinh Thủ quyết âm Tâm bào → Kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu
Ngón chân ↓ Mặt (Đuôi mắt) Kinh Túc quyết âm Can ← Kinh Túc thiếu dương Đởm
2 Tuần hoàn của 2 mạch Nhâm – Đốc:
Hai mạch Nhâm và Đốc chạy chính giữa sau và trước cơ thể tạo thành một vòng tiểu tuần hoàn kinh khí
Mạch Đốc chạy từ đáy mình lên dọc giữa cột sống, gáy, đỉnh đầu vòng xuống sống mũi và kết thúc ở lợi - răng hàm trên Chỉ huy các hoạt động của các kinh Dương
Mạch Nhâm chạy từ đáy mình ngược lên phía trước, dọc theo đường giữa bụng – ngực – cổ đến hõm môi dưới vòng quanh miệng rồi lên hai mắt Đảm nhiệm các hoạt động của các kinh Âm
Trang 2121
V Kết luận
Học thuyết kinh lạc là một phần của hệ thống lý luận y học cổ truyền giống như các học thuyêt âm dương, tạng phủ, ngũ hành, có tác dụng chủ đạo trong phòng và chữa bệnh
Hệ kinh lạc với chức năng như trên được xem như là hệ thống giải phẫu – sinh lý của Y học cổ truyền, nó có vai trò rât quan trọng trong mọi lĩnh vực điều trị của nền y học cổ truyền
Nắm được kinh, tạng nào bị bệnh , tác động đúng vào huyệt có liên quan tới bệnh của kinh đó, tạng đó và dùng những vị thuốc có quy kinh, tạng đó thì hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn
ĐẠI CƯƠNG HUYỆT CHÂM CỨU
A.Mục tiêu
1 Trình bày được định nghĩa về huyệt và các loại huyệt
2 Trình bày được những tác dụng chung của huyệt
3 Trình bày được cách xác định vị trí huyệt
B.Nội dung:
Trang 2222
I Định nghĩa
Huyệt là một điểm trên da “nơi thần khí hoạt động vào ra, được phân bố khắp phần ngoài cơ thể nhưng không phải là hình thái tại chỗ của da, cơ, gân , xương”
Có thể nói huyệt là nơi khí của tạng phủ, của kinh lạc, của cân cơ, xương khớp hội tụ lại và tỏa ra ở phần ngoài cơ thể, có quan hệ với các hoạt động sinh
lý và biểu hiện bệnh lý của cơ thể, giúp cho thầy thuốc chẩn đoán, điều trị và phòng beenhjmootj cách tích cực
II Tác dụng của huyệt
1 Về sinh lý:
Huyệt có quan hệ mật thiết với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc Huyệt là nơi âm dương, khí huyết, dinh khí, vệ khí vận hành qua lại, nơi tạng phủ, kinh lạc dựa vào đó mà thông suốt với phần ngoài cơ thể, góp phần cho các hoạt động của cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng
Ví dụ: Huyệt Nội quan trên kinh Thủ quyết âm Tâm bào có các đặc điểm: Liên quan tới đường kinh Tâm bào, liên quan với tạng Tâm bào, liên quan với các huyệt vị trên đường kinh Tâm bào
2.Về bệnh lý:
Huyệt là cửa ngõ xâm nhập của tà khí từ bên ngoài vào gây bệnh cho cơ thể Khi chính khí suy yếu, khí huyết không được điều hòa thì ngoại tà qua huyệt vào kinh lạc, tạng phủ gây bệnh cho cơ thể
Mặt khác, khi tạng phủ, kinh lạc có bệnh thì cũng phản ánh ra ở huyệt bằng cảm giác đau, thay đổi màu da, hình thái, nhiệt độ hay điện trở ở huyệt vị có liên quan tới tạng phủ hoặc kinh lạc đó
Thí dụ về dự phòng: Thường xuyên day bấm huyệt Túc tam lý có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng và điều trị một số bệnh dạ dày, đại tràng mạn … Thí dụ chữa bệnh: Đau đầu do cảm mạo, tác động vào các huyệt Thái dương,
Ấn đường, Đầu duy, Bách hội, sẽ làm hết đau đầu vv…
IV Các loại huyệt chính:
1 Huyệt A thị
Trang 2323
Còn tên là thống điểm hay thiên ứng huyệt, bất định huyệt Huyệt A thị không có vị trí cố định, chỉ xuất hiện khi có bệnh, lúc khỏi bệnh thì mất Lấy điểm đau làm huyệt là giai đoạn ban đầu trong quá trình phát triển những tri thức về huyệt, nhiều huyệt ban đầu là A thị huyệt nhưng qua quá trình điều trị bệnh có hiệu quả tốt , tác dụng trị liệu rõ sau được xếp vào huyệt ngoài kinh, sau nữa xếp vào huyệt trên đường kinh Vận dụng huyệt A thị để chữa chứng đau cấp, và tại chỗ đau rất tốt
2 Huyệt ngoài kinh
Là những huyệt không thuộc 14 kinh mạch chính, thường nằm ngoài đường kinh, người ta còn thấy một số điểm cảm ứng với kích thích của châm cứu nhưng không thuộc kinh mạch nào, cũng có huyệt nằm trên kinh mạch nhưng không thuộc kinh mạch đó (huyệt Ấn đường)
Trong lâm sàng huyệt ngoài đường kinh có vị trí cố định để lấy và hiệu quả điều trị bệnh rõ ràng như huyệt: Thái dương, Khí suyễn…Một số huyệt ngoài kinh có một tên huyệt nhưng có nhiều huyệt như: Huyệt giáp tích, Tứ hoa, Ngũ hoa…
Hiện nay có khoảng 200 huyệt ngoài kinh bao gồm cả các huyệt mới phát hiện (tân huyệt)
3 Huyệt thuộc kinh mạch
Những huyệt này đều nằm trên 12 kinh chính và mạch Nhâm, Đốc, được xếp theo tác dụng thành những nhóm huyệt như sau:
3.1 Huyệt Nguyên
Mỗi đường kinh chính có một huyệt Nguyên, thường nằm quanh cổ tay, cổ chân Huyệt Nguyên là nơi tập trung khí huyết nhiều nhất của đường kinh Như huyệt Thái uyên là huyệt Nguyên của kinh Phế
3.2 Huyệt Lạc
Là một huyệt trên đường kinh có liên quan biểu lý đường kinh đó, có tất cả
15 huyệt lạc: mỗi kinh mạch chính đều có 1 huyệt lạc, tổng số 14 huyệt lạc, tổng
số 14 cộng thêm một tổng lạc ở kinh Tỳ ( huyệt Đại bao) Như Công tôn là huyệt lạc của kinh Tỳ có liên quan với kinh Vị
3.3 Huyệt Du ở lưng ( Bối du)
Là huyệt tương ứng với các tạng phủ, nằm trên Bàng quang dọc 2 bên cột sống Như Phế du là huyệt du của Phế, Đại trường du là huyệt Du của Đại trường…
Trang 2424
những bệnh cấp tính của đường kinh và tạng phủ mà nó có quan hệ
Các huyệt Nguyên, Lạc, Du, Mộ, Khích của 12 kinh chính
Kinh Phế Thái uyên
I.9
Liệt khuyết I.7
Phế du VIII.I3
Trung phủ I.1
Khổng tối I.6
Kinh Đại
trường
Hợp cốc II.4
Thiên lịch II.6
Đại trường
du VII.25
Thiên khu III.25
Ôn lưu II.7
Kinh Thận Thái khê
VIII.3
Đại chung VIII.4
Thận du VII.23
Kinh môn XI.25
Thủy tuyền VIII.63 Kinh Bàng
quang
Kinh cốt VII.64
Phù dương VII.58
Bàng quang
du VII.28
Trung cực XI.25
Kinh môn VII.63 Kinh Can Thái xung
XII.3
Lãi câu XII.5
Can du VII.18
Kỳ môn XI.14
Trung đô XII.6 Kinh Đởm Khâu khư
XI.40
Quang minh XI.37
Đởm du VII.19
Nhật nguyệt XI.14
Ngoại khâu Xi.36 Kinh Tâm Thần môn
V.7
Thông lý V.5
Tâm du VII.15
Cự khuyết XI.14
Âm khích V.6
Kinh Tiểu
trường
Uyển cốt VI.4
Chi chính VI.7
Tiểu trường
du VII.27
Quan nguyên XIV.4
Dưỡng lão VI.6
Kinh Tâm
bào
Đại lăng XI.7
Nội quan Ĩ.6
Quyết âm du VII.14
Đản trung XIV.14
Khích môn IX.4
Kinh Tam
tiêu
Dương trì X.4
Ngoại quan X.5
Tam tiêu du VII.22
Thạch môn XIV>5
Hội tông IX.4 Kinh Tì Thái bạch
IV.3
Công tôn IV.40
Phong long III.40
Vị du VII.21 Trung quản
XIV.12
Lương khâu III.34
3.6 Huyệt Hội
Có 8 huyệt Hội đại diện cho 8 loại thể chất trong cơ thể Khi loại thể chất nào bị bệnh thì dùng huyệt Hội của loại thể chất đó Như chứng nôn, nấc là do khí nghịch, bệnh của khí nên dùng Đản trung là huyệt Hội của khí
Trang 2525
- Vùng hạ vị: Tam âm giao
- Vùng thắt lưng: Ủy trung
3.8 Huyệt Ngũ du
Là 5 huyệt của đường kinh nằm từ khuỷu tay và đầu gối đến đầu ngón tay hay ngón chân Mỗi huyệt lại được xếp theo chức năng thành 5 nhóm, có tên gọi riêng:
- Huyệt Tỉnh: Ở đầu ngón tay hoặc chân, có tác dụng cấp cứu hồi tỉnh và hạ sốt
- Huyệt huỳnh: Tác dụng chữa bệnh có sốt
- Huyệt Du: Chữa chứng đau nặng mình mẩy, bệnh xương khớp
- Huyệt Kinh: Chữa chứng hen suyễn, ho, bệnh hô hấp
- Huyệt Hợp: Ở quanh khớp khuỷu hay khớp gối, chữa chứng khí nghịch, ỉa chảy, bệnh tiêu hóa
4 Số lượng huyệt
Tổng cộng có 670 huyệt của đường kinh gồm có 618 huyệt kép ( đối xứng
ở 2 bên cơ thể ) nằm trên 12 kinh chính và 52 huyệt đơn nằm trên 2 mạch Nhâm
và mạch Đốc
Đến nay có khoảng 200 huyệt ngoài kinh bao gồm cả các huyệt mới Tổ chức Y tế Thế giới mới công nhận 40 huyệt
Trang 2626
5 Mã hóa tên huyệt
Người ta mã hóa tên huyệt bằng cách dùng mã số của đường kinh( số la mã hoặc theo tiếng Anh) thêm vào phía sau số Ả Rập ( 1, 2, 3 ,4 …) tính theo thứ tự của huyệt đó trên đường kinh
*Thí dụ: huyệt Trung phủ thuộc kinh Phế ( L hay Lu) và Trung phủ là huyệt
đầu tiên của kinh Phế nên mã số của huyệt Trung phủ là I1 hay Lu 1
Huyệt Hợp cốc thuộc kinh Đại trường ( II hay LI ) và là huyệt thứ tư của đường kinh nên mã số là II4 hay LI4
IV XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ HUYỆT
Muốn châm đạt hiệu quả cao, cần xác định đúng huyệt vị
Có 3 cách xác định vị trí huyệt, trên thực tế thường kết hợp 2 hoặc 3 cách:
4.1 Đo để cách định huyệt vị
a Đơn vị đo
Đơn vị đo gọi là tấc ( hay thốn ):
Có chiều dài thay đổi tùy người ( lớn, nhỏ, béo, gày ) và từng vùng cơ thể Nói chung 1 tấc = 1/15 chiều dài cơ thể Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện y học dân tộc Hà Nội năm 1967, tấc của người Việt Nam khoảng 2,0- 2,2 cm
Có 2 loại tấc: tấc tay và tấc chia
* Tấc tay ( Thốn đồng thân)
+ Tấc của đốt giữa ngón giữa: người bệnh co ngón tay giữa vào ngón cái, áp 2
đầu ngón tay vào nhau thành một vòng kín, khoảng đo giữa 2 đầu ngang vùng lưng và chiều dài ở chi, chiều sâu khi châm
+ Chiều ngang 4 ngón tay: người bệnh duỗi bàn tay, bốn ngón 2, 3 ,4, 5 áp sát vào nhau, chiều dài đường ngang qua khớp đốt 1-2 ngón giữa là 3 tấc
* Khoát: Chiều ngang ngón cái: đoạn ngang qua chân móng cái dài 1 tấc đoạn
gọi là một tấc chia
* Tấc chia (Chiết lượng thốn)
Căn cứ vào chiều dài từng vùng của cơ thể, chia thành những phân đoạn gọi là một tấc chia
- Vùng đầu:
+ Từ chân tóc trán đến chân tóc gáy tương đương với 12 Tấc
+ Từ chân tóc trán đến huyệt Ấn đường tương đương với 3 Tấc
+ Từ chân tóc gáy đến huyệt Đại chùy tương đương với 3 Tấc
+ Chân tóc hai bên thái dương tương đương với 9 Tấc
+ Hai bờ ngoài mỏm châm chũm tương đương với 9 Tấc
( Nếu bờ chân tóc không rõ hoặc hói trán thì đo khoảng cách từ huyệt Đại chùy đến huyệt Ấn đường là 18 tấc)
- Vùng bụng:
Trang 2727
+ Khoảng cách hai núm vú tương đương với 8 Tấc
+ Góc 2 cung sườn đến rốn tương đương với 8 Tấc
+ Từ rốn đến bờ trên khớp mu tương đương với 5 Tấc
+ Từ nếp nách trước đến đầu xương sườn XI tương đương với 12 Tấc
(Mặt trước ngực, dựa vào khoảng liên sườn Mỗi khoảng liên sườn tương đương với 1,6 Tấc)
4.2 Nhìn để xác định huyệt
a Dựa vào những mốc giải phẫu
+ Tương quan với mắt, mũi, tai, miệng như huyệt Nghinh hương ở ngang cánh mũi, trên rãnh mũi mác, huyetj thính cung ở điểm giữa chân bình tai; Ấn đường
ở điểm giữa đầu trong của hai lông mày
+ Tương quan với xương, khớp, gân, cơ như:
- Đại chùy sát dưới gai sống đốt xương cổ 7
- Dương khê ở đáy hõm lào dưới mỏm trâm quay
- Côn lôn ở bờ sau mắt cá ngoài, ngang đỉnh mắt cá
b Dựa vào tư thế của người bệnh
Người bệnh hoặc chi thể ở một tư thế nao đó, mốc sẽ lộ ra
- Gấp khuỷu tay, huyệt Khúc trì ở đầu nếp gấp phí ngoài của khớp khuỷu
- Bệnh nhân đứng thõng tay, áp bàn tay vào mặt ngoài đùi, đỉnh ngón giữa chỉ huyệt Phong thị
4.3 Sờ nắn để xác định huyệt
a Dựa vào mốc gân xương
- Ngón tay vuốt ngược rãnh liên đốt bàn chân I- II dến chỗ vướng tắc là huyệt Thái xung
- Ngón tay vuốt ngược theo bờ ngoài xương bàn tay II dến chố vướng tắc là huyệt hợp cốc
- Ngón tay vuốt xuôi từ phía xương chẩm xuống gáy, nơi ngón tay dừng lại là huyệt Phong phủ
b Dựa vào cảm giác tay của thầy thuốc và cảm giác của bệnh nhân
Thường dùng để tìm huyệt A thị hoặc xác định lại chính xác sau khi đã đo hoặc nhìn để định huyệt
Bệnh nhân có cảm giác đau, tức, nặng, có cảm giác như chạm vào dòng điện; Thầy thuốc cảm thấy tổ chức dưới da nơi đó như có một bó cơ chắc hơn vùng bên cạnh, hoặc căng rắn…
Trang 2828
KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ ( I )
The Lungs Channel ( L )
II Nội dung
1 Đường đi của kinh thủ thái âm phế
Như chúng ta đã biết âm thăng còn dương giáng, nên các kinh âm đều bắt đầu từ các tạng phủ đi ra tới các đầu chi, còn các kinh dương thì bắt đầu đi từ các ngọn chi về các tạng phủ Vì kinh Thủ thái âm Phế là kinh âm ở tay nên nó
có đường đi như sau:
- Khởi đầu từ Trung tiêu ( Vị ) đi xuống liên lạc với Đại trường
- Đi vòng quanh môn vị
- Qua hoành cách mô vào Phế thuộc tạng Phế
- Đi dọc theo thanh quản, họng rồi rẽ ngang ra nách
- Chạy dọc phía trong cánh tay phía trước hai kinh mạch Thủ thiếu âm Tâm và Thủ quyết âm Tâm bào
- Xuống giữa khuỷu tay
- Chạy dọc phía trong cẳng tay đi ở mé ngoài lồi xương quay
- Vào thốn khẩu rồi lên chỗ trắng bàn tay
- Chạy dọc mé trong ngón tay cái và tận cùng ở góc trong chân móng ngón cái
- Từ huyệt Liệt khuyết tách ra một nhánh đi ở phía mu tay xuống góc móng ngón trỏ để nối với kinh Thủ Dương minh Đại trường
Trang 2929
2 Chỉ định chữa bệnh chung của kinh thủ thái âm phế
* Tại chỗ theo đường đi của kinh:
- Đau đám rối thần kinh cánh tay đặc biệt là thần kinh quay, đau dây thần kinh liên sườn II
- Đau các khớp vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay, ngón tay
* Toàn thân:
- Chữa các bệnh về bộ máy hô hấp: ho, hen suyễn, tức ngực, khó thở, viêm phế
Trang 3030
quản
- Chữa cảm cúm
- Hạ sốt
3 Vị trí, tác dụng các huyệt thường dùng của kinh Thủ thái âm Phế
Kinh thủ thái âm phế có tất cả 11 huyệt gồm:
Trung phủ Liệt khuyết
Thiên phủ Thái uyên Hiệp bạch Ngư tế Xích trạch Thiếu thương Khổng tối
* Trung phủ (L1 – I1) - Huyệt mộ của Phế
- Vị trí: Liên sườn II rãnh delta ngực hay từ bờ dưới xương đòn đo xuống
1 thốn trên rãnh delta ngực
- Điều trị: + Đau thần kinh liên sườn II
+ Viêm quanh khớp vai
+ Ho, hen suyễn, tức ngực + Viêm tuyến vú, ít sữa
- Kỹ thuật châm cứu:
+ Châm 0,3 - 0,5 thốn hướng mũi kim ra phía ngoài không nên châm sâu
+ Cứu điếu ngải 3-7 phút
* Vân môn (L2 – I2)
- Vị trí: Dưới mỏm cùng vai của xương đòn, tại chỗ lõm ngoài tam giác
cơ ngực, cách đường giữa ngực 6 thốn
- Điều trị: + Đau mỏi vai lưng
+ Ho, hen suyễn, tức ngực
Trang 3131
- Điều trị: + Đau mặt trong cánh tay
+ Ho, hen suyễn, chảy máu cam
+ Cứu điếu ngải 3-7 phút
* Xích trạch (L5 – I5) - Huyệt hợp của Ngũ du huyệt
- Vị trí: Trên nếp gấp khuỷu tay, huyệt ở rãnh nhị đầu ngoài phía ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay
- Điều trị: + Đau khớp khuỷu tay Cẳng tay
+ Đau, liệt thần kinh quay, liệt chi trên + Ho, ho ra máu, hen suyễn, tức ngực, khó thở + Viêm họng, mất tiếng
+ Viêm tuyến vú
- Kỹ thuật châm cứu:
+ Châm 0,5-0,7 thốn, không cứu
* Khổng tối (L6 – I6) - Huyệt khích
- Vị trí: Từ lằn chỉ cổ tay (huyệt Thái uyên) đo lên 7 thốn trên đường nối liền từ huyệt Thái uyên đến huyệt Xích trạch
- Điều trị: + Ho, hen, ho ra máu
+ Viêm họng, mất tiếng + Viêm quanh khớp vai, cánh tay không co duỗi được
- Kỹ thuật châm cứu:
+ Châm thẳng kim 0,5-0,7 thốn
Trang 3232
* Liệt khuyết (L7 – I7) - Huyệt lạc đối với kinh Đại trường – Huyệt …
- Vị trí: Ở phía trên mỏm trâm quay cách lằn chỉ cổ tay 1,5 thốn về phía trên Hoặc khi các ngón trỏ và ngón cái của 2 bàn tay bắt chéo nhau thì huyệt ở tại đầu mút ngón tay trỏ Hoặc lấy từ huyệt Thái uyên đo lên 1,5 thốn, huyệt ở phía ngoài xương quay Hay từ mỏm trâm quay đo lên 1 khoát ngón tay trỏ
- Điều trị: + Đau khớp cổ tay
+ Liệt thần kinh quay, liệt chi trên, liệt nửa người + Ho, hen, viêm họng
+ Liệt mặt, đau răng, chảy máu cam
- Kỹ thuật châm cứu:
+ Châm nghiêng kim 0,2-0,3 thốn tránh châm vào Động mạch quay
+ Cứu điếu ngải 3-7 phút
* Thái uyên(L9 – I9) - huyệt nguyên, du, huyệt hội của mạch
- Vị trí: Trên lằn chỉ cổ tay, huyệt ở bờ trong gân cơ gan tay lớn
- Điều trị: + Ho, hen suyễn, ho ra máu
+ Viêm họng, đau họng, viêm thanh quản + Đau khớp cổ tay
+ Đau dây thần kinh quay + Xuất huyết
- Kỹ thuật châm cứu:
+ Châm thẳng 0,2-0,3 thốn tránh châm vào Động mạch quay + Cứu 3-5 phút
* Thiếu thương (L6 – I6) - Huyệt tỉnh
- Vị trí: Cách 2mm góc trong chân móng ngõn tay cái
- Điều trị:
+ Đau ngón cái + Ho hen + Sốt cao, cuồng sảng, chảy máu cam + Hôn mê
- Kỹ thuật châm cứu:
+ Châm 0,1 thốn hoặc dùng kim tam lăng châm nặn máu
Trang 3333
KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG
The Large Intestine Channel Đường kinh gồm 20 huyệt
II Nội dung
A Đường đi của kinh thủ dương minh đại trường
- Khởi đầu từ góc trong chân móng ngón tay trỏ Đi lên mu tay giữa xương bàn tay I và II Qua hố lào
- Dọc theo phía trước cẳng tay Qua mép ngoài nếp gấp khuỷu Dọc theo phía trước cánh tay
- Qua mỏm vai, theo bờ vai giao với kinh Tiểu trường và mạch Đốc
- Trở lại hố trên đòn, xuống liên lạc với Phế, qua cơ hoành xuống thuộc Đại trường
- Từ hố trên đòn một nhánh lên cổ mặt, vào hàm dưới, vòng môi trên hai kinh giao nhau ở nhân trung rồi tận cùng ở chân cánh mũi bên đối diện
Trang 3434
B Chỉ định chữa bệnh chung của kinh thủ dương minh đại trường
1 Tại chỗ theo đường đi của kinh
- Đau các khớp bàn tay, cổ tay, khuỷu tay
- Đau dây thần kinh quay, liệt chi trên, liệt nửa người, đau đám rối thần kinh cánh tay
- Viêm quanh khớp vai
- Viêm họng, đau răng, chảy máu cam, loét miệng lưỡi, viêm mũi dị ứng
- Liệt dây thần kinh VII, đau dây thần kinh V
Trang 3535
2 Toàn thân
- Hạ sốt cao, chữa cảm cúm có sốt
- Các bệnh về đường tiêu hoá có sốt như ỉa chảy nhiễm khuẩn, hội chứng lỵ
C Vị trí, tác dụng của các huyệt trên kinh Thủ dương minh Đại trường
Kinh Thủ dương minh Đại trường gồm tất cả 20 huyệt
Thương dương Thiên lịch Khúc trì Cự cốt
Dương khê Thủ tam lý Kiên ngung Nghinh hương
1.Thương dương (II-1)
- Vị trí: Cách 2mm góc trong chân móng ngón trỏ
- Điều trị:
+ Đau ngón tay trỏ
+ Đau răng, đau họng, chảy máu cam
+ Sốt cao không có mồ hôi, hôn mê
+ Đau vai gáy
+ Ù tai, điếc tai cơ năng
- Cách châm cứu:
Châm thẳng 0,1 thốn hoặc dùng kim tam lăng châm nặn máu
2 Hợp cốc (II-2) - Huyệt nguyên
- Vị trí: + Kẽ xương đốt bàn tay I và II, huyệt ở trên cơ liên đốt mu tay I, phía dưới trong xương đốt bàn tay II
+ Khép chặt ngón tay trỏ và ngón tay cái huyệt ở chỗ cơ nổi cao nhất + Đặt đốt hai ngón cái của bàn tay này lên kẽ ngón cái và ngón trỏ của bàn tay bên kia (của bệnh nhân), đầu ngón cái tới đâu là huyệt ở đó
- Chữa: + Đau ngón trỏ, đau mu bàn tay
+ Đau vai, cánh tay + Liệt dây VII, đau dây V + Ù tai, điếc tai cơ năng + Viêm miệng, viêm tuyến nước bọt mang tai + Viêm màng tiếp hợp
+ Nhức đầu, chảy máu cam, đau răng, viêm mũi dị ứng + Ho hen
+ Sốt cao không có mồ hôi, trẻ em co giật
Trang 3636
+ Đau bụng, táo bón, kiết lị
- Cách châm cứu: Châm thẳng 0,5-0,8 thốn, cứu điếu ngải 3-7 phút
Chú ý: + Phụ nữ có thai không châm huyệt này
+ Bệnh nhân ở tư thế ngồi kích thích mạnh huyệt này sẽ gây choáng
* Thủ tam lý
- Vị trí: Dưới huyệt khúc trì hai thốn trên con đường nối huyệt Khúc trì đến huyệt Dương khê
- Chữa: + Liệt chi trên, liệt nửa người
+ Đau vai nách, cánh tay + Đau răng
+ Cao huyết áp + Nôn nấc, say sóng, say ô tô
- Cách châm cứu: Châm thẳng 0,5-1 thốn, cứu điếu ngải 3-7 phút
* Khúc trì- huyệt hợp (ngũ du huyệt)
- Vị trí: Tận cùng phía ngoài nếp gấp khuỷu tay
- Chữa: + Liệt chi trên, liệt nửa người
+ Đau khớp khuỷu + Đau họng, sốt cao, cảm cúm + Mụn nhọt, lao hạch
+ Kinh nguyệt không đều + Đau bụng, ỉa chảy, lị
- Cách châm cứu: Châm 0,8- 1,5 thốn, cứu điếu ngải 3-7 phút
* Tý nhu
- Vị trí: Từ huyệt khúc trì đo lên 7 thốn, huyệt ở phía trên đầu dưới cơ tam đầu, phía ngoài xương cánh tay trên đường nối từ huyệt Khúc trì đến huyệt Kiên ngung
- Chữa: + Đau nhức cánh tay, khuỷu tay, không giơ được cánh tay
+ Viêm quanh khớp vai + Liệt chi trên, liệt nửa người
- Cách châm cứu: Châm thẳng hoặc châm xiên 1 thốn, cứu 5- 10 phút
- Chữa: + Đau, viêm quanh khớp vai, cánh tay
+ Liệt chi trên, liệt nửa người
Trang 37- Chữa: + Ngạt mũi, chảy máu cam
+ Liệt dây VII
- Cách châm cứu: Châm xiên 2-3mm hướng từ trên xuống dưới, cứu điếu ngải
3-5 phút
* Nghinh hương
- Vị trí: Cách 4/10 thốn bờ ngoài chân cánh mũi chỗ rãnh mũi má
- Chữa: + Ngạt mũi, viêm mũi dị ứng
+ Chảy máu cam + Đau răng hàm trên + Liệt dây thần kinh VII + Phù thũng
- Cách châm cứu: Châm 0,3 thốn, cứu điếu ngải 3-5 phút
ĐƯỜNG KINH TÚC DƯƠNG MINH VỊ (III)
Stomach channel (ST) Meridien de Iestomac (E)
I Mục tiêu bài học:
1 Trình bày được đường đi của đường kinh
2 Trình bày được vị trí, tác dụng của các huyệt thường dùng
II Đường đi của đường kinh:
- Kinh Túc dương minh Vị bắt đầu từ huyệt Nghinh hương, huyệt cuối cùng của kinh Thủ dương minh ở hai bên lỗ mũi, hai kinh Vị gặp nhau ở gốc mũi, rẽ ra giao với kinh Bàng quang ( Tình minh )
- Đi xuống theo phía ngoài mũi, vào hàm trên rồi vòng quanh môi để giao với mạch Đốc và mạch Nhâm (Thừa tương)
- Đi dọc phía sau má, bờ dưới xương hàm dưới, ra huyệt Đại nghinh, đến góc hàm dưới thì ngược lên trước tai, giao hội với kinh Đởm (Thượng quan
và Hàm yến), đến góc trán trên (Đầu duy), ngang theo chân tóc ra gặp mạch Đốc ( Thần đình)
- Trước huyệt Đại nghinh một nhánh xuống cổ, dọc theo thanh quản, qua
hố trên đòn rồi thẳng qua vú xuống bụng, đi hai bên mạch Nhâm xuống ống bẹn, theo cơ thẳng trước đùi, qua bờ ngoài xương bánh chè, dọc phía ngoài
Trang 38- Từ môn vị, một nhánh xuống bụng dưới để hợp với kinh chính ở ống bẹn
- Từ huyệt Túc tam lý, một nhánh đi ngoài kinh chính, tận cùng ở đầu ngón giữa
- Từ mu chân một nhánh đến ngón cái để nối tiếp với kinh Tỳ
Trang 39
39
III Chỉ định điêu trị
1 Tại chỗ theo đường kinh:
- Đau thần kinh liên sườn, TK đùi, TK hông to, liệt TK VII …
- Đau khớp gối, khớp háng, khớp cổ, bàn chân…
- Chảy máu cam, viêm tuyến vú, ít sữa…
- Đau răng, loét miệng, viêm lợi…
2 Toàn thân:
Trang 4040
- Sốt
- Bệnh về bộ máy tiêu hóa: nôn mửa, nấc, đau bụng do ỉa chảy, táo bón, lỵ, viêm dạ dày…
IV Các huyệt trên đường kinh:
Gồm 45 huyệt mỗi bên
1 Thừa khấp 17 Nhũ trung 33 Âm thị
2 Tứ bạch 18 Nhũ căn 34 Lương khâu
3 Cự liêu 19 Bất dung 35 Độc tỵ
4 Địa thương 20 Thừa mãn 36 Túc tam lý
5 Đại nghinh 21 Lương môn 37 Thượng cự hư
6 Giáp xa 22 Quan môn 38 Điều khẩu
7 Hạ quan 23 Thái ất 39 Hạ cự hư
8 Đầu duy 24 Hoạt nhục môn 40 Phong long
9 Nhân nghinh 25 Thiên khu 41 Giải khê
10.Thủy đột 26 Ngoại năng 42 Xung dương
11.Khí xá 27 Đại cự 43 Hãm cốc 12.Khuyết bồn 28 Thủy đạo 44 Nội đình
13.Khí hộ 29 Quy lai 45 Lệ đoài
+ Viêm dây thần kinh V
+ Liệt dây thần kinh số VII…
- Châm cứu:
Châm thẳng, sâu 0,2 - 0,3 thốn
Cứu điếu ngải 3 - 5 phút